Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.96 KB, 13 trang )

Kinh nghiệm gia nhập và thực
hiện các công ước của Hội nghị
La Hay về tư pháp quốc tế của
Cộng hòa Liên bang Đức


1. Về kinh nghiệm gia nhập Hội nghị La Hay
Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) là một thiết chế được
hình thành từ năm 1893, theo sáng kiến của nhà luật học T.M.C. Asser
(người đã được trao giải Nơ-ben vì hồ bình năm 1911). Năm 1955,
Hội nghị La Hay chính thức trở thành một tổ chức quốc tế liên Chính
phủ, trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế,
có hiệu lực ngày 15/7/1955. Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm
72 thành viên đại diện cho mọi châu lục. Một điều đáng chú ý là kể từ
năm 2000, số lượng thành viên tham gia Hội nghị đã tăng lên gần gấp
đơi. Chỉ tính riêng khu vực Châu Á, số lượng các quốc gia trở thành
thành viên của Hội nghị đã lên tới 24 quốc gia. Một số nước ASEAN
đã trở thành thành viên của Hội nghị như Phi-líp-pin, Ma-lai-xia hoặc
đang có xu hướng gia nhập Hội nghị như Thái Lan.
Hội nghị được đặt tại La Hay/Den Haag, Hà Lan, hiện có 72 thành
viên (71 quốc gia thành viên và 1 thành viên là Liên minh Châu Âu).
Bên cạnh đó, một số quốc gia chưa gia nhập Hội nghị, nhưng có gia
nhập một số Công ước thuộc khuôn khổ của Hội nghị (trong đó có Việt
Nam tuy chưa gia nhập Hội nghị nhưng đã là thành viên của Công ước
La Hay ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc tế).
Đức gia nhập Hội nghị La Hay năm 1955. Trước khi gia nhập Hội
nghị, Bộ Tư pháp Liên bang Đức là cơ quan chủ trì đề xuất gia nhập
Hội nghị La Hay, đã phối hợp chặc chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại



giao trong việc xây dựng đề xuất gia nhập. Theo kinh nghiệm của Bộ
Tư pháp Đức, để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì đề xuất gia nhập Hội
nghị La Hay về tư pháp quốc tế cần:
a. Phải có sự đồng thuận của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao;
b. Thảo luận về thành phần tham dự Hội nghị, trong đó phải có đại
diện Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Đức tại Amsterdam;
c. Tuyên truyền về lợi ích của việc gia nhập HCCH cho các bộ,
ngành.
Sau khi gia nhập Hội nghị, bên cạnh các quyền lợi được hưởng, các
quốc gia thành viên còn đối mặt với các thách thức như: (1) Cần góp
sức thường xuyên với Hội nghị bằng cách gửi chuyên viên tham gia
Hội nghị, tham gia xây dựng, soạn thảo, sửa đổi bổ sung các công ước.
Nhằm nâng cao năng lực tham gia Hội nghị của các thành viên, Hội
nghị La Hay cũng cho phép quốc gia thành viên cử cán bộ đến thực tập
tại văn phòng Hội nghị tại La Hay, đây là cơ hội tốt để tạo lập quan hệ
với đội ngũ chuyên gia, các nước. Tuy nhiên, người được cử đến phải
có trình độ ngoại ngữ tốt; (2) Các quốc gia thành viên của Hội nghị
phải cố gắng để phê chuẩn các Hiệp định, (3) Ngơn ngữ chính thức của
Hội nghị là tiếng Anh, tiếng Pháp nên nhiều quốc gia không sử dụng
hai thứ tiếng này gặp khó khăn khi tham gia.
Hiện nay, tại Châu Á có xu thế gia nhập HCCH cũng như những
Cơng ước của HCCH. Đồng thời, khi xây dựng Luật Tư pháp quốc tế,


các quốc gia Châu Á bao gồm cả các quốc gia đã là thành viên và chưa
là thành viên Hội nghị thường tham khảo các quy định của các Công
ước La Hay. Ví dụ:
a. Hàn Quốc: Là thành viên Hội nghị La Hay từ năm 1997, đã ban
hành Luật Tư pháp quốc tế mà nội dung của luật này dựa vào nhiều nội
dung của các Công ước La Hay. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc

tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động của HCCH;
b. Nhật Bản: Tham gia Hội nghị La Hay từ năm 1957, đã ban hành
Luật Tư pháp quốc tế năm 2007, Nhật Bản đã gia nhập 6 Công ước của
HCCH;
c. Trung Quốc: Là thành viên Hội nghị La Hay từ năm 1987, đã ban
hành Luật Tư pháp quốc tế năm 2010;
d. Đài Loan: Ban hành Luật Tư pháp quốc tế năm 2010.
2. Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các Công ước của Hội nghị
La Hay về tư pháp quốc tế
Việc gia nhập các Công ước của Hội nghị La Hay tạo điều kiện thuận
lợi cho các nước không phải đàm phán, ký kết nhiều điều ước quốc tế
song phương về cùng một vấn đề. Bên cạnh đó, các chuyên gia Đức
cũng cho biết hiện xuất hiện sự cạnh tranh giữa các hệ thống pháp luật
với các Cơng ước. Một ví dụ điển hình là Liên minh Châu Âu (EU),
mặc dù là thành viên Hội nghị La Hay nhưng đang cố gắng xây dựng
một hệ thống pháp luật thống nhất và trên thực tế, nhiều quy định pháp


luật riêng của EU có giá trị áp dụng hơn các quy định của các Công
ước.
Dù vậy, các Công ước La Hay hiện vẫn là sự lựa chọn tốt cho các
nước mong muốn gia nhập. Đức khuyến khích các nước gia nhập các
Cơng ước La Hay vì sự tiến bộ trong các quy định của các văn bản này.
Thực tế, Đức hiện tham gia vào nhiều Công ước của Hội nghị, trong đó
có một số Cơng ước liên quan trực tiếp đến tương trợ tư pháp được đề
cập đến là Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong
lĩnh vực dân sự và thương mại và Công ước về thu thập chứng cứ trong
lĩnh vực dân sự và thương mại, Công ước miễn hợp pháp hóa các loại
giấy tờ cơng vụ của nước ngồi.
Cơng ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp

trong lĩnh vực dân sự và thương mại là cơng ước có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bị đơn. Tại cả 16 bang của Đức
đều có cơ quan đầu mối thực hiện việc tống đạt giấy tờ, Sở Tư pháp
Liên bang là cơ quan đầu mối thực hiện việc tống đạt giấy tờ ở trung
ương. Bộ Tư pháp Liên bang chỉ giải quyết những vụ việc tống đạt giấy
tờ liên quan đến Chính phủ, cơ quan nhà nước liên bang và những vụ
việc có giá trị kinh tế lớn. Việc thực hiện Cơng ước địi hỏi phải có
nguồn nhân lực tốt, nhân viên thực hiện có chun mơn, các mối quan
hệ tốt. Do đó, cần duy trì đội ngũ cán bộ làm việc lâu dài, ổn định,
tránh thay đổi vị trí cơng tác. Bên cạnh đó, pháp luật quốc gia của Đức
quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cơ quan địa phương đối với


những nhóm vụ việc cụ thể. Hiện mỗi năm Cộng hòa Liên bang Đức xử
lý khoảng 40.000 vụ việc về tống đạt giấy tờ.
Các quốc gia ở Châu Âu là thành viên của HCCH có xây dựng một
hiệp định riêng về tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ áp dụng trong
khuôn khổ Châu Âu. Hiệp định này được xây dựng dựa trên các quy
định của Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ. Ở phạm vi Hội nghị La
Hay, định kỳ 5 năm một lần HCCH tổ chức Hội nghị tổng kết của các
quốc gia thành viên đánh giá và trao đổi kinh nghiệm trong việc thực
hiện Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ.
Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân
sự và thương mại năm 1970 cũng là công ước quan trọng trong tương
trợ tư pháp giữa các quốc gia mà Đức đã gia nhập. Công ước này cụ
thể, chi tiết các yêu cầu thu thập chứng cứ, tạo điều kiện cho việc thu
thập chứng cứ được nhanh chóng, chính xác, đồng thời Công ước cũng
khuyến nghị các nước sử dụng mẫu đơn thu thập chứng cứ có sẵn.
Cơng ước về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Đức
gia nhập Cơng ước này vào năm 1990. Công ước này quy định về vấn

đề xung đột pháp luật, xử lý những vụ việc liên quan đến tranh chấp
ni con và đưa đứa trẻ ra nước ngồi. Ở Đức có Luật tố tụng dân sự
quốc tế quy định về vấn đề này. Trong đó, thời gian xét xử những vụ
việc này tối đa là 6 tuần, Đức có 22 tịa án có thẩm quyền xét xử những
vụ việc bắt cóc trẻ em, nhờ sự chun mơn hóa này mà hiệu quả công
tác xét xử ngày càng được nâng cao.


Công ước La Hay về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi
con nuôi quốc tế là Công ước La Hay đầu tiên Việt Nam tham gia. Việt
Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 18/7/2011, mở ra một trang
mới trong quan hệ hợp tác nuôi con nuôi quốc tế với các quốc gia thành
viên Công ước trong đó có Đức. Từ năm 2004 đến nay, khi Việt Nam
và Đức không đạt được kết quả trong việc ký Hiệp định song phương
về vấn đề nuôi con nuôi, việc nhận con nuôi Việt Nam từ các gia đình
Đức có gặp khó khăn nhất định và số lượng thực tế cũng giảm đi. Do
đó, Đức bày tỏ mong muốn được nối lại việc hợp tác nuôi con nuôi với
Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Công ước miễn hợp pháp hóa các loại giấy tờ cơng vụ của nước
ngồi. Hằng năm, Đức có khoảng 200.000 giấy tờ cần hợp pháp hóa.
Việc xác nhận giấy tờ ở Đức thực hiện theo nguyên tắc cơ quan nào ký,
ra quyết định giấy tờ thì xác nhận cho giấy tờ đó. Bộ Tư pháp Liên
bang chỉ có trách nhiệm xác nhận đối với những trường hợp phức tạp,
quan trọng.
Văn phòng Hội nghị La Hay yêu cầu các nước thành viên Công ước
xây dựng cơ chế xác thực văn bản của mình. Tại Đức, cơ chế xác thực
văn bản dựa trên 4 tiêu chí:
a. Chỉ rõ cơ quan hành chính chịu trách nhiệm xác thực, cơng
nhận văn bản;
b. Có một hệ thống đăng ký rõ ràng, chi tiết;



c. Có biện pháp chống giả mạo các văn bản gốc;
d. Có hệ thống cán bộ cơng chức thực sự vì cơng việc, khơng bị
ảnh hưởng bởi hối lộ, tham nhũng.
Bổ sung thông tin để Việt Nam nghiên cứu gia nhập Công ước này,
Bộ Ngoại giao Đức cung cấp phương pháp xem xét đơn xin gia nhập
Công ước về hợp pháp hóa lãnh sự của một quốc gia. Cụ thể là khi Bộ
Ngoại giao nhận được thông tin từ Văn phịng Hội nghị La Hay là có
một quốc gia xin gia nhập Cơng ước thì Bộ Ngoại giao sẽ u cầu Đại
sứ quán Đức tại nước xin gia nhập cung cấp các thông tin liên quan để
xem xét cơ chế xác thực văn bản tại nước của họ có đúng đắn và đáng
tin cậy theo 4 tiêu chí nêu trên không? Bộ Ngoại giao Đức tin tưởng
những báo cáo này của Đại sứ quán Đức do Đại sứ quán Đức tại quốc
gia đó có thực tế về xác thực văn bản. Do đó, nếu báo cáo của Đại sứ
quán Đức là tốt thì Bộ Ngoại giao chấp nhận quốc gia thành viên mới,
nếu khơng tốt thì Bộ Ngoại giao sẽ phản đối quốc gia thành viên mới
này. Trong trường hợp phản đối, Cơng ước khơng có hiệu lực giữa Đức
và quốc gia thành viên bị phản đối đó. Khi nào Đức nhận thấy quốc gia
thành viên bị phải đối đã đáp ứng 4 tiêu chí xác thực văn bản nêu trên
lúc đó Đức sẽ dỡ bỏ phản đối này thì Cơng ước mới có hiệu lực giữa
Đức và quốc gia đã bị phản đối.
3.Thực tiễn tương trợ tư pháp giữa Đức và Việt Nam
Hiện có hơn 100.000 người Việt đang sinh sống tại Đức, do đó nảy
sinh nhiều mối quan hệ pháp lý giữa công dân Đức và công dân Việt


Nam. Để giải quyết những mối quan hệ pháp lý này, có thể dẫn đến
xung đột về luật áp dụng. Có một số cách để giải quyết những xung đột
này, bao gồm: áp dụng điều ước quốc tế đa phương; áp dụng các điều

ước quốc tế song phương (tuy nhiên Đức chủ trương hạn chế ký các
điều ước quốc tế song phương, trong vịng 50 năm qua Đức khơng ký
điều ước song phương nào trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế); áp
dụng nguyên tắc có đi có lại khi chưa có điều ước quốc tế điều chỉnh.
Thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp giữa Đức và Việt Nam, Đoàn
khảo sát nhận thấy, vấn đề tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Đức
đang được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại do chưa có điều ước
quốc tế. Quy trình này thơng qua con đường ngoại giao và hiện kéo dài
về thời gian (Cụ thể: Hồ sơ xin tương trợ tư pháp gửi Bộ Ngoại giao =>
Sở Tư pháp Liên bang => Sở Tư pháp bang => Tịa án).
Nếu có điều ước quốc tế điều chỉnh, cụ thể là các Cơng ước La Hay
liên quan thì quy trình tương trợ tư pháp sẽ đơn giản hơn, rút ngắn thời
gian hơn (Cụ thể: Đơn xin tương trợ tư pháp => Sở Tư pháp Liên bang
=>các cơ quan đầu mối). Đại diện Sở Tư pháp Liên bang cũng nêu rõ,
tại Đức có 7 bang thành lập cơ quan đầu mối (Tòa án kiêm cơ quan đầu
mối), 9 bang thành lập cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ Tư pháp bang.
Sở Tư pháp Liên bang là cơ quan đầu mối ở Trung ương thực hiện các
yêu cầu tương trợ tư pháp.
Về thời gian thực hiện tương trợ tư pháp của phía Việt Nam gửi sang
Đức thường kéo dài, hiệu quả ủy thác tư pháp về dân sự rất hạn chế.


Đại diện Sở Tư pháp Liên bang cho rằng do thời gian chuyển hồ sơ
tương trợ tại Đức khơng có quy định cụ thể mà chỉ quy định chung
trong EU là cố gắng giải quyết trong 14 ngày nên có thể bị chậm trễ.
Bên cạnh đó, việc cung cấp bản dịch tiếng Đức khơng chính xác, u
cầu tương trợ tư pháp khơng rõ ràng, thiếu hợp pháp hóa lãnh sự và tên
người Việt khó cũng là những nguyên nhân gây chậm trễ trong quá
trình thực hiện tương trợ tư pháp nói chung và tống đạt giấy tờ nói
riêng.

4. Một số nội dung khác
a. Về các hỗ trợ của Hội nghị La Hay
Hiện nay, Văn phòng Hội nghị La Hay hỗ trợ cho các thành viên và
các nước mong muốn gia nhập Cơng ước. Bên cạnh đó, mạng lưới
thẩm phán giao liên La Hay góp phần quan trọng vào việc tìm kiếm
trao đổi thông tin liên quan đến vụ việc, đặc biệt là các vụ bắt cóc trẻ
em. Hiện có 60 thẩm phán giao liên trong tổng số 40 quốc gia. Hội nghị
La Hay không quy định số lượng cụ thể các thẩm phán giao liên tại
quốc gia thành viên mà chỉ quy định ít nhất là 1 vị và khơng q nhiều,
ví dụ: Canada có 2, Mỹ có 4, Đức có 2, thơng thường các nước có 1
thẩm phán giao liên. Các thẩm phán giao liên nhóm họp với các cơ
quan đầu mối thực hiện Công ước định kỳ 5 năm một lần để trao đổi,
rút kinh nghiệm.
Cùng với sự hiện diện của thẩm phán giao liên, mạng lưới luật sư
giao liên trong giải quyết các vụ việc bắt cóc trẻ em theo Công ước về


các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em cũng được đề cập đến.
Cụ thể là những vụ việc người mẹ mang con đến nước khác sinh sống,
người cha có đơn yêu cầu mang đứa trẻ quay lại nơi ở cũ thì thơng
thường Tịa án giải quyết nhanh chóng và phán quyết thường là đưa
đứa trẻ trở lại nơi ở cũ (người mẹ có thể cùng về với con hoặc không)
với quan điểm đưa đứa trẻ lại nơi chúng gắn bó, thân quen, có nhiều kỷ
niệm, bạn bè nhằm giúp đứa trẻ phát triển tốt nhất, ổn định về mọi mặt.
Việc giải quyết này nếu có sự giúp sức của luật sư giao liên và thầm
phán giao liên La Hay sẽ được tiến hành nhanh hơn với những thông
tin đầy đủ.
b. Về tổ chức của Bộ Tư pháp Liên bang
Cơ cấu Tổ chức của Bộ Tư pháp Liên bang Đức gồm 6 Tổng vụ, 12
Vụ, 1 cơ quan đại diện tại Born, 1 cơ quan đại diện liên bang về các

vấn đề nhân quyền (cụ thể xem tài liệu tham khảo). Bộ Tư pháp Liên
bang Đức có tổng cộng 683 nhân viên (cập nhật đến ngày 26/11/2010),
trong đó có 116 nữ, 266 nhân viên là luật gia. Trong số 266 luật gia này
có 89 thẩm phán, cơng tố viên cũng như công chức nam nữ ở các bang
được cử về để cơng tác trong vịng 2-3 năm. Các thẩm phán được cử về
Bộ trong thời gian này không làm việc với tư cách một thẩm phán mà
làm việc với tư cách là nhân viên của Phòng chuyên mơn. Mục đích
của sự ln chuyển này là mang kinh nghiệm, thực tiễn ở địa phương
về Bộ cơng tác, góp phẩn bổ sung thực tiễn vào quá trình làm luật ở Bộ
và khi trở về địa phương công tác, những người này sẽ có thêm kinh
nghiệm làm luật ở Bộ.


Bộ Tư pháp Liên bang Đức có một chi nhánh tại thành phố Born với
24 cán bộ, công chức.
c. Về chế định trọng tài
Ở Đức ghi nhận có 3 cấp độ về giải quyết trọng tài là trong phạm vi
nước Đức, trong phạm vi Châu Âu và trên toàn cầu. Ở cấp độ quốc gia,
năm 1998 Đức đã xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, Đức
cũng đang nghiên cứu có nên đưa thêm quy định về hịa giải ngồi tịa
án (giống như quy định của Luật tố tụng dân sự Việt Nam) vào Bộ luật
này hay không?
Ở cấp độ Châu Âu, tuy chưa xây dựng tòa trọng tài riêng để giải
quyết các tranh chấp về thương mại và đầu tư nhưng Liên minh Châu
Âu sẵn sàng hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đồng thời,
Liên minh Châu Âu cũng quy định các bên cần thỏa thuận công nhận
quyết định trọng tài trước khi áp dụng cơ chế này.
Ở cấp độ quốc tế, hiện cả Đức và Việt Nam đều đã tham gia Công
ước công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài năm
1958 (gọi tắt là Cơng ước New York). Vì vậy, việc giải quyết tranh

chấp thương mại, đầu tư bằng cơ chế trọng tài có cơ sở để tiến hành ở
cả hai quốc gia. Bên cạnh đó, phía Đức cũng đang tích cực tham gia
vào nhóm cơng tác thứ 2 của UNCITRAL nhằm minh bạch hóa phán
quyết trọng tài, giảm bớt chi phí trọng tài và giảm thiểu thời gian giải
quyết tranh chấp cũng như sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ chính
thức trong giải quyết tranh chấp bằng cơ chế trọng tài.


Phòng Tương trợ tư pháp, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp

[1] Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 3241/VPCP-QHQT ngày
20/05/2008 và Công văn số 244/VPCP-QHQT ngày 12/01/2011 của
Văn phịng Chính phủ, trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Bộ, cơ quan liên quan “nghiên cứu, xây dựng đề án về khả năng
Việt Nam gia nhập các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc
tế”



×