TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - Số 24 - 12/2020
MỤC LỤC
1.
Mối liên quan giữa mật độ xương và nguy cơ gãy xương với một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Trang
5
Hồ Thị Phương Thảo, Trương Đình Cẩm
2.
Liên quan giữa nhiễm virut viêm gan B, C, độ xơ hóa gan dựa vào fibroscan
với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn
giai đoạn cuối chuẩn bị ghép thận
14
Lê Thị Hồng Vũ, Nguyễn Thúy Quỳnh Mai, Tạ Phương Dung,
Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Phú Quốc, Nguyễn Thị Bích Hun,
Võ Thị Kim Thanh, Ngơ Đồng Dũng, Phan Văn Báu
3.
Khảo sát tỉ lệ mất trũng huyết áp và một số yêu tố liên quan ở nam giới cao
tuổi tăng huyết áp
21
Nguyễn Đặng Phương Kiều, Trịnh Thị Bích Hà, Nguyễn Văn Trí
4.
So sánh đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính u phổi lao và ung thư phổi
29
Nguyễn Thành Lễ, Nguyễn Văn Chương, Võ Duy Ân
5.
Đánh giá kết quả và tính an tồn của phương pháp đốt nhiệt bằng vi sóng
điều trị ung thư biểu mơ tế bào gan dưới hướng dẫn của siêu âm
38
Nguyễn Vĩnh Thịnh, Trần Cơng Đồn
6.
Kết quả gây mê hồi sức cho phẫu thuật tim hở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể
tại Bệnh viện Quân y 175
46
Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Minh Dũng, Đỗ Văn Tưởng,
Đặng Thái Cường, Nguyễn Chí Dũng
7.
Đánh giá mức độ hiểu biết về dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2
Trần Thanh Mân, Nguyễn Ngọc Châu, Võ Duy Ân, Nguyễn Văn Chương
55
8.
Nhận xét giá trị chẩn đoán ung thư tuyến giáp theo phân loại ACR TIRADS
2017 và AI TIRADS 2019
63
Nguyễn Thị Mỹ Thu, Trần Cơng Đồn
9.
Bước đầu áp dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể theo chuyển giao của viện
tim TP. Hồ Chí Minh tại đơn vị phẫu thuật tim mạch – Bệnh viện Quân y 175
71
Nguyễn Minh Dũng, Bùi Quốc Khánh
Ngơ Xn Ln, Nguyễn Chí Dũng
10. Nghiên cứu hình ảnh tổn thương trên phim MRI cồ xương đùi ở bệnh nhân
79
hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Nguyễn Bá Tuân, Phạm Thanh Bình, Vũ Yên Khánh
11. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở cán bộ trên 40 tuổi tại đơn vị X
88
Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hữu Việt, Nguyễn Tuấn Quang
12. Nhân một trường hợp xoắn mạc nối lớn được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh
95
viện Quân y 175
Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Thành
13. Một trường hợp xuất huyết phế nang lan tỏa sau gây mê tĩnh mạch bằng
101
thuốc propofol
Ngô Quang Lịch, Trương Thanh Tùng, Nguyễn Hải Công
14. Ca lâm sàng viêm da cấp do bọ cánh cứng blister beetle tại Bệnh viện Dã
106
chiến 2.1 Việt Nam, Bentiu - Nam Xu-Đăng
Nguyễn Cơng Bình, Phan Tân Dân
15. Nhân một trường hợp: Đứt gân duỗi ngón cái dài sau cố định gãy đầu dưới 115
xương quay bằng kim kirschner
Nguyễn Văn Bình, Phan Đình Mừng, Nguyễn Ảnh Sang,
Trần Khơi Ln, Võ Thành Nhơn, Vũ Quốc Hưng
JOURNAL OF 175 PRACTICAL MEDICINE AND PHARMACY
SỐ 24 - 12/2020
CONTENTS
1.
Relationship between bone density and fracture risk with some clinical and
Trang
5
subclinical characteristics in type 2 diabetic patients
Ho Thi Phuong Thao, Tuoơng Dinh Cam
2.
The relationship between hbv, hcv infection, fibroscan with clinical and
13
subclinical characteristics in esrd patients prior to kidney transplantation
Le Thi Hong Vu, Nguyen Thuy Quynh Mai, Ta Phuong Dung,
Nguyen Huu Nhat, Nguyen Phu Quoc, Nguyen Thi Bich Huyen,
Vo Thi Kim Thanh, Ngo Dong Dung, Phan Van Bau
3. Survey of non-dipper rate and some related factors in elderly men with
21
hypertension
Nguyen Dang Phuong Kieu, Trinh Thi Bich Ha, Nguyen Van Tri
4.
Magery characteristics of computerized tomography of pulmonary
29
tuberculoma and lung cancer
Nguyen Thanh Le, Nguyen Van Chuong, Vo Duy An
5.
Effect and safety of microwave ablation on treatment in hepatocellular
carcinoma at oncology Hospital Ho Chi Minh City
38
Nguyen Vinh Thinh, Tran Cong Doan
6.
Results of resuscitation anesthesia for charitable open-heart surgery under
the external circulation in the Military Hospital 175
46
Bui Quoc Khanh, Nguyen Minh Dung, Do Van Tuong,
Dang Thai Cuong, Nguyen Chi Dung
7.
Evelueting of cognitive level about nutrition and blood glucose control in
patients with type 2 diabetes
Tran Thanh Man, Nguyen Ngoc Chau, Vo Duy An, Nguyen Van Chuong
55
8.
Remarks on the values diagnosis thyroid carcinomas according to ACRTIRADS 2017 and AI-TIRADS 2019
63
Nguyễn Thị Mỹ Thu, Trần Cơng Đồn
9.
Practic extracoporeal technology by transfer of the Ho Chi Minh City heart
hospital at patient cardiac surgery unit – Military Hospital 175
71
Nguyen Minh Dung, Bui Quoc Khanh
Ngo Xuan Luan, Nguyen Chi Dung
10. Study imaging of injuy on MRI in patients with osteonecrosis of the femoral
79
head
Nguyen Ba Tuan, Pham Thanh Binh, Vu Yen Khanh
11. Characteristics of the metabolic syndrome in officers over 40 years old
88
officers of field X
Nguyen Van Chuong, Nguyen Huu Viet, Nguyen Tuan Quang
12. A case of omental torsion was diagnosed and treatmented at Military
95
Hospital 175
Nguyen Van Manh, Nguyen Dinh Thanh
13. A case of diffuse alveolar hemorrhage after propofol anesthesia
101
Ngo Quang Lich, Truong Thanh Tung, Nguyen Hai Cong
14. The clinical case: acute dermatitis caused by blister beetle at vietnam level 2
106
field hospital, bentiu, south sudan
Nguyen Cong Binh, Phan Tan Dan
15. A case report: Rupture of extensor pollicis longus tendon following kirschner
wire fixation of distal radius fractures
Nguyen Van Binh, Phan Dinh Mung, Nguyen Anh Sang,
Tran Khoi Luan, Vo Thanh Nhon, Vu Quoc Hung
115
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT TỈ LỆ MẤT TRŨNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YÊU TỐ
LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyễn Đặng Phương Kiều1, Trịnh Thị Bích Hà2, Nguyễn Văn Trí2
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Mất trũng huyết áp (non-dipper) là một bất thường nhịp sinh học
của huyết áp. Đây được xem là yếu tố có ý nghĩa tiên lượng xấu về biến cố và tử vong
tim mạch trên dân số nói chung và trên người cao tuổi nói riêng. Do vậy, đánh giá mất
trũng huyết áp là cần thiết trong thực hành lâm sàng.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mất trũng huyết áp trên nam giới cao tuổi THA và mối
liên quan giữa các yếu tố gồm: Tuổi, chỉ số khối cơ thể, đái tháo đường, bệnh thận mạn
và thuốc hạ áp, phì đại thất trái, xơ vữa và dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh đoạn
ngoài sọ qua siêu âm với mất trũng huyết áp trên nam giới cao tuổi THA.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên nam
giới cao tuổi THA điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 7/2017 – 05/2018.
Chẩn đoán mất trũng huyết áp dựa vào huyết áp tâm thu trên kết quả phương pháp đo
huyết áp lưu động 24 giờ (ABPM: Ambulatory Blood Pressure Monitoring) theo tiêu
chuẩn của ESC 2013.
Kết quả: Qua nghiên cứu 112 nam giới THA, độ tuổi trung bình: 70,2 ± 8,9
năm; 33% mắc đái tháo đường; 51,8% có bệnh thận mạn; 15,2% kiểm soát huyết áp
theo ABPM. Tỉ lệ mất trũng huyết áp là 85,7%. Béo phì, bệnh thận mạn, số loại thuốc
huyết áp và thời gian uống thuốc huyết áp có liên quan đến mất trũng huyết áp có ý
nghĩa thống kê với p <0,05. Và mất trũng huyết áp có liên quan đến dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung có ý nghĩa thống kê (OR = 6,1, khoảng tin cậy 95%: 1,37
– 27,39 và p = 0,018).
Kết luận: Tỉ lệ mất trũng huyết áp trên nam giới cao tuổi THA điều trị nội trú tại
Bệnh viện Quân y 175; 2 Đại học Y Dược TP. HCM
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đặng Phương Kiều ()
Ngày nhận bài: 12/8/2019; Ngày phản biện: 25/8/2020;
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2020
1
21
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020
Bệnh viện 175 rất cao (85,7%). Béo phì, bệnh thận mạn, số loại thuốc huyết áp và thời
gian uống thuốc huyết áp có liên quan đến mất trũng huyết áp có ý nghĩa thống kê với p
<0,05. Và mất trũng huyết áp có liên quan đến dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
chung có ý nghĩa thống kê (OR = 6,1, khoảng tin cậy 95%: 1,37 – 27,39 và p = 0,018).
Từ khóa: Huyết áp lưu động 24 giờ, mất trũng huyết áp.
SURVEY OF NON-DIPPER RATE AND SOME RELATED FACTORS
IN ELDERLY MEN WITH HYPERTENSION
ABSTRACT
Background: Non-dipper is abnormal circadian rhythm of blood pressure,
considered as a factor increases risk of CV events and mortality. So, assessing this
abnormality is necessary in clinical practice.
Objective: to define the prevelance of non-dipper and some related factors in
elderly men with hypertension, including: age, BMI, diabetes mellitus, chronic kidney
disease (CKD), antihypertensive medication, left ventricular hypertrophy, common
cariotid Intima-Media Thickness (cc-IMT).
Method: The study design is descriptive cross-sectional. Subject: elder
hypertensive men who are inpatients at Department of Senior Official in Military
Hospital 175 from July 2017 to May 2018.
Results: Non-dipper accounts for 85,7%. Obesity, chronic kidney disease, the
number of antihypertensive medication and the using time of antihypertensive medication
were associated with non-dipper (p <0,05). And non-dipper is an independent factor of
common cariotid intima-media thickness (OR = 6,1, 95% CI: 1,37 – 27,39, p = 0,018).
Conclusion: Non-dipper is very common in elder hypertensive men (85,7%).
Obesity, chronic kidney disease, the number of antihypertensive medication, the usage
timing of antihypertensive medication were related to non-dipper (p <0,05). And the
abnormality is an independent factor of common cariotid intima-media thickness (OR =
6,1, 95% CI: 1,37 – 27,39, p = 0,018).
Keywords: Ambulatory Blood Pressure Monitoring (ABPM), Non-Dipper (ND)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử
vong tim mạch, đặc biệt trên người cao
tuổi. Tần suất mắc THA ngày càng gia tăng
cùng với xu hướng già hóa của dân số thế
22
giới, riêng tại Việt Nam trên 60% người cao
tuổi có THA [9]. Huyết áp lưu động 24 giờ
là phương tiện duy nhất hiện nay đánh giá
được nhịp ngày đêm của huyết áp. Trong
đó, mất trũng huyết áp (non-dipper) là một
bất thường nhịp sinh học của huyết áp; tuy
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhiên, cho đến nay vẫn chưa rõ cơ chế sinh
lí bệnh [3]. Bên cạnh đó, mối liên quan giữa
mất trũng huyết áp với tổn thương cơ quan
đích cịn chưa thống nhất [5,8]. Mặc dù
vậy, việc đánh giá tình trạng này ở người
cao tuổi THA là thực sự cần thiết do tỉ lệ
ND khá cao và ND vẫn được xem là yếu
tố có ý nghĩa tiên lượng xấu về biến cố và
tử vong tim mạch trên dân số nói chung và
trên người cao tuổi nói riêng [2,10]. Vì vậy,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Mất trũng
huyết áp và một số yêu tố liên quan trên
nam giới cao tuổi tăng huyết áp”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nam giới THA ≥ 60 tuổi, đang
điều trị nội trú tại Khoa Điều trị Cán bộ
cao cấp Quân đội – Bệnh viện Quân Y
175 – Bộ Quốc Phòng từ tháng 7/2017 đến
tháng 5/2018.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Nam giới
từ 60 tuổi trở lên, được chẩn đoán THA
và đang điều trị thuốc hạ áp ổn định ≥ 01
tháng, đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: THA thứ
phát, đang mắc các bệnh lý cấp tính, chống
chỉ định tương đối với ABPM.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
mô tả.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang
Cỡ mẫu: 99 bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu: Thuận
tiện, liên tục.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Mất trũng huyết áp: Theo công
thức của ESC 2013, nếu < 10% gọi là mất
trũng huyêt áp:
(HATTh trung bình ngày – HATTh
trung bình đêm) × 100%
HATTh trung bình ngày.
- Phì đại thất trái: Theo tiêu chuẩn
của Hội Siêu Âm Tim Hoa Kỳ và Hội
Hình Ảnh Tim Mạch Châu Âu 2015 trên
siêu âm tim TM dưới hướng dẫn của 2D,
gọi là có phì đại thất trái khi:LVMI ≥ 116
g/m2 đối với nam.
- Dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh chung: theo ESH/ESC 2007
gọi dày khi độ dày lớp nội trung mạc ở
động mạch cảnh chung > 0,9 mm.
- Mảng xơ vữa: Theo hội nghị
Mannheim 2007 gọi là có mảng xơ vữa
khi độ dày lớp nội trung mạc ở động mạch
cảnh đoạn ngoài sọ hai bên bất kỳ > 1,5
mm hoặc tăng lên ≥ 0,5 mm hoặc ≥ 50%
so với độ dày thành mạch kế cận, dày khu
trú và nhơ vào lịng mạch.
Phân tích số liệu: Nhập số liệu
bằng Epidata 3.0. Xử lí số liệu bằng phần
mềm SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉ lệ mất trũng huyết áp
Trên 112 nam giới cao tuổi THA,
độ tuổi trung bình là độ tuổi trung bình:
70,2 ± 8,9; 33% mắc đái tháo đường,
23
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020
51,8% có bệnh thận mạn. Tỉ lệ bệnh nhân
béo phì (BMI ≥ 25) chiếm 39,3%.
Số loại thuốc hạ áp trung bình
mỗi bệnh nhân uống là 1,6 ± 0,7. Trong
đó, 58,9% bệnh nhân sử dụng tất cả thuốc
hạ áp vào buổi sáng, 41,1% uống vào buổi
sáng và chiều hoặc tối. Tỉ lệ có kiểm sốt
huyết áp theo ABPM chỉ chiếm 15,2%.
Có 85,7% bệnh nhân nghiên cứu
mất trũng huyết áp.
Biểu đồ. Tỉ lệ mất trũng huyết áp
3.2. Các yếu tố liên quan với mất trũng huyết áp
Bảng 1. Liên quan các yếu tố với mất trũng huyết áp
Yếu tố
OR
95% CI
p
Tuổi (10 tuổi)
1,02
0,92 – 1,13
0,743
BMI ≥ 25
5,7
1,19 – 27,4
0,03
Đái tháo đường
5,88
0,65 – 53,66
0,12
Bệnh thận mạn
6,77
1,08 – 42,6
0,042
Chỉ uống thuốc hạ áp buổi sáng
12,1
1,98 – 73,55
0,007
Số loại thuốc hạ áp (1 thuốc)
4,9
1,18 – 20,55
0,029
24
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.3. Liên quan tổn thương một số cơ quan đích với mất trũng huyết áp
Bảng 2. Liên quan tổn thương một số cơ quan đích với mất trũng huyết áp
Mất trũng
huyết áp
χ² (p)
Phì đại thất trái (n,%)
Có
Khơng
49 (51)
Xơ vữa ĐMC (n,%)
Có
Khơng
47 (49)
63 (65,6)
0,142
Dày CC-IMT (n,%)
Có
Khơng
33 (34,4) 52 (54,2) 44 (45,8)
0,807
0,009
Bảng 3.Phân tích đa biến liên quan các yếu tố với dày CC-IMT
Yếu tố
Tuổi
BMI ≥ 25
Ít vận động thể lực
Hút thuốc lá
Rối loạn lipid máu
Đái tháo đường
Bệnh thận mạn
Bệnh mạch vành
Tiền sử tai biến mạch não
HATTh trung bình 24 giờ
HATTr trung bình 24 giờ
Mất trũng huyết áp
OR
1,05
0,46
0,94
0,58
1,42
1,35
0,64
0,92
1,46
1,05
0,93
6,1
4. BÀN LUẬN
4.1. Tỉ lệ mất trũng huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
tỉ lệ mất trũng huyết áp chiếm tỉ lệ 85,7%.
Tỉ lệ mất trũng huyết áp của chúng tơi
tương đương với nghiên cứu của Trần Thị
Bích Liên là 85%, của Phạm Thị Tây Thi
là 84,1% [4, 7]. Và cao hơn các nghiên
cứu khác trên thế giới như: Xu (33,5%),
Furang (66,1%) [2,8].
Sự khác biệt này có thể được giải
thích là các nguyên nhân sau. Thứ nhất,
tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ
95% CI
0,98 – 1,13
0,19 – 1,13
0,30– 2,94
0,15 – 2,26
0,42 – 4,75
0,53 – 3,45
0,22 – 1,88
0,33 – 2,59
0,32 – 6,78
0,98 – 1,12
0,83 – 1,03
1,37 – 27,39
p
0,14
0,09
0,92
0,43
0,57
0,53
0,41
0,88
0,63
0,14
0,15
0,018
của dân số nghiên cứu khác nhau; đặc điểm
dân số nghiên cứu khác nhau, bao gồm:
Đối tượng THA có và khơng điều trị thuốc
hạ áp. Thứ hai, do địa điểm tiến hành đeo
huyết áp lưu động 24 giờ khác nhau hoặc
ở phòng khám hoặc trong bệnh viện hoặc
ở cộng đồng.
4.2. Liên quan các yếu tố với
mất trũng huyết áp
4.2.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
ghi nhận béo phì là yếu tố nguy cơ độc
lập của mất trũng huyết áp. Béo phì được
25
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020
xem là yếu tố đóng vai trị trung tâm
trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ, THA,
tăng đề kháng insulin, rối loạn lipid máu
mà nguyên nhân là do sự bài tiết các hóc
mon adipokines. Các cytokine này được
tiết ra từ tế bào mỡ sẽ gây hoạt hóa quá
mức hệ thần kinh giao cảm và hệ reninangiotensin-aldosteron, gia tăng nồng độ
catecholamine trong máu dẫn đến rối loạn
chức năng của tế bào nội mô, cuối cùng sẽ
dẫn đến THA. Mặc dù, cho đến hiện nay
cơ chế bệnh sinh của mất trũng huyết áp
còn chưa rõ ràng, tuy nhiên các nhà nghiên
cứu vẫn cho rằng sự gia tăng hoạt động hệ
thần kinh giao cảm là nguyên nhân chính
của mất trũng huyết áp. Như vậy, sự bất
thường hoạt hệ giao cảm là cơ chế bệnh
sinh chung của THA trên bệnh nhân béo
phì và mất trũng huyết áp.
4.2.2. Bệnh thận mạn
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
ghi nhận BTM làm tăng nguy cơ mất trũng
huyết áp gấp 6,77 lần so với nhóm khơng
có BTM, kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Sierra [6]. Qua phân tích
đa biến cùng với tuổi, giới, BMI ≥ 30, rối
loạn lipid máu, ĐTĐ, số loại thuốc huyết
áp thì tác giả này thấy BTM làm tăng nguy
cơ mất trũng huyết áp gấp 1,52 lần, khoảng
tin cậy 95%: 1,41 – 1,64, p < 0,001.
Trên đối tượng có BTM thì sự gia
tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, hội
chứng ngưng thở khi ngủ, lối sống tĩnh tại,
chất lượng giấc ngủ kém và tiểu đêm là các
đặc điểm phổ biến – đây đều là những yếu
tố có liên quan đến cơ chế sinh lý bệnh của
26
bất thường trũng huyết áp về đêm. Chính
vì vậy, theo một hướng dẫn của Châu Âu
năm 2016 về ngăn ngừa bệnh lý tim mạch
trong thực hành lâm sàng đã khuyến cáo
cần phải đánh giá mất trũng huyết áp trên
những bệnh nhân có BTM [5].
4.2.3. Số loại thuốc hạ áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
uống thêm 1 loại thuốc hạ áp sẽ làm tỉ lệ
mất trũng huyết áp tăng 4,9 lần. Kết quả
này khác biệt với nghiên cứu của Phạm
Thị Tây Thi: Tỉ lệ mất trũng ở nhóm sử
dụng 3 loại thuốc hạ áp là thấp nhất với p
< 0,05 (4), và tương đồng với nghiên cứu
của Sierra [6].Việc bệnh nhân mất trũng
huyết áp sử dụng nhiều loại thuốc hạ áp
hơn có thể xuất phát từ mức độ nặng của
THA và sự khó khăn trong việc đạt được
mục tiêu kiểm soát huyết áp.
4.2.4. Thời gian uống thuốc hạ áp
Nghiên cứu của chúng tôi thấy
rằng: Chỉ uống thuốc hạ áp 1 lần duy nhất
vào buổi sáng làm gia tăng tỉ lệ mất trũng
huyết áp với OR = 12,1, khoảng tin cậy
95% là 1,98 – 73,55, p = 0,007. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của Carlos
trên 387 người cao tuổi THA tại Tây Ban
Nha thì chỉ uống thuốc hạ áp buổi sáng
làm tăng tỉ lệ mất trũng huyết áp với p <
0,001 [1].
Về mặt lý thuyết việc sử dụng tất
cả các thuốc hạ áp 1 lần vào buổi sáng chỉ
phù hợp đối với những bệnh nhân có trũng
huyết áp và những thuốc hạ áp này có khả
năng kiểm sốt huyết áp hiệu quả trong
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
vịng 24 giờ. Một vài thuốc hạ áp được
khuyến cáo dùng 1 lần trong ngày thì tác
dụng tương đối ngắn và vấn đề này khơng
thể giải quyết đơn giản bằng việc tăng liều
thuốc để kéo dài tác dụng của nó vì khả
năng sẽ làm tăng nguy cơ tụt huyết áp tại
thời điểm mà nồng độ thuốc đạt đỉnh tác
dụng, đặc biệt trên người cao tuổi. Hơn thế
nữa, tại Việt Nam hầu hết bệnh nhân được
kê đơn thuốc hạ áp theo chế độ bảo hiểm
xã hội với chất lượng và hiệu quả kiểm
soát huyết áp của những thuốc này còn là
một vấn đề đáng quan tâm.
4.3. Liên quan tổn thương một
số cơ quan đích với mất trũng huyết áp
Dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh chung: Trong nghiên cứu này, chúng
tôi thấy mất trũng huyết áp làm tăng nguy
cơ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
chung gấp 6,1 lần với khoảng tin cậy 95%:
1,37 – 27,39 và p = 0,018. Kết quả này
tương đồng với nghiên cứu của tác giả
Kotruchin với OR = 1,4, khoảng tin cậy
95%: 0,79 – 1,69, p < 0,025 [3]. Như vậy,
mất trũng huyết áp là một yếu tố làm gia
tăng áp lực lên thành động mạch cả ngày
lẫn đêm và giảm khả năng thư giãn mạch
máu dẫn đến cơ chế bù trừ ảnh hưởng đến
sự bất thường độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh.
5. KẾT LUẬN
Tỉ lệ mất trũng huyết áp trên nam
giới cao tuổi THA điều trị nội trú tại Bệnh
viện 175 rất cao, 85,7%. Qua phân tích đơn
biến chúng tơi cũng ghi nhận thấy: Béo
phì, bệnh thận mạn, số loại thuốc huyết áp
và thời gian uống thuốc huyết áp có liên
quan đến mất trũng huyết áp với p <0,05.
Và mất trũng huyết áp có liên quan đến
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
chung (OR = 6,1, khoảng tin cậy 95%:
1,37 – 27,39 và p = 0,018).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carlos C., Hermida R C., et
al (2004), “Prevalence of non-dipper
blood pressure pattern in elderly patients
with essential hypertension as a function
of circadian time of antihypertensive
treatment”, Am J Hyperten., 17, pp. 43-4.
2. Furuäng L., Siennicki-Lantz A.,
et al (2011), “Reduced cerebral perfusion
in elderly men with silent myocardial
ischaemia and nocturnal blood pressure
dipping”, Atherosclerosis, 214 (1), pp.
231-6.
3. Kario K., Matsuo T., et al
(1996), “Nocturnal fall of blood pressure
and silent cerebrovascular damage in
elderly hypertensive patients: Advanced
silent cerebrovascular damage in extreme
dippers”, Hypertens, 27 (1), pp. 130-5.
4. Kotruchin P, Hoshide S, Kario
K, et al (2018), “Carotid atherosclerosis and
the association between nocturnal blood
pressure dipping and cardiovascular events”,
J Clin Hypertens, 30 (3), pp. 450-5.
5. Phạm Thị Tây Thi (2017), Khảo
sát biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân
tăng huyết áp > 60 tuổi đang điều trị tại
27
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020
BV Bạch Mai, Luận văn Chuyên khoa 2,
Đại Học Y Hà Nội.
6. Piepoli M F., et al (2016), “ 2016
European Guidelines on cardiovascular
disease prevention in clinical practice: The
Sixth Joint Task Force of the European
Society of Cardiology and Other Societies
on Cardiovascular Disease Prevention
in Clinical Practice Developed with the
special contribution of the European
Association for Cardiovascular Prevention
& Rehabilitation (EACPR) “, Eur Heart J,
37 (1), pp. 2315-81.
7. Sierra A., et al (2009),
“Prevalence and factors associated with
circadian blood pressure patterns in
hypertensive patients”, Hypertension, 53
(3), pp. 466-72.
28
8. Trần Thị Bích Liên (2011),
“Biến thiên huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi
tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động
24 giờ tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ”,
Tạp chí Y Dược học, 1, tr. 58.
9. Nguyễn Lân Việt (2015), Kết
quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn
quốc giai đoạn 2015-2016, Hội nghị tim
mạch Việt Nam 2015.
10. Xu H., Huang Xiaoyan, et al
(2015), “Albuminuria, renal dysfunction
and circadian blood pressure rhythm in
older men: A population-based longitudinal
cohort study”, Clin Kidney J, 8 (5), pp.
560-6.