Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu tục thờ đá trong tín ngưỡng phụng thờ thánh gióng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.39 KB, 6 trang )

TÌM HIÉU TỤC THỊ ĐÁ TRONG
TÍN NGƯỠNG PHỤNG THỊ THÁNH GIĨNG
N guyễn Thị Thu Hường*
1. Từ tín ngưõng thờ đá trong văn hóa cộng đồng
Lịch sử văn hóa nhân loại khởi đầu từ thời đại đồ đá (khoảng 3
triệu năm trước đây) bắt nguồn cùng lúc với việc vượn người trong q
trình cọ sát thiên nhiên, biết chế tạo cơng cụ bằng đá phục vụ cho nhu
cầu sinh tồn và phát triển. Ngay từ thời nguyên thủy, con người đã biết
sừ dụng đá để phục vụ cuộc sống: làm công cụ lao động (rìu đá, bàn
nghiền đá, chày đá, cơng cụ nạo, công cụ chặt . . tạo ra lửa để nấu chín
thức ăn (bằng cách dùng các mẩu đá va chạm mạnh vào nhau), dùng đá
làm đồ trang sức (chuỗi vòng cổ, vòng đeo tay, khuyên tai...), dùng đá
trong các hoạt động mang tính ma thuật, tín ngưỡng (thờ đá để cầu
mong mưa thuận gió hồ, mùa màng tốt tươi, cầu sinh con theo ý muốn,
cầu cho gia đình no đủ, hạnh phúc),.... Theo cảm quan của người
nguyên thuỷ, đá có quan hệ mật thiết với con người từ khi sinh ra đến
khi chết đi: là nơi trú ngụ của linh hồn con người (sống trong hang đá,
chết cũng được chơn trong hang đá, chum đá). Từ đó sinh ra quan niệm
của thuyết vật linh, cho rằng mọi vật (sơng, núi, cây cối, đá....) cũng
như con người, đều có linh hồn cho nên đá cũng có sự sống, có phần
hồn, phần xác. Đá tham gia vào mọi hoạt động sinh hoạt, lao động của
con người như thế nên được người ngun thủy suy tơn là thần. Họ coi
tính cứng rắn của đá là do có một vị thần trong đá tạo ra nên đối với họ
các công cụ lao động bằng đá, hay đồ trang sức bằng đá đeo bên mình
khơng chỉ đơn thuần là cơng cụ lao động, đồ trang sức mà chúng cịn có
ý nghĩa ma thuật, là vật để trừ tà, tránh ma quỷ không làm hại con người

* Ths, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

294



và cuộc sống của mình, trơ thành vật linh, ngư gồ tại rừng thiêng, kim
loại đồng từ đất hiểm. Đến thời đại văn minh hiện nay, đá vẫn có quan
hệ mật thiết với đời sống của con người về nhiều mặt. Đá được dùng
trong nhiều việc, nhất là ngành xây dựng. Con người dùng đá để xây
dựng chùa chiền, nhà cửa, xóm làng: làm đền đá, cổng đá, đường đá,
dốc đ á ... Ở nhiều vùng cịn có cả giếng đá: là loại giếng đào xuống lịng
đất một khối hình trự và dùng đá tảng chồng chất viên lớn viên nhỏ liền
khít theo vịng trịn lịng giếng. Đá dùng để làm nền nhà, làm bậc cấp,
viền sân nhà, chân cột, cầu thang... Ngồi ra, đá cịn dùng để xây kè,
xây đập, xây bờ mương, tượng đài, xây lăng mộ, làm bàn, làm ghế, tạc
tượng, tạc bia... Nếu như ở thời nguyên thuỷ, con người có thể được
sinh ra trong hang đá, khi chết được chôn trong chum đá, hang đá thì
ngày nay ở xã hội văn minh đá vẫn dược dùng dể xây mộ ở phần đầu
và chân mộ, xây thành bao quanh mộ của người chết. Những hòn đá
khi được sử dụng để xây mộ được đặt ớ phần đầu và chân mộ dùng để
bát hương và đồ thờ thi được thân nhân người an nghỉ quý trọng và
mang tính thiêng liêng và những khối đá này khơng được xê dịch
chuyển đổi cả khi tu tạo mộ phần. Tại khơng ít làng q, ngay chốn
linh thiêng là dinh, đền, nhiều ban thờ ln có sự hiện diện của tảng đá
thiêng, được coi như thần (thần đá), có khi giữ vai trị như thành hồng,
có sức mạnh vơ hình chi phổi thế giới tinh thần của con người trong
một cộng đồng nhất định. Ngồi ra, đá cịn có vai trị trong sinh hoạt
văn hóa nghệ thuật: làm nhạc cụ như kèn đá, đàn đá; và giải trí của con
người: dùng để xây tiểu cảnh, hòn non bộ hay làm các vật dụng trang
trí; đá dùng trong hội họa và in ấn: làm màu vẽ, bảng đá in litô... Như
thế, đá đã gắn bó với con người trong mọi sinh hoạt của đời sống và
luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con người cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xuất phát từ nhận thức cảm nhận đá là một vật cứng, rắn chắc, có thể
dùng để đập nát nhiều vật khác nên họ đã phù cho đá những sức mạnh

linh hồn vô biên, trở thành biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bền vừng và
vì thế đã xuất hiện tục thờ đá.
Tín ngưỡng thờ đá xuất hiện ở nhiều nơi, là sản phẩm văn hóa tâm
linh của nhiều dân tộc, được duy trì, tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ
khác. Tuy nhiên, khi xã hội văn minh với khoa học kỳ thuật, công nghệ
xuất hiện và ngày càng phát triển đã làm thay đổi nhận thức của con

295


với tục thờ đá. Có rất nhiều biếu tượng sinh thực khí được thờ phụng,
được tạo nên bởi đá; chẳng hạn, ở tháp Bánh ít (Binh Định), thcáp Bà
(Nha Trang), cột đá trên núi Yên Tử, ...
Trong nghi lễ cầu tự, người ta phải làm những động tác ma thuật,
liên quan đến các vật thiêng, thường là hòn đá thiêng. Ớ chùa Mương,
sau khi làm lễ xong, ai muốn sinh con trai thì xoa tay vào hịn Núi Cậu,
muốn sinh con gái thì xoa tay vào hịn Núi Cơ.
Những hịn đá thiêng tham gia vào các hoạt động cầu mưa với tư
cách vật linh. Đá thicng thường là vật bất ly thân cùa thầy cúng, pháp sư.
Theo truyền thuyết ở vùng Dâu, muốn cầu mưa được linh nghiệm, người
ta phải rước tượng Tứ Pháp từ bốn chùa đến đặt cạnh nhau và cuối cùng
không thể thiếu Thạch Quang Phật (ông Phật được chế tác từ đá hoặc
được coi là Thần Đá!). Hay trong nghi lỗ cầu đảo ở đền Kỷ Thạch phu
nhân (Huế), truyền thuyết kể ràng chỉ khi tượng dá được rước đến gần bờ
sơng thì việc cầu đảo mới linh ứng. Một số nơi còn thờ các vị thần đá làm
thành hoàng làng. Các vị thần đá này được khốc lên mình một huyền
thoại lịch sử, được lịch sử hóa đế tạo niềm tin, trở thành thành hồng làng,
bảo trợ cho cuộc sống của nhân dân trong vùng.
Tục thờ đá hiện nay vẫn còn hiện diện trong đời sống hàng ngày
của con người, đặc biệt là ở những dân tộc thiểu số. Thường thần đá đều

là các phúc thần, đa phần khoác vai các vị nhân thần, tức là những vị
thần dùng sức mạnh và uy lực của mình để đem lại những điều tốt đẹp
cho con người.
2. Đến tục thị’ đá trong tín ngưỡng phụng thị’ Thánh Gióng
Thánh Gióng là một trong Tứ bất tử, được phụng thờ trong tín
ngưỡng dân gian của người Việt. Thánh Gióng là nhân vật huyền thoại,
mang cốt cách của người anh hùng văn hóa để đi đến được lịch sử hóa,
trờ thành nhàn vật trung tâm của một hệ thống truyền thuyết cực kỳ đa
dạng và phong phú, truyền lưu trong hầu khẳp các làng quê vùng đồng
bàng trung châu Bắc Bộ và lan tỏa ra cả nước. Đó là sự hiện diện cho
mối kết tinh giữa sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng, trở
thành biểu tượng cho sức mạnh đồn kết của một cộng đồng nơng
nghiệp cùng liên kết với nhau để một mặt, đối phó với môi trường tự

298


nhiên là chống lũ lụt. bão giông, và mặt khác, ứng xử với môi trường xã
hội, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Trải qua quá trình dựng
nước và giữ nước, theo cách cảm nhận và đánh giá của người dân, Gióng
đã từ một cậu bé sinh ra trong hồn cảnh đặc biệt, được cộng đồng ni
dưỡng, bồi đắp cả về mặt thể xác lẫn công trạng, trở thành người anh
hùng của cộng đồng, có danh tính như một nhân vật lịch sử đích thực, để
rồi tạo ra niềm tin cho người dân về một vị thánh, một vị thần trong Tứ
bất tử của tâm thức dân tộc Việt Nam. Trong tín ngưỡng thờ Gióng, có
một số vật bàng đá vẫn dược nhân dân phụng thờ cho tới ngày nay.
v ề sự ra đời của Thánh Gióng có nhiều dị bản song không khác
nhau lắm. Qua sách vở, các câu chuyện kể và cả những ghi chcp trong
các chuyến điền dã của chúng tôi tại các thôn /làng thờ Thánh Gióng
thuộc các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Đơng Anh (Hà Nội) - vào tháng 7

và 8-2009, đều có nội dung giống nhau, rằng cậu bé làng Phù Đổng ấy
ra đời được ba tuổi vẫn khơng biết nói cười. Nhưng khi đất nước bị giặc
Ân xâm lược, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một thanh niên trai tráng
biết nói cười. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói hưởng ứng lời kêu gọi của
đất nước thể hiện ý chí yêu nước và lòng quyết tâm chiến thắng kẻ thù
xâm lược của nhân dàn ta.Việc Gióng được sinh ra là một thần thoại

mang tính kỳ bí đó là nguồn gốc thần linh (bà mẹ giẫm lên dấu chân đá
khống lồ của ông Đổng - ông khổng lồ - trong vườn cà, rồi về thụ thai).
Nơi tương truyền có vết chân đó, ngày nay đã được nhân dân vùng Phù
Đổng (huyện Gia Lâm) xây miếu thờ, tái tạo vết chân xưa; và vào dịp
hội Gióng tổ chức mùng 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân trong làng thường
đến đây thắp hương cúng bái. Chi tiết này chứng tỏ trong tín ngưỡng
thờ Gióng vẫn thấy mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá. Ở trên núi Sóc
cũng có một hịn đá lớn, hình thù đặc hiệt với nhiều nét lồi lõm được
cho là dấu chân của ông Đống. Các bậc cao niên kể ràng, trước kia trên
đỉnh núi Sóc có một ngơi miếu cổ, rất thiêng. Miếu nhỏ, trong đó chỉ thờ
một tảng đá lớn, mặt đá có in hình dấu chân ông Đổng.vết chân ông
Đông còn được dân gian lưu truyền ờ một sô nơi khác nữa dọc ven sông
Đuống, sông cầu, sơng Cà Lồ. Với cách thức giải thích của dân gian,
người anh hùng của cộng đồng tất phải sinh ra từ sự vững bền vốn được
trầm tích và cấu thành từ tự nhiên vô biên, từ một cõi siêu nhiên, khác
với sự sinh nở bình thường như người dời. Đây cũng là mơ típ quen

299


thiêng, quay lại phù hộ cho mọi thành viên cộng đồng. Khơng phải ngẫu
nhiên mà, tại lễ hội Gióng làng Phù Đồng đã từ nhiều trăm năm qua,
vào mỗi kỳ khai hội, người dân bao giờ cũng rước lễ đến cầu khấn tại

mảnh đất thiêng, nơi Gióng ra đời, lễ vật được đặt trên chõng đá, thắp
nhang trong bát hương đá, đặt tiền vàng mã vào trong thống đá, kèm
theo lời khấn cầu Đức Thánh phù hộ độ trì cho dân làng mạnh khỏe,
mùa màng tốt tươi, trời đất thuận hịa.... Thơng qua việc cầu khấn cõi
thiêng, mà biểu trưng là các đồ vật bàng đá được phụng thờ, người dân
muốn thể hiện lịng tơn kính và biết ơn vị thần của minh, biếu tượng của
người anh hùng dân tộc đã giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn
bờ cõi cho đất nước và hộ dân chống lũ lụt quanh năm.
Trong truyền thuyết và trong lễ hội Gióng ở Phù Đổng cịn có
hình tượng tướng giặc là nữ (Thạch Linh thần tướng) dùng ngựa đá để
cưỡi. Theo quan niệm của người dân, không phải cứ phúc thần mới
được gắn với linh thiêng, vĩnh cửu là đá, mà, ngay cả quân giặc - lực
lượng được coi là nghịch thần, cũng phải tác tạo gắn với đá linh, để
vong hồn của chúng không về quấy nhiễu dân lành. Điều này theo
chúng tơi, sẽ góp phần lý giải cho những di tích thờ cúng những Cao
Biền, Sĩ Nhiếp, Triệu Đà ở một số nơi thuộc Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái
Bình lâu nay!
Chính từ sự nhìn nhận q trình hiện tồn của tín ngưỡng thờ đá gắn
với hội Gióng trong quá khứ, chúng tơi cho rằng, tại các diễn trình lễ hội
những năm gần đây, ban tổ chức hành hội đã dường như chỉ quan tâm
đến kết cấu của hội trận, chú trọng vào các nghi lễ tại đền Thượng và đền
Mầu (thờ mẹ Gióng) mà xao nhãng đến cung đoạn tế lễ tại miếu Ban,
miếu vườn cà ngồi bãi sơng và nhất là bỏ qua việc khởi sự hành lễ tại
nơi đặt các vật đá linh, nơi được coi là vị trí Gióng ra đời (như nhiều trăm
năm nay dân chúng đã từng thực hành). Điều đó, theo góp ý của người
dân, chúng ta đã vơ tình làm nhạt đi hoặc gạt bỏ tính thiêng, gạt bỏ những
yếu tố văn hóa vốn góp phần sinh động tạo nên hồn cốt cho một lễ hội !
Và do vậy, trong công tác phục hồi, bảo tồn những “hành động" hội gắn
với nghi lễ cổ xưa, nên chăng, cần quan tâm đến lóp văn hóa tín ngưỡng
này để góp phần tái tạo “khơng khí” linh thiêng cho hội Gióng!

Tín ngưỡng thờ đá là một phần khơng thể thiếu được trong tín
ngưỡng thờ Gióng. Các đồ vật bàng đá được phụng thờ gắn liền với sự

302


tích Thánh Gióng, người anh hùng được sinh ra từ huyền thoại, dần dần
được lịch sứ hóa, trớ thành biểu tượniỉ tổng hợp cho chân dung người
anh hùng tiêu biếu cho truyền thống và khí phách của dân tộc - và
người anh hùng dân tộc xuất thân từ dấu vết đá thần kỳ, theo tín ngưỡng
và tâm thức dân gian để trở thành một trong bốn vị Thánh bất tử trong
khơng gian văn hóa tâm linh Việt Nam./.
N.T.T.H

Tài liệu tham khảo
1. Ngọc Anh (2002/ Các hình thức thờ củng cùa bộ lạc, Nxb.
Văn hoá dân tộc.
2. Cadière (1997), về văn hoủ vù tín ngưỡng truyền thống người
Việt, (Đỗ Trinh Huệ dịch), Nxb. Văn hố Thơng tin.
3. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hồng Việt Nam,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Lê Như Hoa (chủ biên) (200 ụ , Tín ngưỡng dân gian Việt Nam,
Nxb. Văn hố Thơng tin, Hà Nội.
5. Trần Sỹ Huệ (2009), Đá và người, Nxb. Từ điển Bách khoa.

6. Nhiều tác giả (2009), l ễ hội Thánh Gióng, Nxb. Văn hố
Thơng tin, Hà Nội.
7. Dinh Gia Khánh,(1993), Tìm hiểu văn hố dân gian Việt Nam
trong bối canh văn hố Đơng Nam Ả, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. Huỳnh Đình Kết (1998), Tục thờ thần ở Huế, Nxb Thuận Hoá.

9. Lê Văn Kỳ (2002), L ề hội nơng nghiệp Việt Nam, Nxb. Văn
hố dân tộc.
10. Sở Văn hố Thơng tin Hà Sơn Bình (1988), Người Mường với
văn hố cơ trun Mường Bi.
11. Vũ Thanh Sơn (2002) Thần linh đất Việt, Nxb. Văn hoá dân
tộc.
12. Sơ lệ hội Gióng, bản chữ quốc ngữ hiện lưu tại đền Thượng,
thôn Phù Đổng.

303



×