Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên ven biển vùng đệm vườn quốc gia xuân thuỷ huyện giao thuỷ tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 110 trang )

MỞ ĐẦU

Lí do lựa chọn đề tài
Con người trong cuộc sống của mình muốn tồn tại và phát triển, chúng
ta phải lấy từ môi trường tự nhiên những yếu tố cần thiết như khơng khí, nước
sạch, sử dụng đất đai, cây cỏ, động vật, các nguồn nguyên liệu khác như dầu
mỏ, sắt thép, than đá… tất cả những yếu tố này được gọi là tài nguyên thiên
nhiên. Giá trị của một nguồn tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở khối
lượng có giá trị sử dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn tài nguyên đó
đối với con người và sự hữu ích của nguồn tài nguyên cho sản xuất.
Môi trường ven biển đã hấp dẫn con người từ lâu vì chúng cung cấp cho
con người những nhu cầu cơ bản như thức ăn, nơi ở… cũng như những chức
năng thương mại, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, thẩm mỹ, cảnh quan môi trường, du
lịch... Môi trường ven biển là giao diện/ vùng chuyển tiếp giữa đất liền và
biển với diện tích chiếm khoảng 8% diện tích trái đất (Ray and McCormickRay, 1994). Khu vực này rất đa dạng và có năng suất sinh học cao, đặc biệt là
những vùng nước nông nhiệt đới (Birkeland, 1983) [16]. Trong môi trường
này tồn tại nhiều hệ sinh thái với những nguồn tài ngun thiên nhiên vơ cùng
phong phú và có giá trị đối với cuộc sống con người chẳng hạn như: Hệ sinh
thái biển, rạn san hô, rừng ngập mặn, đất ngập nước ven biển, lớp cỏ biển…
trong đó, quan trọng hơn cả là vùng cửa sơng nơi có vai trị phòng hộ cho các
vịnh biển, đầm phá và các thuỷ vực nằm trong vùng ven biển khác - chúng là
bộ phận giàu có và dễ bị tổn thương nhất của thuỷ vực ven biển.
Những hệ sinh thái này cung cấp nhiều giá trị quan trọng và có ý nghĩa
to lớn về sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội như duy trì chất lượng nước,
làm suy giảm tác hại của gió bão, lũ lụt, cung cấp thức ăn cho nhiều lồi hải
sản có giá trị thương mại, là chỗ ở quan trọng và nơi kiếm ăn của nhiều động
vật đáy, động vật biển khác và nhiều lồi chim trong đó có cả những lồi
chim di cư có giá trị khoa học cao. Rừng ngập mặn còn cho ta các sản phẩm
về gỗ và nhiều lâm sản có giá trị khác.

1




Tuy nhiên, trong những năm gần đây với những sức ép mạnh mẽ của
việc tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thuỷ sản ven biển... đã
và đang làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngày càng bị suy giảm
nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng đã và đang diễn ra ở nhiều nơi,
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó Việt Nam cũng là một minh chứng cụ
thể về quá trình sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ven
biển này.
Ở nước ta các vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã và đang được xây
dựng, nhưng phần lớn các khu vực này lại thường chịu sức ép hết sức nặng nề
từ phía ngồi. Để giải quyết những mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương và
nhiệm vụ bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng những
nhu cầu trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng đáp ứng
được những yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là để giải
quyết các khó khăn đó, vừa góp phần nâng cao cuộc sống về kinh tế - xã hội
cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để
họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn, động viên họ tích cực tham gia vào
công tác bảo tồn tại địa phương.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy (VQGXT) được UNESCO chính thức cơng
nhận là thành viên công ước quốc tế RAMSAR và là khu Ramsar đầu tiên của
Đông Nam Á và của Việt Nam vào ngày 20/8/1988. Ngày 05/9/1994, Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Thủy đã được Chính phủ thành lập theo quyết
định số 4893/ KGVX, với diện tích 7.100 ha. Ngày 02/1/2003 Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Xuân Thủy đã chính thức được chuyển hạng thành Vườn
Quốc gia theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
với tổng diện tích 7.100 ha [27].
VQGXT là bãi triều cửa sơng ven biển, diện tích RNM lớn, điển hình
nhất cho HST ven biển khơng những đối với tỉnh Nam Định mà đối với cả
miền Bắc Việt Nam. Khu vực này nằm ở vị trí cửa sơng - nơi tốc độ bồi lắng

phù sa trung bình hằng năm của bãi triều khoảng vài chục mét, là nơi cung
cấp nguồn hải sản q như tơm, cua, cá, sị, vạng, rau câu...

2


Nằm trong xu thế chung đó, VQGXT cũng đã và đang bị một sức ép
lớn của người dân địa phương về: Làm đầm NTTS, khai thác hải sản khơng
hợp lí, săn bắt động vật hoang dã, chặt cây ngập mặn làm củi, lấy cát, nung
gạch ngói làm vật liệu xây dựng... gây ô nhiễm và làm mất cân bằng sinh thái,
làm thay đổi cơ bản sinh cảnh tự nhiên và có thể biến khu vực này thành nơi
khơng cịn thích hợp đối với các loài chim di cư đang bị đe dọa, là nơi kiếm ăn
của lồi Cị Thìa, Mịng bể mỏ ngắn, Rẽ mỏ thìa và một số lồi chim nước di cư
đang bị đe dọa ở mức toàn cầu.
Đứng trước những thực trạng đó địi hỏi ban quản lí VQGXT phải có
sự kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng cách thức quản lí, sử dụng
và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng đệm để phát triển kinh tế xã hội cho người dân địa phương kết hợp hài hồ với cơng tác bảo tồn.
Với những thực trạng đó, đề tài này tiến hành nghiên cứu tình hình sử
dụng và phát triển bền vững tài nguyên ven biển vùng đệm Vườn Quốc gia
Xuân Thủy - tỉnh Nam Định từ đó đề xuất những mơ hình sử dụng tài
nguyên ven biển một cách hợp lí và bền vững trong khu vực vùng đệm. Từng
bước phát triển kinh tế - xã hội đối với người dân sống trong vùng đệm thơng
qua các mơ hình sử dụng tài ngun ven biển hợp lí, có như vậy mới giải
quyết được triệt để những tác động trực tiếp của người dân lên vùng lõi và
vùng phục hồi sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển
bền vững chung của VQG Xuân Thủy.

Mục tiêu nghiên cứu
Với những lí do trên, đề tài này thực hiện nhằm đạt được một số những
mục tiêu sau:

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên ven biển vùng đệm tại VQG
Xuân Thủy.
- Xem xét các loại hình sử dụng tài nguyên ven biển vùng đệm tại VQG
Xuân Thuỷ ở thời điểm hiện tại.

3


- Tiến hành phân tích, so sánh, lựa chọn và đề xuất những mơ hình sử
dụng tài ngun thiên nhiên bền vững để áp dụng vào thực tiễn cho người dân
vùng đệm ở VQG Xuân Thuỷ.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tài nguyên thiên nhiên ven biển vùng đệm
của VQG Xuân Thuỷ, mà cụ thể là các loại hình sử dụng tài nguyên thiên
nhiên ven biển tại vùng đệm của người dân địa phương.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tiến hành nghiên cứu trong vùng đệm
VQG Xuân Thuỷ, song do hạn chế về nhân lực và thời gian do vậy đề tài này
chỉ tiến hành nghiên cứu trên diện tích vùng đệm thuộc phần quản lý hành
chính của 2 xã Giao An, Giao Lạc - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng được cho
việc nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm
tại VQG Xuân Thuỷ. Cung cấp phương pháp phân tích, lựa chọn và tìm
kiếm những loại hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên thay thế hợp lí cho
các loại hình sử dụng tài ngun thiên nhiên hiện tại khơng cịn phù hợp,
mang lại hiệu quả đối với người dân sống trong vùng đệm của VQG Xuân
Thuỷ.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên

nhiên trong khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất được mơ hình sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ven biển thích hợp đối với người dân sống trong vùng
đệm của VQG Xuân Thuỷ.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình sử dụng
tài nguyên ven biển ở vùng đệm VQG Xn Thuỷ và đề xuất mơ hình sử
dụng tài ngun ven biển hợp lí. Để có được cái nhìn rõ hơn về vấn đề này,
chúng tôi cũng đã chắt lọc và tìm hiểu một số tài liệu trong và ngồi nước có
liên quan đến lĩnh vực này được trích dẫn cụ thể ở những phần sau, song
trước hết chúng ta cũng cần tìm hiểu một số khái niệm chung sau:
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất hiện gần đây, năm 1987,
trong báo cáo của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)
với nhan đề "Tương lai chung của chúng ta", khái niệm phát triển bền vững
mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và được định
nghĩa như sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu
cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ mai sau" [1].
Hay nói cụ thể hơn: Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về
kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường và tài ngun thiên nhiên để đáp ứng
những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không
làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh
tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ
trong tương lai [1].
Vùng đệm
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam thơng qua ngày 03/12/2004 tại Kì họp thứ 6 Quốc hội khoá 11 đã
quy định: Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm
sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ

5


sự xâm hại khu rừng đặc dụng. Đối với vùng đệm của khu rừng đặc dụng, Uỷ
ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng của vùng đệm cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng theo quy chế quản lý rừng, ổn định
đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng
đặc dụng.
Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Theo tổ chức Ramsar thì “Sử dụng khơn khéo được đánh đồng với việc
duy trì trong thời gian dài của giá trị ĐDSH cùng với sự phồn thịnh của con
người và thay đổi đói nghèo”. Sử dụng khơn khéo ĐNN cũng cần quan tâm
tới những chiến lược, những sự can thiệp đến HST và những tiến trình của nó.
Những chiến lược hay sự quan tâm này giải quyết những khía cạnh định
hướng trực tiếp có ảnh hưởng tới sự thay đổi HST. Những sự can thiệp, quan
tâm này chủ yếu được thực hiện ở cấp độ địa phương hoặc Quốc gia và được
gắn với sự thay đổi đói nghèo [43].

1.1. Trên thế giới
Helge P. Vogt và Nick. W (1998) cho thấy ở Philipine khoảng 127.000
người đánh cá quy mô nhỏ đã bị mất nghề bởi những rạn san hô đã bị phá
huỷ, hậu quả làm mất đi khoảng 160.000 tấn cá/năm, thiệt hại ước tính
khoảng 80 triệu USD. Chính phủ Philipine đã thực hiện chương trình bảo tồn
biển có sự đồng quản lí của cộng đồng địa phương đối với các rạn san hô và
đã đem lại những hiệu quả tốt. Việc đánh bắt cá của ngư dân đã có những
thay đổi tích cực trong khu vực gần KBT [34].

Tác giả Siri Tookiwinas (1998) cho thấy rằng vịnh Kung Krabaen có
diện tích mặt nước là 15.000.000 m2, được bao quanh bởi một phần RNM với
chiều rộng từ 500 - 800 m, có diện tích khoảng 160 ha. Trước năm 1981,
người dân ở đây rất nghèo, thu nhập thấp mà nguyên nhân chính gây lên điều

6


này là do RNM bị phá huỷ, nguồn cá ven biển bị suy giảm, sự nhiễm mặn
nguồn nước vào trong đất nơng nghiệp... Những hoạt động bảo tồn của chính
phủ đã đem lại những kết quả tốt đẹp đó là phục hồi và phát triển lại nghề
nuôi tôm, bảo tồn và phục hồi lại HST RNM, quản lí và bảo tồn được lớp cỏ
biển, mở rộng nông nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn sống và quản lí những tác
động mơi trường [47].
Ở Indonesia, RNM bị suy thoái bởi sự chuyển đổi sang những trang trại
nuôi tôm, cá, bị khai thác quá mức để làm củi đun, xây dựng nhà cửa và làm
những công cụ đánh bắt cá. Những biểu hiện nghiêm trọng của vấn đề được thể
hiện RNM ở Nam Sulawesi đã bị giảm 65%, từ 113.000 ha xuống còn
39.000ha. Theo Nenny R.Babo và Jeffery W.Froehlich (1998) phục hồi RNM
chính là phục hồi lại sự phồn thịnh tiềm năng của cộng đồng [42].
Lucy E. (1998) lại cho chúng ta thấy những giá trị của ĐNN bao gồm giá
trị trực tiếp, giá trị gián tiếp hay còn gọi là giá trị sinh thái, các lợi ích lựa chọn
được sử dụng cho tương lai trong các lĩnh vực giải trí, thương mại, cơng
nghiệp, dược phẩm..., các giá trị hiện hữu như giá trị thẩm mĩ, di sản và kế
thừa. Những giá trị này đều có thể được định giá bằng các cơng cụ như các
cơng cụ thị trường, chi phí thay thế, tác động đối với sản xuất chi phí phịng
tránh và ngăn ngừa thiệt hại [40].
Trường hợp nghiên cứu điển hình ở SriLanka của Sonali S. & Gulland
E.J. Milner (2002) cho thấy nghèo đói là vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến những
cộng đồng ở Sri Lanka, các tác giả cũng tin rằng khái niệm sinh kế bền vững có

thể giúp người dân hiểu và ghi nhận nó một cách tự nhiên để thay đổi đói
nghèo. Theo Carney (1998) một sinh kế được cho là bền vững khi nó có thể
đương đầu và phục hồi lại sau những sức ép, những cú sốc để có thể duy trì
hoặc mở rộng những khả năng và tài sản cả ở hiện tại và trong tương lai, trong
khi nó khơng làm suy yếu nguồn tài nguyên cơ bản [46].

7


Theo Yves Renard (2002) những KBT biển nhìn chung đã gặp phải
những thất bại khi giải quyết những mối quan tâm lớn giữa phát triển kinh tế xã hội với những vấn đề giảm nghèo. Nguyên nhân dẫn tới những thất bại này
là do những KBT thường được chỉ định và giao cho một tổ chức quyền lực
đứng đầu chịu trách nhiệm để quản lý. Vì vậy cần phải có một sự thay đổi cách
sắp xếp, quản lý, phải có những chương trình nghị sự tổng hợp phát triển kinh
tế - xã hội cho cộng đồng ven biển phù hợp với chương trình bảo tồn [48].
Trong tài liệu của Rolf Mack (2002), GTZ mong muốn tăng cường sinh
kế nông thôn, muốn làm tăng khả năng của người dân nông thôn để chính
quyền đối xử cơng bằng với họ về những vấn đề và những cơ hội trong quản
lí tài nguyên thiên nhiên. Tiêu điểm là tập trung vào vùng đệm và vùng
chuyển giao của KBT rừng nhiệt đới. Những vùng này thường có người dân
sinh sống ở đây và có ảnh hưởng rất lớn đối với KBT bởi những luật lệ,
phong tục, tập quán trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên lâu đời của họ [44].
Theo John S. và Anjan D. (2003) vùng ven biển Bangladesh là một vùng
giàu tài nguyên thiên nhiên, là khu vực phát triển tiềm năng của quốc gia và
việc phát triển khu vực này là tất yếu. Song đây lại là vùng dễ bị tổn thương về
mặt tự nhiên cũng như những hoạt động do con người tạo ra. Chính quyền
Bangladesh đã thiết lập tiến trình quản lí tổng hợp vùng ven biển, kết quả là
người dân sống trong vành đai ven biển có thể sống được với tài nguyên của
mình, nhìn nhận được hiệu quả và hậu quả của việc nuôi tôm để sản xuất hiệu
quả hơn [37].

Theo Smith R.D. và Maltby E. (2003) quản lý ĐNN vùng La Segua,
Ecuado là tiến trình quản lý có sự tham gia của người sử dụng tài nguyên ở
địa phương, họ mong muốn hợp tác trong việc bảo vệ mơi trường nếu lợi ích
về kinh tế, quyền sở hữu và tiếp cận đất đai của họ không bị xâm phạm.
Trường hợp “Sử dụng và quản lí tổng hợp RNM Tumbes ở Peru” lại chỉ ra

8


những vấn đề môi trường bị thay đổi do những hoạt động từ việc phá hủy
RNM làm ao tôm thương mại và ơ nhiễm cửa sơng. Từ đó địi hỏi phải có một
sự tiếp cận tổng hợp để bảo tồn các HST RNM, nâng cao phúc lợi xã hội cho
người dân địa phương, duy trì ĐDSH vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai
[22].
Trong nghiên cứu Vùng đệm phía Nam của Khu dự trữ Sinh quyển trạm
sinh học Beni, Bolivia các tác giả cho thấy khu vực này cần đạt tới sự cân bằng
giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển tự trị bền vững của người dân địa phương
trong vùng lân cận của khu dự trữ. Trong đó việc phục hồi lại kiến thức bản địa
về thực vật, canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và các dự toán về kinh tế - xã
hội của nhân dân địa phương là cơ sở để thực hiện các hoạt động bảo tồn [22].
Bộ Phát triển Quốc tế Anh (2005) đã chỉ ra rằng khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, các chính phủ đang có chiều hướng tập trung hỗ trợ quản lý
nguồn lợi thuỷ sản, thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của cơng tác quản
lý hành chính trong xố đói giảm nghèo. Điều này địi hỏi phải hiểu rõ vai trò
của nghề thuỷ sản đối với sinh kế dân nghèo. Phương pháp phân tích sinh kế
và phương pháp tiếp cận sinh kế là cách tốt nhất giúp người dân xem xét các
giải pháp mà họ có thể lựa chọn, những nguồn lực mà họ có thể huy động,
những điều kiện để họ được hưởng lợi từ các tác động hỗ trợ bên ngồi trong
những hoạt động xóa đói giảm nghèo của mình [30].
Tuyển tập Sổ tay cho sử dụng khôn khéo đất ngập nước của tổ chức

Ramsar (2006) đã đề cập đến hầu hết các nguyên tắc và những hướng dẫn cụ
thể cho việc sử dụng khôn khéo ĐNN [43].
Quyển 1 đề cập đến Khung khái niệm cho sử dụng khơn khéo ĐNN, theo
đó thì khung khái niệm này được phát triển theo “đánh giá hệ sinh thái thiên niên
kỉ” với mục đích là duy trì các dịch vụ HST cho sự phồn thịnh của loài người và

9


giảm nghèo; cung cấp sự tiếp cận đa chiều/đa hướng với những chỉ số chính
sách, những sự can thiệp vào quản lí và q trình ra quyết định [43].
Quyển 10 chỉ ra những nguyên tắc và hướng dẫn cho sự kết hợp chặt
chẽ những vấn đề ĐNN vào quản lí tổng hợp vùng ven biển, tăng cường sự
hiểu biết và ghi nhận về vai trò của sự sống vùng ĐNN vùng ven biển trên
toàn thế giới. Điều này đặt ra cho các bên tham gia công ước Ramsar phải
đảm bảo được việc ghi nhận vai trò, chức năng và những giá trị của ĐNN một
cách đầy đủ, bảo tồn và sử dụng khôn khéo ĐNN trong tương lai [43].
Báo cáo hàng năm của IUCN Vùng Châu Á (IUNC, 2006) đã nhấn
mạnh một thoả thuận lớn quan trọng đó là đã tạo dựng được mối quan hệ giữa
sinh kế và bảo tồn ở khu vực Mê Kông. Không thể giải quyết những vấn đề
bảo tồn mà không đi cùng với việc giải quyết vấn đề giảm nghèo và sự tổn
thương của người dân phụ thuộc vào ĐNN [36].
Elke Mannigel (2006) đã chỉ rõ bảo tồn có sự tham gia và những sáng
kiến chủ động giải quyết khó khăn trong vùng đệm của KBT là một cách tiếp
cận có những tác động nhỏ nhất trong khu vực và khuyến khích một sự phát
triển bền vững cho những vùng liền kề [31].
Susan R. et al (2006) đã xây dựng được bộ khung chỉ số tổng hợp để
sử dụng cho quan trắc, báo cáo và phân tích chi phí - lợi ích trong những
khía cạnh của một HST. Những chỉ số này thể hiện được vai trò, những giá
trị do con người gây ra đối với những HST, từ đó nâng cao trách nhiệm

quản lí của cộng đồng trước những rủi ro của sự thay đổi môi trường [45].
Tài liệu của Mangrove Action Project (2007) đã đưa ra 3 mơ hình thay
thế bền vững cho việc ni tơm đang suy thối hiện nay: (1) Hệ thống Tambak
truyền thống của Indonexia, đây là một hệ thống với sự kết hợp trồng lúa, nuôi
cá và nuôi tôm. (2) Hệ thống Gei Wei - Hồng Kông, hệ thống này sử dụng

10


những mặt tích cực cơ bản của RNM tự nhiên trong ao. (3) Ni tơm trong hệ
thống kín đây là hệ thống nuôi tôm công nghiệp, được tiến hành với những
trang thiết bị kĩ thuật và máy móc hiện đại, quay và lọc nước trong ao ni
theo một chu kì khép kín [41].
Tóm lại qua những tài liệu nghiên cứu điển hình trên đây đã cho chúng
ta một cái nhìn tổng quát về bảo tồn và phát triển ĐNN ven biển ở một số
nước trên thế giới đồng thời cũng cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn
trong việc sử dụng nguồn tài nguyên ĐNN với công tác bảo tồn. Để làm tốt
được cơng tác này thì điều duy nhất đúng mà các tài liệu này đã chỉ ra đó là
phải giải quyết được hợp lí và bền vững sinh kế cho người dân, cộng đồng
khu vực ven biển. Điều này địi hỏi phải có những cách tiếp cận khoa học, cụ
thể đối với từng cộng đồng từ đó đề xuất được những mơ hình sinh kế phù
hợp nhất cho cộng đồng trong việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên,
kết hợp hài hoà với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên ĐNN nước ven biển này.

1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Cơ sở pháp lí
Ngày 20/8/1988 Việt Nam đã kí kết tham gia cơng ước Ramsar (Cơng
ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi
cư trú của loài chim nước, năm 1971). Đây là một khung pháp lí quốc tế quan

trọng để chúng ta thực hiện cam kết bảo vệ các vùng ĐNN không những chỉ
để bảo vệ những lồi chim nước mà cịn nhằm bảo vệ ĐDSH phục vụ cho
việc phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. Để thực hiện công ước này chúng ta
cũng đã có những cơ sở pháp lý cụ thể sau:
- Cơng ước Ramsar kí kết năm 1988.

11


- Cơng ước Đa dạng sinh học năm 1992, Chính phủ Việt nam kí kết
năm 1994.
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 845/TTg ban hành ngày
22/12/1995 phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt
Nam”.
- Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 của Chính phủ trình
Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 ngày 10 tháng 3 năm 1997.
- Luật tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998.
- Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về
“Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước”.
- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 192/2003/QĐ-TTg ban hành
ngày 17/9/2003 về việc “Phê duyệt chiến lược quản lí hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010”.
- Luật Đất đai của nước Cộng hoà XHCNVN được Quốc hội thơng qua
ngày 26/11/2003 tại kì họp thứ tư, Quốc hội khoá XI.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 02/12/2003 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT số 04/2004/QĐ-BTNMT ban
hành ngày 05/4/2004 phê duyệt “Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 - 2010”.

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 17/8/2004 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Thông tư số 18/2004/ TT-BTNMT ban hành ngày 23/8/2004 của Bộ
trưởng Bộ TNMT về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-

12


CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về “Bảo tồn và phát triển bền vững các
vùng đất ngập nước”.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của nước cộng hòa XHCNVN được
Quốc hội thơng qua ngày 03/12/2004 tại kì họp thứ 6 Quốc hội khố XI.
- Luật Bảo vệ mơi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thơng qua tại kì họp thứ 8 ngày 29/11/2005 Quốc hội khố XI.
- Cơng văn của Bộ Thuỷ sản số 660/TS-KTBVNL ban hành ngày
02/4/2007 về việc “Hành động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”.
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 79/2007/QĐ-TTg ban hành
ngày 31/5/2007 phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh
học và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học”.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Theo tổ chức EJF (2002) trong những năm qua các trang trại nuôi tôm
đã tăng lên nhanh chóng ở Việt Nam cả về diện tích và năng suất. Sản phẩm
đã tăng từ 200 tấn lên 100.000 tấn trong giai đoạn 1976 - 2000 và tăng lên
158.755 tấn vào năm 2001. Diện tích ni tơm năm 2001 là 446.208 ha. Giá
trị xuất khẩu năm 2001 đạt 1,76 tỉ đô la gấp 2 lần so với năm 1998 và đã tăng
lên 2 tỉ đô la vào năm 2002. Song bên cạnh đó việc ni tơm đã gây lên
những tác động xấu về môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, làm tăng độ
xâm nhập mặn cả ở bề mặt và dưới mặt đất, làm mất diện tích RNM, làm gia

tăng khoảng cách giàu nghèo trong cộng đồng dân cư ven biển, đang tạo ra sự
không ổn định và rủi ro lớn cho người dân NTTS [32].
Báo cáo của Cục môi trường và IUCN (2005) đã đánh giá và phân tích
được tồn bộ hiện trạng ĐNN Việt Nam sau 15 năm tham gia công ước
Ramsar về các mặt như đánh giá hiện trạng khung pháp lí, hình thức quản lí,

13


sử dụng và những thách thức mà ĐNN Việt Nam đang gặp phải. Từ đó đề
xuất được những biện pháp quản lí cần thiết cho ĐNN Việt Nam như xây
dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN, nâng cao
hiệu quả và năng lực của hệ thống thể chế quản lí, phát triển các biện pháp
quản lí, bảo vệ và sử dụng ĐNN, quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững
ĐDSH vùng cửa sông ven biển và xây dựng quy chế quản lí tài nguyên ĐNN
[3].
Theo Phan Nguyên Hồng và nnk (2006) cho thấy diện tích RNM của
Việt Nam đã giảm đi nhanh chóng trong những năm qua: Năm 1982 là
252.000 ha, năm 1999 là 156.608 ha, năm 2001 là 155.290 ha, chỉ trong vịng
khoảng 20 năm diện tích RNM của chúng ta đã bị mất đi một nửa. Nguyên
nhân chủ yếu là do chuyển đổi thành các đầm ni tơm. Chính điều này đã
làm mất đi những giá trị trực tiếp và gián tiếp của RNM đối với cuộc sống của
người dân ven biển, mà hậu quả sau này chúng ta phải gánh chịu là không thể
lường hết được [17].
Những báo cáo của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản/IUCN (2006)
cung cấp nhiều tài liệu và bằng chứng cụ thể để hướng ngành thuỷ sản Việt Nam
phát triển theo hướng bền vững [28].
Trần Huy Cương và Đoàn Văn Phụ (2006) cho thấy nguồn lợi thuỷ sản
của nước ta đang ngày càng giảm sút, thu nhập của người dân ngày càng thấp đi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đánh bắt huỷ diệt vẫn chưa

chấm dứt. Các ngư cụ khai thác khơng đạt đúng tiêu chuẩn và kích thước. Môi
trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải công
nghiệp nguy hại từ đất liền, từ các vụ tràn dầu... [7].
Theo Trần Ngọc Cường (2006) nghề cá ở Việt Nam đã mang lại nguồn
thu nhập cho khoảng 8 triệu người và một phần thu nhập cho 12 triệu hộ khác.
Lợi ích này dựa trên sự phong phú của khu hệ cá và sản lượng cao từ biển,

14


sông, hồ, đầm, ĐNN ven biển. Song hiện tại việc mất đi diện tích RNM, ĐNN
ven biển, các rạn san hô, đã dần làm mất đi các nguồn lợi thủy sản một cách
nhanh chóng [8].
Theo Nguyễn Huy Dũng và Hồ Mạnh Tường (2006) cho thấy cơng tác
quản lí các KBT đang còn nhiều bất cập, chưa thật sự thu hút được cộng đồng
dân cư trong vùng cùng tham gia vào quản lí bảo vệ các KBT. Kết quả nghiên
cứu trong 10 KBT cho thấy số hộ giàu chỉ chiếm 9,6%, hộ có mức sống khá
chiếm 16,0%; hộ có mức sống trung bình chiếm tỉ lệ 52,5%; hộ nghèo chiếm
21,9%. Vì vậy, nhà nước cần sớm có các văn bản quy định sự tham gia quản lí
KBT của người dân. Đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích của người dân để
đảm bảo cho họ có thể phát triển được kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống,
cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quản lí
KBT, nhất là thực hiện vai trị tun truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và
giải quyết các vụ vi phạm tại KBT [10].
Kết quả Dự án PARC/UNDP (2006) cho thấy Việt Nam đã có một hệ
thống các KBT, song trong những KBT này còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất
cập và cần phải đổi mới, trong đó cần phải ưu tiên cho 5 vấn đề chính là: (1)
Quản lí cảnh quan, (2) Sự tham gia của cộng đồng địa phương, (3) Phát triển
hợp lý kết cấu hạ tầng, (4) Đổi mới tài chính, (5) Cải cách thể chế [11].
Theo Phương Nghi (2007) toàn tỉnh Bạc Liêu toàn có 95.000 ha được

thả tơm sú, trong đó 9.857 ha ni theo mơ hình cơng nghiệp và bán cơng
nghiệp cịn lại là quảng canh cải tiến. Đến nay có hơn 80% diện tích đã thu
hoạch xong, năng suất bình qn của mơ hình cải tiến là 550 kg/ha. Diện tích
tơm ni thiệt hại ở mức khá thấp chỉ có 16 - 18% hộ nuôi lỗ vốn và hơn 40%
hộ lấy cơng làm lãi. Ở ĐBSCL có đến hơn 80% hộ nuôi được tiếp cận nguồn
vốn từ ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong đó tỉ lệ số hộ nợ quá hạn
chiếm khá cao. Điều này đã dẫn đến nhiều hộ dân “chây lỳ” cố tình khơng trả

15


nợ ngân hàng. Nguyên nhân chính gây ra điều này chính là do trong những
năm qua các hộ ni tơm liên tục mất mùa hoặc nếu có lãi cũng chẳng đáng là
bao. Đây là những bài học đáng ghi nhận đối với những nhà lãnh đạo, chính
quyền địa phương, nhà quy hoạch phát triển kinh tế đối với nghề nuôi tôm
hiện nay [20].
Lê Diên Dực (1990) đã giới thiệu tổng quát về Khu bảo tồn thiên nhiên
Xuân Thuỷ với những đề xuất về phát triển kinh tế đối với khu vực Cồn
Ngạn, đưa ra những lí do căn bản nhất để xây dựng KBT nhằm bảo vệ HST
đặc thù vùng cửa sông khu vực Đồng bằng Bắc Bộ [12].
Trong tài liệu của Lê Diên Dực (1998), tác giả đã tiến hành đánh giá
tổng quát về tình hình ĐNN của Việt Nam đồng thời tiến hành kiểm kê chi
tiết các vùng ĐNN của Việt Nam theo các tiêu chí cụ thể [13].
Lê Diên Dực (2000) đã phân tích những nguyên nhân và hậu quả trong
việc suy giảm năng suất và chất lượng của các ao nuôi tôm ven biển đồng thời
cũng đã đề xuất được một mơ hình ao tơm sinh thái để phục hồi và cải tạo lại
những ao tôm đã bị suy thối góp phần bảo vệ RNM và cải thiện tình hình
kinh tế - xã hội cho người dân NTTS tại Tiền Hải - Thái Bình [14].
Viện điều tra quy hoạch rừng (2003) cung cấp những luận cứ khoa học
để xây dựng và chuyển hạng KBT thiên nhiên Xuân Thuỷ thành Vườn Quốc

gia Xuân Thuỷ về các mặt như phạm vi, ranh giới, du lịch sinh thái, các hoạt
động bảo vệ và phục hồi lại HST đặc trưng của khu vực đồng bằng sông
Hồng, phát triển các hoạt động giáo dục và đào tạo tại hiện trường Vườn quốc
gia trong tương lai [27].
Theo Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định/ Văn phòng dự án
ICZM (2005) VQG Xuân Thuỷ hiện cũng đang phải đối đầu với rất nhiều
những vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác bảo tồn, bởi chính các

16


hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân địa phương ở khu vực vùng
đệm và trong diện tích RNM, thậm chí cả vùng lõi của vườn [26].
Tóm lại
Qua tìm hiểu các tài liệu trên cho thấy việc phát triển bền vững nghề
NTTS nước ta nhìn chung phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo tồn biển, ĐNN ven
biển, HST RNM... Những HST này có vai trị quan trọng trong việc cung cấp
những giá trị dịch vụ sinh thái, cung cấp nơi cư trú cho các loài thuỷ sản có giá
trị đồng thời cũng góp phần ổn định sản lượng hải sản đánh bắt cho người dân
ven biển. Việc thiết lập các KBT biển, ĐNN ven biển, RNM là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên trong công tác bảo tồn hiện nay, nước ta đã và đang gặp phải
rất nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế bởi những sức
ép lớn từ người dân sinh sống trong vùng đệm các KBT. Vì vậy việc phát
triển kinh tế, ổn định đời sống cho người dân trong vùng đệm là một việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết, đây là trách nhiệm của các nhà bảo tồn, các
nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và chính quyền địa
phương. Điều này cũng cần phải được tiến hành linh hoạt ở từng vùng, từng
địa phương sao cho phù hợp với phong tục, tập quán lao động lâu đời của
người dân, phù hợp với những tiềm năng và nguồn tài nguyên sẵn có tại đó.
VQG Xuân Thuỷ là một KBT mẫu chuẩn hệ sinh thái ĐNN cửa sông

vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự. Sự
phát triển NTTS mạnh mẽ ở khu vực vùng đệm trong những năm qua cũng
đã làm mất phần lớn diện tích RNM, làm ơ nhiễm môi trường đất và nước...
Hiện nay việc NTTS của người dân trong khu vực vùng đệm cũng đang gặp
phải những vấn đề khá nghiêm trọng như suy giảm năng suất, chất lượng sản
phẩm, đầu tư khơng có hiệu quả. Do vậy việc tìm ra những mơ hình sử dụng
bền vững tài nguyên ĐNN ven biển ở khu vực vùng đệm VQG Xuân Thuỷ
trong thời điểm hiện nay là một việc làm cần thiết, góp phần nâng cao đời

17


sống kinh tế cho người dân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát triển.

18


CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu chính của đề tài này là Vùng đệm của VQG Xuân
Thuỷ, song trước hết chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về đặc điểm chung của
VQG Xuân Thuỷ.
* Đặc điểm chung Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Hình 2.2: Bản đồ Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Hình 2.1: Bản đồ các khu bảo tồn phía Bắc Việt Nam


19


20


Hình 2.3: Bản đồ quy hoạch vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy

21


Vườn quốc gia Xuân Thuỷ thuộc hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt
có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm cồn Lu, cồn Ngạn và cồn
Xanh (hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3), nằm cách thành phố Nam Định khoảng 40
km và cách Hà Nội 130 km, có toạ độ địa lí:
- Từ 20010’ - 20015’ độ vĩ Bắc.
- Từ 106020’ - 106032’ kinh độ Đơng.
- Phía Đơng Bắc giáp sơng Hồng.
- Phía Tây Bắc giáp 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân,
Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
- Phía Đơng Nam và Tây Nam giáp biển Đông.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ được phân vùng quản lý, bảo vệ như sau:
1. Khu bảo vệ (A)
Khu này bao gồm 2/3 phía bắc Cồn Lu (bao gồm tất cả các thủy vực
nằm trên mực nước biển cao trung bình, RNM ở bờ phía bắc của cồn Lu, sơng
Trà và vành lược RNM có chiều rộng từ 50 - 100 m nằm dọc phía đơng Cồn
Ngạn phía ngồi hệ thống bờ ao). Nhiệm vụ của khu này là bảo vệ động vật
hoang dã và các HST tự nhiên, đặc biệt là bảo vệ RNM, các cồn cát ven biển,
bảo vệ bờ biển và nơi ngủ của chim di cư. Không cho phép ai được khai thác

trong khu bảo vệ. Các hoạt động có thể được cho phép trong vùng này là quan
sát chim ở mức độ hạn chế hoặc nghiên cứu khoa học.
2. Vùng sử dụng tài nguyên hạn chế (B)
Vùng này bao gồm bãi bùn giữa Cồn Lu và Cồn Ngạn. Nhân dân địa
phương có thể khai thác thuỷ sản ở đây nhưng phải ở mức độ để cho các lồi
này có thể phục hồi chủng quần của chúng một cách tự nhiên. Đồng thời
không được phép săn bắt chim ở đây với bất kỳ hình thức nào. Những nơi phù
sa đã được cố định tốt thì khuyến khích dân trồng RNM.
3. Vùng sử dụng tích cực (C)

22


Vùng này bao gồm hệ thống ao nuôi tôm nằm sát ngay hệ thống vành
lược cây ngập mặn còn lại, là một phần của khu bảo vệ. Vùng này được quản
lý để nâng cao sản lượng tôm dựa vào nguồn chất dinh dưỡng của vùng RNM
lân cận. Ở đây cũng không được phép bắt chim. Nuôi tôm ở vùng này có thể
là giải pháp tốt để ngăn chặn hiện tượng phá RNM ở những vùng còn lại. Với
điều kiện sản lượng tôm phải đạt được ở mức ổn định, thu nhập của nhân dân
địa phương được nâng cao.
4. Vùng đệm (D)
Vùng này là phần còn lại của Cồn Ngạn và Bãi Trong. Ở đây có thể
phát triển nơng nghiệp như lúa, cói kết hợp với ni tơm, cá. Đồng thời thiết
lập khu dân cư mới. Săn bắt chim ở đây cũng cần phải được kiểm soát. Sử
dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ ở vùng này cũng phải rất thận trọng và có chọn
lọc, tránh ảnh hưởng xấu đến những vùng khác trong khu vực.
5. Khu phục vụ tham quan du lịch (E)
Khu vực này bao gồm trụ sở của Ban quản lí Vườn, chịi quan sát chim,
hệ thống ao tơm, và một số điểm quan sát chim cho phép trong vùng bảo vệ.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

2.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới
Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 02/1/2003 của Thủ tướng
Chính phủ Vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ bao gồm 5 xã ven biển thuộc
huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao
Xuân và Giao Hải (Hình 2.4).
+ Toạ độ địa lý
Vùng đệm nằm bên hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt có toạ độ địa lý
là: 1905’ - 2004’ vĩ độ Bắc và 106010’ - 106033’ kinh độ Đơng.
+ Ranh giới hành chính

23


- Phía Bắc giáp các xã Giao Nhân, Giao Hà, Bình Hồ, Giao Thanh,
Giao Hương.
- Phía Nam giáp biển Đơng và VQG Xuân Thuỷ
- Phía Tây giáp xã Giao Long.
- Phía Đơng Bắc giáp sơng Hồng, phía Đơng Đơng Nam giáp VQG

Hình 2.4: VQG Xuân Thuỷ chụp từ sa bàn.
Xuân Thuỷ.
+ Diện tích
Vùng đệm VQG Xn Thuỷ có diện tích là 7.233,63 ha bao gồm diện
tích theo địa giới hành chính cũ và thêm phần tạm quyền quản lý hành chính
vùng bãi bồi ven biển đối với 5 xã vùng đệm.
2.1.1.2. Địa hình vùng đệm
Vùng đệm bao gồm 2 phần: đồng bằng ven biển và bãi triều.
- Đồng bằng ven biển vùng đệm VQG Xuân Thuỷ được cấu tạo bởi trầm
tích sơng biển kỷ đệ tứ. Đất phù sa mới hiện đại có tuổi rất trẻ khoảng vài trăm


24


năm. Địa hình vùng đệm có cốt đất trung bình 0,5 - 1,0 m, chỗ cao nhất 1,3 m,
thấp nhất 0,2 m.
- Bãi triều được xác định từ đê Quốc gia trở ra biển. Bãi triều bao gồm:
Cồn Ngạn, thềm biển, lịng sơng lạch triều.
+ Cồn Ngạn được hình thành cách đây khoảng 9 - 10 thập niên. Cồn
Ngạn gồm bãi Trong và bãi Ngoài. Bãi Trong ngăn cách với bãi Ngồi bởi
sơng Vọp. Cồn Ngạn có độ cao trung bình 0,5 - 0,9m. Địa hình dốc dần từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Bãi Trong chạy dài trên 10km, rộng 3km,
từ cửa Ba Lạt đến Giao Xuân. Bãi Ngồi có chiều dài khoảng 10 km, rộng 2
km. Cồn Ngạn đã được phân chia thành những ô thửa nuôi trồng thuỷ sản .
+ Thềm biển được tính từ chân đê Quốc gia trở ra biển, thềm biển có
chiều dài 2,5 km, chiều rộng 0,5 km, chạy từ đuôi bãi trong đến Giao Hải,
ngăn cách với biển bởi ranh giới VQG.
+ Lịng sơng lạch triều là địa hình âm, gồm lịng sơng Vọp và các lạch
triều. Lịng sơng Vọp có độ rộng khoảng 200 m, có nhiệm vụ vận chuyển phù
sa cửa Ba Lạt đổ về bậc thềm biển ở cuối cồn Ngạn.
2.1.1.3. Thổ nhưỡng
Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ bao gồm những loại đất chính sau:
a. Đất phù sa được bồi hàng năm
- Diện tích: 22,4 ha
- Phân bố: Ngồi đê xã Giao Thiện
- Đặc điểm: Đất phù sa được bồi hàng năm thuộc hệ thống sơng
Hồng, nằm ngồi đê quốc gia, thuộc xã Giao Thiện. Đất phù sa được bồi có
màu nâu tươi, cấu tạo lớp. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Đất có phản ứng trung tính hơi kiềm, độ kiềm cao. Đất giầu dinh dưỡng, là
loại đất tốt nhất.


25


×