Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.8 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI


LÊ THANH DUYÊN



XÁC ðỊNH TỈ LỆ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC







HÀ NỘI - 2008

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI


Lấ THANH DUYấN





xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức cấp cứu
bệnh viện nhi trung ơng

Chuyờn ngnh : Nhi khoa
Mó s : 60.72.16


LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Phm Vn Thng



H NI - 2008
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn này cho phép tôi ñược gửi lời cảm ơn
tới: ðảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng ðào tạo sau ñại học Trường ðại học Y
Hà Nội. Ban lãnh ñạo Bệnh viện Nhi Trung ương, tập thể Bác sĩ, ðiều dưỡng
khoa Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng khác của Bệnh viện Nhi Trung ương
ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học và làm luận
văn tốt nghiệp.
Với tất cả tấm lòng kính trọng, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô
trong Bộ môn Nhi Trường ðại học Y Hà Nội. Các thầy cô trong Hội ñồng

thông qua ñề cương và Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp, những người ñã
cho tôi nhiều ý kiến quý báu ñể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến: PGS.TS. Phạm Văn Thắng là
người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi, ñã giành nhiều thời gian, công sức, tận
tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo Sở Y tế Hải Dương, ðảng ủy, Ban
lãnh ñạo Bệnh viện ña khoa tỉnh Hải Dương. Tập thể Bác sĩ, ðiều dưỡng
khoa Nhi Bệnh viện ña khoa tỉnh Hải Dương là cơ quan chủ quản ñã tạo mọi
ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia ñình, bạn bè, ñồng
nghiệp ñã ñộng viên, chia sẻ, tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Lê Thanh Duyên
LỜI CAM ðOAN




Tôi xin cam ñoan ñề tài nghiên cứu “Xác ñịnh tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh
viện và một số yếu tố liên quan tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi
Trung ương” là ñề tài do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu là hoàn toàn
trung thực và chưa từng ñược công bố.

Tác giả
Lê Thanh Duyên


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BN Bệnh nhân
BV Bệnh viện
CDC Center for Disease Control
(Trung tâm kiểm soát bệnh tật của- Hoa Kì)
CFU Colony Forming Unit ( ñơn vị khuẩn lạc )
CS Cộng sự
ðTTC ðiều trị tích cực.
HSCC Hồi sức cấp cứu
KS Kháng sinh
NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện
NKQ Nội khí quản
NNIS National Nosocomial Infection Surveillance System
(Hệ thống giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia của Hoa Kì)
VK Vi khuẩn
1

ðẶT VẤN ðỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay ñang ñược các nhà y học trong và
ngoài nước quan tâm một cách ñặc biệt. ðây là những nhiễm khuẩn mắc phải
tại các cơ sở y tế xảy ra ở các BN nằm viện, không có biểu hiện triệu chứng
hay ủ bệnh vào thời ñiểm nhập viện [28], [38], [43], [76].
Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xảy ra ở những BN có nguy cơ cao
như: bệnh nặng, trẻ ñẻ non, BN nằm trong các ñơn vị chăm sóc ñặc biệt,
…[57]. NKBV ở các khoa ðTTC thường cao hơn các khoa khác từ 2- 5 lần, tỉ
lệ NKBV ở ðTTC trung bình là 9,2% và NKBV ngày càng trở lên ñặc biệt
nghiêm trọng [1].
Nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian ñiều trị [20], [21], [43],
tăng tỉ lệ tử vong [29], [31], [32], [36], [39], [52], [67], tăng mức chi phí cho
y tế và làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế [43]. Tại Hoa Kì, ước tính

NKBV làm kéo dài thời gian ñiều trị lên 4 ngày, phải chi thêm cho mỗi
trường hợp nhiễm khuẩn là 2100 ñô la [43], là nguyên nhân của 99000 trường
hợp chết mỗi năm [32]. Hàng năm Hoa Kì phải chi tới 5- 10 tỉ USD cho việc
mua KS và thời gian nằm viện kéo dài do các bệnh NKBV gây ra [1].
Các VK gây NKBV thường gặp trong các ñơn vị ðTTC nhiều nhất là
VK gram âm như: E.coli, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Pseudomonas.
Các VK gram dương chiếm khoảng 20% trong các NKBV, Staphylococcus là
tác nhân gây bệnh hay gặp nhất sau ñó ñến Streptococci và Enterococci [1].
Các VK này có ñặc ñiểm chung là tính kháng thuốc ngày càng tăng. Theo số
liệu của Hệ thống giám sát NKBV quốc gia Hoa Kì (NNIS), S.aureus kháng
methycillin là 59,5%, Enterococus kháng vancomycin 28,5%, K.pneumoniae kháng
cephalosporin thế hệ ba 20,6%, P.aeruginosa kháng imipenem 21,1% [62].
2

Nhìn chung tỉ lệ NKBV ở trẻ em thấp hơn ở người lớn. NKBV cao nhất
ở trẻ sơ sinh, thấp nhất ở lứa tuổi vị thành niên [58]. Tại Việt Nam theo một
số nghiên cứu trên trẻ em NKBV vẫn mắc tỉ lệ cao: nghiên cứu của Hoàng
Trọng Kim và cộng sự tại khoa HSCC Bệnh viện Nhi ðồng I, tỉ lệ NKBV
chiếm 19,6% [12]; một ñiều tra ngang vào 04/2005 tại BV Nhi Trung ương
thấy tỉ lệ NKBV là 12,1%, trong ñó cao nhất ở khoa HSCC và sơ sinh [4].
ðặc ñiểm NKBV khác nhau giữa các ñịa phương, giữa các thời ñiểm.
Việc sử dụng KS tràn lan như hiện nay sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các
chủng VK kháng thuốc. Vì vậy NKBV luôn mang tính thời sự, luôn ñược sự
quan tâm của các nhà y học. Nghiên cứu NKBV ở các khu vực khác nhau, ở
các mốc thời gian khác nhau giúp ta hiểu ñược những nét ñặc thù riêng của
NKBV tại khu vực ñó, từ ñó xây dựng ñược phác ñồ riêng biệt, ñặc trưng
giúp khống chế, giảm thiểu những tác hại do NKBV. Với quan ñiểm ñó chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài này với mục tiêu:
1 .Xác ñịnh tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, các vi khuẩn gây bệnh
thường gặp và tính kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nhận xét ñặc ñiểm lâm sàng, xét nghiệm và một số yếu tố liên quan
ñến nhiễm khuẩn bệnh viện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện ñược xác ñịnh là nhiễm khuẩn ñược phát triển
trong thời gian BN ñiều trị tại BV không có sự biểu hiện và ủ bệnh vào thời
ñiểm BN nhập viện [28], [38], [43], [76]. Nguyên nhân có thể do VK, virus và
kí sinh trùng.
Hầu hết các nhiễm khuẩn biểu hiện sau 48 giời kể từ khi nhập viện thì
ñược coi là NKBV ( thời kỳ ủ bệnh ñặc trưng ). Tuy nhiên thời kỳ ủ bệnh có
thể thay ñổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và tùy thuộc vào BN. Vì vậy
mỗi nhiễm khuẩn phải ñược ñánh giá riêng biệt và gắn liền với quá trình ñiều
trị tại BV [38].
Các tình huống ñặc biệt sau ñược coi là NKBV: (1) các bằng chứng
lâm sàng ghi nhận từ quan sát trực tiếp vị trí nhiễm khuẩn (ví dụ như vết
thương ) hoặc tổng hợp các thông tin ghi lại từ BN về lâm sàng hoặc các bảng
biểu theo dõi, (2) bác sĩ hoặc phẫu thuật viên chẩn ñoán nhiễm khuẩn ghi
nhận từ quan sát trực tiếp trong quá trình phẫu thuật, trong nội soi hoặc các
nghiên cứu chẩn ñoán khác hoặc từ các ñánh giá lâm sàng là một tiêu chuẩn
có thể chấp nhận, trừ khi có bằng chứng thuyết phục ñể bác bỏ, (3) nhiễm
khuẩn sơ sinh do hậu quả khi lọt qua ñường dưới [76].
Nhiễm khuẩn trong các trường hợp sau thì không ñược xem là do BV:
(1) nhiễm khuẩn có liên quan ñến biến chứng hoặc lan rộng của một ổ nhiễm

khuẩn ñã sẵn có từ lúc nhập viện, trừ khi có sự thay ñổi về tác nhân hoặc triệu
4

chứng gợi ý mắc phải một nhiễm khuẩn mới; (2) ñối với trẻ sơ sinh, một
nhiễm khuẩn ñược biết hoặc ñược chứng minh là mắc phải qua rau thai
(Toxoplasmosis, Rubella, Herpes simplex, Cytomegalovirus, …) và biểu hiện
rõ ràng ≤48 giờ sau sinh; (3) sự hoạt ñộng trở lại của một nhiễm khuẩn tiềm
tàng (Herpes zoster, Syphylis, Tuberculosis…) [76].
Các tình trạng sau không ñược coi là nhiễm khuẩn: (1) sự cư ngụ của
VK trên da, niêm mạc, các vết thương hở, các dịch tiết mà không gây ra các
dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng; (2) các phản ứng viêm do ñáp ứng của mô
với tổn thương hoặc kích thích không nhiễm khuẩn như hóa chất [76].
1.2. Lịch sử nhiễm khuẩn bệnh viện
Thuật ngữ NKBV ( Nosocomial Infection ) có nguồn gốc từ tiếng Hi
Lạp: nosos có nghĩa là bệnh, komeion nghĩa là chăm sóc. Lịch sử của NKBV
gắn liền với sự phát triển của BV. Các BV ở Châu Âu thời kì Trung Cổ và
Phục Hưng quá ñông ñúc và không hợp vệ sinh, trẻ em phải chịu hậu quả của
các bệnh truyền nhiễm lan truyền trong các BV trong thời kì này. Tới thế kỉ
XVIII và XIX các kiến thức thô sơ về NKBV ở bệnh nhi bắt ñầu ñược hình thành.
ðầu thế kỉ XX người ta quan tâm tới việc nghiên cứu các nhiễm khuẩn
chéo trong BV như: sởi, thủy ñậu, ho gà, bạch hầu, … ñặc biệt trong các
phòng chăm sóc sơ sinh và ñưa ra các biện pháp can thiệp ñể giảm thiểu vấn
ñề này [43].
Sự bùng nổ của nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng (S.aureus) ở trẻ sơ sinh
nằm viện ñã ñược ghi nhận từ cuối thế kỉ XIX và ñầu thế kỉ XX. Tới thập niên
50 và 60 của thế kỉ XX các vụ dịch lớn trong BV do tụ cầu vàng ñã lôi cuốn
sự chú ý ñặc biệt. Nhiễm khuẩn do tụ cầu là nguyên nhân quan trọng gây
bệnh tật và tử vong, ñặc biệt trong các phòng chăm sóc sơ sinh [43].
5


Năm 1934, cuộc họp chính thức ở Stockholm ñã cung cấp bằng chứng
NKBV là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ em nằm viện một cách
ñáng kể [43].
Năm 1970, một chương trình theo dõi và kiểm soát NKBV ñược thành
lập tại BV Trẻ em ở Boston và các số liệu mới về nghiên cứu NKBV quốc gia
ñược báo cáo ở trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC). Tỉ lệ mới mắc của
NKBV là 4,6%. S.aureus là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng hơn 60% là
trực khuẩn gram âm bao gồm P.aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), E.coli,
Klebsiella, Enterobacter, Proteus, Serratia [43].
Những tiến bộ về chẩn ñoán virus vào những năm 70 của thế kỷ XX
cho thấy NKBV do virus là nguyên nhân quan trọng nhất là ở bệnh nhi. Virus
hợp bào hô hấp và Rotavirus ñược phát hiện trở thành vấn ñề lớn, ñặc biệt
trong các phòng ñiều trị nhi khoa [43].
Các VK ngày càng trở lên kháng thuốc như: S.aureus kháng
methicillin, Enterococci kháng vancomycin và trực khuẩn gram âm tiết β-
lactamase phổ rộng ngày càng trở lên phức tạp. Ngoài ra, còn có sự gia tăng
của nhiễm khuẩn do nấm như Candida và Aspergillus. Những nguy cơ của
nhiễm khuẩn ñường máu do HIV, viêm gan B,C ñối với BN và nhân viên y tế
cũng ñã ñược ghi nhận [43].
1.3. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các ñơn vị ðTTC trên thế giới
Tỉ lệ NKBV thay ñổi theo tuổi, các quốc gia khác nhau, các ñơn vị
chăm sóc BN khác nhau. Nhưng nhìn chung tỉ lệ NKBV ở trẻ em thấp hơn ở
người lớn. Ở trẻ em, cao nhất ở trẻ sơ sinh [58], ñặc biệt trẻ càng thấp cân
6

NKBV càng cao [25]; thấp nhất ở lứa tuổi vị thành niên [58]. NKBV ñã trở
lên ñặc biệt nghiêm trọng ở các ñơn vị ðTTC, nơi có tỉ lệ cao hơn nhiều so
với những khoa khác [45], [65]. Các ñơn vị hồi sức là một môi trường thuận
lợi cho NKBV phát triển. Những tình trạng bệnh lý nặng gây tổn thương ñến

khả năng miễn dịch của cơ thể (tiểu ñường, suy thận, sốc, các thuốc ức chế
miễn dịch,…), kết hợp với các biện pháp ñiều trị tăng cường bao gồm việc sử
dụng các kĩ thuật chẩn ñoán và ñiều trị xâm nhập (ống thông tĩnh mạch trung
tâm hoặc ñộng mạch, thông tiểu, ống NKQ,… ) ñã loại bỏ một loạt các cơ chế
bảo vệ tự nhiên của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở các BN hồi sức [1].
Tại Mĩ, nghiên cứu với số liệu tổng hợp từ 61 ñơn vị ðTTC nhi trong
thời gian từ 1992 ñến 1997 cho thấy tỉ lệ NKBV là 5,68% ;trong ñó nhiễm
khuẩn máu chiếm 28%, là nhiễm khuẩn phổ biến nhất; viêm phổi 21%;
nhiễm khuẩn tiết niệu 15% [61], [74]. Trong ñó hơn 70% xảy ra ở trẻ < 5 tuổi
và hầu hết (39%) xảy ra ở trẻ < 2 tháng tuổi [74].
Một nghiên cứu ở 17 nước Tây Âu, tỉ lệ NKBV ở các ñơn vị ðTTC là
20,6%, viêm phổi chiếm 46,9%, nhiễm khuẩn máu 12%, nhiễm khuẩn tiết
niệu 17,6% [79].
Tại Ấn ðộ, một nghiên cứu ở Mumbai cho thấy tỉ lệ NKBV trong ñơn
vị ðTTC nhi là 27,3%, trong ñó nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm tỉ lệ cao nhất là
56,52%, tiếp ñến nhiễm khuẩn ñường hô hấp (34,78%) và nhiễm khuẩn liên
quan ñến ống thông nội mạch (10,52%) [24].
Nghiên cứu tại ñơn vị ðTTC sơ sinh ở Hàn Quốc, tỉ lệ NKBV là
30,3%. Trong ñó viêm phổi là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm 28%, nhiễm
khuẩn máu 26%, viêm kết mạc 22%. Nguyên nhân gây bệnh chính là VK
7

gram dương như S.aureus, Coagulase negative Staphylococci (NC
Staphylococci- tụ cầu không ñông huyết tương) [44].
Tại Thổ Nhĩ Kì, qua khảo sát 56 ñơn vị ðTTC, tỉ lệ NKBV hiện mắc là
48,7%. Viêm phổi và nhiễm khuẩn ñường hô hấp dưới chiếm 28%, nhiễm
khuẩn máu 23,3%, nhiễm khuẩn ñường tiểu 15,7% [70].
1.3.2. Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam
Tại Việt Nam, do ñiều kiện kinh tế còn hạn chế, các cơ sở y tế trang
thiết bị còn nhiều thiếu thốn, nhận thức của nhân viên y tế chưa ñược ñầy ñủ

do ñó là ñiều kiện phát sinh, phát triển NKBV.
Qua ñiều tra tình hình NKBV tại một số BV thuộc Sở y tế Thành phố
Hà Nội, tỉ lệ NKBV là 10%. Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết mổ và
nhiễm khuẩn tiêu hóa là 3 loại nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất theo trình tự
là: 36,5%, 29,9% và 19,6%. Tỉ lệ NKBV cao nhất ở khoa HSCC (25,8%), cao
hơn so với những khu vực khác [19].
Nghiên cứu tại khoa ðTTC Bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ NKBV là 20,9%,
viêm phổi chiếm 64,8%, nhiễm khuẩn tiết niệu 18%, nhiễm khuẩn ống thông
tĩnh mạch 10,5%, nhiễm khuẩn huyết 6,3% [3]. Một nghiên cứu khác cũng tại
Bệnh viện Bạch Mai năm 2005 tỉ lệ NKBV trong toàn bệnh viện là 6,7%,
trong ñó 74,4% là nhiễm khuẩn hô hấp, 41,7% tổng số nhiễm khuẩn tập
chung tại khu vực HSCC [18].
Tại BV Chợ Rẫy, nghiên cứu của Võ Hồng Lĩnh tại khoa Săn sóc ñặc
biệt, NKBV thường gặp nhất là viêm phổi (27,3%), kế ñến là nhiễm khuẩn vết
mổ (17,1%), nhiễm khuẩn huyết nguyên phát (11,9%) và nhiễm khuẩn ñường
8

tiểu (9,8%), tần xuất NKBV chung của 4 loại nhiễm khuẩn là 53,2/ 1000
ngày- BN [14].
Nghiên cứu của Trần Quốc Việt tại khoa Hồi sức tích cực BV 175, tỉ lệ
NKBV là 19,3%, trong ñó tỉ lệ nhiễm khuẩn ở các vị trí phổi phế quản, ñường
tiết niệu, ống thông tĩnh mạch trung tâm và nhiễm khuẩn huyết lần lượt là
64,3%, 24,7%, 6% và 5% [21].
Trong lĩnh vực ngoại khoa, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích cho
thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 4,2% [2]. Nghiên cứu của Hoàng Hoa
Hải và CS tại khoa ngoại BV Chợ Rẫy, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm
14,3% [6].
Các nghiên cứu trên bệnh nhi cho thấy tỉ lệ khác nhau ở từng vị trí ñịa
lí, từng thời ñiểm. Nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và CS tại khoa Hồi sức
tăng cường BV Nhi ðồng I, tỉ lệ NKBV là 19,6% trẻ nhập khoa ðTTC, viêm

phổi BV chiếm tỉ lệ cao nhất (62,3%), kế ñến là nhiễm khuẩn tại vị trí ống
thông mạch máu (18%), nhiễm khuẩn huyết BV (16%) [12]. Một nghiên cứu
khác cũng tại BV Nhi ðồng I, tỉ lệ NKBV ở BN HSCC là 22,9%, trong ñó
viêm phổi BV cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (49,3%) [20]. ðiều tra của Khu Thị
Khánh Dung và CS tại BV Nhi Trung ương vào 04/2005, tỉ lệ NKBV hiện mắc là
12,1%, viêm phổi và nhiễm khuẩn hô hấp chiếm 72,7%, nhiễm khuẩn tiêu hóa
15,2%, nhiễm khuẩn máu 4,5%, nhiễm khuẩn tiết niệu 3%, nhiễm khuẩn vết mổ
1,5%, nhiễm khuẩn da 3%. HSCC và sơ sinh có tỉ lệ NKBV cao [4].
1.4. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh có thể từ nội sinh hoặc ngoại sinh. Tác nhân nội sinh xuất
phát từ các quần thể sống hội sinh ở da BN, ñường tiêu hóa hoặc hô hấp. Các
9

tác nhân ngoại sinh ñược lây truyền từ bên ngoài vào BN từ các nguồn bên
ngoài sau khi BN nhập viện [48], [76].
Nhiều yếu tố góp phần làm tăng sự nhậy cảm với nhiễm khuẩn ở BN
nằm viện như các bệnh làm tổn thương hệ thống miễn dịch, các thuốc ức chế
miễn dịch, tuổi quá cao hoặc quá thấp, các nguyên nhân làm tổn thương hàng
rào bảo vệ của vật chủ: tổn thương da, niêm mạc, bỏng, chấn thương, các thủ
thuật xâm nhập, các ống thông nội mạch, …[48].
ðặc ñiểm hệ VK nội sinh của BN có thể thay ñổi khi BN nhập viện.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi BN vào viện, hệ VK miệng hầu sẽ thay ñổi trở
thành phần lớn là trực khuẩn gram âm. Phân và da cũng trở thành nơi cư ngụ
của các VK bất thường. Vì vậy NKBV xảy ra do VK nội sinh có thể là các
VK mắc phải sau khi BN nhập viện [48].
Nguồn ngoại sinh gây NKBV bao gồm: nhân viên y tế, BN khác, người
nhà, môi trường nhiễm bẩn ( các trang thiết bị y tế, nước, không khí, ñôi khi
do thuốc ),… [48], [76].
1.5. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh
Có 5 ñường lây truyền chính của các tác nhân gây NKBV: qua tiếp xúc,

qua các giọt nhỏ, ñường không khí, qua thuốc, vector (vật trung gian truyền
bệnh). Một số tác nhân có thể lây truyền theo một hoặc nhiều con ñường khác
nhau [48].
Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra khi BN tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
với nguồn bệnh như: khi BN ñụng chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo
bẩn hoặc bàn tay của nhân viên y tế không ñược rửa sạch. Lây truyền qua tiếp
xúc là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất. Tác nhân theo con ñường
10

này bao gồm các VK ña kháng, các tác nhân ñường ruột như: Clostridium
difficile, Shigella, hoặc Rotavirus, các tác nhân ở da và mô mềm như:
S.aureus và Streptococcus pyogenes, các virus như: Adenovirus và Varicella-
zoster virus [48].
Lây truyền qua các giọt nhỏ: Các giọt ñờm nhỏ tiết ra khi BN ho, hắt
hơi, nói chuyện, qua các thiết bị xâm nhập vào ñường hô hấp như: hút ñờm,
nội soi phế quản. Các giọt nhỏ này chứa VK phân tán trong không khí và
ñọng lại trên kết mạc, niêm mạc mũi hoặc miệng BN. Các tác nhân lây truyền
theo con ñường này bao gồm: Haemophilus influenzae type B, Neisseria
meningitidis virus Influenza, Adenovirus, quai bị, Rubella, Parvovirus B19 [48].
Lây nhiễm qua ñường không khí xảy ra khi BN hít phải các giọt nhỏ
hoặc các hạt bụi bị nhiễm mầm bệnh. Các tác nhân hay gặp là Mycobacterium
tuberculosis, virus sởi, virus thủy ñậu [48].
Lây nhiễm qua dược phẩm khi thuốc hoặc dịch truyền bị
nhiễm mầm bệnh [48].
Lây nhiễm qua vector có thể xảy ra, nhưng thường hiếm ở
các nước phát triển [48].
1.6. Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp trong ñơn vị ðTTC
Trong các ñơn vị ðTTC, NKBV thường gặp là nhiễm khuẩn huyết,
viêm phổi và nhiễm khuẩn tiết niệu [28], [61], [74], [78]. Các thiết bị xâm
nhập là nguyên nhân chính ñe dọa sự an toàn cho người bệnh [78]. Các thiết

bị liên quan ñến nhiễm khuẩn trong các ñơn vị ðTTC hay gặp là: nhiễm
khuẩn liên quan ñến ống thông nội mạch, viêm phổi liên quan ñến thở máy,
nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ñến thông tiểu [28], [78].
11

1.6.1. Nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn liên quan ñến ống thông
1.6.1.1. Một số khái niệm
Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là nhiễm khuẩn có nguồn gốc từ các ổ
nhiễm khuẩn từ các nơi khác của cơ thể ( ñường tiết niệu, vết mổ, phổi, …),
loại này chiếm khoảng 30 – 40% nhiễm khuẩn huyết BV [48], [59].
Nhiễm khuẩn huyết không xác ñịnh ñược ñường vào cụ thể ñược gọi là
nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Nhiễm khuẩn huyết BV tiên phát có liên quan
hầu hết ñến các thiết bị nội mạch, khoảng 90% các thiết bị nội mạch liên quan
ñến ống thông tĩnh mạch trung tâm [48], [59].
Nhiễm khuẩn huyết liên quan ñến ống thông ñược xác ñịnh khi tác
nhân phân lập ñược từ máu giống với tác nhân cư trú tại ống thông ở cùng
thời ñiểm và không phải thứ phát do ổ nhiễm khuẩn nào khác có cùng căn
nguyên ñó [48], [59].
Nhiễm khuẩn liên quan ñến ống thông ñược xác ñịnh khi có các triệu
chứng sưng, nóng, ñỏ tại chỗ hoặc rút ra mủ từ ống thông, hoặc có ít nhất
15CFU ñược cấy bằng phương pháp bán ñịnh lượng ñầu ống thông [43], [48], [59].
1.6.1.2. Tần số
Tại Mĩ, ước tính hàng năm có khoảng 250000 người mắc nhiễm khuẩn
huyết BV, làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình lên 7 ngày và là nguyên
nhân của khoảng 62000 người chết hàng năm. Ở trẻ em, tỉ lệ mắc thay ñổi:
nghiên cứu ở Mĩ cho thấy nhiễm khuẩn huyết BV chiếm tỉ lệ cao nhất trong
các ñơn vị ðTTC nhi [61], [74]. Trong các ñơn vị ðTTC sơ sinh nhiễm
khuẩn huyết cũng phổ biến nhất [67], [68], [75]. Tại Việt Nam, nghiên cứu
của Khu Thị Khánh Dung nhiễm khuẩn huyết là 4,5% sau nhiễm khuẩn hô
12


hấp và nhiễm khuẩn tiêu hóa [4]; một nghiên cứu khác tỉ lệ là 27,3% sau viêm
phổi (49,4%) [20].
1.6.1.3. Nguyên nhân
Trong hai thập kỷ trước, sự gia tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết BV là do
trực khuẩn gram âm và Candida. Ở Hoa Kì, hầu hết các nhiễm khuẩn huyết
tiên phát do các nguyên nhân theo thứ tự là:

NC Staphylococci, S.aureus,
Enterococcus spp, Candida spp, E.coli và K.pneumoniae. Các nguyên nhân
gây nhiễm khuẩn huyết thứ phát thông thường bao gồm

E.coli, S.aureus,
K.pneumoniae, và P.aeruginosa [48]. Theo Sarvikivi E và CS thì các nguyên
nhân hay gặp là: NC Staphylococci (52%), S.aureus (7%) và Candida (6%)
[71]
.
Nghiên cứu tại BV St Louis Children’s Hospital, Staphylococcus là
nguyên nhân dẫn ñầu [46]. Theo Lakshmi và CS, K.pneumoniae là nguyên
nhân phổ biến nhất trong ñơn vị chăm sóc ñặc biệt nhi [53].
1.6.1.4. Sinh bệnh học
Hầu hết các nhiễm khuẩn phát sinh từ các VK ñịnh cư trên da BN. Tại
vị trí ñặt ống thông VK di chuyển dọc theo mặt ngoài ống thông ở dưới da rồi
vào máu [43], [48], [59]. Sự ñịnh cư của VK trong ống thông xảy ra khi lòng
ống bị nhiễm bẩn. Hai cơ chế trên phụ thuộc vào thời gian lưu ống thông.
Quan sát VK bằng kính hiển vi ñiện tử cho thấy trong 10 ngày ñầu các VK
ñịnh cư ưu thế ở mặt ngoài ống thông, trên 30 ngày các VK bên trong ống
thông phổ biến hơn [43], [59].
Vi khuẩn trên tay của nhân viên y tế có thể gây nhiễm bẩn ống thông ở
vị trí ñặt, hoặc nhiễm bẩn trong lòng ống trong quá trình thao tác thủ thuật

hoặc trong duy trì dịch truyền cho BN [43].
13

1.6.1.5. Lâm sàng và chẩn ñoán
Bệnh nhân có sốt, khám thấy có viêm, mưng mủ tại vị trí ñặt ống thông
[43], [54], [59]. Tuy nhiên, các biểu hiện tại chỗ bình thường không loại trừ
nhiễm khuẩn tại chỗ và hệ thống liên quan ñến ống thông. Tìm các dấu hiệu
nhiễm khuẩn cơ quan, tổ chức như: võng mạc, da, xương, gan, thận, lách,
phổi, các rối loạn chức năng cơ quan gây ra do lắng ñọng phức hợp miễn dịch
[43]. BN nhiễm khuẩn huyết có thể có các biểu hiện sốt, rét run, hạ nhiệt ñộ,
thở nhanh, hạ huyết áp, có thể lú lẫn. Ở trẻ sơ sinh: ngừng thở, nhịp tim chậm
có thể là triệu chứng nổi bật [59]. Biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết có thể ở
các mức ñộ khác nhau như: hội chứng ñáp ứng viêm hệ thống, tình trạng
nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn[43]. Những BN mang
ống thông nội mạch có sốt và không có biểu hiện nhiễm khuẩn ở vị trí nào
khác có giá trị tiên ñoán nhiễm khuẩn máu liên quan ñến ống thông. Tuy
nhiên trong số các BN có mang ống thông ở khoa ðTTC xuất hiện sốt, có tới
75- 80% không liên quan ñến nhiễm khuẩn ống thông [59].
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn liên quan ñến ống thông cần lấy mẫu bệnh
phẩm từ ống thông và từ máu tĩnh mạch ngoại biên nuôi cấy trước khi liệu
pháp KS ñược thực hiện. Cấy máu dương tính lặp lại gợi ý một nhiễm khuẩn
nội mạch. Sự tồn tại dai dẳng của VK trong máu sau khi dời bỏ ống thông gợi
ý viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc viêm nội tâm mạc. Nguy cơ viêm nội tâm
mạc cao nhất ở BN có catheter Swan-Ganz và thấp ở các catheter ngoại biên
[54]. Siêu âm rất có ích ñể phát hiện các huyết khối mạch máu hoặc sự hình
thành các nốt sùi trong tim. Ở người trưởng thành siêu âm qua thực quản làm
tăng khả năng phát hiện các nốt sùi trong tim, trẻ em khó khăn hơn thường
ñòi hỏi phải gây mê trước khi siêu âm [54].
14


Kĩ thuật cấy bán ñịnh lượng ñầu ống thông thường ñược thực hiện ñể
chẩn ñoán nhiễm khuẩn liên quan ñến ống thông, chẩn ñoán dương tính khi
VK mọc trên 15CFU ở môi trường thạch [43], [48], [54], [59]. Một phương
pháp khác ít sử dụng là cấy ñịnh lượng VK bằng cách cho ñầu ống thông vào
dịch lỏng và ñánh bật các VK ra nhờ sử dụng năng lượng sóng âm [54], [59].
1.6.1.6. ðiều trị
ðiều trị nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn liên quan ñến ống thông
phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của BN [34]. Nhiễm khuẩn tại chỗ có thể
xử lí bằng cách loại bỏ ống thông và chăm sóc tại chỗ [54]. Dùng KS theo
kinh nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết trong khi ñợi kết quả nuôi cấy
[34], [43], [54], cần dựa trên tần số hay gặp và mức nhạy cảm của tác nhân
gây NKBV [21]. Trong hầu hết các trường hợp nên dùng KS có hiệu quả với
VK gram dương (S.aureus, NC Staphylococcus) như: oxacillin, vancomycine
[34], [43], [54], kết hợp với KS có hiệu lực với VK gram âm như
aminoglycoside hoặc cephalosporin thế hệ 3 [43], [54]. Một số bác sĩ muốn
hạn chế sử dụng vancomycin, chỉ sử dụng vancomycin khi tác nhân gây bệnh
ñược ghi nhận. Do ñó lựa chọn KS ban ñầu là ñiều trị các VK gram âm bao
gồm cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với aminoglycoside. Bởi vì nguyên nhân
do VK gram âm sẽ gây tử vong nhanh chóng [18]. Kháng sinh chống nấm
ñược sử dụng từ ñầu trong số ít trường hợp khi có nghi ngờ khả năng nấm
huyết cao như: BN bị bệnh rất nặng, có sự xâm nhập của Candida ở BN ñang
dùng KS phổ rộng [34], [43].
1.6.1.7. Dự phòng các nhiễm khuẩn liên quan ñến ống thông nội mạch
Hình thức ñơn giản nhất ñể làm giảm nhiễm khuẩn liên quan ñến ống
thông nội mạch là tránh ñặt ống thông. Tuy nhiên nếu ống thông cần thiết
15

phải ñặt, nhiều biện pháp thực hành có thể làm giảm nhiễm khuẩn như thực
hiện vô khuẩn chặt chẽ (mang găng vô khuẩn, áo choàng dài tay vô khuẩn,
mang mặt nạ, mũ, khăn vô khuẩn, …), vô khuẩn da trước khi ñặt ống thông

rất quan trọng. Chăm sóc ống thông rất cần thiết ñể phòng ngừa nhiễm
khuẩn, tỉ lệ nhiễm khuẩn sẽ giảm nếu ñược chăm sóc bởi nhân viên có tay
nghề [54].
1.6.2. Viêm phổi bệnh viện
1.6.2.1. Tỉ lệ mắc và tử vong
Theo số liệu của hệ thống giám sát NKBV quốc gia Hoa Kì (NNIS),
nhìn chung ở người lớn, viêm phổi BV là nguyên nhân phổ biến nhất trong
các ñơn vị ðTTC. Viêm phổi chủ yếu gặp ở BN ñặt NKQ và thở máy, gọi là
viêm phổi liên quan ñến thở máy [59]. Tại Mĩ, viêm phổi chiếm khoảng 15%
tất cả các NKBV [48], là nguyên nhân gây tỉ lệ tử vong cao nhất trong các
NKBV chiếm tới 30% [28], [48]. Làm kéo dài thời gian nằm viện lên 9 ngày,
chi phí ước tính trên 1,2 tỉ ñô la hàng năm [48]. Cũng theo NNIS, tỉ lệ viêm
phổi ở trẻ em thấp hơn ở ñơn vị ðTTC 5,9 trường hợp cho 1000 ngày thở
máy (người trưởng thành là 9,4), là nguyên nhân ñứng thứ hai trong tất cả các
nhiễm khuẩn sau nhiễm khuẩn máu [28], [35] chiếm 20,4% [46]. Tuy nhiên,
tỉ lệ mắc viêm phổi BV rất khác nhau theo các nghiên cứu. Nghiên cứu tại BV
trẻ em St Louis Children’s Hospital, tỉ lệ viêm phổi liên quan ñến thở máy là
3,3% [27]; một nghiên cứu tại Ấn ðộ, tỉ lệ viêm phổi BV là 30,4% [64].
Tại Việt Nam, viêm phổi BV ñứng hàng ñầu trong các loại NKBV cả
trên người lớn và trẻ em [3], [4], [14], [20]. Tỉ lệ mắc viêm phổi BV ở trẻ em
cũng thay ñổi. Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy và Hoàng Trọng Kim tỉ lệ viêm phổi
trên BN ñược thông khí nhân tạo là 46,7% tại khoa HSCC BV Nhi ðồng I
16

[16]. Một nghiên cứu khác tại khoa HSCC BV Nhi Trung ương, tỉ lệ viêm
phổi mắc phải sau ñặt ống NKQ ở trẻ em là 68 % [15].
1.6.2.2. Nguyên nhân
Viêm phổi BV thường do nhiều tác nhân, bao gồm cả VK gram dương
và VK gram âm. Phần lớn các tác nhân phân lập ñược là VK gram âm bao
gồm P.aeruginosa, Enterobacter, Klebsiella [49], [52]; S.aureus là VK gram

dương gây bệnh chính [28], [43], [48]; Haemophilus influenzae cũng là
nguyên nhân gây viêm phổi BV [43], [48]; Candida cũng phân lập ñược trong
số ít các trường hợp [43]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy
và Hoàng Trọng Kim thì VK gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn gram âm trong
ñó ñứng ñầu là Acinetobacter [16]. Nghiên cứu của Vũ Văn Ngọ thì Klebsiella là
nguyên nhân thường gặp nhất, ñứng thứ hai là P.aeruginosa [15].
1.6.2.3. Sinh bệnh học
Vi khuẩn gây viêm phổi có thể lan truyền theo ñường máu, có thể do
BN hít phải các hạt khí dung có mầm bệnh hoặc hít các giọt nhỏ
(microaspiration) nhiễm bẩn từ vùng hầu họng [28], [48], [59]. Phần lớn viêm
phổi là do BN hít phải tác nhân gây bệnh ñịnh cư ở ñường hô hấp trên hoặc
ñường tiêu hóa do sự trào ngược dịch dạ dày vào ñường hô hấp. Nghiên cứu
thấy rằng các VK ñường tiêu hóa có liên quan tới sự xâm nhập vào ñường hô
hấp ở BN thông khí nhân tạo (Enterobacteriaceae và VK gram dương cư trú
ở ñường hô hấp vài giờ sau ñặt ống NKQ). Hít các giọt nhỏ có chứa VK vào
khí quản ñược cho rằng là cơ chế sinh bệnh chính [28], [43], ñặc biệt 96 giờ
sau ñặt NKQ [28]. Các chất tiết có thể bị hít vào ñường hô hấp dưới ở BN
thông khí nhân tạo trong lúc thay ñổi tư thế hoặc trong quá trình tháo cuff của
17

ống NKQ. Ở bệnh nhi, ống NKQ thường là không cuff do ñó luôn luôn tiềm
ẩn nguy cơ hít vào ñường hô hấp [43].
Trong dạ dày pH bình thường từ 1 ñến 2, vì vậy niêm mạc dạ dày
không thuận lợi cho sự phát triển của VK. Việc sử dụng các thuốc kháng
histamin ở thụ thể H
2
và các thuốc kháng a-xit khác ñể dự phòng loét dạ dày
do stress ở BN hồi sức tạo thuận lợi cho sự phát triển của VK ở ñường dạ dày
ruột [28], [43], [59] và thường là VK gram âm. VK di chuyển ngược chiều
vào ñường hô hấp trên và ñược hít vào ñường hô hấp dưới gây viêm phổi

[59]. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì VK cư ngụ ở vùng hầu họng có vai
trò quan trọng hơn VK ở dạ dày trong cơ chế sinh bệnh của viêm phổi liên
quan ñến thở máy [59] và viêm phổi liên quan ñến thở máy ở BN hít phải các
hạt khí dung bị nhiễm bệnh cũng ít phổ biến hơn sự liên quan của VK cư trú
tại vùng hầu họng [43].
Nhiễm khuẩn ñường hô hấp do nấm như Aspergillus, Candida xuất
hiện chủ yếu ở BN giảm bạch cầu hạt ñặc biệt ở những BN ghép tủy xương.
Sự hít trực tiếp các bào tử nấm là cơ chế chính của nhiễm khuẩn này [28].
Virus cũng là nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi có nguồn gốc
ngoại sinh và có khả năng lan truyền rộng trong BV. Có nhiều loại virus, bao
gồm: Adenovirus, Influenza, virus quai bị, Parainfluenza virus, vius hợp bào
hô hấp (RSV), Rhinoviruses, Varicella-zoster virus,…có thể gây viêm phổi.
Trong các tác nhân virus, phương thức lây truyền của RSV ñược nghiên cứu
nhiều hơn cả, niêm mạc mũi và kết mạc là ñường vào chính. Nhiễm khuẩn từ
sự tiếp xúc trực tiếp và không trực tiếp qua các ñồ vật nhiễm bệnh cùng với
chất tiết có chứa RSV. Tay bị nhiễm bẩn có chứa RSV là nguyên nhân quan
trọng nhất [43].
18

1.6.2.4. Lâm sàng và chẩn ñoán
Viêm phổi do VK thường chẩn ñoán khó. Các triệu chứng của viêm
phổi bao gồm: sốt, ho, ñờm mủ, hình ảnh thâm nhiễm mới trên phim X-
quang. Trên BN thông khí nhân tạo theo kinh nghiệm, dấu hiệu khởi ñầu của
viêm phổi là khi có hình ảnh thâm nhiễm mới trên phim X-quang kết hợp với
sốt, ñờm mủ hoặc tăng chất tiết ñường hô hấp, tăng bạch cầu trung tính hoặc
chuyển trái theo phương pháp ñếm Arneth, giảm ñộ bão hòa oxy không giải
thích ñược rất có ích trong chẩn ñoán. Soi tìm VK bằng phương pháp nhuộm
Gram và cấy chất tiết ñường hô hấp thường ñược sử dụng ñể hỗ trợ chẩn ñoán [28].
Chẩn ñoán tin cậy khi các bệnh phẩm ñược lấy qua nội soi phế quản,
sinh thiết phổi, lấy bằng chổi quét có bảo vệ, hút qua ống NKQ,…Các VK

phân lập ñược có thể không giúp ñược cho kết luận cuối cùng bởi vì chúng có
thể là nguyên nhân viêm phổi hoặc chỉ có thể là sự cư ngụ của VK. Sử dụng
các tiêu chuẩn lâm sàng cùng với tăng tiết ñờm dãi hoặc cấy NKQ có giá trị
ñặc hiệu không cao trong chẩn ñoán viêm phổi. Phương pháp chẩn ñoán xâm
nhập như rửa phế quản phế nang và cấy ñịnh lượng có thể giữ vai trò quan
trọng trong chẩn ñoán viêm phổi ở BN ñược ñặt NKQ nhưng phương pháp
này ít ñược dùng ở trẻ em [28].
Viêm phổi do nấm hay gặp ở BN có tổn thương hệ thống miễn dịch
như nấm Candida, Aspergillus. Những trẻ có bệnh như giảm bạch cầu trung
tính nặng cùng với bệnh máu ác tính, BN sốt kéo dài dùng KS phổ rộng, phần
nửa số này có thể bị viêm phổi do một trong các loại nấm trên. C.albicans là
nguyên nhân viêm phổi hay gặp nhất [28].
Chẩn ñoán viêm phổi do virus, chúng ta có thể cấy phân lập hoặc phát
hiện kháng nguyên virus ở ñường hô hấp kết hợp với dấu hiệu lâm sàng và
19

chiếu chụp có thể xác ñịnh chẩn ñoán. Các virus tiềm tàng có thể hoạt ñộng
trở lại như Herpes simplex, CMV, Adenovirus làm cho xác ñịnh nguyên nhân
có thể khó khăn hơn [28].
1.6.2.5. ðiều trị
ðiều trị theo kinh nghiệm trước khi có kết quả nuôi cấy. Ở những BN
phải thông khí nhân tạo những trường hợp này ñược xếp loại nặng, do ñó
thường kết hợp hai KS và KS ñược dùng có khả năng chống lại P.aeruginosa.
Vài nghiên cứu có sử dụng một thuốc có thể kết hợp ñược cùng với
cephalosporin thế hệ 3 hoặc carbapenem. Tuy nhiên kết quả còn phụ thuộc
vào tác nhân nghi ngờ. Imipenem-cilastatin tác dụng tốt chống lại nhiều VK
gây viêm phổi nhưng sẽ làm phát triển vấn ñề kháng thuốc khó giải quyết.
Ticarcillin-clavulanate ñã ñược sử dụng ñiều trị thành công viêm phổi ở BN
ðTTC. Piperacillin-tazobactam có hiệu quả như imipenem-cilastatin khi dùng
ñơn ñộc và piperacillin-tazobactam kết hợp với amikacin có hiệu lực như

ceftazidime phối hợp với amikacin ở một số nghiên cứu [28].
1.6.3. Nhiễm khuẩn liên quan ñến thông tiểu
1.6.3.1. Tần số
Nhiễm khuẩn tiết niệu là biến chứng phổ biến nhất của thông tiểu.
Viêm bàng quang ñơn ñộc thường hay gặp nhất nhưng viêm thận bể thận và
nhiễm khuẩn máu thứ phát có thể xảy ra. Sự nhiễm bẩn có thể xảy ra trong
khi làm thủ thuật hoặc VK ñi lên bên ngoài ống thông từ vùng ñáy chậu hoặc
túi nước tiểu nhiễm bẩn VK ñi lên theo lòng trong ống thông [54]. Nhiễm
khuẩn tiết niệu ñược phát hiện khoảng 11% trong tất cả các BN ñặt ống
thông. Theo số liệu của NNIS, khoảng 5,6 trường hợp trong 1000 ngày ñặt
thông tiểu [43]. Nhiễm khuẩn sẽ lên tới 25% ở những BN yêu cầu phải lưu
20

thông tiểu trên 7 ngày [39]. Nhiễm khuẩn bàng quang sẽ xảy ra nhanh chóng
khi hệ thống dẫn lưu ñược mở, lưu lượng nước tiểu ít hoặc ứ trệ nước tiểu
[54]. Chưa có số liệu về tỉ lệ nhiễm khuẩn ñường tiểu do các loại ống thông
khác nhau ở trẻ em. Theo kinh nghiệm của các tác giả nhiễm khuẩn hay gặp
khi thời gian lưu ống thông kéo dài, không liên quan ñến loại ống thông ñược
sử dụng [43].
1.6.3.2. Nguyên nhân
Vi sinh vật liên quan ñến nhiễm khuẩn ñường tiểu theo thống kê của
NNIS thì một phần tư là E.coli, các nguyên nhân khác hay gặp là các trực
khuẩn gram âm, Enterococcus, Candida [43], [54]. Nghiên cứu của Akkoyun
S, E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất 40,8%, tiếp sau là Candida spp 23%,
Enterococcus spp 11%, P.aeruginosa 7,6%, K.pneumoniae 6,8%,
Acinetobacter spp 4,2% [26]. Bệnh nhân sử dụng KS có nguy cơ nhiễm VK
kháng thuốc cao và nấm [54]. Một nghiên cứu trong 55 ñơn vị ðTTC ở 8
quốc gia thì Enterobacteriaceae chiếm tới 44 % nhiễm khuẩn liên quan ñến
thông tiểu, Candida spp 30%, Acinetobacter 4% [78]. Nghiên cứu tại khoa
ðTTC BV Bạch Mai và BV Chợ Rẫy thì Candida là nguyên nhân thường gặp

nhất, ñứng thứ hai là các VK gram âm [3], [14]. Khoa ðTTC BV 175 và khoa
ðTTC BV Nhi ðồng I thì E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất [20], [21].
1.6.3.3. Lâm sàng và chẩn ñoán
Nhiễm khuẩn ñường tiết niệu liên quan ñến ống thông thường không
có triệu chứng. Các triệu chứng có thể gặp như: ñái khó, ñái rắt, ñái buốt,
nước tiểu ñục và có mùi hôi, … Xét nghiệm và cấy nước tiểu có ích cho chẩn
ñoán xác ñịnh. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra mủ niệu, nhưng mủ
niệu thường không có trong trường hợp nhiễm khuẩn ñường tiết niệu liên

×