Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nước giải khát chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.86 KB, 2 trang )

Nước giải khát chữa bệnh
Mùa hè đã đến, những cốc
nước mát lạnh sẽ làm xua đi cơn
nóng nực. Một số đồ uống không
chỉ giải khát mà còn có tác dụng
chữa trị những bệnh thông
thường rất hiệu quả, và ngăn
ngừa một vài bệnh.
Nước mía
Cây mía còn có tên khác
là cam giá (cam: ngọt, giá: cái
gậy). Nước mía có khoảng 20% đường, ngoài ra còn có một ít acid hữa cơ như
citric, malic, tartric… và các chất vô cơ. Nước mía có tác dụng giải khát, sinh tân
dịch, bổ dưỡng, nhất là bổ tỳ vị. Vào mùa hè dùng nước mía cùng với vắt thêm 1
chút cam hoặc chanh, quất thì ngon tuyệt. Nước mía pha gừng trị được bệnh nôn
khan, giải nhiệt tốt. Đây là một loại nước giải khát tốt và rất phổ biến, nên dùng nước
mía ép ngay để đảm bảo vệ sinh.

Nước rau má

Rau má có vị nhạt, hơi cay, tính mát, không độc, có tính thanh nhiệt, giải độc,
nhuận gan lợi tiểu, tiêu viêm. Rau má rửa sạch cho vào máy say sinh tố với một ít
nước và vài hạt muối tinh, chúng ta sẽ có một cốc nước giải khát đặc biệt. Để trị
bệnh, mỗi cốc chỉ cần 30 - 40g lá tươi xay ra là được. Đôi khi, người ta dùng rau má
làm rau ăn như các loại rau khác. Ngoài ra, lá rau má giã nát đem đắp lên các vết
thương sẽ có tác dụng làm cho vết thương mau lành. Những người muốn làm lành
vết loét bao tử chỉ cần uống nước ép rau má một cách thường xuyên sẽ thấy hiệu
nghiệm.

Nước sắn dây


Bột sắn dây hòa với đường là một loại nước uống giải khát khá tốt trong mùa
hè. Sắn dây có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, có tác dụng vào hai kinh tỳ vị. Sắn
dây có tác dụng sinh tân, thanh nhiệt giải độc và làm ra mồ hôi. Sắn dây dùng để trị
ngoại cảm, sốt, nôn, mửa, đái đường và giải độc rượu. Người bệnh đái đường nên
uống nước nấu củ sắn dây. Sau khi lao động ngoài nắng, uống bột sắn dây vừa có
tác dụng giải khát vừa phòng ngừa cảm nắng. Tinh bột có trong sắn dây làm tăng
lượng máu lên não, lưu lượng máu ở động mạch tăng và giảm huyết áp. Bột sắn dây
có thể dùng để trị đau quặn tim do thắt động mạch vành, hạ huyết áp.

Trà hoa cúc

Cúc vàng có vị ngọt, đắng và cay. Hoa cúc dùng để trị chứng nhiệt, có khả
năng đối kháng với nhiều loại vi trùng. Người ta dùng hoa cúc để giải cảm, nhức
đầu, đau mắt, giúp nhanh tỉnh rượu, trị cao huyết áp và bệnh đái đường.

Nước Atiso

Hiện nay, Atiso được bán rất nhiều trên thị trường Việt Nam. Trà Atiso có tác
dụng giải nhiệt, trị mất ngủ, đặc biệt là trị bệnh đái đường.

Trà kim ngân

Hoa kim ngân là vị thuốc rất hay dùng trong đông y. Nó có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, làm dịu các kích thích, chống co thắt, chống dị ứng. Người ta thường
dùng trà kim ngân để trị nóng sốt, dị ứng, rôm sảy. Dây kim ngân nấu trà uống có tác
dụng kháng sinh thanh nhiệt, giải độc. Người bệnh đái đường không nên dùng cây
này.

Thổ phục linh (hay còn gọi là cây khúc khắc)


Nó có vị ngọt nhạt, mùi đặc biệt, có tính khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc,
lọc máu, kích thích tiêu hoá.

Sương sâm

Sương sâm lấy lá già rửa sạch, cho vào túi vải, vò, vắt trong khoảng 2 lít
nước sạch rồi lọc. Khoảng nửa giờ sau, dịch lá sẽ đông như rau câu. Sương sâm ăn
với đường có tính mát. Người bệnh đái đường nên ăn loại này. Người béo mập nên
ăn sương sâm nhạt, vì nó ít khả năng sinh nhiệt mà lại làm giảm cơn đói.


×