Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUAN VAN Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết của hoa đu đủ đực ở Đại Lộc tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA HOA
ĐU ĐỦ ĐỰC Ở ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA HOA
ĐU ĐỦ ĐỰC Ở ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thị Duyên

Đà Nẵng - Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

LÊ THỊ THẢO


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu .................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4
6. Bố cục luận văn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 5
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ ................................................................. 5
1.1.1. Phân loại khoa học .......................................................................... 5
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố .................................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đu đủ ............................................. 6
1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY ĐU ĐỦ ................................................ 11
1.2.1. Tác dụng dinh dưỡng .................................................................... 12
1.2.2. Tác dụng dưỡng sinh ..................................................................... 12
1.2.3. Tác dụng làm đẹp .......................................................................... 13
1.2.4. Tác dụng chữa bệnh ...................................................................... 13
1.3. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐU ĐỦ.................. 15

1.3.1. Một số cơng trình nghiên cứu về cây đu đủ trên thế giới ............. 15
1.3.2. Một số cơng trình nghiên cứu về cây đu đủ ở Việt Nam .............. 16
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 18
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT ............................................ 18
2.1.1. Mẫu nguyên liệu............................................................................ 18
2.1.2. Xử lý nguyên liệu .......................................................................... 18
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ........................................................ 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 20


2.2.1. Sơ đồ thực nghiệm ........................................................................ 20
2.2.2. Xác định các thơng số hóa lý của ngun liệu.............................. 23
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về phương pháp chiết .......................................... 26
2.2.4. Xác định thành phần hóa học của các dịch chiết từ hoa đu đủ đực
........................................................................................................................ .32
2.2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới q trình chiết bằng dung mơi
metanol ............................................................................................................ 33
2.2.6. Chiết tách bằng phương pháp bản mỏng ...................................... 34
2.2.7. Sắc ký cột ...................................................................................... 37
2.2.8. Thử hoạt tính sinh học .................................................................. 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 41
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THƠNG SỐ HĨA LÝ ............................. 41
3.1.1. Độ ẩm .......................................................................................... 41
3.1.2. Hàm lượng tro ............................................................................. 42
3.1.3. Xác định hàm lượng một số kim loại.......................................... 42
3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT
TRONG CÁC DỊCH CHIẾT KHÁC NHAU CỦA HOA ĐU ĐỦ ĐỰC....... 43
3.2.1. Dịch chiết bằng dung môi n-Hexan ............................................ 43
3.2.2. Dịch chiết bằng dung môi Clorofom .......................................... 45
3.2.3. Dịch chiết bằng dung môi etylaxetat .......................................... 48

3.2.4. Dịch chiết bằng dung môi diclometan ........................................ 51
3.3.5. Dịch chiết bằng dung môi metanol ............................................. 54
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU CỦA PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT ............................................................................................................. 60
3.3.1. Khảo sát thời gian chiết .............................................................. 61
3.3.2. Khảo sát nhiệt độ chiết................................................................ 62
3.3.3. Khảo sát tỉ lệ rắn - lỏng ............................................................... 62


3.3.4. Khảo sát số lần chiết ................................................................... 63
3.4. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC ............................................ 64
3.5. KẾT QUẢ PHÂN LẬP MỘT SỐ CẤU TỬ CÓ TRONG CAO
DICLOMETAN .............................................................................................. 65
3.5.1. Kết quả sắc ký bản mỏng ............................................................ 66
3.5.2. Kết quả sắc ký cột ....................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAS

Atomic Absorption Spectrophotometric

GC-MS

Gas chromatography–mass spectrometry


NMR

Nuclear magnetic resonance

DEPT

Distortionless enhancement by polarisation transfer

IR

Infrared Radiation

IC50

The half maximal inhibitory concentration

DMSO

Dimethyl sulfoxide


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

2.1

Tên bảng
Hóa chất được sử dụng trong q trình làm thí
nghiệm


Trang

19

3.1

Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng

42

3.2

Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexan

44

3.3

Thành phần hóa học trong dịch chiết clorofom

46

3.4

Thành phần hóa học trong dịch chiết etylaxetat

49

3.5


Thành phần hóa học trong dịch chiết diclometan

52

3.6

Thành phần hóa học trong dịch chiết metanol

54

3.7

3.8

Tổng hợp các cấu tử được phát hiện bằng phương
pháp phổ GC-MS
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn dịch chiết
metanol của hoa đu đu đực

57

65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình


Trang

1.1

Cây đu đủ

5

1.2

Cấu tạo cây đu đủ

7

1.3

Hoa đu đủ đực

8

1.4

Hoa cái của đu đủ

8

1.5

Cây đu đủ đực


9

1.6

Cây đu đủ cái

10

1.7

Cây đu đủ lưỡng tính

11

1.8

Quả đu đủ chín

12

2.1

Mẫu ngun liệu thơ

18

2.2

Hoa, bột đu đủ đực


18

2.3

Sơ đồ qui trình chiết tách hoa đu đủ đực

20

2.4

Bộ chiết soxhlet

21

2.5

Dịch chiết bằng các dung mơi

21

2.6

Sơ đồ qui trình phân lập một số hợp chất trong dịch
chiết metanol

22


2.7


Mơ hình phương pháp chiết soxhlet

28

2.8

Sơ đồ thiết bị sắc ký ghép khối phổ.

32

3.1

Mẫu nguyên liệu trước, sau khi được xử lý

41

3.2

Sắc ký đồ dịch chiết n-hexan của hoa đu đủ đực

43

3.3

Sắc ký đồ dịch chiết clorofom của hoa đu đủ đực

46

3.4


Sắc ký đồ dịch chiết etyl axetat của hoa đu đủ đực

49

3.5

Sắc ký đồ dịch chiết diclometan của hoa đu đủ đực

51

3.6

Sắc ký đồ dịch chiết metanol của hoa đu đủ đực

54

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Sự phụ thuộc của khối lượng cao chiết (m) vào thời
gian chiết (t)
Sự phụ thuộc của khối lượng cao chiết (m) vào
nhiệt độ chiết (oC)

Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn- lỏng đến khối lượng cao
chiết (m) và dung môi metanol (V)
Ảnh hưởng của số lần chiết đến khối lượng cao
chiết bằng dung môi metanol
Kết quả sắc ký bản mỏng các dung môi

61

62

63

64

66


Kết quả sắc ký bản mỏng của hệ dung môi
3.12

clorofom:etyl axetat được soi dưới đèn UV tại bước

67

sóng 365 nm.
Kết quả chạy sắc ký bản mỏng hệ dung môi
3.13

n-hexan: etyl axetat được soi dưới đèn UV tại bước


68

sóng 365 nm.
3.14

Cột sắc ký ( sau khi được nhồi)

69

3.15

Các dịch chiết được tách ra

70

3.16

Sắc ký bản mỏng của các phân đoạn (a), (b)

3.17

Chất kết tinh lên thành bình DDC1

71

3.18

Phổ IR của hợp chất kết tinh DDC1

72


3.19

Phổ 1H-NMR của hợp chất kết tinh DDC1

73

3.20

Phổ 13C-NMR của chất kết tinh sau phân lập

74

3.21

Phổ DEPT của hợp chất kết tinh DDC1

74

70, 71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ban
tặng hệ thực vật rất phong phú, đa dạng chủng loại. Từ xa xưa, ông cha ta đã
biết khai thác nguồn tài nguyên sinh học quý giá này với nhiều mục đích khác
nhau như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh,… cho cuộc sống hằng ngày. Một

trong số đó phải kể đến cây đu đủ, có tên khoa học là Carica papaya, gọi là
papaya hay Cây đu đủ theo tên gọi Việt Nam.
Cây đu đủ có nguồn gốc từ Caraibes qua Tây Ban Nha, là một loài duy
nhất của giống Carica thuộc họ Caricaceae. Lồi cây này có nguồn gốc
ngun thủy ở Mỹ, lần đầu tiên được trồng ở Mexico từ nhiều thế kỷ, trước
khi xuất hiện trong văn hóa Trung Mỹ cổ điển. Quả đu đủ chín là một món ăn
bổ dưỡng giúp tiêu hoá các chất thịt, chất albumin. Quả đu đủ xanh được chỉ
định dùng trong suy thiểu năng tiêu hoá, dạ dày và tụy, trong giảm dịch vị hay
lên men dạ dày, trong viêm dạ dày mãn tính, lên men ruột và viêm dạ dày ruột
non của trẻ em. Lá đu đủ dùng tiêu mụn nhọt, nấu nước dùng tẩy sạch vết
máu ở vải và rửa vết loét, vết thương, sát trùng. Nhựa đu đủ bôi mặt bị tàn
nhang và các vết dơ khác ở da, hắc lào mới phát, các loại lở sần ở da. Bên
cạnh đó, lá cây đu đủ còn chứa một thành phần chiết xuất giống như thuốc
được điều chế trong phịng thí nghiệm được các nhà khoa học nghiên cứu có
thể chữa bệnh ung thư. Thổ dân Úc cũng dùng phương pháp cắt lá phơi khô
dùng để uống chữa khỏi căn bệnh ung thư từ xưa [28].
Cây đu đủ đực là loại cây chỉ cho hoa, rất hiếm khi đu đủ đực ra quả do
đó người ta thường chặt bỏ. Ngày nay, hoa đu đủ đực là một loại thảo dược
thần kì dùng để chữa các loại bệnh ho, kể cả ho gà, ho lâu năm, viêm cuống
phổi, mất tiếng...


2

Mặc dù có cơng dụng như vậy, nhưng ở nước ta hiện nay chưa có nhiều
cơng trình khoa học nghiên cứu về quá trình chiết, tách hay xác định thành
phần hóa học, cấu trúc của hợp chất trong hoa và cuống hoa đu đủ đực. Vì
vậy, tơi quyết định chọn đề tài:
“ Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch
chiết của hoa đu đủ đực ở Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài luận văn

tốt nghiệp của mình.


3

2. Đối tượng nghiên cứu
Hoa đu đủ đực được hái từ huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách bằng các dung mơi hữu cơ.
- Định danh thành phần hóa học của các dịch chiết.
- Khảo sát thăm dị hoạt tính sinh học của dịch chiết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình chiết tách, lựa chọn dung mơi chiết, định danh thành phần
hóa học.
4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu.
- Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm.
- Phương pháp AAS để xác định hàm lượng kim loại.
- Phương pháp chiết tách bằng dung môi hữu cơ: ngâm dầm, chiết
soxhlet.
- Định danh bằng phương pháp GC-MS.
- Xác định, thăm dị hoạt tính sinh học của dịch chiết.
4.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lựa chọn mẫu nguyên liệu.
- Nghiên cứu xác định thông số đầu vào của nguyên liệu.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình chiết tách, xác định các yếu tố ảnh
hưởng.
- Định danh: Xác định thành phần hóa học của các dịch chiết bằng

phương pháp GC-MS.
- Nghiên cứu, thử nghiệm hoạt tính sinh học.


4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp thông tin khoa học về thành phần hóa học của một số hợp
chất chính trong hoa đu đủ đực.
- Cung cấp các tư liệu về ứng dụng của dịch chiết hoa đu đủ đực từ các
dung môi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy trình ứng dụng trong thực tế.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 77 trang, 9 bảng, 35 hình, 32 tài liệu tham khảo. Cấu
trúc của luận văn như sau:
MỞ ĐẦU(4 trang)
Chương 1. TỔNG QUAN (13 trang)
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23 trang)
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (35 trang)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (2 trang)


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ
1.1.1. Phân loại khoa học
Tên khoa học : Carica papaya
Tên Lati: Caricaceae
Tên Tiếng Việt: Đu đủ
Giới: Plantae

Ngành: Angiospermae (hạt kín)
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Brassicales (bộ Cải)
Họ: Caricaceae (Đu Đủ)
Chi: Carica
Loài : Carica papaya [19].

Hình 1.1. Cây đu đủ

Một số tác giả cho rằng họ Caricaceae gồm 31 loài thuộc 3 giống là
Carica, Jacaratia, Jarilla từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và một giống
Cylicomorpha từ vùng xích đạo châu Phi [11]. Một nghiên cứu phân loại học
gần đây [12] đề nghị rằng vài loài của giống Carica là thuộc giống Vasconella.
Do đó, sự phân loại của họ Caricaceae được sửa lại, họ Caricaceae gồm
giống Cylicomorpha và 5 giống của Nam Mỹ và Trung Mỹ (Carica,
Jacaratia, Jarilla, Horovitzia và Vasconella). Carica papaya L. là loài duy
nhất thuộc giống Carica [21].
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
a. Nguồn gốc
Chi đu đủ (Carica) có loại đu đủ (Carica papaya) thuộc Họ đu đủ
(Caricaceae hay Papayaceae). Lồi này có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của
Châu Mỹ, có lẽ từ miền nam Mexico và một số các nước láng giềng ở Trung
Mỹ [20].


6

Các nghiên cứu khảo cổ cho biết cây đu đủ được trồng đầu tiên ở
Mexico nhiều thế kỷ trước khi có sự xuất hiện của các nền văn minh cổ điển
Trung Mỹ.

Cây đu đủ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả đầu tiên
vào năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia [27]. Từ đó người
Tây Ban Nha giới thiệu loài cây này đến Châu Phi, Châu Á và Châu Úc. Rất
có thể cây đu đủ du nhập vào Việt Nam qua Philiippines, thời điểm chưa được
xác định.
b. Phân bố
Cây đu đủ được phân bố rộng khắp thế giới, trừ châu Âu ra các châu
lục cịn lại đều có trồng đu đủ.
- Châu Á: có các nước trồng đu đủ như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,
Thái Lan, Philippines, Mianma, Malaysia...
- Châu Phi: có Tanzania, Uganda.
- Châu Mỹ: gồm các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, ở Bắc Mỹ có Hoa Kỳ,
Austraylia, Newzealand...
Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc, xuất xứ của cây đu đủ,
nhưng đến nay hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam đều có trồng đu đủ, nhiều
nhất là các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đu đủ được xem như là
cây ăn quả ngắn ngày trong cơ cấu vườn cây ăn quả ở các vùng trong cả nước.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đu đủ
a. Đặc điểm chung của cây đu đủ
Đặc điểm chung của họ Caricaceae là thân thẳng, mềm, sinh trưởng
nhanh, thân thường không phân nhánh, lá được xếp theo hình xoắn ốc bao
quanh ở đỉnh, khi bị tổn thương thân và lá chảy ra nhựa trắng đục như sữa
[19], [20].


7

Hình 1.2. Cấu tạo cây đu đủ [20]
Nhìn chung, cây đu đủ to, cao 8 - 10m. Thân hình trụ khơng phân
nhánh, mang một bó lá to, mọc so le, khơng có lá kèm, có cuống rất dài. Gân

lá của cây đu đủ có hình dạng chân vịt. Phiến lá chia thành 8 - 9 thùy sâu, mỗi
thùy lại còn bị khía thêm nữa như bị xé rách. Hoa màu vàng nhạt, nhóm thành
chùy xim, ở nách những lá cũ nhất. Hoa thường khác gốc nhưng cũng có
những kiểu tạp tính (đực, cái, lưỡng tính), đực cùng gốc (đực lưỡng tính) và
cái cùng gốc (cái lưỡng tính). Cụm hoa được phân nhánh nhiều, có các xim
cuối cùng gồm hoa lưỡng tính hay hoa cái; các cụm hoa cái chỉ gồm có 2 - 3
hoa.
♦ Hoa đực
Hoa đực của cây đu đủ thường mọc thành chùm có cuống dài đến 1m.
Hoa đực thường bé, đài hợp chia làm 5 răng ngắn, hình tam giác; tràng gồm 5
cánh hoa hàn liền nhau thành hình phễu. Bộ nhị gồm hai vịng nhị đính trên
ống của tràng; vòng trong đặt trước các cánh hoa; hồn tồn khơng có cuống
hoặc gần như khơng có cuống. Bao phấn có trung đới kéo dài, mang ơ phấn


8

mở bằng một kẽ nứt dọc quay về phía trong. Một nhụy thơ sơ thường chiếm
trung tâm hoa đực.

Hình 1.3. Hoa đu đủ đực
♦ Hoa cái
Các bộ phận tự do của đài dài hơn phần hàn liền. Các cánh hoa thường
tự do hoặc hơi liền nhau ở gốc. Hoa không có nhị lép. Nhụy cấu tạo bởi 5 lá
nỗn. Bầu một ơ, mang 5 vịi chia nhiều ít, đựng một số lớn nỗn ngược, có lỗ
nỗn ở trên và ở phía ngồi. Sau khi thụ phấn, các lá mang hoa ở nách sẽ rụng.
Quả mọng to, có nhiều thịt. Nhiều hạt hình trứng rải rác, có hai lớp vỏ; vỏ
ngồi có thịt, vỏ trong cũng nhiều khi sần sùi hoặc có gai. Cây mầm thẳng
nằm giữa một nội nhũ thịt.


Hình 1.4. Hoa cái của đu đủ [29]


9

Cây đu đủ được trồng khắp nơi để lấy quả ăn. Trong nhựa mủ có một
men có thể tiêu được các protein, gọi là papain. Trong các mơ có chất
myrozin. Ngoài ra trong lá, quả và hạt của cây đu đủ có chất ancaloit, gọi là
capain, tính chất tương tự như digitalin.
b. Giới tính cây đu đủ
Cây đu đủ có ba loại giới tính: cây đực, cây cái và cây lưỡng tính.
♦ Cây đu đủ đực
Cây đu đủ đực mang hoa đực và khơng có quả. Một số hoa ở đầu các
nhánh có bầu hoa khá phát triển và có thể hình thành quả nhưng quả nhỏ, ăn
đắng và khơng có giá trị kinh tế. Lúc nhỏ cây có rễ cọc rất lớn, ít rễ ngan, lá
nhọn, nổi gân gồ gề trên mặt lá, nách tàu khơng có viền. Khi trồng lớn nhanh
trông thấy, vươn cao hơn các cây khác khoảng 20 đến 25%. Cây đu đủ đực
khơng có ý nghĩa về năng suất song chúng là cây cho phấn, có khả năng thụ
phấn cho các cây mang hoa cái khác, giúp tăng năng suất và phẩm chất quả.
Hoa và lá cây đu đủ đực dùng làm nhiều loại thuốc chữa bệnh.

Hình 1.5. Cây đu đủ đực [31]
♦ Cây đu đủ cái
Cây cái cho trái tròn to, dễ đậu trái, thịt vừa khơng dày khơng mỏng,
bơng lớn có sẵn nụ bên trong, có thể thụ phấn chéo với các cây đu đủ khác.


10

Lúc nhỏ cây nhiều rễ ngắn (rễ chùm), lá bầu, cây dày mắt, thân thấp lùn, lá có

màu xanh đậm.
Cây cái mang hoa cái, để tạo thành quả các hoa này phải được nhận
phấn từ các cây đực và cây lưỡng tính song chúng cũng có thể phát triển đơn
tính sinh. Quá trình ra hoa của cây cái rất ổn định khơng bị chi phối bởi điều
kiện bên ngồi.

Hình 1.6. Cây đu đủ cái
♦ Cây đu đủ lưỡng tính
Cây đu đủ lưỡng tính là cây thường cho hoa có cả bộ phận đực và cái
trên cùng 1 hoa. Trên cây lưỡng tính, hoa của nó có bầu nỗn được bao bọc
bởi các túi phấn có màu vàng. Cây lưỡng tính cho quả dài và rất dễ đậu quả
nên nó có năng suất cao.
Cây dễ rụng trái non khi thời tiết nắng nóng thiếu nước, do đó địi hỏi
phải đầu tư chăm sóc cao. Lúc cây nhỏ phần gốc hơi lớn hơn phần thân, lá
dày có màu xanh nhạt. Thích hợp trồng trên đất phù sa và đất đỏ bazan.


11

Hình 1.7. Cây đu đủ lưỡng tính [31]
c. Một số loài đu đủ thường gặp
Trên thế giới, tùy vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau của mỗi
khu vực mà cũng đã sản sinh, lai tạo ra nhiều loài đu đủ khác nhau, chẳng hạn
một số loài đu đủ như sau:
+ C. candamarcencis Hook (đu đủ núi)
+ C. cundinamarcensis Linden.
+ C. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ).
+ C. chryso petala Heilb
+ C. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, cịn có tên là Babacao, tái dài,
khơng hạt, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon).

+ C. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái).
+ C. cauliflora Jacq.
+ C. gracilis Sohms.
+ C. perythrocarpa Linden and André [21].
1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY ĐU ĐỦ
Trong cuộc sống, đu đủ là lồi có rất nhiều giá trị sử dụng khác nhau
phục vụ cho nhu cầu của con người, sau đây là một số tác dụng.


12

1.2.1. Tác dụng dinh dưỡng
Trong quả đu đủ hàm lượng beta-carotene nhiều hơn so với các loại rau
quả khác. Beta-carotene là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được
chuyển hóa thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trị
chống oxi hóa mạnh, giúp chống lại một số căn bệnh như ung thư, chống khơ
mắt, khơ da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100 gam đu đủ chín chứa
2,100 mcg beta-carotene [20].

Hình 1.8. Quả đu đủ chín [32]
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp phục hồi gan ở người
bị sốt rét. Do có nhiều vitamin C và carotene nên đu đủ có tác dụng chống oxi
hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên nhu cầu beta-carotene cũng cần
vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện
tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta-carotene ăn vào.
Ở Ấn Độ, người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra
thuốc chống bệnh quáng gà ở trẻ em [20].
Ngồi ra, trong đu đủ cịn chứa nhiều vitamin khác (như vitamin B1,
B2), các axit gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm.
1.2.2. Tác dụng dưỡng sinh

Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Đu
đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc khi dùng vào mùa hè,


13

cịn giúp nhuận táo, ơn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm khi
ăn vào mùa thu đơng.
Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể
trạng khơng sung mãn, có các bệnh mãn tính.
Đu đủ chín được coi là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hoá các
chất thịt. Trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho
quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt.
1.2.3. Tác dụng làm đẹp
Đu đủ giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da vì nó rất giàu
enzim tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da. Ngoài ra, tẩy tế bào da chết, hồi
phục sự tươi trẻ cho làn da cũng là những tác dụng vô cùng tốt của đu đủ.
Hỗn hợp massage da mặt từ đu đủ: Trộn đu đủ xay với một thìa dầu
aloe vera và massage khắp cơ thể. Nên thực hiện đều đặn mỗi tháng 1 lần để
tái tạo làn da.
Mặt nạ dành cho mọi loại da: Xay nhuyễn 1 quả đu đủ, 1 muỗng cà phê
mật ong và chút nước cốt chanh. Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch.
Dùng đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp
vùng da bị mụn nhanh chóng loại bỏ mụn trứng cá.
Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa
chai chân và bệnh eczema.
* Lưu ý: Không dùng đu đủ trên các vùng nhạy cảm như vùng mắt, da
non… vì đặc tính tẩy tế bào chết ở đu đủ rất mạnh.
1.2.4. Tác dụng chữa bệnh
Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzim papain rất tốt

cho tiêu hố, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu


14

hố protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn
bệnh này.
Ở Ấn Độ, Srilanka và Malaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ
xanh để phá thai. Các cơng trình nghiên cứu cho thấy tác dụng phá thai có
được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Chất này
khi vào cơ thể sẽ phá huỷ progesterol là một trợ thai tố [20]. Quả đu đủ đã
chín ít nhựa thì khơng cịn tác dụng này nữa. Papain cịn có tác dụng làm đơng
sữa và tác dụng giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng quả đu đủ có thể chế biến thuốc để
chữa bệnh lệch khớp xương hay có thể chế ra thuốc tiêm, có cơng dụng làm
giảm đau do các dây thần kinh gây nên [20].
Nhựa và hạt đu đủ dùng làm thuốc tẩy nhiều loại giun (trừ giun móc
ankylostome). Đặc biệt, nó có chất cacpain làm chậm nhịp tim như một
digitalin. Hạt đu đủ cịn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch
vết thương bẩn, nhiễm trùng [25].
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng
phổ biến theo kinh nghiệm để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng, hái hoa đã
nở ngay tại cây (20 - 30g), để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp
cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Ngoài ra, hoa đu đủ đực
có thể dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác:
+ Chữa ho, viêm họng: Hoa đu đủ đực 15gam, xạ can 10gam, củ mạch
môn 10gam, lá húng chanh 10gam. Tất cả cho vào một bát nhỏ, cho thêm ít
muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần [24],
[26].

+ Chữa ho gà: Hoa đu đủ đực 20gam, sao vàng; vỏ quýt lâu năm
20gam; vỏ rễ dâu 20gam, tẩm mật sao; bách bộ 12gam; phèn phi 12gam. Tất


×