Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào một số nước châu á hàm ý đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ THU HƢỜNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG
QUỐC
VÀO MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á - HÀM Ý ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại

Hà nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ THU HƢỜNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG
QUỐC
VÀO MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á - HÀM Ý ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số

: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thái Quốc

Hµ néi - 2013


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt

i

Danh mục các bảng

iii

Danh mục các hình

iv

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ MỘT NƢỚC ĐANG

9


PHÁT TRIỂN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI

1.1.

Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

9

1.1.1.

Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

9

1.1.2.

Vai trị của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nước đầu tư

12

1.2.

Các nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở nước

15

đang phát triển
1.2.1

Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế


15

1.2.2.

Tiềm lực kinh tế, tài chính, năng lực cạnh tranh của quốc gia,

16

doanh nghiệp
1.2.3.

Đồng nội tệ tăng giá

18

1.2.4.

Khung pháp lý về đầu tư ra nước ngồi

19

1.2.5.

Sự hỗ trợ của Chính phủ

21

1.2.6.


Các nhân tố từ nước tiếp nhận đầu tư

22

1.3.

Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

23


Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG

25

QUỐC VÀO MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á TỪ NĂM 2002
ĐẾN NAY

2.1.

Mục tiêu của Trung Quốc trong đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra

25

nước ngồi
2.1.1.

Khai thác tài ngun, năng lượng


25

2.1.2.

Nắm bắt cơng nghệ, thương hiệu, bí quyết sản xuất kinh doanh

28

2.1.3.

Mở rộng thị trường cho hàng hóa và lao động Trung Quốc

29

2.1.4.

Giảm thiểu rủi ro khi tích trữ quá nhiều ngoại tệ

32

2.1.5.

Mở rộng thị trường cho đồng Nhân dân tệ, hỗ trợ tiến trình

34

quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ
2.2.


Chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của

35

Trung Quốc
2.2.1.

Chính sách tài chính - tiền tệ

35

2.2.2.

Chính sách hỗ trợ thơng qua các quỹ đặc biệt của Chính phủ

38

2.2.3.

Chính sách quản lý đầu trực tiếp ra nước ngoài

39

2.3.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào một số nước đang phát

44

triển châu á từ năm 2002 đến nay

2.3.1.

Khái quát đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc từ

44

năm 2002 đến nay
2.3.2.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào

50

2.3.3.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia

60

2.3.4.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Myanmar

67

2.4.

Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

74


đối với các nước tiếp nhận


2.4.1.

Tác động tích cực

74

2.4.2.

Tác động tiêu cực

76

2.4.3.

Phản ứng và đối sách của nước tiếp nhận vốn Trung Quốc

78

Chƣơng 3:

82

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG TIẾP NHẬN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TỪ
TRUNG QUỐC


3.1.

Một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào

82

Việt Nam thời gian qua
3.1.1.

Tình hình đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam thời gian qua

82

3.1.2.

Một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại

88

Việt Nam
3.1.3.

Nguyên nhân của những bất cập trong đầu tư trực tiếp của

93

Trung Quốc tại Việt Nam
3.2.

Giải pháp đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Trung Quốc


98

3.2.1.

Giải pháp thu hút FDI từ Trung Quốc

98

3.2.2.

Giải pháp khắc phục các bất cập trong thu hút FDI từ

100

Trung Quốc
KẾT LUẬN

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ASEAN
CDB


Tiếng Việt

Association of South-East Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

China Development Bank

Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc

Council for Development of

Hội

Cambodia

Campuchia

CIC

China Investment Corporation

Tập đoàn đầu tư Trung Quốc

CNOOC


China National Offshore Oil

Tập đồn dầu khí ngồi khơi

Corporation

Trung Quốc

China Petroleum and Chemical

Hiệp hội Cơng nghiệp hóa

Industry Association

chất và Dầu khí Trung Quốc

CDC

CPCIA

đồng

Phát

triển

EXIMban Export – Import bank of China

Ngân hàng xuất nhập khẩu


k

Trung Quốc

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định tự do thương mại

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

ICBC

Industrial and Commercial Bank of Ngân hàng Công thương Trung
China

Quốc


IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

KOTRA

Korea Trade Promotion

Tổ chức Xúc tiến Thương

Corporation

mại Hàn Quốc

M&A

Merger and Acquisition

Mua lại và sáp nhập

MOF

Ministry of Finance

Bộ Tài chính Trung Quốc

MOFCO


Ministry of Commerce

Bộ Thương mại Trung Quốc

MOFTE

Ministry of Foreign Trade and

Bộ Hợp tác kinh tế và ngoại

C

Economic Cooperation

thương (sau đó đổi thành

M

i


MOFCOM)
NDRC

National Development and

Ủy ban cải cách và phát triển

Reform Commission


quốc gia Trung Quốc
Tập đồn Cơng nghiệp Bắc

NORICO China North Industries
Corporation

Trung Quốc

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organisation for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and Development

kinh tế

Outward Foreign Direct

Đầu tư trực tiếp ra nước

Investment


ngoài

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

PBoC

People’s Bank of China

Ngân hàng Nhân dân Trung

OFDI

Quốc
RMB

Renminbi

Đồng Nhân dân tệ

SAFE

State Administration for Foreign

Cơ quan quản lý nhà nước về

Exchange


ngoại hối

State Administration of Taxation

Cơ quan quản lý Nhà nước về

SAT

thuế
SWFs

Sovereign Wealth Funds

Quỹ đầu tư quốc gia

TNC

Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

UNCTA

United Nations Conference on

Hội nghị Liên Hợp Quốc về

D


Trade and Development

Thương mại và phát triển

USD

US Dollar

Đô la Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng


Số hiệu

Trang

bảng
1

Bảng 2.1 Phân bổ OFDI của Trung Quốc theo khu vực 2003-2010

49

2

Bảng 2.2 Phân bổ OFDI của Trung Quốc theo lĩnh vực 2004-2010

50

3

Bảng 2.3 Phân bổ OFDI của Trung Quốc theo ngành 2004-2010

51

4

Bảng 2.4 FDI Trung Quốc vào Lào theo lĩnh vực (tính đến 54
06.12.2012)

5


Bảng 2.5 Dự án trồng cây công nghiệp của Trung Quốc tại 55
Vientiane (diện tích ≥ 100 ha, cấp phép năm 2009)

6

Bảng 2.6 Dự án thăm dị, khai thác khống sản của Trung 57
Quốc tại Lào năm 2007

7

Bảng 2.7 Dự án đầu tư thủy điện của Trung Quốc tại Lào

8

Bảng 2.8 Dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc tại Campuchia 62

9

Bảng 2.9 Các dự án thủy điện của Trung Quốc tại Campuchia

10

Bảng 2.10 Dự án thủy điện của Trung Quốc tại Myanmar 70

59

64

(công suất > 100 MW)

11

Bảng 3.1 15 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt 81
Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày
20.11.2012)

12

Bảng 3.2 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức 85
đầu tư

13

Bảng 3.3 Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 88
và một số nước ASEAN

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Số hiệu

Tên hình

Trang

hình

1

Hình 2.1 Dịng vốn OFDI của Trung Quốc giai đoạn 1982-1990 45

2

Hình 2.2 Dịng vốn OFDI của Trung Quốc giai đoạn 1991-2001

46

3

Hình 2.3 Dịng vốn OFDI của Trung Quốc giai đoạn 2002-2011

49

4

Hình 2.4 10 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Lào (tính đến 52
năm 2010)

5

Hình 2.5 Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào

53

6

Hình 2.6 FDI Trung Quốc vào Campuchia giai đoạn 2003-2010


61

7

Hình 2.7 FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực nơng nghiệp Campuchia 65

8

Hình 2.8 5 nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi lớn nhất vào Myanmar 67

9

Hình 2.9 FDI Trung Quốc vào Myanmar giai đoạn 2004-2010

10

Hình 3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 82

68

2012 theo quốc gia
11

Hình 3.2 Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 83
2003-2010

iv



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cả tiếp nhận và đầu tư ra nước ngoài, là
yếu tố quan trọng trong chiến lược "đi ra ngoài", hội nhập kinh tế toàn cầu
của Trung Quốc. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nước xuất khẩu lớn nhất
và tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đứng thứ hai, hiện Trung
Quốc cịn được biết đến với tư cách là nhà cung ứng vốn FDI lớn thứ năm của
thế giới và ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với dịng vốn đầu tư tồn cầu.
Khác với các nước có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn như Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Pháp, Đức…, Trung Quốc là nền kinh tế duy nhất nằm trong danh
sách các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Trung
Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Từ mức đầu tư khiêm tốn dưới
100 triệu USD/năm trong thời kỳ đầu "cải cách mở cửa" (1979-1990), tiếp đó
trải qua giai đoạn tăng trưởng khơng ổn định (1991-2001), đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục từ năm
2002 đến nay và hiện vào khoảng 60 tỷ USD/năm. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc trong tổng đầu tư trực tiếp toàn cầu cũng tăng từ
0,45% năm 2004 lên 5,1% năm 2009. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu đưa đầu
tư ra nước ngoài ngang bằng với mức đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc
trong 3-5 năm tới (khoảng trên 100 tỷ USD/năm). Đầu tư trực tiếp nước ngồi
của Trung Quốc đã có mặt ở hầu hết các châu lục, không chỉ ở các nền kinh tế
kém và đang phát triển mà ở cả các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Ca-na-đa,
một số nước châu Âu. Có được mức tăng trưởng này là nhờ vào các chính
sách hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc nhằm thực hiện Chiến lược "Đi ra
ngoài" hội nhập kinh tế tồn cầu và hiệu ứng tích cực từ việc Trung Quốc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hồi cuối năm 2001, nhất là sự mở
rộng của quỹ dự trữ ngoại tệ (lên đến hơn 3.200 tỷ USD tính đến hết năm

1



2012) có được nhờ thặng dư thương mại liên tục trong những năm qua. Ngồi
ra, dịng vốn đầu tư tồn cầu sụt giảm sau khủng hoảng tài chính tồn cầu
(2008-2009) cũng là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc thúc đẩy các hoạt
động đầu tư ra bên ngồi nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, công nghệ
tiên tiến, mở rộng thị trường… để hỗ trợ cho quá trình tái cân bằng nền kinh
tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời giúp Trung Quốc gia
tăng ảnh hưởng tại các khu vực có lợi ích chiến lược.
Với một số nước đang phát triển châu Á, đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc cũng khơng nằm ngồi mục đích tìm kiếm nguyên liệu, mở rộng thị
trường, xuất khẩu công nghệ… và cũng đang bộc lộ một số bất cập và có tác
động tiêu cực. Với Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc thời gian qua
tuy có một số đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế đất nước, song cũng
còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là quy mô và chất lượng chưa tương xứng với
điều kiện của hai nước.
Vì vậy, nghiên cứu một cách hệ thống đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc, nhất là xác định rõ mục đích đầu tư, các biện pháp triển
khai, chỉ rõ các bất cập, tác động tiêu cực trong tiếp nhận FDI từ Trung Quốc
của các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam là cần thiết. Việc nghiên
cứu này sẽ là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm thu hút dòng
vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các bất cập
trong thu hút FDI từ Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hai nước đang đẩy
mạnh xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược tồn diện.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự bùng nổ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, trong
bối cảnh Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh và mạnh cả về kinh tế và
tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình:


2


- Huang Wenbin và Andreas Wilkes (2011), Trung tâm nghiên cứu rừng
quốc tế (CIFOR), với nghiên cứu "Analysis of china’s overseas investment
policies" (Phân tích chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc), đã
phân chia đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc từ khi tiến hành cải cách mở
cửa thành 3 giai đoạn (1979-1990, 1991-2001 và từ 2002 đến nay), đi sâu làm
rõ các chính sách hỗ trợ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
theo từng giai đoạn đã phân chia.
- Daniel Rosen và Thilo Hanemann (2009), Viện Kinh tế quốc tế Peterson,
với nghiên cứu "China’s changing outbound foreign direct investment profile:
Drivers and policy implication" (Thực trạng điều chỉnh chính sách đầu tư ra
nước ngồi của Trung Quốc: định hướng và hàm ý chính sách) đã chỉ ra các
nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài (gồm tái cân bằng
nền kinh tế, tìm kiếm tài nguyên, thúc đẩy sản xuất ra bên ngoài…); thực
trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc thời gian qua (số liệu cập nhật đến
năm 2009); một số rào cản, trở ngại đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của Trung Quốc và định hướng điều chỉnh một số chính sách đầu tư ra nước
ngồi của Trung Quốc thời gian tới.
- Ủy ban nghiên cứu an ninh và kinh tế Mỹ - Trung (2001) với nghiên
cứu "Going Out: An Overview of China’s Outward Foreign Direct Investment"
(Đi ra ngoài: Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc),
đã nêu một số đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, mục
đích của Trung Quốc khi đầu tư ra nước ngoài, các giai đoạn đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Trung Quốc và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; phân
bổ đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Trung Quốc theo địa bàn và lĩnh vực
đầu tư (số liệu cập nhật đến 2009).
- Bijun Wang và Yiping Huang (2011), Trường Đại học Quốc gia Australia
và Đại học Perking, với nghiên cứu "Is there a China model of overseas

direct investment?" (Liệu có mơ hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang đặc
trưng Trung Quốc?), đã tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp ra

3


nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2003-2009 theo địa bàn đầu tư (phân
chia theo nhóm nước cơng nghiệp phát triển và nhóm các nước cịn lại).
Thơng qua việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa
điểm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhóm nghiên
cứu đã thiết lập các mơ hình mơ tả mối quan hệ giữa các yếu tố này đến việc
lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc.
- Dexin Yang (2003), Trường Đại học Victoria/Ô-xtrây-lia với luận án
tiến sĩ "Foreign direct investment from developing countries: a case study of
china’s outward investment" (Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang
phát triển: nghiên cứu trường hợp đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc), giới
thiệu sơ bộ về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các nước đang phát triển,
phân tích ngun nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
hoạt động đầu tư trực tiếp vào các nước nhằm khai thác tài nguyên, công nghệ
tiên tiến và thị trường.
- Karl P. Sauvant, Wolfgang A. Maschek và Geraldine McAllister (2009)
với nghiên cứu "Foreign direct investment by emerging market multination
enterprises, the impact of the financial crisis and resession and challenges
ahead" (Tác động của khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế và thách thức
đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các cơng ty đa quốc gia đến từ các
thị trường đang nổi) đăng trên Global Forrum on International Investment,
giới thiệu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước
đang phát triển, đi sâu vào các nước nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc), phân tích một số tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thối kinh tế tồn cầu (2008-2009) đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

các nước đang phát triển, chỉ ra một số thách thức chủ yếu đối với đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các nước này.
Tại Việt Nam, vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã được
quan tâm, nhưng sản phẩm nghiên cứu chưa nhiều, cụ thể:

4


PGS.TS Phạm Thái Quốc với bài viết "Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
của Trung Quốc", đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới, số tháng 10.2011, đã tập trung làm rõ các giai đoạn phát triển đầu tư ra
nước ngồi của Trung Quốc, tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Trung
Quốc theo khu vực và lĩnh vực đầu tư (số liệu cập nhật đến hết năm 2009),
động cơ thúc đẩy Trung Quốc gia tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Ngoài ra, cịn có rất nhiều các bài báo, song chủ yếu dưới dạng tin
ngắn hoặc lược dịch từ các bài viết của báo chí nước ngồi như:
- "Trung Quốc đổ bộ đầu tư ra nước ngoài" đăng trên Diễn đàn doanh
nghiệp ngày 02.11.2006, tổng hợp từ các báo People Daily, Tân hoa xã, AFP.
- "Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Động cơ và hệ lụy" của tác giả
Châu Giang trên trang web của báo vietnamnet này 12.05.2011, lược dịch từ
tờ Asia Sentinel.
- "Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc" của tác giả Mai
Lan, đăng trên trang web ngày 31.03.2011, lược dịch từ bài
viết trên Tạp chí Finacial Times.
- "Độc nhất vơ nhị cách Trung Quốc đầu tư nước ngoài" của tác giả
Hoàng Ngân, đăng trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam () ngày
13.09.2011, lược dịch từ bài "Is there a China model of overseas direct
investment?" đăng trên Diễn đàn Đông Á ngày 12.04.2011…
Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc trên đã cung cấp một lượng lớn thông tin, giúp người đọc

nắm được tổng quan về nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc kể từ
khi cải cách mở cửa. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ,
hệ thống vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Trung Quốc, từ ngun
nhân, chính sách thúc đẩy, thực trạng đầu tư, nhất là các số liệu mới chỉ cập
nhật đến hết năm 2009. Đáng chú ý, chưa có nghiên cứu nào phân tích tác

5


động của FDI từ Trung Quốc đối với các nước đang phát triển châu Á trên cả
hai mặt tích cực và tiêu cực; những bất cập trong tiếp nhận FDI từ Trung
Quốc của các nước này; đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam trong tiếp
nhận FDI từ Trung Quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Trung Quốc, trong đó có đầu tư vào một số nước đang phát triển châu Á và
Việt Nam, đánh giá tác động đối với một số nền kinh tế đang phát triển châu
Á tiếp nhận FDI từ Trung Quốc, những bất cập trong tiếp nhận vốn đầu tư
trực tiếp từ Trung Quốc của các nước này. Từ những bất cập trong tiếp nhận vốn
đầu tư trực tiếp Trung Quốc của Việt Nam, đề xuất các giải pháp khắc phục.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nội dung luận văn trả lời các
câu hỏi dưới đây:
- Nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngồi là gì?
- Tác động của đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đối với các nước đang
phát triển châu Á tiếp nhận đầu tư như thế nào? Những bất cập cần khắc phục
trong quá trình tiếp nhận FDI từ Trung Quốc.
- Giải pháp cho Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Trung
Quốc và khắc phục các tác động tiêu cực?

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.
- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
từ năm 2002 đến nay, trong đó tập trung làm rõ các chính sách thúc đẩy đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, thực trạng đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc sang một số nước đang phát triển châu Á, tác động của đầu tư
Trung Quốc đối với các nước tiếp nhận.

6


- Chỉ ra một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt
Nam, đề xuất một số giải pháp khắc phục.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu c hàng, khách sạn, in ấn bao bì sản phẩm, sản xuất và lắp
ráp đồ điện dân dụng, sản xuất và lắp ráp máy nông nghiệp, chế biến chè xuất
khẩu, sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu… Từ năm 2003 đến nay,
lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đã có sự thay đổi
đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư vào các
lĩnh vực thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng nhà máy luyện nhôm, thép, mangan,
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tính đến hết năm 2011, FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến
và chế tạo với 594 dự án, tổng vốn đăng ký 3,27 tỷ USD, chiếm 72,2% số dự án
và 76,9% vốn đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 13 dự
án, tổng vốn đăng ký đạt 383,9 triệu USD, chiếm 1,6% tổng số dự án và 9%

85


tổng vốn đầu tư; nông lâm thủy sản chiếm khoảng 4,2% vốn đầu tư. Ngoài ra,

đầu tư của Trung Quốc còn phân bố rải rác trong một số lĩnh vực như dịch vụ
lưu trú và ăn uống, khai khống, thơng tin truyền thơng, điện, nước, khí, điều
hịa. Trong giai đoạn này, trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp Trung
Quốc đã tăng lên rõ rệt so với thời kỳ đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung
Quốc vẫn chưa có một dự án đầu tư công nghệ cao nào tại Việt Nam.
- Về địa bàn đầu tư, trước khi có Hiệp định khung về hợp tác toàn
diện giữa Trung Quốc và ASEAN (11.2002), đầu tư trực tiếp của Trung Quốc
vào Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố tương đối phát triển,
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu và những khu vực có
người Hoa sinh sống để tận dụng về lợi thế giao thông và kinh nghiệm của
người Hoa sống tại Việt Nam. Năm 2000, các nhà đầu tư Trung Quốc mới chỉ
có mặt ở 30/64 tỉnh thành phố của Việt Nam. Đến năm 2003, địa bàn đầu tư
của doanh nghiệp Trung Quốc đã được mở rộng. Đến nay, đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng trong đó chủ yếu
tập trung tại các thành phố đơng dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ
sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa
Trung Quốc và Việt Nam. Theo thứ tự tổng vốn đầu tư, tính đến cuối năm
2011, Lào Cai là tỉnh thu hút nhiều nhất FDI từ Trung Quốc với 25 dự án, vốn
đầu tư gần 809,5 triệu USD, chiếm 19% tổng vốn. Đứng thứ hai là Quảng
Ninh với 24 dự án, vốn đầu tư 486,9 triệu USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là Hải Phòng với 44 dự án, vốn đầu tư 356,7 triệu USD, chiếm
8,4% vốn đăng ký. Tiếp theo là Bình Dương với 44 dự án, vốn đầu tư 272,2
triệu USD, chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư; Hà Nội 160 dự án, 258,4 triệu USD,
chiếm 6% số vốn; Quảng Ninh 34 dự án, 169,7 triệu USD… Nhìn vào phân
bổ đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam có thể thấy các doanh nghiệp Trung
Quốc vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực phía Bắc, chủ yếu tập trung vào khai
thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương như dự án chế biến
tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế

86



biến antimon, khai thác và tuyển quặng sắt ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà
máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp, dự án sản xuất gỗ dán,
gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá,
kinh doanh, chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án khai thác than,
dự án trồng rừng, chăm sóc chế biến và khai thác lâm sản ở Hịa Bình; dự án
xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng
sản và sản xuất than cốc, dự án gây trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu các
sản phẩm từ cây dứa, cao su, bạch đàn ở Cao Bằng [6].
3.1.2. Một số bất cập trong đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại
Việt Nam
3.1.2.1. Quy mô đầu tư nhỏ, chất lượng các dự án đầu tư thấp kém,
chưa tương xứng với điều kiện và quan hệ hai nước
Mặc dù hai nước đang thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện, song đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chưa tương
xứng với quan hệ 2 nước. Đến nay, Trung Quốc chỉ đứng thứ 14/98 quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. So với các nước trong khu vực
ASEAN, đặc biệt là Lào, Campuchia, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
khá thấp. Năm 2010, Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 305,13 triệu
USD (chiếm gần 7% tổng đầu tư của Trung Quốc vào 10 nước ASEAN), rất
thấp so với 1.118,5 triệu USD vào Singapore, 875,61 triệu USD vào
Myanmar, 699,87 triệu USD vào Thái Lan, 466,51 triệu USD vào Campuchia
và 313,55 triệu USD vào Lào [23, tr. 102].
Về quy mô, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, tuy đã có sự
cải thiện trong những năm gần đây, nhưng so với các nhà đầu tư khác tại Việt
Nam thì vẫn ở mức rất thấp, trung bình chỉ khoảng 5,26 triệu USD/dự án, trong
khi đầu tư của Canada và Brunei là hơn 37 triệu USD/dự án, Singapore 22,25
triệu USD/dự án, Mỹ 16,38 triệu USD/dự án, Nhật Bản 15,96 triệu USD/dự
án… [41]. Ngoài những dự án có vốn đầu tư trên 100 triệu USD, Trung Quốc


87


vẫn có những dự án đầu tư dưới 500.000 USD, thậm chí dưới 100.000 USD như
dự án trồng rau, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi của Công ty TNHH Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Thiên Long, tổng vốn đầu tư 85.000 USD (cấp phép 2009);
dự án thu hồi phốt pho từ phế thải bùn nghèo từ khai thác, sản xuất apatit của
Công ty Thương mại Phong Thịnh trị giá 37.000 USD tại tỉnh Lào Cai [42]…
Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
và một số nước ASEAN
Đơn vị: triệu USD
Quốc gia
Myanmar

2005

2006

2007

2008

2009

2010

11,54

12,64


92,31

232,53

376,70

875,61

5,15

9,81

64,45

204,64

215,83

466,51

Indonesia

11,84

56,94

99,09

173,98


226,09

201,31

Lào

20,58

48,04

154,53

87,00

203,24

313,55

Malaysia

56,72

7,51

32,82

34,43

53,78


163,54

Philippines

4,51

9,30

4,50

33,69

40,24

244,09

Việt Nam

20,77

43,72

110,88

119,84

112,39

305,13


Campuchia

Nguồn: 2010 Statistical Bullentin of China’s OFDI (đầu tư phi tài chính).
[23, tr 102]
Tuy Trung Quốc có nhiều doanh nghiệp lớn mang tầm quốc tế (giai
đoạn 1995-2010, Trung Quốc có 46 doanh nghiệp nằm trong danh sách
Fortune 500 [5, tr. 39]), song có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia
đầu tư vào Việt Nam là các doanh nghiệp địa phương, đến từ các tỉnh nghèo
ven biên giới Việt - Trung. Tính đến hết năm 2009, tỉnh Quảng Tây có 85 dự
án đầu tư tại Việt Nam, vốn đăng ký 74,2 triệu USD, trung bình 873.000
USD/dự án, Vân Nam có 47 dự án, tổng vốn đăng ký 52 triệu USD, trung
bình 1,1 triệu USD/dự án [6, tr. 45]…
3.1.2.2. Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu để khai thác
tài nguyên, mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc

88


Một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài
là khai thác tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung
Quốc. Vì vậy, đầu tư của Trung Quốc tại nhiều nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam, cũng khơng nằm ngồi xu hướng này. Các tỉnh, thành của
Việt Nam tập trung nhiều khống sản đều có sự có mặt của nhà đầu tư Trung
Quốc, nhất là các tỉnh phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên. Nghịch lý là ở
chỗ, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để khai thác khoáng sản, tài nguyên
để đưa về nước (thông qua xuất khẩu của Việt Nam) phục vụ dự trữ và sản
xuất, sau đó Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa ngược trở lại Việt Nam. Theo
Bộ Công thương, năm 2010, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu thiết yếu từ
Trung Quốc chiếm tới gần 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ

Trung Quốc, trong đó máy móc, thiết bị, phụ tùng 22,9%, vải các loại,
nguyên phụ liệu dệt, may, da giày 14,6%, sắt thép, sản phẩm sắt thép các
loại 10,5%, xăng dầu các loại 5,4%, hóa chất và sản phẩm hóa chất 4,5%,
phân bón 2,7%... Tuy Việt Nam đã ngừng cấp phép đầu tư nước ngồi trong
các dự án khai khống từ cuối năm 2011, nhưng để tiếp tục khai thác khoáng
sản ở Việt Nam, Trung Quốc đã tăng cường mua lại các doanh nghiệp đang
khai thác đang gặp khó khăn về tài chính (chủ yếu là mua chui, nhờ người
Việt đứng tên).
Về mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, với việc đầu tư trực
tiếp vào Việt Nam, Trung Quốc đã xuất khẩu được một lượng máy móc thiết
bị vào thị trường Việt Nam. Ngồi ra, một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc
được đưa vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp FDI Trung Quốc dưới
dạng nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm, thậm chí cả thành phẩm, để
tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và "mượn" xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang
nước khác nhằm tránh các rào cản thương mại đối với hàng hóa Trung Quốc
và tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia. Tuy đã có
một số doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, trong đó có
Media (chuyên sản xuất đồ gia dụng), TLC (sản xuất hàng điện tử), Hoa vĩ,

89


ZTE (thiết bị viễn thông)…, song các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ
tại thị trường Việt Nam. Ngồi ra, việc xuất khẩu ngun liệu thơ (với giá rẻ,
không ổn định), nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, bán thành phẩm, hàng hóa
(giá cao) là một nguyên nhân khiến nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc
tăng cao trong những năm qua.
3.1.2.3. Chuyển giao công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
Phần lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam là các
doanh nghiệp địa phương, thuộc các tỉnh giáp biên giới Việt Nam, nên trình

độ công nghệ của các doanh nghiệp này cũng ở mức rất hạn chế. Ngoài ra,
việc Trung Quốc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính
tồn cầu theo hướng chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ thô sang tinh, tiết
kiệm tài nguyên - năng lượng để khắc phục những hạn chế mang tính cơ cấu
của nền kinh tế và tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong
trung và dài hạn cũng đã và đang tạo nguy cơ lớn đối với các nước có trình độ
phát triển thấp tiếp nhận FDI từ Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Cuối
năm 2011, Trung Quốc đã loại bỏ 2.255 doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ,
máy móc lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm mơi trường,
thuộc 18 ngành nghề, trong đó có 154 doanh nghiệp sản xuất sắt, thép, 87
doanh nghiệp than luyện, 171 doanh nghiệp sản xuất hợp kim, 782 doanh
nghiệp sản xuất xi măng, 599 doanh nghiệp sản xuất giấy, 4 doanh nghiệp sản
xuất bột ngọt, 144 doanh nghiệp nhuộm và in... Trước đó, năm 2010, Trung
Quốc cũng đã cơng bố danh sách 2.087 doanh nghiệp phải đóng cửa trong
vịng 2 tháng do sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường [47].
Việc các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam với các công
nghệ lạc hậu tác động đến kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt. Thứ nhất, cơng
nghệ lạc hậu gây lãng phí ngun liệu, thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực khai
khoáng. Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường, tỷ lệ thất thốt tài ngun trong
khai thác khoáng sản của Việt Nam rất cao, trung bình 40-50% đối với khống

90


sản rắn, trên 60% đối với dầu khí. Trong chế biến khoáng sản, độ thu hồi cũng
rất thấp, như vàng xấp xỉ 20-30%... Thứ hai, gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Các dự án sản xuất xi măng
cơng nghệ lị đứng của Trung Quốc trong những năm 90 là bài học điển hình.
Hậu khai thác khống sản là mơi trường bị ô nhiễm, không có đất "sạch" để
canh tác. Thứ ba, việc sử dụng các công nghệ lạc hậu khiến năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế và hàng hóa Việt Nam càng thấp kém, tác động tiêu cực
đến tăng trưởng trong dài hạn.
3.1.2.4. Đưa lao động dư thừa, trình độ thấp sang Việt Nam
Tương tự như các nước Lào, Campuchia, Myanmar, hầu hết các dự án
FDI của Trung Quốc tại Việt Nam đều có lao động Trung Quốc. Dưới lý do
lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, nhất về khả năng làm chủ
công nghệ, Trung Quốc đã đưa hàng ngàn lao động sang Việt Nam dưới danh
nghĩa chuyên gia kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn số này là lao
động phổ thông dư thừa ở Trung Quốc. Để lách luật, các lao động được đưa
sang bằng đường du lịch để tránh phải khai báo. Thời gian qua, các cơ quan
chức năng đã phát hiện hàng ngàn lao động Trung Quốc trái phép tại Việt
Nam. Tại tỉnh Đăk Nơng, trong sớ 340 lao động nước ngồi thì có tới 314 lao
động Trung Quốc, trong số đó có khoảng 200 người chưa có giấy phép lao
động. Riêng tại dự án Alumin Nhân Cơ (huyện Đăk R’Lấp- Đăk Nơng) có
đến 171 người Trung Quốc chưa được cấp phép lao động. Tại Cụm cơng
nghiệp khí, điện, đạm Cà Mau có hơn 1.700 lao động người Trung Quốc,
trong đó hơn 440 lao động có thời gian làm việc dưới ba tháng chưa cấp phép.
Tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung
Quốc đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc,
phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại
là lao động phổ thơng khơng có giấy phép làm những cơng việc như phụ hồ,
kéo sắt, kéo cáp… Việc Trung Quốc đưa lao động bản địa sang Việt Nam đã

91


gây ảnh hưởng trực tiếp đến tạo việc làm và thu nhập cho lao động trong
nước, đồng thời gây ảnh hưởng về mặt xã hội, an ninh.
3.1.3. Nguyên nhân của những bất cập trong đầu tƣ trực tiếp của
Trung Quốc tại Việt Nam

3.1.3.1. Nguyên nhân từ phía Trung Quốc
- Xuất phát từ chiến lược đầu tư của Trung Quốc vào các nước kém
phát triển hơn, trong đó có Việt Nam, nhằm khai thác tài nguyên, mở rộng thị
trường cho hàng hóa Trung Quốc và chuyển giao cơng nghệ lạc hậu. Vì thế,
đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thấp cả về giá trị và chất lượng. Không
chỉ Việt Nam, rất nhiều nước đang và kém phát triển ở châu Á, châu Phi đang
có nguy cơ trở thành bãi thải cơng nghệ, thị trường tiêu thụ và trung chuyển
hàng hóa Trung Quốc sang thị trường thứ ba.
- Trung Quốc chưa thực sự coi trọng đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà
chỉ tập trung vào chiến lược trở thành nhà thầu lớn. So với các nước trong khu
vực như Lào, Campuchia thì đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam khá thấp. Các
doanh nghiệp Trung Quốc rất năng động và nhạy bén, quy mô nền kinh tế Trung
Quốc hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh và thịnh vượng hiện đang có
nhu cầu mở rộng sang ra thị trường nước ngồi. Vậy với Việt Nam một quốc gia
láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa lại đang là đối tác nhập khẩu
hàng hóa lớn nhưng hiện Trung Quốc vẫn chưa nằm trong "top" những nhà đầu
tư lớn ở Việt Nam. Một trong những lý do là trình độ phát triển kinh tế các nước
này đều thấp kém hơn Việt Nam, thị trường còn sơ khai nên dễ tiếp nhận vốn
đầu tư Trung Quốc hơn. Tuy nhiên, lý do cơ bản là do Trung Quốc đang tập
trung vào chiến lược làm nhà thầu nước ngoài lớn ở Việt Nam. Đường lối phát
triển kinh tế của Trung Quốc cũng chỉ rõ có bốn nội dung phát triển kinh tế đối
ngoại gồm: thương mại - đầu tư - viện trợ ODA và thầu khốn cơng trình. Khi
doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu ở nước ngồi, họ đồng thời mang theo gói

92


thầu máy móc, thiết bị cho dự án và nhân công. Phần xuất khẩu thiết bị và lao
động đã chia sẻ những lợi ích về giá thầu cho các dự án. Do vậy, các nhà thầu
Trung Quốc thường trúng thầu với giá rẻ hơn nhiều lần so với các nhà thầu đến

từ nhiều quốc gia khác. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại của 220 quốc
gia, là thầu khoán cơng trình ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, viện trợ ODA
đến 90 nước và đầu tư FDI ở 129 nước. Việc Trung Quốc là nhà thầu nước
ngoài lớn nhất ở Việt Nam cũng nằm trong mục tiêu lớn của chính phủ nước
này: thầu khốn cơng trình (tổng thầu EPC) lấy châu Á là chính, rồi mở rộng
sang châu Phi. Theo đó, hiện Trung Quốc đang có nhiều dự án lớn ở Việt Nam
như: Dự án Nhiệt điện Hải Phòng, dự án xây dựng nhà máy khai thác và tuyển
luyện đồng Sinh Quyền (Lào Cai), dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ,
Tân Rai thuộc dự án tổ hợp bauxite nhôm ở Đắc Nông và Lâm Đồng... Theo
thống kế chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong vòng 10 năm trở lại đây
các nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thế ở các dự án điện, nhiệt điện, xây lắp,
phân bón, hóa chất... Cụ thể, nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu 13 dự án nhiệt
điện than (dưới dạng EPC - chìa khóa trao tay), chiếm gần 30% cơng suất tồn
ngành điện. Lĩnh vực xi măng, nhà thầu Trung Quốc trúng tới 49/62 dự án dây
chuyền. Ngành hóa chất, có 6 dự án phân đạm u rê, thì 5 dự án Trung Quốc làm
tổng thầu. Trong các gói thầu xây lắp, các nhà thầu Trung Quốc thắng thế tới
50% giá trị gói thầu. Ngồi ra là dự án chế biến khoáng sản tại Lâm Đồng, dự
án Alumin tại Đắc Nông và hàng trăm dự án vừa và nhỏ ở nhiều lĩnh vực
khác nhau trên toàn quốc, đều do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm [53].
- Thương mại Trung - Việt lớn và khá dễ dàng là một nguyên nhân
khiến Trung Quốc không "mặn mà" với đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Theo
đó, thương mại song phương tăng mạnh trong những năm gần đây: năm 2009
đạt 21,35 tỷ USD, trong đó Trung Quốc xuất khẩu 16,44 tỷ USD; năm 2010
đạt 27,33 tỷ USD, Trung Quốc xuất khẩu 20,02 tỷ USD; năm 2012 đạt 41,17
tỷ USD, Trung Quốc xuất khẩu 28,79 tỷ USD. Đây là mức rất cao so với
thương mại Trung - Lào (trên 1 tỷ USD năm 2010); Campuchia (2,5 tỷ USD

93



năm 2011), Myanmar (6,5 tỷ USD năm 2011). Năm 2012, Trung Quốc xuất
khẩu sang Việt Nam 5,2 tỷ USD máy móc thiết bị; 3,43 tỷ USD điện thoại và
linh kiện; 3,34 tỷ USD máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 3,04 tỷ USD
vải các loại; 1,76 tỷ USD sắt thép; 1,25 tỷ USD xăng dầu. Về nhập khẩu, năm
2012, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện 1,89 tỷ USD; cao su 1,33 tỷ USD; sắn 1,18 tỷ USD; dầu thơ 1,03 tỷ
USD [56]… Ngồi ra, Việt Nam gần như khơng có các rào cản thương mại
đối với hàng hóa Trung Quốc, cộng với tình trạng bn lậu qua biên giới chưa
được kiểm soát trong những năm qua là cơ hội để Trung Quốc đưa hàng hóa
sang Việt Nam tiêu thụ, đồng thời thu gom các loại nguyên liệu, khoáng sản,
nông sản của Việt Nam đưa sang Trung Quốc. Tất cả các mặt hàng của Việt
Nam mà Trung Quốc có nhu cầu, Trung Quốc đều có thể mua được bằng
nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch hay bn lậu qua biên giới.
3.1.3.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam
- Thực tế chúng ta chưa thực sự coi trọng thu hút các nhà đầu tư
Trung Quốc. Nguyên nhân là các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt
Nam thường có cơng nghệ lạc hậu, hàng hóa chất lượng thấp, khơng giữ uy
tín. Trong khi đó, nếu thu hút các dự án cơng nghệ cao, Việt Nam đã có nhiều
sự lựa chọn hơn từ các nước phát triển. Vì thế, mặc dù hai nước đã tuyên bố
tăng cường hợp tác kinh tế, nhất là thương mại và đầu tư, song đến nay Việt
Nam chưa có chính sách khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam,
nhất là trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao. Hoạt động xúc
tiến đầu tư hạn chế khiến rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không hiểu biết
về thị trường Việt Nam, môi trường đầu tư tại Việt Nam.
- Những bất cập trong hệ thống chính sách, pháp luật: Hệ thống luật
pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và
nhất quán. Nhược điểm lớn trong thu hút đầu tư của Việt Nam là chính sách
rất hay thay đổi khiến nhà đầu tư nước ngồi khơng n tâm khi triển khai các

94



×