Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Tổ chức dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên hoàng văn thụ tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ THU THỦY

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
CHUN HỒNG VĂN THỤ TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ THU THỦY

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
CHUN HỒNG VĂN THỤ TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Bích - người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Khoa Sư phạm, cũng như các
thầy cô dạy bộ môn của Trường Đại học Giáo dục/Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp
tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Hồng
Văn Thụ - Hịa Bình và 3 Trường THPT chun: Nguyễn Huệ (Hà Đông – Hà Nội),
Nguyễn Trãi (Hải Dương), Amsterdam (Hà Nội) đã tạo điều kiện cho tôi điều tra
thực tế và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thực nghiệm sư phạm.
Cảm ơn bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình thực
hiện luận văn này.
Trong q trình thực hiện đề tài, khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để
luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Học viên

Bùi Thị Thu Thủy

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Viết tắt

Viết đầy đủ

1

DHKP

Dạy học khám phá

2

DHLS

Dạy học Lịch sử

3

DHTT

Dạy học tương tác

4

ĐV

Đóng vai

5


GV

Giáo viên

6



Hoạt động

7

HS

Học sinh

8

KP

Khám phá

9

NL

Năng lực

10


NLST

Năng lực sáng tạo

11

PP

Phương pháp

12

PPDH

Phương pháp dạy học

13

PPĐV

Phương pháp đóng vai

14

PTTQ

Phương tiện trực quan

15


SGK

Sách giáo khoa

16

THPT

Trung học phổ thông

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh .................................................47
Bảng 1.2. Các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trung học
phổ thông ..................................................................................................53
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực sáng
tạo cho học sinh trung học phổ thông .......................................................55
Bảng 1.4. Các biện pháp giáo viên thường sử dụng trong các giờ dạy Lịch sử .......57
Bảng 2.1. Các câu hỏi sử dụng khi dạy học lịch sử ..................................................97
Bảng 2.2. Đánh giá kĩ năng viết câu chuyên lịch sử .................................................99
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................105

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1.1. Kết quả lựa chọn mức độ rèn luyện năng lực sáng tạo cho học

sinh hiện nay .......................................................................................52
Biểu đồ 1.2. Hứng thú của học sinh đối với bộ môn Lịch sử và mong muốn
của học sinh đối với việc giáo viên áp dụng các phương pháp
dạy học mới .........................................................................................56
Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thực nghiệm sư phạm ..............................................105
Biểu đồ 2.2. Thể hiện mức độ hứng thú của học sinh đối với tiết học thực nghiệm.....106
Sơ đồ 1.1.

Thang Bloom ......................................................................................19

Hình 1.1.

Các bức tranh về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Ấn Độ
nửa sau thế kỉ XIX ...............................................................................28

Hình 2.1.

Các quy trình của dạy học khám phá ..................................................80

Hình 2.2.

Sơ đồ cấu trúc hoạt động dạy - học .......................................................84

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh mục các bảng ................................................................................................... iii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình ........................................................................... iv

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN - LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ............................................................................................................13
1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................13
1.1.2. Bản chất của năng lực sáng tạo .......................................................................15
1.1.3. Cơ sở xuất phát của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thơng chun .....19
1.1.4. Vai trị, ý nghĩa của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh trung học phổ thơng ...............................................................24
1.1.5. Tiêu chí đánh giá việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh ................................................................................................32
1.2. Thực trạng việc tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo
cho học sinh trung học phổ thông chuyên.............................................................50
1.2.1 Đối với giáo viên .............................................................................................51
1.2.2. Đối với học sinh ..............................................................................................55
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................60
Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG
TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỚP 11 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CHUN HỒNG
VĂN THỤ - HỊA BÌNH .........................................................................................61
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử thế giới lớp 11 ........................61
2.1.1. Vị trí ................................................................................................................61
2.1.2. Mục tiêu ..........................................................................................................61
2.1.3. Nội dung cơ bản ..............................................................................................65

v



2.2. Một số u cầu có tính ngun tắc khi xác định các biện pháp tổ chức
dạy học theo hƣớng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
chuyên Hồng Văn Thụ - Hịa Bình ......................................................................69
2.2.1. Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn khi tổ chức dạy học theo hướng
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh .................................................................69
2.2.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của
giáo viên với sự tự giác tích cực, độc lập nhận thức của học sinh ............................71
2.2.3. Đảm bảo tính vừa sức với yêu cầu phát triển khi tổ chức dạy học theo
hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông ....................73
2.2.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa học sinh ........................75
2.3. Một số biện pháp tổ chức dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 để phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh Trƣờng trung học phổ thơng chun
Hồng Văn Thụ - Hịa Bình....................................................................................76
2.3.1. Xác định đúng mục đích, động cơ học tập lịch sử cho học sinh trung học
phổ thông chuyên ......................................................................................................76
2.3.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh ................................................................................................78
2.3.3. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá để phát triển năng lực sáng tạo cho học
sinh trung học phổ thông chuyên ..............................................................................95
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................102
2.4.1. Mục đích của thực nghiệm ............................................................................102
2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................103
2.4.3. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................................104
2.4.4. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................105
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................114
PHỤ LỤC


vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên XXI - kỷ nguyên mà tri thức, năng lực
sáng tạo của con người được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã
hội "văn minh tri thức". Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0
- cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo đặt ra những cơ hội và thách thức không nhỏ cho
tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi giáo dục
phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội, những con người phát triển toàn diện,
nhanh nhạy, sáng tạo, nhân cách tốt, có năng lực… sẽ là chủ nhân của thế giới
tương lai. Điều này phần nào đã được khẳng định tại báo cáo chính trị Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc
biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức,
lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách
nhiệm xã hội” [3, tr. 4].
Trong các năng lực cần phát triển đầu ra cho học sinh (HS) theo mục tiêu đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông (bắt đầu thực hiện từ năm học 2020 – 2021)
thì năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được đặc biệt coi trọng như là một năng
lực cốt lõi để bồi dưỡng và phát triển các năng lực khác. Chính vì vậy việc phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS nói chung, HS các trường
chuyên nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt góp phần phát triển ở HS tư duy thích
ứng với các sự thay đổi khơng ngừng của sự phát triển xã hội.
Học sinh trung học phổ thông (THPT) chuyên là HS được tuyển chọn kĩ
càng đầu vào nên ý thức và kiến thức đều tốt. Các em đều ngoan ngỗn, học giỏi và
rất thơng minh, tư duy mạch lạc, logic, có tinh thần tổ chức, kỉ luật và hợp tác. Đa
số các em đều rất sáng tạo: sáng tạo trong tư duy, trong cách tiếp cận vấn đề, sáng
tạo trong cách thức chinh phục tri thức và trong cách trình bày... Với đối tượng HS

chuyên việc rèn luyện, phát triển năng lực trong đó có năng lực sáng tạo càng phải
được quan tâm, để phát huy được hết khả năng các em. Trong môi trường chuyên,

1


với đối tượng HS chất lượng cao, các thầy cô giáo cần phải gương mẫu đi đầu,
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để phát triển năng lực của người
học, đặc biệt là năng lực sáng tạo, qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới
của giáo dục.
Lịch sử thế giới lớp 11 là thời kì cuối của lịch sử thế giới cận đại và giai đoạn
đầu của lịch sử thế giới hiện đại với nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp, với nội dung
rất phong phú, đa dạng (gồm phong trào giải phóng dân tộc dưới nhiều hình thức ở cả
3 châu lục Á - Phi - Mĩ Latinh, chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng Mười
Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1921 – 1941, tình hình các nước tư
bản chủ nghĩa xã hội giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh thế giới lần thứ
hai) có thể tổ chức các hoạt động dạy - học hay nhằm phát triển năng lực nói chung
và năng lực sáng tạo nói riêng cho HS.
Như vậy, trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả thấy rằng việc đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo (NLST) cho
học sinh hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp thiết của giáo dục, với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học
Lịch sử theo hướng phát triển năng lực của HS, chúng tôi đã chọn đề tài: "Tổ chức
dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh Trường trung học phổ thông chun Hồng Văn Thụ - Hịa Bình” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực sáng tạo cho học sinh là một trong
những vẫn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
từ rất sớm.

2.1. Tài liệu nước ngồi
Có thể nói nghiên cứu về tư duy, tư duy sáng tạo một cách có hệ thống được
bắt đầu vào năm 1950. Người có cơng lớn là nhà tâm lý học Mỹ Guiford. J.P. Ông
đưa ra mơ hình phân định cấu tạo trí tuệ gồm 2 khối cơ bản: trí thơng minh và sáng
tạo. Ơng là người đầu tiên đưa ra các khái niệm: tư duy hội tụ và tư duy phân kì.
Trong đó, tư duy hội tụ (convergent thinking) là kiểu tư duy theo một chiều hướng

2


đã định sẵn, rập khn. Tư duy phân kì (divergent thinking) là kiểu tư duy rộng ra,
tìm ra nhiều lời giải, nhiều phương án vượt ra khỏi khuôn khổ ban đầu. Đây là kiểu
tư duy của người sáng tạo. Ông xem sáng tạo là một thuộc tính của tư duy, là một
phẩm chất của quá trình tư duy và nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo: thậm
chí sáng tạo là chỉ báo quan trọng hơn là trí thơng minh về năng khiếu, tiềm năng
của một người (Guilford J.P, 1967).
Ở giai đoạn này, tiếp tục có những nghiên cứu vấn đề sáng tạo với các tên tuổi
lớn như: Holland (1959), May (1961), Mackinnon D.W (1962), Yahamoto Kaoru
(1963), Torrance E.P (1962, 1963, 1965, 1979, 1995),.. và một số tác giả người Mỹ
như: Barron (1952, 1955, 1981, 1995), Getzels (1962, 1975),... Nội dung của các
nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới một số vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo như:
tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động sáng tạo, sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng
tạo, bản chất và quy luật của hoạt động sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo
và kích thích hoạt động sáng tạo, những thuộc tính nhân cách của hoạt động sáng tạo,
linh tính, trí tưởng tượng, tính ì tâm lí,… trong q trình tư duy sáng tạo.
Sacđacốp M.N cũng là một trong những tác giả nghiên cứu nhiều về sự phát
triển tư duy của HS. Trong cuốn “Tư duy của HS” (Sacđacốp M.N, 1970) [31], tác
giả đã khái quát rằng: tư duy là quá trình tâm lý mà nhờ nó con người khơng những
tiếp thu được những tri thức khái quát mà còn tiếp tục nhận thức và sáng tạo cái
mới. Tư duy không chỉ dừng ở mức độ nhận thức mà còn là hoạt động sáng tạo, tạo

ra những tri thức mới, rồi chính từ những tri thức này lại là cơ sở để hình thành
những khái niệm, quy luật và quy tắc mới.
Trong “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi”(1985) [42], Vưgotxki
đã đưa ra nhận định: nếu chúng ta nhìn vào hành vi con người, có hai loại hình hoạt
động cơ bản: tái hiện và sáng tạo. Loại hình sáng tạo được hiểu là bất cứ hoạt động
nào của con người mà kết quả không chỉ là sự tái hiện những ấn tượng hoặc hành
động đã có trong kinh nghiệm của nó, mà tạo nên những hình tượng hay hành động
mới. Ta cần xem xét sự sáng tạo như một quy luật hơn là một ngoại lệ. Khẳng định
sự sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần và trong tất
cả các hình thức sáng tạo thì sáng tạo văn học, sáng tạo bằng ngơn từ là tiêu biểu

3


nhất cho lứa tuổi HS. Bên cạnh đó, ơng rút ra nhiều kết luận sư phạm giúp HS sáng
tạo trong việc tạo lập văn bản như: cách ra đề tạo điều kiện cho các em chọn lựa, tập
cho trẻ chỉ viết những gì mà mình biết rõ, những gì mà các em đã suy nghĩ nhiều và
sâu sắc, giúp HS vui chơi khi sáng tác...
Dạy học phát triển năng lực là nội dung được quan tâm bởi nhiều nền giáo
dục hàng đầu trên thế giới. Tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển tại Mỹ
từ năm 1970, sau đó tiếp cận các quốc gia khác như: Anh, Úc, NewZeland, Xứ
Wales... vào những năm 1990. Trong cuốn “Phương pháp luyện trí não”(1991) tác
giả Omizumi Kagayaki đã giới thiệu các phương pháp cụ thể để rèn luyện NLST trong
đó có nội dung chủ yếu về bồi dưỡng năng lực sáng tạo tốn học. Theo tác giả để có
NLST, cần biết gạt bỏ những hiểu biết về kiến thức thông thường và những kinh
nghiệm trong quá khứ để suy nghĩ khỏi bị lệ thuộc, từ đó làm cho tính sáng tạo trong
TD khơng bị hạn chế. Ơng cho rằng để tránh sự sơ cứng của bộ não thì cần thiết phải
rèn luyện thành thói quen xem xét một sự vật hay một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác
nhau, đồng thời chịu khó TD, động não từ đó sẽ có những cách giải quyết hay những
phát hiện bất ngờ. Trong cuốn sách này, ơng cho rằng những con người có sức sáng tạo

phong phú thường là những người rất thích thú các trò chơi về não bộ như câu đố, ảo
thuật, truyện vui,… Trong đó câu đố là một hình thức khơng thể thiếu được để rèn
luyện trí óc vì nó chứa đựng trong đó những nguyên liệu về rèn khả năng trực giác, khả
năng quan sát, khả năng suy luận, phân tích, khả năng sáng tạo của con người.
Từ năm 2000, trên thế giới đã có nhiều quốc gia thực hiện dạy học lấy phát
triển năng lực làm nền tảng. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng dạy học phát
triển năng lực HS được hiểu phổ biến với hai tên gọi là: Competency (mơ hình năng
lực) và Comperency - based Curriculum (tiếp cận năng lực) theo cách gọi của Đỗ
Ngọc Thống (2011).
Nhà giáo dục học N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”
đã để cập đến vai trò của các phương tiện dạy học (yếu tố mơi trường) trong q trình
dạy học. Do tính đa dạng của kiến thức, lại với đặc điểm của tri thức lịch sử là tính q
khứ, tính khơng lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống… nên việc tham khảo các tài liệu để
làm cho nội dung bài giảng thêm hấp dẫn và hứng thú với HS là rất quan trọng, đây cũng
chính là cách thức tạo động cơ học tập và tăng thêm tính tích cực chủ động từ phía HS.
4


Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học” (1978) A.
A.Vagin đã đề cập đến nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong môn
Lịch sử như: phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử vào dạy học…
Đặc biệt phải kể đến bộ sách "Đổi mới phương pháp dạy học" của tổ chức
ASCD (Hoa Kì), Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 gồm các cuốn Nghệ thuật và khoa
học dạy học - tác giả Robert J. Marzano; Những phẩm chất của người giáo viên hiệu
quả - tác giả James H. Stronge; Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi - tác
giả Giselle O. Martin-Kniep; Quản lí lớp học hiệu quả - tác giả Robert J. Marzano,
Jana S. Marzano & Debra J. Pickering; Đa trí tuệ trong lớp học - tác giả Thomas
Armstrong; Các phương pháp dạy học hiệu quả, tác giả Robert J. Marzano, Debra J
Pickering, Jame E. Pollock... Trong đó đề cập đến một số nội dung như: Thế nào là
"giáo viên hiệu quả", cung cấp một số thước đo để đánh giá sự hiệu quả của GV, từ

đó nhằm nâng cao thành tích của HS trong trường học; ngồi ra các tác giả cịn trình
bày những thủ thuật dạy học cụ thể mang tính gợi ý để GV vận dụng vào từng lớp
học để mọi HS đều đạt kết quả học tập như mong đợi, sự vận dụng thủ thuật đó
trong từng lớp học cụ thể là cả một quá trình học tập sáng tạo khơng ngừng của
người GV để q trình học tập đầy gian nan sẽ trở nên ít gian nan hơn đối với người
học; một thông điệp nữa được gửi đến người GV là phải coi trọng sự đa dạng về trí
tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tệ đều quan trọng và mỗi HS đều có ít nhiều khả
năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiệm vụ của người GV là phải giúp mỗi
HS tỏa sáng và thành cơng trong cuộc sống của họ; vai trị của người GV tiếp tục
được nhìn nhận với khả năng quản lí lớp học, người GV có thể tìm thấy những
phương pháp, thủ thuật được trình bày chi tiết, cụ thể nhưng rất gợi mở trong cuốn
"Quản lí hiệu quả lớp học" [29] để vận dụng vào từng lớp học, từng tình huống sư
phạm cụ thể; ngồi ra một nội dung rất quan trọng cũng được đề cập đó là phương
pháp dạy học hiệu quả được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy
và lí thuyết tổng hợp, mục đích là phát huy cao độ khả năng học tập của HS, nâng
cao chất lượng giảng dạy của GV đứng lớp thông qua các phương pháp cụ thể phù
hợp với người học.
Tổng kết và phát triển kinh nghiệm của quốc tế trong dạy học phát huy

5


tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm phát triển năng lực người học là luận
điểm quan trọng trong nghiên cứu kế thừa, phát triển NLST trong dạy học nói
chung và DHLS nói riêng.
2.2. Tài liệu trong nước
Ở Việt Nam, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hình thành và phát triển các năng
lực nói chung, năng lực sáng tạo nói riêng và các biện pháp đổi mới PPDH để phát
triển năng lực của HS đã và đang được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây.
Hai cuốn giáo trình “Giáo dục học” tập 1,2 của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ hoạt

(Nxb Giáo dục, 1987) đã cho chúng ta nắm được những vấn đề cơ bản và thiết thực
về những vấn đề chung của giáo dục, lý luận dạy học, lý luận giáo dục và quản lí
giáo dục trong nhà trường. Qua đó người học biết vận dụng các kiến thức của mơn
học vào q trình dạy học và giáo dục, từ đó kĩ năng tự học của người học được
củng cố phát triển, bồi dưỡng.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng rất quan tâm đến các biện pháp tích cực
hóa hoạt động học tập của HS như Đặng Thành Hưng trong cuốn "Dạy học hiện
đại: Lý luận - biện pháp - kĩ thuật", Nxb Quốc gia Hà Nội, 1999.
Tác giả Phan Trọng Ngọ trong tác phẩm "Dạy học và phương pháp dạy học
trong nhà trường" (Nxb Đại học Sư phạm, 2005) cũng đã đề cập đến nhiều PPDH tích
cực. Tác giả cũng chỉ ra cơ sở lí luận của phương pháp, khái niệm, các mức độ của
phương pháp dạy học nói trên, các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của HS.
Các nghiên cứu về sáng tạo, NLST ở Việt Nam những năm trở lại đây ngày
càng nhiều. Các nhà tâm lí học Việt Nam đã nghiên cứu về sáng tạo, phát triển sáng
tạo và rèn luyện năng lực sáng tạo của người học như GS. Hà Thế Ngữ, GS.
Nguyễn Ngọc Quang, TS. Trần Thị Bích Liễu...
Nguyễn Huy Tú, người đã định trên?
4. GV chốt lại kiến thức cho HS.
Đánh giá
kiến thức,

năng,
thái độ và
sản phẩm
của HS

Đánh giá sự sáng tạo hình thành ở HS qua sản phẩm sáng tạo: câu hỏi
mà các nhóm đặt ra cho nhau, câu trả lời của HS, sự đóng vai, sơ đồ tư
duy, bức tranh các em vẽ, câu chuyện sáng tạo.
- Tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của HS: theo các tiêu chí: linh hoạt,

độc đáo, tinh tế, chú trọng đánh giá tính độc đáo trong các sơ đồ, đoạn
viết, bức vẽ và bài thuyết trình, các câu trả lời có tính sáng tạo.

(10 phút)
Liên kết nội dung bài học với các hoạt động sau giờ học
(1) GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức của bài.
(2) Viết về một câu chuyện em ấn tượng về chiến tranh thế giới thứ nhất?


Phục lục 2b. GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG
Ngày soạn: 09/2018
Tiết 6,7- Bài 6
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Hiểu được quan hệ quốc tế, nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 - 1918)
- Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.
2. Kỹ năng
- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra
những kết luận, nhận định, đánh giá.
- Phân biệt các khái niệm: Chiến tranh đế quốc, Chiến tranh cách mạng,
Chiến tranh chính nghĩa, Chiến tranh phi nghĩa.
3. Thái độ
- Góp phần giáo dục cho HS hiểu rõ đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và lên
án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.
4. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử, làm bài

tập lịch sử, so sánh, lập bảng.
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dẫn dắt vào bài mới
Từ 1914 - 1918, nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc,
lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các châu lục, tàn phá nhiều nước,
gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Để hiểu được nguyên nhân nào dẫn
đến chiến tranh, diễn biến, kết cục của chiến tranh chúng ta cùng tìm hiểu bài 21.
Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918.


Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

I. Nguyên nhân của chiến
- GV treo lên bảng bản đồ Chủ nghĩa tư bản (thế tranh
kỉ XVI - 1914), giới thiệu bản đồ bao gồm 2 nội
dung chính:
Hoạt động 1: Cả lớp – cá nhân

+ Thể hiện sự phân chia thuộc địa giữa các nước
đế quốc.
+ Phần biểu đồ thể hiện sự phát triển của các
nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu qua các giai đoạn
tự do cạnh tranh và đế quốc chủ nghĩa.
- GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát lược đồ và
đặt câu hỏi: Căn cứ vào lược đồ, dựa vào những
kiến thức đã học em rút ra những đặc điểm mang
tính quy luật của chủ nghĩa tư bản.

- GV gợi ý cho HS bằng cách hướng dẫn các em
theo dõi lược đồ.
- HS theo dõi lược đồ và gợi ý cho GV để trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật khơng
đều. Sự phát triển khơng đều đó của chủ nghĩa tư
bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm thay
đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế
quốc. Những đế quốc già như Anh, Pháp phát
triển chậm lại tụt xuống vị trí thứ 3 thứ 4 thế giới.
Còn những nước tư bản trẻ như Đức, Mĩ đã vươn
lên vị trí số 1, số 2 thế giới.

- Sự phát triển không đều của
chủ nghĩa tư bản đã làm thay
đổi sâu sắc tương quan lực
lượng giữa các đế quốc ở cuối
XIX - đầu XX.

+ Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng
không đồng đều. Những đế quốc già chậm phát
triển như Anh, Pháp có nhiều thuộc địa. Người
Anh thường tự hào mặt trời không bao giờ lặn
trên nước Anh, thuộc địa của Pháp thì chỉ đứng
sau Anh. Những đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát
triển mạnh nên nhu cầu thuộc địa lớn nhưng lại có
ít thuộc địa. Giới cầm quyền Đức than vãn về "sự

- Sự phân chia thuộc địa giữa
các đế quốc cũng không đều.

Đế quốc già (Anh, Pháp)
nhiều thuộc địa, đế quốc trẻ
(Đức, Mĩ) ít thuộc địa.


Hoạt động của GV và HS
chậm trễ của những con hổ đói đến bàn tiệc
muộn".

Kiến thức HS cần nắm

- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển không đều của
chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không
đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Sự phân chia thuộc địa
không đồng đều tất yếu làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc trẻ ít thuộc địa với các
nước đế quốc già nhiều thuộc địa. Mâu thuẫn về
vấn đề thị trường cuối cùng được giải quyết bằng
chiến tranh, nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc
địa nổ ra ở nhiều nơi.

 Mâu thuẫn giữa các đế
quốc thuộc địa nảy sinh và
ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh giành
thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.


Hoạt động 2: Cá nhân
- Gv yêu cầu HS theo dõi SGK những cuộc chiến
tranh giành thuộc địa đầu tiên giữa các đế quốc,
sau đó nêu nhận xét.
- HS theo dõi SGK và phát biểu nhận xét của
mình.
- GV nhận xét, kết luận: Cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX, nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã
nổ ra.
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Nhật + Chiến tranh Trung - Nhật
thơn tính được Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, (1894 – 1895)
Bành Hồ.
+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) Mĩ chiếm + Chiến tranh Mĩ – Tây Ban
được của Tây Ban Nha: Phi-líp-pin, Cu-ba, Ha- Nha (1898)
oai, Pu-éc-tơ Ti-cơ.
+ Chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902), Anh + Chiến tranh Anh – Bôơ
chiếm vùng đất Nam Phi.
(1899 – 1902)
+ Chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905), Nhật gạt + Chiến tranh Nga – Nhật
Nga để khẳng định quyền thống trị Triều Tiên, (1904 – 1905)


Hoạt động của GV và HS
Mãn Châu và một số đảo Nam Xa-kha-lin.

Kiến thức HS cần nắm

Đây là những cuộc chiến tranh đế quốc cục bộ
đầu tiên, báo hiệu trước một cuộc phân chia thuộc
địa lớn trên phạm vi thế giới sớm muộn sẽ xảy ra

giữa các đế quốc. Vì vậy người ta thường ví
những cuộc chiến tranh này như "khúc dạo đầu
của bản hịa tấu đẫm máu, đó là Chiến tranh thế
giới thứ nhất".
Hoạt động 3: Cả lớp
- GV trình bày: Trong cuộc đua giành giật thuộc
địa Đức có thái độ hung hãn nhất vì Đức có tiềm
lực kinh tế, qn sự nhưng lại ít thuộc địa, Đức đã
cơng khai vạch kế hoạch chia lại thị trường thế
giới. Thái độ đó đã làm quan hệ giữa các đế quốc
ở châu Âu trở nên căng thẳng, nhất là quan hệ
giữa Anh và Đức, đại diện cho hai khối đế quốc
đối lập ở châu Âu.

- Trong cuộc chạy đua giành
giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu
chiến nhất. Đức đã cùng Áo Hung, I-ta-li-a thành lập phe
Liên minh (năm 1882) để
chuẩn bị chiến tranh chia lại
thế giới.

+ Từ những năm 80 của thế kỉ XIX, giới cầm
quyền Đức đã vạch kế hoạch đánh chiếm châu Âu
và các thuộc địa của Anh, Pháp ở châu Á và châu
Phi... Để thực hiện kế hoạch của mình, Đức đã lơi
kéo Áo, Hung, I-ta-li-a thành lập một liên minh
tay ba, được gọi là phe Liên minh (sau này I-ta-lia tách khỏi Liên minh chống lại Đức).
+ Để đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng
chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Anh, Pháp, Nga
tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân

nhượng lẫn nhau kí những bản hiệp ước tay đôi.
Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904), Anh - Nga
(1907), hình thành phe Hiệp ước.

- Để đối phó, Anh đã ký với
Nga, Pháp những hiệp ước tay
đơi hình thành phe Hiệp ước
(Đầu thế kỉ XX).

- GV kết luận: Như vậy đến đầu thế kỉ XX ở châu
Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau.
Cả hai đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh
thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua

- Cả 2 khối quân sự đối đầu
tiến hành chạy đua vũ trang,
chuẩn bị chiến tranh chia lại
thế giới  chiến tranh đế quốc


Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc không thể tránh khỏi.
chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường
thế giới không thể tránh khỏi.
- GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu quan hệ quốc tế
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, em hãy rút ra nguyên
nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất?
- HS dựa vào phần vừa học, suy nghĩ tìm câu trả
lời.

- GV nhận xét bổ sung:
+ Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế
kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: quan hệ căng thẳng
giữa các đế quốc ở châu Âu mà trước tiên là quan
hệ giữa Anh và Đức về vấn đề thị trường thuộc
địa.

→ Nguyên nhân sâu xa: do sự
phát triển không đều của chủ
nghĩa tư bản dẫn tới mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc
về vấn đề thuộc địa.

+ Chính mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề
thuộc địa mà trước tiên là giữa đế quốc Anh với
đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
chiến tranh (nguyên nhân sâu xa của chiến tranh).

- Nguyên cớ trực tiếp của
chiến tranh là do một phần tử
Xéc-bi ám sát Thái tử Áo Hung.

- GV dẫn dắt: Vậy nguyên nhân trực tiếp (ngịi
nổ) của chiến tranh là gì?
- HS theo dõi SGK để trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Nguyên cớ trực tiếp của
Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự kiện thái tử kế
vị ngôi vua Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám
sát tại Bô-xni-a. Áo - Hung thuộc phe Liên minh
còn Xéc-bi là một nước được phe Hiệp ước ủng

hộ. Vì vậy nhân cơ hội này Đức gây ra chiến
tranh.
- GV có thể cung cấp thêm kiến thức liên quan tới
vụ ám sát Hồng thân kế vị ngơi vua Áo - Hung.
Hoạt động 4: Cả lớp - cá nhân

II. Diễn biến của chiến tranh

- Trước hết, GV khái quát: Lúc đầu chỉ có 5 1. Giai đoạn thứ nhất (1914 cường quốc châu Âu tham chiến Anh, Pháp, Đức, 1916)


Hoạt động của GV và HS
Nga, Áo - Hung. Dần dần, 38 nước trên thế giới
và nhiều thuộc địa của các đế quốc bị lơi vào
vịng khói lửa của chiến tranh (tại Ấn Độ, Anh đã
bắt 40 vạn người đi lính, Pháp cũng mộ 30 vạn
lính ở các thuộc địa trong đó có Việt Nam) chiến
sự diễn ra ở nhiều nơi, song chiến trường chính là
châu Âu. Chiến tranh chia làm hai giai đoạn 1914
- 1916 và 1917 - 1918.

Kiến thức HS cần nắm

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng niên
biểu diễn biến chiến tranh theo mẫu.
Thời gian

Chiến sự

Kết quả


- HS theo dõi SGK tự lập bảng vào vở.
- GV dùng bảng niên biểu đã làm sẵn trên lên
bảng làm thông tin phản hồi giúp HS chỉnh sửa
phần đã tự làm, đồng thời GV tóm tắt diễn biến
trên lược đồ châu Âu trước chiến tranh, sau sự
kiện Thái tử Áo bị ám sát 1 tháng.
Thời gian Sự kiện
28/7/1914 - Áo - Hung tuyên chiến với
Xéc-bi.
1/8/1914

- Đức tuyên chiến với Nga

3/8/1914

- Đức tuyên chiến với Pháp

4/8/1914

- Anh tuyên chiến với Đức

 Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt
trận chính Đơng Âu - Tây Âu.
Thời gian

Chiến sự

Kết quả


1914

- Ở phía Tây: ngày đêm 3/8 Đức - Đức chiếm được Bỉ, một
tràn vào Bỉ, đánh thọc sang Pháp. phần nước Pháp uy hiếp Thủ
đô Pa-ri.


Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

- Cùng lúc ở phía Đơng Nga tấn - Cứu nguy cho Pa-ri
cơng Đơng Phổ
1915

- Đức, Áo - Hung dồn tồn lực tấn - Hai bên ở vào thế cầm cự
công Nga.
trên một mặt trận dài 1200km.

1916

- Đức chuyển mục tiêu về phía - Đức khơng hạ được VecTây tấn cơng pháo đài Véc- doong hai bên thiệt hại nặng.
doong.

- HS vừa theo dõi, vừa chỉnh sửa bảng niên biểu
của mình.
- GV dừng lại cung cấp cho HS đôi nét về trận
Vec-doong làm thay đổi cục diện chiến tranh (vị
trí quan trọng của Vec-doong, ý đồ của Đức Pháp, tính chất quyết liệt của trận đánh, thiệt hại
của cả hai bên ...)

Hoạt động 5: Cả lớp - cá nhân
- GV tiếp tục yêu cầu HS lập bảng niên biểu tóm
tắt diễn biến chính trong giai đoạn II.
- HS theo dõi SGK tự lập bảng.
- GV treo lên bảng bảng niên biểu đã chuẩn bị
sẵn để HS chỉnh sửa bài làm của mình.
Thời gian

Chiến sự

Kết quả

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga Chính phủ tư sản lâm thời ở
thành cơng.
Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

2/4/1917

Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
vào chiến tranh cùng phe Hiệp
ước.
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra Hai bên ở thế cầm cự.
trên cả hai mặt trận Đông và Tây
Âu.

11/1917

Cách mạng Tháng Mười Nga Chính phủ Xơ Viết thành lập.

thành công.


Hoạt động của GV và HS

Kiến thức HS cần nắm

3/3/1918

Chính phủ Xơ Viết kí với Đức Nga rút khỏi chiến tranh.
Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp.

7/1918

Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời Đồng minh của Đức đầu hàng;
cơ Anh - Pháp phản công
Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kỳ
(30/10), Áo - Hung (2/11)

9/11/1918

- Cách mạng Đức bùng nổ.

- Nền quân chủ bị lật đổ.

11/11/1918

- Chính phủ Đức đầu hàng.

- Chiến tranh kết thúc.


Hoạt động 6: Cá nhân
- HS theo dõi niên biểu, đồng thời nghe GV trình
bày tóm tắt diễn biến.
- GV dùng lược đồ kết hợp trình bày diễn biến
chiến tranh, từ 1917 - 1918 lần lượt theo các sự
kiện trong SGK có thể dừng lại ở một số sự kiện
giải thích cho HS hiểu sâu thêm.
- Về việc Mĩ tham chiến: GV có thể giải thích vì
sao Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước.
Lúc đầu Mĩ giữ thái độ "trung lập", muốn lợi
dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe.
Nhưng đến năm 1917, phong trào cách mạng ở
các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng
về phe Hiệp ước. Để thu lợi nhuận sau khi thắng
trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng
thế giới đang lan rộng, ở giai đoạn cuối của chiến
tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ
đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp
ước và việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã
góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
Hoạt động 7: Cả lớp
- GV trình bày về hậu quả của chiến tranh:

III. Kết cục của cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã * Hậu quả của Chiến tranh thế
gây ra những thảm họa rất nặng nề với nhân loại: giới thứ nhất kết thúc với sự
38 nước với tổng số quân là 37 triệu người cùng thất bại của phe Liên minh.

1,5 tỉ dân bị lơi cuốn vào vịng khói lửa của chiến


Hoạt động của GV và HS
tranh: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị
thương, tiêu tốn 85 tỉ đô-la...

Kiến thức HS cần nắm

+ Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ,
riêng Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ
bán vũ khí, đất nước khơng bị bom đạn tàn phá.
Thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư tăng
4 lần. Nước Nhật chiếm lạ một số đảo củ Đức,
nâng cao địa vị ở vùng Đông Nam Á và Thái
Bình Dương.

- Gây nên thiệt hại nặng nề về
người và của.

+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công và sự
ra đời của nhà nước Xô Viết đánh dấu bước
chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. Đây
là hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi
tham chiến.

- Cách mạng Tháng Mười Nga
thành công đánh dấu bước
chuyển biến lớn trong cục diện
thế giới.


+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Tiêu tốn 85 tỉ đô-la.

- GV nêu câu hỏi: Kết cục của chiến tranh gợi
cho em suy nghĩ gì?
- HS phát biểu cảm nghĩ của mình về kết cục của
chiến tranh.
- GV: Qua kết cục của chính trị. GV giáo dục HS
tư tưởng u hịa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến
tranh, sẵn sàng đấu tranh vì nền hịa bình thế giới.
Hoạt động 8: Cả lớp

* Tình chất:

- GV nêu câu hỏi: Qua nguyên nhân, diễn biến,
kết cục của chiến tranh, em hãy rút ra tính chất
của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
(Gợi ý: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc
chiến giữa các đế quốc nhằm tranh giành, phân
chia thuộc địa, gây nên những thảm họa khủng
khiếp cho nhân loại, em hãy rút ra tính chất của
chiến tranh).
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Do tranh chấp thuộc địa - Chiến tranh thế giới thứ nhất


Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm

để chia thế giới. Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc
bùng nổ. Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, đối với phi nghĩa.
cả hai phe tham chiến.
4. Kết thúc bài học
* Củng cố:
+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc
về vấn đề thị trường và thuộc địa. Sự kiện Hoàng thân Áo bị ám sát đã châm ngịi
cho cuộc chiến bùng nổ.
+ Tính chất, kết cục của chiến tranh.
* Dặn dò:
+ Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................



×