Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giảng dạy về giới và phát triển trong các trường đại học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.3 KB, 10 trang )

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tâ ̣p 1, Số 2 (2015) 135-143

Giảng dạy về giới và phát triển trong các trường đại học
ở Việt Nam1
Hoàng Bá Thịnh*
Tóm tắt: Mặc dù trong luật pháp Việt Nam có quan điểm bình đẳng giới từ giữa thế kỷ XX,
nhưng giảng dạy với nội dung liên quan đến bình đẳng nam nữ/bình đẳng giới trong các trường đại
học ở Việt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu hơn hai thập kỷ trở lại đây. Ở Việt Nam có nhiều đề tài,
cơng trình nghiên cứu về giới đã cơng bố, nhưng ít có bài viết về giảng dạy giới trong các trường
đại học. Bài viết này nhìn lại quá trình giảng dạy giới và phát triển trong các trường đại học ở Việt
Nam trong khoảng thời gian hai thập kỷ trở lại đây, với nội dung gồm:1) Nội dung giảng dạy về
giới và phát triển trong trường đại học ở trình độ đại học và sau đại học; 2) hiệu quả giảng dạy giới
và phát triển trong các trường đại học, cao đẳng (Đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực
phát triển phụ nữ, bình đẳng giới; cung cấp chuyên gia về giới cho xã hội; góp phần phát triển
ngành khoa học về giới; góp phần tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới); 3) khó khăn và hạn
chế trong giảng dạy về giới và phát triển ở các trường đại học.
Từ khóa: Giới và phát triển; bình đẳng giới; nguồn nhân lực.

Trong1Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hồ (1946) quan điểm bình
đẳng nam nữ đã được ghi tại điều 9 “Đàn bà
ngang quyền với đàn ông trên mọi phương
diện”, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về
quan điểm bình đẳng giới và chống phân biệt
đối xử giữa nam và nữ (Hoàng Bá Thịnh 2008).
Mặc dù trong luật pháp Việt Nam có quan điểm
bình đẳng giới từ giữa thế kỷ XX, nhưng hoạt
động giảng dạy với nội dung liên quan đến bình
đẳng nam nữ/bình đẳng giới trong các trường
đại học ở Việt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu hơn
hai thập kỷ gần đây. Ở Việt Nam có nhiều đề


tài, cơng trình nghiên cứu về giới đã cơng bố,

nhưng ít có bài viết về giảng dạy giới trong các
trường đại học, cao đẳng. Với kinh nghiệm hai
mươi năm giảng dạy và nghiên cứu về giới, bài
viết này nhìn lại quá trình giảng dạy giới và phát
triển trong các trường đại học ở Việt Nam trong
khoảng thời gian hai thập kỷ trở lại đây.
1. Đào tạo giới trong các trường đại học
1.1 Sự hình thành và phát triển môn giới và
phát triển; xã hội học về giới
Ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học về phụ
nữ được bắt đầu vào những năm 1960 với các
bài viết về phong tục, tập quán (Lê Thị Nhâm
Tuyết 1969) và tiếp đó là cuốn sách Phụ nữ Việt
Nam qua các thời đại (Lê Thị Nhâm Tuyết
1973), đây là cơng trình nghiên cứu về phụ nữ
Việt Nam đầu tiên, cho đến nay đã được dịch ra
5 thứ tiếng (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật
Bản). Mặc dù vậy, phải đợi đến những năm
1990 thì giảng dạy về phụ nữ học, về giới và
phát triển mới có trong chương trình đào tạo đại
học.

Bài viết trình bày tại Hội thảo The 1st Korea -ASEAN
International Conference on Gender and Development
"Learning from Gender and Development Experience in
ASEAN and Korea" do Korean Women's Development
Institute (KWDI) tổ chức, Seoul, June 27-28, 2013. Có
cập nhật thơng tin.

*
PGS.TS; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số,
Môi trường và Các vấn đề xã hội; Chủ nhiệm Bộ mơn
Giới và Gia đình - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Email:
1

135


H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Sớ 2 (2015) 135-143

Có thể xem Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là
đơn vị đầu tiên đưa môn giới/Xã hội học về giới
vào giảng dạy cho sinh viên hệ chính quy từ
năm học 1993-1994. Cùng thời gian này,
Trường Đại học Mở thành phớ . Hồ Chí Minh
cũng giảng dạy môn phụ nữ học cho sinh viên
khoa Phụ nữ học (hiện nay là khoa Xã hội học,
công tác xã hội).
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là trường
đại học đầu tiên ở Việt Nam đưa môn Giới và
phát triển vào giảng dạy ở bậc đào tạo sau đại
học (Cao học, Nghiên cứu sinh). Mơn học này
đã có giáo trình chính thức2 (có ký hợp đồng
biên soạn với Trường, có hội đồng nghiệm thu,
và có 2 nhận xét trước khi xuất bản) đó là cuốn
Giáo trình Xã hội học về Giới (Hồng Bá Thịnh

2008). Cuốn giáo trình này được trao giải
thưởng "Sách hay Việt Nam năm 2009". Đây
cũng là cuốn giáo trình đầu tiên được xuất bản
phục vụ cho giảng viên, sinh viên tham khảo

136

giảng dạy môn xã hội học về giới hoặc môn giới
và phát triển trong các trường đại học, cao đẳng.
Từ năm học 2006, có thêm môn học Giới và
Phát triển (dành cho sinh viên ngành Cơng tác
xã hội).
Cũng cần nói thêm, Trường Đại học KHXH
và NV, ĐHQGHN là đơn vị đầu tiên thành lập
Bộ môn Xã hội học về Giới và Gia đình (2002),
với nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học về
lĩnh vực xã hội học giới/ giới và phát triển và
nghiên cứu gia đình.
1.1.1 Giảng dạy giới và phát triển ở bậc đại
học
Tính đến năm học 2011 - 2012, Việt Nam có
419 trường đại học, cao đẳng, số lượng tuyển
sinh mỗi năm khoảng 500 ngàn đến 600 ngàn
sinh viên, với tổng số lượng sinh viên đào tạo
mỗi năm hơn 2,2 triệu. Trong đó sinh viên các
trường ngồi cơng lập chỉ chiếm 15.08% (bảng
1).

Bảng 1: Số trường cao đẳng, đại học và số lượng sinh viên, năm học 2011-2012


Loại hình trường
N

Cơng lập

Số lượng sinh viên (người)

Ngồi cơng

N

Cơng lập

Ngồi
cơng lập

lập
Cao đẳng

215

187

28

756.292

613.933

142.359


Đại học

204

150

54

1.448.021

1.256,785

189.236

419

337

82

2.204.313

1.870.718

332.595

N

Nguồn: tác giả lập bảng dựa trên số liệu của MOET, 2012


Trong danh sách tuyển sinh năm học 2013 2014, cả nước có 426 trường đại học, cao đẳng,
bao gồm 226 trường đại học và 200 trường cao
đẳng.
Trong số các trường đại học và cao đẳng của
cả nước, khoảng 40 trường đại học và cao đẳng
với 61 khoa, bộ mơn có đào tạo ngành xã hội
học, ngành công tác xã hội, nhân học, tâm lý
học, địa lý học.

Đây là những ngành học có giảng dạy giới
và phát triển hoặc xã hội học về giới (bảng 2)
(chi tiết xin xem phụ lục 1).2

Chúng tơi dùng thuật ngữ giáo trình chính thức để phân
biệt với một vài cuốn sách khác do cá nhân biên soạn và
tự bỏ tiền in (cũng ghi là giáo trình), khơng có quy trình
ký hợp đồng, khơng có hội đồng khoa học nghiệm thu
chất lượng chun mơn của giáo trình.
2


137

H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143

Bảng 2: Các chuyên ngành đào tạo có giảng dạy giới và phát triển, 2013

Ngành đào tạo
Xã hội học

Công tác xã hội
Tâm lý học
Nhân học
Địa lý học
Cộng

Đào tạo hệ Đại học
12
23
03
02
01
42

Đào tạo hệ Cao đẳng
20
20

Cộng
12
43
03
02
01
61

Nguồn: Tác giả thống kê từ chương trình tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng

Nội dung về bình đẳng giới cũng được lồng
ghép trong một vài học phần khác như: Xã hội

học gia đình (quan hệ giới trong gia đình, phân
cơng lao động theo giới trong gia đình, bạo lực
gia đình), Xã hội học sức khoẻ (giới và sức khoẻ
sinh sản, sức khoẻ tình dục, giới và chăm sóc
sức khoẻ), Gia đình học. Ngồi những học phần
trên, sinh viên khoa Xã hội học còn được học
các học phần liên quan đến bình đẳng giới như:
Phân tích giới, Lồng ghép giới trong dự án phát
triển,… v.v.
Tuỳ theo trường, học phần này được giảng
dạy với số thời lượng 2- 3 tín chỉ (30 đến 45
tiết). Đây là một chỉ báo tích cực về mức độ
phát triển của giảng dạy về giới và phát triển

trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam
trong thời gian hai thập kỷ qua.
1.1.2. Giảng dạy giới và phát triển ở bậc
sau đại học
Ngồi chương trình giảng dạy về giới và
phát triển, xã hội học về giới cho sinh viên đại
học, ở Việt Nam cịn giảng dạy mơn giới và
phát triển cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu
sinh. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, ĐHQG Hà Nội là cơ sở đào tạo đưa môn
giới và phát triển vào đào tạo hệ cao học sớm
nhất, từ năm 1995. Cho đến nay, cả nước đã có
10 ngành đào tạo cao học có mơn học với nội
dung về giới và phát triển (bảng 3), (chi tiết
môn học và cơ sở đào tạo sau đại học, xin xem
Phụ lục 2).


Bảng 3: Số lượng đơn vị giảng dạy giới và phát triển, chương trình sau Đại học

Ngành đào tạo
Xã hội học
Nhân học
Dân tộc học
Châu Á học
Địa lý học
Quản trị môi trường
Công tác xã hội
Biến đổi khí hậu
Nghệ thuật điện ảnh
Văn hố học

Số lượng đơn vị đào tạo
Cao học
06
02
02
01
01
01
03
01
01
02

Số lượng đơn vị đào tạo Nghiên
cứu sinh

3
-

Nguồn: Tác giả tham khảo từ chương trình đào tạo sau đại học của các trường đại học


H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143

Hiện nay, Việt Nam có 145 Trường đại học,
học viện có chương trình đào tạo sau đại học với
hơn 1000 chuyên ngành đạo tạo thạc sĩ, nhưng
mới có 10 ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn có mơn học liên quan đến giới và
phát triển, đạt tỷ lệ khoảng 1%.
1.2 Nội dung giảng dạy về giới và phát triển
trong trường đại học
Về nội dung môn học giới và phát triển, sinh
viên được giới thiệu những khái niệm cơ bản về
nghiên cứu giới, bản sắc giới, về bất bình đẳng
giới và tác động tích cực của bình đẳng giới và
tác động tiêu cực của bất bình đẳng giới đối với
sự phát triển bền vững xã hội.
Môn giới và phát triển trang bị cho sinh viên
cách tiếp cận có sự nhạy cảm giới, về phong
trào nữ quyền và một số lý thuyết nữ quyền (ví
dụ: Nữ quyền tự do, nữ quyền cấp tiến, nữ
quyền xã hội chủ nghĩa,..) Môn học cũng giới
thiệu mối quan hệ giới và sự khác biệt giới trong
một số lĩnh vực: Giáo dục, gia đình, lao động,
sức khoẻ, quản lý,…v.v.

Mục tiêu của giảng dạy giới và phát triển
nhằm giúp cho người học có được quan điểm
bình đẳng giới trong nghiên cứu và trong đời
sống xã hội, cung cấp kỹ năng phân tích giới
trong nghiên cứu, trong các dự án phát
triển...v.v. giúp người học có thể vận dụng kiến
thức, phương pháp và kỹ năng về giới và phát
triển vào trong cuộc sống, công việc.
2. Hiệu quả giảng dạy giới và phát triển
trong các trường đại học
Mặc dù môn giới và phát triển mới chỉ được
giảng dạy trong phạm vi hẹp (ở một số ngành
trong 40 trường đại học, cao đẳng) nhưng qua
thực tiễn hai thập kỷ giảng dạy về giới và phát
triển, chúng tơi nhận thấy đã có một số hiệu quả
như sau:
2.1 Đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong
lĩnh vực phát triển phụ nữ, bình đẳng giới
Cho đến nay, đã có hàng vạn sinh viên được
trang bị kiến thức về giới và bình đẳng giới.

138

Riêng ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội đã có 24 khố sinh viên ngành
Xã hội học được học môn xã hội học về giới
hoặc giới và phát triển, với hơn 5000 sinh viên
và hơn 500 cao học, nghiên cứu sinh đã tốt
nghiệp.
Những sinh viên tốt nghiệp ra trường, với

kiến thức cơ bản từ môn học về giới, họ đã và
đang vận dụng kiến thức về bình đẳng giới trong
công việc và đời sống. Nhiều sinh viên làm việc
trong các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính
phủ trong nước và quốc tế liên quan đến phụ nữ
và bình đẳng giới.
Mơn giới và phát triển đã và đang là môn
học hấp dẫn sinh viên trong các chương trình
giảng dạy theo tín chỉ. Mỗi khố học, số lượng
sinh viên đăng ký chọn môn học giới và phát
triển/xã hội học về giới rất đông (từ 80 đến 100
sinh viên). Bên cạnh đó, số lượng sinh viên làm
khố luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp với
chủ đề về giới thường chiếm tỷ lệ nhiều hơn các
chủ đề khác.
2.2 Cung cấp chuyên gia về giới cho xã hội
Hai mươi năm giảng dạy về giới trong các
trường đại học đã góp phần đào tạo nên đội ngũ
chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giới và phát
triển. Trước hết, những giảng viên đang làm
việc trong các trường đại học, do yêu cầu của
việc nâng cao chất lượng giảng dạy nên họ cũng
phải tự học hỏi để nâng cao trình độ chun
mơn, kỹ năng và phương pháp giảng dạy, đồng
thời họ cũng được đào tạo và đạt được các học
vị thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành nghiên cứu
giới và phát triển.
Một số giảng viên trở thành chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực giới và phát triển, tham gia
với vai trò tư vấn cho các tổ chức Chính phủ

như: Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội,
Hội LHPN Việt Nam, Vụ bình đẳng giới thuộc
Bộ LĐ,TB và XH,.vv.
Trong quá trình xây dựng Luật, như: Luật
bình đẳng giới (2006); Luật phịng, chống bạo
lực gia đình (2007), Luật lao động (sửa đổi
2012),...v.v. các chuyên gia về giới đã có nhiều


139

H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Sớ 2 (2015) 135-143

đóng góp quan trọng để lồng ghép giới vào các
văn bản luật pháp.Các chuyên gia còn tham gia
với vai trò tư vấn cho các tổ chức quốc tế tại
Việt Nam trong lĩnh vực dân số, bạo lực gia
đình, như UNDP, UN Women, FAO, và phi
Chính phủ trong nước và quốc tế.
2.3 Góp phần phát triển ngành khoa học về
giới
Bên cạnh những cán bộ nghiên cứu của các
Viện nghiên cứu, thì giảng viên giảng dạy giới
và phát triển trong các trường đại học đã có
nhiều đóng góp vào sự phát triển khoa học về
giới, với những đề tài nghiên cứu, bài viết đăng
trên các tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa
học trong nước và quốc tế. Giảng viên dạy các
môn học về giới là lực lượng chủ yếu xây dựng
chương trình giảng dạy, biên soạn bài giảng,

viết giáo trình, tài liệu tham khảo về lĩnh vực
giới.
Chính nhờ q trình giảng dạy gắn kết với
nghiên cứu, đội ngũ giảng viên trong các trường
đại học đã có những đóng góp quan trọng cho
sự phát triển ngành khoa học về giới ở Việt
Nam.
2.4 Góp phần tuyên truyền, giáo dục về bình
đẳng giới
Nếu chủ đề giới và bình đẳng giới cịn ít
được giảng dạy trong các trường đại học, cao
đẳng thì lại được giới thiệu rất nhiều dưới hình
thức các khố tập huấn cho các tổ chức, đồn
thể xã hội, các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam
và quốc tế. Những khoá tập huấn này, với các
chủ đề về bình đẳng giới, về Luật bình đẳng
giới, Luật phịng chống bạo lực gia đình, Phân
tích giới, Lồng ghép giới,.v.v.. thường được tổ
chức khá thường xuyên. Tuỳ theo mục tiêu và
nhu cầu của người học mà nội dung các khố
tập huấn khác nhau, rất đa dạng và phong phú.
Ví dụ, năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội tổ chức 05 lớp tập huấn cho đội ngũ
giảng viên nguồn về lồng ghép giới; tổ chức 15
lớp tập huấn cho khoảng 800 lượt cán bộ làm
cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ

nữ ở các Bộ, ngành, địa phương. Các chủ đề
chính của các lớp tập huấn trong năm 2011
được thực hiện khá phong phú, trong đó tập

trung nhiều hơn vào kỹ năng lồng ghép giới và
triển khai xây dựng kế hoạch hành động về bình
đẳng giới như: Lồng ghép giới trong lĩnh vực
lao động; về bình đẳng và khơng phân biệt đối
xử với phụ nữ và nam giới tại nơi làm việc; về
xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động về
bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015; về kiến
thức về giới trong biến đổi khí hậu; về Cơng
ước CEDAW và chính sách, pháp luật về bình
đẳng giới của Việt Nam. (Bộ LĐ,TB và XH
2012). Trong các lớp tập huấn về giới như vậy,
có sự tham gia của giảng viên một số trường đại
học.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia hàng đầu về
giới còn tham gia tư vấn, trò chuyện trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng (Đài tiếng
nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam) và viết
bài về giới và bình đẳng giới dưới dạng phổ
biến kiến thức cho một số tờ báo có số lượng
phát hành lớn (Phụ nữ Việt Nam, Tuổi trẻ, Giáo
dục và Thời đại…).
3. Khó khăn và hạn chế trong giảng dạy về
giới ở các trường đại học
3.1 Một số khó khăn
Những khó khăn chủ yếu trong việc giảng
dạy giới và phát triển trong trường đại học có
một số khó khăn sau đây:
Một là, có vẻ như xã hội học về giới, nghiên
cứu giới đang được xem là mơn học “thời
thượng” nên nhiều sinh viên đăng ký khố luận,

báo cáo tốt nghiệp, luận văn cao học. Khó khăn
là ở chỗ, số giảng viên thuộc chuyên ngành giới
và phát triển có hạn, nên những người khơng
thuộc chun ngành này cũng đảm nhận hướng
dẫn luận văn. Tương tự, khi sinh viên bảo vệ
luận văn, không hiếm trường hợp thành viên
Hội đồng chưa bao giờ nghiên cứu giới cũng
nhận xét Luận văn, Luận án án với đề tài
nghiên cứu giới. Điều này dẫn đến việc đánh giá
chất lượng luận văn, luận án đôi khi thiếu chuẩn
xác.


H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143

Hai là, tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng
dạy cho chuyên ngành bằng tiếng Việt cịn
thiếu. Ngồi cuốn giáo trình Xã hội học về Giới
(2008), và sau đó có thêm hai cuốn khác xuất
bản 2010, 2011 thì các tài liệu về lý thuyết, các
tài liệu tham khảo, đọc thêm còn kham hiếm.
Ba là, đào tạo giới ở Việt Nam hiện nay, có
thể nói tương đối phát triển, do vậy nó cũng có
mặt tốt/tích cực lẫn mặt chưa tốt/tiêu cực. Vì
phát triển theo kiểu “Trăm hoa đua nở” nên chất
lượng là điều đáng quan ngại. Có trường Đại
học ở Hà Nội, đưa mơn giới và phát triển vào
dạy chính thức, nhưng giảng viên là một người
không được đào tạo về giới. Thế nhưng người
này cũng biên soạn bài giảng, in ấn và giảng dạy

cho sinh viên của trường đại học này.
3.2 Những hạn chế

140

Trong số 25 trường đại học có giảng dạy giới và
phát triển thì 12/25 trường ở phía Bắc; 13/25
trường ở phía Nam. Trong số 15 trường cao
đẳng có dạy giới và phát triển cho ngành cơng
tác xã hội thì 11/15 trường ở phía Bắc, 4/15
trường ở phía Nam. Số liệu này cho chúng ta
thấy hai điểm đáng lưu ý sau đây:
Một là, có sự khác biệt giữa miền Bắc và
miền Nam về số lượng các trường đại học, cao
đẳng có giảng dạy mơn giới và phát triển. Theo
đó, 23/40 trường (57,5%) ở miền Bắc so với
17/40 trường ở miền Nam (42,5%)
Hai là, so với tổng số trường đại học, cao
đẳng ở miền Bắc và miền Nam, số trường có
giảng dạy môn giới và phát triển chiếm tỷ lệ rất
thấp (bảng 4).

Có sự phân bố khơng đồng đều giữa các
vùng miền có giảng dạy mơn giới và phát triển.
Bảng 4: Số trường đại học, cao đẳng giảng dạy giới và phát triển theo vùng, 2013

Tổng số trường (1)

Số trường dạy giới và phát Tỷ lệ 2/1 (%)
triển (2)


Đại học

Cao đẳng

Đại học

Cao đẳng

Đại học

Cao đẳng

Miền Bắc

118

107

12

11

10,16

10,28

Miền Nam

108


93

13

04

12,03

4,30

Tổng

226

200

25

15

11,06

7,50

Nguồn: Tác giả thống kê và tính từ chương trình tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng

Bảng 4 cho thấy, số trường có giảng dạy giới
và phát triển mới chỉ gần 9% so với tổng số
trường đại học, cao đẳng của cả nước, một tỷ lệ

còn rất thấp. Hơn nữa, giảng dạy về giới chủ
yếu mới chỉ dành cho sinh viên các ngành Xã
hội học, Công tác xã hội, Tâm lý học và Nhân
học. Còn sinh viên các ngành khác chưa biết
đến nội dung về giới và bình đẳng giới. Nói
cách khác, mặc dù đã có 40 trường đại học, cao
đẳng giảng dạy về giới, nhưng không phải tất cả
sinh viên của 40 trường đại học, cao đẳng đều
học về giới và bình đẳng giới, mà chỉ có sinh

viên thuộc bốn ngành học trên mới có mơn học
liên quan đến bình đẳng giới.
Từ những phân tích ở trên cho thấy, việc
giảng dạy các mơn học có nội dung về giới và
bình đẳng giới (như: Giới và phát triển; xã hội
học về giới; giới, mơi trường và phát triển bền
vững;.v.v.) chỉ mới có trong chương trình giảng
dạy của một số trường đại học, cao đẳng thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Còn khối
các trường thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên,
khoa học kỹ thuật, kinh tế - tài chính, ngân


141

H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143

hàng,..v.v. chưa được biết đến mơn học liên
quan đến bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, q trình đào tạo có sự thay

đổi chương trình (tăng thêm hoặc giảm mơn
học), vì thế mơn Xã hội học Giới và phát triển
dành cho chương trình cao học Xã hội học và
môn Giới và phát triển dành cho hệ cử nhân
ngành Công tác xã hội ở Khoa xã hội học
(Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
đã khơng cịn trong chương trình đào tạo. Sự
thay đổi môn học này liên quan đến nhận thức
của người xây dựng chương trình về tầm quan
trọng của việc giảng dạy giới trong trường Đại
học. Điều này cũng cho thấy thách thức đối với
việc duy trì mơn học về giới nói riêng và phát
triển ngành khoa học nghiên cứu giới ở nước ta
nói chung.
4. Bàn luận
Hơn hai mươi năm đưa giới và phát triển
vào giảng dạy trong trường đại học mới chỉ là
một khoảng thời gian ngắn so với ngành khoa
học nghiên cứu giới, so với lịch sử phát triển
các trường đại học. Mặc dù vậy, hoạt động
giảng dạy giới và phát triển trong các trường đại
học ở Việt Nam đã góp phần quan trọng nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới, đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực
khác nhau hoạt động vì mục tiêu bình đẳng giới
và phát triển phụ nữ.
Chặng đường hơn hai thập kỷ giảng dạy về
giới và phát triển, các trường đại học ở Việt
Nam đang đối diện với những khó khăn về chất
lượng đội ngũ giảng viên, về giáo trình, bài

giảng, tài liệu tham khảo. Việc giảng dạy giới
và phát triển cũng chỉ mới đưa vào chương trình
đào tạo của một số ngành như: Xã hội học, công
tác xã hội, tâm lý học, nhân học. Đây là thách
thức to lớn đối với mong muốn mở rộng đối
tượng sinh viên được học về giới và phát triển.
Trong những năm tới, số trường đại học và
cao đẳng giảng dạy giới và phát triển sẽ còn
tăng thêm bởi nhu cầu đào tạo và sự phát triển
của ngành công tác xã hội, xã hội học, nhân học

ở các trường cao đẳng, đại học trên phạm vi cả
nước... v.v.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho
phép Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo thí
điểm ngành Giới và phát triển, tuyển sinh từ
năm học 2015-2016. Đây là cơ hội để Học viện
Phụ nữ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực về
giới và phát triển, (nhưng cũng nhiều thách thức
về đội ngũ giảng viên còn rất thiếu và yếu về
năng lực chuyên môn, thiếu các tài liệu học tập
và giảng dạy). Vì thế, số lượng sinh viên được
học về giới và phát triển sẽ tiếp tục gia tăng, sự
tăng số lượng người học môn giới và phát triển
cũng sẽ kéo theo sức ép với đội ngũ giảng viên
với những khó khăn và thách thức đã được phân
tích ở trên.
Tài liệu trích dẫn
Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2015. Quyết định số 2181/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25 tháng 6
năm 2015 về Việc giao cho Học viện Phụ nữ Việt Nam

đào tạo thí điểm ngành Giới và phát triển trình độ đại học
hệ chính quy.
Bộ Lao động, Thương binh và xã hội. 2012. Báo cáo việc
thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm
2011, báo cáo số 61/BC-CP, ngày 06 tháng 4 năm 2012.
Hồng Bá Thịnh. 2008. Giáo trình Xã hội học về giới; Nhà
xuấ t bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Bá Thịnh. 2013. "Đào tạo về bình đẳng giới ở Việt
Nam và vai trị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam" báo
cáo trình bày tại Hội thảo quốc tế Nghiên cứu, Giáo dục
thúc đẩy bình đẳng giới, Học viện Phụ nữ Việt Nam –
Viện Giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới Hàn Quốc
(KIGEPE),
Hà nội, 21/03/2013.
Hoàng Bá Thịnh. 2013. Gender training program in
Vietnam's Universities, The 1st Korea -ASEAN
International Conference on Gender and Development
"Learning from Gender and Development Experience in
ASEAN and Korea" do Korean Women's Development
Institute (KWDI) tổ chức, Seoul, June 27-28, 2013.
Lê Thị Nhâm Tuyết. 1969. Phụ nữ và phong tục tập quán
đạo đức cũ; Thông báo Triết học, số 10/1969
Lê Thị Nhâm Tuyết. 1973. Phụ nữ Việt Nam qua các thời
đại. Hà Nô ̣i: Nhà xuấ t bản Khoa học xã hội.
Nghiêm Tiến Cường – Nghiêm Đình Thắng (sưu tầm, tuyển
chọn). 2013. Những điều cần biết về tuyển sinh đại học,
cao đẳng năm 2013; Nhà xuấ t bản Giáo dục Việt Nam.


H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143


142

Phụ lục 1: Danh sách các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành xã hội học và công tác xã hội, 2013

Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Tên trường
Trường Đại học KHXH và NV, Hà
Nội
Đại học Cơng đồn
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Nơng nghiệp Hà Nội
Đại học Lao động – Xã hội Hà Nội
Đại học Thăng Long
Học viện Báo chí –Tuyên truyền
Học viện Thanh thiếu niên
Học viện Phụ nữ Việt Nam

Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
Đại học Hồng Đức
Đại học Vinh
Đại học Khoa học – ĐH Huế
Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Đại học Đà Lạt
Đại học Quy Nhơn
Đại học KHXH và NV Tp. HCM
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Mở Tp. HCM
Đại học Lao động – Xã hội Tp. Hồ
Chí Minh
Đại học Bình Dương
Đại học Đồng Tháp
Đại học Thủ Dầu Một
Đại học Văn hiến
Đại học Trà Vinh
Cao đẳng sư phạm Sơn La
Cao đẳng sư phạm Điện Biên
Cao đẳng sư phạm Hà Nội
Cao đẳng sư phạm Trung ương Hà
Nội
Cao đẳng sư phạm Hà Nam
Cao đẳng sư phạm Hồ Bình
Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh
Cao đẳng sư phạm Thái Bình
Cao đăng Bách nghệ Tây Hà
Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc
Cao đẳng sư phạm Nghệ An
Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế

Cao đẳng sư phạm Nha Trang
Cao đẳng sư phạm Đăk Lăk
Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp.
Hồ Chí Minh
Đại học Hoa Sen

Ngành
Xã hội
học
x

Ngành Cơng tác xã hội
Hệ đại học Hệ cao đẳng

Khu
vực

x

x

x

x
x
x
x
x
x
x

x

x
x
x
x
x
x
X
x
x
x
x
x
x
x

x
x
-

x
x
x
-

-

-


Miền
Bắc

Miền
Nam

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Miền
Bắc

Miền
Nam


Môn giới và phát triển đưa vào Chương trình
Giáo dục tổng quát (Liberal Education)

Nguồn: Tác giả tham khảo chương trình tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng


143

H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143

Phụ lục 2: Tên môn học về giới và phát triển và cơ sở đào tạo sau đại học, 2013

Ngành đào tạo
Xã hội học

Tên cơ sở đào tạo
Trường Đại học KHXH&NV, Hà
Nội
Học Viện KHXH Việt Nam
Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh
Học Viện Báo chí Tuyên truyền
Đại học Khoa học Huế
Trường Đại học KHXH&NV, Tp.
Hồ Chí Minh
Nhân học
Nghiên cứu giới và phát triển trong Trường Đại học KHXH&NV, Hà
nhân học
Nội
Trường Đại học KHXH&NV, Tp.

Hồ Chí Minh
Dân tộc học
-Nghiên cứu gia đình và giới ở Việt Trường Đại học KHXH&NV, Hà
Nam
Nội
-Nghiên cứu giới và phát triển trong Trường Đại học KHXH&NV, Tp.
dân tộc học
Hồ Chí Minh
Tâm lý học
Tâm lý học về giới
Trường Đại học KHXH&NV, Hà
Nội
Châu Á học
Gia đình và phụ nữ Châu Á
Trường Đại học KHXH&NV, Tp.
Hồ Chí Minh
Địa lý học
Giới, Môi trường và phát triển bền vững Trường Đại học KHXH&NV, Tp.
Hồ Chí Minh
Quản trị mơi Giới, Môi trường và phát triển bền vững Trường Đại học KHXH&NV, Tp.
trường
Hồ Chí Minh
Cơng tác xã hội
Giới và phát triển
Trường Đại học KHXH&NV, Hà
Nội
Biến đổi khí hậu Giới và biến đổi khí hậu
Đại học Quốc gia Hà Nội
Nghệ thuật điện Giới và điện ảnh
Trường Đại học KHXH&NV, Hà

ảnh
Nội
Văn hoá học
Văn hố giới
Trường Đại học KHXH&NV, Tp.
Hồ Chí Minh
Cao học
-Xã hội học về giới
-Giới và phát triển
- Nghiên cứu giới và phát triển trong
dân tộc học
-Giới, Môi trường và phát triển bền
vững

Nguồn: Tác giả tham khảo từ chương trình đào tạo sau đại học của các trường đại học


H.B. Thi ̣nh / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 1, Số 2 (2015) 135-143

Teaching gender and development in the universities in Vietnam
Hoang Ba Thinh
Abstract: Although in Vietnamese laws, the issue of gender equality has been mentioned since the mid
20th century, teaching activities with content related to equality between men and women/gender equality in
universities in Vietnam have really been started in the last two decades, there are some gender studies have been
published in Vietnam lately but few articles about teaching gender and development in the university. This
article mentioned about the gender and development process teaching among universities in Vietnam during the
past two decades, focus on: 1) Content of teaching gender in universities at graduate and postgraduate level; 2)
Effectiveness of teaching gender and development in universities (Training of human resources working in the
field of women's development, gender equality; Providing gender experts for the society; Contributing to the
development of gender science; Propagandizing and educating on gender equality); 3) Some difficulties and

limitations of gender teaching in universities.
Keywords: Gender and development; gender equality; human resource.



×