Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
-----------------------

HUỲNH DƯƠNG TRUNG TRỰC

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
------------------------

HUỲNH DƯƠNG TRUNG TRỰC

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

Ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Mã ngành đào tạo: 60140120)

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh

Hà Nội – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Đánh giá một số yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của
sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng” hồn tồn là kết quả nghiên
cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình
nghiên cứu nào của người khác. Trong q trình thực hiện luận văn, tôi đã
thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày
trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả
các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh,
đúng theo quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2015
Tác giả luận văn

Huỳnh Dương Trung Trực

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh đã định
hướng khoa học, hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện

luận văn.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:
Lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng cùng bạn bè đồng nghiệp
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được theo học chương trình sau đại học
và thực hiện luận văn này.
Quý thầy cô giáo cùng các anh chị thuộc Viện đảm bảo chất lượng giáo
dục – ĐHQG Hà Nội và Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo –
ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Xin đặc biệt cảm ơn cha mẹ và những người thân trong gia đình đã ln
giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này !

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 5
3. Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 6
5. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ................................................................... 8
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................... 9

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 9
1.2. Chuẩn năng lực CNTT cho sinh viên ..................................................... 17
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài ................................................... 18
1.4. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ............................................... 20
1.4.1. Hoạt động học của sinh viên ................................................................................20
1.4.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động học .............................................................21
1.4.3. Mức độ ứng dụng CNTT .......................................................................................21
1.4.4. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu ..........................................................22
Kết luận Chương 1 ....................................................................................... 24
iii


Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................. 25
2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT của trường CĐSP Sóc Trăng ..................... 25
2.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 26
2.4. Xây dựng công cụ đo lường ................................................................... 28
2.4.1. Xác định các chỉ báo ...............................................................................................28
2.4.2. Xây dựng công cụ đo lường .................................................................................32
2.4.3. Đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ ...............................................33
Chương 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................... 40
3.1. Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên..... 40
3.1.1. Phân tích mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên ...............40
3.1.2. Phân tích từng yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong
HĐH của sinh viên................................................................................................................45
3.2. Phân tích so sánh các đặc điểm về giới tính, khóa học, dân tộc.............. 57
3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mơ hình cấu trúc tuyến tính
(SEM) .......................................................................................................... 64
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 69
KẾT LUẬN .................................................................................................. 70

Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 72
Phụ lục ......................................................................................................... 77

iv


QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông Information and Communication Technologies

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH

Đại học

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

GD-ĐT

Giáo dục đào tạo

HĐH


Hoạt động học

TB

Trung bình

TW

Trung ương

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hợp Quốc

BGH

Ban giám hiệu

LSD

Giới hạn sai khác nhỏ nhất – Least Significant
Difference

ANOVA

Phân tích phương sai - Analysis of Variance

CFA


Phân tích nhân tố khẳng định - Confirmatory
Factor Analysis

SEM

Mơ hình cấu trúc tuyến tính - Structural Equation
Modeling

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Mơ hình khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài............................ 20
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................... 27
Hình 3.1 Kết quả SEM đã chuẩn hóa………………………………………..64
Bảng 2.1 Phân bố mẫu nghiên cứu theo khóa học......................................... 26
Bảng 3.1. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp LSD .............................. 57
Bảng 3.2. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp LSD .............................. 63
Bảng 3.3. Thống kê mơ tả trung bình mức độ ứng dụng CNTT của sinh viên
theo khóa học ............................................................................................. 100
Bảng 3.4. Kiểm nghiệm Homogeneity........................................................ 101
Bảng 3.5. Phân tích ANOVA một yếu tố .................................................... 101
Bảng 3.6. Thống kê mơ tả trung bình mức độ ứng dụng CNTT của sinh viên
theo dân tộc ................................................................................................ 102
Bảng 3.7. Kiểm nghiệm Homogeneity........................................................ 102
Bảng 3.8. Phân tích ANOVA một yếu tố .................................................... 102

vi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên là những người đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng
- nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Sinh viên là người học tập, nghiên cứu, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức.
Khác với học sinh phổ thông, bên cạnh hoạt động chủ đạo là học tập, lĩnh hội
tri thức của thầy, người sinh viên cịn phải có nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu
trên cơ sở tư duy độc lập.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy và học. Chẳng hạn, sinh viên có thể làm việc
tự lực với máy tính, với Internet, học theo hình thức lớp học phân tán qua
mang, học qua cầu truyền hình. Cơng nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong
đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ
Office,

Cabri,

Crocodile,

SketchPad/Geomaster

SketchPad,

Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet… hệ thống WWW,
Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công
nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều cơng cụ
hỗ trợ cho q trình học. Nhờ có sử dụng các phần mềm này mà sinh viên
trung bình, thậm chí sinh viên trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong
mơi trường học tập. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của cơng nghệ

thơng tin và truyền thơng đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm
việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của
con người. Do đó, mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của sinh viên.Tạo điều

1


kiện để sinh viên chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học
tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Chỉ thị 58 được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000 đã xác định: Cơng nghệ
thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng
với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa
các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ
trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất
lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phịng và tạo khả năng đi
tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện Chỉ thị 58, trong hơn 10 năm qua, lĩnh vực công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thành
lập Bộ Bưu chính Viễn thơng (nay là Bộ Thơng tin và Truyền thơng) đã góp
phần thúc đẩy và phát triển cơng nghệ thơng tin và truyền thơng. Mơi trường
chính sách cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thơng
tương đối hồn thiện. Cơng nghiệp cơng nghệ thông tin dần trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tỉ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP đất
nước ngày càng cao. Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc, lọt vào nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia cơng phần
mềm xuất khẩu. Từ năm 2002, Việt Nam đã có tên trên bản đồ công nghệ

thông tin thế giới. Hạ tầng viễn thông Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Ứng
dụng công nghệ thông tin được triển khai rộng khắp cả nước, từ hoạt động
quản lý nhà nước đến sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả các
hoạt động kinh tế xã hội.
Trong Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính

2


trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thơng tin phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Bộ Thơng tin và Truyền thơng tổ
chức ngày 10/5/2013, đã đưa ra các thông tin tương đối đầy đủ về q trình
phát triển ngành cơng nghệ thơng tin Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Tuy
nhiên Báo cáo nói nhiều về mạng máy tính, chính quyền điện tử, chưa tập
trung vào mảng kinh doanh và ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Báo cáo chưa
nói rõ về tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin của các ngành như giáo dục,
y tế, nông nghiệp…
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ
thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Năm học 2008-2009
được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính
và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo bước đột phá về
ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT
trong những năm tiếp theo. Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT nhấn mạnh: “Triển
khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy,
tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi mơn học một cách hiệu quả và sáng
tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học…”.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học là một hướng đi mang
tính chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. CNTT đã đóng

góp các cơng cụ, các phương thức và các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đắc lực
cho việc thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp. Xét một cách tồn diện,
CNTT vừa là cơng cụ hỗ trợ vừa là nội dung và cũng là phương pháp nhằm
đạt được các mục tiêu giáo dục trong quá trình dạy học.
Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành

3


nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.”[25]. Cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền
giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ Việt Nam[23]
đã nêu rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020,
100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thơng có khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo
trình, sách giáo khoa điện tử.
Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013 của Bộ GD-ĐT[6]
yêu cầu triển khai Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong
trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo
viên tự tích hợp CNTT vào từng mơn học thay vì học trong môn tin học. Giáo
viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn
mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”[22].

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học của sinh viên ở mức độ nào,
những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ấy và làm thế nào để nâng cao mức
độ ứng dụng CNTT trong việc học cho sinh viên đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào được tiến hành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trước thực trạng đó
chúng tơi chọn đề tài “Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng
dụng CNTT trong hoạt động học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Sóc Trăng” với mong muốn góp phần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong

4


hoạt động học của sinh viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh
viên đồng thời xác định mối tương quan giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến
mức độ ứng dụng CNTT của sinh viên. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy:
i) Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng.
ii) Chỉ ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến mức
độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên.
Từ đó nghiên cứu sẽ đề xuất một số gợi ý đối với lãnh đạo trường Cao
đẳng sư phạm Sóc Trăng, nhằm nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong
HĐH của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là sự minh họa, củng cố các lí thuyết về mức độ
ứng dụng CNTT của sinh viên, khẳng định những yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ ứng dụng CNTT. Nêu ra các thực trạng của vấn đề cần quan tâm, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
Ý nghĩa thực tiễn

Với lãnh đạo: Từ bộ dữ liệu thu thập được và việc xác định những yếu
tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên, nghiên
cứu sẽ đề xuất những gợi ý nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong học tập

5


một cách có hiệu quả nhất. Lãnh đạo trường có thể coi đây là một trong
những luận cứ khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT
trong học tập cho sinh viên, phục vụ mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.
Với sinh viên: Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ giúp các sinh viên
nhận thức rõ được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong HĐH và các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động này, từ đó chủ động khắc phục những khó khăn và
có kế hoạch phát triển chun mơn của mình cũng như hỗ trợ bạn bè.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên và giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng.
4.2.Đối tượng nghiên cứu
Một số yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của
sinh viên.

5. Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động học của sinh viên chịu
ảnh hưởng bởi những yếu tố như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp thu thập thông tin
6.1.1.Các phương pháp thu thập thơng tin định tính
Nghiên cứu tài liệu

6



Thu thập và phân tích các tài liệu lí luận, sách, báo, tạp chí, các cơng
trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo… có liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong HĐH,
phương pháp học tập,… nhằm hệ thống hóa để làm cơ sở lí luận cho nghiên
cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn 15 sinh viên và 10 giáo viên về các tiêu chí đánh giá mức độ
ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên đồng thời qua đó phát hiện những
lỗi ngữ nghĩa của câu hỏi và cấu trúc bảng hỏi để điều chỉnh. Phỏng vấn sâu
các chuyên gia cũng là một trong những căn cứ để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên.
6.1.2.Các phương pháp thu thập thông tin định lượng
Phương pháp điều tra xã hội học thu thập thông tin về việc ứng dụng
CNTT trong HĐH của sinh viên, mức độ, những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình ứng dụng CNTT trong HĐH cũng như những khó khăn sinh viên gặp
phải trong q trình ứng dụng CNTT trong HĐH.
Bảng hỏi được phát cho 289 sinh viên học tại trường Cao đẳng sư
phạm Sóc Trăng với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo khóa
học dạng tỉ lệ.
6.2.Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
6.2.1.Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin định tính
Tác giả phân loại và chia nhóm các tài liệu thu thập được. Thông tin
thu thập được từ phỏng vấn sâu được phân loại, so sánh và tổng hợp để chỉnh
sửa cho câu hỏi và bảng hỏi phù hợp hơn. Sử dụng máy ghi âm và sổ ghi chép
phục vụ phương pháp phỏng vấn sâu.

7



6.2.2.Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin định lượng
Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 16, AMOS 20 để
mã hóa, nhập liệu và phân tích thống kê.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nhận biết mức độ ứng dụng
CNTT của sinh viên. Kế tiếp, dùng kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s
Alpha để kiểm định các thang đo. Sau cùng, phương pháp phân tích CFA và
mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định độ tin cậy, giá
trị phân biệt, giá trị hội tụ, tính đơn nguyên của các khái niệm trong nghiên
cứu, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng giữa các khái niệm.
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu của đề tài là giáo viên và
sinh viên học tại trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng.

8


Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này, cơ sở để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Sóc Trăng sẽ được trình bày theo từng vấn đề cụ thể về những quan
điểm khác nhau của các tác giả trong nước và trên thế giới về mức độ ứng
dụng công nghệ thơng tin trong giáo dục nói chung cũng như các quan niệm
về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của sinh viên;
Những khái niệm về công nghệ thông tin, mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin trong giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng, công cụ đo cũng như việc sử dụng
các kết quả đánh giá. Từ những khái niệm về mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin, sẽ đi nghiên cứu thực tiễn đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin của một số cở sở giáo dục trong nước và tại trường. Trên cơ sở đó
sẽ rút ra những vấn đề cơ bản trong các nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố

ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng và từ đây sẽ cụ thể hố các tiêu chí để xây dựng
một bộ công cụ đo phù hợp.

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong phần này tác giả tiến hành khảo cứu và tóm tắt một số bài báo,
bài viết và một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến
đề tài để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu.
Trước hết, tác giả tìm hiểu sơ lược về thực trạng ứng dụng công nghệ
thông tin ở Việt Nam, một số đề án, kế hoạch của các tỉnh về phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau như chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Một số nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT

9


trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; Mức độ ứng dụng CNTT trong Y
tế, Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo - thông tư số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày
22/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Đã có nhiều trường Đại học và Cao
đẳng thực hiện thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chuẩn đầu ra
các ngành đào tạo. Các trường Đại học và Cao đẳng đều công bố Chuẩn đầu
ra Tin học cho các ngành đào tạo không chuyên Tin học là Chứng chỉ A Tin
học. Tác giả đã tiến hành tìm hiểu chương trình chứng chỉ A tin học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 21/2000/QĐBGD&ĐT, ngày 3/7/2000. Kết quả tìm hiểu được tác giả sử dụng trong việc
xây dựng công cụ đo.
“Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
(CNTT), nhằm thúc đẩy triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động
của cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý điều hành và

phục vụ người dân và doanh nghiệp, từ năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã triển khai đánh giá thường niên mức độ ứng dụng CNTT (với khởi
đầu là đánh giá đối với trang/cổng thông tin điện tử) của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.” - báo cáo đánh giá năm 2013 của Bộ thông tin và truyền thơng (MIC).
Báo cáo năm 2013 đã nhận định “nhìn chung, mức độ ứng dụng CNTT tại các
cơ quan tăng nhẹ so với năm 2012”. Qua bản báo cáo đánh giá mức độ ứng
dụng CNTT năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tác giả thấy rằng
thực trạng ứng dụng CNTT trong cả nước ngày càng phát triển. Mức độ ứng
dụng CNTT đều tăng qua các năm, về cơ sở hạ tầng, về công tác quản lý điều
hành, về phục vụ người dân và doanh nghiệp. Việc phát triển và ứng dụng
CNTT phải được thực hiện thường xuyên, trong cả nước, ở nhiều lĩnh vực,

10


ngành nghề khác nhau. Nhìn chung, mọi người, mọi cơ quan đều hưởng ứng
thực hiện ứng dụng CNTT một cách tích cực.[1]
Bộ thơng tin và truyền thơng (MIC ) đã có văn bản Hướng dẫn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch ứng dụng Công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2015. Các mục tiêu và
những định hướng được nêu ra cụ thể, chi tiết. Các tỉnh và thành phố trong cả
nước đã tích cực hưởng ứng, nhiều đề án, kế hoạch phát triển và ứng dụng
CNTT đã được phê duyệt ở các tỉnh và thành phố.[2]
Thời gian qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung đẩy mạnh phát triển và
ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trong đó, có ứng dụng và phát triển Phần mềm
nguồn mở (PMNM) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần phục vụ
đắc lực cho cơng tác cải cách hành chính. Lập kế hoạch phát triển và ứng
dụng CNTT thành phố Cần Thơ năm 2014.[27]
Thành phố Sóc Trăng đã triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT năm

2014, với nhiều mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể. Mức độ ứng dụng CNTT ngày
càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Tác giả
cho rằng, các lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là ứng dụng
CNTT trong giáo dục. Tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu CNTT, có chính sách
bồi dưỡng nhân tài CNTT. Thành phố Sóc Trăng đã có những thay đổi lớn,
hưởng ứng tích cực phát triển và ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực.[30]
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng
thực đã tổ chức một Đồn khảo sát tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong đăng ký và quản lý hộ tịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua khảo sát, thực
trạng ứng dụng CNTT trong cơng tác có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó vẫn cịn
nhiều khó khăn cần khắc phục. Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT cần nhiều
thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.[3]

11


Trần Quang Quý (2009) đã nghiên cứu đề xuất mô hình và ứng dụng
cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý điều hành của văn phòng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Nghiên cứu đề xuất mơ hình tổng thể ứng dụng CNTT phục
vụ quản lý điều hành, triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và
luồng thông tin văn bản. Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý phôi văn
bằng chứng chỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy CNTT được ứng dụng với nhiều
cách khác nhau, ứng dụng linh hoạt sẽ giúp cơng việc hồn thành tốt hơn.[26]
Nguyễn Vĩnh Khương(2012) đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng
CNTT trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho kết quả đa số các giáo viên
ứng dụng CNTT tốt vào nghiên cứu khoa học, công tác quản lý chưa được
tốt, cần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT. Qua nghiên cứu trên, tác giả cho
rằng công tác quản lý còn chưa tốt do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, để ứng dụng CNTT tốt thì người quản lý cần bổ sung kiến thức chuyên

môn và kỹ năng CNTT hơn nữa.[10]
Qua các nghiên cứu khác nhau, các đề án, kế hoạch của các tỉnh, thành
phố. Tác giả đã khái quát sơ lược thực trạng ứng dụng CNTT trong bối cảnh
hiện nay, để có cái nhìn tổng quát liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, vấn đề ứng
dụng CNTT trong giáo dục ở Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm trong suốt những năm qua. Nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị như
Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục hướng đến một nền giáo dục điện tử
của Quách Tuấn Ngọc (2009), Công nghệ thơng tin cho dạy học tích cực của
Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2011), E-Learning và ứng dụng trong dạy
học của Lê Huy Hồng (2011), Sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học tài
liệu chương trình Parner in learning của Microsoft (2008)… Những cơng trình
này chủ yếu nói về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục,

12


trong đó có việc ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên, đồng thời đưa ra
các giải pháp cũng như hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu có thể kể đến một số lượng lớn
các bài báo khoa học, các khóa luận, luận văn, nghiên cứu về đề tài ứng dụng
CNTT trong giáo dục xong hầu hết cũng đều đề cập đến vai trò của ứng dụng
CNTT trong giáo dục hoặc phương pháp ứng dụng CNTT vào môn học cụ thể
nào đó. Đặc biệt, hầu hết các cơng trình đều hướng đến đối tượng ở bậc cao
đẳng, đại học.
Nguyễn Văn Hòa (2010) đã tìm ra sự tác động của các yếu tố về thâm
niên công tác và thông tin đào tạo đến năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH
của giảng viên trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế đồng thời cũng đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giảng
viên. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chỉ giới hạn trong khuôn khổ

Trường ĐH Sư phạm Huế, các kết quả nghiên cứu của luận văn được khảo sát
trên mẫu chưa đủ lớn để có thể trở thành những đánh giá mang tính khái qt.
Mặc dù cịn có những hạn chế nhưng nghiên cứu cũng đã đề xuất được mơ
hình các yếu tố tác động đến năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH của
giảng viên trường ĐH Sư Phạm - ĐH Huế.[6]
Jef Peeraer và Peter Van Petegem (2010) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
tới ứng dụng CNTT trong ngành sư phạm Việt Nam, một nước đang ở giai
đoạn đầu của ứng dụng CNTT. Phương pháp phân tích hồi quy đa khám phá
(Exploratory multiple regression analysis) được sử dụng để đề cập tới tầm
quan trọng của các yếu tố đối với giáo viên và tầm quan trọng của các trường
sư phạm đối với ứng dụng CNTT trong dạy học. Nghiên cứu khẳng định việc
sử dụng các chương trình ứng dụng CNTT cịn hạn chế, chủ yếu để thay cho
phương pháp dạy học cũ. Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng CNTT trong
dạy học thực hành gồm: cơ hội tiếp cận với máy tính, cường độ sử dụng máy

13


tính, kỹ năng ICT, sự tự tin về ICT, và đặc điểm cá nhân (gồm thái độ với
ICT và quan niệm về việc học tập ở học sinh). Nghiên cứu cũng đưa ra một số
gợi ý về cách ứng dụng hiệu quả CNTT vào ngành sư phạm Việt Nam.[34]
Đào Thái Lai cùng nhóm tác giả (2011) đã tiến hành đánh giá “Mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giảng viên các trường ĐH”
theo mức độ thường xun sử dụng thơng qua các tiêu chí như: trình chiếu
Power Point, khai thác thông tin trên mạng internet vào dạy học, thiết kế bài
giảng điện tử, quản lí hồ sơ giảng dạy bằng máy tính, sử dụng phần mềm dạy
học, thi trực tuyến, dạy học qua mạng, làm phim video, và sử dụng máy tính
hỗ trợ thí nghiệm.[11]
Một nghiên cứu khác của Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2011)
nghiên cứu “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: Từ

chính sách tới thực tế” đã khẳng định: “CNTT luôn được đề cao trong công
cuộc đổi mới giáo dục như và một môn học cũng như là một công cụ quan
trọng để đổi mới phương pháp dạy học”. Nghiên cứu đã cho thấy các nhà
hoạch định chính sách đã rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giáo dục và “học tập điện tử (e-Learning) và xây dựng, sử dụng bài
giảng điện tử được hướng tới như là kết quả cuối cùng của ứng dụng CNTT
trong giáo dục”.[23]
Nguyễn Văn Nghiêm (2013) đã tìm ra các yếu tố tác động đến mức độ
ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước, đề xuất
một số giải pháp nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo
viên. Đề tài cũng chỉ dừng lại ở khuôn khổ giới hạn của một tỉnh, chưa thể
đánh giá mang tính khái quát. Tuy nhiên, đề tài đã đưa ra mơ hình các yếu tố
tác động giúp lãnh đạo tỉnh Bình Phước có những định hướng cụ thể. [13]
Khảo cứu những nghiên cứu kể trên giúp tác giả khái quát được về việc

14


ứng dụng CNTT trong nước. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cũng như mức độ ứng dụng CNTT. Cũng qua khảo cứu
này tác giả phát hiện việc nghiên cứu sâu về đề tài ứng dụng CNTT là cần
thiết và đặc biệt tác giả cũng nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về đánh giá
mức độ ứng dụng CNTT trong HĐH của sinh viên.

Một nghiên cứu của Schacter (1999) đã chứng minh tác động tích cực
của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục bằng việc phân tích hơn 700 nghiên
cứu về tác động của công nghệ giáo dục đến thành quả học tập của học sinh
và kết luận rằng học sinh được tiếp cận với công nghệ phục vụ giảng dạy và
học tập đều có tác động tích cực đối với thành quả học tập.[44]
Luận án tiến sĩ của Mohammed I. Isleem (2003), đại học Ohio (Hoa

kỳ), đã nghiên cứu sâu về mối tương quan của các yếu tố cơ bản với mức độ
ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên ngành công nghệ giáo
dục (technology education teachers). Nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương
quan thuận của các yếu tố được lựa chọn với mức độ ứng dụng CNTT trong
hoạt động dạy học tuy nhiên chỉ dừng lại ở khách thể nghiên cứu là giáo viên
ngành công nghệ giáo dục trong phạm vi bang Ohio, Hoa Kỳ. Trong nghiên
cứu của mình, Mohammed đã xác định được các yếu cơ bản có tương quan
đến mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên cùng với
bộ công cụ đo lường gồm 63 biến quan sát đã trở thành gợi ý hữu ích cho tác
giả luận văn này trong việc xác định khung lý thuyết cũng như xây dựng công
cụ đo lường cho đề tài luận văn.[39]
“Teacher ICT skill”, một nghiên cứu của Sở giáo dục Tây Úc (Western
Australia) đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng của
giáo viên trên địa bàn Western Australia trong lĩnh vực ứng dụng CNTT và
truyền thông phục vụ dạy học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lực sử dụng

15


CNTT, nguồn lực của nhà trường về CNTT, thái độ và động lực của giáo
viên, chính sách và sự quan tâm của lãnh đạo là những yếu tố chủ yếu tác
động đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy. Nghiên cứu cũng
đã chỉ ra các yếu tố tác động đến năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên.[36]
Nghiên cứu của Naser Jamil Al-Zaidiyeen, Leong Lai Mei và Fong
Soon Fook (2010), đã khảo sát trên 650 giáo viên ở Jordan và khẳng định có
mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa thái độ của giáo viên đối với
việc ứng dụng CNTT và mức độ ứng dụng CNTT của họ.[34]
Sara Hennessy, David Harrison, và Leonard Wamakote (2010) chỉ ra
rằng, ngồi các yếu tố bên ngồi thì kỹ năng và mức độ tự tin về trình độ cơng
nghệ, nghiệp vụ sư phạm trong sử dụng công nghệ, vai trị của giáo viên là

những yếu tố quan trọng có tác động đến “lớp học có ứng dụng CNTT”
(Classroom Use of ICT) trong một nghiên cứu tại Châu Phi. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, đối với giáo viên cũng như giảng viên sư phạm, việc ứng dụng
CNTT trong dạy và học, sử dụng phương pháp sư phạm hiện đại, là điều cần
thiết.[38]
Cher Ping Lim, Ching Sing Chai, Daniel Churchill (2010) chỉ ra rằng
“Những phương tiện đánh giá từ các bài kiểm tra trình độ được chuẩn hóa đến
hồ sơ bài dạy điện tử đã được sử dụng để đánh giá trình độ tích hợp CNTT
phục vụ cho giảng dạy của các giáo sinh. Việc đánh giá dựa trên bốn phương
diện: khả năng sử dụng CNTT, thái độ và niềm tin đối với việc sử dụng
CNTT, lý luận sư phạm và việc sử CNTT trong thực tế”. Và nhận định: “Mặc
dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy CNTT có tiềm năng lớn trong việc cải
thiện chất lượng dạy và học cũng như việc tiếp cận CNTT ngày càng dễ dàng
hơn, đa số giáo viên trên thế giới ngày nay vẫn chưa sử dụng công nghệ thành
thạo hay thường xuyên để có thể khai thác tiềm năng của nó.”[40]
Nhấn mạnh yếu tố nhân lực trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học,

16


Craig Barrett (2012) khẳng định: “Tất cả thiết bị công nghệ đang có trong
trường học ngày nay sẽ chẳng có giá trị gì nếu giáo viên khơng biết sử dụng
chúng một cách có hiệu quả. Chính các giáo viên mới đem lại sự kỳ diệu, chứ
không phải là chiếc máy vi tính”.

Các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước cũng cho thấy việc nghiên cứu
về ứng dụng CNTT được đặc biệt quan tâm. Dựa trên các nghiên cứu đã khảo
cứu tác giả rút ra được nhiều nội dung quan trọng để kế thừa như việc đánh
giá tầm quan trọng và tác động tích cực của việc ứng dụng CNTT, các yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT. Dựa trên nghiên cứu của

Isleem (2003), Jef Peeraer và Peter Van Petegem(2010) và một số nghiên cứu
khác tác giả lựa chọn và bổ sung các tiêu chí để xây dựng bảng hỏi phù hợp
với thực tế Việt Nam và địa phương nhằm phục vụ nghiên cứu này.
1.2. Chuẩn năng lực CNTT cho sinh viên
Vào tháng 10/2010, Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật
(VVOB) phối hợp với UNESCO Bangkok và Đại học Sư phạm Hà Nội
(HNUE) tổ chức Hội thảo Phát triển chương trình CNTT. Mục tiêu của hội
thảo là hướng dẫn các trường CĐSP xây dựng chương trình tích hợp CNTT
vào chương trình đào tạo sinh viên sư phạm.
Vào tháng 5/2011, tổ chức Hội thảo tiếp theo Xây dựng chương trình
CNTT của UNESCO. Hội thảo giới thiệu các Tiêu chuẩn CNTT và nghiên
cứu sâu các tiêu chuẩn CNTT được sử dụng để định hướng việc xây dựng
chương trình. Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên và sinh viên là một trong
những chủ đề được thảo luận.
Kết quả thảo luận: Chuẩn năng lực CNTT của UNESCO được xây
dựng cho giáo viên. Dựa trên chuẩn này, xây dựng chuẩn năng lực CNTT
17


×