Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

So sánh pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở việt nam và hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.8 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THU THỦY

SO S¸NH PHáP LUậT CHốNG CạNH TRANH KHÔNG LàNH MạNH
TRONG LĩNH VựC Sở HữU TRí TUệ ở VIệT NAM Và HOA Kỳ

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THU THỦY

SO S¸NH PHáP LUậT CHốNG CạNH TRANH KHÔNG LàNH MạNH
TRONG LĩNH VựC Sở HữU TRí TUệ ở VIệT NAM Và HOA Kỳ

Chuyờn ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH

HÀ NỘI - 2016



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG
CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH
VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH .................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnhError! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnhError! Bookmark not defined.
1.2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆError! Bookmark not

1.2.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệError! Bookma
1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
trí tuệ ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.

PHÂN BIỆT GIỮA CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .............. Error! Bookmark not defined.


1.3.1. Sự khác nhau về phạm vi điều chỉnh .. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Sự khác nhau về phạm vi áp dụng ...... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Sự khác nhau về đối tƣợng xâm phạm Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Sự khác nhau về phƣơng thức xử lý ... Error! Bookmark not defined.
1.4.

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC S Ở
HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM VÀ HOA KỲError! Bookmark not defined.


1.4.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt NamError! Bookmark not defin
1.4.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh khơng

lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hoa KỳError! Bookmark not define
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ CHỐNG CẠNH
TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ

HỮU TRÍ TUỆ - NHÌN TỪ GĨC ĐỘ SO SÁNHError! Bookmark not defin
2.1.

CÁC DẠNG HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH

MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆError! Bookmark not defined
2.1.1. Các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam ... Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ theo pháp luật Hoa Kỳ ...... Error! Bookmark not defined.
2.2.

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆError! Bookmark not

2.2.1. Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt NamError! Bookmark not defined.
2.2.2. Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo pháp luật Hoa KỳError! Bookmark not defined.
2.3.

THẨM QUYỀN XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆError! Bookmark not

2.3.1. Thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt NamError! Bookmark not defined.
2.3.2. Thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo pháp luật Hoa KỳError! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................. Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 3: THỰC TIẾN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH
NGHIỆM CỦA HOA KỲ ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.


THỰC TIỄN CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG

LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAMError! Bookmark not defined
3.2.

PHƢƠNG HƢỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG
CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM . Error! Bookmark not defined.

3.3.

KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ LOẠI
HÀNH VI NÀY TẠI VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG
KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ........ Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về pháp luật ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức ......... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giải pháp nâng cao ý thức của doanh nghiệpError! Bookmark not defined.

3.3.4. Giải pháp nâng cao hiểu biết của ngƣời tiêu dùngError! Bookmark not defined
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc

lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thực tiễn cho
thấy, nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên
nổi tiếng nhờ khai thác có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Đối với các doanh
nghiệp nƣớc ta, quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng vai trị ngày càng quan
trọng, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đây là
loại tài sản “vơ hình”, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp. Tài sản “vơ hình” này giúp các doanh nghiệp tăng
cƣờng sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh để nâng
cao doanh thu và lợi nhuận.
Bắt nguồn từ vai trị to lớn của loại tài sản “vơ hình” này, có nhiều doanh
nghiệp làm ăn khơng chính đáng ln tìm cách trục lợi từ quyền sở hữu trí tuệ
của doanh nghiệp khác. Trƣớc đây, các doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, việc kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa
giả mạo về sở hữu trí tuệ đã bị các lực lƣợng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tích
cực phát hiện và xử lý. Vì vậy, các doanh nghiệp này đang có xu hƣớng thực
hiện hành vi vi phạm một cách tinh vi hơn, chuyển sang sử dụng các chỉ dẫn
thƣơng mại gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh về
sở hữu trí tuệ với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.
Đứng trƣớc đòi hỏi của thực tiễn vận hành kinh tế thị trƣờng ở Việt
Nam và thông lệ quốc tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ
đƣợc đề cập trong Luật Cạnh tranh năm 2004 mà Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005, đƣợc sửa đối, bổ sung năm 2009 cũng đƣa ra quy định về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các quy định

1


hiện hành về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn
cịn nhiều điểm chƣa rõ ràng, đồng bộ. Từ đó dẫn đến việc xử lý hành vi cạnh

tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn. Tình
hình trên đã dẫn đến thực tế là các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng diễn ra phổ biến nhƣng số lƣợng vụ việc
đƣợc thụ lý và xử lý bởi các cơ quan có thẩm quyền cịn rất hạn chế. Điều này
khơng chỉ ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp mà còn xâm
phạm quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm xây
dựng pháp luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
trí tuệ của các nƣớc phát triển trên thế giới là một trong những hƣớng đi có ý
nghĩa trong q trình hồn thiện quy định pháp luật chống cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đặc biệt, Hoa Kỳ là một
trong các nƣớc đi tiên phong trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ và cạnh
tranh không lành mạnh với những kinh nghiệm, ƣu điểm đáng học hỏi trong
lĩnh vực này.
Với mong muốn tìm hiểu bản chất, đặc điểm của hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, phân tích những nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ trong tƣơng quan so sánh với pháp luật Hoa Kỳ, từ đó vận dụng kinh
nghiệm của Hoa Kỳ nhằm hồn thiện pháp luật chống cạnh tranh khơng lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “So sánh
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam và Hoa Kỳ” cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành luật kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói
chung và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, ví dụ nhƣ “Tổng
quan về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” của
Thạc sĩ Lê Hoài Dƣơng (năm 2003); “Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về

2



sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật (năm 2001); “Xâm
phạm sở hữu trí tuệ: thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” của Thạc sĩ Lê Việt
Long (năm 2008); “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” của Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
Trần Văn Nam; “Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và vấn đề truy tố
đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của Thạc sĩ
Trần Đại Thắng (năm 2006); “Cam kết WTO và trách nhiệm hình sự đối với
các hành vi xâm phạm quyền SHTT” của Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh (năm
2007). Và Luận án tiến sĩ “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam” của Lê Anh Tuấn (năm 2008), Luận văn thạc sĩ “Pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh về chỉ dẫn thương mại ở Việt Nam hiện nay” của
Nguyễn Thị Ngọc Diệp (năm 2010).
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung vào phân tích,
bình luận luật cạnh tranh nói chung, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
đƣợc quy định trong luật cạnh tranh, hoặc các vấn đề chung của luật sở hữu trí
tuệ. Tuy nhiên, nghiên cứu về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ vẫn chƣa xuất hiện nhiều.
Luận văn sẽ tiếp cận pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ dƣới góc độ phân tích chuyên sâu, so sánh các
quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ tại Việt Nam và Hoa Kỳ, từ đó tìm ra những điểm chƣa phù hợp
trong quy định pháp luật của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của Hoa Kỳ.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn sẽ làm sáng tỏ một cách có hệ thống về pháp luật chống cạnh
tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt khái niệm, đặc
điểm của cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sự khác nhau

3



giữa cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, luận văn cũng phân tích, so sánh những nội
dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Qua đó, đƣa ra các nhận xét,
đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh khơng lành mạnh nói
chung và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng,
sự khác nhau giữa cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Nghiên cứu, phân tích q trình hình thành và phát triển của pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
và Hoa Kỳ;
- Phân tích, so sánh những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và
pháp luật Hoa Kỳ về chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ;
- Đánh giá những điểm còn hạn chế trong pháp luật chống cạnh tranh
khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;
- Vận dụng kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ để đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện pháp luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
3.3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là: khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh
không lành mạnh; khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ; phân biệt giữa cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ với xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; sự hình thành và phát


4


triển pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Luận văn cũng nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam và
Hoa Kỳ, cụ thể là: các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ; các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; thẩm quyền xử lý loại hành vi này.
3.4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh có nội dung rất rộng và
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác, đặc biệt là pháp luật kinh tế.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu về pháp luật
chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đƣợc quy định
ở Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành
nghiên cứu, so sánh với các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, từ đó đánh giá về nội dung của pháp luật chống
cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về pháp luật.
Dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phƣơng pháp hệ thống, phân tích,
tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; phân biệt giữa cạnh tranh khơng
lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, phân tích, so sánh những nội dung cơ bản của pháp luật về
chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam
với các quy định tƣơng ứng trong pháp luật Hoa Kỳ.

5


Thứ ba, nêu ra những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam về chống
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những phân tích, so sánh, đánh giá và kiến nghị trong luận văn có ý nghĩa
thiết thực về lý luận và thực tiễn nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Luận văn cịn giúp cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng Việt Nam
hiểu rõ hơn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ và các chế tài đối với hành vi này. Đặc biệt, luận văn có ý nghĩa thiết thực
đối với các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại Hoa Kỳ khi
giúp các doanh nghiệp tìm hiểu về pháp luật chống cạnh tranh khơng lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Chương 2. Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp

luật Hoa Kỳ về chống cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ - nhìn từ góc độ so sánh.
Chương 3. Thực tiễn và phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh khơng lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên cơ sở vận dụng một số
kinh nghiệm của Hoa Kỳ.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN
ngày 26 tháng 06 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu
cơng nghiệp, Hà Nội.

2.

Chính phủ (2000), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm
2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh,
chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh liên quan tới sở hữu cơng nghiệp, Hà Nội.

3.

Chính phủ (2013), Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm

2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng
nghiệp, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm
2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

5.

Cục Sở hữu trí tuệ (2010), Quy chế thẩm định đơn nhãn hiệu, Hà Nội.

6.

Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh
tranh của Cộng hịa Pháp, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2010), Pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh về chỉ dẫn thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ
luật học, Viện Nhà nƣớc và pháp luật, Hà Nội.

8.

Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh.

9.


Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.

10.

Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

7


11.

Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ, Hà Nội.

12.

Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

13.

Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt
động thương mại, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

14.

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật
cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

II. TIẾNG ANH

15.

Federal Trade Commission (FTC) Act (1914), USA.

16.

J. Thomas McCarthy (2003), McCarthy on Trademarks and Unfair
Competition, West, a Thomson business, Volume 5.

17.

Lanham Act (1946), USA.

18.

Paris Convention for the Protection of Industrial Property of
March 20, 1883, as revised at Brussels on December 14, 1900, at
Washington on June 2, 1911, at The Hague on November 6, 1925, at
London on June 2, 1934, at Lisbon on October 31, 1958, and at
Stockholm on July 14, 1967, and as amended on September 28, 1979.

19.

Professor G.H.C. Bodenhausen (1968), Guide to the application of the
Paris Convention for the Protection of Industrial Property as revised at
Stockholm in 1967, United International Bureaux for the protection of
intellectual property (BIRPI).

20.


William M. Bryner (2015), U.S. Trademark and Unfair Competition
Litigation, International Trademark Association.

III. INTERNET
21.

Báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, www.qlct.gov.vn.

22.

Báo cáo thường niên năm 2015 của Cục Quản lý cạnh tranh,
/>
8


23.

Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh,
/>
24.

Phạm Thị Hồng Đào, Những bất cập, hạn chế của pháp luật về sở hữu
trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện, />
25.

FTC Fact Sheet: Antitrust Law: A Brief Histoty, />
26.

Viên Thế Giang, Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, />

27.

Lê Văn Kiều, Cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp,
khoahocvacongnghevietnam.com.vn/.

28.

Mai Xuân Minh, Chỉ dẫn gây nhầm lẫn - Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, />
29.

Protection against unfair competition, />
30.

Quy định chung về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Hoa Kỳ,
/>
31.

Nguyễn Nhƣ Quỳnh, Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
theo quy định của pháp luật Việt Nam, />
32.

Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Những kết quả đạt được của
chương trình 168 về phối hợp hành động phịng và chống xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012 - 2015), />
33.

Thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế trong pháp luật về quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh ở Việt Nam, />

34.

Unfair Competition, />
9



×