Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông nhuệ sông đáy khu vực thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.7 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN DIỄN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY KHU VỰC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – NĂM 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN DIỄN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY KHU VỰC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Hồng Văn Thắng
2. PGS. TS. Trịnh Thị Thanh


HÀ NỘI – NĂM 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…… .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT
CHẤT LƢỢNG NƢỚC ............................................................................ 5
1.1 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG
NƢỚC CỦA UNEP/WHO ............................................................................ 5
1.1.1 Xác định vị trí đặt trạm trên mỗi nhánh sông ............................................... 8
1.1.2 Xác định tần suất lấy mẫu ............................................................................ 9
1.1.3 Xác định thông số chất lượng nước ............................................................ 10
1.1.4 Chọn thông số giám sát chất lượng nước.................................................... 11
1.2 THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC Ở MỘT SỐ
NƢỚC .......................................................................................................... 12
1.3 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT TRONG NƢỚC ............. 14
1.3.1 Nghiên cứu thiết kế mạng giám sát chất lượng nước .................................. 14
1.3.2 Tình hình giám sát chất lượng nước ........................................................... 16
CHƢƠNG 2 CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC HÀ
NỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG NHUỆ,
SÔNG ĐÁY ............................................................................................. 19
2.1 CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ........................................................................... 19
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 19
2.1.2 Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 21
2.1.3 Thổ nhưỡng ............................................................................................... 22
2.1.4 Khí hậu ...................................................................................................... 22
2.1.5 Mạng lưới sơng ngịi .................................................................................. 25
2.1.6 Tài nguyên nước ........................................................................................ 27
2.2 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI .............................................................. 27
2.2.1 Đặc điểm chung ......................................................................................... 27

2.2.2 Dân số ....................................................................................................... 28
2.2.3 Cơ sở công nghiệp ..................................................................................... 29
2.2.4 Các làng nghề ............................................................................................ 30
2.2.5 Các cơ sở y tế ............................................................................................ 32
2.2.6 Nông nghiệp .............................................................................................. 32
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 35
3.1 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ........................................................... 35

i


3.1.1 Chất lượng nước sông Nhuệ ...................................................................... 35
3.1.2 Chất lượng nước sông Đáy ........................................................................ 48
3.1.3 Phân vùng chất lượng nước sơng Nhuệ, sơng Đáy ..................................... 56
3.2 NGUỒN Ơ NHIỄM VÀ NGUN NHÂN Ơ NHIỄM................................ 61
3.2.1 Nguồn thải ơ nhiễm điểm ........................................................................... 62
3.2.2 Nguồn ô nhiễm diện .................................................................................. 67
3.2.3 Nguyên nhân ô nhiễm ................................................................................ 68
3.3 ĐỀ XUẤT MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC ............................ 71
3.3.1 Cơ sở đề xuất mạng giám sát chất lượng nước ........................................... 71
3.3.2 Đề xuất vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước ........................................ 73
3.3.3 Kiến nghị thông số và tần suất giám sát ..................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 86
PHỤ LỤC….. ................................................................................................................. 89

ii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học
Lưu vực sơng Đáy, sơng Nhuệ có rất nhiều khu cơng nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển mạnh mẽ đã thải
ra rất nhiều chất thải gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, việc đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, Đáy là
cần thiết nhằm:
 Thu thập thơng tin, số liệu chất lượng nước có hệ thống nhằm thống nhất vị trí đo đạc chất lượng nước;
 Chuẩn hố thơng tin, dữ liệu chất lượng nước, phục vụ cơng tác đánh giá, kiểm sốt và dự báo ô nhiễm nước.
Trong khuôn khổ luận văn này sẽ giới hạn nghiên cứu với tên của luận văn là “Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát
chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội“.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có một số mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định các nguồn gây ơ nhiễm chính sơng Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội.
2. Đánh giá chất lượng nước và phân vùng ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội.
3. Xác định các vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng, phân tích và đánh giá các đối tượng chính gây ơ nhiễm nước sơng Nhuệ,
sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội. Đánh giá hiện trạng và phân tích chất lượng nước khu vực thành phố Hà Nội và
phân vùng ô nhiễm nước và kiến nghị các vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước khu vực thành phố Hà Nội mở rộng.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
 Tổng quan phương pháp và kinh nghiệm thiết kế chất lượng nước trong nước và trên thế giới;
 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của khu vực nghiên cứu;
 Thống kê, phân loại và đánh giá các loại hình gây ơ nhiễm chính tới nguồn nước sơng Nhuệ, sông Đáy khu
vực nghiên cứu;
 Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực nghiên cứu dựa vào các thông số chất lượng nước và
phân vùng ô nhiễm nước;
 Kiến nghị mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp thu thập tài liệu, kế thừa: thu thập các tài liệu, dữ liệu liên quan đến thiết kế mạng giám sát chất
lượng nước trên thế giới và trong nước, làm cơ sở lý thuyết cho việc thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông
Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội. Thu thập các tài liệu và kết quả nghiên cứu sông Nhuệ, sơng Đáy để kế

thừa và phân tích.
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn đối với một số cơ sở gây ô nhiễm chính và một số người dân trong khu vực
nghiên cứu; điều tra, khảo sát thực địa bằng mắt thường và đo đạc chất lượng nước ngoài hiện trường phục vụ đánh
giá và phân loại chất lượng nước.
 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh: các kết quả điều tra, khảo sát kết hợp với thông tin, tài
liệu thu thập sẽ được thống kê, phân loại, tổng hợp và so sánh để xác định các nguồn ơ nhiễm chính, hiện trạng và xu
thế diễn biến chất lượng nước, làm cơ sở để kiến nghị mạng giám sát chất lượng nước.
 Sử dụng công nghệ GIS để thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ.
5. Tình hình nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã khảo sát thực tế, đo đạc và phân tích chất lượng nước
ngồi hiện trường, thu thập tài liệu chất lượng nước từ Cục Bảo vệ môi trường; các tài liệu kinh tế-xã hội được tổng
hợp từ niên giám thống kê và tài liệu quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội. Các cơng cụ để thực hiện phân tích
số liệu, đo đạc chất lượng nước hiện trường và xác định tọa độ các điểm lấy mẫu chất lượng nước gồm:
 Phần mềm microsoft excel để thống kê và phân tích dữ liệu;
 Máy định vị toàn cầu (GPS) cầm tay để xác định tọa độ các điểm lấy mẫu chất lượng nước;
1


 Máy đo đạc chất lượng nước hiện trường của Nhật Bản nhãn hiệu TOA;
 GIS và phần mềm Mapinfor để đưa các vị trí giám sát chất lượng nước trên bản đồ.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương. Nội dung của các chương của luận văn như sau:
 Chương 1 Tổng quan nghiên cứu thiết kế mạng giám sát chất lượng nước.
 Chương 2 Các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực Hà Nội ảnh hưởng đến môi trường nước sông Nhuệ,
sông Đáy.
 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC
1.1


PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC CỦA UNEP/WHO
Hiện nay có một số phương pháp thiết kế mạng giám sát chất lượng nước gồm: phương pháp của Sender, phương
pháp của Su-Young Park nhưng phổ biến nhất và phù hợp với tình hình thực tế nhất là phương pháp thiết kế mạng
giám sát chất lượng nước của UNEP/WHO. Để thiết kế mạng giám sát chất lượng nước, UNEP/WHO kiến nghị như
sau:
 Xác định mục tiêu của mạng giám sát chất lượng nước,
 Xác định đặc điểm, tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu.
 Xác định các vị trí lấy mẫu
 Xác định các thông số chất lượng nước
 Xác định tần suất và thời gian lấy mẫu
 Xây dựng kế hoạch triển khai thiết kế, kiểm soát và bảo đảm chất lượng nước
1.2

THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC Ở MỘT SỐ NƢỚC
Chỉ tính riêng 17 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan,
Australia, Banglases, Fiji, Iran, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Sri lan ka, Ấn Độ,
Nhật Bản,… đã có khoảng gần 3 nghìn trạm quan trắc chất lượng nước. Có thể rút ra kết luận về phương pháp tiếp cận
thiết kế giám sát chất lượng nước trên thế giới như sau:
 Khi thiết kế mạng giám sát chất lượng nước phải xác định rõ mục tiêu;
 Xem xét những trạm giám sát chất lượng nước hiện có;
 Phân tích tài liệu chất lượng nước trong quá khứ;
 Kết hợp xây dựng luật pháp, làm cơ sở pháp lý để triển khai mạng giám sát chất lượng nước.
1.3

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠNG GIÁM SÁT TRONG NƢỚC
Kết quả nghiên cứu thiết kế mạng giám sát chất lượng nước trong nước có thể rút ra một số nhận xét sau:
 Xác định rõ loại trạm chất lượng nước khi tiến hành giám sát.
 Các thông số chất lượng nước bao gồm đại diện của nhóm các thơng số: vật lý, hóa học và sinh học.
 Đo đạc dòng chảy và dòng tiếp nhận để xác định tải lượng.
 Xác định các nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nước.

 Tần suất giám sát tùy thuộc vào mục đích và vị trí của trạm.

CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC HÀ NỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG NHUỆ, SƠNG ĐÁY
2.1

CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
Vùng sơng Nhuệ, sơng Đáy trải dài trên thành phố Hà Đông và các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường
Tín, Phú Xun, Phúc Thọ, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hịa. Diện
tích vùng sơng Nhuệ, sông Đáy khoảng 1.669 km2, chiếm gần 22% diện tích tồn lưu vực.
2.1.1 Địa hình, địa mạo
Địa hình vùng đồi chiếm phân bố chủ yếu ở phía Bắc kéo dài từ Bất Bạt về đến Xuân Mai và các huyện Mỹ Đức,
Ứng Hịa. Địa hình đồng bằng thấp dần từ Tây sang Đông, phân bố chủ yếu ở các huyện Đan Phượng, Thạch Thất,
Quốc Oai, Thường Tín, Từ Liêm, Thanh Trì, Phú Xun, Ứng Hịa và Mỹ Đức. Địa mạo đồi thuộc các huyện Quốc
Oai, Thạch Thất; địa mạo đồng bằng nhìn chung là thấp, trũng và bị chia cắt bởi hệ thống sông và đặc biệt là chịu tác
động mạnh mẽ từ con người.

2


2.1.2 Thổ nhƣỡng
Các nhóm đất chủ yếu của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bao gồm: phù sa, đất xám, đất vàng đỏ và đất xói mịn trơ
sỏi đá. Đất phù sa từ chua đến rất chua, pHKCL = 4,25 đến 4,86, hàm lượng mùn nghèo từ 1,3 đến dưới 0,76%. Đất xám
và xám bạc màu giàu silic và nghèo kim loại kiềm và kiểm thổ với pHKCl dao động từ 5,02 đến 5,44.
2.1.3 Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2000-2005 dao động từ 23,4 oC đến 23,4 oC.
Lượng mưa năm bình quân giai đoạn 2000-2005 khoảng 1405,6 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 938
mm/năm. Độ ẩm bình quân giai đoạn 2000-2005 là 84,7%. Lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 4.270 kcal/m2.
2.1.4 Mạng lƣới sơng ngịi
Sơng Đáy có 7 chi lưu chính, bao gồm: sơng Tích, sơng Thanh Hà, sơng Hồng Long, sơng Nhuệ, sơng Châu, sơng

Đào Nam Định và sông Ninh Cơ và được thể hiện ở bảng 2-1.
TT

1
2
3
2
3
4
5

Tên sơng

Bảng 2-1. Các sơng chính khu vực thành phố Hà Nội
Tổng chiều dài (km)
Chiều dài trên địa bàn Hà Nội (km)

Đáy
Nhuệ
Tích
Tơ Lịch
Lừ
Sét
Kim Ngưu

237
74
32
14,6
5,6

5,9
11,8

71
65
32
14,6
5,6
5,9
11,8

2.1.5 Tài ngun nƣớc
Tài ngun nước hằng năm của tồn lưu vực sơng Nhuệ, sơng Đáy khoảng 28,8 tỷ m3. Chất lượng nước bị ô nhiễm
bởi các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4, NO2 và dầu mỡ. Các khu vực ô nhiễm gồm: Phúc La, Cự Đà, đập Đồng Quan, cống
Thần trên sông Nhuệ và cầu Mai Lĩnh trên sông Đáy.
2.2

CÁC YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI

2.2.1 Đặc điểm chung
Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ cả công nghiệp, làng nghề và nơng
nghiệp và có dân số tăng nhanh.
2.2.2 Dân số
Dân số lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy khoảng trên 2,5 triệu người, trong đó dân số đơ thị gần 450 nghìn người,
chiếm 17,6 % tổng dân số trong khu vực; dân số nông thôn trên 2,1 triệu người. Mật độ dân số trung bình khoảng
1.757 người/km2.
2.2.3 Cơ sở công nghiệp
Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí - chế tạo máy, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, hóa chất và giấy và vật
liệu xây dựng và cơ cấu như bảng 2-2.
Bảng 2-2. Các cơ sở công nghiệp chính vùng sơng Nhuệ, sơng Đáy khu vực thành phố Hà Nội

TT

Nhóm ngành sản xuất

Số cơ sở

Tỷ lệ (%)

1

Cơ khí- chế tạo máy

56

45,9

2

Chế biến thực phẩm

19

15,6

3

Dệt nhuộm

23


18,9

4

Giấy và hóa chất

10

8,2

5

Vật liệu xây dựng

14

11,5

Tổng cộng

122

100

2.2.4 Các làng nghề
Các loại hình làng nghề chủ yếu bao gồm ươm tơ dệt vải và thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, thủ
cơng mỹ nghệ, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, khai thác đá và cơ cấu như bảng 2-3.
Bảng 2-3. Số lƣợng các làng nghề theo nhóm ngành sản xuất sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội
TT


Nhóm ngành sản xuất

Số làng nghề

Tỷ lệ (%)

1

Ươm tơ, dệt vải và thêu ren

34

12,7

2

Chế biến nông sản thực phẩm

47

17,6

3


TT

Nhóm ngành sản xuất

Số làng nghề


Tỷ lệ (%)

3

Cơ kim khí

13

4,9

4

Thủ công, mỹ nghệ chế biến lâm sản

106

39,7

5

Vật liệu xây dựng, khai thác đá

1

0,4

6

Các ngành nghề khác


66

24,7

Tổng cộng

267

100

2.2.5 Các cơ sở y tế
Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy một số bệnh viện lớn điển hình bao gồm: Bạch Mai, Hữu Nghị, Việt Đức, bệnh viện
E, bệnh viện 108, quân y viện 103, quân y viện 105, bệnh viện Sơn Tây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây.
2.2.6 Nơng nghiệp
Diện tích đất nơng nghiệp khoảng 191 nghìn ha và tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa
và Phú Xuyên và dao động từ 11 nghìn đến 15 nghìn ha/huyện. Các vùng khác gồm Thanh Trì, Từ Liêm, Đan Phượng,
Hà Đơng có diện tích 2 đến 4 nghìn ha/huyện.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
Tài liệu để đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy gồm kết quả điều tra, khảo sát thựa địa tháng 11 năm
2008, tài liệu chất lượng nước của Cục Bảo vệ môi trường các tháng 7, 8, 10, 11 năm 2007. Các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng nước bao gồm pH, chất rắn lơ lửng, DO, BOD5, COD, NO3-, NO2-, dầu, coliform, tổng Fe2+, Cd2+ và Pb2+….
Việc đánh giá dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của Việt Nam, TCVN 5942-1995 loại A và B (gọi tắt là
tiêu chuẩn loại A và B).
3.1.1 Chất lƣợng nƣớc sơng Nhuệ
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sơng Nhuệ có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

 Quy luật diễn biến của các chỉ tiêu chất lượng nước theo không gian là tương đối rõ ràng. Chất lượng nước ở
các khu vực Cự Đà và cầu Chiếc rất xấu. Hầu hết các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước ở các
khu vực Đồng quan và cống Thần đã được cải thiện so với các khu vực Cự Đà và cầu Chiếc nhưng nhìn chung vẫn cịn
bị ơ nhiễm nặng. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của nước thải nội thành Hà Nội và nước thải của các làng nghề,
các cơ sở công nghiệp.
 Diễn biến của các chỉ tiêu chất lượng nước theo thời gian khơng theo quy luật rõ ràng. Ngun nhân có thể là
do ảnh hưởng của sự vận hành cống Liên Mạc và tháo nước tiêu nơng nghiệp.
 Hàm lượng trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước gồm: pH, NO3-, coliform, Camidi và Chì đạt tiêu
chuẩn chất lượng nước loại A.
 Hàm lượng trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước gồm: DO, BOD5, COD đều không đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước loại A.
 Hàm lượng trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước gồm: chất rắn lơ lửng, NO2-, sắt đều không đạt tiêu
chuẩn cho phép loại B
3.1.2 Chất lƣợng nƣớc sơng Đáy
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sơng Đáy, có một số nhận định về chất lượng nước sông Đáy như
sau:
 Xu thế diễn biến của một số chỉ tiêu chất lượng nước theo không gian bao gồm DO, BOD 5, COD diễn biến
không theo quy luật. Hàm lượng của các chỉ tiêu này ở khu vực cầu Mai Lĩnh lớn hơn ở khu vực Ba Thá. Do vậy, khó
đưa ra nhận xét về quy luật biến đổi của các chỉ tiêu này theo khơng gian. Ngun nhân có thể do sự ảnh hưởng của
những yếu tố cục bộ khu vực hoặc trong quá trình lấy mẫu chất lượng nước.
 Xu thế diễn biến của các chỉ tiêu còn lại bao gồm chất rắn lơ lửng, NO3-, NO2-, PO43-, sắt, camidi và chì biến
đổi theo quy luật. Hàm lượng các chất này có xu thế tăng dần từ Mai Lĩnh về đến Ba Thá.
 Phần lớn các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại B những không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại
A.
3.1.3 Phân vùng chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy
Việc phân vùng chất lượng nước dựa vào kết quả nghiên cứu của đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nhuệ sông Đáy và kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học về nghiên cứu chất lượng nước sông Đồng Nai theo các bảng
như sau:
Bảng 3-1. Phƣơng pháp phân vùng ô nhiễm nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy
Vùng CLN


DO (mg/l)

COD (mg/l)

BOD5 (mg/l)

NH4+ (mg/l)

4

PO43- (mg/l)

Cl- (mg/l)

Coliform
(MPN/100 ml)


Vùng CLN

DO (mg/l)

COD (mg/l)

BOD5 (mg/l)

NH4+ (mg/l)

PO43- (mg/l)


Cl- (mg/l)

Coliform
(MPN/100 ml)

≥6

<10

<4

<0,05

<0,2

250

<1.000

4,5-<6
2-4,4
<2

10-20
20-35
>35

4-5
5-20

>20

0,05-0,5
0,5-1,0
>1,0

0,2-0,5
0,5-<1,0
>1,0

250-500
500-1.000
>1.000
>1.000

1.000-5.000
5.000-10.000
>10.000

Có dấu hiệu
ÔN
Ô. N nhẹ
Ô. N TB
ÔN nặng
ÔN mặn

Bảng 3-2. Kiến nghị cho điểm đối với các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ, sông đáy khu vực Hà Nội
DO (mg/l) COD (mg/l) BOD5 (mg/l) NH4+ (mg/l) PO43- (mg/l) Coliform (MPN/100 ml) Điểm kiến nghị

≥6

<10
<4
<0,05
<0,2
<1.000
1
4,5-<6
10-20
4-5
0,05-0,5
0,2-0,5
1.000-5.000
2
2-4,4
20-35
5-20
0,5-1,0
0,5-<1,0
5.000-10.000
3
<2
>35
>20
>1.0
>1.0
>10.000
4
Bảng cho điểm trung bình để đánh giá ô chất lượng nước theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Lê Trình, Nguyễn
Ngọc Đăng và cộng sự như bảng 3-3.
Bảng 3-3. Phân loại ô nhiễm nƣớc mặt theo chỉ tiêu tổng hợp

Ký hiệu
Điểm
màu trên bản
Đánh giá chất lƣợng nƣớc
trung bình
đồ

Loại
nguồn nƣớc

1
Lam
5-7
Ơ nhiễm rất nhẹ
2
Lục
8-11
Ơ nhiễm nhẹ
3
Vàng
12-17
Ơ nhiễm trung bình
4
Da cam
18-22
Ơ nhiễm nặng
5
Đỏ
>22
Ơ nhiễm rất nặng

Kết hợp các chỉ tiêu ở bảng 3-2 và bảng 3-3 để phân vùng chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy theo phương pháp
cho điểm như bảng 3-4.
Bảng 3-4. Hàm lƣợng trung bình của một số chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc
DO
COD
BOD5
NH4+
PO43Vị trí
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

TT

Coliform
MPN/100 ml

1

Cống Liên Mạc

5,64

9,75

6,70

0,31


0,15

3.000

2

Phúc La

3,48

19,93

9,88

5,24

2,20

3.500

3

Cầu Cự Đà

2,58

31,38

15,40


9,05

2,34

4.500

4

Cầu Chiếc

1,88

34,28

15,25

6,19

2,14

5.000

5

Cống Đồng Quan

3,15

28,40


12,90

5,90

1,33

4.600

6

Cống Thần
2,56
34,53
16,68
5,54
1,70
3.800
Từ kết quả trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ ở bảng 3-4, so sánh và đối chiếu với bảng 3-2 và
tiến hành cho điểm. Điểm của các thơng số và của các vị trí được thể hiện ở bảng 3-5.

Vị trí

Bảng 3-5. Phân vùng chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ khu vực Hà Nội theo phƣơng pháp cho điểm
Tổng Đánh giá
DO COD BOD5 NH4+ PO43- Coliform
điểm
CLN

Cống Liên Mạc


2

1

3

3

1

1

11

ÔN.Nhẹ

Phúc La

3

2

3

4

4

1


17

ƠN.TB

Cự Đà

3

3

3

4

4

1

18

ƠNNặng

Cầu Chiếc

4

3

3


4

4

1

19

ƠNNặng

Đồng Quan

3

3

3

4

4

1

18

ƠNNặng

Cống Thần


3

3

3

4

4

1

18

ƠNNặng

Bảng 3-6. Hàm lƣợng trung bình của một số chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc sông Đáy
DO
COD
BOD5
NH4+
PO43Vị trí
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

TT


Coliform
MPN/100 ml

1

Cầu Mai Lĩnh

2,98

31,10

10,08

2,35

0,29

1.200

2

Ba Thá

3,42

17,90

5,98


0,65

0,22

3.000

5


Bảng 3-7. Phân vùng chất lƣợng nƣớc sông Đáy khu vực Hà Nội

theo phƣơng pháp cho điểm
Tổng
Đánh
Coliform
điểm
giá CLN

DO

COD

BOD5

NH4+

PO43-

Cầu Mai Lĩnh


3

3

3

4

2

1

16

ÔNTB

Ba Thá

3

2

3

3

2

1


14

ƠNTB

Vị trí

Ghi chú: ONTB: Ơ nhiêm trung bình
3.2

NGUỒN Ơ NHIỄM VÀ NGUN NHÂN Ơ NHIỄM

3.2.1 Nguồn thải ơ nhiễm điểm
Các khu vực xả nước thải công nghiệp lớn bao gồm khu vực Minh Khai-Vĩnh Tuy, khu vực Thượng Đình, khu
Trương Định-Đuôi Cá, khu vực cầu Diễn, khu công nghiệp Phú Cát, La Khê, Vạn Phúc, Xuân Khánh, Miếu Môn,
Xuân Mai, Phú Nghĩa, Thanh Oai, Trạm Trôi và Ngãi Cầu. Tổng lượng nước thải công nghiệp vào sông Nhuệ, sông
Đáy ước khoảng 180 nghìn m3/ngày đêm và phân bố theo các ngành như bảng 3-8.
TT

1
2
3

Bảng 3-8. Ƣớc tính lƣợng nƣớc thải của một số ngành công nghiệp khu vực thành phố Hà Nội
Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày
Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày
Ngành
TT
Ngành
đêm)
đêm)


Vật liệu xây dựng
Cơ khí-chế tạo máy
Hóa chất và giấy

23.400
59.400
14.400

4
5
6

DN
CBTP
Khác

23.400
27.000
32.400

Ghi chú: CBTP: Chế biến thực phẩm ; DN : Dệt nhuộm
Nguồn nước thải làng nghề: Các khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng bao gồm: Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai,
Vạn Phúc, làng nghề xã Cộng Hoà, Đa Sĩ, Cự Đà, Phùng Xá và xã Tân Hòa, Triều Khúc, dệt nhuộm Tân Triều và bún
Phú Đô. Lượng nước thải làng nghề vào sơng Nhuệ, sơng Đáy ước khoảng 29 nghìn m3/ngày đêm. Tỷ lệ phần trăm
phân bố các cơ sở công nghiệp và làng nghề theo bảng dưới đây:
TT

Bảng 3-9. Tỷ lệ phần trăm lƣợng nƣớc thải các làng nghề vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội
Thành phố/ Lƣợng nƣớc thải

TT Thành phố/huyện Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày đêm)
huyện
(m3/ngày đêm)

1

Hà Đơng

856

8

Th. Oai

3.227

2

Phúc Thọ

1.661

9

Th. Tín

3.364

3


Đan Phượng

1.059

10

Ph. Xun

3.040

4

Hồi Đức

1.827

11

Ứng Hịa

2.409

5

Quốc Oai

2.504

12


Mỹ Đức

1.738

6

Thạch Thất

1.579

13

Từ Liêm

1.195

7

Chương Mỹ
3.911
14 Th. Trì
631
Từ kết quả phân bố nước thải sinh hoạt vào sơng Nhuệ, sơng Đáy có một số nhận xét sau:
 Lượng nước thải của thành phố Hà Đơng và huyện Thanh Trì nhỏ với lượng nước thải từ 631 đến 856 m3/ngày
đêm.
 Lượng nước thải của các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Phúc Thọ, Mỹ Đức và Hoài Đức dao
động từ trên 1.000 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm.
 Lượng nước thải của các huyện còn lại bao gồm Ứng Hòa, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín và
Chương Mỹ dao động từ trên 2.400 đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.
 Một số làng nghề xả nước thải nhiều và gây ô nhiễm điển hình là làng nghề Cát Quế, Dương Liễu và Minh

Khai. Lượng nước thải các làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Nhuệ, sông Đáy.
 Thành phần chính nước thải các làng nghề bao gồm BOD5, COD, coliform, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và kim
loại nặng.
Nguồn nước thải sinh hoạt: Lượng nước thải sinh hoạt khu vực thành phố Hà Nội ước tính khoảng 450 nghìn
m3/ngày đêm, trong đó qua đập Thanh Liệt (chưa kể các nguồn khác) khoảng 300 nghìn m3/ngày đêm, cịn lại phân bố
ở các huyện khoảng 150 nghìn m3/ngày đêm (xem bảng 3-10).
Bảng 3-10.
TT

Khu vực
/điểm

Ƣớc tính phân bố lƣợng nƣớc thải vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội
Lƣợng
nƣớc
Lƣợng nƣớc
thải
Tỷ lệ % TT Khu vực/điểm
Tỷ lệ %
thải (m3/ngày đêm)
3
(m /ngày
đêm)

6


Khu vực
/điểm


Lƣợng
nƣớc
thải
(m3/ngày
đêm)

Tỷ lệ %

TT

Khu vực/điểm

1

Thanh Liệt

300.000

66,67

9

2

Hà Đông

10.297

2,29


3

Phúc Thọ

8.517

4

Đan Phượng

5

Lƣợng nƣớc
thải (m3/ngày đêm)

Tỷ lệ %

Thanh Oai

10.057

2,23

10

Th. Tín

10.987

2,44


1,89

11

Ph.Xun

10.324

2,29

7.469

1,66

12

Ứ. Hịa

10.773

2,39

Hồi Đức

9.855

2,19

13


Mỹ Đức

9.370

2,08

6

Quốc Oai

8.335

1,85

14

Từ Liêm

18.238

4,05

7

Thạch Thất

8.275

1,84


15

Th. Trì

11.676

2,59

TT

8

Chương Mỹ
15.824
3,52
Từ kết quả phân bố nước thải sinh hoạt vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội có một số nhận xét
sau:
 Lượng nước thải sinh hoạt qua đập Thanh Liệt là lớn nhất và chiếm khoảng 66,67% lượng nước thải của vùng
nghiên cứu.
 Vùng trung lưu của sông Nhuệ, sông Đáy tập trung nhiều nước thải, bao gồm thành phố Hà Đông và các
huyện Thanh Oai, Phú Xun, Ứng Hịa, Thường Tín, Thanh Trì, Chương Mỹ, Từ Liêm với lượng nước thải trên 10
nghìn m3/ngày đêm/huyện.
 Thành phần của nước thải khu vực thành phố Hà Nội chủ yếu bao gồm: BOD 5, COD, tổng ni tơ, tổng phôt
pho, colifform và chất rắn lơ lửng và được thể hiện ở bảng 3-11.
Bảng 3-11.
TT

Tải lƣợng chất ô nhiễm vào sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội
Thành phần ô nhiễm

Tải lƣợng

1
COD (tấn/ngày)
408- 582
2
BOD (tấn/ngày)
256-306
3
Tổng nitơ (tấn/ngày)
34-68
4
Tổng phốt pho (tấn/ngày)
2-23
5
Coliform (1012 khuẩn lạc/ngày)
5.671
6
Dầu (tấn/ngày)
56
7
Chất rắn lơ lửng (tấn/ngày)
964-1.248
Nguồn nước thải bệnh viện: tổng lượng nước thải y tế vùng sông Nhuệ, sông Đáy ước tính khoảng 6.300 m3/ngày
đêm và hịa trộn với nước thải sinh hoạt của đô thị và đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy.
3.2.2 Nguồn ô nhiễm diện
Phạm vi ô nhiễm tập trung chủ yếu ở các huyện Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Trì, Ứng Hịa, Phú Xun và Mỹ
Đức. Nhìn chung, việc đánh giá lượng và thành phần chất lượng nước do nuôi trồng thủy sản và cánh tác lúa khó đánh
giá. Chỉ có thể xác định định tính dựa vào phân bố diện tích.
3.2.3 Ngun nhân ơ nhiễm

Ngun nhân ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy gồm ô nhiễm trực tiếp và ô nhiễm gián tiếp. Một số nguyên nhân
gián tiếp gồm:
 Nguyên nhân về công nghệ: công nghệ cũ, lạc hậu, khơng có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra hệ
thống tiếp nhận.
 Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các sông, hồ trong khu vực. Đây là
một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
 Nguyên nhân ngành nghề sản xuất: do sản xuất công nghiệp, phát triển làng nghề và nước thải sinh hoạt, nước
thải bệnh viện. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi. Các ngành hoá chất, công nghiệp dệt và chế biến thực phẩm
bị ô nhiễm nhiều nhất.
 Nguyên nhân về ý thức: công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu rộng.
 Nguyên nhân quản lý: cơ chế kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên nước và xả nước thải chưa đồng bộ,
việc phối hợp đa ngành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nước chưa đạt hiệu quả cao.
 Tải lượng của các chất thải quá lớn khi thải ra môi trường.
 Tỷ lệ pha trộn giữa dịng thải và dịng sơng cịn chưa phù hợp.
Nguyên tắc xác định ô nhiễm nước các khu vực được thực hiện bằng cách xác định những chỉ tiêu tổng hợp gây
nên ơ nhiễm chính nguồn nước đó. Từ ý nghĩa của các thơng số chất lượng nước, có thể đánh giá chất lượng nước các
khu vực như sau:
7


 Khu vực cống Liên Mạc: hàm lượng một số chỉ tiêu gồm chất rắn lơ lửng (355 mg/l), NO2- và sắt không đạt
tiêu chuẩn loại B; hàm lượng một số chỉ tiêu khác gồm BOD 5, DO không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A.
Nguyên nhân có thể nước bị tù đọng do đóng cống.
 Khu vực Phúc La: Hàm lượng một số chỉ tiêu gồm Fe, NH4, NO2, SS không đạt tiêu chuẩn loại B. Các chỉ tiêu
NO2-, Fe2+, NO2- đều có xu hướng lớn hơn so với khu vực cống Liên Mạc; các chỉ tiêu gồm BOD 5, COD, DO không
đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Nguyên nhân ô nhiễm do các chỉ tiêu này có thể do nước thải sinh họat, nước
thải nơng nghiệp và một phần của nước thải công nghiệp, làng nghề.
 Khu vực Cự Đà: khu vực này có hàm lượng NH4+ và NO2- không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại B; mặt
khác các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, Fe2+, chất rắn lơ lửng không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Nguyên nhân ô
nhiễm do ảnh hưởng của nước thải sinh họat, công nghiệp của nội thành Hà Nội.

 Khu vực cầu Chiếc: Hàm lượng của các chỉ tiêu gồm DO, Fe2+, NH4+ và NO2- không đạt tiêu chuẩn chất lượng
nước mặt loại B; hàm lượng của các chỉ tiêu khác gồm: BOD5, COD, chất rắn lơ lửng không đạt tiêu chuẩn chất lượng
nước loại A. Đây là khu vực có các chỉ tiêu chất lượng nước đạt giá trị cực đại. Nguyên nhân ô nhiễm nước thải của
khu vực này vẫn bị ảnh hưởng của nước thải nội thành Hà Nội và nước thải nông nghiệp.
 Khu vực Đồng Quan: hàm lượng sắt, NH4+, NO2- và chất rắn lơ lửng (SS) lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B.
Các chỉ tiêu khác bao gồm BOD5, COD và DO không đạt tiêu chuẩn cho phép loại A. Một số chỉ tiêu khác như NO 3và Pb2+ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Nguyên nhân ô nhiễm do nước thải nội thành Hà Nội và một phần của
nước thải nông nghiêp, sinh hoạt.
 Khu vực cống Thần: Các chỉ tiêu lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B bao gồm: Fe2+, NH4+ và NO2-. Các chỉ
tiêu không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A bao gồm: COD, BOD5, DO và chất rắn lơ lửng (SS). Các chỉ tiêu
camidi, NO3- và Pb2+ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Nguyên nhân ô nhiễm nước do nươc thải nông nghiệp,
nước thải nội thành Hà Nội, nước thải sinh hoạ.
 Khu vực cầu Mai Lĩnh: Hàm lượng của sắt, NH4+ và NO2- không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại B. Hàm
lượng của BOD5, COD và DO không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Hàm lượng của NO 3-, Pb2+, SS và Cd2+
nhìn chung đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A. Nguyên nhân ô nhiễm chất lượng nước công nghiệp, nước thải sinh
và nước thải nông nghiệp.
 Khu vực Ba Thá: Hàm lượng của các chỉ tiêu bao gồm: sắt Fe2+ và NO2- lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại B.
Hàm lượng của BOD5, COD, DO, NH4+ và chất rắn lơ lửng (SS) lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A. Hàm lượng của
NO3-, Pb2+, Cd2+ đạt tiêu chuẩn cho phép loại A. Nhìn chung yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước ở khu vực
Ba Thá khơng rõ ràng nhưng có thể xác định đã bị ảnh hưởng của nước thải nông nghiệp và sinh hoạt.
3.3

ĐỀ XUẤT MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC

3.3.1 Cơ sở đề xuất mạng giám sát chất lƣợng nƣớc
Kế thừa kinh nghiệm thiết kế trong nước và trên thế giới về thiết kế mạng giám sát chất lượng nước, có thể tổng
hợp và đề xuất một số nguyên tắc thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy như sau:
 Xem xét đến các điều kiện kinh tế-xã hội trong vùng nghiên cứu tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt bao
gồm các khu vực tập trung dân cư, các khu vực tập trung làng nghề, các vùng tập trung phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
 Xem xét đến chế độ thủy văn- dòng chảy và các điểm xả nước thải tập trung.

 Xem xét đến những sông tham gia vào q trình tiêu thốt nước thải xả ra từ những đối tượng gây ô nhiễm
trực tiếp để đặt trạm quan trắc cố định.
 Cần chọn các vị trí ổn định để đặt trạm giám sát chất lượng nước nhưng phải bảo đảm tính đại diện cho chất
lượng nước ở khu vực nơi quan trắc đồng thời kế thừa được những trạm giám sát chất lượng nước hiện có cịn phù
hợp.
 Đối với sông chảy qua thành phố và khu công nghiệp thì phải bố trí đặt trạm giám sát tại hai điểm: điểm đầu
nguồn nước chảy vào thành phố/lãnh thổ và điểm cuối nguồn nước chảy ra khỏi thành phố/lãnh thổ.
Từ kết quả điều tra thực địa sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội, kết quả phân tích chất lượng nước,
có thể xác định được những thơng tin sau liên quan đến thiết lập mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông
Đáy:
 Các khu vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có tập trung nước
thải bao gồm: khu vực cầu Diễn, khu công nghiệp Phú Cát, La Khê, Vạn Phúc, Xuân Khánh, Miếu Môn, Xuân Mai,
Phú Nghĩa, Thanh Oai, Trạm Trôi và Ngãi Cầu. Các khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng bao gồm: Cát Quế, Dương
Liễu, Minh Khai, Vạn Phúc, làng nghề xã Cộng Hoà, Đa Sĩ, Cự Đà, Phùng Xá và xã Tân Hòa, Triều Khúc, dệt nhuộm
Tân Triều và bún Phú Đô.
 Các khu vực tập trung sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bao gồm các huyện: Thường Tín, Chương
Mỹ, Thanh Trì, Ứng Hịa, Phú Xun và Mỹ Đức.
 Các trạm đo đạc chất lượng nước thường được nhiều cơ quan thực hiện lấy mẫu nước bao gồm: cống Liên
Mạc, cầu Diễn, Phúc La, cầu Tó, Cự Đà, cầu Chiếc, đập Đồng Quan, cống Thần; đập Đáy, cầu Mai Lĩnh, cầu Ba Thá
và cầu Tế Tiêu.

8


 Điểm xả nước thải đô thị tập trung gồm: điểm xả thải cầu Tó (đập Thanh Liệt), thành phố Hà Đông, khu vực
cầu Mai Lĩnh và các huyện Thanh Oai, Phú Xun, Ứng Hịa, Thường Tín, Thanh Trì, Chương Mỹ, Từ Liêm.
 Các điểm lấy nước vào hệ thống gồm: cống Liên Mạc và đập Đáy.
3.3.2 Đề xuất vị trí đặt trạm giám sát chất lƣợng nƣớc
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng và tình hình thực tế ơ nhiễm nước sơng Nhuệ, sơng Đáy,
các trạm giám sát chất lượng nước bao gồm trạm giám sát cơ sở và trạm giám sát tác động như sau:

 Các trạm giám sát chất lượng nước cơ sở: các khu vực đập Đáy và cống Liên Mạc là những khu vực đầu
nguồn lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy qua đập Đáy và cống Liên Mạc cho nên những trạm
này được kiến nghị là trạm giám sát chất lượng nước cơ sở với tần suất thường xuyên như sau:
Bảng 3-12.
TT

Các trạm cơ sở giám sát chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội
Trạm
Sông
Tần xuất

1
Đập Đáy
Đáy
Thường xuyên
2
Cống Liên Mạc
Nhuệ
Thường xuyên
 Các trạm giám sát chất lượng nước tác động: các khu vực ô nhiễm nặng bao gồm: Phúc La, Cự Đà, cầu Chiếc,
Đồng Quan, cống Thần trên sông Nhuệ và cầu Mai Lĩnh trên sông Đáy. Phạm vi khống chế ô nhiễm của các trạm chất
lượng nước này như sau:
 Trạm cầu Diễn khống chế chất lượng nước từ cơ sở sản xuất nhà máy Z 197 và một số cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm.
 Các trạm chất lượng nước Cự Đà và cầu Chiếc khống chế chất lượng nước thải của nội thành Hà Nội và một
phần nước thải từ sản xuất công nghiệp của huyện Thanh Oai.
 Trạm chất lượng nước Đồng Quan giám sát diễn biến nước thải từ sau Cự Đà và một phần của nước thải
nông nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các huyện Thường Tín, Phú Xuyên và một phần của huyện Thanh Oai.
 Trạm chất lượng nước cống Thần có thể khống chế chất lượng nước từ các làng nghề, cơ sở sản xuất công
nghiệp, nước thải từ sản xuất nông nghiệp.

 Trạm chất lượng nước cầu Thanh Ấm là một trạm trên nhánh của sông Nhuệ và đổ ra sông Đáy cách cầu Tế
Tiêu khoảng 7 km. Đây là vị trí cuối cùng của nhánh sơng Nhuệ cho nên cần được quan tâm để giám sát chất
lượng nước.
 Trạm chất lượng nước Phúc La Phúc La khống chế chất lượng nước thải từ thành phố Hà Đông, một số làng
nghề như Vạn Phúc và một số cơ sở sản xuất của huyện Từ Liêm.
 Trạm chất lượng nước cầu Mai Lĩnh khống chế ô nhiễm từ nước thải các làng nghề của huyện Hoài Đức và
Đan Phượng, Quốc Oai.
 Trạm chất lượng nước Ba Thá theo giám sát chất lượng nước từ sau cầu Mai Lĩnh và là trạm cơ sở đánh giá
sự ô nhiễm nước của một nhánh sơng Nhuệ đổ vào sơng Đáy tại Vân Đình.
 Trạm chất lượng nước Tế Tiêu kết hợp trạm Ba Thá để đánh giá sự ảnh hưởng của nước thải của một nhánh
sông Nhuệ vào sông Đáy.
Tổng hợp các khu vực ô nhiễm chất lượng nước, tình trạng ô nhiễm chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy, kiến
nghị các điểm giám sát tác động chất lượng nước và tần suất giám sát chất lượng nước như bảng 3-13 dưới đây:
Bảng 3-13.
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các trạm tác động giám sát chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội
Trạm
Sông

Tần suất

Cầu Diễn
Phúc La
Cự Đà
Cầu Chiếc
Đập Đồng Quan
Cống Thần
Cầu Thanh Ấm
Mai Lĩnh
Ba Thá
Tế Tiêu

Nhuệ
Nhuệ
Nhuệ
Nhuệ
Nhuệ
Nhuệ
Nhuệ
Đáy
Đáy
Đáy

TX
TX
TX
KTX
KTX
TX

TX
TX
KTX
TX

Ghi chú: KTX: không thường xuyên; TX: thường xuyên
3.3.3 Kiến nghị thông số và tần suất giám sát
Việc lựa chọn các thông số chất lượng nước giám sát căn cứ vào các ngun tắc sau:
 Các thơng số có thường xun có trong mơi trường nước khu vực giám sát với hàm lượng có thể gây hậu quả
xấu cho sức khoẻ con người và hệ sinh thái thủy sinh.
 Các thơng số có thể đo đạc bằng các máy đo hiện trường phổ biến hiện nay.
 Các thông số giám sát chất lượng nước phải bao gồm đại diện của nhóm các thơng số: vật lý, hóa học, vi sinh
và phải là những thơng số có trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước mặt, TCVN 5942-1995 hoặc những thông số
trong tiêu chuẩn nước thải, TCVN 4945-1995 trong trường hợp phân tích chất lượng nước thải.
9


 Ở mỗi trạm cần xác định được các thông số đại diện cho nguồn gây ô nhiễm của khu vực mà trạm khống chế.
 Các thông số giám sát chất lượng nước trạm tác động bao gồm tất cả các thông số giám sát chất lượng nước
của trạm cơ sở và một số thông số đặc thù của điểm giám sát.
Các thông số giám sát chất lượng nước trạm cơ sở sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội như bảng 3-14
dưới đây:
Bảng 3-14.

TT

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12

Các thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc cơ sở
Thông số trạm tác động
Thông số trạm cơ sở
(ngồi thơng số trạm cơ sở)

Nhiệt độ
Crơm
Độ dẫn điện
Chì
pH
Kẽm
Chất rắn lơ lửng (SS)
Niken
Ơxy hồ tan (DO)
Thuỷ ngân
BOD5
Đồng
COD
Các chất hữu cơ đặc thù
NH4+
Fecal coliform

NO2Dầu và các sản phẩm dầu
NO3
Phenol
PO43Các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
Coliform
Để đáp ứng kế hoạch quan trắc lâu dài, kiến nghị một số trạm sau quan trắc thêm yếu tố thủy văn và bùn đáy:
 Các trạm quan trắc thủy văn gồm có: cống Liên Mạc và cầu Tó.
 Các trạm quan trắc bùn đáy gồm có: Cự Đà, Cống Thần và Tế Tiêu.
 Tần suất quan trắc: kiến nghị tần suất quan trắc đối với các trạm như sau:
 Những vùng chất lượng nước biến đổi mạnh thì tần suất lấy mẫu nhiều hơn những vùng chất lượng nước ít
biến đổi.
 Đối với các trạm cơ sở, tần suất quan trắc là mỗi tháng một đợt, kéo dài từ 1 đến 2 ngày, mỗi ngày đo 2 lần.
Tổng số lần quan trắc trong năm là 12 lần.
 Đối với các trạm kiểm sốt ơ nhiễm nước thải cơng nghiệp và sinh hoạt (trạm quan trắc thường xuyên) tần
suất quan trắc là hai lần một tháng, nghĩa là mỗi năm đo đạc 24 lần, thời điểm quan trắc vào ngày mùng 1 và
15 hàng tháng.
 Đối với các trạm kiểm sốt ơ nhiễm nước thải công nghiệp và sinh hoạt (trạm đo đạc không thường xuyên):
tần suất quan trắc là một lần/quý vào các ngày 15 hằng tháng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Luận văn ”Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội”
đã thực hiện nghiên cứu những nội dung công việc sau đây:
1. Tổng hợp các phương pháp thiết kế mạng giám sát chất lượng nước trong nước và trên thế giới và lựa chọn
phương pháp của WHO/UNEP cho thiết kế mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố
Hà Nội.
2. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên gồm: địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu mạng lưới sơng ngịi, tài
ngun nước và đặc điểm kinh tế-xã hội gồm: công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đơ thị-dân số.
3. Phân tích một số yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến môi trường chất lượng nước gồm: sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân số và đô thị.
4. Nguồn nước sông Nhuệ ở một số khu vực gồm cầu Diễn, Phúc La, Cự Đà, cầu Chiếc, đập Đồng Quan, cống

Thần và cầu Thanh Ấm trên sông Nhuệ; nguồn nước sông Đáy bị ô nhiễm ở khu vực cầu Mai Lĩnh vào mùa cạn.
5. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước gồm: quản lý chất thải yếu kém, tuyên truyền phổ biến pháp luật
chưa đầy đủ, công nghệ lạc hậu, nước thải chưa được xử lý và lượng nước thải quá lớn so với lượng nước nguồn.
6. Các trạm đo đạc chất lượng nước hiện nay còn thiếu về số lượng, tần suất lấy mẫu chưa đều và thời gian đo đạc
khơng được liên tục (phụ thuộc vào kinh phí cấp).
7. Nguyên tắc đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy dựa vào đánh giá và phân vùng chất
lượng nước theo một số chỉ tiêu cơ bản gồm: DO, COD, BOD5, NH4+, PO43-, coliform sau đó cho điểm và những yếu
tố khác như cầu, cống bắc qua sông, các nguồn gây ô nhiễm lớn gồm công nghiệp, làng nghề và điểm xả nước thải tập
trung, các điểm nút phân, nhập lưu của các con sông.
8. Mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội gồm trạm cơ sở và trạm tác
động, bộ thông số tương ứng cho mỗi loại trạm này và kiến nghị tần suất giám sát chất lượng nước cho các loại trạm.

10


Khuyến nghị
Luận văn ”Nghiên cứu đề xuất mạng giám sát chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy khu vực thành phố Hà Nội”
có một số khuyến nghị sau:
1. Cần có nghiên cứu tiếp theo để thiết kế hoàn chỉnh mạng giám sát chất lượng nước cho tồn lưu vực sơng Nhuệ,
sơng Đáy.
2. Cần phân tích và thống kê số liệu chất lượng nước hoặc sử dụng các mơ hình chất lượng nước khi có số liệu
tương đối dài, làm cơ sở để điều chỉnh số lượng hoặc vị trí, thơng số và tần suất cho phù hợp với biến đổi chất lượng
nước trên thực tế và tiết kiệm kinh phí đo đạc nhưng vẫn bảo đảm tính đại diện chất lượng nước cho tồn hệ thống
sơng Nhuệ, sơng Đáy.
3. Cần có điều tra, nghiên cứu về đặc trưng của thành phần nước thải một số làng nghề, các loại hình cơng nghiệp
điển hình gây ơ nhiễm trong khu vực, đồng thời nghiên cứu thành phần của nước hồi quy trong nông nghiệp, nước
trong nuôi trồng thủy sản nhằm xác định đặc trưng thành phần nước thải của các đối tượng gây ơ nhiễm chính nguồn
nước lưu vực sơng Nhuệ, sơng Đáy.
4. Bổ sung chỉ tiêu PO43- vào trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, TCVN 5942-1995, là một trong những thành
phần đặc trưng ô nhiễm chất dinh dưỡng.


11



×