Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bài dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.98 KB, 3 trang )

BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI
(Biện pháp giúp giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm)
Kính thưa : Ban giám khảo cùng tất cả quý thầy cô đồng nghiệp.
Đến với hội thi hôm nay, tôi muốn chia sẻ một số biện pháp giúp giáo
viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
1) Cơ sở lí luận:
Cơng tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm
tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy, rèn
luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên
chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm tgay mặt nhà trường quản lý
điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học
sinh, là cầu nối giữa ba mơi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
2) Cơ sở thực tiễn
Qua nghiên cứu thực tế, tôi thấy không phải ai, không phải giáo viên nào
cũng làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì cơng tác này địi hỏi người giáo viên
cần có một nghệ thuật. Không chỉ cần chuyên môn vững đảm bảo dạy tốt cho các
em những tri thức cần thiết của lớp mình phụ trách mà cịn cần một tấm lịng u
trẻ, một sự nhiệt tình trong cơng tác, nắm bắt đặc điểm tâm lí của từng em để có
thể đưa ra biện pháp giáo dục cho phù hợp.
3) Các giải pháp thực hiện:
*Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh
Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tiến hành tìm hiểu, nắm bắt
thơng tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm, phân loại học sinh có năng lực,
nhiệt tình vào ban cán sự lớp, đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp
phù hợp trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
*Hoàn thiện tổ chức lớp
Giáo viên chủ nhiệm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp.
Xây dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là
một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng cho
học sinh ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và


tự phê bình, phương pháp quản lý lớp.
Mỗi tuần tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm một lần để tổng kết rút kinh nghiệm,
nhận xét, đánh giá tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.


*Lập sơ đồ tổ chức lớp học
Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp, giáo viên không nên q áp đặt
và cũng khơng đưa ra tiêu chí xếp nam, nữ ngồi cạnh nhau. Có thể dựa trên các cơ
sở: Tình trạng sức khỏe của học sinh; học lực và căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán
sự lớp.
Học sinh cần ngồi đúng theo sơ đồ lớp học dưới sự giám sát của giáo viên bộ
môn trong các tiết học.
Giáo viên cần có sự điều chỉnh chỗ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự
bất hợp lí theo phản ánh của chính bản thân học sinh, cán sự lớp, giáo viên bộ mơn,
…ví dụ mất trật tự, khơng chú ý, nhận thức chậm.
*Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể
Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, giáo viên nên lập tiêu chí thi đua, mục
tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp, thông qua và xin ý kiến
phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh dầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể
lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua.
Có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện
nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh.
Đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật kịp thời thông qua cuộc họp phụ
huynh đầu năm, giữa năm…
*Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Giờ sinh hoạt có thể theo tiến trình: Nhận xét, đánh giá ( từ 10 đến 15 phút);
sinh hoạt tập thể ( từ 20 đến 25 phút) với các hoạt động vui học, rèn kỹ năng sống
để học sinh có cơ hội được thể hiện mình, tìm hiểu về gương người tốt, việc tốt
nhất là các tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.
*Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ mơn

Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của
tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của giáo viên
bộ môn lớp mình, trao đổi trực tiếp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa
ra giải pháp giáo dục thống nhất.
*Kết hợp với chi hội cha mẹ học sinh, gia đình học sinh
Để cơng tác chủ nhiệm đạt hiệu quả giáo viên cần: Tổ chức và thực hiện tốt
các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. Đi thăm trao đổi trực tiếp hoặc
trao đổi qua điện thoại với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh
đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường
và khẩn cấp.


Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình qua sổ liên lạc và qua
điện thoại. Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ
huynh tiện liên hệ khi cần thiết.
*Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, thường
xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động, phong trào
thi đua do đoàn đội phát động. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em
thực hiện tốt các nội quy, nề nếp của trường đề ra.
4) Kết quả đạt được:
Qua thực hiện các giải pháp trên đạt được kết quả cụ thể như sau:
-Các em thực hiện tốt các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm phân công.
-Các em biệt ngồi đúng theo sơ đồ lớp học.
-Thực hiện tốt nội quy, nề nếp lớp học.
-Thực hiện tốt các hành vi đạo đức.
5) Kiến nghị đề xuất:
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cần có sự quan tâm giúp đỡ của các ban
ngành đồn thể và hội cha mẹ học sinh. Vì vậy tơi có một số ý kiến đề xuật như
sau:

-Nhà trường cùng bên dội có phần thưởng cho các em sau mỗi đợt thi đua,
cuối học kì cho những em , những lớp có thành tích cao.
-Đồn – Đội cần tổ chức thêm nhiều hoạt động tập thể hơn nữa, tổ chức nhiều
sân chơi hơn cho các em được tham gia.
-Trên đây là một số giải pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất
lượng lớp chủ nhiệm của bản thân tơi, rất mong được sự đóng góp của ban giám
khảo và các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc Ban giám khảo cùng tất cả các đồng nghiệp lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc hội thi thành công tốt đẹp!



×