Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.23 KB, 46 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung Tâm Nuôi
Dƣỡng Bảo Trợ Trẻ Em Gò Vấp

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 3
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 8
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.................................................... 9
1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị........................................................... 9
2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị............................................................................. 9
3. Tổ chức bộ máy tại đơn vị...................................................................................... 11

3.1 Sơ đồ tổ chức:................................................................................................... 11
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận........................................................... 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ............................16
II.1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI............16
1.1. Khái niệm về các vấn đề liên quan đến đề tài, đối tƣợng nghiên cứu:.........16
1.2. Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tƣợng nghiên cứu:........................19
1.3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tƣợng nghiên cứu:

....................................................................................................................................20
II.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ...................................... 21
2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu:................................................... 21
2.2. Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tƣợng nghiên cứu:...................22
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tƣợng nghiên cứu:. . .26

2.3.1 Các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tƣợng...................................... 26
2.3.2. Kết quả hỗ trợ đối tƣợng:......................................................................... 27


2.3.3. Nhận xét về hoạt động cung cấp dịch vụ của cơ sở.................................28

II.3.Tiến trình CTXH với thân chủ.......................................................................... 30
3.1. Tiếp nhận đối tƣợng:....................................................................................... 30
3.2. Các sơ đồ........................................................................................................... 31
3.2.1. Sơ đồ thế hệ................................................................................................ 31
3.2.2. Sơ đồ sinh thái:.......................................................................................... 32
3.3. Lập kế hoạch hỗ trợ, trị liệu:.......................................................................... 33
3.4. Tiến hành hỗ trợ............................................................................................... 34

*Buổi tham vấn lần 1.......................................................................................... 34
*Buổi tham vấn lần 2:........................................................................................ 38
*Buổi tham vấn lần 3:........................................................................................ 41


*Buổi tham vấn lần 4.......................................................................................... 43
*Buổi tham vấn lần 5.......................................................................................... 43
PHẦN III ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHỊ TỪ THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM
NI DƢỠNG BẢO TRỢ TRẺ EM GỊ VẤP...................................................... 47
1. Khuyến nghị............................................................................................................ 47
1.1. Giải pháp chung............................................................................................... 47
1.2. Với Trung tâm ni dƣỡng bảo trợ trẻ em Gị Vấp:..................................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 48


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị:


Trung tâm Ni dưỡng Bảo trợ Trẻ em Gị Vấp đặt tại 45 Nguyễn Văn Bảo
phường 4 quận Gò Vấp Tp. HCM. Hình thức pháp lý: Nhóm của Nhà Nước (nhóm xã
hội) Điện thoại: 8941880 Mail:
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Gị Vấp, là đơn vị sự nghiệp cơng lập
trực thuộc Sở Lao động -Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Sở
LĐTBXH là cơ quan chuyên mơn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố, trú đóng trên địa
bàn Phường 4, Quận Gò Vấp. Năm 1976 tiếp quản từ Cơ nhi viện Gị Vấp, lấy tên là
nhà nuôi trẻ mầm non 4 theo Quyết định số 34/QĐ-UB-TC ngày 10/02/1977 của Uỷ
ban nhân dân thành phố về việc thành lập “Nhà nuôi trẻ mầm non 4” thuộc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội đến tháng 9/ 1995.
Nhà nuôi trẻ mầm non 4 được đổi thành Trung tâm Ni dưỡng Bảo trợ Trẻ em
Gị Vấp thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 6646/QĐUBNCVX. Ngày 09/9/1995 của Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm có chức năng: Thực hiện công tác bảo trợ xã hội cho trẻ mồ côi, khuyết tật,
trẻ gặp hồn cảnh khó khăn.
2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị:

Tiếp nhận, quản lý và nuôi dưỡng các đối tượng là trẻ em mồ côi suy dinh
dưỡng và thiểu năng tâm thần của thành phố có độ tuổi từ sơ sinh đến 22 tuổi. Số
lượng trẻ được nuôi dưỡng tại Trung tâm hàng năm dao động từ 200-230 em: khiếm
thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, bại não, não úng thủy, hội chứng down, dị
chứng sốt bại liệt, loạn dưỡng cơ, thiếu chi, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mãn,nhiễm
Rubela, CMV, hậu mơn tạm, thốt vị màng não tỷ, thoát vị rốn, thoát vị ổ nhốp, tâm
thần, đa dị tật.
Tổng số công chức, viên chức, người lao độnglàm việc tại Trung tâm hiện nay
là 135 người.
Trung tâm có 4 phịng chun mơn: phịng tổ chức hành chính,
phịng tài chính- kế tốn, phịng y tế, phịng giáo dục.


Có 8 tổ cơng tác: Tổ ni trẻ sơ sinh, tổ nuôi trẻ khuyết tật vận động (2), tổ nuôi

trẻ thiểu năng trí tuệ 3, tổ ni trẻ đa dị tật, tổ nuôi trẻ hội chứng Down, tổ nuôi trẻ bại
não (tx), tổ cấp dưỡng, tổ giặt.


3. Tổ chức bộ máy tại đơn vị:

3.1 Sơ đồ tổ chức:

CHI BỘ

Giám đốc
Phó giám đốc

Phịng
TC-KT

Tổ Bảo
Vệ

Phịng
TC-HC

Phịng Y Tế

Phịng
Giáo Dục

Tổ Nuôi Trẻ BạiTổ Do Tổ Cấp Dƣỡ Tổ
Tổ Khuyết TậtTổVận
Thiểu Năng Trí

Tổ
Tổ
wn ng
Não
Động
Tuệ
Đa Dị Tật
Giặt
Sơ Sinh

Pha chế
sữa

Nhà
bếp


3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Trung tâm ni dưỡng bảo trợ trẻ em Gị Vấp tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ bị bỏ
rơi, từ 0 tuổi đến 22 tuổi, đặc biệt là trẻ bị khuyết tật ( bại não, bại liệt, tim bẩm sinh,
viêm gan siêu vi B) bị suy dinh dưỡng nặng ,cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, cũ kỹ, kinh
phí hoạt động( ăn uống, chữa bệnh…) đội ngũ nhân viên phục vụ của trung tâm hoạt
động do kinh phí Nhà nước cấp chưa đủ đảm bảo cho nhu cầu thực tế trong khi giá cả
thị trường ngày càng tăng. Việc đưa đối tượng về gia đình cịn rất hạn chế do người mẹ
cố tình bỏ rơi, người thân trốn bỏ… Vì vậy, trung tâm luôn được coi là mái ấm, ngôi
nhà thân yêu để các em nương tựa.
Hầu hết các em vào Trung tâm đều mắc các bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất
độc da cam, nhiều em bị bại não, não úng thủy không tự vận động được, một số em
khơng có hậu mơn, Hội chứng Down, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển vận động…
nên việc chữa trị và phục hồi cho các em là một quá trình lâu dài và tốn kém, nhưng

khả năng phục hồi để hòa nhập cộng đồng rất thấp. Ngồi ra, Trung tâm cịn phối hợp
chặt chẽ với các trường học ở địa phương để đưa các em vào học văn hóa; hướng
nghiệp, dạy nghề cho các em lớn tuổi nhưng khơng có khả năng học văn hóa để tạo
điều kiện cho các em khi trưởng thành có cơng ăn việc làm, xây dựng gia đình, có chỗ
ăn ở tốt để hòa nhập cộng đồng xã hội.
Tổ chức và vận động mọi nguồn kinh phí giúp đỡ từ các nhà từ thiện, các nhà
hảo tâm, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước nhằm chăm sóc tốt cho các em
tại Trung tâm;
Chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho các em, đồng thời phối hợp với các
trung tâm y tế, các bệnh viện để can thiệp sớm trong việc chữa bệnh và phục hồi chức
năng cho các em, thực hiện bảo hiểm y tế đầy đủ cho các em;
Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho các em, tổ chức cho các em tham
quan nghỉ mát thường xuyên theo tiêu chuẩn hàng năm của các em; tạo điều kiện để
các em tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ trong và ngồi Trung tâm.
Lớp thiểu năng trí tuệ vị thành niên các em theo học các nghề như: kế toán điện, tin
học, vẽ, massage trị liệu, in logo, thêu tranh… Đã đi vào hoạt động ổn định có hiệu
quả thiết thực. Thơng qua loại hình giáo dục này các em biết tự khẳng định giá trị bản


thân bằng chính khả năng của mình , có nghị lực, tự tin, vượt qua khó khăn của bệnh
tật và sống có ích hơn cho xã hội.
Ngồi ra, Trung tâm còn đẩy mạnh giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ khuyết tật
như: vệ sinh cá nhân, kỹ năng đọc sách, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…
Thơng qua những hoạt động này giúp các em tự tin, khơng mặc cảm với bản thân từ đó
các em có cách sống tốt và sống tích cực hơn, biết chia sẻ, hỗ trợ với các bạn có cùng
hồn cảnh, vượt qua những khó khăn , buồn vui trong cuộc sống.
Trung tâm còn nhận được sự quan tâm của các nhà hảo tâm, các tổ chức và mạnh
thường quân trong và ngoài nước giúp đỡ hỗ trợ cả về vật chất lần tinh thần cho trung
tâm và các cháu.
Khuôn viên của Trung tâm đƣợc chia làm hai khu:

Khu A gồm Phòng hành chánh, phịng kế tốn, phịng y tế, phịng tâm vận động,
tổ sơ sinh, tổ thiểu năng vận động, tổ thiểu năng trí tuệ, nhà giặt, nhà xe.Trong đó
phịngsơ sinh là tổ tiếp nhận ban đầu trẻ từ 0 đến dưới 6 tuổi ,ở tổ này chia thành 2
phòng gồm sơ sinh lớn các bé từ 3 tuổi đến 7 tuồi ,phòng sơ sinh nhỏ từ 0 đến dưới 3
tuổi.Phòng khuyết tật vận động (tổ 2) chăm sóc các cháu khuyết tật có thể phục hồi
được từ 5 tuổi đến hơn 18 tuổi .Phịng thiểu năng trí tuệ (tổ 3) chăm sóc các cháu trí
tuệ kém phát triển nhưng khơng mắc các vấn đề về vận động.
Khu B gồm trạm y tế, phòng tâm vận động, tổ Bại Não, tổ Chăm sóc đặc biệtHội chứng Down, tổ Thiểu năng trí tuệ-Vị thành niên. Tại các phòng sinh hoạt của các
cháu còn được trang bị đầy đủ tivi, tủ lạnh, quạt máy, đầu đĩa, máy lạnh, các em đều có
giường ngủ riêng, mền gối cá nhân riêng. Mỗi tổ đều có phòng ăn , phòng ngủ, nhà vệ
sinh riêng biệt thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày của các em.Phịng ni trẻ bại não
chức năng chăm sóc các cháu khuyết tật nặng ,đa phần là não úng thủy ,các cháu cằn
chăm sóc cuối đời v.v...Phịng chăm sóc đặc biệt là nơi chăm sóc các cháu mắc bệnh
Down do di chứng trong q trình mang thai,tật bẩm sinh .Phịng ni trẻ đa dị tật vị
thành niên chăm sóc các cháu khuyết tật trên 16 tuổi.
Năm 2013 Trung tâm còn khánh thành thêm 4 phòng chức năng, phục vụ cho
việc trị liệu, phục hồi chức năng về ngôn ngữ, vận động, cảm giác…cho trẻ khuyết tật
trong và ngoài cộng đồng. Trung tâm cũng thường xuyên hợp tác với các tổ chức xã
hội, các trường học , bệnh viện, mở các lớp tập huấn về kỹ năng chăm sóc cho trẻ
khuyết tật nhằm tạo một đội ngũ có chun mơn và tâm huyết với nghề.


Hiện nay trung tâm cịn có các phịng sử dụng các thiết bị VLTL như thủy trị
liệu ,phòng vật lý trị liệu về âm thanh kích thích các giác quan cho trẻ .Hằng năm đội
ngũ cán bộ nhân viên tại trung tâm đang trực tiếp chăm sóc cho trẻ hằng năm đều được
tham gia các lớp hỗ trợ vật lý trị liệu cho trẻ tại trung tâm .
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
Ban giám đốc: 02 người. Hiện tại giám đốc trung tâm chưa được bổ nhiệm nên
chỉ có 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung các phòng ban và tiếp nhận các
nguồn tài trợ dành cho trung tâm, tiếp nhận trẻ.

Phòng Tổ chức - Hành chính (TC-HC): 08 người. Trong đó có 01 trưởng
phịng, 01 phó phịng và 03 nhân viên. Nhiệm vụ chính quản lý trực tiếp các tổ chăm
sóc và nhân sự làm việc tại trung tâm, hồ sơ của trẻ.
Phòng Tài chính - Kế tốn (TC-KT): 05 người. Trong đó 01 trưởng phịng,
01 phó phịng và 03 nhân viên. Nhiệm vụ chính xuất nhập hàng hóa và tính lương
nhân viên, thu chi suất ăn của trẻ.
Phòng Y tế: 20 người và 02 thiện nguyện. Trong đó gồm 1 trưởng phịng bác sĩ,
02 phó phịng, 06 kỹ thuật viên vật lý trị liệu, 01 dược sĩ, 10 điều dưỡng. (Thiện
nguyện không được tính vào nhân viên chính thức của trung tâm). Nhiệm vụ chính
thăm khám, điều trị bệnh và phục hồi chức năng vận động cho trẻ tại trung tâm, kiểm
tra sức khỏe khi trẻ được chuyển đến, phối hợp với các tổ chăm sóc và tổ cấp dưỡng
để tính lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ.
Phòng Giáo dục: 10 người và 04 thiện nguyện. Trong đó gồm 01 trưởng
phịng, 01 phó phịng và 08 giáo viên. Nhiệm vụ chính dạy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
xã hội và giáo dục văn hóa cho trẻ.
Tổ Bảo vệ: 03 người, 01 tổ trưởng và 02 nhân viên. Nhiệm vụ chính quản lý
khách tham quan ra và vô tại trung tâm, tuần tra đảm bảo an ninh cho trẻ và nhân sự
đang làm việc, quản lý tài sản chung.
Các Tổ nuôi trẻ: nhiệm vụ chính là chăm sóc về thể chất và tinh thần cho trẻ, vệ
sinh cá nhân và đảm bảo trẻ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn và nhu cầu
cần thiết. Theo dõi sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn và nhu cầu tối thiểu riêng
biệt của từng trẻ. Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự
chăm sóc và kỹ năng xã hội. Tạo cho trẻ sự tự tin và khả năng tự lập, thích nghi với
mơi trường sống.


Tổ nuôi trẻ sơ sinh: 22 người và 03 thiện nguyện. Trong đó gồm 01 tổ tưuởng,
02 tổ phó và 19 nhân viên.Tiếp nhận trẻ ừu 0 đến duoi 6 tuổi
Tổ nuôi trẻ khuyết tật vận động: 08 người và 1 thiện nguyện gồm 01 tổ
trưởng và 07 nhân viên.Chăm sóc các chẳ mắc các vấn đề khuyết tật về vận động do

di chung não,động kinh
Tổ nuôi trẻ thiểu năng trí tuệ: 05 người và 1 thiện nguyện. Trong đó gồm 01
tổ trưởng và 04 nhân viên.Chăm sóc các cháu có vấn đề về trí nã ,chậm tiếp thu
Tổ ni trẻ đa dị tật: 10 người và 01 thiện nguyện. Trong đó gồm có 01 tổ
phó, hiện chưa có tổ trưởng vì mới về hưu và chưa được bổ nhiệm. Chịu trách nhiệm
tạm thời là phó phịng giáo dục .Chăm sóc các chẳ ở tuổi vị thành niên trên 15 tuôỉ
Tổ nuôi trẻ bại não: 17 người gồm 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và 15 nhân
viên.Chăm sóc các cháu não ung thuỷ ,bại não ,trẻ cần chăm sóc cuối đời.
Tổ nuôi trẻ Hội chứng Down: 07 người và 01 thiện nguyện. Trong đó gồm 01
tổ trưởng và 06 nhân viên. Chăm sóc các cháu mắc hội chung Down đa phần là do
bẩm sinh.
Tổ giặt: 03 người và 02 thiện nguyện. Trong đó gồm 01 tổ trưởng và 02 nhân
viên.
Tổ Cấp dƣỡng: 12 người và 02 thiện nguyện. Trong đó gồm 01 tổ trưởng, 01
tổ phó chịu trách nhiệm quản lý bếp ăn và 10 nhân viên. Đảm bảo thực phẩm đầu vào
và đầu ra hợp vệ sinh, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cho từng trẻ, thực phẩm thay
đổi theo từng ngày và không trùng lập.


PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ
II.1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về các vấn đề liên quan đến đề tài, đối tƣợng nghiên cứu:

 Khái niệm ngƣời khuyết tật:
Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam ban hành năm 2010, Người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Trẻ
em khuyết tật (TEKT) là những trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức
năng nhất định gây nên những khó khăn trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao
động.

 Khái niệm trẻ em:
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Cơng ước này được 192 trên 194 nước thành viên phê duyệt ,trong đó Việt Nam là
nước thứ hai trên thế giới ký phê duyệt
Ở Việt Nam, theo Luật Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi”.
 Khái niệm về tự kỷ:
Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân trong tâm thần
học, được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơ bản của bệnh tâm
thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm tính trong tâm
thần phân liệt. Người bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp và tương tác với
môi trường xã hội. Biểu hiện như là thu kín vào bên trong, khó giao tiếp, khó tương
tác. Chứng tự kỷ ở trẻ em được phát hiện và mô tả tại Mỹ và Úc bởi Leo Kanner
(1943) và Hans Asperer (1944) dùng để chỉ một chứng bệnh (ngày nay gọi là rối loạn)
biểu hiện bằng sự sút kém nghiêm trọng và lan tỏa các chức năng tâm thần trên các
phương diện:
+ Các chức năng tương tác xã hội kém phát triển nghiêm trọng.
+ Chức năng ngôn ngữ phát triển chậm và lệch bất thường.
+ Hành vi và ứng xử nghèo nàn ,định hình lặp đi và lặp lại.
+ Bệnh phát trước 36 tháng tuổi.


Từ khi được biết đến ,tự kỷ được mô tả bằng nhiều khái niệm khác nhau trong
đó có thể kể đến khái niệm khá đầy đủ và mang tính tổng quát “Tự kỷ là một loại
khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời .Tự kỷ là do rối
loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng hoạt động của não bộ .Tự kỷ có thể xảy ra ở bất
kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tinh,chủng tộc,màu da,giàu nghèo và địa vị xã hội
.Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội ,khó khăn
về giao tiếp ngơn ngữ và phi ngơn ngữ ,hành vi,sở thích và hoạt động mang tính hạn

hẹp và lặp đi lặp lại .”
Ở Việt Nam , vẫn chưa có định nghĩa cụ thể cho tự kỷ .Tuy nhiên , khái niệm tự
kỷ đã được trình bày bởi nhiều nhà chun mơn .Ví dụ:Tự kỷ là một dạng rối loạn phát
triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ của một người đối với
người xung quanh .Trẻ tự kỷ bị tổn thương trong tương tác xã hội ,giao tiếp xã hội và
tưởng tượng .Trẻ có hành vi lặp đi lặp và nhạy cảm giac quan. Những trẻ này có
khuynh hướng gặp khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ.
 Các dấu hiệu của chứng tự kỷ:
Tự kỷ có biểu hiện đặc trưng bằng 3 lĩnh vực:
Khó khăn về quan hệ xã hội:
+ Trẻ không biết khởi xướng, bắt đầu làm quen hoặc khó tiếp nhận một người
bạn mới. Trẻ ít quan tâm và khơng có nhu cầu chia sẻ hứng thú, nhu cầu và hoạt động
với bạn bè và mọi người xung quanh.
+ Khơng thưa khi gọi tên.
+ Khơng nhìn mặt người đối thoại khi chơi, giao tiếp.
+ Tỏ ra không nghe thấy ai lúc đó (trẻ như khơng ở đó).
+ Kháng cự lại sự vuốt ve, ôm ấp hoặc âu yếm.
+ Tỏ ra khơng biết đến tình cảm của người khác.
+ Có vẻ thích chơi một mình-co lại trong thế giới riêng của trẻ.
Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp:
+ Nếu chưa biết nói: trẻ có khiếm khuyết trong việc sử dụng các kỹ năng giao
tiếp không lời như:
+ Khơng nhìn mặt người đối thoại khi giao tiếp
+ Không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thể để giao tiếp
+ Các âm thanh lời nói bất thường về cao độ hoặc cường độ.


+ Không biết yêu cầu, phản đối hoặc thể hiện các nhu cầu bản thân
+ Khơng hoặc khó học các luật lệ về giao tiếp như: chào hỏi, xin đồ vật hoặc
“ạ”, “bai, bai”…

Nếu trẻ đã nói được:
+ Trẻ học nói muộn hơn trẻ bình thường
+ Mất khả năng nói được từ đơn hoặc cả câu sau khi đã biết nói.
+ Trẻ dùng phát ngơn khơng phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ nhắc
lại câu được hỏi, nói nhại, nói vọng,…Phát ngơn hoặc câu của trẻ có ngữ điệu đơn
điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường.
+ Nếu trẻ có ngơn ngữ khá hơn, có thể thấy chậm phát triển ngơn ngữ so với trẻ
cùng độ tuổi. Trẻ thường không hiểu câu hỏi, ngôn ngữ của trẻ đơn giản, hiếm dùng
những khái niệm so sánh, tưởng tượng.
Các hành vi và các mối quan tâm bất thường:
+ Các hành vi hoặc cử động định hình, lặp đi lặp lại: trẻ như bị cuốn hút vào
một cử chỉ, một hoạt động hoặc trò chơi nào đó hang giờ hoặc cả buổi. Ví dụ: xoắn cả
buổi, vê vê ngón tay, vị giấy, quay bánh xe ơ tơ (đồ chơi)…
+ Trẻ có thể thích duy nhất một đồ vật, hoặc chỉ chơi với một người nào đó
trong gia đình…
+ Trẻ có thể chỉ quan tâm và vê, xoay một chi tiết của vật: bánh xe, ống khói,…
+ Trẻ có thể có những phát ngơn hoặc phát ra âm thanh nào đó một cách định
hình: tự phát, khơng có chủ ý và trong mọi tình huống…
+ Trẻ có thể nhạy cảm với một số loại kích thích (khi bị vuốt ve, sờ chạm hoặc
có ánh sáng, tiếng động…)
 Những rối loạn khác đi kèm với tự kỷ:
Rối loạn giác quan:
Nếu nhận thức của trẻ đã khá, trẻ có thể học được từ những gì chúng nhìn thấy,
cảm thấy hoặc nghe thấy. Hoặc ngược lại nếu các thông tin từ giác quan bị sai lệch,
những kinh nghiệm về thế giới có thể lẫn lộn. Nhiều trẻ tự kỷ có thể hịa nhập tốt hoặc
thậm chí có nhạy cảm đau đối với một số âm thanh, loại vải, mùi vị. Một số trẻ không
chịu đựng nổi khi quần áo chạm vào da. Một số âm thanh ví dụ như: máy hút bụi,
chuông điện thoại, sấm chớp, ngay cả tiếng song vỗ vào bờ có thể khiến trẻ bịt tai và
khóc thét lên. Ở trẻ tự kỷ, não thường tỏ ra khó cân bằng các cảm giác cho tương



xứng. Một số trẻ tự kỷ không chú ý tới quá lạnh hoặc quá đau, chẳng hạn trẻ có thể tự
đập đầu vào cạnh bàn làm lõm bên đầu nhưng khơng có cảm giác đau.
Chậm phát triển trí tuệ:
 Cơng tác xã hội cá nhân:
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các
thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện. Các nhân viên này phải có các kỹ
năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc cảm.
Đây là một hoạt động mang tính chun ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ
được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó. Nhân viên
xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải quyết các
vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ.
Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật
chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp.(Trích từ Specht và Vickery, Integrating Social
Work Methods. 1977 Allen and Unwin. London).
1.2. Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tƣợng nghiên cứu:

Người làm nghề công tác xã hội ,trong hoạt động trợ giúp thân chủ của mình
(cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng ) có thể đảm nhiệm các vai trị sau (Kirst-Ashman
và Hull, 2006):
Người hỗ trợ (Enabler): nhân viên xã hội hỗ trợ,động viên củng như đưa ra
những gợi ý giúp cho đối tượng thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề được thành
công và dễ dàng hơn .Với vai trò là người hỗ trợ ,nhân viên xã hội “truyền tải hy vọng
,giảm bớt sự lưỡng lự và hoài nghi, khẳng định và kiểm sốt tình cảm xác định và hỗ
trợ các thế mạnh cá nhân cũng như tài sản xã hội” (Baker.2003).
Người trung gian thương thuyết hay thuyết khách (Mediator):giải quyết các bất
đồng ,mâu thuẩn giữa các nhóm đối tượng vi mơ,trung mơ,vĩ mơ .Với vai trị trung
gian nhân viên xã hội giúp các nhóm đối tượng có tiếng nói chung giúp các bên làm
rõ quan điểm và cùng giải quyết .
Người điều phối (Intergrator /Coordinator): Nhân viên xã hội tạo mối quan hệ

giữa cá nhân,cơ quan ,tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội nhằm tăng cường nguồn lực trợ
giúp tránh sự chồng chéo ,lãng phí trong phân bổ nguồn lực ,tăng cơ hội tiếp cận,lựa
chọn trong lập kế hoạch ,thiết lập mạng lưới liên kết giữa cá nhân nhóm và cộng đồng
tại địa bàn cũng như các nguồn lực khác ngoài địa bàn.


Người quản lý(General manager): nhân viên xã hội thực hiện ở mức độ nào đó
trách nhiệm quản lý hành chính đối với các dịch vụ cơ quan , tổ chức. Để thực hiện tốt
vai trò này nhân viên xã hội phải nắm vững các kỹ năng như:kỹ năng quan sát,kỹ năng
lắng nghe ,kỹ năng xây dựng chương trình, kỹ năng đánh giá hiệu quả v.v...
Người giáo dục(educator): nhân viên xã hội là người cung cấp thông tin và dạy
kỹ năng cho đối tượng
Người vận động (Mobilizer): nhân viên xã hội xác định và huy động thành viên
cộng đồng cũng như các nguồn lực từ cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề
Vận động nhằm kết nối các nguồn lực với nhu cầu của cá nhân ,tổ chức,cộng đồng.
1.3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tƣợng nghiên cứu:

Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo
dục và Đào Tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật,
khuyết tật.
Luật Người khuyết tật năm 2010 mở rộng hơn về quyền của NKT, về các chính sách
xã hội hóa, hỗ trợ NKT trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và
môi trường.
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy
định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó quy định về
hệ số và mức hưởng trợ cấp của đối tượng.
Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật.
Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy
định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc

tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ
giúp xã hội công lập.
Ngày 17/06/2010,Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật (luật NKT).có hiệu
lực từ ngày 01/01/2011 thay thế cho Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 .Luật người
khuyết tật ra đời đã mang lại những lợi ích to lớn cho hàng triệu người khuyết tật trên
cả nước tuy nhiên trong các dạng khuyết tật được pháp luật cơng nhận lại khơng có
thuật ngữ “tự kỷ”.Trên thực tế khái niệm tự kỷ chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam khoảng
hơn hai thập kỷ trở lại đây. Hơn nữa ,tự kỷ lại không giống bất kỳ dạng khuyết tật nào
được biết từ tước đến nay .


Trong vài năm trở lại đây ,nhận thức về tự kỷ đã có nhiều thay đổi, trước tiên về
mặt lý luận ,tự kỷ đã được xem như là một dạng khuyết tật đặc biệt với trẻ tự kỷ rất
cần được hưởng các chính sách dành cho trẻ khuyết tật đang được tiến hành tại khắp
các cơ quan, tổ chức liên quan. Chính vì vậy quyết định 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng
08 năm 2012 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Đề án trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2012-2020” .
Theo đó người mắc chứng tự kỷ được “hỗ trợ triển khai giáo dục hịa nhập ở
các cấp học thơng qua việc xây dựng chương trình .tài liệu,bồi dưỡng chun mơn cho
cán bộ quản lý, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy tự kỷ”, tuy chưa có
giá trị về mặt pháp lý trong việc đưa tự kỷ vào một dạng khuyết tật được pháp luật
công nhận nhưng đây cũng là một bước tiến trong việc chính phủ và các ban nghành
đang cố gắng để tự kỷ được công nhận là một dạng khuyết tật .Tháng 12/2014 Bộ Lao
Động Thương Binh –Xã Hội ,đại diện Cục Bảo Trợ xã hội cho biết ngành đang nỗ lực
xây dựng tài liệu hướng dẫn về vấn đề tự kỷ ,tập huấn cán bộ của nghành để hướng
dẫn các địa phương triển khai thực hiện xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ,để
các em được hưởng đầy đủ các chính sách cho người khuyết tật và tạo hành lang pháp
lý cho cơng tác chẩn đốn ,hỗ trợ và các chính sách khác liên quan đến người tự kỷ
đặc biệt la trẻ tự kỷ.
II.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ:

2.1.Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu:
 Đặc điểm địa bàn:
Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp đang tọa lạc tại 45 Nguyễn Văn
Bảo phường 04 Quận Gị Vấp Tp.HCM. Với diện tích rộng cũng như được sự quan
tâm của Sở LĐTBXH và Ủy ban nhân dân Thành Phố nên trung tâm thiết kế khá nhiều
phòng ban/bộ phận chuyên trách… nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
 Đối tƣợng:
Một trẻ là người tự kỷ đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ
trẻ em Gò Vấp.
 Phạm vi:
Khách thể nghiên cứu: Cán bộ lãnh đạo Cơ sở, Cán bộ trực tiếp quản lý đối
tượng.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Trung tâm ni dưỡng bảo trợ trẻ em Gị Vấp.


Thời gian thực hiện: từ ngày 12 tháng 02 năm 2020 đến ngày 12 tháng 04 năm
2020.
 Mục tiêu:
Hỗ trợ thân chủ có thể tự tin hơn trong giao tiếp bằng cách thể hiện ngôn ngữ rõ ràng
nhằm giúp thân chủ có thể hịa nhập tốt với mọi người xung quanh .
 Khó khăn:
Thân chủ bị dị tật sứt mơi ,chẻ vòm đã phẫu thuật .
Thân chủ ban đầu hay cáu gắt,rụt rè,cảm xúc dễ thay đổi.
Thân chủ khó tiếp xúc ban đầu,khơng hợp tác hay khóc nhiều
Các hoạt động nhất là các hoạt động tuyên truyền, thể dục thể thao chưa thường
xuyên và mạnh.
Các chương trình hỗ trợ bằng phương pháp ngôn ngữ trị liệu chưa được phổ
biến rộng rãi ở các khoa
Các chế độ chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật cịn khá ít.
Kinh phí dùng cho hoạt động can thiệp khơng thường xun do cịn phụ thuộc

nhiều vào nguồn từ thiện.
Các chương trình hỗ trợ tâm lý cho trẻ tự kỷ chưa chuyên sâu phần lớn là các
chương trình của các hội nước ngồi nên việc bất đồng ngôn ngữ là rất lớn ,trẻ tự kỷ
chưa cảm nhận hết những ý của các tư vấn viên nước ngồi khi thơng qua người phiên
dịch.
 Thuận lợi:
BGĐ, các phòng ban và anh chị em đồng nghiệp trong Trung tâm tạo rất nhiều
thuận lợi cho việc thực hiện đề tài
Trung tâm đã xây dựng được hệ thống tổ chức khá hoàn thiện
Đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình
và thương u con người.
Trung tâm có phương pháp hoạt động luyện tập trợ giúp xã hội dưới nhiều hình
thức và đem lại hiệu quả thiết thực.
Thân chủ được giáo dục, và chăm sóc tại Trung tâm rất chu đáo.
2.2. Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tƣợng nghiên cứu:

 Đặc điểm tâm lý của trẻ em bị tự kỷ:
Mặc cảm, tự ti và có các hành vi bất thường như:


Hành vi gây phiền tối nơi cơng cộng :Do TTK có những hành vi khác thường
gây phiền tối cho những người xung quanh.Thường TTK ít quan tâm đến các chuẩn
mực xã hội, muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược
với sự mong đợi của người khác như: la khóc khi người lớn khơng đáp ứng sở thích
của trẻ, làm đổ một đống đồ khi vào siêu thị, chụp nhanh những đồng tiền từ tay nhân
viên, tự lấy đồ ở giỏ sách của người khác, giật nhanh một món đồ chơi từ tay đứa trẻ
bên cạnh,… mà không mắc cỡ, ngượng ngùng. Hành vi gây phiền tối nơi cơng cộng
của TTK cho thấy, tính kém hịa nhập của TTK đối với cộng đồng, điều này có liên
quan tới khả năng ứng xử về mặt xã hội của TTK.
La hét, giận dữ :TTK có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử

không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và
ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu,
gây hấn. Đồng thời do TTK gặp khó khăn về ngơn ngữ, khơng biểu đạt được những ý
nghĩ của mình ra ngồi nên người lớn không hiểu trẻ và không làm theo ý muốn của
trẻ. Vì vậy sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường.
Hành vi định hình :Theo Kanner, hành vi định hình là biểu hiện điển hình của
TTK. TTK có những hành vi rập khn, lặp đi lặp lại: trẻ thích đi đi lại lại trong
phịng, thích xếp các đồ vật thành hàng thẳng; Vặn, xoắn các ngón tay và bàn tay; Nói
đi nói lại một vài từ mà bé thích; Thích đến những nơi quen thuộc; Thích chạy vịng
vịng và quay vịng vịng; Thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; Thích bật tắt các
nút điện hay điện tử,… Những trẻ khác nhau, sở thích về các hành vi định hình khác
nhau. Đặc trưng trong hành vi định hình của TTK, là trẻ bám vào những sở thích quen
thuộc, những hành vi lặp đi, lặp lại, ít có nhu cầu tìm tịi khám phá thế giới. Với sở
thích kiên cố này ở TTK mà không được khắc phục, sẽ ảnh hưởng tới sự hiểu biết của
TTK về các sự vật hiện tượng trong thế giới.
Khơng thích sự thay đổi: Hầu như TTK muốn tất cả mọi điều phải quen thuộc,
gần gũi, trẻ rất ghét sự thay đổi, xáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập
cho đến nơi chốn sinh hoạt hàng ngày. Đối với TTK, sự không quen thuộc đồng nghĩa
với sự thiếu an toàn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một
nơi xa lạ. Do đó việc báo trước cho trẻ chuẩn bị tư tưởng để đón nhận những điều mới
lạ là một việc hết sức quan trọng. Đặc điểm này cho thấy TTK khơng thích những gì
mới lạ, và điều này sẽ ảnh hưởng tới nhận thức thế giới của TTK.


Những gắn bó bất thường: TTK ở một giai đoạn nào đó có những gắn bó với đồ
vật theo cách khơng bình thường như: Trẻ mất q nhiều thời gian vào sưu tầm các tờ
báo, vỏ chai, đồ hộp, tờ lịch, sợi dây, cọng cỏ, bao nilon; Trẻ thích những đồ vật sinh
hoạt trong nhà như: chén, bát, xoong, chảo, dĩa nhưng hồn tồn khơng thích đồ chơi
bình thường. Với những loại đồ vật này, trẻ tìm trong đó có một ý nghĩa thích thú nào
đó mà người lớn khơng biết. Tuy nhiên trẻ có thể chơi với những vật này trong nhiều

ngày, nhiều tháng mà không chán. Với sở thích này của TTK sẽ ảnh hướng tới sự tị
mị, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.
Những hành vi liên quan khác:Những cá nhân bị tự kỷ cũng có thể phát triển
những triệu chứng đa dạng khác nhau, những rối loạn tinh thần xuất hiện bao gồm rối
loạn tăng động kém chú ý (ADHD), (chứng) loạn tâm thần, sự buồn chán, rối loạn ám
ảnh cưỡng bức và những rối loạn lo âu khác. Khoảng 25 phần trăm trẻ em và những
thanh niên bị tự kỷ phát triển những cơn co giật bất thường. Những cá nhân bị tự kỷ
cũng có thể có biểu hiện những hành vi phá phách. Trẻ có thể tấn cơng lại bản thân
hay những người khác.
Giao tiếp và quan hệ hội của trẻ tự kỷ:
Sự hạn chế trong việc hiểu lời nói: tư duy ngơn ngữ của trẻ cũng gặp khó khăn
như trẻ chỉ hiểu những ngôn ngữ trực diện, rõ ràng, không hiểu được những từ trừu
tượng, cách nói ẩn dụ, so sánh, ví von, bóng gió,… Do đó mà những TTK khơng có
khả năng nói dối và khơng phát hiện ra khi người khác nói dối.Ngơn ngữ lời nói là một
kênh quan trọng trong chuyển tải thông tin giữa con người và con người, thông qua
công cụ này cho phép con người lĩnh hội kiến thức từ những người xung quanh và từ
các phương tiện truyền thông khác. Do hầu hết trẻ bị tự kỷ gặp khó khăn trong tiếp
nhận lời nói và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhận thức của trẻ.
Sự suy giảm trong giao tiếp khơng lời: Hầu hết những TTK đều có khó khăn
trong ngơn ngữ biểu cảm, đa số trẻ khơng hiểu và đồng thời cũng khơng biết thể hiện
ra ngồi những hành vi phi ngôn ngữ, điều này thể hiện khá rõ thông qua việc trẻ
không muốn giao tiếp bằng mắt và khơng biết sử dụng ngón trỏ để chỉ các đồ vật. Cụ
thể là khi muốn điều gì, trẻ khơng nhìn vào mặt người khác và khơng sử dụng các tín
hiệu cử chỉ để báo cho người khác biết, mà thường đến kéo tay họ đến chỗ bé cần (đối
với trẻ, bàn tay quan trọng hơn khuôn mặt). Trong giao tiếp, nét mặt và tư thế của trẻ
khơng bình thường, thiếu uyển chuyển trong tư thế, nét mặt vô hồn (vô cảm). Giao tiếp


không lời là một kênh giao tiếp hết sức quan trọng của con người, thơng qua hình thức
giao tiếp này, con người có thể hiểu đầy đủ hơn các thơng điệp hành vi, thái độ, xúc

cảm, động cơ,… của người khác. Do TTK gặp khó khăn trong hình thức giao tiếp này
sẽ dẫn đến sự hạn chế trong hiểu biết của trẻ về các kỹ năng ứng xử xã hội với người
khác.
Chậm phát triển ngơn ngữ: Có thể đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đối với các
phụ huynh có con bị tự kỷ, trẻ có biểu hiện mất ngơn ngữ hay trì hỗn ngơn ngữ. Ngay
cả khi trẻ có ngơn ngữ thì ngơn ngữ đó cũng có dấu hiệu bất thường: giọng nói đều
đều, khơng biết biểu cảm qua giọng nói; Khơng biết nói thầm, nói tiếng gió; Thích độc
thoại hoặc khơng giữ vững cuộc đối thoại; Khó khăn trong việc dùng đại từ nhân
xưng; Nhiều khi nói khơng liên quan đến tình huống giao tiếp, đến mơi trường xung
quanh; Lời nói tự phát, khơng có sự khởi đầu khi giao tiếp; Lời nói có khuynh hướng
lặp đi lặp lại các từ, đoạn, câu. Ngôn ngữ là một thành phần quan trọng trong cấu trúc
nhận thức của con người, đặc biệt là tư duy. Như vậy, khi TTK có khó khăn trong phát
triển ngơn ngữ sẽ gặp khó khăn trong nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý tính.
Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm về mặt giác quan: Ngày nay những chuyên
gia dạy TTK rất quan tâm đến giác quan của trẻ. Theo quan sát của chúng tơi, hầu hết
TTK ít nhiều đều có vấn đề về giác quan: biểu hiện là việc trẻ hay đưa các đồ vật lên
ngửi, liếm các vật trẻ cầm trên tay, ăn muối khơng thấy mặn, ăn chanh khơng chua,
quay trịn lâu khơng chóng mặt, thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đập đầu
vào tường không biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh trong một bài hát hay đoạn
quảng cáo,… Do đó mà trị liệu cảm giác (sensory therapy) cho trẻ tự kỷ rất được quan
tâm hiện nay. Đây là một đặc điểm liên quan đến xử lý giác quan ở TTK, điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức của TTK.
Rối loạn về nhận thức: Như vậy, TTK có các rối loạn tâm lý – nhân cách, như:
giao tiếp, quan hệ xã hội, hành vi, ngôn ngữ nhận thức…. Trên đây là những vấn đề cơ
bản về đặc điểm tâm lý – nhân cách của trẻ có HCTK và những bất thường này có liên
hệ chặt chẽ tới sự phát triển nhận thức của TTK.
Sống khép kín, ngại giao tiếp, cảm xúc buồn, thất vọng và hay tự ái.
Gặp khó khăn trong giao tiếp, nhận thức, vận động.



 Nhu cầu của trẻ tự kỷ:
Được chăm sóc, phục hồi chức năng: chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ
tự kỷ hiệu quả thì ngồi điều trị y tế, các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm
sóc cũng rất quan trọng. Đó là các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, tham vấn, sử dụng
ngơn ngữ trị liệu, tổ chức trị chơi mang tính chất hướng ngoại và trợ giúp khác tại
cộng đồng.
Các chính sách xã hội cho trẻ tự kỷ: cần đưa tự kỉ vào danh mục các dạng khuyết tật
để có căn cứ cho việc xây dựng chính sách xã hội; thúc đẩy nghiên cứu xây dựng
chính sách đặc thù đối với trẻ tự kỉ và gia đình, trong đó ưu tiên 4 chính sách là bảo trợ
xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và hỗ trợ các nhu cầu vui
chơi giải trí... Đồng thời, thúc đẩy nhanh việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy
xác định mức độ khuyết tật với trẻ tự kỷ.
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ đối tƣợng nghiên cứu:

2.3.1 Các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tƣợng:
 Trong công tác giáo dục:
Tổ chức dạy văn hóa cho trẻ từ mẫu giáo đến hết cấp một phổ thông. Bồi dưỡng
năng khiếu, định hướng nghề nghiệp theo năng lực và khả năng của trẻ, dạy nghề :
thêu tranh chữ thập, xỏ cườm làm đồ lưu niệm, tạo điều kiện cho các trẻ đủ tuổi trưởng
thành hòa nhập vào cộng đồng, bồi dưỡng kỹ năng xã hội và tích lũy vốn từ cơng việc
làm thêm, tổ chức giáo dục giới tính giúp trẻ tự tin vào bản thân.Phối hợp với vật lý trị
liệu cùng giáo viên chuyên biệt về ngôn ngữ trị liệu cho các cháu gặp khó khăn về phát
triển ngơn ngữ bao gồm trẻ tự kỷ.
 Trong công tác y tế:

Khám và điều trị: Các dạng bệnh tại trung tâm thường gặp viêm phổi, viêm mũi
họng, viêm tai giữa, lỗ dò tai, viêm Amidan, tim bẩm sinh, động kinh, bại não, rối loạn
tiêu hóa và hội chứng dạ dày, nhiễm trùng da, nhọt, ghẻ, đau cơ khớp, hen phế quản,
kết mạc, đau mắt đỏ luôn được khám và phát thuốc mỗi ngày bởi bác sĩ Đinh Công
Trứ. Các bệnh về tâm thần và thần kinh được cấp phát thuốc miễn phí, giám định tâm

thần bởi đội ngũ bác sĩ bệnh viện tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh. Những trường
hợp bệnh nặng sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên như Nhi Đồng 1,2; bệnh viện
Gia Định.


Kết hợp nguồn kinh phí từ trung tâm các nhà tài trợ đầu tư trang thiết bị y tế
hiện đại như máy monitor theo dõi bệnh nhân, máy SpO2 cầm tay, máy hút đàm
Thomas lớn, máy hút đàm Thomas cầm tay, máy xơng khí dung, máy bơm tiêm tự
động, máy truyền dịch tự động, bình ơxy các loại, máy tạo oxy gen. Phịng ICU điều
trị cách ly chăm sóc tích cực.
Can thiệp phục hồi chức năng: mơ hình điều trị, phác đồ điều trị, phục hồi chức
năng riêng cho mỗi trẻ khuyết tật tại trung tâm gồm: vật lý trị liệu, massge trị liệu, tâm
lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, thủy trị liệu, điều hòa cảm giác tại phòng tâm vận động
của trung tâm.
 Trong cơng tác chăm sóc:

Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong nấu nướng.
Phịng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, dịch zika, H5N1,
H7N9...
Trẻ được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng nhằm phát triển cân đối cả về chiều cao
và cân nặng, tăng cường sức khỏe về thể chất và trí não.
Trong cơng tác tái hịa nhập cộng đồng:
Trung tâm tiến hành liên lạc tìm thân nhân cho trẻ; hướng dẫn gia đình làm thủ
tục cho trẻ hồi gia.
Trước khi trẻ tái hịa nhập cộng đồng, Trung tâm thực hiện cơng tác tư vấn,
tham vấn cho trẻ và gia đình, chuẩn bị tâm lý cho trẻ, giúp gia đình nhận định đánh giá
được những thuận lợi, khó khăn khi trẻ hồi gia.
Phối hợp các chuyên viên nước ngoài như Pháp, Anh, Mỹ ....về tư vấn tâm lý
cho trẻ khuyết tật,trẻ đầu vào ,trẻ bị bạo hành ở gia đình khi vảo trung tâm khi bị
khủng hoảng tâm lý v.v....

2.3.2. Kết quả hỗ trợ đối tƣợng:

Theo báo cáo tổng kết của cả 03 quý năm 2019, trung tâm đã đạt được những
mục tiêu đề ra trước đó và tiếp tục duy trì trong các hoạt động cung cấp dịch vụ cho
đối tượng:
Trong công tác giáo dục có 75 trẻ khuyết tật được tham gia 7 lớp học chuyên
biệt do trung tâm đang tổ chức gồm: Lớp Hội chứng Down, lớp khuyết tật vận động,
lớp thiểu năng trí tuệ, lớp khiếm thị, lớp mầm non, lớp đa dị tật, lớp lao động trị liệu.
Ngoài ra, có 43 em học hịa nhập các trường ngồi cộng đồng từ bậc học mầm non đến


bậc Trung học phổ thông, học nghề, Cao đẳng, Đại học. Lớp võ Bình Định được khai
giảng từ 10/2016 đến nay với 30 em khuyết tật tham gia thường xuyên hàng tuần. Tổ
chức các chuyến tham quan ngoại khóa nâng cao kỹ năng quan sát và giao tiếp như
khu du lịch Bình Quới, Phan Thiết, Đà Lạt hằng năm.
Trong cơng tác y tế: khám và điều trị thành công 775 lượt, đang theo dõi 89 ca.
Điều trị cách ly và chăm sóc tích cực cho 57 trẻ tại phịng ICU. Điều trị vật lý trị liệu
53 ca tại trung tâm và hỗ trợ điều trị vật lý trị liệu cho 03 trẻ có hồn cảnh khó khăn
khu vực quận Gị Vấp. Chích ngừa sởi cho 57 trẻ. Uống Vitamin A: 153 trẻ.
Trong cơng tác chăm sóc: Trong cơng tác phục hồi suy dinh dưỡng, trung tâm
thực hiện đủ chế độ ăn của trẻ, thực đơn linh động thay đổi theo thể trạng, đảm bảo
cung cấp đủ năm nhóm thực phẩm chính. Bên cạnh đó duy trì chế độ ăn cho các cháu
cần chăm sóc đặc biệt (sữa chua, phơmai, bánh plan, nước hoa quả). Giám sát quy
trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, quy trình chế biến thức ăn khoa học, bếp ăn
luôn được trang bị mới phù hợp. nhập thực phẩm tại nhà cung cấp uy tín có giấy
chứng nhận vệ sinh an tồn thực phẩm, trích và lưu mẫu đồ ăn hằng ngày, vệ sinh môi
trường nguồn nước bằng hệ thống lọc tia cực tím.
Trong cơng tác tái hòa nhập cộng đồng: từ tháng 01-8/2019 giải quyết hồi gia
04 trường hợp và hội nhập cộng đồng 01 trường hợp. Sau khi trẻ hồi gia, trung tâm sẽ
cử nhân viên công tác xã hội tới tận nơi để đảm bảo trẻ hịa nhập tốt với mơi trường

mới. Trẻ đủ tuổi trưởng thành và ra đời sẽ được hỗ trợ vốn và giới thiệu việc làm.
Thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt chuột tại trung tâm. Vệ sinh giường,
vật dụng cá nhân, đồ chơi bằng thuốc diệt khuẩn cloramin B.
2.3.3. Nhận xét về hoạt động cung cấp dịch vụ của cơ sở:

 Điểm mạnh:
Hỗ trợ trẻ khi cần thiết, hướng tới hòa nhập cộng đồng, kỹ năng quản lý tài
chính được tự do học tập, tin tưởng vào bản thân và tự tin thể hiện khả năng, hỗ trợ
giới thiệu việc làm và định hướng tương lai. Trẻ được hưởng chế độ và ưu đãi đầy đủ,
đúng quy định. Trẻ được điều trị y tế kịp thời. Được tư vấn và tham vấn tâm lý khi trẻ
được tiếp nhận tại trung tâm, tư vấn khi trẻ bị sang chấn tâm lý đối với trẻ bị bỏ rơi, trẻ
lang thang, trẻ bị bạo hành và lạm dụng thể xác và tinh thần.
Đối với trẻ bình thường và khuyết tật nhẹ thì trẻ biết tự giác nhận thức và biết
tự lập, tự phục vụ bản thân và thích nghi với môi trường mới khá tốt. Trẻ biết hỗ trợ


nhau trong sinh hoạt và học tập. Nếu trẻ trưởng thành có nhu cầu sau khi được học tập
và đào tạo về chuyên môn phù hợp sẽ được trung tâm nhận và phân bổ vào vị trí làm
việc đúng với chuyên ngành.
Nhân viên trung tâm được đào tạo và tạo điều kiện học tập nâng cao về chuyên
môn công tác xã hội, kỹ năng xử lý tình huống kịp thời. Tham gia các lớp kiểm soát và
kiềm chế stress. Đội ngũ nhân viên trung tâm nhiệt tình, thương trẻ, có tâm với nghề,
có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Ngồi kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước ban lãnh đạo trung tâm rất tích
cực trong việc xin tài trợ từ các nguồn từ thiện bên ngoài nhằm hỗ trợ chăm lo trẻ
trong các hoạt động ngoại khóa, vui chơi,học tập. Nhân viên được hỗ trợ về mặt đời
sống, hỗ trợ tinh thần và cải thiện tài chính, được hưởng đầy đủ chế độ của người lao
động. Quản lý tốt các nguồn tài chính và tài sản của trung tâm.
 Điểm hạn chế:
Trẻ tại trung tâm phần lớn là trẻ khuyết tật nặng và rất nặng, khả năng hồi phục

kém, đề kháng yếu. Bệnh về da liễu nhiều và dễ lây các bệnh về đường hô hấp. Trẻ
thường phải chịu những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, khó chịu và ức chế do bị hạn
chế hoạt động và di chứng của bệnh.
Trẻ khuyết tật nhẹ dù được tư vấn tâm lý nhưng chưa theo sát và chưa bộc lộ
hết khả năng và năng lực do chưa được quan tâm đồng đều. Trẻ bị hạn chế trong ngôn
ngữ và vận động nên không thể bộc lộ mong muốn của bản thân. Chưa điều trị dứt
điểm các vấn đề về tâm lý. Trẻ khơng có khơng gian riêng tư do được ni và sống
trong mơi trường tập thể. Trẻ có thời gian sinh sống tại trung tâm lâu khi được hồi gia
khó khăn thích nghi trong mơi trường mới.
Giữa các trẻ thường có mâu thuẫn do khác biệt về tính cách dẫn đến kích động
và có xung đột. Trẻ sống khép mình và khơng thích chia sẻ. Vẫn có sự phân biệt đối xử
giữa các trẻ và các nhân viên.
Nhân viên có chun mơn nhưng chưa hỗ trợ trị liệu được với trẻ vì khơng đủ
nhân lực và thời gian. Do tính chất cơng việc nhân viên phải thức đêm thường xuyên
lâu dài dẫn đến stress, cáu gắt, tự ti, nóng nảy, căng thẳng và rối loạn tiền đình.
Trẻ tự kỷ ít được quan tâm hơn do trung tâm chưa có đủ chuyên môn để đánh
giá ở trẻ thuộc dạng này và còn đồng nhất giữa trẻ tự kỷ với trẻ chậm phát triển trí tuệ
là dạng tật như nhau .


Mặc dù được hỗ trợ nhưng chi phí điều trị cho trẻ phụ thuộc phần lớn vào
nguồn tài chính có hạn của trung tâm. Dụng cụ vật lý trị liệu, chỉnh hình rất đắt; khơng
thế tái sử dụng cho những trẻ khác nhau.
II.3.Tiến trình CTXH với thân chủ:
3.1. Tiếp nhận đối tƣợng:

Họ và tên: H.P.H.
Ngày sinh: 15/11/2012.
Nơi sinh: Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh.
Họ và tên cha: Lê Văn Tính.

Họ và tên mẹ: Huỳnh Thị Ngọc Loan. Sinh năm 1970.
Địa chỉ: 59/2 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp.
Bé Hiệp vào Làng Thiếu Niên Thủ Đức ngày 29/03/2013 lúc đó em được 4
tháng tuổi đến ngày 19/09/2016 em được chuyển đến Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ
Trẻ Em Gị Vấp lúc đó em được 4 tuổi.
Ngày 21/01/2015 em được nhận làm con nuôi. Em được cha mẹ mới nhận nuôi
là khi em được 3 tuổi. Do em khóc, la hét khơng chịu lên máy bay theo cha mẹ ni đi
nước ngồi nên 8 ngày sau đó, vào ngày 29/01/2015 cha mẹ nuôi trả em lại Làng
Thiếu Niên Thủ Đức. Hỏi thăm các cơ chăm sóc tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức thì
trong thời gian Hiệp được ni dưỡng tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức Hiệp có những
biểu hiện bất thường như:
+ Thích chơi một mình, khơng thích tiếp xúc với người lạ.
+ Khi các cơ dẫn H ra chơi với các bạn H sẽ khóc và la lớn lên.
+ Khơng nói rõ từ, chưa phân biệt được màu sắc, hình ảnh.
Khi H đã được 3 tuổi, Làng Thiếu Niên Thủ Đức đã đưa em đi khám và kết quả
H là trẻ tự kỷ.
Khi H được chuyển về đến Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Gò Vấp,
được sự quan tâm của Ban Giám Đốc, các cô bảo mẫu, cô giáo chuyên biệt và y bác sĩ
đã chăm sóc, quan tâm dạy H nên H đã có những thay đổi về sức khỏe, tinh thần.
Nhưng bản thân H vẫn còn hạn chế một số vấn đề.
Bé H ln thể hiện sự u thích bằng cách cười, hét len và chạy nhảy sau đó
kéo tay cố giáo hay người lớn lại nơi mình thích hay cản khơng cho người khác lấy đi.


×