Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sâu tơ và biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.32 KB, 3 trang )

Sâu tơ và biện pháp phòng trừ


Sâu non

Sâu tơ có tên khoa học là
Plutella xylostella Linnaeus. Ở Việt Nam, sâu tơ còn
được gọi bằng nhiều tên khác nhau như sâu nhảy dù, sâu kén mỏng, sâu bướm muỗi,
sâu đu. Đây là loài gây hại lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với cây rau họ thập tự, nhất
là các cây rau như su hào, bắp cải, súp lơ, cải canh, cải bẹ... Chúng không những gây
tổn thất nặng nề về năng suất mà còn làm giảm hẳn về chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành: là loại bướm nhỏ (dài 6-7mm), cánh trước màu nâu xám, riềm
trong cánh màu trắng đục hình gợn sóng. Khi đậu 2 cánh xếp trên lưng hình mái nhà,
tạo 3 hình thoi. Râu dài mảnh, chân rất dài có màu xám mốc.
Trứng: rất nhỏ, hình bầu dục, màu vàng nhạt.
Ấu trùng: màu xanh nhạt, phủ nhiều lông tơ. Thân chia đốt rõ ràng, vạch chia
đốt màu vàng, trên mỗi đốt có các chấm đen. Đầu có màu nâu nhạt.
Nhộng: màu nâu vàng, nằm trong kén tơ trắng rất mỏng.
Đặc tính sinh học:
Bướm sâu tơ hoạt động vào chiều tối, ban ngày ẩn nấp ở mặt dưới của lá cây.
Chúng đẻ trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, gần gân chính. Sâu non mới nở ăn phần
thịt lá, để lại lớp màng mỏng. Sâu non tuổi lớn ăn mạnh hơn làm thủng lá, chỉ còn gân
lá (nếu mật độ sâu cao). Khi bị động, sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất. Khi đã
đẫy sức sâu nhả tơ làm kén ngay trên mặt lá, hóa nhộng trong kén.
Đặc điểm sinh thái:
Vòng đời của sâu tơ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ 17-25oC sâu
tơ phát triển mạnh, vòng đời trung bình 20-33 ngày. Nhiệt độ trên 30-35oC, tỷ lệ nở
của trứng, tỷ lệ sống sót của sâu non và hoá nhộng rất thấp. Ở miền Bắc, sâu tơ thường
gây hại nặng vào vụ đông xuân.
Kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của sâu tơ:


- Nhóm bắt mồi: gồm các loài nhện bắt mồi như nhện linh miêu, nhện sói, nhện
nhảy, nhện hàm dài; côn trùng ăn thịt như bọ chân chạy, bọ rùa, bọ ngựa, chuồn chuồn
cỏ…
- Nhóm ký sinh: gồm các loài ong mắt đỏ ký sinh trứng, ong kén nhỏ ký sinh ấu
trùng, ong cự ký sinh nhộng sâu tơ.
- Nhóm vi sinh vật gây bệnh: một số loại nấm (Zoophthra radicans, Erynia
blunckii), vi khuẩn Bacillus thurigiensis và vi rút thể hạt được xác định là gây bệnh đối
với sâu tơ.
Biện pháp phòng trừ:
Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất cao, do đó để phòng trừ sâu tơ mang lại
hiệu quả và bảo vệ được môi trường nên áp dụng quy trình IPM (quản lý dịch hại tổng
hợp):
- Luân canh với cây trồng không phải họ thập tự, xen canh với cây họ cà (cà
chua) có thể hạn chế được 50% số lượng sâu tơ.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch sản phẩm nhanh gọn. Bón phân
hợp lý, cân đối, không bón quá nhiều phân đạm.
- Bẫy dính màu vàng: bẫy bằng nhựa màu vàng, hình trụ, đường kính 25cm, cao
25cm; được quét 1 lớp dung dịch dính có 5% polybutane. Bẫy được treo cách ngọn
cây 10 - 30cm, khoảng 20 bẫy/sào Bắc Bộ. Sau 1 tuần quét lại dung dịch cho bẫy.
Cũng có thể sử dụng bẫy đèn ánh sáng xanh từ lúc tối đến 3 giờ sáng để bắt bướm sâu
tơ.
- Tưới phun mưa vào buổi chiều tối có tác dụng rửa trôi bớt trứng và sâu non,
hạn chế bướm sâu tơ giao phối và đẻ trứng. Nhân nuôi ong ký sinh rồi thả ra ruộng.
- Sử dụng các chế phẩm Delfin, Dipel, Aztron, Biocin… có nguồn gốc sinh học
để phun phòng trừ sâu tơ.
- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu hoá học khi mật độ sâu cao tới ngưỡng phòng trừ.
Khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng
và đúng cách). Một số loại thuốc có hiệu quả trừ sâu tơ: Pyrinex 20EC, Regent
800WG, Secsaigon 10EC, Cyper α 5ND… Chú ý sử dụng luân phiên các loại thuốc do
sâu tơ có khả năng quen thuốc và kháng thuốc rất nhanh.


×