Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Biến đổi kinh tế, xã hội làng xã vùng đông sơn, tỉnh thanh hóa từ năm 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Đào Thanh Thủy

BIẾN ĐỔI KINH TẾ, XÃ HỘI LÀNG XÃ VÙNG ĐƠNG SƠN,
TỈNH THANH HĨA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Đào Thanh Thủy

BIẾN ĐỔI KINH TẾ, XÃ HỘI LÀNG XÃ VÙNG ĐƠNG
SƠN, TỈNH THANH HĨA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lâm Bá Nam
2. PGS.TS. Mai Văn Tùng

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được ai công bố. Những luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi
trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đào Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, gi p đ qu báu của th y cô, gia đình, đồng nghiệp và b n b . Với l ng
kính trọng và biết n sâu s c tơi xin được bày t lời cảm n chân thành tới:
Qu th y cô trong ban lãnh đ o Viện Viện Việt Nam học và Khoa học Phát
triển, Đ i học Quốc gia Hà Nội; ban lãnh đ o và chuyên viên các ph ng Khoa học
công nghệ và Đào t o, ph ng Nghiên cứu Khoa học Phát triển… đã gi p đ , t o
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu t i Viện.
Đặc biệt, tôi xin bày t l ng biết n sâu s c đến PGS.TS Lâm Bá Nam và
PGS.TS. Mai Văn Tùng, hai th y đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi hồn
thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm n lãnh đ o UBND huyện Đơng S n, tỉnh Thanh
Hóa; UBND phường An Ho ch (thành phố Thanh Hóa), UBND xã Đơng Minh,
huyện Đơng S n, UBND thị trấn Rừng Thông, huyện Đông S n; các hộ gia đình,
nhân dân trên địa bàn nghiên cứu… đã sẵn sàng tham gia khảo sát và trả lời ph ng
vấn, t o mọi điều kiện để tơi có thể thu thập được những tư liệu qu báu nhất phục
vụ mục đích nghiên cứu của luận án.

Tơi xin chân thành cảm n sự gi p đ về tư liệu và những định hướng khoa
học của các anh chị và b n b từng học t i Khoa Lịch sử, trường Đ i học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đ i học Quốc gia Hà Nội.
Xin dành lời cảm n sâu s c tới người thân trong gia đình - những người đã
luôn ở bên, động viên, gi p đ những khó khăn để tơi có thể chun tâm hoàn thành
luận án này.
Xin trân trọng cảm n!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đào Thanh Thủy


MỤC LỤC
MỞ ÐẦU ....................................................................................................................0
1. L do chọn đề tài .....................................................................................................0
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Ðối tượng và ph m vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Ðóng góp của Luận án ............................................................................................3
5. Nguồn tài liệu ..........................................................................................................4
6. Bố cục của Luận án .................................................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
PHƢƠNG PHÁP VÀ ÐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về làng xã và biến đổi kinh tế, xã hội làng xã
Việt Nam...............................................................................................................7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về làng xã Ðơng S n, Thanh Hóa .................15
1.2. C sở l thuyết và phư ng pháp nghiên cứu .....................................................20
1.2.1. C sở l thuyết ..........................................................................................20
1.2.2. Phư ng pháp nghiên cứu ..........................................................................25

1.3. Khái quát vùng đất nghiên cứu ..........................................................................27
1.3.1. Ðiều kiện tự nhiên, cảnh quan mơi trường ...............................................27
1.3.2. Q trình lịch sử và dân cư .......................................................................29
1.3.3. Kinh tế - xã hội vùng Ðông S n trước năm 1986 ....................................32
1.3.4. Khái quát về ba làng Vân Ðô, Nhuệ Sâm và Nhồi ...................................37
Tiểu kết ......................................................................................................................42
Chƣơng 2: BIẾN ĐỔI KINH TẾ LÀNG XÃ VÙNG ĐÔNG SƠN TỪ NĂM
1986 ÐẾN NAY ........................................................................................................43
2.1. Biến đổi các ho t động kinh tế ...........................................................................43
2.1.1. Biến đổi trong ho t động nông nghiệp .....................................................43
2.1.2. Biến đổi trong ho t động thủ công nghiệp ...............................................51

1


2.1.3. Biến đổi trong ho t động thư ng nghiệp, dịch vụ, tín dụng.....................55
2.2. Biến đổi thu nhập và mức sống ..........................................................................63
2.2.1. Thu nhập ...................................................................................................63
2.2.2. Chi tiêu .....................................................................................................66
2.2.3. Ðiều kiện nhà ở, tiện nghi và đồ dùng sinh ho t ......................................67
Tiểu kết ......................................................................................................................68
Chƣơng 3: BIẾN ÐỔI XÃ HỘI LÀNG XÃ VÙNG ĐÔNG SƠN TỪ NĂM 1986
ÐẾN NAY .................................................................................................................70
3.1. Biến đổi không gian làng xã...............................................................................70
3.2. Biến đổi c cấu dân cư, c cấu nghề nghiệp ......................................................73
3.2.1. Biến đổi c cấu dân cư .............................................................................73
3.2.2. Biến đổi c cấu nghề nghiệp ....................................................................75
3.3. Sự phân t ng mức sống - phân hóa giàu ngh o .................................................83
3.4. Biến đổi quan hệ gia đình, d ng họ ...................................................................88
3.4.1. Biến đổi trong mối quan hệ gia đình ........................................................88

3.4.2. Biến đổi trong quan hệ d ng họ ...............................................................99
3.5. Biến đổi quan hệ cộng đồng .............................................................................102
3.6. Biến đổi về lối sống và nhu c u hưởng thụ ......................................................104
Tiểu kết ....................................................................................................................105
Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ÐỘNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ÐỔI CỦA
LÀNG XÃ ÐÔNG SƠN TRONG NHỮNG NĂM TỚI .....................................106
4.1. Một số đặc điểm, tính chất của sự biến đổi kinh tế xã hội làng xã vùng Ðông
S n...........................................................................................................................106
4.2. Những yếu tố tác động đến biến đổi kinh tế, xã hội ở Ðông S n ....................113
4.2.1. Tác động của chủ trư ng, chính sách của Ðảng và Nhà nước ...............113
4.2.2. Tác động của chủ trư ng và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của
huyện Ðông S n ...............................................................................................115
4.2.3. Sự tác động của chư ng trình xây dựng nơng thơn mới ........................118
4.2.4. Tác động của q trình đơ thị hóa tới làng xã khu vực Ðơng S n .........125

2


4.2.5. Sự vận động của chủ thể - người dân làng xã Ðông S n .......................126
4.3. Xu hướng biến đổi............................................................................................129
4.3.1. Xu hướng biến đổi về kinh tế .................................................................129
4.3.2. Xu hướng biến đổi về xã hội ..................................................................132
4.4. Những vấn đề đặt ra .........................................................................................135
Tiểu kết ....................................................................................................................137
KẾT LUẬN ............................................................................................................139
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ÐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143
PHỤ LỤC


3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Đƣợc hiểu là

BQLT

Bình quân lư ng thực

CN-TTCN-XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

GS

Giáo sư

NN-LN-TS

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

Nxb

Nhà xuất bản

SLLT


Sản lượng lư ng thực

UBND

Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện tr ng sử dụng các lo i đất ở Ðông S n từ năm 1990 đến 2014 .......43
Bảng 2.2: Hiện tr ng sử dụng các lo i đất ở B c Trung Bộ và duyên hải miền Trung
và Thanh Hóa thời kỳ 1993-2014 .............................................................................44
Bảng 2.3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng ở một số làng xã
Ðông S n thời kỳ 1986-2016 ....................................................................................45
Bảng 2.4: Biến động diện tích đất nơng nghiệp ở Nhồi qua các giai đo n từ
năm 1986 đến nay ..................................................................................................... 56
Bảng 2.5: Một số kết quả sản xuất nông nghiệp của Ðông S n giai đo n 1988-2015 ..48
Bảng 2.6: Một số kết quả sản xuất nông nghiệp của Vân Ðô giai đo n 1988-2015 .49
Bảng 2.7: Một số kết quả ho t động chăn nuôi của Ðông S n từ năm 1986 đến
năm 1994 ...................................................................................................................49
Bảng 2.8: Một số kết quả ho t động chăn nuôi của Ðông S n từ năm 1995 đến
năm 2015 ...................................................................................................................50
Bảng 2.9: Giá trị xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của Nhồi từ năm 2010 đến
năm 2014 ...................................................................................................................59
Bảng 2.10: Các lo i hình dịch vụ kinh doanh của làng xã Ðông S n ......................61
Bảng 2.11: C cấu chi tiêu hàng tháng của cư dân ba cộng đồng theo khảo sát
năm 2016 ...................................................................................................................66
Bảng 3.1: Dân số nơng thơn, thành thị chia theo nhóm tuổi và giới tính của huyện
Ðơng S n năm 2009 ..................................................................................................73

Bảng 3.2: C cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình ở làng xã Ðông S n từ năm 1990
đến nay ......................................................................................................................75
Bảng 3.3: C cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình ở Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đơ
năm 2016 ................................................................................................................... 88
Bảng 3.4: Số lượng người đi xuất khẩu lao động từ năm 2005 đến 2016 của tồn xã
Ðơng Minh (Ðơng S n) ............................................................................................81

5


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Thu nhập bình quân một tháng của các hộ gia đình trong ba làng khảo
sát năm 2016 .............................................................................................................64
Biểu đồ 2.2: Thu nhập của hộ gia đình theo tháng phân theo nguồn thu 65 của ba làng khảo
sát năm 2016................................................................................................................................... 65
Biểu đồ 2.3: Các lo i chi phí của các hộ gia đình t i ba làng khảo sát năm 2016 ....67
Biểu đồ 3.1: Phân hóa giàu ngh o của các hộ khảo sát t i ba làng Nhuệ Sâm,
Vân Đô, Nhồi ............................................................................................................85
Biểu đồ 3.2: Ph m vi kết hôn của 281 hộ khảo sát ...................................................90
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phân công công việc cho các thành viên trong gia đình t i ba làng
khảo sát năm 2016 .....................................................................................................94
Biểu đồ 3.4: Người t o ra thu nhập trong gia đình ...................................................96
Biểu đồ 3.5: Ho t động văn hóa tinh th n của người dân ba làng Nhồi, Nhuệ Sâm và
Vân Đô trong thời gian rảnh rỗi năm 2016 .............................................................104

6


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử Việt Nam, làng xã đóng một
vai tr quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Làng là
địa bàn tụ cư của những cộng đồng nông dân, là c sở nền tảng của văn hóa, văn
minh Việt Nam [109, tr.7]. Nghiên cứu về làng xã Việt Nam sẽ khơng chỉ góp ph n
làm sáng t lịch sử mà c n gi p ta l giải ph n nào cuộc sống hiện t i và cả những
vấn đề tư ng lai của đất nước.
Là một trong những vùng văn hóa đặc s c và tiêu biểu của xứ Thanh, Đơng
S n là một huyện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Trong lịch sử hình thành
và phát triển của Thanh Hóa, đất Đơng S n nhiều l n được chọn làm n i đặt quận
trị, trấn lị và tỉnh lị [77, tr.44-45]. Cũng trên mảnh đất này, cùng với q trình bồi tụ
của sơng Chu và sơng Mã, nhiều làng m c đã hình thành và phát triển. Bên c nh
những làng nông nghiệp truyền thống, ở Đông S n c n xuất hiện một số làng nơng
nghiệp có nghề thủ cơng t o ra kết cấu kinh tế đa d ng. Dấu ấn nghệ nhân được
nh c đến trong nhiều sản phẩm thủ công truyền thống đã khiến cho vùng đất này
được biết đến không chỉ trong ph m vi vùng mà c n liên vùng và trong cả nước.
Điều kiện tự nhiên, yếu tố con người cùng hồn cảnh lịch sử đã biến Đơng S n trở
thành một khơng gian văn hóa mang s c thái riêng của xứ Thanh.
Quá trình Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đ o từ
năm 1986 đến nay đã và đang t o ra những biến chuyển m nh mẽ trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Q trình đó khơng chỉ làm thay đổi
bộ mặt đô thị mà c n tác động và in dấu ấn đậm nét vào các vùng nông thôn. Làng
xã thay đổi theo hướng cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và hiện đ i hóa. Kéo theo đó là
sự biến đổi về văn hóa, nhiều nhân tố mới xuất hiện đan xen hoặc chồng xếp lên lớp
văn hóa truyền thống. Trong xu hướng biến đổi m nh mẽ đó, làng xã vùng Đơng
S n cũng khơng nằm ngồi quy luật. Q trình chuyển đổi bao gồm: chuyển đổi
nghề nghiệp, c cấu lao động việc làm của dân cư, mục đích sử dụng đất, c sở h
t ng; chuyển đổi đời sống xã hội, văn hóa tinh th n và lối sống. Đặc biệt, từ năm
2010 đến nay, Chư ng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được
phê duyệt và đi vào thực hiện. Với mục tiêu xây dựng nơng thơn mới có kết cấu h



t ng kinh tế - xã hội hiện đ i, c cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp l , g n
phát triển nông thôn với đô thị với sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đã mang l i
nhiều biến đổi cho nông thôn cả nước nói chung, khu vực Đơng S n nói riêng.
Có thể nói, những chính sách đổi mới cùng chư ng trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới đã, đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt của một số làng xã
vùng Đơng S n - Thanh Hóa theo chiều hướng tích cực. Bên c nh đó, q trình
chuyển đổi cũng đã và đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, đặt ra những thách
thức rất lớn cho làng xã n i đây trên bước đường phát triển. Giải quyết mối quan hệ
giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và biến đổi, giữa bảo tồn và phát triển là
bài tốn đang đặt ra khơng chỉ cho làng xã vùng Đơng S n - Thanh Hóa mà trên ph m
vi cả nước hiện nay.
Tiếp cận Đông S n ở từng góc độ riêng lẻ, đặc biệt là văn hóa, khảo cổ đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ch ng ta
c n nhìn nhận Đơng S n với vai tr là một khu vực nghiên cứu trong một tổng thể
với những mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội dưới tác động
của yếu tố con người và hồn cảnh lịch sử, tìm ra đặc trưng của một khơng gian văn
hóa, đặc biệt trong giai đo n chuyển đổi là điều c n thiết. Thêm vào đó, lựa chọn
một lo i hình làng, điển hình như làng Nhồi - một làng thủ cơng tiêu biểu của Đông
S n để nghiên cứu là đề tài được nhiều học giả quan tâm, nhưng nghiên cứu so sánh
giữa các lo i hình làng như giữa làng thủ công nghiệp và làng thu n nông, làng
thư ng nghiệp mà đ i diện là làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đơ thì c n là một
khoảng trống. Do vậy, lựa chọn một số lo i hình làng khác nhau để nghiên cứu so
sánh dưới góc độ khu vực học khơng chỉ gi p ta tìm ra nét đặc trưng tiêu biểu mà
c n đ t được nhận thức tổng hợp về một không gian rộng h n bao chứa nó - vùng
Đơng S n trong thời kỳ đổi mới.
Nghiên cứu các lo i hình làng tiêu biểu của Đông S n c n nhằm trả lời những
câu h i như: ở mỗi lo i hình làng khác nhau, sự chuyển đổi có khác nhau khơng?
T i sao l i khác nhau? Khác nhau như thế nào? Người dân ở mỗi làng đã ứng biến

ra sao trước d ng chảy chuyển đổi? Mức độ ảnh hưởng của công cuộc chuyển đổi
đến đời sống người dân ở mỗi làng xã ra sao? L giải những câu h i này là cách để
ch ng ta có được nhận thức tổng hợp về một khu vực làng xã năng động của Thanh

1


Hóa. Từ đó, đưa ra được những giải pháp phát triển chung cho toàn vùng, và giải
pháp cụ thể phù hợp với từng lo i hình làng trong quá trình biến đổi kinh tế, xã hội.
Từ những l do trên, ch ng tôi chọn “Biến đổi kinh tế, xã hội làng xã vùng
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay” làm đề tài luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Việt Nam học. Đề tài này là một yêu c u bức thiết, khơng chỉ có giá
trị về mặt l luận mà c n có nghĩa về thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án được triển khai nhằm giải quyết những nhiệm vụ khoa học sau:
1- Làm sáng t đặc điểm biến đổi kinh tế, xã hội của làng xã ở Đông S n qua
nghiên cứu trường hợp làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô từ năm 1986 đến nay, từ
đó chỉ ra những tác động của q trình chuyển đổi kinh tế - xã hội đến đời sống của
cộng đồng dân cư n i đây.
2- Nhận diện sự biến đổi kinh tế, xã hội của làng xã vùng Đông S n để thấy
sự khác biệt về mức độ biến đổi giữa các lo i hình làng ở Đơng S n trong thời kỳ
đổi mới.
3- Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi kinh tế, xã hội của làng xã vùng
Đông S n. Đồng thời bước đ u dự báo một vài xu hướng biến đổi về kinh tế, xã hội ở
Đông S n trong những năm tới. Từ đó, đưa ra được những giải pháp phát triển chung
cho toàn vùng, và giải pháp cụ thể phù hợp với từng lo i hình làng xã ở Đơng S n
trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và tồn c u hóa hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là những biến đổi về kinh tế và xã hội của
làng xã vùng Đơng S n thuộc tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới qua khảo sát ba

làng cụ thể: Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô. Luận án không trình bày sự biến đổi trên
tất cả các mặt của kinh tế, xã hội Đông S n mà lựa chọn một số những góc độ tiêu
biểu của lĩnh vực kinh tế và xã hội để phân tích, so sánh ba làng với nhau, từ đó khái
quát nên đặc trưng và sự vận động của làng xã Đông S n trong thời kỳ đổi mới.
Về phạm vi không gian, luận án nghiên cứu làng xã vùng Đông S n thuộc
tỉnh Thanh Hóa. Vùng Đơng S n được nói đến chủ yếu là huyện Đơng S n (tỉnh
Thanh Hóa) phía đơng giáp thành phố Thanh Hóa, phía b c giáp huyện Thiệu Hóa,
phía nam giáp hai huyện Quảng Xư ng và Nơng Cống, phía tây giáp huyện Triệu

2


S n; diện tích tự nhiên 8241ha; gồm 16 đ n vị hành chính: thị trấn Rừng Thơng và
15 xã: Đông Xuân, Đông Yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Khê, Đơng Hồng,
Đơng H a, Đơng Thịnh, Đơng Tiến, Đơng Thanh, Đông Ph , Đông Văn, Đông
Nam và Đông Quang [40]. Đơng S n trong q trình hình thành và phát triển đã có
sự thay đổi (có thời điểm thu hẹp, có thời điểm mở rộng ph m vi hành chính) nhưng
nhân lõi của Đông S n vẫn là vùng đất cửa ngõ phía Tây của Thanh Hóa, là vùng
trung tâm của đồng bằng Thanh Hóa. Vùng đất mang nhiều dấu ấn văn hóa, khảo cổ
với lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Luận án khơng sử dụng khái niệm huyện
Đơng S n mà dùng khái niệm vùng Đông S n, mục đích nhằm nhấn m nh đến khái
niệm của một vùng văn hóa h n là khái niệm của một đ n vị hành chính. Cũng qua
đó, có thể gi p tác giả áp dụng l thuyết khu vực học trong nghiên cứu vùng.
Trong vùng Đông S n, luận án tập trung nghiên cứu 3 làng tiêu biểu là làng
Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô. Đây là một d ng nghiên cứu khu vực theo hướng
trường hợp (case studies). Khái niệm vùng mang tính chất chung chung khơng c n
nữa, thay vào đó là những trường hợp nghiên cứu mang tính cụ thể. Với nghiên cứu
trường hợp điển hình (case studies) gi p ph n nào kh c phục được tính chủ quan, tự
biện để tìm ra các cứ liệu cụ thể mang tính thực chứng trên c sở các giả thuyết
nghiên cứu được thiết kế có chủ đích. Hay cụ thể h n, đặt sự biến đổi của một số

làng trong không gian huyện Đông S n sẽ gi p ta có cái nhìn tồn diện và đ y đủ
h n về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra những đặc trưng văn hóa vùng.
Về phạm vi thời gian, luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi kinh tế, xã hội
của làng xã Đông S n trong v ng 30 năm kể từ khi đất nước tiến hành Đổi mới
(1986) đến năm 2016. Năm 1986 là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới
toàn diện đất nước, chuyển đổi từ kinh tế kế ho ch tập trung sang kinh tế thị trường.
4. Đóng góp của Luận án
4.1. Luận án đóng góp thêm một nghiên cứu trƣờng hợp về vấn đề biến đổi
kinh tế, xã hội của làng xã vùng Đơng S n, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ Đổi mới
thông qua trường hợp cụ thể là làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô. Bằng phư ng
pháp nghiên cứu so sánh, luận án cung cấp những nhận thức đ y đủ, khái quát về
một khu vực trong quá trình biến đổi kinh tế, xã hội từ năm 1986 đến nay. Từ đó,
những đặc trƣng riêng có của khu vực được nghiên cứu làm rõ, khái quát thành

3


những điểm chung, điểm riêng để có thể tiếp tục tiến hành nghiên cứu so sánh với
các làng khác, khu vực khác.
4.2. Từ việc vận dụng phư ng pháp khu vực học, liên ngành và nghiên cứu
so sánh giữa ba làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đô, luận án đã chỉ ra mức độ biến đổi
khác nhau giữa các lo i hình làng ở Đơng S n. Những nhận xét, kết luận r t ra trên
c sở nghiên cứu, phân tích đã l giải những điểm giống nhau giữa làng xã vùng
Đông S n với những đặc điểm chung của làng Việt Nam ở B c Bộ và B c Trung
Bộ. Đồng thời những kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm khác biệt về biến
đổi kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong giai đo n 30 năm từ năm 1986 đến năm 2016
của làng xã vùng Đông S n với khu vực khác. Những điểm tư ng đồng và dị biệt
giữa ba làng Nhồi, Nhuệ Sâm và Vân Đơ cũng được l giải, phân tích thấu đáo và
cặn kẽ, đặng cung cấp một bức tranh về những bước phát triển, biến đổi về kinh tế xã hội khác nhau của làng Việt Nam trong thời gian g n đây.
4.3. L n đ u tiên, qua luận án, vấn đề biến đổi kinh tế, xã hội từ năm 1986

đến nay được nghiên cứu toàn diện trên c sở hệ thống các tài liệu được khảo sát,
sưu t m, nghiên cứu ở trong và ngoài khu vực nghiên cứu. Đặc điểm về biến đổi
kinh tế, xã hội được phân tích, l giải vì sao 3 trường hợp nghiên cứu có cùng c
hội phát triển, cùng điểm xuất phát l i có sự khác nhau về quy mơ, mức độ biến đổi
và phát triển, từ đó có những khái quát, cung cấp thêm những luận cứ khoa học, góp
ph n vào việc nhận diện và bổ sung những đóng góp trong nghiên cứu về làng xã
Việt Nam, đặc biệt là làng xã Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới và Hội nhập.
5. Nguồn tài liệu
- Thứ nhất: Luận án sử dụng các nguồn tài liệu từ các văn kiện của Đảng và
Nhà nước: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII,
Đảng Cộng sản Việt Nam;
Báo cáo và văn kiện của Đảng bộ tỉnh, huyện: Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI, XIII, XIV, XV, XVI, XVII; Báo cáo của Ban
chấp hành Đảng bộ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đông Sơn lần thứ V, Báo
cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 3, Nghị quyết 7 của Trung ƣơng và Nghị
quyết 50 của Hội đồng Bộ trƣởng về tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và
tăng cƣờng cấp huyện (tháng 3-1986), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tại Đại

4


hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII (tháng 8-1986, Báo cáo của Ban
chấp hành huyện ủy tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đông Sơn lần thứ IV (tháng
9 - 1986); Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
Đông Sơn lần thứ V (tháng 12-1988).
Đây là nguồn tài liệu vơ cùng c n thiết, có tính định hướng, quy ho ch của
nhà nước để phát triển khu vực. Do đó, là c sở để nghiên cứu sự biến đổi kinh tế,
xã hội của các địa phư ng trong cả nước từ sau năm 1986 đến nay. Những chủ
trư ng, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung cùng những chính sách của
Đảng bộ huyện Đơng S n nói riêng là những tác động trực tiếp, có tính định hướng,

t o ra những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội của huyện Đông S n.
- Thứ hai: Số liệu của Tổng cục thống kê, ph ng Kinh tế huyện Đông S n và
thành phố Thanh Hóa, ph ng Thư ng m i và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Chi
cục Hải quan Thanh Hóa; Các tài liệu địa phư ng như báo cáo của các hợp tác xã về
tình hình ruộng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp, thực tr ng kinh tế - xã hội; Số
liệu thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm của chính quyền và các ban ngành, đồn thể1.
- Nguồn tài liệu được sử dụng nhiều trong luận án là kết quả của việc phát
bảng h i và tiến hành ph ng vấn sâu. Bảng câu h i xã hội học ph ng vấn hộ gia
đình gồm các câu h i đóng và câu h i mở. Nội dung của bảng h i bao gồm các câu
h i về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, diện tích và lo i hình nhà ở,
các tiện nghi sinh ho t trong gia đình; việc làm, mức thu nhập và chi tiêu; các ho t
động kinh tế (nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, dịch vụ, tín dụng); các ho t động xã
hội (phân cơng lao động trong gia đình, cộng đồng, các ho t động giải trí) và các
câu h i mở liên quan đến dự báo xu hướng biến đổi của làng xã trong giai đo n
cơng nghiệp hóa, hiện đ i hóa. Kết quả được r t ra từ việc xử l bằng phần mềm
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).
- Ngoài ra, luận án cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ trước tới nay
của các học giả trong và ngồi nước được cơng bố dưới d ng sách, kỷ yếu hội thảo,

1

Khi sử dụng nguồn tài liệu này, ch ng tôi gặp phải một vấn đề đó là sự chênh lệch số liệu giữa các bản báo
cáo với tình hình thực tế (thời điểm tiến hành khảo sát, điều tra thực địa). Điều này được ch ng tơi trình bày
cụ thể trong chư ng 3 của luận án khi viết về biến đổi c cấu nghề nghiệp. Do vậy, ch ng tôi phải tiến hành
khảo sát và so sánh để tìm ra kết quả phù hợp với thực tế nhất.

5


các bài t p chí và các luận văn, luận án, đề tài khoa học các cấp đã được trình bày

và phân tích trong ph n tổng quan tình hình nghiên cứu.
6. Bố cục của Luận án
Ngoài ph n Mở đ u, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án có cấu tr c 4
chư ng:
Chư ng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, c sở l thuyết, phư ng pháp và
địa bàn nghiên cứu
Chư ng 2: Biến đổi kinh tế làng xã vùng Đông S n từ năm 1986 đến nay
Chư ng 3: Biến đổi xã hội làng xã vùng Đông S n từ năm 1986 đến nay
Chư ng 4: Những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi của làng xã Đông
S n trong những năm tới

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về làng xã và biến đổi kinh tế, xã hội làng
xã Việt Nam
Nghiên cứu về làng xã nông thôn đồng bằng B c Bộ Việt Nam những năm
của thế kỷ XX g n liền với tên tuổi của Phan Kế Bình, Nguyễn Văn Huyên.
Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính xuất bản năm 1918 được coi là một
bộ biên khảo chi tiết về phong tục cũ của đất nước ta. Qua những đo n viết ng n
gọn, s c tích, tác giả đề cập khá đ y đủ về phong tục trong gia đình, hư ng đảng và
xã hội. Tác phẩm là một cơng trình nghiên cứu và phản biện về phong tục Việt Nam
trong xã hội hội truyền thống.
Nguyễn Văn Huyên cũng đi sâu nghiên cứu mảng đề tài này với một số cơng
trình tiêu biểu như: “Lịch sử thành lập một làng Việt Nam ở Bắc Kỳ”; “Các loại hình
cƣ trú ở nơng thơn Việt Nam”; “Vấn đề nơng dân Việt Nam ở Bắc Kỳ”… Những cơng

trình tiêu biểu này được tập hợp trong tác phẩm Nguyễn Văn Huyên toàn tập (tập I; tập
II) do Ph m Minh H c và Hà Văn Tấn chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000).
Từ sau Cách m ng tháng Tám (1945), các cơng trình nghiên cứu về làng xã
đã tập trung vào tìm hiểu các đặc trưng về hình thái kinh tế - xã hội ở nông thôn
Việt Nam dưới thời Pháp thuộc điển hình là các cơng trình Nền kinh tế công xã Việt
Nam của Vũ Quốc Th c (Paris - Hà Nội, 1950, Tư liệu lưu t i Viện Xã hội học, k
hiệu: TL 1481).
Giai đo n 1954- 1975, phải kể đến cơng trình Xã thơn Việt Nam của Nguyễn
Hồng Phong (Nxb Văn Sử Địa, 1959). Ở giai đo n này, trong khi một số tác giả quê
miền B c tập trung nghiên cứu các phong tục tập quán, tín ngư ng cổ truyền dưới
d ng hồi tưởng mà điển hình là Toan Ánh với các cơng trình: Con ngƣời Việt Nam
(Sài G n, 1965, tái bản Tp Hồ Chí Minh, 1992); Tín ngƣỡng Việt Nam (Sài G n,
1966, tái bản Tp Hồ Chí Minh, 1992); Xóm làng (Sài G n, 1968, tái bản Tp Hồ Chí
Minh, 1992); Hội hè đình đám (Sài G n, 1968, tái bản Tp Hồ Chí Minh, 1992).
Trong thời gian đó, các tác giả miền Nam tập trung nghiên cứu quá trình khai phá,

7


thành lập của thôn ấp miền đồng bằng sông Cửu Long g n với tên tuổi các học giả:
Phan Khoang (Việt sử xứ Đàng Trong, Sài G n, 1970 (Tái bản năm 2000 bởi Nxb
Văn Học); Nguyễn Văn H u (Thoại Ngọc hầu và những cuộc khai phá miền Hậu
Giang, Hư ng Sen, Sài G n, 1972); S n Nam (Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Sài
G n, 1973).
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, một số công trình nghiên cứu mới về
làng xã ra đời, tiêu biểu là 2 tập kỷ yếu Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (tập 1, 2,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,1977, 1978). Đây là kết quả của hai cuộc hội thảo
lớn do Viện Sử học tổ chức vào các năm 1977, 1978. Nội dung hội thảo này đã khái
quát về làng Việt cổ truyền như: thiết chế cai trị trong làng xã, những quan hệ sở
hữu ruộng đất, tín ngư ng dân gian làng xã .v.v...

Đ u những năm 80 của thế kỷ XX, một lo t các cơng trình nghiên cứu mới
về làng xã tiếp tục ra đời như Chế độ ruộng đất ở Việt Nam của Trư ng Hữu Qu nh
(tập 1, 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982, 1983); Cơ cấu tổ chức của làng Việt
cổ truyền ở Bắc Bộ của Tr n Từ (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984). Các cơng
trình trên tập trung nghiên cứu sâu về chế độ ruộng đất ở làng xã, c cấu và tổ chức
xã thôn Việt Nam và vấn đề lệ làng.
Có thể nói, những cơng trình cơng bố từ đ u thế kỷ XX cho đến những năm
trước Đổi mới (1986) của các học giả đã thành công bước đ u trong việc giới thiệu,
gi p người đọc có những hình dung nhất định về bức tranh làng xã truyền thống
Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh về làng xã truyền thống chủ yếu được tập trung xây
dựng ở các lĩnh vực như: kinh tế cổ truyền (ruộng đất, nông nghiệp, thủ công
nghiệp), các thiết chế quản l làng xã, đời sống văn hóa tinh th n. Địa bàn nghiên
cứu chủ yếu là làng xã vùng B c Bộ, làng xã Nam Bộ bước đ u được các học giả
tiếp cận dưới góc độ lịch sử khai phá, hình thành các thơn ấp. Giai đo n này, làng
xã miền Trung h u như ít nhận được sự quan tâm của các học giả trong nước và
ngoài nước.
Từ năm 1986 đến nay, tình hình nghiên cứu về làng xã bước sang một giai
đo n mới. Không chỉ các nhà sử học, văn hóa học, nhiều nhà khoa học thuộc các
chuyên ngành khác nhau như kinh tế học, dân tộc học, nhân học, xã hội học cùng
tham gia nghiên cứu làng xã. Do vậy, bức tranh nghiên cứu về làng xã trở lên toàn

8


diện h n. Nguồn tài liệu nghiên cứu được mở rộng, từ các tư liệu chữ viết như sách
Hán Nôm, văn bia, hư ng ước, gia phả, địa b . Thêm vào đó, nhiều phư ng pháp
nghiên cứu như điều tra xã hội học, dân tộc học, nhân học được áp dụng rộng rãi,
mang l i hiệu quả trong nghiên cứu và nhận thức về làng xã.
Phan Đ i Doãn là một nhà sử học có nhiều đóng góp cho nghiên cứu làng xã.
Những cơng trình của ơng tập trung vào vấn đề kinh tế nơng nghiệp cổ truyền, văn

hóa truyền thống thể hiện qua hư ng ước, lệ làng, gia đình, d ng họ. Một trong
những cơng trình mang tính tổng hợp nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế - xã hội của
làng xã là Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội (Nxb Mũi Cà
Mau, 1992). Đây là cơng trình nghiên cứu tâm huyết nhiều năm về làng xã của tác
giả. Cuốn sách chủ yếu đề cập tới một số vấn đề về kết cấu kinh tế, văn hóa và xã
hội trong đó có cả yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đ i đan xen nhau.
Bài viết: “Tình hình nghiên cứu làng ở Việt Nam trong thế kỷ XX” in trong
Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận (Nxb Giáo dục, 2007) của Phan Huy
Lê đánh giá một cách toàn diện về thành tựu nghiên cứu làng Việt của các học giả
trong và ngoài nước trong một thế kỷ qua.
Nguyễn Quang Ngọc có nhiều đóng góp cho mảng đề tài làng xã Việt Nam.
Nghiên cứu của ông tập trung chủ yếu vào mảng đề tài làng Việt truyền thống khu
vực châu thổ sông Hồng, với các vấn đề như: kinh tế truyền thống (chủ yếu là
thư ng nghiệp làng xã), c cấu xã hội truyền thống, quản l xã thơn, văn hóa và đời
sống tín ngư ng. Hai cơng trình tiêu biểu có thể kể đến: Về một số làng buôn ở
đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVII-XIX (Hội Sử học Việt Nam, 1993) và Một số vấn đề
làng xã Việt Nam (Nxb Đ i học Quốc gia, Hà Nội, 2009).
Là một nhà dân tộc học với h n 30 năm nghiên cứu về làng xã, Bùi Xn
Đính có nhiều đóng góp cho mảng đề tài làng xã cổ truyền. Những cơng trình
nghiên cứu của ơng tập trung chủ yếu vào c cấu tổ chức làng xã cổ truyền và bộ
máy quản l làng xã. Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề luật pháp của các làng xã
thể hiện qua hư ng ước. Một số công trình tiêu biểu của tác giả như Lệ làng phép
nƣớc (Nxb Pháp l , Hà Nội 1985), Hƣơng ƣớc và quản lý làng xã (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội 1998).

9


Trong khi các nhà nghiên cứu cùng thời lựa chọn vấn đề về ruộng đất, kinh
tế nơng nghiệp, văn hóa truyền thống, thì từ những năm cuối thập kỷ 80, Lâm Bá

Nam đã lựa chọn nghiên cứu các nghề thủ cơng cổ truyền của người Việt. Cơng
trình nghiên cứu Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam (Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1999) của tác giả tập trung chủ yếu vào nghề dệt truyền thống của
khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là một chuyên khảo tiêu biểu về làng nghề
truyền thống Việt Nam.
Mặc dù không có nhiều bài viết về làng xã Việt Nam như các học giả trên
nhưng Hà Văn Tấn với bài Làng, liên làng và siêu làng (Mấy suy nghĩ về phƣơng
pháp) (T p chí Khoa học, Đ i học Tổng hợp Hà Nội, số 1. In l i trong “Một số vấn
đề lý luận sử học”, Nxb Đ i học Quốc gia Hà Nội, 1987) đã gợi mở một phư ng
pháp luận mới trong tiếp cận và nghiên cứu làng xã. Theo tác giả, bên c nh việc
v ch ra mối liên hệ tư ng tác giữa các yếu tố bên trong của hệ thống làng, ch ng ta
phải “ch

đ y đủ đến các mối liên hệ giữa làng với bên ngoài, tức là mối liên hệ

ngoài cấu tr c”, được gọi là liên làng và siêu làng. Bài viết đã góp ph n chỉ ra
phư ng pháp nghiên cứu tồn diện về “hệ thống làng”, tránh cái nhìn đ n tuyến và
biệt lập khi nghiên cứu về làng Việt.
Những nghiên cứu về làng xã g n đây tập trung nhiều vào hiện tr ng và những
chuyển biến đang diễn ra trong nông thôn. Đi đ u trên lĩnh vực này là các nhà kinh
tế học, dân tộc học, nhân học và xã hội học. Từ cải cách ruộng đất đến phong trào
hợp tác hóa nơng nghiệp rồi đến cơng cuộc Đổi mới khởi xướng từ năm 1986, làng
xã và nông thôn Việt Nam đã và đang trải qua nhiều biến chuyển sâu s c với nhiều
bước thăng tr m của lịch sử. Một số cuốn sách tiêu biểu như: Nông nghiệp nông
thôn Việt Nam sau 20 năm Đổi mới - quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong
thời kỳ Đổi mới (1986-2002) của Nguyễn Sinh C c (Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2003).
Các tác giả đều tập trung đánh giá thành tựu của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực
nông nghiệp, thông qua việc chuyển dịch c cấu đất đai, c cấu lao động, thay đổi
các quan hệ xã hội. Đồng thời nêu lên những khó khăn, thách thức và những yếu

kém c n tồn t i trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam từ năm 1986
đến nay.

10


Trong số các cơng trình liên quan đến sự biến đổi của làng xã từ năm 1986 đến
nay, c n nhấn m nh cuốn sách của tác giả Tô Duy Hợp “Sự biến đổi của làng - xã
Việt Nam ngày nay (ở đồng bằng sông Hồng)” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2000). Cuốn sách đánh giá thực tr ng và xu hướng vận động, biến đổi của các quan
hệ kinh tế và xã hội trong làng - xã ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới,
đồng thời chỉ ra nguyên nhân tác động dẫn đến đổi mới các quan hệ xã hội. Từ đó,
phân tích các hệ quả kinh tế - xã hội của quá trình đổi mới các quan hệ xã hội trong
làng xã vùng đồng bằng sông Hồng.
Cũng từ hướng nghiên cứu sự biến đổi kinh tế, xã hội, một số tác giả đi sâu
vào nghiên cứu một lĩnh vực nh của sự biến đổi kinh tế, cụ thể như: Biến đổi cơ
cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi
mới (qua khảo sát một số làng xã) của Nguyễn Văn Khánh (Nxb Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội, 2001); Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng
bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Đức Truyến (Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2003);
Trên c sở khảo sát 4 làng xã: Mộ Tr ch (Hải Dư ng), Mễ Sở (Hưng Yên),
Phụng Thượng (Hà Tây) và Hoàng Liệt (Hà Nội), tác giả Nguyễn Văn Khánh trong
cơng trình “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới (Qua khảo sát một số làng xã) đã trình bày sự biến đổi
của nơng thơn châu thổ sơng Hồng dưới góc độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp.
Lựa chọn phư ng pháp nghiên cứu xã hội học trong việc chọn mẫu nghiên
cứu, đi vào ph ng vấn sâu và phân tích xã hội, Nguyễn Đức Truyến trong cuốn sách
“Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong
thời kỳ đổi mới” đã chỉ ra được mối liên hệ giữa biến đổi kinh tế và biến đổi xã hội

trong thời kỳ Đổi mới.
Trong năm 2017, cuốn sách của Lâm Minh Châu “Đổi mới, kinh tế thị trƣờng
và hiện đại hóa (Trải nghiệm ở một làng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam)” được xuất
bản. Đây là một cơng trình nghiên cứu về đời sống nông thôn trong bối cảnh chuyển
đổi đ y thách thức. Thơng qua nghiên cứu trường hợp, cuốn sách đóng góp một
nghiên cứu mới theo hướng nhân học xã hội về q trình thích ứng của người dân
nơng thơn trong quá trình chuyển đổi.

11


Từ sau năm 2000, một số đề tài do Viện Xã hội học thực hiện tập trung
nghiên cứu sự biến đổi kinh tế - xã hội được thực hiện. Một trong những đề tài tiêu
biểu nghiên cứu sự biến đổi kinh tế - xã hội từ sự tác động của văn hóa: Những tác
động của văn hóa trong sự biến đổi kinh tế - xã hội tại các làng xã châu thổ sông
Hồng (Qua chặng đƣờng đầu đổi mới) (Hà Nội, 2002).
T p chí Xã hội học là một trong những "diễn đàn" có đóng góp trong việc cơng
bố nhiều bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề biến đổi kinh tế - xã hội từ sau năm
1986 đến nay. Nguyễn Đức Truyến, Trư ng Xuân Trường, Ph m Xuân Nam và
Trịnh Duy Luân… là những tác giả tiêu biểu có nhiều bài viết đăng trên t p chí này.
Những bài nghiên cứu của các tác giả góp ph n hình thành nhận thức ngày càng rõ
h n về sự biến đổi kinh tế, xã hội ở vùng đồng bằng sơng Hồng.
Trong số các cơng trình nghiên cứu sự biến đổi và chuyển đổi, có một số cơng
trình là các luận án Tiến sĩ, chủ yếu là các luận án nghiên cứu sự biến đổi kinh tế, xã
hội. Điều này cho thấy sức h t của lĩnh vực nghiên cứu sự biến đổi đối với các
nghiên cứu sinh khi lựa chọn đề tài.
Một số Luận án tiêu biểu như:
Luận án Làng Yên Sở từ truyền thống đến đổi mới và so sánh với những biến
đổi ở nông thôn Hàn Quốc của Jeong Nam Song (chuyên ngành Lịch sử, Hà Nội,
1996) nghiên cứu về nông thôn Việt Nam từ truyền thống đến hiện đ i thông qua

một làng tiêu biểu và so sánh với nông thôn Hàn Quốc
Luận án Chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh (1954-2005) của Nguyễn Văn Dũng (chuyên ngành Lịch sử, Hà Nội,
2013) dựng l i “bức tranh lịch sử về sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng
Quang trong h n 5 thập kỷ (1954-2005)”.
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu sự biến đổi của các làng nghề thủ công truyền
thống trong nước được nhiều học viên, nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài Luận án
Tiến sĩ trong những năm g n đây. Có thể kể đến một số luận án sau:
Biến đổi của làng nghề thủ công truyền thống Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Đỗ Ngọc Yến, chuyên ngành Nhân học, Hà Nội,
2015); Quan hệ dòng họ ở làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội) truyền thống và biến đổi (Nguyễn Thu Hiền, chuyên ngành

12


Nhân học, Hà Nội, 2015); Làng nghề điêu khắc đá Non Nƣớc tại phƣờng Hòa Hải,
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (truyền thống và biến đổi) (Dư ng Thị
Ngọc Bích, chuyên ngành Nhân học, Hà Nội, 2014). Luận án nghiên cứu sự phát
triển của nghề điêu kh c đá Non Nước, từ đó tìm ra những giá trị đặc trưng của
nghề đá. Đồng thời, Luận án nêu lên những biến đổi làng nghề trong bối cảnh hiện
nay. Luận án của Dư ng Thị Ngọc Bích là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo.
Tác giả Luận án đã chỉ ra mối liên hệ giữa làng đá Nhồi và làng đá Ngũ Hành S n.
Vấn đề ch ng ta nh c đến từ lâu cũng đã thu h t sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả nước ngồi, đặc biệt từ sau năm 1986. Có thể kể đến một số tác giả
tiêu biểu như: Insun Yu, Lư ng Văn Hy, John Kleinen.
Insun Yu là một nhà Việt Nam học người Hàn Quốc đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về lịch sử, pháp luật, kết cấu kinh tế - xã hội Việt Nam. Cuốn Luật và xã
hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII được dịch từ tiếng Anh (Law and Society in
Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam, Seoul, 1990) và được xuất bản ở Việt

Nam năm 1994 (Nxb Khoa học Xã hội). Trong cơng trình này, Insun Yu đã tập
trung nghiên cứu cấu tr c gia đình truyền thống và phong tục Việt Nam, trong mối
quan hệ giữa các thành viên gia đình, trong mối quan hệ về sở hữu tài sản và quyền
kế thừa
Lư ng Văn Hy với cuốn Revolution in the Village (Cuộc cách mạng ở làng)
viết năm 1992 cho tới nay vẫn được coi là một trong những cơng trình nghiên cứu
có giá trị nhiều mặt về làng Việt dưới góc độ dân tộc học/nhân học. Tác giả lựa
chọn làng S n Dư ng, một làng nh của tỉnh Vĩnh Ph nằm ở rìa châu thổ sông
Hồng làm đối tượng nghiên cứu.
Năm 1998, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức t i Hà
Nội. Hội thảo đã thu h t sự quan tâm của nhiều nhà Việt Nam học trong và ngồi
nước. Trong đó, có 14 cơng trình nghiên cứu làng xã Việt Nam của các học giả
nước ngoài xoay quanh các vấn đề về làng xã, nông thôn và nơng nghiệp Việt Nam.
Những cơng trình này đã góp ph n t o nên cái nhìn khách quan, tồn diện và đa
d ng về làng Việt.
Năm 2000, Nhà xuất bản Thế giới đã cho dịch và biên so n cuốn Một số vấn
đề về nông nghiệp nông dân nông thôn các nƣớc và Việt Nam của nhóm tác giả

13


Benedict J. TriaKerkvliet, Michael R.Dove, William Roseberry... (Nxb Thế giới, Hà
Nội, 2000) trong đó có 2 cơng trình nghiên cứu về làng Việt Nam: Làng truyền
thống ở Việt Nam của Neil Jamieson dựng l i một bức tranh c bản về làng Việt,
một cái nhìn tổng quan về diện m o của làng xã Việt Nam; Quan hệ làng xóm - nhà
nƣớc ở Việt Nam: tác động của đời sống chính trị thƣờng ngày đối với q trình
xóa bỏ tập thể hóa theo mơ hình cũ của Benedict J.TriaKerkvliet.
Nghiên cứu làng xã Việt Nam không chỉ được tiếp cận dưới góc độ chuyên
ngành như sử học, dân tộc học, kinh tế học, văn hóa học, xã hội học... mà nhiều
cơng trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam tiếp cận từ góc độ liên ngành - khu vực

học cũng được tiến hành dưới sự phối hợp của các học giả trong và ngồi nước.
Điển hình cho hướng nghiên cứu này là Chư ng trình Bách Cốc (t i làng Bách Cốc,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định); Chư ng trình Nghiên cứu về làng xã Việt Nam
vùng đồng bằng sông Hồng (1996-1999) do Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO)
t i Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia và
trường Đ i học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đ i học Quốc gia Hà Nội. Đây là
chư ng trình hợp tác Việt - Pháp dưới sự chỉ đ o của Giáo sư Nguyễn Duy Qu , Lê
Bá Thảo và Philippe Papin và đã xuất bản thành cuốn Làng ở vùng châu thổ sơng
Hồng: vấn đề cịn bỏ ngỏ (Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002).
* Nhận xét
Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo có

nghĩa cho

đề tài luận án. Từ cách lựa chọn đối tượng tiếp cận, l thuyết, phư ng pháp nghiên
cứu, đặc biệt phư ng pháp chọn mẫu đã gi p ch ng tơi có được c sở nền tảng để
nhìn nhận, nghiên cứu làng xã trong sự đối chiếu, so sánh, từ đó tìm ra những điểm
tư ng đồng và khác biệt.
Nghiên cứu sự vận động và biến đổi của kinh tế - xã hội ở làng xã Việt Nam từ
năm 1986 đến nay chủ yếu được các tác giả tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành: dân
tộc học, nhân học, sử học, văn hóa học, xã hội học. Đồng thời phân chia đối tượng
nghiên cứu thành các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, do vậy có thể đi
sâu vào phân tích từng bộ phận cấu thành của nó nhưng khơng chỉ ra được mối liên
hệ giữa các lĩnh vực nghiên cứu trên bình diện tổng thể của xã hội. Nói cách khác,
hướng tiếp cận đối tượng dưới góc độ liên ngành khu vực học để thấy sự biến đổi

14



×