Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSG địa lý 9 Bình Xuyên vòng 1 năm 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.78 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam (xuất bản 2009 trở lại đây) và kiến thức đã học. Em hãy
nêu đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta?
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy chứng minh rằng dân số nước ta phân bố không đều giữa
các vùng kinh tế?
Diện tích và dân số phân theo vùng của nước ta năm 2002
Dân số (triệu người) Diện tích (km
2
)
Cả nước 79,7 329297
Trung du miền núi phía Bắc 11,5 100965
Đồng bằng Sông Hồng 17,5 14806
Bắc Trung Bộ 10,3 51513
Duyên hải Nam Trung Bộ 8,4 44254
Tây Nguyên 4,4 54475
Đông Nam Bộ 10,9 23550
Đồng bằng Sông Cửu Long 16,7 39734
(ghi chú: diện tích cả nước bằng tổng diện tích bảy vùng kinh tế)
Câu 3: Cây công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp ở nước ta. Em hãy giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những
năm gần đây?
Câu 4: Cho bảng số liệu: tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo
đầu người ở đồng bằng sông Hồng (đơn vị %)?
Năm
Tiêu chí


1995 1998 2000 2002
Dân số 100 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người 100 113,8 121,8 121,2
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng?
b. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích?
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011
Câu Ý Nội dung Điểm
1 a a. Đặc điểm nguồn lao động 1,5
- Số lượng: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Năm 2003 nước
ta có 41,3 triệu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Bình quân
mỗi năm nước ta tăng hơn một triệu lao động.
0.5
- Chất lượng: Lao động nước ta cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản
xuất nông-lâm-ngư, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh. Tuy vậy
còn thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, còn hạn chế về
thể lực, số lao động qua đào tạo còn ít, chỉ chiếm 21,2% tổng số lao động cả
nước (năm 2003). Ngày nay số lao động qua đào tạo đang càng ngày càng
tăng.
0.5
- Phân bố: Không đồng đều về cả số lượng và chất lượng lao động. Ở Đồng
bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung
nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật. Vùng núi và trung
du thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật.
0.5

b Tình hình sử dụng lao động 1
- Trong các ngành kinh tế: Năm 2007 số lao động làm việc trong các ngành
nông-lâm-thủy sản chiếm tỉ trọng cao (53,9%). Tỉ trọng lao động trong ngành
dịch vụ là (26,1%) và thấp nhất là tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp
và xây dựng chỉ chiếm (20%).
0,5
- Tỉ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng đang có sự thay
đổi từ năm 1995 đến năm 2007
• Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ
71,2% xuống còn 53,9%, bình quân mỗi năm giảm 1,44%.
• Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp –xây dựng tăng từ
11,4% lên 20%, bình quân mỗi năm tăng 0,7%.
• Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng từ 17,4% lên
26,1%, bình quân mỗi năm tăng 0,7%.
0,5
2 a Học sinh biết tính mật độ dân số của cả nước và từng vùng chính xác
theo bảng sau :
Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số của cả nước và các vùng kinh tế
0,5
Dân số
(Triệu người)
Diện tích
(km
2
)
Mật độ dân
số TB
(người/km
2
)

Cả nước 79,7 329297 242
Trung du và miền núi Bắc
Bộ
11,5 100965 114
Đồng bằng Sông Hồng 17,5 14806 1182
Bắc Trung Bộ 10,3 51513 200
Duyên hải Nam Trung Bộ 8,4 44254 190
Tây Nguyên 4,4 54475 81
Đông Nam Bộ 10,9 23550 463
Đồng bằng Sông Cửu Long
16,7 39734 420
b Nhận xét:
- Dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng
- Dân số tập trung đông ở các vùng đồng bằng: Đồng bằng Sông Hồng,
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Đông Nam Bộ
0,25
- Đồng bằng Sông Hồng là vùng dân cư đông đúc và có mật độ dân số cao
nhất nước ta. Mật độ dân số ở Đồng bằng Sông Hồng gấp 4,9 lần mật độ dân
số cả nước và gấp gần 14,6 lần nơi có mật độ dân số thấp nhất là Tây Nguyên.
0,25
- Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam bộ cũng có mật độ dân số cao
hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
• Đồng bằng Sông Cửu Long có mật độ dân số gấp 1,7 lần mật độ dân số
trung bình cả nước.
• Đông Nam bộ có mật độ dân số gấp 1,9 lần mật độ dân số trung bình
cả nước.
0,25
- Vùng trung du, miền núi và Tây Nguyên dân cư thưa thớt. 0,25
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số
cả nước gấp 2,1 lần mật độ dân số Trung du miền núi phía Bắc.

0,25
- Tây Nguyên là vùng dân cư thưa thớt, có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
• Mật độ dân số ở Tây Nguyên kém mật độ dân số ở Đồng bằng Sông
Hồng là 14,6 lần.
• Mật độ dân số ở Tây Nguyên kém mật độ dân số của cả nước là gần 3
lần.
0,25
- Ở Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ dân cư tập trung đông ở Đồng
bằng ven biển và thưa thớt ở miền núi gò đồi phía Tây nên mật độ dân số
trung bình của hai vùng này đều thấp hơn mật độ dân số cả nước.
• Mật độ dân số ở Bắc trung bộ là 200 người/km
2
• Mật độ dân số ở Duyên hải Nam trung bộ là 190 người/km
2
• Mật độ dân số cả nước là 242 người/km
2
0,5
3 a Thế mạnh về tự nhiên 1
- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp
(đất feralít ở Trung du, miền núi chủ yếu thuận lợi cho cây công nghiệp lâu
năm, đất phù sa ở Đồng bằng thuận lợi cho cây công nghiệp hàng năm).
0,25
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa (theo mùa, theo độ cao, theo
vĩ độ) tạo điều kiện cho cây công nghiệp có thể phát triển quanh năm với cơ
cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới).
0,25
- Nguồn nước (nước trên mặt, nước dưới đất) tương đối phong phú đảm bảo
nước tưới cho cây công nghiệp.
0,25
- Nước ta có tập đoàn cây công nghiệp bản địa cho năng suất cao, chất lượng

tốt thích nghi với điều kiện khí hậu và đất trồng ở mỗi địa phương.
0,25
b Thế mạnh về kinh tế xã hội 1
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong việc trồng, chế
biến,bảo quản sản phẩm cây công nghiệp.
0,25
- Cơ sở vật chất kỹ thuật (Các trại giống, trạm bảo vệ thực vật…), sự hoàn
thiện của công nghệ chế biến sau thu hoạch với trang thiết bị hiện đại góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
• Cơ sở hạ tầng (thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông…) cũng được
phát triển mạnh.
0,25
- Chính sách: Khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà
nước, đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm cho người trồng cây công
nghiệp, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới.
0,25
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp của nước ta ngày càng mở
rộng (trong nước, thế giới).
0,25
4 a Học sinh viết được tên biểu đồ, vẽ được biểu đồ ba đường biểu diễn, có
chú giải: chính xác sạch đẹp
1
b Nhận xét 1
- Từ năm 1995 đến năm 2002 các tiêu chí về dân số, sản lượng lương thực và
bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng đều tăng.
Trong đó:
• Dân số tăng 8,2% trung bình mỗi năm tăng 1,17%.
• Sản lượng lương thực tăng 31,1% trung bình mỗi năm tăng 4,4%.
• Bình quân lương thực theo đầu người tăng 21,2%, trung bình mỗi năm
tăng 3,0%.

c Giải thích 1
- Dân số tăng chậm là do Đồng bằng Sông Hồng thực hiện tốt chính sách dân
số và kế hoạch hóa gia đình.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh là do ở đây có chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn hợp lý đồng thời áp dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp.
- Mặc dù sản lượng lương thực của vùng tăng cao nhưng vì dân số vẫn tăng
do đó bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng chỉ tăng khá
3% một năm.

×