Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh bắc giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC CƠ
QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BẮC
GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hµ néi - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC CƠ
QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BẮC
GIANG
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Trọng Hách

Hµ néi - 2011


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ

6

ĐẤT ĐAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC
CƠ QUAN HÀ NH CHÍ NH NHÀ NƯỚC

1.1.

Quan niê ̣m chung về khiế u na ̣i
hành chính

và giải quyết khiếu nại


1.1.1.

Khái niệm khiế u nại hành chính

6

1.1.2.

Khái niệm và thẩm quyền về giải quyết khiếu nại hành chính

8

6

1.1.2.1. Khái niệm về giải quyết khiếu nại hành chính

8

1.1.2.2. Thẩ m quyề n giải quyế t khiế u na ̣i hành chính

8

1.1.3.

Đối tượng của khiếu nại hành chính

10

1.2.


Quan niê ̣m giải quyế t khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu công
nghiê ̣p của các cơ quan hành chiń h nhà nước

14

1.2.1.

Quan niê m
̣ khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu công nghiê ̣p

14

1.2.2.

Quan niê ̣m giải quyế t khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu
công nghiê ̣p

14

1.2.3.

Đối tượng và đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu
công nghiệp

15

1.2.3.1. Đối tượng của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
1.2.4.


Thẩ m quyề n giải quyế t khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu
công nghiê ̣p

15
16


1.2.5.

Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp 17

1.3.

Vai trò của giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công
nghiê ̣p

20

1.3.1.

Bảo vệ quyền , lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của cá nhân , tổ chức trong
lĩnh vực đất đai

22

1.3.2.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng , tiế n đô ̣ xây dựng
và phát triển các khu công nghiệp


23

1.3.3.

Tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng
cao hiê ̣u quả quản lý nhà nước về đấ t đai , giảm số vụ việc
liên quan đế n khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu công nghiê ̣p

24

Chương 2:

27

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIÊP
̣ CỦ A CÁC CƠ QUAN HÀ NH CHÍ NH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

2.1.

Thực trạng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại các
khu công nghiệp

27

2.1.1.

Giai đoa ̣n trước năm 2003 (thời điể m khi ban hành Luâ ̣t

Đất đai năm 2003)

29

2.1.2.

Giai đoa ̣n từ sau khi ban hành Luâ ̣t Đấ t đai 2003

30

2.2.

Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai t
các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

2.2.1.

Tình hình khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp ở
tỉnh Bắc Giang

33

2.2.2.

Nô ̣i dung khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu công nghiê ̣p ở
tỉnh Bắc Giang

38

2.2.3.


Nguyên nhân phát sinh khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các khu
công nghiê ̣p ở tin
̉ h Bắ c Giang

39

2.3.

Những tồ n ta ̣i, hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai
tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính ở tỉnh
Bắ c Giang

45

ại

32


2.3.1.

Sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai và

47

khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp hiện nay
2.3.2.

Tinh thầ n trách nhiê ̣m của các cơ quan hành chiń h ở tin̉ h Bắ c

Giang trong giải quyế t khi ếu nại về đất đai tại các khu công
nghiê ̣p thuô ̣c điạ bàn tỉnh chưa cao , còn nhiều vi phạm

53

2.3.3.

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp và một bộ
phận cán bộ công chức trong các cơ quan đó còn có hành
vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật xâm
phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong quản lý và

56

sử dụng đất đai gây bức xúc và bất bình trong nhân dân
2.3.4.

Ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân về sử dụng
quyề n khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i cá c khu công nghiê ̣p ở tỉnh
Bắ c Giang chưa cao

59

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

60

QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT
ĐAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


3.1.

Yêu cầu về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

60

3.1.1.

Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong
Nhà nước pháp quyền

60

3.1.2.

Bảo đảm tiến độ cho việc phát triển các khu công nghiệp
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

61

3.1.3.

Bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương và tăng
cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

62

3.1.4.


Khắc phục nhanh chóng những tồn tại, thiếu sót trong công
tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

63

3.2.

Phương hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

66


3.2.1.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại

67

3.2.2.

Hoàn thiện các cơ quan hành chính có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính

73

3.2.3.


Tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền khiếu nại phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

74

3.3.

Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

76

3.3.1.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai tại các khu công nghiệp

76

3.3.2.

Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan hành chính với các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cấp ủy Đảng, Ban quản
lý khu công nghiệp... trong giải quyết khiếu nại về đất đai
tại các khu công nghiệp

78

3.3.3.


Nâng cao đời sống, ý thức pháp luật cho nhân dân, tăng cường
thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn các khu công nghiệp

82

3.3.4.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền trong việc quản lý đất đai, quản lý khu công
nghiệp trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu
công nghiệp

86

3.3.5.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội, công dân đối với công tác giải
quyết khiếu nại về đất đai

88

KẾT LUẬN

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được
Hiến pháp quy định. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước. Việc giải quyết khiếu nại tốt góp phần ổn định tình hình chính trị xã
hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân và đã ban
hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề
này, trong đó có Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo năm 1991; Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005); Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006),
Luật Tố tụng hành chính (năm 2010)… Việc ban hành các văn bản pháp luật nêu
trên đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện hành chính; làm cơ sở cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu kiện hành chính.
Trong thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành đã có những cố gắng
trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại nhưng tình hình khiếu nại hành
chính vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Số các vụ việc tăng nhanh, tính chất gay
gắt, khiếu nại đơng người, vượt cấp ngày càng gia tăng, trong đó có một số vụ
việc trở thành điểm nóng xảy ở nhiều địa phương, gây mất ổn định an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội. Nhiều đồn khiếu nại đơng người có tổ
chức đến trụ sở cơ quan và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước để khiếu nại, nhất là trong thời gian diễn ra cuộc họp Trung ương, Quốc
hội, bầu cử Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Nhiều vụ việc đã
được tập trung giải quyết nhưng không dứt điểm được. Ở một số địa phương
khiếu nại diễn ra trên bình diện rộng. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan
đến đất đai, đất đai tại các khu công nghiệp như: khiếu nại về giá đất khi thu



hồi, giải toả; địi lại đất đai của tập đồn sản xuất; đòi lại đất đã giao cho
người khác; khiếu nại về việc bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất...
Hoạt động giải quyết khiếu nại ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực
đất đai tại các khu cơng nghiệp nói riêng đã có nhiều tiến bộ, tốc độ giải quyết
khiếu nại nhanh hơn, tỷ lệ vụ việc khiếu nại được giải quyết nhiều hơn, hạn
chế tình trạng khiếu nại nhiều cấp, khiếu nại lịng vịng, vượt cấp… Tuy nhiên,
hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian qua cũng đã bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập, nhấ t là giải quyế t về khiế u na ̣i đấ t đai ta ̣i các khu cơng
nghiê ̣p . Có ngun nhân chủ quan từ phía cơ quan, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại như chưa làm tốt trách nhiệm giải quyết khiếu nại, chưa dành
thời gian thỏa đáng, tập trung chỉ đạo giải quyết khiếu nại của dân nhất là với
những khiếu nại phức tạp, kéo dài, cịn tình trạng lảng tránh trách nhiệm trong
giải quyết khiếu nại; một bộ nhận nhân dân còn chưa nhận thức và sử dụng
đúng đắn quyền khiếu nại của mình, lợi dụng khiếu nại gây khó khăn cho các
hoạt động quản lý nhà nước, cố tình khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp…
Có nguyên nhân khách quan là hệ thống pháp luật về khiếu nại, giải quyết
khiếu nại, Luật đất đai và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa đầy
đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ… Mơ hình giải quyết khiếu nại hiện nay cịn nhiều
hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết khiếu nại.
Vì những lý do trên tơi đã chọn đề tài: "Giải quyết khiếu nại về đất
đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc
Giang" làm luận văn cao học luật. Đề tài vừa có tính khách quan, cấp thiết
vừa có tính lý luận và thực tiễn trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ
những vấn đề lý luận, thực tiễn về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai ở
nước ta hiện nay, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao
năng lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp.


2


Nhiệm vụ của luận văn: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề về:
Khiếu nại, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ta ̣i cá c khu công nghiê ̣p
của cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiệ n nay; phương hướng,
giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất
đai tại các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay .
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những vấn đề liên quan đến khiếu nại hành chính đã được nhiều cơng
trình khoa học ở nhiều cấp độ đề cập và nghiên cứu như: Thanh tra nhà nước
(1996), Việc giải quyết khiếu nại của công dân trong hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước sau khi Tồ án hành chính được thiết lập, đề tài nghiên
cứu khoa học; Thanh tra nhà nước (2004), Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu
kiện hành chính, đề tài nghiên cứu khoa học; Thanh tra nhà nước (2004), Xây
dựng quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính, đề tài nghiên cứu
khoa học; Nguyễn Thế Thuấn, Tăng cường hiệu lực của pháp luật trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ
luật học; Trần Văn Sơn, Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước hiện
nay, Luận án tiến sỹ luật học; Nguyễn Thi ̣Minh Hà (2002), Thẩm quyề n giải
quyế t khiế u nại , tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước , Luâ ̣n văn cao ho ̣c
luâ ̣t; Đinh Văn Minh (2005), Hoàn thiện pháp luật nhằm đổi mới cơ chế giải
quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Luận văn cao học luật; Nguyễn Hoài
Thoa (2005), Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà
nước ở tỉnh Hải Dương hiện nay, Luận văn cao học luật; Trương Tiến Dũng
(2007), Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về
đấ t đai ở nước ta hiê ̣n nay , Luâ ̣n văn cao ho ̣c quản lý hành chiń h công ... Tuy
nhiên, cho đến nay vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại các

khu công nghiê ̣p ở nước ta trong điều kiện hiện nay vẫn cịn ít được quan tâm
nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn.

3


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề lớn: Tình hình khiếu
nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ở nước ta hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu đề cập đến vấn đề khiếu nại
hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ta ̣i các khu cơng
nghiê ̣p ở tin
̉ h Bắ c Giang .
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước về khiếu
nại, giải quyết khiếu nại, quyền sử dụng đất… tôn trọng bảo vệ các quyền của
công dân.
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, tổng kết thực tiễn, khảo sát, điều tra…
6. Đóng góp mới của luận văn
Với giới hạn là một luận văn cao học nội dung luận văn là kết qủa
tổng hợp nhận thức của tác giả về nhà nước, pháp luật, quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong thời gian học tập và nghiên
cứu khoa học tại Khoa Luâ ̣t - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Trên cơ sở các tri
thức đó tác giả luận văn đã đề cập và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của
khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ta ̣i các khu cơn g nghiê ̣p ,
từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những phương hướng, giải pháp có tính khả

thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trên
lĩnh vực này trong tình hình hiện nay. Với những kết quả đạt được, luận văn
có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực chuyên ngành.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣ n của giải quyế t khiế u na ̣i về đấ t đai ta ̣i các
khu công nghiê ̣p của các cơ quan hành chính nhà nước .
Chương 2: Thực tra ̣ng pháp luâ ̣t và thực tiễn giải quyế t khiế u na ̣i về
đấ t đai ta ̣i các khu công nghiê ̣p của các cơ quan hành chính nhà nước trên đại
bàn tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại về đất đai ta ̣i các khu công nghiê ̣p ở nước ta hiện nay .

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

1.1. Quan niêm
̣ chung về khiế u na ̣i và giải quyế t khiế u na ̣i hành chính
1.1.1. Khái niệm khiế u nại hành chính

Hiện nay trong khoa học tồn tại nhiều quan niệm về khiếu nại. Khiếu
nại theo nghĩa Latinh được hiểu tương ứng với từ "complaint" đó là sự phàn
nàn, ca thán, phản ứng, bất bình của người nào đó về vấn đề liên quan đến bản
thân họ.
Theo Từ điển Tiếng Việt, khiếu nại là "đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xét một việc làm mà mình khơng đồng ý, cho là trái phép hay không
hợp lý" [54, tr. 483]. Với nghĩa trên phạm vi khiếu nại rất rộng, bao gồm mọi
việc làm của các cơ quan, cán bộ, công chức, tổ chức xã hội mà người khiếu
nại không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý, trái pháp luật.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định
kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Là một
trong những quyền cơ bản của cơng dân được Hiến pháp nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận.
Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đưa ra việc phân chia khái niệm
khiếu nại nói chung thành hai loại: khiếu nại hành chính và khiếu nại tư pháp.
Khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan
hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một hành vi hay một quyết định hành

6


chính mà họ cho là hành vi và quyết định đó khơng đúng pháp luật, gây thiệt
hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khiếu nại tư pháp là việc công dân hay tổ chức đề nghị cơ quan điều
tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án mà họ cho rằng việc hoặc quyết
định đó là khơng đúng pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 2 của Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998 quy định:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình [33].
Khiếu nại được hiểu theo Luật Khiếu nại, tố cáo đã tiếp cận từ chủ thể
của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Do vậy, nó chỉ
giới hạn chủ yếu trong phạm vi hoạt động quản lý của nhà nước.
Từ những quan niệm trên có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản
của khiếu nại như sau:
Thứ nhất, khiếu nại xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu
nại cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm. Nói cách
khác khiếu nại là một hình thức phản ứng của cơng dân, cơ quan, tổ chức với
những hiện tượng vi phạm các quyền và lợi ích của họ được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, khiếu nại ln mang trong mình thơng tin về sự vi phạm các
quyền và lợi ích của cơng dân được pháp luật quy định hoặc bắt nguồn từ
những nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và những quy định của cộng
đồng cũng như sự vi phạm các quyền lợi khác nhau của cá nhân khác của

7


công dân. Việc xác định loại vi phạm cụ thể hoặc thiệt hại cụ thể bởi những
việc làm trái pháp luật là yếu tố nhất thiết của nội dung khiếu nại.
Thứ ba, người khiếu nại không thể tự khôi phục những quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá

nhân nào. Sự khiếu nại của họ trông chờ vào quyết định giải quyết khiếu nại
của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại hành chính có thể hiểu là: việc cá nhân, cơ quan hoặc tổ
chức yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành
chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
1.1.2. Khái niệm và thẩm quyền về giải quyết khiếu nại hành chính
1.1.2.1. Khái niệm về giải quyết khiếu nại hành chính
Khoản 13 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định "giải
quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của
người giải quyết khiếu nại. Như vậy, theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật
Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động
xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành
chính nhà nước theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005).
1.1.2.2. Thẩm quyề n giải quyế t khiế u nại hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình
trực tiếp quản lý.

8


- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền: giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết
khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng cịn có khiếu nại.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,
của cán bộ, cơng chức do mình trực tiếp quản lý.
- Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do
mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại mà trưởng cơ quan thuộc sở và
cấp tương đương đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
thẩm quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải
quyết lần đầu nhưng cịn có khiếu nại; giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc
cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng cịn
có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực
tiếp; giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 Luật khiếu
nại, tố cáo đã giải quyết lần đầu nhưng cịn có khiếu nại; giải quyết khiếu nại
có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình mà Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng cịn có khiếu nại.
- Tổng thanh tra Chính phủ có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại mà
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng cịn có

9


khiếu nại; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong
việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu

nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức
thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp
dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối
với người vi phạm.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền: Lãnh đạo công tác giải quyết
khiếu nại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra quy định tại khoản 2
Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn quy định trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết khiếu nại hành chính. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm giải
quyết kịp thời, khách quan khiếu nại của cá nhân hoặc tổ chức xử lý nghiêm
người vi phạm, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại có thể
xảy ra, đảm bảo cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1.1.3. Đới tượng của khiếu nại hành chính
Từ việc nghiên cứu khái niệm khiếu nại hành chính chúng ta thấy
khiếu nại hướng vào việc xem xét các quyết định hành chính và hành vi hành
chính trái pháp luật. Quyết định quản lý (dạng văn bản) hoặc hành vi quản lý
trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng, đó
là một hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước. Tuy nhiên trong hoạt động
quản lý nhà nước những quyết định, hành vi hành chính quản lý nhà nước
khơng phải lúc nào cũng tuân theo những quy định của pháp luật. Sự tồn tại

10


của các quyết định quản lý trái pháp luật, các hành vi trái pháp luật có tính tất

yếu khách quan.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đối tượng của khiếu
nại hành chính là quyết định hành chính (một loại quyết định quản lý nhà
nước mang tính cá biệt - cụ thể) và hành vi hành chính trái pháp luật của cơ
quan quản lý nhà nước, của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó đã
trực tiếp xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (đây chính
là đối tượng của quản lý nhà nước).
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2004, 2005) thì đối tượng của khiếu nại hành chính gồm: Quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
đến lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyết định hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại hành
chính: "quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành
chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước" [33, khoản 10, Điều 2].
Quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại hành chính phải đảm bảo
các yếu tố:
+ Là quyết định bằng văn bản;
+ Là quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối
tượng cụ thể;
+ Là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại hành
chính gồm 2 nhóm:

11



+ Nhóm quyết định hành chính giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước
(chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước) với cá nhân, tổ chức (đối tượng của
quản lý hành chính nhà nước);
+ Nhóm các quyết định hành chính giải quyết các mối quan hệ trong
tổ chức hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Các quyết định hành chính có đặc điểm sau:
Một là, chủ thể ban hành chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Hai là, thể hiện ý chí, tính quyền lực, tính đơn phương của chủ thể
quản lý vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.
Ba là, quyết định áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể, chỉ có
hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể và được áp dụng một lần.
Bốn là, làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Năm là, được ban hành theo hình thức văn bản với tên gọi cụ thể là
quyết định (quyết định quản lý nhà nước cá biệt, cụ thể - quyết định hành chính).
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998).
Hành vi hành chính thực chất là một dạng của hành vi công vụ (công
vụ được hiểu là một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước gắn với
nhà nước và nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức Nhà nước tiến
hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội. Ngồi các đặc điểm
trên thì hành vi hành chính cịn có các đặc điểm sau:
Một là, hành vi hành chính do cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ,
cơng chức trong cơ quan hành chính thực hiện chủ yếu vì hoạt động này gắn

12



liền với việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách trực tiếp, thường xuyên
trong đời sống.
Hai là, hành vi hành chính biểu hiện dưới dạng hành động hoặc khơng
hành động.
Hành vi hành chính hành động là hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
khơng đúng, khơng đầy đủ hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc làm trái pháp luật
về một vấn đề nào đó.
Hành vi hành chính không hành động là hành vi của các cơ quan hành
chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
khơng thực hiện một trách nhiệm cơng vụ mà theo quy định của pháp luật thì
họ phải thực hiện.
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: là quyết định bằng văn bản
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ
luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương , giáng chức , cách chức, buộc thôi
việc đối với cán bộ, cơng chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.
Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thực chất là một loại quyết định
hành chính nhưng chủ yếu thể hiện mối quan hệ trong nội bộ cơ quan nhà
nước, cơ quan quản lý, sử dụng đối với cán bộ, công chức thuộc quyền trực
tiếp quản lý cán bộ, công chức. Quyết định kỷ luật là một hình thức xử lý đối
với cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ
nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm pháp chế trong hoạt động này. Tuy
nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, công chức trước những quyết định kỷ
luật trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công
chức, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức trái pháp luật cũng là đối tượng của khiếu nại, hành chính.

13



1.2. Quan niêm
̣ giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công
nghiêp̣ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc
1.2.1. Quan niê ̣m khiế u nại về đấ t đai tại các khu công nghiê ̣p
Trên cơ sở việc nghiên cứu các khía cạnh về khiếu nại chúng ta thấy
khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức khiếu nại
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính đó là vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
Như vậy, có thể hiểu khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp là việc công dân, cơ
quan hoặc tổ chức theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo và Luật đất đai
khiếu nại đến cơ quan hành chính, người có thẩm quyền về giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước
hoặc người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các
khu cơng nghiệp khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích của mình.
1.2.2. Quan niê ̣mgiải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công
ghiê
n ̣p
Như chúng ta đã biết, khiếu nại là sự phản ứng của công dân trước
việc làm của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước khi họ cho rằng có sự vi phạm quyền chủ thể và lợi
ích được pháp luật bảo vệ và yêu cầu khôi phục chúng kết hợp với việc phê
phán đơn vị, cơ quan, tổ chức, người có chức vụ mà quyết định, hành vi của
họ đã vi phạm quyền chủ thể của người khiếu nại.
Việc giải quyết khiếu nại một mặt bảo đảm quyền dân chủ của công

dân, của nhà nước đồng thời đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền trong việc giải quyết các công việc của công dân, góp phần

14


sửa chữa các sai phạm, khuyết điểm đảm bảo pháp chế, kỷ luật, kỷ cương
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, kịp thời phát hiện và
xử lý các vi phạm pháp luật, góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước và xã hội.
Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về
đất đai tại các khu công nghiệp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng những quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về đất đai để giải
quyết các khiếu nại hành chính phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước về đất đai tại các khu cơng nghiệp và tổ chức đưa các quyết định đó
vào thực tế đời sống.
1.2.3. Đối tượng và đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu
công nghiệp
1.2.3.1. Đối tượng của khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được
quy định tại điều 74 Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa tại Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) và nhiều văn bản
hướng dẫn thực hiện khác.
Đối tượng của khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về đất đai tại các khu công nghiệp bao gồm các quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
trong các trường hợp cụ thể sau:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất.

15


1.2.3.2. Đặc điểm của khiếu nại về đất đai tại các khu cơng nghiệp
Thứ nhất, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất
đai tại các khu công nghiệp chủ yếu là phát sinh từ các quyết định hành chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện luật đất đai, liên quan đến các
lĩnh vực như: Khiếu nại về giá đất bồi thường quá thấp so với giá chuyển
nhượng thực tế trên thị trường, giá đất ở được giao tại nơi nơi tái định cư lại
quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi; đòi bồi thường
theo giá đất mới đối với các trường hợp bị thu hồi đất và được bồi thường
theo các chính sách trước đây…
Thứ hai, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai
tại các khu công nghiệp thường là loại khiếu kiện phức tạp, đông người, thời gian
giải quyết khiếu nại kéo dài và là loại khiếu nại khó giải quyết dứt điểm nhất.
Thứ ba, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà
nước về đất đai tại các khu công nghiệp diễn ra ở hầu hết các địa phương
trong tỉnh.
Thứ tư, khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu cơng nghiệp là loại
khiếu nại dễ phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị và
trật tự an tồn xã hội.
Thứ năm, khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp chủ
yếu là cá nhân người sử dụng.
Thứ sáu, khiếu nại hành chính tại các khu cơng nghiệp thường xuất
hiện khiếu nại đơng người, tính chất phức tạp.
1.2.4. Thẩ m quyền giải quyế t khiếnại
u về đất đai tại các khu công nghiệp
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

chưa có quy định riêng của pháp luật mà đó là thẩm quyền giải quyết khiếu
nại về đất đai nói chung được quy định tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2003
như sau:

16


Thứ nhất, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tịa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại
đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong
trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khởi kiện tại Tịa án nhân dân;
- Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính
hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày,
kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu
nại khơng đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc khởi kiện tại Tịa án nhân dân.
Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều
này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp

đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai.
1.2.5. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ
quan hành chính nhà nước về hình thức là khiếu nại hành chính đã được điều

17


chỉnh trong Luật Khiếu nại, tố cáo, do đó thủ tục giải quyết khiếu nại một vụ
việc hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp cũng tuân thủ các bước
của thủ tục giải quyết một vụ việc giải quyết khiếu nại về hành chính nói
chung, gồm: Nhận đơn, phân loại đơn và thụ lý để giải quyết; thẩm tra, xác
minh, thu thập chứng cứ; kết luận và kiến nghị việc giải quyết; ra quyết định
giải quyết khiếu nại; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.
Những công việc của giai đoạn này nối tiếp nhau trong một mối quan
hệ hữu cơ và là điều kiện của nhau trong một mục tiêu thống nhất của việc
giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên thủ tục giải quyết khiếu nại hành
chính về đất đai tại các khu cơng nghiệp có những đặc thù riêng, những đặc thù
này là cơ sở để giải quyết vụ việc khiếu nại về đất đai tại các khu cơng nghiệp
được đảm bảo một cách chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn nhận đơn, phân loại và thụ lý đơn để giải quyết, cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại về đất
đai phải xem xét, phân loại và xử lý đơn. Để xác định được đơn đó có đủ điều
kiện thụ lý hay khơng thì khơng chỉ tn thủ các điều kiện thủ tục về hình
thức theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo mà còn phải xem xét nội dung
khiếu nại về đất đai đó có vi phạm quy định của nhà nước về những bảo đảm
cho người sử dụng đất hay khơng, nếu vi phạm thì đơn khiếu nại đó khơng
được thụ lý để giải quyết. Do đó cần phải xác định rõ quy định của pháp luật
về những bảo đảm cho người sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1

Điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2003 (sau đây gọi tắt là
Nghị định 181/2004/NĐ-CP) thì nhà nước khơng thừa nhận việc địi lại đất và
khơng xem xét giải quyết khiếu nại về việc địi lại đất mà Nhà nước đã giao
cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10
năm 1993 trong các trường hợp:

18


- Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất
ở miền Bắc; chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các
hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;
- Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho
hộ gia đình, cá nhân;
- Đất đã góp vào hợp tác xã nơng nghiệp theo quy định của Điều lệ
hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;
- Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở
và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu
hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết
tranh chấp ruộng đất;
- Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt
một phần ruộng đất để chia cho người khơng có ruộng và thiếu ruộng tại miền
Nam sau ngày giải phóng.
Trong giai đoạn thẩm tra, xác minh vụ việc giải quyết khiếu nại về đất đai
Trước hết phải nắm vững những căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu
nại về đất đai nói chung và khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại
về đất đai tại các khu công nghiệp. Căn cứ vào những quy định của pháp luật
cần phải xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh sát thực tế, để kết luận nội

dung khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại chính xác, khách quan. Căn
cứ pháp luật đó là:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 181/NĐ-CP thì việc giải
quyết các khiếu nại về đất đai phải căn cứ vào quy định của pháp luật về đất
đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại: Trước năm
1998, Luật Đất đai năm 1998, Luật Đất đai sửa đổi năm 2001, Luật Đất đai
năm 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành theo từng giai đoạn.

19


×