Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CHO HỌC SINH GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.54 KB, 81 trang )

Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển HSG quốc gia môn Ngữ Văn

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...............................................................................................................................5
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................................5
II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CỦA ĐỂ TÀI..........................................................................6
1. Mục đích của chuyên đề.....................................................................................................6
2. Yêu cầu của chuyên đề.......................................................................................................6
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................6
IV. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ.......................................................................................8
B. NỘI DUNG.............................................................................................................................8
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN

I. THẾ NÀO TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN HSG QUỐC GIA?......8
1. Khái lược về văn nghị luận.................................................................................................8
a. Khái niệm văn nghị luận......................................................................................................8
b. Đặc trưng của văn nghị luận................................................................................................9
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận..................................................................................................10
3. Lập dàn ý cho đề văn thi HSG Quốc gia............................................................................11
II. VÌ SAO CẦN TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN THI HSG QUỐC GIA?
1. Vai trị của việc tìm hiểu đề.................................................................................................11
2. Vai trò của việc lập dàn ý.....................................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
CHO ĐỀ VĂN THI HSG QUÔC GIA HIỆN NAY
I. THỰC TRẠNG VIỆC TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
CHO ĐỀ VĂN THI HSG QUÔC GIA CỦA HỌC SINH
1. Thực trạng việc tìm hiểu đề của học sinh.............................................................................13
2. Thực trạng của việc lập dàn ý cho đề văn thi HSGQG của học sinh....................................15
II. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CỦA


GIÁO VIÊN DẠY CÁC ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA MÔN VĂN...............................16

2


Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển HSG quốc gia môn Ngữ Văn

CHƯƠNG 3:

RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
CHO ĐỀ VĂN THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

I. RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ CHO HSG THI QUỐC GIA MƠN VĂN......................17
1. Kĩ năng đọc đề.........................................................................................................................17
2. Kĩ năng xác định vấn đề nghị luận.......................................................................................... 18
3. Kĩ năng xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng cần sử dụng trong bài văn............................... 22
4. Kĩ năng xác định các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài văn..........................................23
II. RÈN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI..............................25
1. Kĩ năng lập dàn ý cơ bản cho bài văn nghị luận......................................................................25
2. Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận xã hội....................................................................... 26
Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.........................................................27
a. Các bước lập dàn ý..................................................................................................................27
b. Luyện tập.................................................................................................................................29
Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống................................................ 33
a. Các bước lập dàn ý..................................................................................................................33
b. Luyện tập.................................................................................................................................34
Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
(câu chuyện ngụ ngôn, bài thơ/ đoạn thơ)...................................................................................37
a. Các bước lập dàn ý..................................................................................................................37
b. Luyện tập.................................................................................................................................38

III. RÈN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC........................41
1. Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học.................................. 41
Các bước lập dàn ý............................................................................................................................... 41
Luyện tập.....................................................................................................................................42
2. Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận cảm thụ văn học.......................................................47
Các bước lập dàn ý............................................................................................................................... 47
Luyện tập.....................................................................................................................................48
3. Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận so sánh văn học........................................................52

3


Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển HSG quốc gia môn Ngữ Văn

Các bước lập dàn ý......................................................................................................................52
Luyện tập.....................................................................................................................................53

CHƯƠNG 4:

CÁC ĐỀ VẬN DỤNG

I. ĐỀ VẬN DỤNG SỐ 1...............................................................................................................55
II. ĐỀ VẬN DỤNG SỐ 2..............................................................................................................61
C. KẾT LUẬN...............................................................................................................................67
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................68

4


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


A. MỞ ĐẦU

1. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý là một trong những kĩ năng cơ bản, quan trọng bậc
nhất đối với việc làm văn của HS hiện nay. Đã qua rồi thời kì viết văn theo cảm hứng, nghĩ gì
viết nấy, chỉ cần “đầu xuôi” là “đuôi lọt”, viết xong mà khơng nhớ mình đã viết những ý gì,
triển khai bài văn ra sao... Với học sinh giỏi văn, yêu cầu được trang bị hệ thống kĩ năng cơ bản
đối với các kiểu bài lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn. Để viết được những bài văn
đúng, hay, ấn tượng, có kiến thức sâu rộng và phong phú thơi chưa đủ mà cịn cần thành thạo về
kĩ năng. Thiếu kĩ năng, các em sẽ không thể phát huy được kiến thức lĩnh hội từ thầy cơ để có
thể linh hoạt để xử lý tất cả các tình huống được đặt ra trong đề bài, từ dễ đến khó, từ những
dạng bài đơn giản đến phức tạp.
2. Làm văn là một cơng việc đầy sáng tạo và khó nhọc, khơng chỉ địi hỏi ở người viết
sự am hiểu chữ nghĩa, năng lực tư duy, vốn hiểu biết mà còn thử thách trình độ tạo lập văn bản
và cả nhân cách, cá tính của người cầm bút. Đọc bài văn có thể hiểu được trình độ và năng lực
của người viết. Trong đó, tìm hiểu đề và lập dàn ý là những thao tác, kĩ năng quan trọng làm
nên trình độ tạo lập văn bản của người làm văn, phát triển tư duy khoa học của người viết khi
tiếp xúc và giải quyết vấn đề đặt ra trong đề văn.
3. Tìm hiểu đề và lập dàn ý giúp cho HS có định hướng rõ ràng khi viết và triển khai ý
trong một bài văn, tránh tình trạng lạc đề, xa đề, lệch đề vốn là hiện tượng rất phổ biến trong
bài làm văn của HS hiện nay, trong đó có đối tượng HSG quốc gia. Bởi “sai một li đi một
dặm”, nếu khơng tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi viết, HS rất có thể mắc sai lầm này.
4. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chủ trương đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội, trong đó có mơn Ngữ văn
theo tinh thần: “ nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi
mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH, năm 2013). Do đó,
bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản cho HS thì việc rèn kĩ năng làm văn cho HS là một trong
những yêu cầu thiết thực, hàng đầu của quá trình dạy và học Ngữ văn trong trường phổ thơng
hiện nay.

5. Vấn đề tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận đã được dạy trong chương trình
Ngữ văn lớp 7. Xuyên suốt chương trình Ngữ văn THPT, các yêu cầu cụ thể của việc tìm hiểu
đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận được trình bày thành các bài học cụ thể. Như vậy, vấn đề
tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận đã được hướng dẫn cơ bản từ chương trình Ngữ
văn THCS đến chương trình Ngữ văn THPT, tuy nhiên, để thành một chuyên đề chun sâu
dành cho HSG thì chưa có tài liệu cụ thể, phù hợp. Do đó, đây vẫn là một vấn đề cần được
nghiên cứu tìm hiểu kĩ lưỡng.
6. Tìm hiểu đề và lập dàn ý khơng chỉ có ý nghĩa với HSG mơn Ngữ văn mà cịn có ý


nghĩa với những giáo viên dạy, bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn. Bởi lẽ, do đặc thù môn học,
đứng trước cùng một vấn đề nhưng đôi khi mỗi giáo viên lại có những định hướng khác
nhau, cách


giải quyết khác nhau, và khơng tránh khỏi những tình huống khó khăn khi hướng dẫn HS tìm
hiểu đề và lập dàn ý cho các đề văn HSG.
Trên đây là những động lực thúc đẩy chúng tôi tiến hành chuyên đề: Rèn kĩ năng tìm
hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển HSG quốc gia môn Ngữ văn.
II. MỤC ĐÍCH - U CẦU CỦA ĐỂ TÀI
1. Mục đích của chuyên đề
- Giúp định hướng việc dạy, việc học và rèn kĩ năng làm văn cho HSG quốc gia trở nên khoa
học hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn đối với cả giáo viên và học sinh.
- Tránh cho HS giỏi văn viết văn theo cảm hứng, chất lượng bài viết không đều; giúp HS định
hướng vấn đề rõ hơn, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lệch đề khi tham dự các kì thi HSG
mơn Văn các cấp.
- Là tư liệu thiết thực để GV bồi dưỡng các đội tuyển HSG thi Quốc gia môn Ngữ văn.
2. Yêu cầu
- Chuyên đề được trình bày ngắn gọn, khoa học, phần cơ sở lí luận được trình bày ngắn gọn,
chủ yếu hướng đến phần thực hành kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý thông qua các đề luyện tập

cụ thể trên cả hai dạng bài: Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.
- Các đề luyện tập đa dạng, cả NLXH và NLVH để rèn cho HSG những kĩ năng tổng hợp và
thiết thực khi tham dự các kì thi HSG mơn Văn.
- Phần tìm hiểu đề và lập dàn ý là hai kĩ năng độc lập nhưng khơng tách rời, giữa chúng có mối
liên hệ mật thiết và được thực hiện song song trong các đề luyện tập.
- Ngoài phần nội dung, chuyên đề sẽ cung cấp 2 đề thi được biên soạn sát với đề thi HSG Quốc
gia môn Ngữ văn với đáp án - hướng dẫn chấm chi tiết, khoa học.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Trong chuyên đề này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau đây:
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân tích tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn (thực tiễn dạy và học) là hai phương pháp quan trọng nhất giúp chúng tơi
hồn thành được nhiệm vụ của đề tài.


IV. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận
Phần nội dung chuyên đề có cấu trúc 4 phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng việc tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn thi HSGQG hiện nay
Chương 3: Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn thi HSGQG hiện nay
Chương 4: Đề vận dụng


B.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN

I. THẾ NÀO TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN HSG QUỐC GIA?
* Từ yêu cầu của chuyên đề, chúng tôi xác định bài văn thi HSG quốc gia là văn nghị
luận. Do đó, phần lí luận và thực tiễn đều dựa trên thực tế yêu cầu tìm hiểu đề và lập dàn ý của
bài văn nghị luận dành cho kì thi HSG Quốc gia hằng năm, trong đó bao gồm bài Nghị luận xã
hội và bài Nghị luận văn học.
1. Khái lược về văn nghị luận
a. Khái niệm văn nghị luận
Văn nghị luận là thể văn xuất hiện từ rất lâu đời, đặc biệt là ở phương Đông, văn nghị
luận đã có từ thời Khổng Tử. Trải qua hàng ngàn năm với chế độ khoa cử phong kiến, khi khái
niệm Văn - Sử - Triết bất phân thì văn nghị luận trở thành thể văn chính thống trong các cuộc
thi chọn nhân tài cho nhà nước. Hiện nay, các bài thi ngoại ngữ cũng đều có phần thi viết luận
(bắt buộc), trong đó người viết phải bày tỏ được quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề
nào đó liên quan đến đời sống, văn hóa, xã hội được đặt ra trong đề bài. Do đó, văn nghị luận từ
xưa đến nay vẫn được đánh giá là thể văn quan trọng, có thể phát huy đầy đủ nhất chất trí tuệ,
vốn hiểu biết, vốn sống, vốn ngôn ngữ của người viết. Đó cũng là lí do vì sao trong các kì thi
HSG mơn Văn, các bài thi đểu sử dụng hình thức thi tự luận và các bài văn nghị luận.
Về khái niệm văn nghị luận, có nhiều ý kiến, song đều gặp gỡ ở sự kết hợp giữa lí lẽ và
dẫn chứng, ở tính chặt chẽ, thuyết phục người đọc người nghe trong quá trình lập luận của
người viết.
SGK Ngữ văn lớp 7 đã nêu ra khái niệm: “Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác
lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải
có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục”. (Ngữ văn 7, tập hai, tr.9)
SGK Ngữ văn lớp 10 (Nâng cao) cũng viết: Văn nghị luận là bài văn trình bày tư
tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề. (Ngữ văn 10, tập hai, tr.96)
GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã định nghĩa trong cơng trình nghiên cứu Muốn viết được
bài văn hay: “văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ, lập luận, bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề

nào đó để thuyết phục người đọc, người nghe. (Nguyễn Đăng Mạnh, 1998, tr.7) .
Tác giả Nguyễn Quốc Siêu trong cuốn “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận” đã trình bày
hàm nghĩa của văn nghị luận như sau: “Văn nghị luận là thể loại văn chương nghị sự, luận
chứng, phân tích lí lẽ. Nó là tên gọi chung của một thể văn vận dụng các hình thức tư duy lơ
gic như khái niệm, phán đốn, suy lí và thơng qua việc nêu sự thực, trình bày lí lẽ, phân biệt
đúng sai để tiến hành phân tích luận chứng khoa khọc đối với khách quan và quy luật bản chất
của sự vật, từ đó nhằm biểu đạt tư tưởng, chủ trương, ý kiến, quan điểm tác giả”. (tr.7)


PGS.TS Đỗ Ngọc Thống định nghĩa trong Giáo trình Làm văn: “Văn nghị luận là loại
văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thơng qua cách
thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin và tán đồng những ý kiến của mình và hành động
theo những điều mà mình đề xuất. (Đỗ Ngọc Thống, 2007, tr.37) Do đó, có thể xác định văn
nghị luận là một kiểu bài văn mà người viết đưa ra lí lẽ dẫn chứng, bàn bạc để làm sáng tỏ một
vấn đề. Văn nghị luận mang tính chặt chẽ, lơgic, thuyết phục người nghe, người đọc theo quan
điểm, lập trường của người viết.
b. Đặc trưng của văn nghị luận
Là một thể văn có từ xa xưa, văn nghị luận là một trong những thể văn hay và phức tạp
nhất đối với người làm văn từ trước đến nay. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Phương Đông vẫn lấy một bài văn nghị luận đề làm đề thi
HSG hoặc tuyển sinh vào các trường Đại học danh tiếng của quốc gia mình. Viết được một bài
nghị luận hay, đặc sắc, thuyết phục không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người viết phải bám
chắc vào các đặc trưng cơ bản của văn nghị luận.
Văn nghị luận có các đặc trưng cơ bản sau:
- Tính lập luận chặt chẽ:
Văn nghị luận về cơ bản là sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng tạo thành các lập luận vừa
mang tính lơ gic chặt chẽ, vừa mang dấu ấn chủ quan của người viết. Do đó, từng yếu tố trong
các luận cứ, luận chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau, được tổ chức lớp lang, tất cả đều
nhằm làm sáng tỏ luận điểm, sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Tính chặt chẽ của bài văn nghị luận còn nằm trong các hành văn, cách chuyển ý, cách

đưa dẫn chứng phù hợp với từng luận cứ, luận điểm trong bài.
- Tính thuyết phục cao:
+ Đây là đặc trưng quan trọng nhất của văn nghị luận. Bởi sự chặt chẽ của lập luận phải
đem lại hiệu quả là sự thuyết phục đối với người đọc người nghe tin theo quan điểm, cách nhìn
nhận, cách cảm, cách nghĩ, cách lập luận của người viết.
+ Tính thuyết phục của văn nghị luận được tạo ra từ sự sắp xếp lô gic các luận điểm,
cách triển khai luận điểm thành các luận cứ, cách sử dụng dẫn chứng, cách hành văn, sử dụng
các thao tác lập luận, những liên hệ và bài học được rút ra…
- Tính trang trọng, công khai:
+ Đây là một đặc trưng không thể thiếu của văn nghị luận. Đặt chung với đặc trưng tính
chặt chẽ và tính thuyết phục cao, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: Nếu khơng cơng khai thì liệu
có đủ sức để thuyết phục? Thuyết phục đâu chỉ với một người, một nhóm người mà là rất rất
nhiều nguời. Chính vì thế cần có một sự cơng khai nhất định trong văn nghị luận, công khai về
dẫn chứng, lập luận, lí lẽ…


+ Tính cơng khai đi đơi với tính trang trọng, vì để thuyết phục người đọc, người nghe
thì bản thân người viết cần có một sự trang trọng nhất địnhb trong khi hành văn. Tính trang
trọng được biểu hiện trong thái độ lập luận và thuyết phục, trong việc sử dụng ngôn ngữ để
nghị luận. Khi lập luận để thuyết phục cần có một thái độ lắng nghe và trao đổi, khơng nên áp
đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ của người nghe, người đọc. Khi hành văn cần sử dụng ngôn
ngữ bác học, ngôn ngữ viết tránh lối ngơn ngữ nói, khơng nên dùng khẩu ngữ, cần có sự trau
chuốt ngơn từ.
- Tính truyền cảm:
+ Văn nghị luận khơng chỉ chặt chẽ, thuyết phục mà cịn có khả năng truyền cảm mạnh
mẽ đến người đọc, người nghe. Không có khả năng truyền cảm thì bài văn khó có khả năng
thuyết phục. Do đó, tính thuyết phục và tính truyền cảm trong văn nghị luận có mối quan hệ
mật thiết với nhau.
+ Tính truyền cảm của văn nghị luận được tạo nên từ cách lập luận, cách hành văn, cách
sử dụng ngôn từ của người viết, những câu văn giàu hình ảnh, đậm tính triết lí, giàu cảm xúc và

tâm huyết của người viết sẽ có sức truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc. Tính truyền cảm cũng
có thể được tạo nên từ những câu chuyện, những dẫn chứng thực tế được sử dụng trong bài văn.
- Tính cá thể hóa:
+ Viết văn vừa là một q trình luyện tập những kiến thức kĩ năng đã học, vừa là một
quá trình sáng tạo, thể hiện bản thân của người viết. Nếu trong sáng tác “Đọc một câu thơ, ta
bắt gặp một tâm hồn con người” thì trong viết văn, đọc một bài văn cũng có thể bắt gặp được
tâm hồn một con người. “Văn tức là người”, viết văn là một cách bộc lộ kiến thức, kĩ năng, vốn
sống, vốn hiểu biết, vốn ngôn từ, cách cảm, cách nghĩ, bản lĩnh… của người viết. Do đó, tính
cá thể hóa trong quá trình viết văn, đặc biệt là văn nghị luận là một trong những đặc trưng tất
yếu.
+ Tính cá thể hóa trong văn nghị luận được thể hiện trong cách xác định vấn đề nghị
luận rộng hay hẹp, sâu hay nông; cách triển khai giải quyết vấn đề, cách lập luận, đưa dẫn
chứng, cách hành văn, cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt, cách viết mở bài, kết bài… Mỗi bài văn
đều in dấu ấn cá thể của người viết. Chính sự cá thể hóa ấy làm tăng sức hấp dẫn cho bài văn,
sự độc đáo ấn tượng với người đọc người nghe.
Việc nắm chắc các đặc trưng cơ bản của văn nghị luận sẽ giúp cho giáo viên và học sinh
có thể thực hành tốt kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn thi HSG quốc gia hiện nay.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
Trong bài “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận”, các tác giả SGK
Ngữ văn lớp 7 đã trình bày những kiến thức sơ lược đầu tiên về đề văn nghị luận và việc lập ý
cho bài văn nghị luận. Cụ thể khâu tìm hiểu đề văn nghị luận, các tác giả đã đặt ra các câu hỏi
cho HS như:


- Đề nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?


- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

Khâu lập ý cho bài văn nghị luận được trình bày với 3 bước:
- Xác lập luận điểm
- Tìm luận cứ
- Xây dựng lập luận
SGK Ngữ văn 10 trong bài “Đề văn nghị luận” đã xác định các nhiệm vụ cơ bản
của HS khi tìm hiểu một đề văn nghị luận như sau:
- Xác định nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ trong đề văn
- Xác định loại đề văn nghị luận và các thao tác lập luận chính sẽ vận dụng trong bài viết
- Xác định phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn trong bài viết.
Như vậy, tìm hiểu đề bước đầu tiên trong quá trình làm văn của người học sinh khi . Đó
là q trình người viết lần đầu được tiếp xúc với đề bài, thông qua hoạt động đọc, xác định
dạng đề, vấn đề nghị luận, phạm vi dẫn chứng và các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài
viết. Từ đó mà người viết định hình những yếu tố cơ bản nhất trong bài văn của mình.
3. Lập dàn ý cho đề văn thi HSG Quốc gia
Lập ý cho bài văn nghị luận là xác định luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành
các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn. (SGK Ngữ văn 7, Đề văn nghị
luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận)
Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai
vào bố cục ba phần của văn bản. (SGK Ngữ văn 10, Lập dàn ý bài văn nghị luận - tr.89)
Lập dàn ý cho bài văn HSG Quốc gia không chỉ đơn thuần là lựa chọn và sắp xếp các
nội dung cơ bản dự định triển khai trong bố cục ba phần của bài văn, mà cịn là sự sắp xếp có
chủ đích các luận điểm, luận cứ, luận chứng sao cho phát huy hiệu quả thuyết phục nhất lập
luận của người viết trong bài văn. Cần tập trung vào định hình dàn ý dưới hình thức tự đặt các
câu hỏi: Ý nào cần đưa lên trước, ý nào đưa xuống sau? ý nào là trọng tâm, ý nào là bổ trợ? ý
nào cần triển khai kĩ lưỡng, ý nào có thể điểm qua? dẫn chứng nào là dẫn chứng chính, dẫn
chứng nào là dẫn chứng phụ?...
Do đó, có thể hiểu cơng việc lập dàn ý giống như quá trình phác thảo xương sống của
bài văn, như q trình xây thơ một ngơi nhà vậy.
II. VÌ SAO CẦN TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN THI HSG QUỐC GIA?
1. Vai trò của việc tìm hiểu đề



SGK Ngữ văn 7 đã chỉ ra: yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm
vi, tính chất của bài văn nghị luận để bài làm khỏi sai lệch.
Đối với người làm văn, tìm hiểu đề được ví như là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người viết
với đề văn, do đó, nó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lí và định hướng bài văn của thí sinh.
Việc tìm hiểu đề là khâu quan trọng, có tính chất định hướng cho tồn bộ bài viết của thí sinh
khi làm bài văn. Tìm hiểu đề giúp xác định đúng yêu cầu của đề, xác định đúng dạng đề, đúng
vấn đề cần bàn luận đồng thời định hướng các thao tác lập luận cần sử dụng, tránh được việc
HS bị xa đề, lạc đề, lệch đề… khi làm bài văn HSG Quốc gia. Bởi sai một li đi một dặm, chỉ
cần xác định không đúng trọng tâm vấn đề, thì bài thi HSG Quốc gia của các em cũng sẽ khơng
đạt kết quả như mong muốn.
Tìm hiểu đề là kĩ năng cần được rèn luyện nhuần nhuyễn, thành thục, giúp tránh được
tâm lí hoang mang, sợ hãi, khủng hoảng của thí sinh gặp những đề văn lạ sẽ có tính đột phá,
mới mẻ. Thí sinh sẽ có tâm lí vững vàng và chủ động, linh hoạt ứng phó và xử lí các dạng đề
thi nếu nắm chắc kĩ năng tìm hiểu đề này.
2. Vai trị của việc lập dàn ý
SGK Ngữ văn 10 đã khẳng định: Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp người viết bao
quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức
độ nghị luận… nhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót
hoặc triển khai ý khơng cân xứng.
Hơn nữa, có dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí, tránh được tình
trạng “dầu voi đi chuột” như đã thấy trong khá nhiều bài làm văn ở nhà trường hiện nay.
Đó cũng là những vai trị đặc biệt quan trọng của việc lập dàn ý trong bài văn thi HSG
Quốc gia.


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VIỆC TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

CHO ĐỀ VĂN THI HSG QUÔC GIA HIỆN NAY

I. THỰC TRẠNG VIỆC TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN THI HSG
QUÔC GIA CỦA HỌC SINH
1. Thực trạng việc tìm hiểu đề của học sinh
Mặc dù việc tìm hiểu đề là một khâu quan trọng đối với HS khi làm bài thi Quốc gia
môn Văn nhưng không phải thí sinh nào cũng có thói quen này, mặc dù các em thuộc các đội
tuyển thi HSG của các tỉnh đã được các thầy cô giáo hướng dẫn, rèn luyện kĩ lưỡng trong thời
gian ôn luyện đội tuyển thi HSGQG.
Thực tế nhiều năm dạy đội tuyển HSGQG môn Ngữ văn, bản thân tơi nhận thấy thực
trạng việc HS tìm hiểu đề văn khi làm bài thi như sau:
- Thứ nhất, đọc khơng kĩ đề:
+ Nhiều em có thói quen chỉ đọc đề 1 lần đã “mặc định” trong đầu đó là vấn đề gì, có đúng sở
trường hoặc vấn đề mình quan tâm hay khơng. Nếu có dính dáng đến vấn đề (đặc biệt là bài
Nghị luận văn học) mà mình “đốn” trước khi thi thì coi như “trúng đề”, và mặc định làm theo
những gì được học, được rèn luyện khi cịn học đội tuyển. Khi đó, thí sinh không quan tâm
cách đề cập vấn đề, câu lệnh, cách hỏi và các yếu tố thông tin khác trong đề bài, ngồi đề bài.
+ Nhiều em có đọc kĩ hơn 1 lần, có gạch chân từ khóa nhưng lại “mặc định” vào một trong
những đề đã được học, được chữa tương tự, hoặc có chứa những từ khóa đó, khiến cho khâu
tìm hiểu đề trở thành quá trình tái hiện lại đề đã được chữa, khơng có tính linh hoạt và sáng tạo
nữa.
+ Nhiều em đọc đề nhận thấy đề “khơng trúng tủ” như mình “đốn” nên tâm lí hoang mang,
thậm chí khơng ngắt đúng chỗ các vế câu trong nhận định của đề bài.
Ví dụ như đề văn HSGQG năm 2018-2019, câu Nghị luận xã hội: “Hãy để tâm đến tiếng nói
nội tâm nhỏ bé nhưng bền vững trong bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo loạn từ bên
ngồi”.
Có em HS đã ngắt vế nhận định trong đề thi như sau:
Vế 1: “Hãy để tâm đến tiếng nói nội tâm nhỏ bé”
Vế 2: “nhưng bền vững trong bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo loạn từ bên ngồi”.
Thực trạng đó đã dẫn đến hệ quả là HS bị lệch đề, lạc đề, xa đề khi làm bài văn, không

xác định được trọng tâm của vấn đề, hoặc bị ảnh hưởng tâm lí khiến bài thi khơng đạt kết quả
như mong muốn. Đó khơng phải là “học tài thi phận” như nhiều người vẫn nghĩ, mà do quá
trình tìm hiểu đề, đặc biệt là đọc đề của HS chưa tốt.


- Thứ hai: xác định vấn đề nghị luận không đúng, không trúng


+ Việc xác định vấn đề nghị luận đúng và trúng là vô cùng quan trọng, giống như người
đi đúng đường, sai một li có thể đi một dặm. Tuy vậy, vẫn có nhiều HS khơng xác định được
đúng và trúng vấn đề khi tìm hiểu đề. Nguyên nhân trước hết do đọc đề không kĩ, do “mặc
định” vào những vấn đề đã học, hoặc xác định đề một cách vội vã, sợ không đủ thời gian để
viết bài.
+ Xác định không đúng và trúng vấn đề sẽ ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi tư liệu
và dẫn chứng cần huy động, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đề văn học sử hoặc lí luận
văn học trong bài Nghị luận văn học (câu 12 điểm) trong đề thi.
Ví dụ đề văn HSGQG năm 2016, câu Nghị luận văn học - Marcel Proust quan niệm: “Thế giới
được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần
thế giới được tạo lập”. Tơ Hồi cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra
đời”. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên.
Thí sinh cần huy động kiến thức về phong cách văn học, bao gồm cả phong cách nghệ
thuật của nhà văn và phong cách của thời đại, từ đó huy động những trải nghiệm văn học để
bình luận các ý kiến. Tuy nhiên, có thí sinh chỉ xác định vấn đề PCNT của nhà văn là chính,
khơng chú trọng đến ý kiến của Tơ Hồi, khiến bài văn bị thu hẹp hoặc thiếu tính cân đối, hài
hịa, phạm vi dẫn chứng cũng vì thế mà hạn chế hơn.
+ Một trong những thực trạng phổ biến hiện nay khi các em xác định vấn đề nghị luận
là “nhìn thấy cây mà khơng thấy rừng”, sa vào tiểu ý mà không thấy được đại ý, khiến bài văn
bị thu hẹp, “tự bó chân mình”, khơng viết được hay, không thể hiện được sâu vốn kiến thức đã
học, không liên hệ và mở rộng được vấn đề.
Ví dụ đề Nghị luận văn học: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng

lại nhờ tấm lịng người viết”.
Khi cho HS luyện tập đề này, một số em chỉ xác định vấn đề nghị luận ở vế đầu tiên
hoặc cuối cùng: “ thơ khởi sự từ tâm hồn” (“thơ là tiếng nói của những trái tim”) hoặc “thơ
đọng lại nhờ tấm lòng người viết” (“văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”) mà bỏ
qua các vế thứ hai hoặc hai ý còn lại. Điều đó khiến cho các em khơng nhìn được tổng thể vấn
đề, không đáp ứng được yêu cầu của đề bài và bị bó bút khi viết.
- Thứ ba: Xác định không đúng phạm vi tư liệu, dẫn chứng cần huy động và sử dụng
Những năm gần đây, do xu hướng các đề văn HSGQG thường ra các đề nghị luận xã hội
và nghị luận văn học theo hướng mở, câu lệnh và phạm vi tư liệu, dẫn chứng rất rộng, khơng bó
hẹp vào một tác phẩm hoặc thể loại nên người viết cần huy động tối đa lượng kiến thức về đời
sống và kiến thức văn học đã được tích lũy. Song điều này cũng dẫn tới nhiều hạn chế:
+ HS huy động quá nhiều kiến thức, tư liệu, dẫn chứng khiến bài văn bị bộn dẫn chứng,
sa vào liệt kê dẫn chứng, khơng kịp phân tích, bình luận… HS không xác định được dẫn chứng
nào đưa vào vấn đề nào là đắt giá, là phù hợp nhất. Ngược lại, có những HS “tủ” những dẫn
chứng, khiến bài văn nào cũng “từng ấy khuôn mặt” được điểm danh.


+ HS chưa biết sắp xếp tư liệu, dẫn chứng cho phù hợp với từng luận điểm, luận cứ.
Tình trạng sắp xếp lộn xộn, không khoa học và không phát huy được hiệu quả của tư liệu, dẫn
chứng được đưa vào cũng làm cho bài văn giảm sức thuyết phục.
+ Tình trạng HS học dẫn chứng và tư liệu “lơ mơ”, “mang máng” khiến việc giải thích,
phân tích bằng kiến thức lí luận, kiến thức văn học sử sơ sài, chung chung; việc lựa chọn dẫn
chứng để phân tích sâu, tạo điểm nhấn gặp khó khăn; các kiến thức xã hội
- Thứ tư: Xác định chưa đúng chưa phù hợp các thao tác lập luận (thao tác nghị luận) cần
sử dụng
Thao tác tư duy có thể có nhiều, song thao tác lập luận chủ yếu có các loại sau: giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Những thao tác này cần được sử dụng
và phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt trong từng đề văn.
Tuy nhiên, thực tế, việc HS xác định thao tác nghị luận nào là chính, thao tác nào là bổ
trợ, những thao tác nào là phù hợp nhất cho một đề văn vẫn cịn khó khăn, lúng túng. Điều đó

dẫn đến việc khơng vận dụng được những thế mạnh, sở trường khi làm bài của thí sinh, hoặc
bài văn thiếu điểm nhấn và những lập luận sắc sảo, thuyết phục.
2. Thực trạng của việc lập dàn ý cho đề văn thi HSGQG của học sinh
Việc lập dàn ý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dựng lên khung xương cho bài văn,
định hướng tư duy và tránh việc thiếu ý, lặp ý, sót ý cho thí sinh trong q trình làm bài, định
hướng việc sắp xếp ý và phân bố thời gian hợp lí hơn.
+ Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều thí sinh khơng có thói quen này. Nhiều em chỉ chú tâm
vào việc viết mở bài cho hay, cầu kì; sau đó là cứ “tùy theo cảm hứng” để viết những phần tiếp
theo của thân bài và kết bài.
+ Nhiều thí sinh ngay cả khi học và đi thi đều coi nhẹ việc lập dàn ý, hoặc nếu có thì chỉ
gạch vài ý rất sơ sài. Điều này cũng có thể do tâm lí lo sợ hết thời gian viết bài, nhưng chủ yếu
là chưa có kĩ năng thuần thục mà thôi.
Việc không lập dàn ý hoặc gạch ý sơ sài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của bài
văn, cả về nội dung và hình thức như: tính hệ thống, tính khoa học, tính chỉnh thể, điểm nhấn
và lướt, tính thuyết phục trong lập luận, …
+ Bên cạnh đó, nhiều thí sinh lại rơi vào tình trạng lập dàn ý quá chi tiết, mất nhiều thời
gian, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành bài văn, khiến cho bài văn “đầu voi đuôi
chuột”, thiếu ý hoặc không hết ý.
Thực trạng của việc tìm hiểu đề và lập dàn ý của thí sinh ở trên đây đã phản ánh phần
nào những hạn chế của các em khi làm bài văn thi HSGQG, dẫn đến kết quả không được như
mong muốn.


II. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý CỦA GIÁO
VIÊN DẠY CÁC ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA MÔN VĂN
Hầu hết các giáo viên dạy, chủ nhiệm các đội tuyển thi HSG môn Văn đều chú trọng rèn
kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho HS trong q trình ơn luyện. Tuy nhiên, do thời gian tập
trung đội tuyển có hạn, mà lượng kiến thức cần ôn tập quá lớn, nên thời gian dành cho việc rèn
kĩ năng cho HS không được nhiều, khơng được sâu và thuần thục. Đó là một trong những khó
khăn phổ biến ở các đội tuyển HSGQG hiện nay.

Thực tế cho thấy, GV chủ nhiệm đội tuyển nào cũng lo lắng về việc rèn kĩ năng cho HS
khi thành lập các đội tuyển cấp tỉnh. Bởi nếu chú trọng kĩ năng làm văn mà không ôn tập lại
được đầy đủ các mảng kiến thức văn học từ Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện
đại, văn học nước ngồi, văn học sử, lí luận văn học… đến các mảng kiến thức nghị luận xã hội
thì lại lo HS bị hổng kiến thức, không huy động được trải nghiệm văn học khi làm bài. Còn nếu
ngược lại, không dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý (hiểu nơm na
là “luyện đề”) thì kĩ năng làm bài của thí sinh lại thiếu nhuần nhuyễn, thiếu linh hoạt.
Nhiều đội tuyển ở các tỉnh, có các em HS lớp 11 tham dự với các em HS lớp 12 cùng
trong một đội tuyển, áp dụng một chương trình dạy, thì những khó khăn lại càng chồng chất
hơn do các em lớp 11 có thể chưa kịp học hết chương trình phổ thơng, chưa có thời gian ơn tập,
chưa có thời gian rèn kĩ năng, nhận thức và vốn sống, vốn hiểu biết còn non nớt… Trong đó,
thiếu kĩ năng là một hạn chế lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của thí sinh,
tâm lí sẵn sàng và bản lĩnh của các em khi tham dự kì thi HSGQG.


CHƯƠNG 3:

RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
CHO ĐỀ VĂN THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

I. RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ CHO HSG THI QUỐC GIA MƠN VĂN
Q trình tìm hiểu đề được chia thành các bước nhỏ: đọc đề, xác định vấn đề nghị luận,
xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng; xác định các thao tác lập luận cần sử dụng.
1. Kĩ năng đọc đề
a. Yêu cầu đọc đề: đọc kĩ đề để xác định đúng dạng đề, đúng vấn đề nghị luận
b. Kĩ năng đọc đề:
- Bước 1: Đọc lướt để định hình vấn đề, nhìn được tổng thể diện mạo của đề, xác định
dạng đề.
Cần trả lời các câu hỏi:
+ Nghị luận xã hội hay Nghị luận văn học?

+ Với câu Nghị luận xã hội thì đó là dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một
hiện tượng đời sống? Là vấn đề xã hội đặt ra trong một câu chuyện văn học, một đoạn thơ / bài
thơ hay là một ý kiến, nhận định, danh ngôn, tục ngữ….?
+ Với câu Nghị luận văn học thì đó là bàn về vấn đề văn học sử, lí luận văn học hay tác
phẩm văn học? Là dạng đề tổng hợp (giữa lí luận và cảm thụ, giữa lí luận và so sánh, giữa cảm
thụ và so sánh) hay dạng đề đơn (Là dạng đề lí luận hay dạng đề cảm thụ, dạng đề so sánh?);
Là dạng đề bình luận hay dạng đề chứng minh? …
- Bước 2: Đọc chậm để không bỏ sót từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, vế câu.
+ Đọc kĩ và gạch chân các từ khóa quan trọng (phục vụ cho phần giải thích), gạch chân
các quan hệ từ (để tìm hiểu các mối quan hệ giữa các ý, các vế trong đề bài), đọc kĩ các vế của
đề bài (nếu có)
+ Đọc kĩ câu chuyện/ bài thơ (nếu đề bài là câu chuyện hoặc bài thơ), gạch chân từ
khóa, hình ảnh, câu thơ quan trọng có thể giúp định hình hiểu nội dung, thơng điệp của câu
chuyện hoặc bài thơ.
- Bước 3: Đọc kĩ câu lệnh của đề bài
Đề bài đơi khi đề khơng có câu lệnh cụ thể, ví dụ: “Thiếu tơi thì chợ vẫn đơng sao?”,
“Phải chăng, sống là tỏa sáng?”… nhưng đa phần các đề thi HS giỏi mơn Văn đều có câu lệnh
cụ thể:
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?


Hãy bình luận ý kiến trên
Từ câu nói/ nhận định A, anh/chị hãy phác thảo phương châm sống của riêng
mình Bài học cuộc sống mà anh/ chị rút ra được sau khi đọc câu chuyện trên?
Từ ý kiến/ câu chuyện trên/ bài thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn với chủ đề A
Anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm A? (đưa ra 1 ý kiến, một quan niệm)
2. Kĩ năng xác định vấn đề nghị luận
a. Vai trò:
Đây là khâu quan trọng nhất trong kĩ năng tìm hiểu đề, bởi khơng xác định trúng vấn đề
nghị luận thì người viết sẽ không thể viết bài văn đúng hướng, giống như một người đi đường

khơng xác định được mình sẽ đi về đâu. Sai một li sẽ đi một dặm, dẫn đến tình trạng lạc đề, xa
đề, lệch đề của thí sinh. Việc xác định đúng và trúng vấn đề nghị luận quyết định đến việc triển
khai toàn bộ bài viết, các luận điểm, luận cứ, luận chứng trong bài.
b. Kĩ năng xác định vấn đề nghị luận trong đề thi HSG Quốc gia môn Ngữ văn:
- Bước 1: Tìm hiểu ý nghĩa của các từ khóa đã được gạch chân ở bước đọc đề
Cần tìm hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ khóa, các vế câu, mối quan hệ của
chúng khi đặt trong nhận định hoặc giữa các vế câu của đề bài.
- Bước 2: Kết nối các vế câu, các quan hệ từ trong đề bài để tìm hiểu xem vế câu nào, ý
nào là trọng tâm của đề bài (sức nặng của đề nghiêng về vế nào của đề bài?)
Ví dụ 1: Nghị luận xã hội
“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn” (Đề thi HSGQG năm
2013)
Đề bài trên có 2 vế: Vế 1 “Mọi người sinh ra đều bình đẳng” có vai trị làm nền để nổi
bật vế 2 “nếu có khác biệt là do học vấn”, do đó, sức nặng (trọng tâm của đề rơi vào vế thứ hai
- và thường các đề thi HSG mơn Văn có hai vế câu, thì trọng tâm thường rơi vào vế sau của
nhận định)
Ví dụ 2: Nghị luận văn học
“Hình tượng văn học sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm
trí của bạn đọc” (Đề thi HSGQG năm 2015). Tương tự như vậy, trọng tâm đề bài này cũng
nghiêng về vế thứ hai “chỉ thực sự sống bằng tâm trí của bạn đọc”.
Ví dụ 3: Nghị luận văn học
Thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến phương trời nào đi nữa
nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngơi nhà của nó: ngơn ngữ.
Lang thang đi tìm hình dạng ngơi nhà thích hợp cho con người cư trú là bổn phận của thơ.


Với đề bài trên, cần xác định trọng tâm của vấn đề nghị luận nằm ở câu sau: Lang thang
đi tìm hình dạng ngơi nhà thích hợp cho con người cư trú là bổn phận của thơ.. Do đó, vấn đề
nghị luận là đề cập đến những vấn đề cơ bản của thơ: đối tượng của thơ là con người, hình thức
thể hiện của thơ là ngơn ngữ và bổn phận của thơ là nơi cư trú của con người - nơi con người

bộc lộ mình một cách sâu sắc nhất.
+ Nếu đề bài là câu chuyện, cần đọc kĩ câu chuyện, kết nối các nhân vật, chi tiết, hình
ảnh, lời thoại, đặc biệt là phần cuối truyện thường chứa thơng điệp cần bàn luận.
Ví dụ 1: Đề thi HSGQG năm 2010 - Câu 1 (8 điểm)
Trong những trang ghi chép cuối cùng của đời mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu có kể
lại một sự việc ơng đã chứng kiến:
“…lúc bấy giờ mới khoảng năm giờ sáng. Sân ga Hàng Cỏ còn mờ mờ tỏ tỏ trong
sương nhưng người đã chật ních. Có những dãy người xếp hàng ba hàng tư dài dằng dặc, như
rồng rắn. Người nào cũng khoác đầy hành lý trên mình, đang chuẩn bị vào phía trong ga để
lên tàu. Chung quanh cái dây người xếp hàng là bạt ngàn những người đang ngồi giữa hàng
đống, hàng núi hàng hóa, có lẽ lần đầu tiên tơi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ mà khách đi
tàu ở sân ga đông đến như thế. Và giữa cảnh đơng đúc, chen chúc như vậy có một người đàn
bà hãy cịn trẻ, y như một kẻ mất trí, một người điên, cứ hét váng cả sân ga: “Các ông các bà
có ai thương cứu tơi với”. Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh chẳng ai đối
hồi. Người ta chỉ quay mặt lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng chất xung quanh mình hàng
đống hành lý, lại mệt đứt hơi, ai cũng chỉ đủ sức lo cho mình.
Thì ra thế này: người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con, đứa ba tuổi, đứa mới nửa
tuổi. Mẹ con ngồi chờ sáng. Lúc trời vừa tảng sáng, mẹ bảo con ngồi đây trông em, mẹ đi giặt
tã cho em một lúc. Người mẹ đi đến vịi nước gần nhà xí cơng cộng, cũng khá xa, chen chúc
mới giặt giũ được, giặt xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn
đi theo, chỉ còn đứa nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân ga một mình.
Nghe xong chuyện tơi chạy đến trước mặt một đồng chí cơng an, đề nghị: các đồng chí nói loa
đi, u cầu hành khách thấy ai khả nghi thì giữ lại, đứa dụ đứa trẻ thế nào cũng có vẻ khả
nghi…Biết đâu nó cịn quanh quẩn quanh đây. u cầu mọi người giúp người ta. Đồng chí
cơng an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tơi lấy một lời. Cịn hàng ngàn con người thì vẫn
dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ hoặc sợ mất cắp. Người đàn bà vẫn kêu gào giữa sân ga
Hàng Cỏ như kêu gào giữa sa mạc”.
(Rút từ tập Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học Xã hội, 1994, tr.140-141)
Câu chuyện trên gợi anh/chị suy nghĩ gì về lịng nhân ái và sự vơ cảm của con
người trong cuộc sống?

Giữa câu văn cuối của đoạn trích trong câu chuyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu và
câu lệnh của đề bài có sự tương đồng về vấn đề nghị luận. Giả thử, đề bài khơng có câu lệnh và


chủ đề cụ thể, dạng như: Anh/chị có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc câu chuyện trên? thì câu
văn cuối vẫn có sức gợi ý nhiều nhất cho người viết khi xác định vấn đề nghị luận.
Ví dụ 2:
Đọc câu chuyện sau: NGƯỜI ĐẦU TIÊN
Trong hai nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, ngoại trừ Neil Alden
Armstrong mà ai cũng biết, còn một người nữa là Edwin Eugene Aldrin. Chuyến du hành của
hai ông là chuyến đi vĩ đại của lịch sử loài người. “Bước chân nhỏ của riêng tôi nhưng là bước
đi lớn của nhân loại”. Câu nói bất hủ này của Armstrong đã trở thành danh ngôn được mọi
người truyền tụng.
Trong cuộc họp báo chúc mùng chuyến đổ bộ lên mặt trăng thành cơng, có nhà báo hỏi
Aldrin một câu khá nhạy cảm: “Ơng có cảm thấy tiếc nuối khơng khi để cho Armstrong trở
thành người đầu tiên bước chân lên mặt trăng?”
Câu hỏi gây được sự quan tâm đặc biệt cho cả khán phòng. Trước sự chú ý của mọi
người, Aldrin đã tỏ ra rất phong độ, đĩnh đạc trả lời: “Thưa quý vị, các vị nên nhớ, khi trở về
Trái Đất, chính tơi là người đầu tiên bước ra khoang tàu vũ trụ đấy”. Ai nấy im lặng, lấy làm
khó hiểu khơng biết ơng định nói gì. Ơng ngừng một lát, nhìn khắp lượt rồi cười xịa, hóm hỉnh
tiếp: “vì thế tơi là người đầu tiên từ hành tinh khác bước chân lên Trái Đất chứ cịn gì
nữa!”
Mọi người cười vang và vỗ tay hoan hơ nồng nhiệt.
(Trích từ “Điểm rơi của tâm hồn” - NXB Văn hóa Sài Gịn)
Anh/chị có suy nghĩ gì về “người đầu tiên” trong câu chuyện trên ?
Câu trả lời của nhà du hành Aldrin trong câu chuyện trên là gợi ý quan trọng để định
hướng vấn đề nghị luận “người đầu tiên” trong bài viết. Khơng phải ai cũng có thể trở thành
người đầu tiên, thành người nổi tiếng, bởi thế vấn đề nghị luận cần xác định là: danh tiếng là
điều cần thiết, nhưng bản lĩnh, nhân cách và lối ứng xử nhân văn của con người trước danh
tiếng mới là điều quan trọng.

+ Xác định đúng và trúng vấn đề nghị luận: Về khái niệm đúng và trúng, GS Nguyễn
Đăng Mạnh trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” đã dẫn tích Giả Đảo bên Trung Quốc, từ
đó khẳng định: “trúng” có nghĩa là đúng một cách tuyệt đối, khơng thể có chữ nào đúng hơn,
hay hơn được. Văn phải “trúng” mới hay. Viết văn phả như Giả Đảo, không bằng lịng với cái
đúng
, phải tiến lên cái “trúng”, có thể mới đạt tới văn hay. Câu chuyện trên đúng với sáng tác, đúng
với văn nghị luận. Văn đạt tới trình độ “trúng” thì có nghĩa là đạt tới sự thống nhất cao độ,
tuyệt đối giữa nội dung và hình thức, giữa ý và từ diễn đạt ý, giữa khái niệm và tên gọi của khái
niệm. Chẳng hạn nói về trường hợp nhân vật Chí Phèo, một nơng dân lương thiện bị xã hội
thực dân nửa phong kiến biến thành một tên lưu manh hung dữ với bộ mặt gớm guốc đầy vết


sẹo ngang sẹo dọc, có nhà phê bình gọi đó là con người đã bị tước đoạt cả “nhân hình” lẫn
“nhân tính”. Văn viết như vậy là rất trúng.


Xác định vấn đề đúng đã khó, nhưng xác định trúng vấn đề càng khó hơn. Nó địi hỏi sự
tinh nhạy, thông minh của người viết, bắt trúng được điểm quan trọng nhất trong yêu cầu của đề
bài, từ đó bài viết có điểm nhấn và độ sắc sảo trong tư duy và lập luận.
- Bước 3: Đọc lại câu lệnh và các thơng tin khác có liên quan trong đề bài (nguồn trích
dẫn câu nói, nhận định; các thơng tin về thời gian, về tác giả nếu có…)
Việc đọc lại câu lệnh của đề bài rất quan trọng để xác định lại chắc chắn một lần nữa
yêu cầu của đề bài, dạng đề và vấn đề nghị luận. Vì đôi khi, trong câu lệnh chứa cả vấn đề nghị
luận và thao tác nghị luận chính cần sử dụng trong bài, cả phạm vi dẫn chứng và tư liệu cần sử
dụng.
Ví dụ 1: Đề nghị luận xã hội
Ta mắc nợ mùa thu
Bài thơ lá rụng sương mù
Ta mặc nợ ai bao năm rồi chưa trả nổi
Một nụ cười má lúm đồng xu

Chúng mình mắc nợ mẹ hiền lời ru
Mắc nợ thầy cô một dấu chấm câu đặt không đúng
chỗ Mắc nợ bạn bè một lần vẫy tay cuối phố
Mà một đời trả mãi chắc chi xong.
(Mắc nợ - Nguyễn Văn Thiên)
Bài thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về những điều chúng ta mắc nợ trong cuộc
sống?
Với câu lệnh của đề bài trên, thí sinh cần xác định yêu cầu của đề là bàn về những
điều chúng ta mắc nợ trong cuộc sống được gợi ý từ bài thơ của Nguyễn Văn Thiên, chứ khơng
phải phân tích bài thơ của Nguyễn Văn Thiên.
Ví dụ 2: Đề nghị luận văn học
“Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi
qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu
sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay”. (Xuân Diệu)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích một số bài thơ đã học trong
chương trình, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Với đề bài trên, câu lệnh có ba phần rõ rệt: giải thích ý kiến, phân tích một số bài thơ đã
học trong chương trình và bình luận ý kiến của Xuân Diệu. Nếu đọc khơng kĩ, thí sinh dễ bỏ sót
một trong những yêu cầu của đề bài.


Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn việc xác định vấn đề nghị luận cần: thông qua
các từ khóa, các vế câu, các quan hệ từ được người ra đề sử dụng, câu lệnh và các thông tin
khác có liên quan trong đề bài, người viết bắt đầu định hình vấn đề cần bàn đến trong bài văn là
gì?
3. Kĩ năng xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng cần sử dụng trong bài văn
* Vai trò:
Đây là khâu quan trọng định hướng những tư liệu, dẫn chứng sẽ sử dụng làm luận
chứng trong bài văn thi HSG Quốc gia. Việc xác định đúng tư liệu, phạm vi dẫn chứng sẽ trực
tiếp quyết định đến việc cần huy động những kiến thức thuộc mảng nào (lí luận, văn học sử, tác

phẩm văn học…) hay lĩnh vực nào của đời sống xã hội (giáo dục, khoa học, đạo đức, mơi
trường, văn hóa…) để phục vụ cho bài viết của thí sinh.
Người viết văn khơng thể chỉ nói lí thuyết sng, cần “nói có sách mách có chứng”. Vì
thế, xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng chính xác, phù hợp là điều kiện khơng thể thiếu để có
bài văn hay. Không xác định được phạm vi tư liệu cần sử dụng, người viết sẽ hoang mang, hoặc
lấy bộn bề dẫn chứng, hoặc khơng biết chọn dẫn chứng chính (khi đề bài yêu cầu chứng minh
qua một hoặc một vài tác phẩm tiêu biểu) … Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức thuyết
phục của bài viết.
* Kĩ năng xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng:
- Căn cứ vào yêu cầu của đề bài:
Với bài văn Nghị luận xã hội, thường phạm vi dẫn chứng không giới hạn cụ thể, mà tùy
thuộc vào từng vấn đề nghị luận mà người viết cần huy động dẫn chứng ở lĩnh vực nào cho phù
hợp, sát với thực tế và yêu cầu của đề bài. Đơi khi có những đề bài có giới hạn lĩnh vực đời
sống, văn hóa, xã hội (ví dụ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học
vấn” ) nhưng thơng thường dẫn chứng, phạm vi tư liệu cho bài NLXH là rất phong phú, phụ
thuộc vào sự tích lũy vốn sống của người viết.
Với bài Nghị luận văn học, phạm vi tư liệu, dẫn chứng sẽ được định hình cụ thể hơn tùy
vào yêu cầu của từng đề bài. Đó có thể là phạm vi một vấn đề lí luận văn học (đặc trưng văn
học, chức năng văn học, nhà văn và quá trình sáng tác, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống,
tác phẩm văn học, đặc trưng thơ, đặc trưng truyện, phong cách nghệ thuật của nhà văn, tiếp
nhận văn học hay đơn thuần là cảm thụ tác phẩm văn học…). Đó có thể là một phạm vi dẫn
chứng cụ thể qua một hoặc một vài tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT, thậm
chí giới hạn hẹp chỉ ở một hoặc một vài hình tượng trong tác phẩm văn học cụ thể.
Ví dụ 1: Đề nghị luận văn học
“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi
không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh
quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một



×