Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các hình phạt chính trong luật hình sự việt nam và luật hình sự cộng hòa liên bang đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.15 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM VĂN THẠCH

CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HÒA
LIÊN BANG ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM VĂN THẠCH

CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HỊA
LIÊN BANG ĐỨC

Chun ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số

: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. DƢƠNG TUYẾT MIÊN



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các thơng tin, số liệu, trích dẫn trong luận
văn là chính xác và trung thực. Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Văn Thạch

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

1

MỤC LỤC

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

4


PHẦN MỞ ĐẦU

5

CHƢƠNG 1: CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của các hình phạt chính

10
10

1.1.1. Khái niệm các hình phạt chính

10

1.1.2. Đặc điểm của các hình phạt chính

11

1.2.

Các hình phạt chính theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015

15

1.2.1. Các hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội

15


1.2.2. Các hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội

40

- Kết luận chương 1

49

CHƢƠNG 2: CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HỊA LIÊN BANG ĐỨC
VÀ SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1.

Các hình phạt chính theo quy định của BLHS CHLB Đức

50
51

2.1.1. Hình phạt tù trong BLHS CHLB Đức

51

2.1.2. Hình phạt tiền trong BLHS CHLB Đức

55

2.2.


So sánh quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 với quy định
tương ứng của BLHS CHLB Đức về các hình phạt chính

58

2.2.1. So sánh quy định hình phạt tù chung thân trong BLHS Việt Nam
với BLHS CHLB Đức

58

2.2.2. So sánh quy định hình phạt tù có thời hạn trong BLHS Việt Nam
với BLHS CHLB Đức

60

2


2.2.3. So sánh quy định hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam với BLHS
CHLB Đức
2.3.

63

Những đề xuất hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam năm
2015 về các hình phạt chính

66

2.3.1. Về các hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội


66

2.3.2. Về các hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại
phạm tội

71

- Kết luận chương 2

74

KẾT LUẬN

75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

CHLB


Cộng hịa liên bang

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

NXB

Nhà xuất bản

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại thời điểm hiện nay ở Việt Nam, cũng như ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới, tình hình tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc đấu tranh
chống tội phạm luôn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra đối với mỗi
quốc gia.Để có thể phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm một cách có hiệu
quả, Nhà nước cần thực hiện tổng thể hàng loạt các biện pháp vừa mang tính
giáo dục, thuyết phục vừa mang tính cưỡng chế, răn đe. Luật hình sự là công cụ
pháp lý đắc lực của Nhà nước trong công tác phịng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm, trong đó hình phạt là một bộ phận cấu thành khơng thể tách rời.
Trong luật hình sự, chế định hình phạt là một trong những nội dung cơ
bản và quan trọng nhất.Hình phạt là chế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước
đối với người phạm tội và buộc họ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do
hành vi phạm tội của mình. Hậu quả đó có thể là hạn chế hoặc tước bỏ các
quyền và lợi íchthiết thân của người bị kết án như quyền tự do, quyền về tài
sản… thậm chí là cả quyền sống của họ. Nếu hệ thống hình phạt được quy

định trong Luật hình sự mang tính hồn thiện sẽ góp phần xử lí nghiêm minh
người phạm tội, góp phần giảm đáng kể tội phạm. Trong hệ thống hình phạt
thì các hình phạt chính đóng vai trị chủ chốt vì các hình phạt bổ sung chỉ là
sự hỗ trợ, củng cố cho hiệu lực của hình phạt chính. Do vậy, để hệ thống hình
phạt được áp dụng hiệu quả thì trước hết, việc quy định về các hình phạt
chính phải hồn thiện.
Khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hình phạt chính, khơng chỉ
nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam mà cịn cần thiết nghiên cứu cả Luật hình
sự nước ngồi, tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống pháp luật
phát triển trên thế giới, dựa vào phương pháp nghiên cứu so sánh luật, có thể
học tập những kinh nghiệm phù hợp với hồn cảnh của Việt Nam, từ đó đề

5


xuất kiến nghị nhằm hồn thiện chế định hình phạt chính trong BLHS Việt
Nam, nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm.
Từ những phân tích ở trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các hình
phạt chính trong Luật hình sự Việt Nam và Luật hình sự Cộng hịa liên
bang Đức” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài so sánh hệ thống
hình phạt trong luật hình sự Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, có
thể liệt kê một số cơng trình như:
Về bài viết đăng Tạp chí có:
“Về phần chung Bộ luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức” – Tạp chí luật
học – Đặc san 9/2011, tác giả Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn;
“Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam so sánh với pháp luật
của một số quốc gia khác và định hướng hồn thiện” – Tạp chí nghề luật các

số 1,3,5/2015, tác giả Nguyễn Văn Lam.
Về sách chuyên khảo có:
- Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ
quyền con người , PGS. TS. Trịnh Quốc Toản, Khoa Luật – Đại học Quốc gia
Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2015.
- Tội phạm và trách nhiệm hình sự, TS. Trịnh Tiến Việt, NXB Chính trị
Quốc Gia – Sự thật, 2013.
Ngồi ra cịn có giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật như
Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Học viện Cảnh sát nhân dân… cũng có đề cập đến các hình phạt chính.
Tuy nhiên, trong các cơng trình khoa học trên, chưa có cơng trình
nàonghiên cứu các hình phạt chính của BLHSCHLB Đức trong sự so sánh với

6


các hình phạt chính củaBLHS Việt Nam năm 2015.Vì vậy, việc nghiên cứu so
sánh giữa các hình phạt chính của BLHS Việt Nam năm 2015 với BLHS của
CHLB Đức để rút ra bài học kinh nghiệp về lập pháp hình sự, từ đó có kiến
nghị hồn thiện BLHS Việt Nam năm 2015 về các hình phạt này là rất cần
thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm hiểu các hình phạt chính trong luật hình
sự Việt Nam và trong luật hình sự của CHLB Đức, qua đó so sánh các hình
phạt chính giữa hai quốc gia để làm nổi bật lên những điểm tương đồng và
khác biệt, những ưu điểm và hạn chế trong quy định của từng quốc gia, từ đó
có thể đề xuất những kiến nghị cho việc hồn thiện các hình phạt chính của
BLHS Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Khái niệm và đặc điểm của các hình phạt chính, phân tích nội

dung các hình phạt chính trong BLHS Việt Nam hiện hành.
Thứ hai: Phân tích nội dungcác hình phạt chính trong BLHS CHLB Đức.
Thứ ba: Từ những phân tích về nội dung hệ thống hình phạt chính trong
BLHS của hai quốc gia, tiến hành so sánh để thấy được những điểm tương
đồng và khác biệt trong quy định của hai quốc gia.
Thứ tư: Đề xuất kiến nghị để hồn thiện quy định về các hình phạt chính
của BLHS Việt Nam, nhằm đáp ứng u cầu phịng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu về các hình phạt chính theo quy định của BLHS
Việt Nam; các hình phạt chính theo quy định của BLHS CHLB Đức.
- Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự và so sánh luật, tập
trung vào các hình phạt chính theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015.

7


Phạm vi so sánh luật là so sánh quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 với
quy định tương ứng của BLHS CHLB Đức (một quốc gia điển hình của hệ
thống Civil Law).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như dựa trên
cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống
tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài này
bao gồm: Phương phápphân tích, tổng hợp, thống kê và đặc biệt là phương
pháp so sánh luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh giữa các hình phạt chính

của BLHS CHLB Đức với các hình phạt chính của BLHS Việt Nam, luận văn
góp phần làm sáng tỏ các hình phạt chính của mỗi nước, nêu bật lên những
điểm tương đồng, những điểm khác biệt, những điểm tích cực và những điểm
cịn hạn chế trong quy định về các hình phạt chính của mỗi quốc gia, đưa ra
đề xuất hoàn thiện BLHS hiện hành về các hình phạt chính.
Kết quả nghiên cứu của luận văn ở mức độ nhất địnhcó thể được nhà làm
luật tham khảo để sửa đổi, bổ sung BLHS.
Ngồi ra luận văn cịn có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên,
cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực luật học.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 2 chương cùng Phần mở đầu, kết luậnvà danh mục các
tài liệu tham khảo.
- Chương 1: Các hình phạt chínhtheo quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 2015

8


1.1. Khái niệm, đặc điểm của các hình phạt chính
1.2. Các hình phạt chính theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015
1.2.1. Các hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội
1.2.2. Các hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm
tội
- Kết luận chương 1
- Chương 2: Các hình phạt chính theo quy định của Bộ luật hình sự
Cộng hịa Liên bang Đức và so sánh với quy định tương ứng của Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 2015
2.1. Các hình phạt chính theo quy định của BLHS CHLBĐức
2.2. So sánh quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 với quy định tương
ứng của BLHS CHLB Đức về các hình phạt chính

2.3. Những đề xuất hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam năm 2015
về các hình phạt chính
- Kết luận chương 2
KẾT LUẬN

9


CHƢƠNG 1
CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của các hình phạt chính

1.1.1. Khái niệm các hình phạt chính
Hệ thống hình phạt trong BLHS Việt Nam được xây dựng khá đa dạng và
có sự phân tách rõ ràng giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Việc xây
dựng một hệ thống hình phạt đa dạng, với những nội dung giáo dục, thuyết
phục, cưỡng chế khác nhau là cần thiết và phù hợp với quan điểm tiến bộ
trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, thể hiện các nguyên tắc cơ bản của
luật hình sự và phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với sự phong
phú, đa dạng của các loại tội phạm trong xã hội. Sự đa dạng các hình phạt
trong hệ thống hình phạt là điều kiện bảo đảm cho việc phân hóa trách nhiệm
hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách thuận lợi, chính xác, bảo đảm cho
việc xét xử của Tịa án được cơng bằng, bình đẳng và hợp lý. Trên cơ sở
những quy định chung về hình phạt trong Phần chung của Bộ luật hình sự
hiện hành và căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, cũng
như yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh chống từng loại tội phạm, nhà làm luật
đã quy định cụ thể các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung cho từng loại

tội phạm cụ thể ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành.
Khi bàn về khái niệm hình phạt chính, trên diễn đàn khoa học Luật hình
sự có một số quan điểm khác nhau. Cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hình phạt chính là loại hình phạt nghiêm
khắc nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự do Tòa
án nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng độc lập đối với từng loại tội
phạm cụ thể với nội dung tước bỏ những quyền và lợi ích của người phạm tội

10


nhằm giáo dục, cảitạo họ trở thành người có ích cho xã hội, khơng phạm tội
mới; phịng ngừa tội phạm”[48, tr.81].
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Các hình phạt chính là những biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước để tước bỏ hoặc hạn chế quyền,
tự do và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, do Tịa án tuyên độc lập đối
với người phạm tội. Đối với mỗi tội phạm Tịa án có thể tun một hình phạt
chính, nhưng đối với hình phạt bổ sung, Tịa án không được tuyên độc lập mà
chỉ được tuyên kèm theo hình phạt chính đối với mỗi tội phạm. Nói một cách
khác, đối với mỗi tội phạm, Tòa án chỉ được tun một hình phạt chính,
nhưng có thể khơng áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng một hoặc nhiều hình
phạt bổ sung để hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích”[60, tr.324].
Tuy nhiên cả hai khái niệm về hình phạt chính nêu trên đều được hình
thành từ thời điểm BLHS năm 1999 vẫn cịn hiệu lực. Dưới góc độ khoa học,
sau khi nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của các hình phạt chính theo quy
định của BLHSnăm 2015 cho thấy, hình phạt chính khơng chỉ áp dụng với cá
nhân mà còn áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội, từ đó tác giả xin
đưa ra khái niệm về các hình phạt chính như sau:
“Các hình phạt chính là những hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống
hình phạt của Nhà nước, do Tịa án có thẩm quyền tuyên đối với người hoặc

pháp nhân thương mại phạm tội, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của
chủ thể phạm tội đó. Các hình phạt này khơng chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm
giáo dục, cải tạo đối tượng phạm tội, ngăn ngừa việc phạm tội mới”.
1.1.2. Đặc điểm của các hình phạt chính
Ngồi những đặc điểm đặc trưng của hình phạt nói chung, như hình phạt
là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước; chỉ áp dụng với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội; được quy định trong BLHS; do Tòa án quyết định áp
dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội; là công cụ đảm bảo

11


cho luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội quan
trọng và đấu tranh chống tội phạm, hình phạt chính cịn có những đặc điểm
riêng sau:
- Hình phạt chính được áp dụng độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể và
được áp dụng đối với tội phạm mà điều luật về tội phạm cụ thể có quy định.
Nếu nhìn một cách tổng thể thì hình phạt chính vẫn là biện pháp cưỡng
chế Nhà nước nghiêm khắc hơn so với hình phạt bổ sung. Sự nghiêm khắc
hơn của hình phạt chính thể hiện ở chỗ các hình phạt này, dù nặng hay nhẹ
khi được áp dụng đều dẫn đến hậu quả pháp lý là gây cho người bị kết án
những tổn hại lớn về tài sản, quyền tự do, quyền sống của họ, đồng thời họ
phải chịu án tích trong một khoảng thời gian nhất định[48, tr.76-82]. Do mức
độ răn đe như vậy, nên hình phạt chính là loại hình phạt được áp dụng độc lập
cho mỗi tội phạm cụ thể, không phụ thuộc vào các hình phạt khác. Sở dĩ hình
phạt chính có tính chất như vậy là vì nó ln chứa đựng nội dung trừng trị và
giáo dục, cải tạo để có thể đạt được mục đích phịng ngừa riêng và phịng
ngừa chung của hình phạt khi được áp dụng đối với những trường hợp phạm
tội cụ thể. Hay nói cách khác, hình phạt chính về cơ bản tương ứng với tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi loại tội phạm cụ thể, có khả

năng phản ánh đầy đủ sự phản ứng của Nhà nước đối với từng loại tội phạm
nhất định. Ngồi hình phạt chính ra, các loại hình phạt bổ sung khơng có khả
năng thỏa mãn yêu cầu đặt ra đối với chế tài của loại tội phạm cụ thể. Chính
vì lý do đó mà trong cấu thành tội phạm của mỗi loại tội phạm cụ thể, nhà làm
luật đều phải quy định một hoặc một số hình phạt chính (chế tài lựa chọn).
Khi nhân danh Nhà nước tuyên bố bản án đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội, Tịa án cũng chỉ có thể lựa chọn một hình phạt chính
với mức độ xử phạt nhất định đối với mỗi tội phạm cụ thể mà điều luật về tội
phạm ấy có quy định, khơng phụ thuộc vào các loại hình phạt khác, bao gồm

12


cả hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp tư pháp. Tính chất độc lập của hình
phạt chính cịn thể hiện ở chỗ các chế định khác trong luật hình sự, như: Phân
loại tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành án,
xóa án tích đều được xác định căn cứ vào loại và mức hình phạt chính cụ thể.
- Trong hệ thống hình phạt, các hình phạt chính được sắp xếp theo một
trình tự nhất định.
Trong hệ thống hình phạt, do tính chất và vai trị đặc thù của hình phạt
chính nên các hình phạt chính được quy định có tính hệ thống, liên kết chặt
chẽ với nhau. Các hình phạt chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định
do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định. Tùy theo chính
sách hình sự của mỗi Nhà nước, mà các hình phạt chính trong hệ thống hình
phạt của luật hình sự nước đó được sắp xếp theo thứ tự khác nhau, có thể sắp
xếp các hình phạt theo thứ tự từ hình phạt nặng đến hình phạt nhẹ, hoặc
ngược lại. Trong BLHS Việt Nam năm 2015, các hình phạt chính được sắp
xếp theo thứ tự từ hình phạt nhẹ đến hình phạt nặng. Việc sắp xếp các hình
phạt như trên là hết sức cần thiết, bởi nó có ý nghĩa khơng chỉ tạo ra tính hệ
thống chặt chẽ của các hình phạt mà nó cịn thể hiện tinh thần chính sách hình

sự của Nhà nước, cho phép phản ánh rõ nét sự đánh giá chính thức của Nhà
nước về tính chất nặng nhẹ của từng loại hình phạt và do đó, nó bắt buộc các
cơ quan tư pháp, trong đó có Tịa án phải tn theo. Mặt khác, tính hệ thống
của các hình phạt chính, cho phép các hình phạt này có thể thay thế cho nhau
khi có đủ điều kiện luật quy định. Các hình phạt chính có khả năng thay thế
cho nhau bởi nội dung của mỗi hình phạt chính có tính độc lập khác biệt với
nội dung của hình phạt bổ sung, đủ để thực hiện được mục đích cải tạo, giáo
dục và phịng ngừa tội phạm của hình phạt nói chung.
- Trong hệ thống hình phạt đối với cá nhân phạm tội, các hình phạt
chính bao gồm hình phạt tước tự do và hình phạt khơng tước tự do.

13


Trong hệ thống hình phạt đối với cá nhân phạm tội, các hình phạt chính,
do bản chất của nó có thể phân chia thành hai nhóm: Các hình phạt tước tự do
và các hình phạt khơng tước tự do của người bị kết án. Các hình phạt chính
tước tự do bao gồm: Tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Các hình phạt
chính khơng tước tự do gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục
xuất. Mặc dù chúng ta không phủ nhận một thực tế rằng khi xem xét, so sánh
riêng lẻ giữa một số hình phạt bổ sung với hình phạt chính cho thấy mức độ
nghiêm khắc của hình phạt bổ sung có khi cịn cao hơn hình phạt chính, ví dụ
tịch thu tài sản trong hình phạt bổ sung so sánh với hình phạt tiền với tư cách
là hình phạt chính, hoặc so sánh cải tạo không giam giữ, quản chế với cảnh
cáo. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể thì hình phạt chính vẫn là biện pháp
cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc hơn so với hình phạt bổ sung. Sự nghiêm
khắc hơn của hình phạt chính thể hiện ở chỗ các hình phạt này, dù nặng hay
nhẹ khi được áp dụng đều dẫn đến hậu quả pháp lý là gây cho người bị kết án
những tổn hại lớn về tài sản, quyền tự do, quyền sống của họ, đồng thời họ
phải chịu án tích trong một khoảng thời gian nhất định.

- Trong hệ thống hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội, các
hình phạt chính chủ yếu tập trung vào việc trừng phạt về lợi ích kinh tế.
Do đặc trưng của loại chủ thể này, được thành lập ra và hoạt động chủ yếu
hướng đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế, thậm chí nguyên nhân dẫn đến việc
phạm tội của pháp nhân thương mại cũng vì lợi ích kinh tế. Cho nên, các hình
phạt chính đối với chủ thể này chủ yếu nhằm tước đi các lợi ích vật chất, tước
quyền hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực vi phạm trong một thời
gian nhất định, hoặc là vĩnh viễn. Các hình phạt chính đối với pháp nhân
thương mại phạm tội bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình
chỉ hoạt động vĩnh viễn.

14


1.2.

Các hình phạt chính theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015

Theo quy định của BLHS năm 2015, các hình phạt chính được quy định
cho 2 đối tượng phạm tội, đó là cá nhân phạm tội và pháp nhân thương mại
phạm tội. Do đặc điểm của 2 đối tượng phạm tội này khác nhau nên các hình
phạt chính được áp dụng cho cá nhân phạm tội khác với pháp nhân thương
mại phạm tội.
1.2.1. Các hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội
1.2.1.1. Hình phạt cảnh cáo
Tuy BLHS năm 2015 khơng đưa ra khái niệm về hình phạt cảnh cáo,
nhưng trên diễn đàn khoa học luật hình sự, có nhiều quan điểm khác
nhau.Quan điểm thứ nhất, “Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà
nước đối với người phạm tội về tội phạm họ đã thực hiện”[50, tr.295]. Quan
điểm thứ hai, hình phạt cảnh cáo là “hình phạt cơng khai lên án, phê phán của

tịa án đối với người phạm tội” [28, tr.32].Hai quan điểm trên tuy khác về chi
tiết nhưng đều nêu ra được bản chất của cảnh cáo - đó là sự khiển trách (sự
lên án, phê phán) của Nhà nước đối với người phạm tội.
Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống các hình phạt chính đối với
cá nhân phạm tội, đây là một trong số các hình phạt chính khơng tước tự do
và đã được áp dụng khá lâu trong luật hình sự Việt Nam. Hiện nay hình phạt
cảnh cáo được quy định tại Điều 34 BLHS năm 2015 như sau:
- Về bản chất: Người bị kết án cảnh cáo bị Tịa án nhân danh Nhà nước
cơng khai lên án về hành vi phạm tội đã thực hiện, qua đó nhằm mục đích
giáo dục người phạm tội nói riêng và giáo dục tồn xã hội nói chung. Người
bị kết án cảnh cáo phải chịu án tích trong thời hạn 01 năm.
- Về phạm vi áp dụng: Theo quy định tại Điều 34 BLHS năm 2015 thì
hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Tội phạm mà người đó thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng.

15


Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015: “Tội phạm ít nghiêm
trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”.
Do cảnh cáo là hình phạt có tính cưỡng chế thấp nhất trong các hình phạt
chính, vì thế đối tượng bị áp dụng hình phạt này trước hết phải là những
trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, đó là những “tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn”. Quy định như vậy nhằm đảm bảo
hình phạt phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội.
Thứ hai:Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ được hiểu là ít nhất phải có từ hai tình tiết

giảm nhẹ trở lên, quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015. Người phạm tội có
thể có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và 1 tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 2 Điều 51, thậm chí cả 2 tình tiết giảm nhẹ đều được quy định
tại khoản 2 Điều 51, tuy nhiên trường hợp này Tồ án phải ghi rõ trong bản án
là tình tiết nào và vì sao lại áp dụng tình tiết đó.
Thứ ba: Chưa đến mức miễn hình phạt.
Theo Điều 59 BLHS năm 2015 thì: “Người phạm tội có thể được miễn
hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của
Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được
miễn trách nhiệm hình sự”. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội được
miễn hình phạt thì tội phạm mà họ đã thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm
nhẹ được quy định tại Điều 51 BLHS và họ “đáng được khoan hồng đặc biệt”,
cịn người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thì khơng được khoan hồng đặc biệt,
vì vậy họ khơng được miễn hình phạt.

16


- Cần phân biệt cảnh cáo vớitính chất là một hình phạt trong BLHS và
cảnh cáo với tính chất là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Hình phạt
cách cáo trong luật hình sự chỉ do Tịa án quyết định trong bản án kết tội đối
với người phạm tội và nó để lại hậu quả pháp lý là người bị kết án phải chịu
án tích trong thời hạn là 01 năm. Cịn cảnh cáo với tính chất là một biện pháp
xử lý vi phạm hành chính thì do các Cơ quan xử lí vi phạm hành chính áp
dụng đối với người vi phạm và người bị áp dụng biện pháp này khơng phải
chịu án tích.
Hiện nay vấn đề có nên bỏ hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt
nước ta vẫn đang được quan tâm và gâytranh cãi.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nên bỏ hình phạt cảnh cáo vì hình phạt này
khơng đúng với bản chất của hình phạt là nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền,

lợi ích của người phạm tội theo Điều 30 của BLHS năm 2015, cảnh cáo
không tước bỏ hoặc hạn chế quyền nào của người phạm tội mà chỉ gây tổn
thất về tinh thần đối với họ.
Quan điểm thứ hai cho rằng:Cần giữ lại hình phạt cảnh cáo. Bởi, đó là sự
lên án công khai của Nhà nước với ý nghĩa là một hình phạt,hình phạt này tuy
khơng tước bỏ trực tiếp một số quyền của người phạm tội như các loại hình
phạt khác, nhưng là cơ sở để thực hiện ngun tắc cá thể hóa trách nhiệm hình
sự và thể hiện rõ chính sách nhân đạo trong xử lý tội phạm, nhất là thực hiện
chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất. Bởi lẽ, hình phạt cảnh cáo không
tước bỏ hoặc hạn chế quyền nào của người phạm tội mà chỉ “có thể” gây tổn
thất về tinh thần đối với họ, điều này không đúng với bản chất của hình phạt.
Nếu nghiên cứu BLHS của nhiều nước trên thế giới sẽ thấy là rất hiếm nước
quy định cảnh cáo là hình phạt. Có nhiều biện pháp để thực hiện nguyên tắc
nhân đạo cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự. “Nếu muốn có hình phạt nhẹ

17


là cầu nối giữa xử lí vi phạm với xử lí tội phạm thì hình phạt tiền vẫn có thể
đáp ứng yêu cầu này (với mức phạt tiền không cao lắm và phải trong giới hạn
BLHS quy định). Còn trong trường hợp điều luật về tội cụ thể không quy định
phạt tiền thì có thể sử dụng cải tạo khơng giam giữ. Và như vậy, nguyên tắc
nhân đạo vẫn được đảm bảo thực hiện trong trường hợp này”[52, tr.273]. Do
vậy, tác giả cho rằng nên loại bỏ cảnh cáo khỏi hệ thống hình phạt.
1.2.1.2. Hình phạt tiền
Giống như quy định về hình phạt cảnh cáo, hiện nay BLHS năm 2015
cũng khơng đưa ra khái niệm về hình phạt tiền. Tuy nhiên, trong một số tài
liệu hình phạt tiền được định nghĩanhư sau: “Phạt tiền là hình phạt buộc
người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà

nước”[50, tr.296].Hoặc theo một tài liệu khác: “Phạt tiền được hiểu là một
trong những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được Tòa án quyết định
trong bản án kết tội đối với người bị kết án về những tội phạm do luật hình sự
quy định với nội dung là tước một khoản tiền nhất định của họ sung vào công
quỹ của Nhà nước, thơng qua đó giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích
cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời thực hiện phòng ngừa,
giáo dục chung”[48, tr.84].
Phạt tiền có thể được áp dụng với tính chấtvừa là hình phạt chính, vừa là
hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại Điều 35 BLHS
năm 2015, phạt tiền được áp dụng với tính chất là hình phạt chính như sau:
- Về bản chất: Hình phạt tiền là sự tước bỏ một khoản tiền nhất định của
người bị kết án để sung cơng quỹ Nhà nước, qua đó nhằm đạt được mục đích
phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung. “Với nội dung này thì hình phạt tiền
là hình phạt có mục đích trừng trị về kinh tế được áp dụng đối với người bị
kết án phạm một số tội do Bộ luật hình sự quy định, nhằm tước đoạt các

18


khoản tiền nhất định, qua đó giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho
xã hội, đồng thời thực hiện giáo dục, phòng ngừa chung” [60, tr.326-327].
- Về phạm vi áp dụng:BLHS năm 2015 quy định phạm vi áp dụng hình
phạt tiền căn cứ theo nhóm tội nhất định. Theo đó, hình phạt tiền được áp
dụng là hình phạt chính đối với 117 tội danh, thuộc các nhóm sau:
+ Nhóm tội ít nghiêm trọng;
+ Nhóm tội nghiêm trọng;
+ Nhóm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, mơi
trường, trật tự cơng cộng, an tồn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ
luật này quy định.
- Về mức phạt:Mức tiền phạt được Tòa án quyết định căn cứ vào tính chất

và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản (khả
năng kinh tế) của người phạm tội, sự biến động của giá cả thị trường.Quy định
này làm cơ sở bảo đảm cho hình phạt tiền khi áp dụng có khả năng thực hiện
được trên thực tế. Điều 35 BLHS năm 2015 chỉ quy định mức thấp nhất của
hình phạt tiền là 1.000.000 đồng, nhưng khơng quy định mức cao nhất.
Mặc dù trong hệ thống các hình phạt theo BLHS hiện hành, khơng chỉ có
phạt tiền là biện pháp tác động nhất định về mặt kinh tế đối với người bị kết
án, mà cịn có các hình phạt khác như: Cải tạo không giam giữ hay tịch thu tài
sản. Tuy nhiên, khác với hình phạt cải tạo khơng giam giữ và hình phạt tịch
thu tài sản, sự tác động về mặt kinh tế của hình phạt tiền là sự tác động chính,
trực tiếp chứ khơng phải là những nội dung hạn chế các quyền và lợi ích áp
dụng kèm theo.
Cần phân biệt phạt tiền với tính chất là một hình phạt chính với phạt tiền
với tính chất là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Là một biện pháp xử
lý vi phạm hành chính, phạt tiền có thể áp dụng đối với người vi phạm các
quy định về an tồn giao thơng, vi phạm các quy định về an toàn lao động, vi

19


phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy, về bảo vệ mơi trường… Người
có thẩm quyền áp dụng phạt tiền hành chính là các Cơ quan quản lý hành
chính nhà nước. Cịn với tính chất là một hình phạt (hình phạt chính), phạt
tiền khơng thể do các Cơ quan quản lý hành chính nhà nước áp dụng, mà phải
do Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên phạt trên cơ sở các quy định của BLHS
hiện hành. Về mức phạt tiền, hình phạt tiền thường có mức tối đa cao hơn
nhiều so với phạt tiền là xử phạt vi phạm hành chính, ngồi ra, người bị kết án
hình phạt tiền cịn phải chịu án tích, điều mà người bị phạt tiền với tính chất là
biện pháp xử phạt vi phạm hành chính khơng phải chịu.
Cũng cần phân biệt hình phạt tiền với biện pháp tịch thu vật và tiền bạc

liên quan đến tội phạm. Có thể thấy về hình thức có thể áp dụng biện pháp tư
pháp trên ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào khi có đủ căn cứ để kết luận, cịn
hình phạt tiền chỉ có thể thi hành khi bản án đã tuyên áp dụng hình phạt này
đã có hiệu lực pháp luật. Về nội dung, biện pháp tư pháp này tước đoạt những
lợi ích thu được một cách bất hợp pháp của người phạm tội hoặc tài sản sử
dụng cho việc phạm tội, cịn hình phạt tiền đã tước bỏ ở người phạm tội
khoản tiền nhất định do họ thực hiện hành vi phạm tội.
Vấn đề cần lưu ý là khi quy định và áp dụng hình phạt tiền đối với người
phạm tội, BLHS nước ta khơng đặt mục đích kinh tế đối với biện pháp tác
động này, khơng đặt ra đối với hình phạt tiền mục đích tạo nguồn thu nhất
định cho ngân sách Nhà nước, mà nguồn thu này chỉ là hệ quả của việc áp
dụng hình phạt tiền mà thơi.
- Trên các diễn đàn luật học cịn có một số ý kiến tranh luận liên quan
đến hình phạt tiền.
+ Về mức phạt.
Có quan điểm cho rằng: “Cần có sự phân biệt rõ giữa phạt tiền với tính
chất là hình phạt chính và phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung về mức

20


phạt…Cụ thể phải quy định rõ mức tối thiểu và tối đa của phạt tiền với tính
chất là hình phạt chính phải cao hơn mức tối thiểu và tối đa của phạt tiền với
tính chất là hình phạt bổ sung…Mặt khác, mức khởi điểm của hình phạt tiền –
một triệu đồng là quá thấp không đủ sức răn đe người phạm tội trong tình
hình hiện nay”[52, tr.274-276].
Tác giả đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, về nguyên tắc, hình phạt
chính phải có mức độ nghiêm khắc cao hơn hình phạt bổ sung, vì hình phạt bổ
sung chỉ có vai trị củng cố hiệu lực của hình phạt chính và điều này cần được
thể hiện thông qua mức phạt. Tuy nhiên, Điều 35 BLHS năm 2015 chỉ quy

định chung mức tối thiểu của hình phạt tiền là 1 triệu đồng, khơng có sự phân
định đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Hạn chế này ảnh hưởng đến
quá trình cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội. Chúng tôi cho rằng
Điều 35 BLHS năm 2015 nên quy định rõ mức tối thiểu và tối đa của hình
phạt tiền với tính chất là hình phạt chính phải cao hơn mức tối thiểu và tối đa
của hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung. Ngồi ra, chúng tôi cũng
cho rằng mức phạt tiền tối thiểu - 1 triệu đồng là quá thấp. Điều này sẽ dẫn
đến hệ quả người phạm tội coi thường pháp luật, từ đó họ có thể khơng tự
giác chấp hành pháp luật.
+ Về vấn đề có nên quy định chuyển từ hình phạt tiền thành hình phạt tù.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trường hợp người bị kết án phạt tiền khơng
chấp hành hình phạt tiền thì hình phạt này sẽ được thay thế bằng hình phạt tù
có thời hạn được quy định trong điều khoản tương ứng.
Quan điểm thứ hai cho rằng:Việc chuyển từ hình phạt tiền sang hình phạt
tù là việc chuyển từ hình phạt nhẹ sang hình phạt nặng hơn, làm xấu đi tình
trạng của người bị kết án, không phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Luật
Hình sự Việt Nam.
Theo tác giả quan điểm thứ hai là hợp lý hơn. Bởi lẽ, khi Tòa án quyết định
áp dụng một loại hình phạt cụ thể đối với người phạm tội cần xem xét đến tính

21


chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các đặc điểm về nhân thân
của người phạm tội. Nếu bản chất của hành vi phạm tội chỉ cần thiết tuyên phạt
tiền là phù hợp mà lại chuyển sang phạt tù có nghĩa là hành vi đáng bị tuyên
phạt tiền nhưng lại bị tuyên phạt tù, như vậy là khơng thỏa đáng. Cịn đối với
các trường hợp người bị kết án chây ỳ không chấp hành bản án sẽ bị xử lý về
“Tội không chấp hành án” theo quy định tại Điều 380 BLHS năm 2015. Hơn
nữa, nếu quy định phạt tiền có thể chuyển sang phạt tù là khơng phù hợp với

định hướng “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải
tạo khơng giam giữ đối với một số loại tội phạm” của Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
+ Về khoảng cách giữa mức phạttối thiểu và tối đa.
Có quan điểm cho rằng: “Cầnthu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và
tối đa trong một số điều luật hoặc phân hóa chúng trong các khung hình phạt
khác nhau như đối với hình phạt tù có thời hạn, tạo điều kiện cho việc quyết
định một hình phạt nghiêm khắc và cơng bằng” [31, tr.42].
Tác giả đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, hiện nay tại một số điều luật
trong Phần các tội phạm quy định khoảng cách giữa mức phạt tiền tối thiểu và
tối đa quá rộng, điều này không đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm
hình sự, đồng thời có thể tạo cơ sở cho sự tùy tiện trong việc áp dụng hình
phạt này.
+ Về việc khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam đối với người bị kết án
phạt tiền.
Trên thực tiễn có trường hợp người phạm tội bị tạm giữ, tạm giam trong
quá trình điều tra, tuy nhiên khi xét xử thì Tịa án chỉ áp dụng hình phạt duy
nhất đối với người này là hình phạt tiền, như vậy trong trường hợp này quyền
lợi của người bị kết án sẽ được đảm bảo ra sao?

22


Liên quan đến vấn đề trên có quan điểm cho rằng: “Nên quy định về việc
khấu trừ thời hạn tạm giam đối với cả hình phạt tiền” [10, tr.260]. Tác giả
cũng đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, đối với hình phạt cải tạo khơng
giam giữ và hình phạt tù có thời hạn, thì BLHS đều quy định về việc khấu trừ
thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời gian chấp hành án, vậy tại sao đối với
người bị kết án phạt tiền lại không được khấu trừ? Như vậy là thiếu công
bằng, không đảm bảo quyền lợi cho người bị kết án.
1.2.1.3. Hình phạt cải tạo khơng giam giữ

“Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải
tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan,
tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư
trú”[50, tr.297].
Hình phạt cải tạo khơng giam giữ với tư cách là hình phạt chính được quy
định tại Điều 36 BLHS năm 2015 như sau:
- Về bản chất:Hình phạt cải tạo khơng giam giữ không buộc người bị kết
án phải sống cách ly khỏi đời sống xã hội, họ vẫn được sinh hoạt tại gia đình,
cộng đồng. Tuy nhiên, họ phải chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân
và chính quyền địa phương nơi họ làm việc hoặc cư trú.Gia đình người bị kết
án phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa
phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. “Việc quy định hình phạt này
trong hệ thống hình phạt là biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo, tôn trọng và
bảo đảm quyền con người của người phạm tội”[48, tr.107].
- Về phạm vi áp dụng:Hình phạt cải tạo khơng giam giữ chỉ được áp
dụng đối với người phạm tội có đủ các yếu tố sau đây:
+ Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo quy định tại
khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015.
+ Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng.
Khi áp dụng hình phạt này, Tịa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ

23


×