Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xóa bỏ lao động cưỡng bức trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.17 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƢU THỊ MỸ LINH

XãA Bỏ LAO ĐộNG CƯỡNG BứC
TRONG PHáP LUậT QUốC Tế Và PH¸P LT VIƯT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƢU THỊ MỸ LINH

XãA Bỏ LAO ĐộNG CƯỡNG BứC
TRONG PHáP LUậT QUốC Tế Và PH¸P LT VIƯT NAM
Chun ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời
Mã số: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ CÔNG GIAO

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lƣu Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG
CƢỠNG BỨC .................................................................................... 7
1.1.
Khái niệm lao động cưỡng bức ........................................................... 7
1.2.
Các yếu tố cấu thành và các dạng thức lao động cưỡng bức .............. 9
1.2.1. Các yếu tố cấu thành lao động cưỡng bức .......................................... 9
1.2.2. Các dạng thức lao động cưỡng bức .................................................. 10
1.3.

Các dấu hiệu (chỉ số) của LĐCB ...................................................... 13
1.4.
Ảnh hưởng tiêu cực của lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ
nhân quyền ........................................................................................ 18
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ XOÁ BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............ 24
2.1.
Vấn đề xoá bỏ lao động cưỡng bức trong pháp luật quốc tế ............ 24
2.2.
Vấn đề xoá bỏ lao động cưỡng bức trong pháp luật Việt Nam ........ 38
2.3.
Đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp
luật quốc tế về vấn đề lao động cưỡng bức ...................................... 57
Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP XÓA BỎ
LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM ................................. 63
3.1.
Yêu cầu đặt ra với việc xóa bỏ lao động cưỡng bức ở Việt Nam..... 63
3.2.
Quan điểm xóa bỏ lao động cưỡng bức ở Việt Nam ........................ 66
3.3.
Các giải pháp nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức ở Việt Nam .......... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CEACR


Uỷ ban các chuyên gia về
việc thực hiện các công ước
và khuyến nghị của ILO

CEDAW

Công ước về xóa bỏ mọi Convention on the Elimination of All
hình thức phân biệt đối xử Forms of Discrimination Against
chống lại phụ nữ
Women

CERD

Cơng ước về xóa bỏ phân
biệt chủng tộc

CESCR

Ủy ban giám sát thực hiện
ICESCR

CMW

Công ước về bảo vệ quyền
của tất cả lao động nhập cư
và các thành viên gia đình họ

CRC

Cơng ước về quyền trẻ em


ICESCR

Cơng ước quốc tế về các International Covenent on Economic,
quyền kinh tế, xã hội và Social and Cultural Rights
văn hóa

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

LĐCB

Lao động cưỡng bức

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

Convention on the Rights of the Child

International Labour Organisation


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Lao động cưỡng bức là một vấn đề lớn về nhân quyền có nguồn gốc xa
xưa từ chế độ nô lệ và tồn tại dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau, ở tất
cả các quốc gia và trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực việc làm, dù là hợp
pháp hay bất hợp pháp, trong khu vực chính thức hay phi chính thức. Ngày
nay, trên thế giới, tình trạng lao động cưỡng bức đang diễn ra ngày càng
nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi và là một vấn nạn trên toàn cầu. Theo số liệu
ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì số lượng nạn nhân của tình
trạng lao động cưỡng bức trên thế giới năm 2005: 12,3 triệu người, năm 2012:
20,9 triệu người, năm 2016: 25 triệu người. Việt Nam là một trong các quốc
gia phải đối diện với tình trạng lao động cưỡng bức. Việt Nam cũng đã tham
gia Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của ILO và đã nỗ
lực đấu tranh, phịng chống, tiến tới xóa bỏ lao động cưỡng bức, mà trước hết
là sửa đổi, ban hành các quy định pháp luật về lao động cưỡng bức.
Hiện nay, Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Công
ước số 29) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cùng một số cơng ước quốc
tế khác đã có vai trò rất quan trọng với việc xây dựng, thúc đẩy các quan hệ
lao động cũng như sự ổn định, phát triển về kinh tế, xã hội của Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế - quốc
tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Kể từ khi tham gia, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực và đạt được một số
kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Công ước số 29. Mặc dù vậy, do
một số nguyên nhân khách quan, chủ quan, hệ thống pháp luật hiện hành của
Việt Nam vẫn cịn những điểm chưa thực sự tương thích với các cơng ước đó,
và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phịng ngừa và xố bỏ
lao động cưỡng bức vẫn còn những bất cập, hạn chế.

1


Vì Việt Nam đã là thành viên của Cơng ước số 29 về lao động cưỡng

bức (LĐCB) hoặc bắt buộc do Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua ngày
28/6/1930 và Việt Nam đang trong lộ trình xem xét để gia nhập Cơng ước số
105 về xóa bỏ LĐCB. Do vậy, yêu cầu “nội luật hóa” một cách đầy đủ nội
dung của công ước trên như là nghĩa vụ bắt buộc của một quốc gia thành viên.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật quốc tế,
pháp luật Việt Nam về LĐCB và đánh giá mức độ tương thích của pháp luật
Việt Nam với pháp luật quốc tế về LĐCB là thực sự cần thiết, để từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm xóa bỏ các hình thức LĐCB ở Việt Nam, cũng như hoàn
thiện các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm tương thích với các quy định
của pháp luật quốc tế về LĐCB.
Từ bối cảnh trên, và do lao động cưỡng bức là một vấn đề lớn về nhân
quyền nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xóa bỏ lao động cưỡng bức
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc
sỹ pháp luật về quyền con người của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
LĐCB là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho đến nay, các cơng
trình nghiên cứu viết về đề tài này ở nước ta cịn rất ít. Một số bài viết tiêu
biểu có thể kể như sau:
- Bài “Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt
Nam hiện hành”, tác giả Phan Thị Thanh Huyền tại />tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=111 (truy cập ngày 26/6/2017).
Bài viết làm rõ khái niệm LĐCB theo pháp luật lao động Việt Nam, trong
sự so sánh với khái niệm trong Công ước số 29 của ILO và đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về lao
động cưỡng bức.

2


- Bài “Phân tích đánh giá việc thực hiện các Công ước số 29, 138 và
182 của ILO ở Việt Nam”, PGS.TS Vũ Cơng Giao, 2016. Bài viết phân tích

đánh giá việc thực hiện các Công ước số 29, 138 và 182 của ILO ở Việt Nam,
từ đó đưa ra các khuyến nghị hồn thiện khn khổ pháp luật và cơ chế bảo
đảm thực thi các Công ước này ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Yến-chuyên ngành Luật quốc tế, nghiên cứu và làm rõ một số quy định của
pháp luật quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức và đề xuất một số giải pháp
xóa bỏ LĐCB ở Việt Nam;
- Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề
lao động cưỡng bức” của tác giả Nguyễn Thị Hương Quỳnh-chuyên ngành
Luật kinh tế, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và sự điều chỉnh của pháp luật
về LĐCB, pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về LĐCB và thực tiễn áp
dụng, một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
pháp luật trong việc xóa bỏ LĐCB ở Việt Nam.
Nhìn chung, các cơng trình khoa học trên được thực hiện cơng phu, có
ý nghĩa tham khảo để thực hiện luận văn này. Tuy nhiên, các cơng trình khoa
học kể trên mới chỉ nghiên cứu những vấn đề lớn, cơ bản về LĐCB, dưới góc
độ chuyên ngành Luật quốc tế, Luật Kinh tế và mới chỉ giới hạn nghiên cứu
vấn đề LĐCB trong phạm vi pháp luật lao động Việt Nam hiện hành. Hầu như
chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề LĐCB và các ảnh hưởng tiêu cực
của LĐCB nhìn từ góc độ nhân quyền, cũng như đánh giá mức độ tương thích
của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về nhân quyền, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức, cũng như
hoàn thiện pháp luật Việt Nam sao cho phù hợp các chuẩn mực của pháp luật
nhân quyền quốc tế.

3


Bên cạnh đó, các cơng trình nêu trên đều chưa cập nhật, phân tích đầy

đủ những quy định mới về xoá bỏ lao động cưỡng bức trong pháp luật Việt
Nam, cụ thể là trong Bộ luật Lao động 2012 và Hiến pháp 2013. Vì vậy, luận
văn này vẫn có tính cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn.
Ngồi ra, bên cạnh các cơng trình nghiên cứu ở trong nước như trên, có
thể nêu một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến LĐCB ở nước ngồi có
ý nghĩa tham khảo đối với Luận văn này như:
- Tuller, David. 2005. “Freedom Denied; Forced Labor in California.”
The Human Rights Center, UC Berkeley.
Http://www.law.berkeley.edu/clinics/ihrlc/pdf/Freedom_Denied.pdf
- King, Gilbert. 2004. Woman, Child for Sale: The New Slave Trade in
the 21st Century. New York: Chamberlain Brothers.
- “Introduction to Forced Labor in the United States” Bales, Kevin. 2004.
New Slavery: A Reference Handbook. Second ed. Santa Barbara: ABC-CLIO, Inc.
- Gilmore, Janet. 2004. “Modern Slavery Thriving in the U.S.” UC
Berkeley News.
/>- Ralph, Regan E. 2000. “International Trafficking of Women and Children:
Human Rights Watch”.
/>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ
các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB,
phân tích những quy định đó từ góc độ quyền con người, từ đó đánh giá mức
độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế và
đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng
bức ở Việt Nam.

4


Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ sau đây:

- Xác định, phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về LĐCB từ góc độ
quyền con người.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá mức độ tương thích của
pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế về vấn đề LĐCB.
- Nêu ra những yêu cầu, quan điểm, giải pháp xóa bỏ các hình thức lao
động cưỡng bức ở Việt Nam từ cách tiếp cận dựa trên quyền.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật nhân quyền quốc tế về xoá bỏ LĐCB.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ này, tác giả tập trung
nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về LĐCB, ảnh hưởng tiêu cực của
LĐCB dưới góc độ nhân quyền, pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam, cũng
như mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về
LĐCB. Trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá đó, tác giả nêu ra những giải
pháp nhằm xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức ở Việt Nam.
Như vậy, về mặt không gian, đề tài chỉ tập trung vào pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam. Việc đề cập đến pháp luật một số quốc gia khác về
LĐCB chỉ mang tính khái quát, để tham chiếu với Việt Nam.
Về mặt thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên
quan do Liên hợp quốc và Việt Nam ban hành từ 1945 (thời điểm Liên hợp
quốc được thành lập và Việt Nam giành được độc lập), trong đó tập trung vào
các điều ước gần đây do Đại hội đồng Liên hợp quốc và ILO (tổ chức chuyên
môn của Liên hợp quốc) thông qua, và các văn bản pháp luật có liên quan mà
Việt Nam mới ban hành kể từ khi Đổi mới (1986).

5


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được viết trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng

duy vật của học thuyết Mác-Lê Nin, được sử dụng để định hướng cho các
hoạt động, lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong các nhiệm vụ cụ thể để
đạt được các mục tiêu đề ra.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp logic, phương pháp hệ
thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh… để nghiên
cứu cơ sở lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý. Các phương
pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết
phục của việc nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về lao động cưỡng bức.
Chương 2: Vấn đề lao động cưỡng bức trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam.
Chương 3: Yêu cầu và quan điểm, giải pháp xóa bỏ lao động cưỡng
bức ở Việt Nam.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC
1.1. Khái niệm lao động cƣỡng bức
Mặc dù có một số định nghĩa khác nhau về lao động cưỡng bức, song
hiện tại, cộng đồng quốc tế có sự thống nhất cao về thuật ngữ lao động cưỡng
bức do Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organisation-viết tắt
là ILO) đề xuất.
ILO được thành lập năm 1919, là tổ chức quốc tế liên chính phủ,
nằm trong cơ cấu của Liên Hợp Quốc. ILO có mục tiêu thúc đẩy cải thiện

các quyền của người lao động (NLĐ) tại nơi làm việc, các điều kiện làm
việc của NLĐ, đấu tranh chống nạn thất nghiệp, bảo vệ lao động phụ nữ,
trẻ em, người lao động cao tuổi, tự do nghiệp đoàn, thúc đẩy nâng cao mức
sống của NLĐ,…
Ngày 28/6/1930, tại kỳ họp thứ 14, ILO đã thông qua Công ước số 29
về lao động cưỡng bức (LĐCB) hoặc bắt buộc (sau đây gọi tắt là Công ước số
29). Theo khoản 1, Điều 2 của Công ước này, LĐCB được hiểu là “mọi công
việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa của một
hình phạt nào đó và bản thân người đó khơng tự nguyện làm” [14].
Như vậy, theo Cơng ước số 29 thì một hoạt động lao động được coi là
LĐCB khi thỏa mãn đồng thời cả ba yếu tố sau:
- Thứ nhất, một người thực hiện một công việc hoặc một dịch vụ cho
người khác. Công việc hay dịch vụ theo khái niệm của Công ước số 29 không
chỉ là những công việc, dịch vụ hợp pháp mà cịn chỉ cả những cơng việc,
dịch vụ bất hợp pháp [11].
- Thứ hai, người đó khơng tự nguyện mà bị ép buộc phải làm công việc
hoặc dịch vụ đó [30, tr.7]. Trên thực tế, sự thiếu tự nguyện của người bị

7


cưỡng bức lao động có thể biểu hiện dưới các dạng như bị bắt cóc, bị bn
bán, bị cầm tù tại nơi làm việc hay bị lừa gạt về điều kiện làm việc…[33].
- Thứ ba, người thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó bị đe dọa (bản
thân họ hoặc thân nhân của họ) sẽ phải chịu một hình phạt nếu khơng thực
hiện cơng việc hoặc dịch vụ đó [30, tr.7].
Theo tổng kết của ILO, nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động có
thể gặp rất nhiều hình thức đe dọa khác nhau từ phía người cưỡng bức, trong
đó có các dạng chủ yếu như [33]:
+ Sử dụng vũ lực chống lại NLĐ hoặc thân nhân của họ;

+ Đe dọa bắt, giam giữ NLĐ hoặc thân nhân của người đó;
+ Đe dọa áp dụng các trừng phạt tài chính đối với NLĐ hoặc thân nhân
của người đó;
+ Đe dọa tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật
của NLĐ hoặc thân nhân của người đó;
+ Đe dọa sa thải hoặc phân biệt đối xử khi tuyển dụng đối với NLĐ
hoặc thân nhân của người đó;
+ Đe dọa ngăn cản NLĐ hoặc thân nhân của người đó trong việc tham
gia sinh hoạt cộng đồng hoặc xã hội;
+ Đe dọa tước bỏ các đặc quyền mà đáng lẽ NLĐ hoặc thân nhân của
người đó được hưởng;
+ Đe dọa tước đoạt nhu yếu phẩm, đuổi khỏi nơi cư trú đối với NLĐ
hoặc thân nhân của người đó;
+ Đe dọa chuyển NLĐ hoặc thân nhân của người đó sang làm cơng
việc có điều kiện tồi tệ hơn;
+ Đe dọa làm mất vị thế xã hội của NLĐ hoặc thân nhân của người đó.
Bên cạnh khái niệm về LĐCB theo Công ước số 29 của ILO như trên,
cũng cần phân biệt khái niệm LĐCB với các thuật ngữ “cưỡng bức lao động”

8


hay “lao động bắt buộc” để có thể nhận diện về LĐCB một cách rõ ràng, đầy
đủ và toàn diện hơn.
Trước hết, phân biệt khái niệm LĐCB với thuật ngữ “cưỡng bức lao
động”. Hai thuật ngữ này giống nhau ở chỗ đều có yếu tố ép buộc, khơng
tự nguyện về mặt ý chí của người bị cưỡng bức, phải làm việc dưới sự
cưỡng chế của một cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, hai thuật ngữ trên khác
nhau về mặt phạm vi, cụ thể: LĐCB là một tình trạng mà tại đó trực tiếp
xâm phạm đến nhân phẩm, quyền tự do thân thể, quyền tự do lựa chọn việc

làm của NLĐ,… Trong khi đó, cưỡng bức lao động có phạm vi hẹp hơn,
dùng để chỉ hành động của một người, tổ chức ép buộc người khác làm
việc trái ý muốn của họ.
Thuật ngữ LĐCB cũng cần được phân biệt với thuật ngữ “Lao động bắt
buộc”. “Cưỡng bức” được hiểu là dùng vũ lực hoặc thủ đoạn dồn người khác
vào thế bắt buộc phải làm, trong khi “bắt buộc” được hiểu là buộc phải làm,
phải chấp nhận [30]. Như vậy, “cưỡng bức” và “bắt buộc” giống nhau ở chỗ
đều khơng có sự tự nguyện của một người khi thực hiện một công việc hoặc
dịch vụ. Tuy nhiên, cưỡng bức gắn với việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc các thủ đoạn một cách trực tiếp, dồn người khác vào thế phải làm, dù
khơng muốn [30]. Trong khi đó, với lao động bắt buộc, thông thường áp lực
là gián tiếp, do ngoại cảnh, chẳng hạn một người bắt buộc phải thực hiện một
cơng việc do điều kiện hồn cảnh kinh tế-xã hội tại địa phương hay do khả
năng và điều kiện của bản thân mà khơng thể có cơng việc khác hoặc khơng
có sự lựa chọn nào khác tốt hơn dẫn đến họ phải thực hiện công việc [33].
1.2. Các yếu tố cấu thành và các dạng thức lao động cƣỡng bức
1.2.1. Các yếu tố cấu thành lao động cưỡng bức
Từ việc nêu và phân tích khái niệm về LĐCB trên đây, có thể rút ra
một số yếu tố cụ thể cấu thành LĐCB như sau:

9


Thứ nhất: Chủ thể của LĐCB theo Công ước số 29 là bất kỳ người nào
đều có thể trở thành nạn nhân của LĐCB, có thể là nam giới, nữ giới, trẻ nhỏ
hay người già. Tuy nhiên trên thực tế, những người thiếu trình độ văn hóa,
kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm
dân tộc hoặc tơn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc tính khác mà
vì đó họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ rơi vào tình trạng
bị lạm dụng và thường là nạn nhân của LĐCB [30]. Nạn nhân của LĐCB

thường chịu sự quản lý, giám sát nghiêm ngặt của người ép buộc họ và
thường bị dùng vũ lực (như đấm đá, đánh đập…), đe dọa dùng vũ lực (như
dùng lời nói, hành động khác nhằm tác động vào tinh thần nạn nhân về việc sẽ
bị dùng vũ lực) hay các thủ đoạn khác (như sự ràng buộc các điều kiện về vật
chất, công việc,…) để buộc phải thực hiện một cơng việc hay dịch vụ nào đó.
Thứ hai: LĐCB là tình trạng cá nhân bị ép buộc, khơng tự nguyện thực
hiện một hay nhiều công việc hoặc dịch vụ nhất định. Yếu tố này cho thấy
hồn tồn khơng có sự thống nhất ý chí của cá nhân người bị cưỡng bức và
hành vi thực hiện của họ. Họ khơng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải
tuân theo sự ép buộc từ cá nhân hoặc tổ chức, làm công việc hoặc dịch vụ đó.
Nếu một người do trình độ chuyên môn thấp hoặc bản thân không thể làm
một công việc nào khác ngồi cơng việc đó thì chưa thể xác định đó là LĐCB.
Thứ ba: Đối tượng tác động của sự đe dọa áp dụng hình phạt là bản
thân NLĐ hoặc thân nhân của họ. Hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản
thân hay thân nhân người bị hại đều có thể rất nghiêm trọng và đa dạng. Có
thể là việc mất đi một số những quyền và lợi ích cơ bản như vui chơi, giải trí,
học tập, tham gia vào cộng đồng xã hội cho đến bị tước đoạt vật chất, tinh
thần, sức khỏe, tính mạng…
1.2.2. Các dạng thức lao động cưỡng bức
Lao động cưỡng bức có thể được phân thành nhiều dạng khác nhau,
theo nhiều tiêu chí, cụ thể như sau:

10


Theo chủ thể cưỡng bức lao động
Theo tiêu chí này, LĐCB bao gồm:
- Lao động do Nhà nước cưỡng chế quá mức: Lao động bắt buộc quá
mức của tù nhân, của những đối tượng bị tước tự do khác (ví dụ như học viên
ở các trung tâm cải tạo, cai nghiện, trường giáo dưỡng..), hay nghĩa vụ quá

mức của công dân; nghĩa vụ quân sự bắt buộc; lao động trong những trường
hợp khẩn cấp, như những trường hợp có chiến tranh, xảy ra tai họa hoặc có
nguy cơ xảy ra tai họa như cháy, lụt, nạn đói, động đất, dịch bệnh dữ dội của
người và gia súc, sự xâm hại của thú vật, côn trùng hoặc ký sinh trùng, và nói
chung là mọi tình thế ngây nguy hiểm cho đời sống hoặc cho sự bình n của
tồn thể hoặc một phần dân cư... nhưng được áp dụng một cách quá mức,
mang tính lạm dụng và cưỡng chế khắc nghiệt.
Xét về chủ thể, LĐCB cũng có thể do các chủ thể ngồi nhà nước thực
hiện, ví dụ như ở các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, gia đình với mục
đích bóc lột sức lao động, và trong một số trường hợp là bóc lột tình dục…
Cách phân loại trên, đặc biệt là với chủ thể nhà nước, có thể gây
tranh cãi vì cần xác định rõ ranh giới giữa những gì được phép và không
được phép. Trong thực tế, luật quốc tế không cấm các Nhà nước tổ chức
lao động cho những người bị tước tự do, hoặc huy động sức lao động hay
yêu cầu người dân tham gia làm việc để xử lý một số tình huống khẩn cấp.
Đây là những hình thức LĐCB hợp pháp góp phần giúp các đối tượng hiểu
rõ giá trị lao động, phục hồi sức khỏe, nhân phẩm, huy động sự phục vụ
của công dân trong những trường hợp cấp thiết vì lợi ích cộng đồng, quốc
gia, an ninh tổ quốc,.., Tuy nhiên, kể cả trong những trường hợp đó, các
nhà nước vẫn phải bảo đảm các điều kiện về cường độ, thời gian làm việc
và thù lao thoả đáng cho người lao động. Việc vi phạm những điều kiện
này có thể bị xem là LĐCB.

11


Theo chủ thể bị cưỡng bức
Theo tiêu chí này, LĐCB tồn tại dưới những dạng chủ yếu sau:
- Cưỡng bức lao động đối với trẻ em.
- Cưỡng bức lao động đối với phụ nữ.

- Cưỡng bức lao động đối với NLĐ (cả với NLĐ nước ngồi, hay cịn
gọi là lao động di trú).
- Cưỡng bức lao động đối với những người bị tước tự do trong các cơ
sở giam giữ hay cải tạo tập trung.
Cách phân loại theo tiêu chí này có ý nghĩa trong việc xác định các
chủ thể là đối tượng của quan hệ cưỡng bức lao động. Mỗi chủ thể phải chịu
các hình thức cưỡng bức lao động khác nhau. Ví dụ: phụ nữ và trẻ em gái
thường là đối tượng bị bọn tội phạm dụ dỗ, lừa gạt buôn bán qua biên giới,
bị lạm dụng làm nơ lệ tình dục, nơ lệ lao động. Đây là những đối tượng
thuộc nhóm dễ bị tổn thương, cần được xã hội bảo vệ đặc biệt. Trong khi đó,
NLĐ là nam giới lại thường là đối tượng bị cưỡng bức làm việc trong các
hầm mỏ, lò gạch, đồn điền… NLĐ làm giúp việc gia đình, NLĐ làm việc
trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất… Các đối tượng
khác nhau cần có những phương thức bảo vệ khác nhau và cách thức giải
quyết hậu quả cũng khác nhau.
Phân loại theo mục đích cưỡng bức
Theo tiêu chí này, LĐCB gồm các loại sau:
- Cưỡng bức lao động vì mục đích tình dục, mại dâm: Những người
phụ nữ hoặc trẻ em gái bị đưa vào các khu nhà thổ, nhà hàng, khách sạn, các
khu du lịch… để bóc lột tình dục.
- Cưỡng bức lao động vì mục đích kinh tế: NLĐ bị cưỡng bức làm việc
để đem lại những lợi ích về kinh tế cho những chủ thể cưỡng bức lao động.

12


- Cưỡng bức lao động với tính chất là một hình phạt để trừng phạt, răn
đe vì chủ thể bị cưỡng bức lao động đã tham gia đình cơng hoặc có hành vi vi
phạm Kỷ luật lao động hoặc đã phát biểu ý kiến chống đối về tư tưởng đối với
trật tự chính trị, xã hội, kinh tế đã được thiết lập.

- Cưỡng bức lao động nhằm trừng phạt hoặc bóc lột những người bị tước
tự do. Ví dụ: Lao động cưỡng bức trong các trại giam, trường giáo dưỡng…
1.3. Các dấu hiệu (chỉ số) của LĐCB
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xây dựng các chỉ số hay dấu
hiệu phổ biến nhất để nhận biết tình trạng LĐCB cụ thể trên thực tế. Các
chỉ số này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết là khái niệm về LĐCB được
quy định trong Công ước số 29 và kinh nghiệm thực tế của Chương trình
Hành động đặc biệt của ILO về phòng chống Lao động cưỡng bức (SAPFL). Trong một tình huống cụ thể nào đó có thể chỉ cần một chỉ số là có thể
nhận biết tình trạng lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp khác, có thể cần phải kết hợp một số chỉ số khác thì mới nhận ra vụ
việc về cưỡng bức lao động.
Cụ thể, ILO đưa ra 11 chỉ số là những yếu tố chính có thể của một vụ
việc về cưỡng bức lao động và giúp xác định một cá nhân NLĐ nào đó có
phải là nạn nhân của tình trạng LĐCB hay khơng, như sau [12]:
(1) Lạm dụng tình trạng khó khăn của NLĐ
Bất kỳ người nào cũng đều có thể là nạn nhân của LĐCB. Tuy nhiên,
cần hiểu rằng bản thân việc bị lâm vào tình trạng khó khăn, ví dụ như thiếu sự
chọn lựa về cách mưu sinh, khơng nhất thiết đẩy một người nào đó vào tình
trạng lao động cưỡng bức. Trong bối cảnh ấy, chỉ khi người sử dụng lao động
(NSDLĐ) lợi dụng tình trạng khó khăn của NLĐ để áp đặt thời gian làm việc
quá nhiều hoặc giữ tiền lương của NLĐ thì mới phát sinh tình trạng LĐCB.
LĐCB cũng phát sinh từ trường hợp NLĐ bị lệ thuộc nhiều mặt vào NSDLĐ,

13


trong đó khơng chỉ lệ thuộc về cơng việc, mà cịn về nhà ở, ăn uống và vì
cơng ăn việc làm của người thân của họ.
(2) Lừa gạt
Lừa gạt là tình trạng khơng thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói

hoặc trên giấy tờ, với NLĐ. Nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động
thường được tuyển chọn với những lời hứa về việc làm đàng hồng, có thu
nhập tốt. Nhưng một khi họ bắt đầu làm việc, những điều kiện làm việc như
đã hứa ban đầu sẽ không được thực hiện, và NLĐ bị rơi vào tình trạng các
điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng mà khơng có khả năng thốt ra khỏi
tình trạng đó. Trong những trường hợp này, NLĐ đã khơng có sự tự do và đầy
đủ thơng tin khi thể hiện ý chí chấp nhận thực hiện công việc. Việc lừa đảo
trong tuyển chọn lao động có thể bao gồm những lời hứa về điều kiện làm
việc và mức lương bổng, nhưng cũng có thể là lời hứa về loại hình cơng việc,
điều kiện sinh hoạt và làm việc, tư cách di cư hợp pháp, địa điểm nơi làm việc
hoặc pháp nhân của chủ sử dụng. Trẻ em cũng có thể được tuyển chọn thông
qua các lời hứa thật hấp dẫn đối với bản thân các em hoặc cha mẹ các em, liên
quan đến việc tiếp tục được đi học hoặc thường xuyên được bố mẹ tới thăm
hoặc được về thăm bố mẹ…
(3) Hạn chế đi lại
Những người bị cưỡng bức lao động có thể bị khố cửa hoặc bị giám
sát bằng những cách thức khác nhau nhằm đề phòng việc họ bỏ trốn khỏi
nơi làm việc hoặc trong khi chuyền từ nơi này sang nơi khác. NLĐ bị
cưỡng bức có thể bị kiểm sốt khi đi lại tại nơi làm việc, thơng qua các came-ra giám sát hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc bởi
các thám tử hoặc NSDLĐ thường xuyên đi cùng họ mỗi khi họ rời khỏi nhà
máy. Về cơ bản, nếu NLĐ khơng có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm
việc, phải chịu những sự hạn chế đang kể nhất định, thì đó là dấu hiệu rõ

14


ràng của tình trạng cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý là theo quy
định của pháp luật quốc tế, sự hạn chế hợp pháp đối với NLĐ bao gồm
những quy định về việc bảo đảm an toàn đối với NLĐ tại những nơi làm
việc độc hại, hoặc quy định phải NLĐ phải xin phép và được sự đồng ý của

quản đốc phân xưởng trước khi đi khám bệnh.
(4) Tình trạng bị cơ lập
Những nạn nhân của lao động cưỡng bức thường bị cô lập ở những nơi
xa xôi hẻo lánh, không được tiếp xúc với thế giới bên ngồi. NLĐ có thể
khơng biết họ đang ở đâu, nơi làm việc có thể cách rất xa khu dân cư và có
thể khơng sẵn có bất kỳ phương tiện giao thơng nào. Nhưng cũng có thể NLĐ
rơi vào tình trạng bị cô lập ngay tại khu đông dân cư khi bị nhốt sau những
cánh cửa ln đóng kín hoặc bị tịch thu điện thoại di động hoặc các phương
tiện liên lạc khác để không cho họ liên hệ với gia đình và tìm sự giúp đỡ.
Tình trạng bị cơ lập cũng có bắt nguồn từ thực tế rằng các cơ sở kinh
doanh nơi NLĐ làm việc không hợp pháp và khơng được đăng ký, do vậy, rất
khó để cho các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức khác xác định địa
điểm và giám sát những gì xảy ra đối với NLĐ.
(5) Bạo lực về thân thể và tình dục
NLĐ bị cưỡng bức, gia đình họ và những bạn đồng hành gần gũi với họ
có thể phải chịu đựng tình trạng bạo lực về thân thể hoặc tình dục. Bạo lực có
thể bao gồm việc bắt ép NLĐ phải dùng ma tuý hoặc rượu nhằm kiểm soát
họ. Bạo lực có thể được sử dụng để ép buộc NLĐ thực hiện những cơng việc
khơng có trong thoả thuận ban đầu như là làm tình với chủ sử dụng hoặc một
thành viên gia đình chủ sử dụng hoặc ở mức độ thấp hơn, thực hiện cơng việc
bắt buộc thay vì những việc thơng thường. Việc bắt cóc cũng là một hình thức
của bạo lực mà có thể được sử dụng để giam một người nào đó rồi sau đó ép
buộc họ làm việc.

15


(6) Dọa nạt, đe dọa
Nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động có thể phải chịu đựng sự
đe dọa, những lời dọa dẫm khi họ có ý kiến về điều kiện ăn ở và sinh hoạt

hoặc muốn thôi việc. Ngoài những lời dọa dẫm hoặc hành động bạo lực,
những sự đe dọa phổ biến đối với NLĐ bao gồm việc tố cáo với cơ quan xuất
nhập cảnh, bị mất tiền lương hoặc tiếp cận nhà cửa, đất đai, sa thải người nhà,
điều kiện làm việc tồi hơn hoặc không được hưởng những “đặc ân” như
quyền rời khỏi nơi làm việc.
Thường xuyên lăng mạ và nói xấu NLĐ cũng là một hình thức ép buộc
về mặt tâm lý khiến NLĐ rơi vào tình cảnh ngày càng khó khăn. Nhân phẩm,
danh dự của NLĐ và tác động của những lời đe dọa cần phải được đánh giá từ
góc độ NLĐ trên cơ sở tín ngưỡng cá nhân, độ tuổi, trình độ văn hoá, điều
kiện kinh tế xã hội của NLĐ.
Việc sử dụng bạo lực như một hình thức kỷ luật là khơng thể chấp nhận
được trong bất kỳ hồn cảnh nào, và đây được xem là một dấu hiệu rất rõ ràng
của tình trạng cưỡng bức lao động.
(7) Giữ giấy tờ tùy thân
Việc chủ sử dụng giữ giấy tờ tùy thân hoặc các tài sản cá nhân có giá trị
khác là một dấu hiệu của cưỡng bức lao động nếu NLĐ khơng thể tiếp cận
được những tài sản này khi có yêu cầu và nếu họ nhận thấy rằng họ không thể
rời khỏi nơi làm việc nếu không muốn tài sản mình bị mất mát. Trong nhiều
trường hợp, nếu khơng có giấy tờ tuỳ thân, NLĐ khơng thể tìm được một việc
làm khác hoặc tiếp cận những dịch vụ cần thiết, và có thể họ khơng dám nhờ
sự giúp đỡ của các cơ quan hoặc các tổ chức phi chính phủ.
(8) Giữ tiền lương
NLĐ có thể bị bắt buộc phải làm việc cho một người chủ sử dụng
chuyên lạm dụng NLĐ để chờ nhận được tiền lương mà chủ đang nợ họ. Việc

16


chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả lương
khơng mặc nhiên có nghĩa là NLĐ rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động.

Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện
pháp nhằm buộc NLĐ phải ở lại, và từ chối NLĐ cơ hội chuyển chủ sử dụng,
đây chính là cấu thành của việc cưỡng bức lao động.
(9) Lệ thuộc vì nợ
NLĐ bị cưỡng bức thường làm việc với mong muốn trả được hết số nợ
phát sinh hoặc thậm chí nợ luỹ kế. Tiền nợ có thể phát sinh từ việc ứng trước
tiền lương hoặc tiền vay để trang trải chi phí tuyển dụng, chi phí giao thơng
hoặc cho các chi tiêu cấp thiết trong sinh hoạt thường ngày của NLĐ như là
viện phí. Khoản nợ có thể được nhân lên do việc sử dụng tài khoản, đặc biệt
đối với NLĐ khơng có trình độ văn hố. Lệ thuộc vì nợ có thể xảy ra khi trẻ
em được tuyển dụng làm việc để đổi lại một khoản tiền vay trước đó cho bố
mẹ hoặc thân nhân của đứa trẻ này. Người sử dụng hoặc tuyển dụng lao động
sẽ làm cho NLĐ khó có thể thốt khỏi cảnh nợ nần bằng việc đánh giá thấp
kết quả công việc của NLĐ động hoặc tăng mức lãi xuất hoặc tăng các chi phí
ăn ở và sinh hoạt đối với NLĐ.
Lệ thuộc vì nợ hoặc lao động bị trói buộc cho thấy sự mất cân bằng về
quyền lực giữa NLĐ-con nợ và NSDLĐ-chủ nợ. Khoản nợ này có tác dụng
trói buộc NLĐ làm việc cho chủ sử dụng trong một thời gian không xác định,
trong một mùa vụ, trong hàng năm trời, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Việc này không giống như khi NLĐ vay một khoản vay “thông thường”
từ ngân hàng hoặc một cá nhân cho vay tiền với những điều khoản hoàn trả
khoản vay hợp lý, hai bên cùng thống nhất.
(10) Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng
Những nạn nhân của lao động cưỡng bức dường như phải chấp nhận
các điều kiện làm việc và sinh hoạt mà họ không bao giờ tự nguyện đồng ý.

17


Họ phải thực hiện công việc trong những điều kiện không đảm bảo (ẩm thấp

hoặc bẩn thỉu) hoặc độc hại (khó, nguy hiểm mà khơng có thiết bị bảo hộ),
cũng như sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp lao động. Những NLĐ bị cưỡng
bức có thể phải chấp nhận điều kiện sinh hoạt thấp kém, sinh hoạt trong
những khu nhà chật chội và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh,
khơng có khu vực riêng tư.
Điều kiện làm việc và sinh hoạt cực kỳ kém là dấu hiệu của lao động
cưỡng bức, kể cả khi nhiều khi lao động có thể “tự nguyện” chấp nhận điều
kiện làm việc thấp kém vì họ khơng có sự chọn lựa về cơng việc khác. Trong
bối cảnh đó, điều kiện làm việc bị lạm dụng phải được xem là dấu hiệu của sự
ép buộc vì nó ngăn cản NLĐ bị lạm dụng chuyển đổi nơi làm việc.
(11) Làm thêm giờ quá quy định
NLĐ bị cưỡng bức có thể bị buộc làm việc ngồi giờ liên tục hoặc làm
việc nhiều ngày ngoài thời gian được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc
thoả thuận lao động tập thể. Họ có thể khơng được bố trí thời gian nghỉ giải
lao hoặc ngày nghỉ trong tuần, phải đảm nhiệm ca kíp và thời gian làm việc
của đồng nghiệp khác nghỉ việc, hoặc thường xuyên phải trực 24 giờ trong
ngày và 7 ngày trong tuần.
Việc xác định liệu làm thêm giờ có hay khơng tạo thành hành vi cưỡng
bức lao động có thể tương đối phức tạp. Nguyên tắc đầu tiên là, nếu NLĐ
phải làm thêm nhiều hơn thời gian cho phép theo quy định của luật pháp quốc
gia, dưới một số hình thức đe dọa (ví dụ dọa bị sa thải) hoặc để có được mức
tiền lương tối thiểu, thì đó là cấu thành của tình trạng lao động cưỡng bức.
1.4. Ảnh hƣởng tiêu cực của lao động cƣỡng bức nhìn từ góc độ
nhân quyền
LĐCB có nguồn gốc xa xưa từ thời chế độ nô lệ, thời đại mà con người
sinh ra trong cảnh nô lệ, là tài sản của chủ nô, bị mua bán, sử dụng, cưỡng

18



bức lao động... Người nơ lệ có thể bị đánh đập hoặc thậm chí có thể bị giết
nếu khơng nghe lời, thực hiện những công việc do người chủ yêu cầu.
Ngày nay, nô lệ thời hiện đại là cụm từ thường được dùng để chỉ nạn
nhân của những hình thức lao động cưỡng bức, như người buộc phải lao động
để gán nợ, bị khai thác tình dục và bị tác động bởi những hình thức bóc lột
khác. Tình trạng nơ lệ hiện đại xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, gồm cả ở
những nước phát triển chứ không chỉ ở các nước nghèo. Theo ILO, trên toàn
thế giới hiện có hơn 21 triệu nơ lệ hiện đại, trong đó có khoảng 14,4 triệu
người là phụ nữ và trẻ em gái, cịn lại là đàn ơng và trẻ em trai. Tình trạng nơ
lệ hiện đại chủ yếu phổ biến ở các ngành như nông nghiệp, đánh bắt cá, xây
dựng, khai thác mỏ, giúp việc nhà… Đặc biệt, khoảng 4,5 triệu người, tương
đương 22% các trường hợp được cho là nô lệ hiện đại, là nạn nhân của nạn
khai thác tình dục. Cũng theo ILO, hằng năm nô lệ hiện đại tạo ra hơn 150 tỷ
USD lợi nhuận cho những đối tượng được hưởng lợi từ tình trạng này [48].
Một nghiên cứu mới do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức
Walk Free Foundation, phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), cùng tiến
hành đã cho thấy quy mô thực sự của nạn nô lệ hiện đại trên khắp thế giới. Số
liệu được công bố trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho thấy vào năm 2016
có hơn 40 triệu người trên toàn thế giới là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại.
Tổ chức ILO cũng đưa ra các ước tính song hành về lao động trẻ em, trong đó
xác nhận rằng khoảng 152 triệu trẻ em độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi là lao động trẻ
em. Các ước tính mới cũng chỉ ra rằng nơ lệ hiện đại có tác động khơng tương
xứng tới số phụ nữ và trẻ em gái, cụ thể con số tới gần 29 triệu người, chiếm
71% trong tổng số nơ lệ hiện đại. Có tới 99% phụ nữ là nạn nhân bị cưỡng
bức lao động trong ngành mại dâm thương mại và 84% bị kết hôn cưỡng bức.
Nghiên cứu cũng cho thấy trong số 40 triệu nạn nhân của chế độ nơ lệ hiện
đại, có khoảng 25 triệu người đang bị cưỡng bức lao động, và 15 triệu người

19



đã bị buộc phải kết hôn mà họ không đồng ý. Lao động trẻ em vẫn tập trung
chủ yếu trong ngành nông nghiệp (chiếm 70,9%). Gần một phần năm lao
động trẻ em làm việc trong ngành dịch vụ (chiếm 17,1%) trong khi 11,9% lao
động trẻ em làm việc trong ngành cơng nghiệp [54].
Hiện nay, tình trạng LĐCB diễn ra trên thế giới ngày càng phổ biến,
nghiêm trọng hơn, đặc biệt do các cuộc nội chiến ở Syria, Trung Đông hay
Châu Phi, dòng người tỵ nạn, di cư dễ dàng trở thành nạn nhân của tình trạng
LĐCB như bn người, mại dâm,… thậm chí bị đem rao bán ở chợ khơng
khác gì nơ lệ như ở Libya [42].
Như vậy, tình trạng LĐCB là phổ biến và có quy mơ xuất hiện rộng
khắp trên tồn thế giới, khơng tập trung riêng ở một quốc gia hay khu vực
nào. LĐCB là một biến tướng của chế độ nô lệ và nạn nhân của những hình
thức LĐCB cịn được gọi là nơ lệ hiện đại. LĐCB xâm phạm đến quyền tự do
lựa chọn việc làm của NLĐ, trong nhiều trường hợp xâm phạm trực tiếp đến
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền tự do thân thể, tự do đi lại và bóc
lột sức lao động của họ. LĐCB khơng khuyến khích tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của NLĐ và vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người.
Xóa bỏ LĐCB là một trong những nền tảng nhằm bảo đảm các quyền cơ bản
tại nơi làm việc được cộng đồng quốc tế cơng nhận và qua đó cũng nhằm bảo
đảm quyền con người trong phạm vi tồn cầu.
Nhìn chung, từ góc độ nhân quyền, có thể nêu một số quyền cơ bản của
con người bị tình trạng LĐCB xâm phạm đến được pháp luật quốc tế ghi nhận
và bảo vệ như sau:
Thứ nhất, LĐCB xâm phạm đến quyền làm việc, tự do lựa chọn việc
làm của NLĐ, là quyền con người cơ bản được tất cả các nước thành viên
ILO và Liên Hợp quốc công nhận:
Quyền làm việc đã được quy định tại Tun ngơn tồn thế giới về

20



×