Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiết 25 - Bài 16 phong trào giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.82 KB, 4 trang )

Ngày dạy…………Lớp 12C1.........................
Ngày dạy…………Lớp 12C2..........................
TIẾT 25 - BÀI 16 (tiếp)
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG
TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Những nét chính của giai đoạn khởi nghĩa từng phần: Nhật đảo chính Pháp (9-3- 1945);
Chỉ thị của Đảng: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phong trào phá
kho thóc của Nhật, khởi nghĩa Ba tơ, lập uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam, lập Việt
Nam giải phóng quân, lập khu giải phóng Việt Bắc.
- Thấy được sự sáng suốt của Đảng trong thời cơ phát động khởi nghĩa, nắm khái
quát cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân trong cả nước…
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản. Phân tích, đánh giá.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
- Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không quản gian khó hi sinh vì
sự nghiệp cách mạng.
II. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, bảng phụ, lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- HS: vở, sgk.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương (5-1941) đã thông qua những nội dung gì?
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc khởi
nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa
tháng 8/1945).


- GV dẫn dắt...
- GV hỏi: Khởi nghĩa từng phần được
phát động trong bối cảnh nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Chủ trương của Đảng trước tình
hình trên? Em có nhận xét gì về chủ
trương đó?
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến
giữa tháng 8/1945)
* Nhật đảo chính Pháp
- Tối 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Pháp
đầu hàng.
- Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc Đông
Dương xây dựng nền độc lập”, dựng chính
phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại
làm “Quốc trưởng”. Thực chất là độc
chiếm Đông Dương
- HS trả lời.
- GV nhận xét, dùng bảng phụ kết luận
- GV gọi hs trình bày nét chính về diễn
biến khởi nghĩa từng phần. Em có nhận
xét gì về cuộc khởi nghĩa từng phần.
- HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- GV dẫn dắt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuẩn bị
cuối cùng cho cuộc tổng khởi nghĩa giành

chính quyền
- GV hỏi: Đảng ta chủ trương đẩy mạnh
công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang như
thế nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 40
SGK trang 114 và trình bày...
* Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”
- 12/3/1945 Ban Thường vụ Trung ương
Đảng ra chỉ thị “ Nhật -Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, nêu rõ:
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương
là phát xít Nhật.
+Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật”được
thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít
Nhật”
+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi
công, mít tinh, biểu tình, bãi thị… sẵn
sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có
điều kiện.
+ Quyết định “Phát động một cao trào
kháng Nhật cứu nước”.
* Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước
- căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu
quốc quân cùng với quần chúng giải
phóng nhiều xã, châu, huyện.
- Bắc Kì, khẩu hiệu “Phá kho thóc giải

quyết nạn đói” thu hút hàng triệu người
tham gia.
- Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ
nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng
( 11/3 ), tổ chức Đội du kích Ba Tơ.
- Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ,
nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang
2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày
Tổng khởi nghĩa.
- Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì
(4/1945) quyết định thống nhất các lực
lượng vũ trang
- Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập
Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và
Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về việc chớp
thời cơ phát động khởi nghĩa của Đảng.
Diễn biến chính cuộc Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám năm 1945.
- GV trình bày: Công cuộc chuẩn bị đã
hoàn thành toàn thể dân tộc ta đã sẵn sàng
chờ đón thời cơ. Vậy thời cơ là thời điểm
nào, xuất hiện khi nào?
- GV hỏi: Theo em thời cơ tổng khởi
nghĩa đến lúc nào? Đảng ta đã chớp thời
cơ như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ

- GV sử dụng lược đồ trình bày khái quát

diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám
1945
- HS quan sát, nghe, ghi nhớ kiến thức.
(4/1945).
- Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm
thời Khu giải phóng được thành lập
(6/1945).
3. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945.
a) Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng
khởi nghĩa được ban bố
- 9/8/1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân
Quân Đông của Nhật
- 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu
hàng Đồng minh không điều kiện. Quân
Nhật ở ĐD rệu rã, chính phủ Trần Trọng
Kim hoang mang lo sợ.
- 13/8/1945, Trung ương Đảng và Việt
Minh đã thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn
quốc, ra “Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng
khởi nghĩa cả nước.
- Từ 14, 15/8/15/8, Hội nghị toàn quốc của
Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
quyết định phát động Tổng khởi nghĩa
trong cả nước, thông qua những vấn đề đối
nội, đối ngoại sau khi giành được chính
quyền
- Từ 16 đến 17/8, Đại hội quốc dân Tân
Trào tán thành chủ trương Tổng khởi
nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt

Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng
Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
b) Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa
- Chiều 16/8/1945, một đơn vị của đội
- GV nhấn mạnh:
+ Quy mô tổng khởi nghĩa:
+ Thời điểm
+ Những thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài
Gòn.
Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên
Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã
Thái Nguyên.
- 18/8/1945, nhân dân Bắc Giang, Hải
Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính
quyền sớm nhất trong cả nước
- Hà Nội, ngày 19/8, hàng vạn nhân dân
đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch,
như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính…,khởi
nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
- Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền
thắng lợi ở Huế (23/8/1945), Sài Gòn
(25/8/1945)
- Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành
chính quyền. Tổng khởi nghĩa thắng lợi
trong cả nước
3. Củng cố, luyện tập
- Những nét chính của giai đoạn khởi nghĩa từng phần và sự sáng suốt của Đảng trong
thời cơ phát động khởi nghĩa.
4. Hướng dẫn học bài
- Học bài cũ và tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài.

×