Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 110 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Đồng Thị Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của TS. Nguyễn Quang Phi và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các
thầy cô giáo trong khoa Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước - Trường Đại học Thủy lợi, cũng
như sự giúp đỡ của Trung tâm tư vấn PIM – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các
phịng ban chun mơn của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo,
hướng dẫn khoa học và Cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Đồng Thị Nga


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................................................................... 3
1.1. Tổng quan về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM)...............3

1.1.1 Khái niệm, lợi ích của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới.................. 3
1.1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện PIM hiện nay................................................... 4
1.1.3. Các nghiên cứu về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM ở

trong nước...................................................................................................................... 8
1.1.4 Các nghiên cứu về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM ở nước
ngoài........................................................................................................................................ 14
1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu................................................................................... 15

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................................. 15
1.2.2.Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội..................................................................... 18
1.3. Khái quát hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ...................................................................... 20


Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
KẺ GỖ.................................................................................................................................... 26
2.1. Đánh giá thực trạng quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ..............................26
2.1.1. Khái quát chung về quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ............................26
2.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý tưới tại vùng đã áp dụng mơ hình PIM..................35
2.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý tưới tại vùng chưa áp dụng mơ hình PIM..............69
2.2. Định hướng phát triển mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ....................................... 82
2.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm........................................ 82
2.2.2. Định hướng phát triển mơ hình quản lý tưới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

tưới 84


Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH QUẢN LÝ TƯỚI CÓ
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI KẺ GỖ............................................................... 87
3.1. Đề xuất mở rộng các tổ chức dùng nước............................................................... 87
3.1.1. Cơ sở đề xuất mở rộng các tổ chức dùng nước.................................................. 87
3.1.2. Đề xuất mở rộng các tổ chức dùng nước............................................................ 89
3.2. Cơ chế hoạt động của các tổ chức dùng nước phù hợp cho HTTL Kẻ Gỗ............90
3.2.1. Cơ chế, chính sách............................................................................................. 90
3.2.2. Mơ hình, biện pháp quản lý tưới phù hợp cho HTTL Kẻ Gỗ.............................91
3.3.Các đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống....................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 101



DANH MỤC HÌNH
Hình 1 – Hồ Kẻ Gỗ......................................................................................................15
Hình 2.1.1 - Hồ chứa nước Kẻ Gỗ...............................................................................21
Hình 2.1.2 - Lịng hồ Kẻ Gỗ........................................................................................22
Hình 2.1.3 - Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ..........................................................................23
Hình 2.1.4 - Cửa tràn hồ Kẻ Gỗ...................................................................................24
Hình 2.1.5 - Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh........................27
Hình 2.1.6 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty Thủy nơng Kẻ Gỗ.............................29
Hình 2.1.8 - Bản đồ khu tưới của khu tưới N3+ N5....................................................36
Hình 2.1.9- Bản đồ của khu tưới N4+ N6....................................................................37
Hình 2.1.10: Bản đồ của khu tưới N3-3.......................................................................44
Hình 2.1.11 : Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội sử dụng nước Xuyên Hà...........................46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1 - Tổng hợp số lượng TCDN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh..............................31
Bảng 2.2.2 - Tổ chức quản lý thủy nông trong 2 khu tưới...........................................37
Bảng 2.2.3 – Tình hình hoạt động của các Tổ chức HTDN.........................................40
Bảng 2.2.5 - Thông tin về thực trạng quản lý tưới của các TCDN đại diện của HTTL
Kẻ Gỗ - năm 2015........................................................................................................55
Bảng 2.2.6 - Tình hình thu phí thủy lợi nội đồng tại các TCDN năm 2015.................57
Bảng 2.2.8 - Hiệu quả của mơ hình Liên hiệp TCDN Xun Hà.................................59
Bảng 2.2.9 - Chi phí của Liên hiệp sử dụng nước Xuyên Hà năm 2015.....................61
Bảng 2.2.11 - Thông tin về thực trạng quản lý tưới của Liên hiệp TC HTDN Xuyên Hà
của HTTL Kẻ Gỗ - năm 2015......................................................................................64
Bảng 2.2.12 - Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các Tổ chức TNCS trên địa bàn Hà
Tĩnh.............................................................................................................................. 72
Bảng 2.2.13 - Thông tin về thực trạng quản lý tưới của các TCDN chưa có PIM trong
HTTL Kẻ Gỗ - năm 2015.............................................................................................76



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTL : Cơng trình thủy lợi
CCTL : Chi cục thủy lợi
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
WB : Ngân hàng thế giới
IMC : Công ty TNHH MTV quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
NN&PTNT : Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
O&M : Quản lý và vận hành
PIM : Quản lý thuỷ nơng có sự tham gia của người dân
QĐ : Quyết định
TCDN : Tổ chức dùng nước
UBND : Ủy ban nhân dân
WUA : Liên hiệp tổ chức dùng nước
WUO : Tổ chức dùng nước



MỞ ĐẦU
Tĩnh Hà Tĩnh là một trong số ít các tỉnh đi đầu trong việc triển khai thực hiện các
Chính sách quản lý và khai thác cơng trình thủy lợi của Trung ương. Tỉnh đã ban hành
nhiều văn bản để phục vụ công tác quản lý, khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh và bước
đầu đã thu được một số kết quả nhất định, góp phần khơng nhỏ trong việc quản lý và
khai thác CTTL hiệu quả. Tuy nhiên, trong suốt q trình thực hiện các chính sách về
quản lý, khai thác CTTL ở Hà Tĩnh cũng đã nảy sinh một số khó khăn, bất cập. Vì vậy,
để cơng tác quản lý thủy nông ngày càng hiệu quả và bền vững, tỉnh Hà tĩnh cần phải
chủ động, tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thủy
nông.
Ở hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ, dự án “Quản lý tưới có sự tham gia của người dân- PIM”
thuộc dự án VWRAP đã chọn 2 khu mẫu là N3+N5 và N4+N6 thuộc khu tưới của 2

kênh cấp kênh cấp 1”. Nhìn chung, hiệu quả của dự án “Quản lý tưới có sự tham gia
của người dân- PIM” đạt được hiệu quả rất tốt về các mặt phân phối nước đều giữa các
xã đầu kênh và cuối kênh, giảm chi phí trả cơng cho người canh cống, phát huy vai trị
của người dùng nước tham gia quản lý cơng trình thủy lợi, việc bảo dưỡng sửa chữa
cơng trình cũng thường xuyên hơn. Song song với những hiệu quả đạt được, công tác
vận hành phân phối nước, của các Tổ chức HTDN trong 2 khu mẫu là chưa thống
nhất, còn nhiều bất cập. Các Tổ chức HTDN thuộc 2 khu mẫu được thành lập từ năm
2008, tuy nhiên, chỉ có 4 Tổ chức HTDN thuộc khu mẫu N3+ N5 và 2 Tổ chức HTDN
là Cẩm Xuyên và Cẩm Phúc thuộc khu mẫu N4-6 là hoạt động từ năm 2008 đến nay,
còn các Tổ chức HTDN còn lại hiện nay hầu như khơng cịn hoạt động.
Theo kết quả đánh giá của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam vào đầu năm 2016 thì
hiện tại ở Tiểu dự án Kẻ gỗ đang có 6/9 Tổ chức HTDN hoạt động ổn định, chủ yếu
thuộc khu mẫu N3-5, còn lại 3 Tổ chức hoạt động cịn khó khăn, do chính quyền địa
phương một số nơi chưa tuyệt đối tin tưởng trao quyền và hỗ trợ người dân trong quản
lý thủy nông. 9 Tổ chức HTDN ở 2 khu mẫu của tiểu dự án Kẻ Gỗ đều được thành lập
có quy mơ tồn xã, nên chưa có sự phối hợp hoạt động phân phối nước và duy tu bảo
dưỡng CTTL giữa các tổ chức ở đầu kênh và cuối kênh liên xã. Các địa phương ở cuối

1


kênh thường xuyên khó khăn về nước, trong khi chi phí cho vận hành, bảo dưỡng cao
hơn các địa phương ở đầu kênh.
Xuất phát từ tình hình nêu trên cho thấy rằng việc “Nghiên cứu áp dụng biện pháp
quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của
hệ thống thủy nông Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh” là rất cần thiết.
Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác vận hành và quản lý tưới có sự tham gia của
cộng đồng tại các khu mẫu (các khu đã xây dựng mơ hình có sự tham gia của cộng
đồng) tại HTTN Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh để xây dựng mơ hình quản lý tưới có sự tham gia

của cộng đồng cho các khu còn lại trong hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
tưới của toàn hệ thống.
Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM) và tổng
quan vùng nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ.
- Nghiên cứu đề xuất phát triển mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ


Chương 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM)
Trong công tác quản lý tưới, từ huy động sự tham gia của nông dân ở những năm 1970
dần dần được phát triển lên cấp độ cao hơn, toàn diện và có tổ chức hơn là quản lý
nước có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là những người hưởng lợi. Với hoạt động
trọng tâm là chuyển giao toàn bộ hoặc một phần hệ thống thủy lợi cho người dân quản
lý nhằm chia sẻ trách nhiệm một cách toàn diện giữa nhà nước và nhân dân trong công
tác quản lý tưới.
1.1.1 Khái niệm, lợi ích của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới
1.1.1.1.

Khái niệm sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới

Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng là tiền đề của hình thức hợp tác cơng
– tư trong xây dựng và quản lý khai thác cơng trình thủy lợi nhằm thu được những
hiệu quả tốt hơn trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.
1.1.1.2.

Lợi ích của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới


Sự tham gia linh hoạt của người nông dân trong công tác quản lý tưới đã thể
hiện ở những lợi ích mang lại như sau:
-

Chủ động trong việc cung cấp nước;

-

Thiết kế và xây dựng cơng trình phù hợp hơn;

-

Giảm xung đột tranh chấp về nước;

-

Cải thiện việc duy tu bảo dưỡng hệ thống, nâng cao mức độ bền vững của cơng
trình;

-

Nâng cao sự rõ dàng minh bạch trong quản lý tài chính;

-

Nâng cao năng lực vận hành và bảo dưỡng;


1.1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện PIM hiện nay
Trong thực tế, sự tham gia hợp tác của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực

thủy lợi ở nước ta không phải là vấn đề mới. Bản chất sự tham gia của cộng đồng
trong công tác quản lý tưới PIM không khác nhiều với việc người dân tham gia cùng
nhà nước trung ương và địa phương trong xây dựng, quản lý khai thác các hệ thống
thủy lợi diễn ra từ xa xưa với nhiều hình thức, tính chất và mức độ khác nhau tùy
thuộc vào từng vùng địa lý, điều kiện kinh tế, yếu tố xã hội, tập quán và nhận thức của
người dân.
PIM - Participatory Irrigation Management: là một thuật ngữ đó là trong cơ cấu của tổ
chức quản lý các đại diện người dùng nước và các đại diện cơ quan nhà nước cùng
tham gia và cùng giữ vai trị quan trọng ở mọi khía cạnh và mọi cấp độ trong công tác
quản lý tưới.
Hiện nay đã có rất nhiều tỉnh triển khai chính sách về quản lý và khai thác Cơng trình
thủy lợi (CTTL) của Trung ương, có nhiều dự án như dự án VWRAP đã nghiên cứu,
triển khai về thực hiện mơ hình tưới có sự tham gia của cộng đồng bước đầu đã đạt
được những kết quả nhất định. Mơ hình PIM hiện là xu hướng phát triển tất yếu trên
thế giới, bởi vì theo nhận định chung thì khơng một chính phủ nào có thể kham nổi
tồn bộ việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng nhưng cũng không một nhà đầu tư tư nhân
nào có thể làm được việc này do đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và có nhiều
rủi ro vì vậy cần phải thực hiện PIM. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều quốc gia áp
dụng phương thức hợp tác này có hiệu quả, với các loại dự án điển hình là nhượng
quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và
tư nhân hóa.
1.1.2.1.

Thuận lợi của việc phát triển PIM hiện nay

Các thể chế đã có: kinh nghiệm từ nhiều Tổ chức dùng nước đã được thiết lập, hợp
đồng dịch vụ quy trách nhiệm và quyền lợi của các bên, huy động được nguồn lực địa
phương.
- Các chính sách: Chính phủ đã lồng ghép PIM như là một thành phần thiết yếu để cải
thiện hoạt động của các hệ thống tưới.



- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản về PIM tạo ra
một hành lang pháp lý và các cơ hội cho PIM phát Triển.
Các văn bản pháp quy quan trọng bao gồm:
+ Văn bản số 2466/BNN-TCTL ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện phân cấp quản lý khai thác cơng trình
thuỷ lợi và thí điểm thành lập mơ hình Liên hiệp hội dùng nước quản lý kênh cấp II
liên xã tại khu mẫu của dự án VWRAP;
+ Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND ngày 8/6/2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành
quy chế hoạt động của Hội sử dụng nước thuộc các công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh;
+ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban
hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh;
+ Văn bản số 3672/SNN-TL ngày 4/11/2011 của Sở Nông nghiệp -PTNT tỉnh Hà Tĩnh
hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh;
+ Văn bản số 450/CTTL ngày 20/9/2012 của Công ty TNHH MTV thủy lợi Kẻ Gỗ
đồng ý chuyển giao kênh N3-3 cho Hiệp hội sử dụng nước quản lý;
+ Biên bản thỏa thuận giữa Công ty TNHH MTV thủy lợi Kẻ Gỗ và Nhóm sáng lập
Hiệp hội sử dụng nước ngày 17/9/2012 về tỷ lệ chia sẻ tài chính cho Hiệp hội sử dụng
nước quản lý kênh N3-3;
+ Văn bản số 808/UBND-NN ngày 17/9/2012 của UBND huyện Cẩm Xuyên đồng ý
với phương án thành lập Hiệp hội sử dụng nước để quản lý tuyến kênh N3-3 thuộc hệ
thống Kẻ Gỗ;
+ Luật tài nguyên nước (2012);
+ Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản
lý khai thác cơng trình thủy lợi (CTTL)



+ Nghị định 11/2009-BTC hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch quản lý thủy nông.
+ Nghị định 115/2008/ND-CP về miễn giảm thủy lợi phí
+ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi (2001);
+ Luật Hợp tác xã (1996);
+ Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ và
khai thác cơng trình thuỷ lợi (2003);
+ Văn bản số 1959 (1998) của Bộ NN&PTNT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh về khuyến
khích xây dựng các tổ chức thuỷ nông cơ sở quản lý các cơng trình thuỷ lợi nhỏ;
+ Khung chiến lược phát triển PIM (2004);
+ Thông tư hướng dẫn việc thành lập các tổ hợp tác dùng nước (2004)
+ Chính quyền một số địa phương đã ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc
thực hiện và phát triển PIM như Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh.
+ Tuyên Quang đã ban hành một số hệ thống chính sách về nơng dân tham gia quản lý
thủy nơng và chuyển giao cơng trình cho người dân quản lý.
+ Lào Cai ban hành quy định về hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác CTTL
+ Hà Tĩnh ban hành quy chế hoạt động của Hội sử dụng nước
+ Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
Nhiều tổ chức quốc tế, NGOs coi PIM là hợp phần quan trọng trong kế hoạch hỗ trợ
và xây dựng các hệ thống tưới.
+ Có rất nhiều bài học từ kinh nghiệm thực tế thực hiện PIM từ các dự án thí điểm
Những mơ hình PIM khác nhau, những thành cơng cũng như thất bại của những mơ
hình này là những bài học bổ ích cho việc phát triển PIM


1.1.2.2.

Khó khăn trở ngại hiện tại của việc phát triển PIM

- Cơ chế chính sách:

Một số chính sách đã có nhưng chưa được đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với thực
tiễn hoặc khó thực thi.
Chưa có những qui định cụ thể về chuyển giao cơng trình cho các TCDN
Chưa có những qui định cụ thể về chính sách tài chính cho các mơ hình PIM
Khung chiến lược chung cho phát triển PIM đã được ban hành, nhưng các quy định cụ
thể chưa được ban hành ở cấp tỉnh.
Nhận thức về PIM của Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, nông dân..
+ Nông dân: Chưa nhận thức đầy đủ về PIM, chưa có sự hiểu biết đầy đủ về cơ chế
chính sách phát triển của PIM và họ chưa qua đào tạo tập huấn
+ Cán bộ lãnh đạo:
Chưa kiểm tra, giám sát và đôn đốc các TCDN và thực hiện qui chế dân chủ
Chưa quan tâm chỉ đạo nên xây dựng mơ hình PIM
Chưa nhận thức đầy đủ về PIM
Lo ngại về sự giảm các lợi ích và quyền lực khi có các TCDN
Can thiệp trực tiếp vào vấn đề tài chính của các TCDN
Có thái độ “ chờ và xem”
Các cán bộ không hiểu thâu đáo về PIM thì họ khơng thể thuyết phục nơng dân
+ Cán bộ quản lý:
Lo ngại chính phủ cắt giảm các nguồn lực giành cho thủy lợi
Các cơ quan quản lý chưa tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách
để hỗ trợ PIM phát triển.


Các Cơng ty Khai thác cơng trình thủy lợi chưa tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho các Tổ
chức dùng nước.
+ Cơng trình xuống cấp:
Đầu tư cho nhiều cơng trình thủy lợi còn thiếu đồng bộ
Nhiều cơ sở hạ tầng đang trong tình trạng yếu kém
Kinh phí cho O&M và nâng cấp ngày càng khan hiếm
Quan điểm kiên cố hóa kênh mương “ phần cứng”, ít chú ý đến “ phần mềm”

Kết luận:
Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy PIM phát triển.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện các chính sách về quản lý, khai thác CTTL
khơng tránh khỏi một số khó khăn, bất cập. Vì vậy, để cơng tác quản lý thủy nơng
ngày càng hiệu quả và bền vững cần phải chủ động, tăng cường nhiều hơn nữa các
hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thủy nơng.
Phát triển PIM có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng còn nhiều thách thức cần vượt
qua. Tuy nhiên những khó khăn này có thể khắc phục được thông qua việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PIM.
Điều kiện cho thấy, hiện nay đang là thời điểm tốt để phát triển PIM
1.1.3. Các nghiên cứu về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM
ở trong nước
1.1.3.1. Chuyển giao quản lý tưới thành công ở Tuyên Quang
Tuyên Quang đã thành công từ việc xây dựng hệ thống cơ chế chính sách – khung
pháp lý để chuyển giao công việc rất chi tiết:
UBND tỉnh ra quyết định số 142/QĐ-UB ngày 19/1/1996 quy định về chế độ quản lý
và sử dụng các công trình thuỷ lợi nhà nước bàn giao cho các HTXNLN. Các
HTXNLN chỉ được nhận bàn giao khi đã củng cố đổi mới, thực hiện các khâu dịch vụ


trong đó có dịch vụ tưới. Các HTXNLN chưa củng cố đổi mới thì cơng trình được giao
cho UBND xã, chờ thực hiện xong củng cố đổi mới HTXNLN mới chuyển giao
Sở tài chính vật giá và Sở NN&PTNT có hướng dẫn liên ngành về chế độ quản lý và
sử dụng các cơng trình thuỷ lợi bàn giao cho các HTXNLN
Trước khi thực hiện chuyển giao tỉnh đã có quyết địng 911/QĐ-UB ngày 12/12/1995
về củng cố đổi mới HTXNLN. Đây chính là bước đi ban đầu chuẩn bị cơ sở (người
chủ thực sự) để bàn giao cơng trình. Sau đó tiến hành tổ chức các bước bàn giao công
việc.
Việc giải quyết chế độ cho đội ngũ cán bộ thủy nông sau khi tiến hành bàn giao sau
cũng được quan tâm nhiều như nghỉ hưu, điều chuyển cán bộ…

Việc ra quyết định thành lập các Ban quản lý cơng trình do các UBND các cấp quyết
định đã tạo ra tư cách pháp nhân cho các Ban quản lý cơng trình
Thuỷ lợi phí được thực hiện theo Quyết định 299/QĐ-UB của UBND tỉnh ở mức thu
799 kg/ha/năm (đến nay Tuyên Quang chưa sửa đổi theo Nghị định 143 của Chính
phủ. Thuỷ lợi phí được sử dụng vào đúng mục đích là bảo dưỡng, sửa chữa và chi phí
quản lý.
Đối với những cơng trình thuộc Ban quản lý HTXNLN quản lý: 80% thuỷ lợi phí được
sử dụng vào nâng cấp tu bơ cơng trình, xây dựng kênh mương, chỉ có 20% thuỷ lợi phí
dùng vào chi phí quản lý
Đối với cơng trình do Ban quản lý CTTL liên xã, liên huyện quản lý: 50% thuỷ lợi phí
cho các Ban quản lý HTXNLN và 50% cho các Ban quản lý CTTL liên xã, liên huyện.
Trong đó, 20% dùng cho chi phí và 80% cho duy tu bảo dưỡng cơng trình.
Họ đã nắm bắt được ưu điểm và khó khăn, bám sát điều kiện thực tế của tỉnh để tiến
hành đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp. Và thực tế chứng minh Tuyên Quang
đã thực hiện chuyển giao quản lý tưới thành công theo mơ hình quản lý tưới có sự
tham gia của nơng dân để quản lý các cơng trình thủy lợi liên xã.


1.1.3.2.

Mơ hình chuyển giao quản lý tưới ở Đắc Lắc.

Tháng 9/1999 UBND tỉnh Đắc Lắc đã tổ chức Hội nghị phân giao, phân cấp và
khuyến khích PIM. Sở NN&PTNT đã xây dựng chương trình thực hiện PIM quy mơ
tồn tỉnh. Đến tháng 4/2000 UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình PIM từ
cấp tỉnh đến cấp huyện, trong đó văn phòng thường trực PIM do Sở NN&PTNT đảm
nhiệm.
Theo báo cao kết quả 1 năm thực hiện Khung chiến lược Phát triển PIM của Cơng ty
KTCTTL thì Cơng ty khơng tổ chức thực hiện xây dựng một mơ hình TCDN nào.
Nhưng Công ty đã tiến hành bàn giao 5 trạm KTCTL, 37 lao động và 59 cơng trình

thuỷ lợi nhỏ cho các huyện. Đây cũng là gỉai pháp tinh thế nhằm giảm bớt gánh nặng
ngân sách bù lỗ cho Công ty KTCTTL chứ thực sự hoạt động của các trạm này sau khi
chuyển giao cũng chưa có gì thay đổi mới, vẫn mang nặng về hành chính sự nghiệp,
chưa có sự tham gia của người hưởng lợi, nên ít hiệu quả.
Đến nay tỉnh Đắc Lắc có 4 loại hình tổ chức quản lý KTCTTL như sau:
– Công ty KTCTTL (Doanh nghiệp cơng ích)
– Các đơn vị kinh tế: Cơng ty cà phê, nông.lâm trường, trạm, trại
– Các đơn vị hành chính (cấp huyện, xã, thơn, bn)
– Các TCDN (các mơ hình PIM)
Trong các loại hình tổ chức quản lý trên thì số cơng trình thuỷ lợi do các cấp chính
quyền (huyện, xã) quản lý chiếm tỷ trọng khá cao là 280 cơng trình, bằng 52% số cơng
trình tồn tỉnh. Những cơng trình được quản lý theo loại hình này thựuc chất là chưa
có chủ, cần được đổi mới mơ hình quản lý.
Báo cáo của Công ty KTCTTL cho biết tổ chức DANIDA đã hỗ trợ thành lập 5 Hội
dùng nước thuộc các huyện Cu Mgar và Buôn Đôn và 3 HTXDN thuộc các huyện
Krông ân, Dalmil và TP Buôn Mê Thuột. Các TCDN này được thành lập rất bài bản
thay thế cho các HTXNN tan rã. Tuy nhiên, trong số 8 TCDN này, thì chỉ cịn 2
TCDN hoạt động tạm ổn định, còn 6 TCDN khác cơ bản đã ngừng hoạt động.


Công ty KTCTTL đưa ra các nguyên nhân sau:
Các tổ chức này nằm trong tình trạng “hữu danh vơ thực” được pháp luật cơng nhận,
nhưng hồn tồn khơng có giá trị thực tế khi giao dịhc tài chính với bất cứ cơ quan
nào, ngồi Cơng ty KTCTTL. Do vậy các giao dịch với ngân hang đều khơng chấp
nhận vì khơng có tài sản thế chấp. Khơng có quyền hạn gì để áp đặt chế tài các hội
viên khi không thực hiện các thoả thuận ban đầu.
Nghị định 143 coi đây là một TCDN có quyền lợi như một đơn vị hoạt động cơng ích,
nhưng thực tế các TCDN này chưa được các cơ quan tài chính cơng nhận để hỗ trợ
theo quy định.
Sự ủng hộ của chính quyền địa phương: Vai trị của chính quyền là rất quan trọng, vì

vậy ngay từ đầu chính quyền các cấp phải có sự “cam kết” sẽ có sự chỉ đạo thống nhất
chỉ đạo thực hiện chương trình PIM thong suốt từ tỉnh đến huyện, xã
Vai trị của các ngành tham mưu như Nơng nghiệp PTNT, các tổ chức xã hội (Hội
nông dân, phụ nữ, thanh niên…) phải nhận thức đầy đủ về PIM để tham mưu, dề xuất
các giải pháp, kế hoạch giúp chính quyền nhận thức rõ được yêu cầu, lợi ích thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với xây dựng mơ hình PIM
Thành lập “Nhóm cơng tác”: Nhóm cơng tác với các thành viên là các cán bộ chuyên
ngành, cán bộ tư vấn của dự án để xây dựng mơ hình PIM theo u cầu của dự án,
thiếu vai trị trách nhiệm của địa phương. Để các mơ hình PIM hoạt động hiệu quả,
bền vững, đáp ứng được yêu cầu của người dân thì sự tham đầu tiên của người dân là
chọn người đại diện cho mình vào “Nhóm cơng tác”. Tổ chức của Nhóm cơng tác có
đại diện của chính quyền tham gia (thành viên của nhóm) để hoạt động thuận lợi hơn,
nhất là khi giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến quy chế, chính sách.
Nhóm cơng tác có nhiệm vụ nghiên cứư, để xuất các phương án xây dựng TCDN, soạn
thảo quy chế, quyết định, quy định về tổ chức, tài chính, nhưng quyết định cuối cùng
thuộc quyền của người dân thông qua Đại hội đại biểu xã viên. Nhóm cơng tác hoạt
động khơng chuyên trách, có sự trrợ giúp kỹ thuật của tư vấn, nhưng tư vấn không làm
thay như trước đây.


1.1.3.3. Mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng đã triển khai nhiều Dự án ODA phát
triển hạ tầng thủy lợi gắn với thúc đẩy quản lý tưới có sự tham gia (PIM). Đối với
ĐBSCL, một số Dự án ODA và chương trình phát triển bơm điện đã đạt được kết quả
bước đầu thúc đẩy quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng.
Dự án Thủy Lợi Bắc Vàm Nao
Dự án được Chính phủ Úc tài trợ, kết hợp với nguồn vốn của Chính phủ Việt nam, có
nhiệm vụ kiểm sốt lũ cho 31.000 ha và phục vụ tưới cho hơn 24.000ha đất nông
nghiệp. Để quản lý khai thác hệ thống, Dự án đã tổ chức thí điểm mơ hình PIM. Mơ

hình quản lý hệ thống bao gồm:
BQL Hệ thống Bắc Vàm Nao: Là tổ chức trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về quản lý, khai thác hệ thống cơng trình, có 18 thành viên, trong đó
kiêm nhiệm 16 người và chuyên trách 02 người. BQL trực tiếp quản lý, khai thác và
duy tu bảo dưỡng các cơng trình đê vành đai, các cống dưới đê vành đai và các kênh
ranh tiểu vùng. BQL ký hợp đồng đặt hàng với Công Ty TNHH 01 TV KTTL An
Giang để thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơng ty đối với
vùng kiểm sốt lũ Bắc Vàm Nao; Hàng năm lập kế hoạch nạo vét kênh tạo nguồn, duy
tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cống.Cơng ty có chức năng là quản lý, vận hành hệ
thống cơng trình kênh, cống ngồi tiểu vùng điều tiết, tạo nguồn nước đảm bảo các
trạm bơm lấy nước tưới, tiêu nước và chống lũ cho tiểu vùng. Hàng năm cơng ty có
trách nhiệm thực hiện nạo vét kênh tạo nguồn, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống
cống.
Đây là một dạng của mơ hình PIM, có vai trò như đầu mối để tập hợp hộ dùng nước và
nhà cung cấp dịch vụ để cùng nhau giải quyết việc quản lý khai thác.Nhưng BQL tiểu
vùng chưa gắn bó chặt chẽ với hộ dùng nước.
Dự án Thủy lợi Phước Hòa:


Năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án Thủy lợi Phước
Hòa, với mục tiêu lấy nước từ Sông Bé cấp tại chỗ cho các tỉnh Bình Dương, Bình
Phước và chuyển về hồ Dầu Tiếng để cấp bổ sung cho các tỉnh Tây Ninh, Long An và
Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay các hạng mục xây dựng của Dự án đã cơ bản hoàn
thành, dự kiến đầu năm 2015 sẽ đi vào vận hành, khai thác phục vụ sản xuất nông
nghiệp dân sinh. Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, Dự án đã
triển khai một Chương trình hỗ trợ xã hội và nội đồng cho khu tưới Đức Hòa (dự án
OSDP). Trung tâm tư vấn PIM thuộc Viện khoa học thủy lợi Việt Nam là đơn vị tư
vấn thực hiện Chương trình này. Về mặt thể chế, tỉnh Long An đã ban hành Quy chế
phối hợp trong hoạt động quản lý khai thác Cơng trình thủy lợi của tỉnh, xây dựng lộ
trình phát triển PIM cho khu tưới Đức Hòa và đang chuẩn bị thành lập đơn vị tiếp

nhận, quản lý khu tưới Đức Hịa.
Mơ hình hợp tác công tư trong đầu tư, quản lý trạm bơm điện tại ĐBSCL
Hình thức Hợp tác cơng tư trong đầu tư xây dựng và quản lý trạm bơm điện tại Đồng
bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển mạnh và đạt nhiều kết quả khả quan,
giải quyết nhu cầu tưới tiêu nước cho hàng trăm nghìn ha đất canh tác, điển hình như
tỉnh An Giang. Hiện ĐBSCL có 3 mơ hình đầu tư và quản lý trạm bơm điện theo hình
thức này, đó là: (i) Mơ hình HTX/THT, (ii) Mơ hình Doanh nghiệp tư nhân và (iii) Mơ
hình Cá nhân/Cá thể.
Các mơ hình có đặc điểm chung là phí dịch vụ thủy lợi nội đồng (dịch vụ bơm nước)
xác định thông qua “Hiệp thương” với nông dân; thời gian thu hồi vốn từ 3-5 năm
hoặc lâu hơn, nhưng thường không quá 10 năm.
1.1.3.4. Dự án CDPIMS – JICA tại xã Hợp Tiến – Nam Sách
Mơ hình khu thí điểm Hợp Tiến – Nam sách – Hải Dương do Viện Khoa học
Thủy lợi Việt Nam thực hiện. Mơ hình tại khu thí điểm Hợp Tiến là mơ hình quản lý
hợp tác xã với sự tham gia của nông dân bị hạn chế từ quá trình phân phối nước, duy
tu bảo dưỡng và quản lý tài chính, thủy lợi phí. Người dân chỉ tham gia đóng góp ý
kiến và thống nhất những vấn đề chính thơng qua đại hội xã viên và các cuộc họp


thơn/đội. Nếu có tranh chấp xảy ra UBND, HTX, thơn, đội và người dân tự giải quyết
tranh chấp; chủ yếu thơng qua hồ giải. Đây cũng là một dạng của mơ hình PIM.
1.1.4 Các nghiên cứu về mơ hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM ở
nước ngoài
PIM ở Nhật bản được thể hiện qua các Hội Cải thiện đất (LID), đây là hình thức quản
lý tưới tiêu và các hoạt động khác của một cộng đồng nông dân thông qua một tổ chức
cụ thể do họ lập nên dưới sự cho phép của chính phủ. Người dân được thực sự tham
gia vào tất cả các hoạt động của một dự án tưới tiêu, cải tạo đất, cải tạo môi trường...
Hội cải thiện đất (LID) được xây dựng với mục đích hoạt động của hội là nhằm hoàn
thiện và phát triển cơ sở cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất sản xuất nông
nghiệp, tăng sản lượng nơng nghiệp, mở rộng có chọn lựa sản xuất nông nghiệp và cải

tiến cơ cấu nông nghiệp.
LID được thành lập cho một hệ thống tưới, theo ranh giới thuỷ lực của khu tưới, khơng
theo ranh giới hành chính. Các LID tại Nhật bản ra đời theo “Luật cải thiện đất” số
195 năm 1949 và nằm trong hiệp hội cải thiện đất quốc gia (National Federation Land
Improvement Associaions).
Ở Nhật bản có tổng số: 6103 LID (2004), tổng diện tích: 2870.103 ha, tổng số thành
viên: 4080.103 hộ. Tổ chức của LID được hình thành thơng qua đại hội của các đại
diện của nông dân trong vùng hưởng lợi. Các đại biểu được bầu từ nông dân các thôn/
tổ chức dùng nước ở thôn. Như vậy về căn bản LID được hình thành dựa trên sự đề
xuất của người nơng dân sau đó được nhà nước hỗ trợ về cơ sở pháp lý. Tồn bộ thành
viên của LID đều là nơng dân, điều hành và quản lý LID sao cho mang lại lợi ích
nhiều nhất cho người dân. Ví dụ cụ thể nhất về cơ cấu tổ chức của LID ở Nhật Bản là
ở Hokkaido và Inbanuma.
Hiệu quả hoạt động của LID được thể hiện qua việc Nông dân luôn hài lòng với dịch
vụ thủy lợi mà LID đang đảm nhận. Góp phần cải tọa đươc bộ mặt nơng thơn Nhật
Bản ngày càng tốt đẹp. Đời sống của nông dân ngày cang được nâng cao, sự cách biệt
giữa nông thông và thành thị ngày càng được thu hẹp. Qua báo cáo về tài chính của


LID cho thấy, họ đã hoạt động, vận hành và quản lý tốt các cơ sở vật chất được giao.
Với nguồn kinh phí chủ yếu từ tiền thu của các hội viên.
1.2.

Tổng quan vùng nghiên cứu

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống hồ Kẻ Gỗ được nằm trên địa bàn xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh
Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 70 km về phía Nam.
Vị trí của hệ thống cơng trình nằm trong khoảng: 18 0 00' đến 18 0 20' độ vĩ bắc và 105

0

55’ đến 106 0 10' độ kinh đông.

Hồ Kẻ Gỗ tọa lạc ở địa phận của 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Nhiệm
vụ của hồ là tưới cho 21.136 ha đất canh tác của huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà
và TP Hà Tĩnh, chống lũ quét, chống xói mịn cho vùng hạ du; cung cấp nước tưới
phục vụ công nghiệp và sinh hoạt trong vùng với lưu lượng 1,6m3/s; phát điện cơng
suất lắp máy 2,3MW.

Hình 1 – Hồ Kẻ Gỗ


Công tác thuỷ lợi ở Hà Tĩnh luôn luôn được các thế hệ lãnh đão của tỉnh đặc biệt quan
tâm. Mục tiêu xây dựng thủy lợi trước đây chủ yếu là phòng, chống lũ lụt và cấp nước
cho sản xuất nơng nghiệp để giải quyết lương thực là chính (chủ yếu tưới cho cây lúa
nước); ngay từ thời kỳ Pháp thuộc đã xây dựng được một số cơng trình như: Đập
Nhâm Xá (ở TX Hồng Lĩnh), đập Hoà Dục (ở Cẩm Lĩnh – Cẩm Xuyên), đê La Giang
(ở Đức Thọ); định hình được Hồ chứa nước Kẽ Gỗ (ở Cẩm xuyên), Cẩm Trang (ở Vũ
Quang), Trại Cày (ở Kỳ Anh).v.v.
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, địa hình hẹp và
dốc nghiêng từ Tây sang Đơng (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt
mạnh bởi các sơng suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp,
xen kẽ lẫn nhau. Phía Tây là sườn Đơng của dãy trường Sơn có độ cao trung bình
1500m, kế tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao trung bình 5m,
thường bị núi cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Về
tổng thể, Hà Tĩnh có 4 dạng địa hình cơ bản như sau:
- Vùng núi cao: Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đơng của dãy Trường Sơn bao gồm
các xã phía Tây của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị chia cắt

mạnh, hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ
thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ.
- Vùng trung du và bán sơn địa: Đây là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng
bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng
thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, ven Trà Sơn
của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xun, Kỳ Anh. Địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi
trung bình và thấp với đất ruộng, đất đai không bằng phẳng.
- Vùng đồng bằng: là vùng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và dải
ven biển, bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh,
Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình vùng này tương đối
bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hố
Feralit hay trầm tích biển.


- Vùng ven biển: nằm ở phía Đơng đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển gồm các
xã của huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình được
tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích hay đầm phá hay phù sa
được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngồi ra vùng này
cịn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn
Bắc. Do nhiều cửa sơng, lạch tạo nên nhiều bãi ngập mặn.
Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hố phức tạp và bị chia cắt mạnh,
hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Trong mỗi vùng có liên hệ bền chặt về kinh
tế - xã hội và môi trường sinh thái từ thượng nguồn tới ven biển. Địa hình đó đã tạo
cho Hà Tĩnh những cảnh quan có giá trị đối với du lịch như: Rừng nguyên sinh Vũ
Quang, Thác Vũ Môn, Bãi tắm Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Con…
Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (cịn gọi là sơng Ngàn Mọ). Cơng trình
đầu mối hồ chứa, đập chính đặt ở vùng đầu nguồn, thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm
Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, thuộc địa hình vùng núi thấp đến cao trung bình, vùng xây dựng
đầu mối tuyến đập là một vùng đồi núi dạng bát úp kéo dài. Vị trí này đảm bảo tối ưu
trong quá trình xây dựng và đưa vào khai thác mấy chục năm nay.

1.2.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Hà
Tĩnh nằm trong lưu vực sông Ngàn Sâu, thuộc loại nhiều nước nhất trong hệ thống
sơng Cả. Tổng lượng nước nhiều năm tính tới cửa sông là 6,15 km3, ứng với lưu
lượng trung bình năm là 195m3/s. Mạng lưới sơng ngịi ở Hà Tĩnh tuy nhiều nhưng
ngắn, dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn nhất là sơng Cày 9km. Tồn tỉnh có 357
hồ chứa với tổng dung tích trữ trên 767 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng
338.000 m3/s, 48 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9 m3/s. Với trữ lượng này hiện tại
Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ . Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc
sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cịn bị hạn chế do bị khơ cạn
vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.
Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sơng Rào Cái (cịn gọi là sơng Ngàn Mọ). Rào Cái là
dịng sơng hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Mùa nắng thì Rào


×