Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.pdf_03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.22 KB, 56 trang )


132
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015

3.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
TỈNH BẮC NINH
Tỉnh Bắc Ninh bước vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 trong điều
kiện điểm xuất phát thấp. Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng
sau gần 10 năm xây dựng và phát triển (1997-2005), nhưng nhìn chung
kinh tế Bắc Ninh còn gặp không ít khó khăn và đang đứng trước nhiều
thách thức. Bước vào thời kỳ mới, trong bối cảnh cả nước đang hội nhập
ngày càng sâu và toàn diện với nền kinh tế thế giới, tình hình quốc tế và
trong nước sẽ có những tác động rất mạnh đến phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh. Bắc Ninh cũng sẽ có nhiều cơ hội lớn để phát triển như năng lực
sản xuất và kết cấu hạ tầng đã phát triển một bước, tiềm lực kinh tế khá
phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; nguồn lực về
lao động, khả năng tăng năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi còn lớn.
Đó là những điều kiện tốt để Bắc Ninh đẩy nhanh tốc độ phát triển, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3.1.1 Những thuận lợi đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh
- Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và nằm cạnh thủ đô Hà Nội; có hệ thống giao thông kết nối Hà Nội, cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quan trọng của vùng (cảng Cái
Lân và cảng Hải Phòng), nằm trên các trục hành lang kinh tế Vân Nam - Hà
Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng đưa lại những cơ hội
mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Bắc Ninh.


-Thành tựu của 20 năm đổi mới đất nước, 10 năm (1997-2005) Bắc Ninh
xây dựng và phát triển, đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của

133
tỉnh lớn mạnh. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao làm cho thế và lực của tỉnh
lớn mạnh lên rất nhiều, tạo tiền đề cần thiết cho phát triển trong chiến lược
đầu tiên của thế kỷ mới, trên cơ sở xích lại gần hơn trong sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và kinh tế cả nước nhất là khi Việt Nam là
thành viên của WTO.
-Hệ thống các khu công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn hấp dẫn
cho thu hút đầu tư; đồng thời cũng là cơ hội để phát triển mạnh các làng
nghề truyền thống với nhiều ngành nghề nổi tiếng như sắt thép, gỗ mỹ nghệ,
giấy, tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, vẽ tranh dân gian, sản xuất vật liệu xây
dựng...
-Hệ thống hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các lợi
thế về cảnh quan thiên nhiên và kho tàng văn hoá, nghệ thuật đặc sắc, truyền
thống văn hoá Kinh Bắc để phát triển mạnh văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch
thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.
-Bắc Ninh có một đội ngũ cán bộ khoa học khá đông và có trình độ
chuyên môn khá, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề được nâng cao, đa
số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá. Trình độ dân trí khá
cao, năng động với cơ chế thị trường. Ngoài ra, còn có khả năng thu hút được
đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao từ Thủ đô Hà Nội về tỉnh làm việc.
- Là tỉnh mới được tách ra, đang trong quá trình xây dựng và phát triển,
nên có thể học hỏi và rút kinh nghiệm của các tỉnh anh em phát triển hơn.
3.1.2. Những khó khăn và thách thức đối với quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh
3.1.2.1. Khó khăn
- Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, quy mô nhỏ, thu nhập thấp, cơ
cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, chưa đồng bộ, cơ cấu sản xuất

trong từng ngành còn lạc hậu, chưa theo kịp sự biến động của thị trường trong
và ngoài nước.
+ Nông nghiệp Bắc Ninh nhìn chung chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ,
phân tán, manh mún, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, vùng chuyên canh có giá trị
và hiệu quả kinh tế cao còn ở quy mô nhỏ; giá trị trồng trọt chiếm tỷ trọng còn cao

134
trong GDP. Trong ngành trồng trọt thì cây lương thực vẫn là chủ yếu, chất lượng
các loại nông sản chưa đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Sự phát triển
thời gian qua mới chỉ dựa vào nhân tố chiều rộng (nhân tố thô) như đất đai; hàm
lượng chất xám trong sản phẩm nông nghiệp chưa cao; công nghệ kỹ thuật ở khu
vực nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém; trình độ sản xuất hàng hoá còn thấp.
+ Công nghiệp phát triển nhanh trong những năm qua, nhưng cơ cấu nội
bộ ngành còn lạc hậu, thiếu vắng các ngành công nghiệp có kỹ thuật, hàm
lượng chất xám cao; thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chưa được
nhân rộng, tạo hạt nhân của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
thôn. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn, các làng nghề còn mang yếu
tố tự phát, lại đang phải đối mặt với những thách thức mới: sản phẩm, nhãn
mác, thương hiệu sản phẩm, yêu cầu mới về chất lượng sản phẩm, ô nhiễm
môi trường, thiếu nguồn nguyên liệu, trong khi trình độ quản lý kinh tế của
đội ngũ cán bộ các cấp còn nhiều hạn chế. Khả năng thay đổi để tạo ra thị
trường mới và có được những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa cao.
+ Khu vực dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, chưa khai thác tiềm năng về
dịch vụ du lịch, văn hoá của một tỉnh vốn có truyền thống lâu đời và vị trí của
một tỉnh giáp Thủ đô Hà Nội. Chưa hình thành đồng bộ các loại thị trường
nhất là thị trường khoa học-công nghệ, lao động, tư vấn…
- Cơ sở hạ tầng nông thôn và dịch vụ nông nghiệp có mặt còn yếu kém,
phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên một số lĩnh vực còn hạn chế, thiếu
đầu tư chiều sâu, năng lực tiếp nhận và chuyển giao, ứng dụng công nghệ còn
hạn chế, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá chưa cao. Nhiều cơ sở sản
xuất kinh doanh mới đạt trình độ công nghệ trung bình hoặc thấp, công nghệ
cao chưa nhiều, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm
ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều. Do đó sức
cạnh tranh của nền kinh tế Bắc Ninh chưa cao, nhất là khi hội nhập đầy đủ vào

135
tổ chức thương mại thế giới (WTO) nền kinh tế quốc tế thì sức ép cạnh tranh sẽ
càng quyết liệt hơn.
- Thu nhập bình quân của dân cư nông thôn còn thấp, tích luỹ nội bộ chưa
cao, hạn chế tái đầu tư sản xuất mở rộng. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn
đang là vấn đề thời sự trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đời
sống nhân dân tuy có được cải thiện, nhưng sự chênh lệch về mức sống giữa các
tầng lớp dân cư và giữa các vùng nông thôn trong tỉnh còn lớn và tiếp tục tăng.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn còn thấp, phân bổ lại có sự bất hợp lý giữa các ngành,
các địa phương. Những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ
yếu trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giáo dục, y tế và ở các đô thị.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì rất ít. Lực lượng lao động đông
đảo, nhưng lao động qua đào tạo cơ bản, có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay ở nông thôn thiếu
các doanh nhân, các nhà quản lý giỏi.
- Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn một số mặt yếu kém: giáo dục và đào
tạo chưa thực sự phát huy đầy đủ trên nền tảng văn hoá Kinh Bắc hiếu học và
khoa bảng, hướng tới chiến lược phát triển nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Đào tạo nghề là khâu yếu, chưa thích
ứng với cơ chế thị trường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Sự nghiệp
văn hoá, thể dục thể thao có mặt chuyển biến chậm, tệ nạn xã hội nhất là tệ

nạn về ma tuý chưa giảm.
- Tài nguyên khoáng sản ít, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít phì
nhiêu, dễ bị lũ lụt.
3.1.2.2. Thách thức
- Thách thức lớn nhất là nguy cơ tụt hậu của tỉnh so với sự phát triển
kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong khi Bắc Ninh là một tỉnh
có vị trí rất thuận lợi, nhiều lợi thế. Vì vậy, cần đẩy nhanh nhịp độ tăng
trưởng, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy cao, năng suất lao động có tăng

136
lên so với một số tỉnh trong vùng, nhưng GDP bình quân đầu người năm 2005
mới đạt 83% so với cả nước và 85,9 % so với vùng đồng bằng sông Hồng.
- Quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại (nhất là khi Việt Nam là
thành viên của WTO) là thách thức lớn đối với Bắc Ninh, trong khi điểm xuất
phát về kinh tế của tỉnh thấp, khả năng cạnh tranh sản phẩm nông sản hàng
hóa và công nghiệp địa phương yếu.
- Sự cạnh tranh giữa các địa phương trong cả nước và các tỉnh trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI
HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.2.1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước
về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Một là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và
phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn
lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với
thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao;
bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển
nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Ba là, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực
từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại
hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc

137
làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người
dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ
gìn, phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục.
Năm là, kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an
ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển
kinh tế- xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển
kinh tế- xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu,
hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia
.[21]
Những quan điểm trên nhằm phát triển hài hoà giữa công nghiệp và nông
nghiệp, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, kinh tế và xã hội; tăng cường
khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2.2. Xác lập một số quan điểm của Bắc Ninh về đẩy nhanh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến năm 2015
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn; xuất phát từ những điều kiện về tự nhiên, kinh tế -
xã hội của địa phương, quan điểm về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới được xác định là:
Một là, phát huy lợi thế so sánh, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
của tỉnh, hình thành vùng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông
nghiệp đô thị. Mở rộng phát triển không gian, hình thành vùng nông nghiệp
chuyên canh sản xuất hàng hoá, dịch vụ cho nhu cầu trong tỉnh, thủ đô Hà
Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
.
Duy trì tốc độ phát triển kinh tế với
nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế gắn với phân
công lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, đạt tỷ suất hàng hoá cao. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo phát triển toàn diện và tăng
trưởng bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Bắc Ninh.

138
Hai là, để thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh cần khuyến khích phát huy tất cả các thành phần
kinh tế để tạo sức mạnh tổng hợp và đồng bộ. Đa dạng hoá loại hình tổ chức
sản xuất kinh doanh ở nông thôn phát triển trong môi trường vừa hợp tác, vừa
cạnh tranh lành mạnh với nhau. Chú trọng đến việc mở rộng phạm vi áp dụng
các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực trên cơ sở quan hệ liên
kết, thích ứng giữa các chủ thể kinh tế.
Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn cả về qui mô và phương thức
sản xuất kinh doanh, xác lập mối liên kết lâu dài giữa sản xuất và thị
trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm nội địa và xuất khẩu. Phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh toàn diện
cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và bền
vững, nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hoá gắn với thị trường.
Bốn là, phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và đô thị
hoá nông thôn. Nội dung của quan điểm này là sự gắn kết giữa cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn với công nghiêp hoá, đô thị hoá và kết cấu hạ tầng
nông thôn. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải
phù hợp với xu hướng và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và kết cấu hạ
tầng nông thôn trong từng giai đoạn.
Năm là, thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo
hướng chuyên môn hoá, chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất công
nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động nông thôn
hợp lý là điều kiện tiên quyết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn phát trển bền vững. Theo quan điểm này cần tập
trung đào tạo lực lượng lao động thích ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy nhanh phát triển thị trường lao động
và thị trường các yếu tố đầu vào khác. Đồng thời nâng cao trình độ văn hoá-
xã hội và nâng cao chỉ số phát triển nhân lực.
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan điểm của tỉnh đã
nêu trên, tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cơ bản

139
trở thành tỉnh công nghiệp, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do vậy, phải đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo yêu
cầu rút ngắn, song phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, dựa vào phát
huy nội lực, đồng thời giữ mối liên hệ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội trong quá trình đổi mới; giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa. Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn, hiểu một cách đơn giản nhất là rút ngắn thời

gian thực hiện những nội dung cơ bản theo mục tiêu đã định. Về cơ bản,
việc rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn cũng đồng nghĩa với việc đẩy nhanh quá trình này. Với những tỉnh
đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn thì việc rút ngắn quá trình này chính là việc đẩy nhanh tốc độ thực
hiện những nhiệm vụ còn lại để thực hiện mục tiêu hướng đích. Vì vậy, thứ
nhất: cần phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện các nội dung và các bước đi
mang tính chất tuần tự của quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế công nghiệp; thứ hai: là rút ngắn bằng cách “đi tắt” đối
với những nội dung đã được đề cập ở phần trên.
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY NHANH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015
Đại hội lần thứ X của Đảng (4/2006) đã xác định nội dung công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới là :
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu nông thôn theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực
hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học-kỹ
thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương.
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp

140
và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Sớm
khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân,
khuyến khích việc “dồn điền, đổi thửa”, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng
đất; phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn
nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành
các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có

thị trường và hiệu quả kinh tế cao.
[22]

Chủ trương, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh
trong những năm tới được Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 17 nhiệm kỳ 2006-
2010 xác định là:
Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh các thành tựu khoa học - công nghệ
mới vào sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công
nghệ cao, phục vụ khu công nghiệp và đô thị. Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây
trồng theo hướng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tăng cường thâm
canh, tăng năng xuất cây trồng, tăng diện tích cây thực phẩm, cây công nghiệp
ngắn ngày; phát triển cây vụ đông và cây mầu có giá trị kinh tế cao. Khuyến
khích nông dân các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo khối lượng hàng hoá
lớn, có sức cạnh tranh cao, cánh đồng có thu nhập cao và hộ sản xuất kinh doanh
giỏi. Đẩy mạnh xây dựng và đầu tư các cụm công nghiệp làng nghề, phát triển
tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập,
chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là
những vùng thuần nông. Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá. Thực hiện liên kết
giữa nông dân, các nhà khoa học và doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.
[
44]
Nội dung tư tưởng của những chủ trương trên có thể khái quát là: phát triển
lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây
dưng quan hệ sản xuất phù hợp; phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông
thôn; xây dựng đời sống văn hóa- xã hội nông thôn tiến bộ. Phấn đấu đến năm
2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề để đến năm 2020 là một


141
trong nhng tnh dn u trong vựng kinh t trng im Bc B.
[46]

3.3.1. Phng hng y nhanh cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ nụng
nghip, nụng thụn Bc Ninh n nm 2015
3.3.1.1. Chuyn dch mnh m c cu kinh t nụng nghip, nụng thụn
Chuyn dch mnh m c cu kinh t nụng nghip, nụng thụn Bc Ninh
theo hng a dng hoỏ ngnh ngh, sn phm trong nụng nghip, nụng thụn;
ng thi va t chc c cu kinh t nụng thụn hp lý da trờn tim nng v
li th so sỏnh ca tnh v xu hng phỏt trin kinh t t nc v quc t.

Bng 3.1: D bỏo mt s ch tiờu n nm 2010, 2015, 2020
Nhịp độ tăng trởng (%)
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
2006-
2010
2011-
2015
2016-
2020
1. Dân số (1.000 ng
i
) 1.051,00 1.102,00 1.152,00 0,95 0,95 0,90
Nông thôn 840,70 716,20 633,80 -1,00 -3,20 -2,40
% so với tổng số 80,00 65,00 55,00
2. GDP (tỷ đồng) 9.677,10 17.829,40 31.421,48 15,20 13,00 12,00
Nông, lâm nghiệp 1.481,30 1.717,26 1.971,52 4,20 3,00 2,80
Công nghiệp, xây dựng 5.240,70 10.540,86 18.576,60 19,00 15,00 12,00
Dịch vụ 2.955,10 5.571,27 10.873,36 16,70 13,50 14,31

3. Cơ cấu GDP (%) 100,00 100,00 100,00
Nông, lâm nghiệp 15,10 9,20 5,70
Công nghiệp, xây dựng 53,90 58,40 58,50
Dịch vụ 31,00 32,40 35,80

4. Cơ cấu lao động (%) 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm nghiệp 45,00 40,00 30,00

Công nghiệp, xây dựng 25,00 30,00 33,00

Dịch vụ 30,00 30,00 37,00

5. GDP/
ngi
(1.000đ) 9.208,00 16.182,00 27.268,00 14,12 11,94 11,00
6. GDP/ngời so với cả
nuớc (%)
121,91 155,99 198,29

7. GDP/ngời so với vùng
kinh tế trọng điểm BB
94,26 119,94 150,82

Ngun: [53]
Theo ú, y nhanh tc t phỏ v phỏt trn cụng nghip nụng thụn
da trờn phỏt trin mnh cỏc khu cụng nghip tp trung- tr thnh ht nhõn
thu hỳt cụng nghip bờn ngoi vo tnh. ng thi khụi phc cỏc lng ngh
truyn thng, trờn c s ú tng bc y mnh phỏt trin cỏc cm, khu cụng


142
nghiệp làng nghề góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động khu
vực nông thôn. Chú trọng đến các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế
biến nông sản, thực phẩm trong nông thôn.
Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ: phát huy vị trí địa lý của tỉnh, tập
trung phát triển các loại hình dịch vụ như du lịch, dịch vụ cải tiến kỹ thuật,
dịch vụ thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, thị trường nông sản. Đẩy
mạnh phát triển các sản phẩm xuất khẩu, nhất là việc phát triển các sản phẩm
làng nghề để tăng nhanh xuất khẩu tại chỗ, đồng thời phát triển tốt du lịch và
ngược lại. Đối với nông nghiệp: tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, có giá trị kinh tế và giá trị hàng hoá lớn. Tiếp tục đầu tư thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hoá nông sản có chất lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với nhu
cầu thị trường. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa 3 khâu: sản xuất- chế biến- thị trường
trong sản xuất nông nghiệp.
3.3.1.2. Phát triển thị trường nông thôn để trên cơ sở phát huy lợi thế so
sánh của tỉnh tạo nên thế mạnh theo cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn với thị
trường trong nước và quốc tế
Phương hướng chung là phát triển đồng bộ các loại thị trường tiêu thụ:
thị trường nội tỉnh, thị trường xuất khẩu tại chỗ và thị trường ngoại tỉnh, trong
đó tập trung khai thác các thị trường ngách ở thị trường trong và ngoài tỉnh để
các sản phẩm của tỉnh có thể tiêu thụ tốt. Đối với thị trường nông thôn trong
tỉnh, chú trọng phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống, xây dựng các
điểm du lịch làng nghề để mở ra thị trường tiêu thụ tại chỗ các sản phẩm của
tỉnh. Phát triển các thị trường cung ứng vật tư, các yếu tố đầu vào như khoa
học, công nghệ, lao động, thị trường vốn…cũng như thị trường đầu ra trong
phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu, theo đó vừa đa dạng hoá thị
trường, vừa hình thành những thị trường xuất khẩu trọng điểm ở khu vực

nông nghiệp, nông thôn. Khai thác mạnh các thị trường mà các sản phẩm của
tỉnh có lợi thế cạnh tranh, nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO.

143
3.3.1.3. Đầu tư phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, đô thị hoá nông thôn
Phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị hoá nông thôn cần tập trung vào các
lĩnh vực sau: phát triển hệ thống thuỷ lợi, xây dựng một số hạng mục cơ
bản để đảm bảo mở rộng diện tích tưới tiêu các loại cây trồng. Khôi phục,
nâng cấp, sữa chữa, cải tạo hệ thống thuỷ lợi hiện có nhằm khai thác tối đa
năng lực các công trình thuỷ lợi. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn
gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên thôn, đường ngõ xóm. Phát
triển mạnh hệ thống điện để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh
doanh. Tập trung phát triển hệ thống thông tin và bưu chính viễn thông ở
khu vực nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn theo hướng ngày càng
hiện đại, văn minh; bảo tồn cảnh quan truyền thống.
3.3.1.4. Xây dựng đời sống văn hoá, xã hội và phát triển nguồn nhân lực cả
chiều rộng lẫn chiều sâu
Xây dựng môi trường và đời sống văn hoá mang đậm giá trị văn hoá
truyền thống và tiên tiến là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến
lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bền vững. Phát
triển nguồn nhân lực là một định hướng mang tính chiến lược quyết định đến
sự sống còn của con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Bắc Ninh. Trong thời gian tới tập trung đào tạo và đào tạo lại nguồn
nhân lực nông nghiệp, nông thôn; đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã, doanh
nghiệp, cán bộ kỹ thuật, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nghệ
nhân trong việc sản xuất các sản phẩm làng nghề.
3.3.1.5. Phát triển kinh tế nhiều thành phần

Phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức
hợp tác, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chuyên ngành trong nông

thôn, mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp. Tạo môi trường thông thoáng để
thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, khuyến khích các dự án phát
triển kinh tế nông thôn.
3.3.2. Mục tiêu cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoá IX) đã xác định mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện

144
đại hoá nông nghiệp, nông thôn là: “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất
hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng xuất, chất lượng và sức cạnh
tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu
đẹp, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp,
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển ngày càng hiện đại”
[21]
. Như vậy,
thời gian 10 đến 15 năm nữa cả nước phải tập trung mọi nguồn lực để thực
hiện một bước về cơ bản mục tiêu tổng quát, lâu dài đó.
Đối với tỉnh Bắc Ninh, để thực hiện phương hướng đẩy nhanh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải thực hiện các mục tiêu chính sau:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng
hóa nông nghiệp, nhất là trong điều kiện gia nhập và thực hiện cam kết của
WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn
nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.
- Phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ
ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến để vừa tạo ra giá trị gia tăng cao cho
nông nghiệp, vừa tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn.
- Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để

phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất và đời sống của mọi vùng
nông thôn trong tỉnh.
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt
15- 16%; trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 - 5%. Thời kỳ
2011- 2015 mức tăng trưởng kinh tế đạt 13%/năm, trong đó nông nghiệp tăng từ
5 - 5,5%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông
nghiệp là 14%; công nghiệp, xây dựng 55% và dịch vụ 31%.

- Năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt từ 2.939 đến 3.108
tỷ đồng (giá 1994), tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006-2010 là 5,9%,

145
trong đó trồng trọt tăng 1,5%/năm, chăn nuôi tăng 11%/năm, dịch vụ tăng
15%/năm. Phấn đấu đến năm 2008 cân bằng tỷ trọng giữa chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản với trồng trọt. Năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản chiếm 60% giá trị nông nghiệp. Đến năm 2010 giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt 65 triệu đồng/1ha canh tác, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt đạt
42 triệu đồng/1ha, sản lượng lương thực có hạt đạt từ 430 đến 435 nghìn tấn,
lương thực bình quân đầu người đạt 410kg/năm.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích luỹ và tiêu dùng, thu
hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài. Thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư toàn
xã hội dự kiến đạt 39- 40% GDP, thời kỳ 2011- 2020 là 42- 45%.
- Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người phải đạt mức bình quân
chung của cả nước - đạt 20,6 triệu đồng giá trị hiện hành (tương đương 1.300
USD), đến năm 2015 đạt trên 2000 USD. Các ngành phi nông nghiệp chiếm
trên 90% trong cơ cấu GDP, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chỉ
còn khoảng 30%, năng suất lao động xã hội tăng gần gấp 5 lần hiện nay.

Phấn đấu xây dựng Bắc Ninh đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối
hiện đại và đồng bộ giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong tỉnh và phù
hợp với xu hướng phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Về phát triển xã hội
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng tỷ lệ
thời gian sử dụng lao động ở nông thôn trên 80% vào năm 2010. Giải quyết
việc làm bình quân hàng năm từ 22 đến 24 nghìn lao động, chuyển dịch mạnh
cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông
nghiệp. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp đạt khoảng
50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt khoảng 50%. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề đạt khoảng từ 39 đến 40%, đến năm 2020 khoảng từ 50 đến 60%.
Năm 2010, có 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
- Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung
học, 100% các trường được kiên cố hoá; bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống vật thể và phi vật thể, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao
quần chúng, thể thao thành tích cao. Giảm tỷ lệ nghèo còn dưới 7% (theo

146
chuẩn năm 2005). Tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng từ 45 đến 50%,
Về bảo vệ môi trường
- Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề.
Đến năm 2010 khoảng 98% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, thu gom và xử lý
100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp, chất thải y tế.
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
3.3.3. Bước đi cơ bản đến năm 2015
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo con đường
lan toả, khuyếch tán. Do vậy, cần lấy những vùng, địa phương có trình độ

phát triển cao làm trọng tâm, động lực để lôi cuốn những vùng, địa phương có
trình độ thấp.
Những bước đi, lộ trình phải được thực hiện một cách tuần tự. Do vậy,
đối với các khu, cụm công nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá cần đầu tư phát triển nhanh hơn; trọng tâm đầu tư đầu tiên là yếu
tố con người, phát triển kết cấu hạ tầng; tập trung phát triển các vùng, các khu
cần được ưu tiên về vị trí địa lý; cơ cấu ngành nghề kinh tế của tỉnh cải biến
với sự ưu tiên về lợi thế so sánh.
Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu và yêu cầu phát triển, bước đi đến năm
2015 của Bắc Ninh có thể chia làm hai giai đoạn tương ứng với hai kỳ kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Giai đoạn 2006-2010: chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
nông thôn đảm bảo nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, tạo sự gắn
kết chặt chẽ và hiệu quả giữa sản xuất nông sản nguyên liệu với công nghiệp
chế biến; phát triển chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp; phát triển mạnh
mẽ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở định hướng chuyển dịch cơ
cấu đó để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ khoa học- công nghệ
trong các ngành kinh tế nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến
để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi,

147
thúc đẩy cơ giới hóa và điện khí hóa nhằm tạo điều kiện ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong các ngành sản xuất ở nông thôn. Tăng tỷ lệ lao động có kỹ
thuật, tay nghề cao trong nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo
nhân lực (đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 40%).
Phát triển kinh tế nhiều thành phần với các loại hình tổ chức kinh doanh
đa dạng, thích ứng với từng ngành nghề và từng vùng nông thôn trong tỉnh.
Phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp trong nông thôn và ngày càng trở

thành loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh chiếm ưu thế ở nông thôn.
Hình thành những đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, cụm dân cư, khu đô thị ngay trong
các khu, cụm công nghiệp làng nghề, trung tâm các xã, vùng liên xã theo hướng đô
thị hóa nông thôn. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, đến năm 2010 số hộ
nghèo còn dưới 7%. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 22 đến 24 nghìn lao động.
Giai đoạn 2010 - 2015: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành
nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ có giá trị kinh tế
lớn và khả năng cạnh tranh cao; chuyển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn lên
trình độ hiện đại; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa
đô thị và nông thôn.
Phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn lên trình độ hiện đại: cơ sở hạ
tầng được hình thành đồng bộ với trình độ kỹ thuật cao; hoàn thành thủy lợi
hóa, cơ giới hóa và điện khí hóa; ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ
thông tin trong sản xuất, quản lý kinh tế và xã hội. Quan hệ sản xuất được xây
dựng phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất với các hình thức sở
hữu khác nhau: hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn. Nâng cao
chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động trong nông thôn,
nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đến năm 2015 từ 80 - 85%. Tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 60 - 65%, tỷ lệ qua
đào tạo nghề từ 45 - 50%.
Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn trong tỉnh được
nâng cao. Mạng lưới đô thị phát triển, hình thành mô hình làng xã - đô thị
sinh thái, đưa tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2015 đạt khoảng 40 - 45%. Môi trường
được giữ vững nhất là trong các làng nghề.

148
3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015
3.4.1. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế nông
thôn Bắc Ninh

Công tác quy hoạch trong những năm qua tuy có nhiều cố gắng, song
nhìn chung chất lượng còn nhiều hạn chế, có mặt chất lượng thấp. Thể hiện
như chưa đánh giá đầy đủ lợi thế so sánh, các phương án phát triển đưa ra
còn cứng nhắc, thiếu tính năng động, sáng tạo, khả năng đột phá trong phát
triển. Các giải pháp thực hiện quy hoạch còn chung chung, thiếu sự vận
dụng cụ thể cơ chế, chính sách của nhà nước để huy động các nguồn lực
đảm bảo thực hiện thành công quy hoạch. Quy hoạch về tổ chức định hướng
không gian kinh tế, xã hội chưa gắn với phát triển vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội. Để tiếp tục chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh phù hợp với sự phát triển của cả nước và của vùng, đáp ứng
tầm nhìn chiến lược phát triển đến năm 2020, giải pháp trước tiên là rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh với
mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, ngày càng tương thích với nhu
cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời phù hợp với mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến năm 2015.
3.4.1.1. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy hoạch
tương thích với nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh
Định hướng việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bắc Ninh trong những năm
tới là: phát huy lợi thế so sánh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường
và tạo sức cạnh tranh. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP
khoảng 80 – 85% và đến năm 2015 là 90%. Tăng tỷ trọng lao động làm việc
trong lĩnh vực ngoài nông nghiệp, tăng số việc làm có năng suất cao, tiêu hao
ít năng lượng, sử dụng đất có hiệu quả trên cơ sở phát triển các ngành công
nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
Cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn của
tỉnh theo hướng phát huy thế mạnh của tỉnh, phát triển mạnh công nghiệp chế

149
biến nông, lâm sản, thực phẩm nhất là trong các khu, cụm công nghiệp làng

nghề trong các làng nghề truyền thống, làng nghề mới có lợi thế và sức cạnh
tranh đi đôi với bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình phát triển công
nghiệp nông thôn bền vững, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ
làm nâng cao giá trị các sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới đi ngay vào
công nghệ hiện đại. Về bố trí quy hoạch không gian, chuyển dịch dần công
nghiệp ở dọc các tuyến hành lang đường quốc lộ vào những vùng đất xấu, để
dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, tránh sự tập trung công nghiệp vào các
khu đô thị, khu dân cư.
Tập trung phát triển mạnh hơn và toàn diện ngành dịch vụ trong các lĩnh
vực: tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học-công nghệ, viễn
thông, thị trường bất động sản, thị trường vốn. Xây dựng các trung tâm dịch
vụ khoa học-công nghệ, văn hoá, xã hội, tăng cường liên kết giao lưu với các
tỉnh trong vùng để phát triển dịch vụ vận tải công cộng.
Theo định hướng này, Bắc Ninh cần nghiên cứu và thực hiện quy hoạch
các vùng sản xuất nông sản có triển vọng, có lợi thế so sánh và có khả năng
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và đầu tư các nguồn lực để thực thi.
Để khai thác cao lợi thế của nông nghiệp, nông thôn, một trong những
biện pháp quan trọng là tạo nên các vùng chuyên canh nông sản không chỉ có
quy mô lớn, mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng, chủng loại và giá cả có
thể cạnh tranh được. Quy hoạch sản xuất phải gắn với quy hoạch chế biến,
bảo quản, thu gom, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm cũng như quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Giải pháp này sẽ mang lại cho sự phát
triển của thị trường nông thôn, trước hết tạo ra nhu cầu có quy mô lớn để phát
triển thị trường hàng hoá trên các mặt. Trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất
nông sản để đạt hiệu quả cao sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và sức mua
cho nông dân. Đây là giải pháp có tính quyết định trong việc phát triển thị
trường nông thôn. Việc chuyên môn hoá sản xuất sẽ cho phép phân bổ nguồn
lực hợp lý, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cho phép nông dân
tăng thu nhập để mở rộng tiêu dùng và tái đầu tư mở rộng sản xuất. Để thực
hiện tốt giải pháp này cần tập trung vào các vấn đề sau:


150
- Bên cạnh đa dạng hoá sản phẩm dựa trên khai thác các yếu tố như đất
đai, khí hậu, lao động, truyền thống... cần phổ biến rộng rãi và hướng dẫn
nông dân, doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng
gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người
dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, đơn giản hoá quy trình và thủ tục chuyển
nhượng và chuyển đổi đất nông, lâm nghiệp. Khi xây dựng quy hoạch các
vùng nông sản chuyên canh, cần xác định rõ hiệu quả kinh tế cây trồng trên
một ha canh tác, quy mô sản xuất và sản lượng phù hợp với khả năng tiêu thụ,
yêu cầu phát triển của ngành, sản phẩm.
- Để nâng cao tính khả thi của vùng quy hoạch cần kết hợp chặt chẽ với
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và công
nghệ cao. Đồng thời xác lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất gắn với
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các yếu tố đầu vào như cung cấp giống, phân
bón và các loại vật tư khác.
- Để thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển vùng sản xuất cần có những
chương trình, dự án cụ thể cho từng sản phẩm, từng khu vực một cách đồng bộ,
đảm bảo nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá từ trước và sau khi thu hoạch.
Không nên xem các sản phẩm nông nghiệp ở giai đoạn thu hoạch là sản phẩm cuối
cùng mà chỉ là những sản phẩm trung gian, cần nâng cao giá trị gia tăng ở giai đoạn
tiếp theo, từ đó cần có các dự án tương xứng vào giai đoạn sau thu hoạch.
- Cần hướng nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác để cạnh
tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
3.4.1.2. Xây dựng quy hoạch trong phát triển nông thôn gắn với quá trình
đô thị hoá
Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hoá nông thôn ở không ít địa phương còn
mang tính tự phát, đã để lại những hậu quả không nhỏ cả về tài lực, về không
gian và môi trường nông thôn. Vì vậy, cần xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chương trình nông thôn mới nhằm

xây dựng các làng, xã có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp gắn với việc hình
thành các khu dân cư đô thị hoá, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Phát huy
dân chủ, bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn.

151
Quy hoạch này biểu hiện sự bố trí không gian các hoạt động kinh tế - xã
hội nông thôn ở mỗi vùng. Định hình các mô hình đô thị ở nông thôn phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá của từng vùng. Song cần phải tính đến
các khía cạnh sau:
- Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó một số yếu tố cơ sở hạ
tầng phải đi trước như giao thông, điện, trường, trạm...làm cơ sở tổ chức các
hoạt động trong đô thị này.
- Đô thị ở nông thôn phải dựa trên hạt nhân là hoạt động kinh tế, cần chú
ý đến vấn đề liên vùng, liên khu và điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng,
phát triển lan toả kinh tế.
- Đảm bảo môi trường sinh thái tốt, chú trọng đầu tư đến các vấn đề môi
trường và đa dạng sinh học (chú trọng đầu tư xử lý chất thải, xác định mật độ
dân số hợp lý ...).
- Tổ chức quản lý đô thị hợp lý, kết hợp hài hoà giữa giá trị truyền thống
và hiện đại.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
đảm bảo tính đồng bộ và đi trước một bước, trước hết là phát triển đồng bộ và
từng bước hiện đại hoá. Chú trọng phát triển giao thông nông thôn, giao thông
nội thị, cảng sông. Hiện đại hoá mạng lưới chuyển tải điện, mạng viễn thông,
công nghệ thông tin, Internet. Mở rộng hệ thống cấp thoát nước tới các vùng
nông thôn, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các vùng trong tỉnh.
Quy hoạch đầu tư các khu xử lý chất thải, các nhà máy xử lý chất thải cho các
khu đô thị. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng,
giáo dục, y tế, trung tâm hoạt động văn hoá nhằm giữ gìn và phát huy giá trị
văn hoá truyền thống Kinh Bắc, dân ca Quan họ, giảm thiểu tệ nạn xã hội và

tai nạn giao thông.
Sau khi quy hoạch đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của tỉnh, vấn
đề quan trọng là tổ chức, quản lý, chỉ đạo, thực hiện quy hoạch của các cấp
chính quyền. Muốn thực hiện tốt cần phải công khai, minh bạch hoá quy
hoạch tổng thể, chi tiết từng ngành, từng khu vực, từng sản phẩm đến toàn thể
người dân. Đây là cơ sở cho nông dân xác lập kế hoạch và các biện pháp kinh

152
tế, kỹ thuật cần thiết để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề và cơ
cấu lao động phù hợp với quy hoạch của tỉnh.
Thực tế cho thấy, nơi nào vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng
và chính quyền được thể hiện trong xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện
quy hoạch thì nơi đó đạt được những kết quả hết sức tích cực.
3.4.2. Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông
nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Bắc Ninh, việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - công
nghệ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cần phải gắn với yêu
cầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn; gắn với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; gắn với việc
tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ phải đáp ứng được những
yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế và xu hướng vận động kinh tế thế giới.
- Phát triển khoa học và công nghệ phải phù hợp với điều kiện tài chính,
trình độ khoa học - kỹ thuật của nông dân.
Giải pháp cho việc phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bắc
Ninh cần lựa chọn hướng ưu tiên và có những bước đi thích ứng nhằm tạo
ra sự đột phá trong sản xuất. Theo đó, trong các loại phát triển công nghệ

trong nông thôn thì vấn đề tiên quyết là ưu tiên phát triển công nghệ sinh
học, công nghệ chế biến, công nghệ kỹ thuật cao. Dưới đây đề cập mấy
vấn đề chủ yếu:

3.4.2.1. Phát triển công nghệ sinh học trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Yêu cầu của việc phát triển công nghệ sinh học trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới là:

153
- Vừa khai thác tối ưu, vừa bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh
học đa dạng của tỉnh.
- Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi gắn liền với việc đảm bảo chất
lượng theo yêu cầu thị trường, giảm chi phí sản xuất nhằm tăng khả năng
cạnh tranh của hàng nông sản.
- Góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khoẻ con
người và giữ gìn môi trường, hướng tập trung vào các công nghệ tiên tiến
cùng với việc hiện đại hoá công nghệ truyền thống.
Để có thể phát triển mạnh mẽ công nghệ này điều tiên quyết cần phải tập
trung vào các lĩnh vực sau: đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đảm bảo đồng bộ về cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, cơ
cấu trình độ. Tăng cường năng lực ứng dụng triển khai thông qua việc nâng
cao năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ sinh học. Xây dựng các
chương trình, dự án phát triển công nghệ sinh học một cách cụ thể. Trước mắt
đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về nông thôn nhất
là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước
đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hình thành vùng sản
xuất nông nghiệp ven đô thị, bảo đảm an toàn thực phẩm, cải thiện môi
trường sinh thái thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tăng cường cải tiến,
áp dụng kỹ thuật đối với các công nghệ truyền thống, tận dụng lao động, đất

đai, tài nguyên, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
3.4.2.2. Phát triển các khu nông nghiệp kỹ thuật cao
Khu nông nghiệp kỹ thuật cao là khu vực tạo tiền đề quan trọng để phát
triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao. Vì vậy, cần phải đảm
bảo các yêu cầu sau: là nơi thí nghiệm các cây, con mới có năng suất cao, chất
lượng tốt phù hợp với điều kiện của tỉnh; xây dựng quy trình sản xuất trước
khi đưa ra đại trà, hướng dẫn kỹ thuật; thực hiện các kỹ thuật cao với chi phí
thấp; sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng cao.
3.4.2.3. Phát triển công nghệ sạch và công nghệ chế biến
Ngày nay quan điểm về năng lực cạnh tranh của hàng hoá không chỉ
dừng lại ở phần “thô” như trước mà nó gồm cả phần “tinh” như hàm lượng
chất xám trong sản phẩm, khả năng marketing...Vì vậy, để phát triển nông

154
nghiệp, nông thôn Bắc Ninh theo hướng kinh tế thị trường, ngoài việc áp
dụng công nghệ tăng năng suất, cần phải đẩy mạnh triển khai và áp dụng công
nghệ sạch và công nghệ chế biến.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, công nghệ sau thu hoạch ở Bắc Ninh
đã được cải thiện, song thực tế đòi hỏi cần phải đầu tư hơn nữa, bởi nó ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Theo tính toán của các
chuyên gia nông nghiệp, sự chậm trễ trong khâu chế biến, bảo quản và phân
phối đối với rau quả có thể giảm tới 30% giá trị. Công nghệ sau thu hoạch
cũng là nguyên nhân làm cho một số mặt hàng nông sản của tỉnh kém lợi thế
cạnh tranh. Sự khắc phục những yếu kém này cần được thực hiện bởi các giải
pháp đồng bộ, trong đó cần chú trọng đầu tư tới 6 khâu trong hoạt động thu
hoạch bao gồm: thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến, đóng gói
và phân phối. Mức độ đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu từng khâu, từng loại
nông sản và tính đặc thù của sản phẩm từng địa phương.
Cần tăng cường công tác bảo vệ thực vật, hướng dẫn nông dân áp dụng hệ
thống chỉ tiêu chất lượng và quản lý chất lượng, xây dựng và thực hiện quy chế

quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu và các
chất kháng sinh trong sản xuất và chế biến nông sản, cũng như cung cấp thông
tin qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các thị trường trong và ngoài tỉnh.
3.4.2.4. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Hình thành và thúc đẩy phát triển của thị trường khoa học và công nghệ
là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế
Bắc Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Phát triển thị trường khoa học
công nghệ là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến năm 2015.
Thực tế cho thấy, thời gian qua ở Bắc Ninh cũng như nhiều địa phương
khác các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và công nghệ cũng đã được
hình thành và phát triển. Tuy nhiên, thị trường này vẫn đang ở mức sơ khai,
thực trạng mua bán khoa học- công nghệ ở Bắc Ninh hiện vẫn còn mang tính
chất của một nền kinh tế vừa đang phát triển, vừa đang chuyển đổi. Môi
trường cho thị trường khoa học và công nghệ vận hành còn chưa hoàn thiện.

155
Vì vậy, để thị trường khoa học và công nghệ phát triển, cần tập trung vào các
giải pháp sau:
Nhóm giải pháp kích cầu, tập trung vào các biện pháp xây dựng môi trường
cạnh tranh để thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đổi mới công
nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tạo nhu cầu đối
với hoạt động khoa học và công nghệ. Cần hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh nâng cao năng lực đổi mới công nghệ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ phục vụ
phát triển sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Nhóm giải pháp tăng cung, tập trung vào các biện pháp đổi mới
phương thức quản lý khoa học phù hợp với cơ chế thị trường nhằm tạo
động lực cho các tổ chức, các hoạt động khoa học- công nghệ đẩy mạnh
nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Khuyến khích các doanh nghiệp giới thiệu công nghệ, thúc đẩy đổi mới

công nghệ. Tăng cường hợp tác về công nghệ với các địa phương khác
trong cả nước, cũng như nước ngoài để chuyển giao công nghệ và tri thức
khoa học - công nghệ thông qua nhập khẩu công nghệ và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực công nghệ thông
qua nhập khẩu và FDI có thành công hay không ngoài việc phụ thuộc vào
chiến lược nhập khẩu thu hút công nghệ thích hợp trong từng giai đoạn
phát triển còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực tiếp thu công nghệ. Suy cho
cùng đó là yếu tố con người.
Tập trung phát triển các dịch vụ trung gian công nghệ. Theo đó, tập trung
vào các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các tổ
chức trung gian, làm cầu nối giữa người mua và người bán công nghệ như tổ
chức các hội chợ công nghệ, thiết bị ở tỉnh, chợ trên mạng Internet, phát triển
các dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, giám định, đánh giá công nghệ.
Phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở. Đây là lực lượng trực tiếp
chuyển tải kỹ thuật tới sản xuất. Củng cố các trạm khuyến nông huyện nhằm
đáp ứng vai trò, nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn huyện.
Củng cố và phát triển các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã,
tăng cường vai trò của Hội nông dân cơ sở để đảm đương được việc tổ chức
đưa tiến bộ kỹ thuật tới nông dân.

156

Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường
khoa học và công nghệ: để thị trường khoa học và công nghệ của tỉnh Bắc
Ninh nói riêng và của cả nước nói chung phát triển, nhà nước cần có các giải
pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật liên quan đến thị
trường khoa học- công nghệ như đẩy nhanh việc xây dựng 2 dự Luật chuyên
ngành: Luật về sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao khoa học và công nghệ
nhằm tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động thị trường khoa học và công nghệ.
3.4.3. Khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư

Khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong những
nhân tố quan trọng hàng đầu để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Song, đây là vấn đề
hết sức nan giải, vì vậy địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề
này thể hiện ở chỗ: trực tiếp đầu tư và phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo
môi trường thúc đẩy việc tái tích luỹ và thu hút các nguồn vốn để phát triển
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, trong giải
pháp này cần phải tập trung vào các vấn đề sau:
3.4.3.1. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn
phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đây là kênh vốn hết sức quan trọng vì nguồn vốn từ ngân sách vừa là
yếu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông
nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh
tế. Vốn đầu tư từ ngân sách còn tạo ra động lực thu hút nguồn vốn đầu tư từ
các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hơn thế,
trong điều kiện hiện nay khi năng lực tích luỹ của các chủ thể kinh tế ở khu
vực nông thôn còn thấp và nông nghiệp, nông thôn chưa phải là địa bàn hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, vốn đầu tư từ ngân sách cần phải đề
cập đến các vấn đề sau:
- Bảo đảm đầu tư tập trung theo lĩnh vực và theo vùng. Đây là điều kiện
cần thiết để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, khai thác nhanh tiềm năng, thế mạnh của các vùng có lợi thế vì vậy

×