Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.08 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Mai Quyên

TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HUẾ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1




MỤC LỤC
Trang phụ bìa

trang
MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài....................................................................................... 3

1.1.

Lý do khoa học…...................................................................................... 3



1.2.

Lý do thực tiễn.......................................................................................... 4

2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ ..... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu.................................................................... 8
5.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn..................................................................................... 9
7.Bố cục của luận văn........................................................................................... 9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI THÁI VÀ TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH
1.1. Sơ lược về người Thái ở Việt Nam........................................................... 9
1.1.1. Tộc ngƣời Thái và sự phân bố dân cƣ.......................................................9
1.1.2.Văn hóa Thái - khái niệm khơng gian văn hóa và khơng gian văn hóa tộc
ngƣời tộc ngƣời……………………………………………………………….. 14
1.2.

Một số vấn đề về truyện kể địa danh………………………………

22

1.2.1. Khái niệm truyện kể địa danh…………………………………………...22
1.2.2. Truyện kể địa danh của ngƣời Thái……………………………………...24
* Tiểu kết chương 1………………………………………………………. …………. 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2





CHƢƠNG 2. DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA
NGƢỜI THÁI Ở VIỆT NAM
2.1. Diện mạo truyện kể địa danh của người Thái…………………….… 26
2.1.1. Mô tả chung tập hợp truyện kể………………………………………….26
2.1.2. Phân loại truyện kể………………………………………………………30
2.2. Đặc trưng về phương diện nội dung …………………………………. 38
2.2.1. Nội dung phản ánh nhận thức về thế giới……………………………….38
2.2.2. Nội dung phản ánh lịch sử …………………………………………… .47
2.2.3. Nội dung phản ánh các vấn đề xã hội ………………………………… 59
* Tiểu kết chương 2……………………………………………………… …. …… . 69
CHƢƠNG 3. ĐẶC TRƢNG THI PHÁP VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG
TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƢỜI THÁI Ở VIỆT NAM
3.1. Một số đặc trưng về phương diện thi pháp………………………… ... 71
3.1.1 Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện kể địa danh của ngƣời
Thái.................................................................................................................... 71
3.1.2. Nhân vật trong truyện kể địa danh của ngƣời Thái……………………. 84
3.2. Dấu ấn văn hóa và khơng gian văn hóa Thái trong truyện kể địa
danh .................................................................................................................. 91
3.2.1. Dấu ấn của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong truyện kể địa danh
của ngƣời Thái…………………………………………………………… . …. 91
3.2.2 Không gian văn hóa Thái trong truyện kể địa danh …………… …….. 98
* Tiểu kết chương 3……………………………………………………………….. 108
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….. 109
Thƣ mục tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3





MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1 .Lý do khoa học
Truyện kể địa danh nói chung và truyện kể địa danh của ngƣời Thái ở Việt
Nam nói riêng là loại truyện kể có số lƣợng tƣơng đối phong phú. Mặc dù vậy,
việc sƣu tầm, thống kê, nghiên cứu về truyện kể địa danh, đặc biệt là truyện kể
địa danh của từng dân tộc cụ thể là điều chƣa có cơng trình nghiên cứu nào thực
hiện. Bởi vậy, việc tập hợp một cách tƣơng đối đầy đủ và phân loại truyện kể địa
danh của các dân tộc ít ngƣời (bao gồm những truyện đã đƣợc in đây đó trong
các tuyển tập và nguồn truyện còn đang đƣợc lƣu truyền trong dân gian) nhằm
bổ sung vào kho tàng truyện kể vô cùng phong phú của các dân tộc anh em, từ
đó tiến hành nghiên cứu, nhìn nhận truyện kể địa danh từ góc độ folklore học để
thấy đƣợc những vấn đề cơ bản về nội dung, thi pháp cũng nhƣ vẻ đẹp văn hóa
tộc ngƣời là việc làm chính đáng. Mặc dầu vậy, thời gian và khuôn khổ của luận
văn chƣa cho phép tiến hành khảo sát, nghiên cứu toàn bộ truyện kể địa danh
của các dân tộc ít ngƣời mà chỉ xin đƣợc đề cập đến một trong số đó. Đây cũng
chính là lý do khoa học để chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện kể địa danh của
người Thái ở Việt Nam.
1.2.Lý do thực tiễn
Thực tế sƣu tầm truyện kể địa danh nói chung và truyện kể địa danh của
ngƣời Thái nói riêng cho thấy tình trạng nguồn sáng tác dân gian đƣợc lƣu
truyền từ bao đời nay đang dần bị quên lãng. Rất nhiều nơi, nhiều sƣ̣ vật đị a lý
đƣợc biết đến tên gọi nhƣng

việc giải thích tên gọi ấy hoặc khơng thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4





đƣợc, hoặc chỉ còn rơi rớt lại một vài mẩu mang dáng dấp truyện kể đang dần
mờ phai trong ký ức dân gian.
Với ý nghĩ a là tên đất , đị a danh có khi chỉ là đối tƣợng của ngƣ̃ âm học

,

nhƣng khi bản thân tên đất ấy đƣợc gắn với nhƣ̃ng sƣ̣ tí ch thì truyện k ể địa danh
trở thành đối tƣợng của folklore học . Việc tập hợp và nghiên cƣ́u nhằm bảo lƣu
nguồn truyện kể này là một việc làm cần thiết và có cơ sở thƣ̣c tế .
Sở dĩ chúng tôi chọn truyện kể đị a danh của ngƣời Thái làm

đối tƣợng

nghiên cƣ́u bởi ngƣời Thái là tộc ngƣời có số dân đông thƣ́ ba cả nƣớc sau ngƣời
Kinh và ngƣời Tày , đị a bàn phân bố dân cƣ tƣơng đối rộng

, nguồn truyện kể

cũng tƣơng đối phong phú , cung cấp đủ cơ sở cho việc nghiên cƣ́u về sau.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện kể địa danh là mảng truyện kể tƣơng đối phong phú mà hầu nhƣ
mỗi địa phƣơng, mỗi dân tộc đều có. Mặc dù vậy những truyện kể này thực sự
chƣa đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng. Những nghiên cứu từ trƣớc đến nay
hầu hết chỉ quan tâm đến phần truyện kể địa danh của ngƣời Việt ở những khía
cạnh cơ bản nhƣ khái niệm, nguồn gốc cùng một số vấn đề về thể loại và thi
pháp truyện kể.
Trong bài viết Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện

cổ tích [18], G.S Đinh Gia Khánh quan tâm đến lý do xuất hiện tên riêng của các
địa danh trong một số truyện cổ tích (cổ tích lịch sử và cổ tích thế sự). Ơng cho
rằng “có trường hợp truyện cổ tích được xây dựng trên những danh từ riêng vốn
có từ trước, nhằm giải thích những danh từ riêng đó”. Nhƣ vậy trong quan hệ
thời gian, các truyện kể này xuất hiện sau khi những danh từ riêng gọi tên các
địa danh đã ra đời. Và theo đó, việc giải thích địa danh khơng phải là tính thứ
nhất của truyện mà mục đích chủ yếu của sự xuất hiện các địa danh này là làm
tăng tính chân thực của truyện kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5




Đƣa ra một cách giải thích khác về sự xuất hiện của các tên riêng trong
một số truyền thuyết, bài Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền
thuyết nói về thời kỳ dựng nước [52] của G.S Trần Quốc Vƣợng có những phát
hiện trong quan niệm về địa danh và cách gọi tên cho các địa điểm trong một số
truyện kể. Tuy nhiên ý kiến của ông cũng gặp gỡ với G.S Đinh Gia Khánh ở chỗ
không coi việc định danh cho các địa danh là mục đích của truyện kể (hay ít
nhất là một bộ phận truyện kể) trong đối tƣợng mà các tác giả khảo cứu.
Tiếp nối mạch nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, trong cơng trình Tìm
hiểu truyền thuyết địa danh qua những truyền thuyết vùng ven Hồ Tây [9], tác
giả Nguyễn Bích Hà đã đƣa ra khái niệm về truyền thuyết địa danh, xác định bản
chất thể loại cùng nguồn gốc của truyện kể địa danh và lấy đó là cơ sở để tìm
hiểu những truyền thuyết địa danh vùng ven Hồ tây trong mối quan hệ với
những sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc vùng truyền thuyết. Có thể nói chuyên
luận đã giải quyết khá triệt để những vấn đề đƣợc đặt ra, mặc dầu vậy do tác giả
quan niệm tất cả truyện kể địa danh đều “nằm trong thể loại truyền thuyết và là
bộ phận hợp thành truyền thuyết” [9.18] nên có đơi chỗ việc nhìn nhận về nội

dung và bản chất thể loại của một số chuyện kể còn chƣa thật sự thỏa đáng.
Sau chuyên luận trên, năm 1986 tác giả Nguyễn Bích Hà tiếp tục có bài
Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam [11]. Với bài viết này, tác
giả một lần nữa đƣa ra khái niệm truyện kể địa danh, cơ sở hình thành cùng
những khía cạnh nội dung cơ bản của truyện đồng thời mở ra định hƣớng cho
những nghiên cứu sâu hơn.
Trên cơ sở khái quát thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, tác giả
Trần Thị An tìm ra định hƣớng nghiên cứu riêng bằng việc tìm hiểu Truyện kể
địa danh - từ góc nhìn thể loại [1]. Bài viết nêu lên nhiều kiến giải để tiến tới
nhận định khái quát những đặc trƣng về nội dung và ý thức nghệ thuật thể hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6




trong truyện kể địa danh đồng thời chỉ ra xu hƣớng hình thành truyện kể xuất
phát từ những quan niệm, quá trình tƣ duy và xúc cảm nghệ thuật của tác giả dân
gian. Đặc biệt, trong những phân tích của mình, tác giả đã lấy dẫn chứng từ
nguồn truyện kể dân gian phong phú của nhiều dân tộc. Có thể nói với bài viết
này truyện kể địa danh của các dân tộc thiểu số lần đầu tiên đƣợc đƣa ra khảo
cứu bên cạnh truyện kể địa danh của ngƣời Việt. Mặc dù những phân tích của
tác giả mới chỉ đƣợc tiến hành một cách sơ lƣợc trong phạm vi một bài báo khoa
học nhƣng đây thực sự là những gợi ý q giá cho chúng tơi trong q trình
nghiên cứu về sau.
Trong mạch nghiên cứu về truyện kể địa danh, trên Tạp chí Văn học năm
1999 có bài của tác giả Thái Hồng [14] tìm hiểu mối quan hệ giữa Truyền
thuyết dân gian và địa danh. Tuy bài viết không đƣa ra đƣợc kiến giải gì mới
song tác giả đã thống kê, phân tích và chỉ ra đƣợc mối liên hệ giữa một số truyền
thuyết dân gian và những địa danh đƣợc hình thành từ truyền thuyết.

Nói nhƣ tác giả Nguyễn Bích Hà “trên mọi miền đất nƣớc, đi đâu ta cũng
đƣợc nghe kể chuyện về núi kia sông nọ, đất này”, bởi vậy truyện kể địa danh
một lần nữa lại đƣợc lựa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu cho luận văn Bước đầu
tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ của tác giả Trần Tùng
Chinh [4]. Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu là những truyện kể địa danh thuộc
vùng đất mới, tác giả đã tiến hành khảo sát một số phƣơng diện thi pháp của
truyện kể dựa trên nguồn tài liệu tƣơng đối phong phú. Việc làm này cũng tạo
nên một tiền đề về phƣơng pháp nghiên cứu, là định hƣớng cho quá trình tìm
hiểu đối tƣợng riêng của chúng tơi.
Tóm lại trong phạm vi thu thập tài liệu bƣớc đầu, những cơng trình nghiên
cứu, bài viết trên đây đã cho thấy một bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu
truyện kể địa danh. Có thể nói, truyện kể địa danh, đặc biệt là truyện kể địa danh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7




của ngƣời Việt đã đƣợc quan tâm ở nhiều góc độ nhƣ nội dung, thể loại, thi pháp,
mối quan hệ giữa truyện kể và hiện thực (thông qua các địa danh)… bằng nhiều
phƣơng pháp nhƣ ngữ âm lịch sử, từ nguyên học dân gian, so sánh.. kết hợp với
các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp…
Tuy nhiên chúng tơi cũng nhận thấy bên cạnh những việc đã làm đƣợc,
xung quanh vấn đề truyện kể địa danh còn nhiều điều “bỏ ngỏ”. Trƣớc hết ngay
việc định danh cho tập hợp truyện kể này cũng đã bộc lộ sự thiếu nhất quán.
Truyện có khi đƣợc gọi là truyện kể địa danh, truyện cổ địa danh, có khi lại
đƣợc gọi là truyền thuyết địa danh, hay truyện kể dân gian về các địa danh. Sự
thiếu nhất quán nhƣ thế đƣơng nhiên sẽ gây khó khăn cho q trình xác định thể
loại cũng nhƣ xác định những đặc trƣng khác của truyện kể. Điều này cho phép
đồng thời địi hỏi chúng tơi tiến hành việc phân tích, khái quát để đƣa ra cách

định danh riêng trên cơ sở những định hƣớng chung về loại truyện này.
Mặt khác những phân tích trên cịn cho thấy truyện kể địa danh mới chỉ
đƣợc quan tâm nhiều ở bộ phận truyện kể của ngƣời Việt. Nhƣ vậy phần truyện
kể địa danh của các dân tộc anh em với những điểm chung và những đặc trƣng
riêng về nghệ thuật cùng vẻ đẹp văn hóa ẩn chứa trong nó chính là “mảnh đất
màu mỡ” để chúng tơi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài. Trong điều kiện
trƣớc mắt cùng với sự giới hạn về dung lƣợng của luận văn, chúng tôi xin đi sâu
nghiên cứu một bộ phận trong kho tàng truyện kể dân gian phong phú đó Truyện kể địa danh của ngƣời Thái ở Việt Nam.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thấy đƣợc sự phong phú, đa dạng về số lƣợng, thể loại, nội dung và nghệ
thuật trong truyện kể địa danh của ngƣời Thái ở Việt Nam, qua đó nhận ra
những nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Thái để lại dấu ấn trong truyện kể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8




3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sƣu tầm, thống kê truyện kể địa danh của ngƣời Thái ở Việt Nam, nhận
xét về thực tế lƣu truyền truyện kể.
- Tiến hành phân loại truyện kể theo tiêu chí thể loại.
- Khảo sát phần nội dung và tìm hiểu một vài nét thi pháp trong Truyện kể
địa danh của ngƣời Thái.
- Chỉ ra những biểu hiện và những nét đẹp của phong tục tập quán, tín
ngƣỡng, tâm linh ngƣời Thái trong truyện kể địa danh.
4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


4.1.Phạm vi ngiên cứu:
Do hạn chế về thời gian và dung lƣợng của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát
một số vấn đề cơ bản thuộc về nội dung, thể loại, và một số nét thi pháp cơ bản
cùng một vài biểu hiện văn hóa trong truyện kể địa danh của ngƣời Thái.
4.2.

Đối tượng nghiên cứu:

Chúng tôi lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài này là những
truyện kể địa danh của ngƣời Thái phân bố trên phạm vi cả nƣớc đã đƣợc in
trong các tuyển tập, trong kỷ yếu của các hội thảo Thái học và một số tƣ liệu sƣu
tầm, điền dã. Do mới bắt tay vào tìm hiểu đề tài nên phạm vi bao quát tài liệu
còn hạn chế, trong q trình nghiên cứu chúng tơi dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành
việc điền dã, sƣu tầm truyện kể địa danh tại các vùng có cƣ dân Thái sinh sống
đồng thời mở rộng việc thu tập và khảo cứu các tài liệu về ngƣời Thái, văn hóa
Thái, để trong một mức độ nào đó tập hợp đƣợc số lƣợng lớn nhất các truyện kể
thuộc đối tƣợng nghiên cứu.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp liên ngành,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp điền dã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9




- Một số biện pháp đƣợc sử dụng kết hợp: thống kê, phân loại, phân tích,
tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn:

- Lập đƣợc một phụ lục các truyện kể địa danh của ngƣời Thái ở Việt Nam
- Chỉ ra những nét cơ bản về nội dung, thi pháp của truyện kể cùng những
dấu ấn văn hóa tộc ngƣời thể hiện trong truyện kể địa danh
7.Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Khái quát về ngƣời Thái và truyện kể địa danh
Chƣơng 2. Diện mạo và đặc trƣng truyện kể địa danh của ngƣời Thái ở Việt
Nam
Chƣơng 3. Đặc trƣng thi pháp và dấu ấn văn hóa trong truyện kể địa danh của
ngƣời Thái ở Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10




NỘI DUNG
Chương một
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH
1.1. Sơ lược về người Thái ở Việt Nam
1.1.1. Tộc người Thái và sự phân bố dân cư
1.1.1.1. Tộc người Thái ở Việt Nam
Ngƣời Thái là một dân tộc ít ngƣời trong số 54 dân tộc anh em. Theo số
liệu thống kê, đến ngày 1.1.1999, tổng số dân của ngƣời Thái là 1.328.725 ngƣời.
Hiện nay họ là dân tộc ít ngƣời có dân cƣ đơng thứ hai sau ngƣời Tày và phân
bố tập trung ở bảy tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Ngƣời Thái cƣ trú ở nhiều quốc gia, trong đó “các nhóm Thái ở Lào và
ngƣời Thái ở Việt Nam kể cả các nhóm Shan ở bắn Mianma, Thay Khăm ti và
Ahom ở Atssam Đông Bắc Ấn Độ và Thái Lan đều có nguồn gốc từ phía Tây
Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ thế kỷ VIII sau công nguyên trở đi, các

cuộc thiên di của ngƣời Thái từ vùng Vân Nam (Trang Quốc) xuống phía Nam
diễn ra liên tục. Trong các cuộc thiên di đó, có nhánh đi vào vùng Tây Bắc Việt
Nam, có nhánh di cƣ vào đất Lào vốn trƣớc đó là vùng đất thuộc các vƣơng
quốc Môn Khơ Me cổ”. [2]. Khi đến Việt Nam, Mƣờng Theng (Mƣờng Thanh –
tức Điện Biên Phủ ngày nay) trở thành trung tâm của ngƣời Thái.
Câu chuyện tổ tiên ngƣời Thái từ những ngày đầu di cƣ đến Việt nam đƣợc
ghi lại trong những tập truyện kể Những bước đường chinh chiến của ông cha
(Tăy pú xớc) và Kể chuyện bản mường (Quăm tố mướng). Ngƣời Thái Đen ngày
nay vẫn còn “những câu miêu tả về quê tổ xƣa nhất của nhóm nói tiếng Thái,
xem nhƣ lớp tổ tiên chung, ghi ngay ở phần mở đầu tập Kể chuyện bản Mường:
Kể từ khi đất sinh cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11




Sinh trời bằng chóp ấm
Sinh đất có bảy vùng
Sinh núi chụm ba hịn
Sinh nước có chín dịng
Sinh ra cửa Đà – Thao
(Chiêm té có pên đin pên nhả
Có pên Phạ to thng hết
Có pên đin chết ton
Có pên hin xam xảu
Có pên nặm cảu que
Có pêm Pák Tẻ - Tao) [43.21,22]
Theo những phân tích nhà Thái học Cầm Trọng, việc ngƣời Thái ghi nhớ
vùng đất mình sinh ra là nơi “sinh đất có bảy vùng” đƣợc chứng thực là bảy

vùng lƣu vực sơng đƣợc hình dung theo thứ tự:
“ Nặm Khong (sông Mê công) – vùng lưu vực 1;
Nặm Rốm - Nặm Núa -Nặm U (sông Rốm -Núa -U) -vùng lưu vực 2;
Nặm Ma (sông Mã) – vùng lưu vực 3;
Nặm Te ( Sông Đà) vùng lưu vực 4;
Nặm Tao (sông Thao) – vùng lưu vực 5;
Nặm Cháy (sông Chảy) – vùng lưu vực 6;
Nặm Xang – Nặm Lị (sơng Gâm – sông Lô) – vùng lưu vực 7[45, tr.22-23]
Ở mỗi vùng, ngƣời Thái tụ cƣ và lan tỏa theo những cách khác nhau nhƣng
họ luôn ghi nhớ một cội nguồn chung. Tục ngữ Thái cịn lƣu lại câu “Đơi ta
sinh ra vốn chung dịng sơng Đà, Thao, U, Khong” (Xong hau cựt mă huôm me
nặm: Te, Tao, U, Khong)…là vì vậy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12




Quê tổ của ngƣời Thái là đất Mƣờng Lò. Từ đó họ mở rộng dần thế lực
sang vùng Mƣờng Then huyền thoại. Đất Mƣờng Then thuộc ngọn nguồn của ba
con sông Nặm Rôm, Nặm Núa, Nặm U (là một nhánh của Nặm Khong – sông
Mê Kông) thuộc vùng lƣu vực 2. Ngƣời Thái từ đây vƣợt sang phía đơng tới lƣu
vực sông Mã, rồi tiến hành những cuộc chinh phạt mở rộng địa giới của mình
sang tận đất Lào, hình thành nên những vùng Chiềng Đơng, Chiềng Tịng (tức
Xiêng Đơng, Xiêng Thong – nơi trung tâm của Luông Prabăng bây giờ).
Ở Việt Nam có hai nhóm Thái, Thái Trắng (Tăy Khao) và Thái Đen (Tăy
Đăm). Những tên gọi khác nhƣ Tày Mƣời, Tày Thanh, Hàng Tổng, Tày Dọ, Tay
Đeng (Thái Đỏ) … đều là tên gọi ở những địa phƣơng khác nhau của hai nhóm
Thái kể trên.
Từ sau năm 1954, ngƣời Thái hầu nhƣ đã sinh sống ổn định trên các vùng

đất mà cha ông dày công khai phá và gây dựng. Họ duy trì những luật tục riêng,
những sắc thái văn hóa – xã hội riêng theo từng nhóm. Điều này chúng tơi sẽ
trình bày cụ thể trong những phần tiếp theo.
1.1.1.2. Sự phân bố các nhóm dân cư Thái
Theo vùng địa lý, các nhóm Thái sống đan cài với nhau và với cộng đồng
dân cƣ của các dân tộc khác. Họ coi quê tổ của mình là đất Mƣờng Lị, phía Bắc
tỉnh n Bái (nay là thị xã Nghĩa Lộ và ba huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải,
Trạm Tấu thuộc tỉnh Yên Bái). Ngoài ra, phần lớn ngƣời Thái sống ở các tỉnh
thuộc phía Tây và phía Nam đất Tổ gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (và một số lƣợng không đáng kể sống rải rác
trong các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên mà chủ yếu là ở huyện Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng) [45. tr.15-16] .
Trong những điều tự nhiên - xã hội (điều kiện thiên di, điều kiện địa lý, sinh
hoạt…) nhất định, ngƣời Thái sinh sống lâu đời và dần gắn kết thành những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13




vùng văn hóa. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, hiện nay ngƣời Thái ở
Việt Nam định cƣ thành ba vùng văn hóa lớn và đƣợc chia thành 6 nhóm nhỏ
nhƣ sau:
Mƣờng Lị (Văn Trấn), tx Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Mù
Cang Chải (Yên Bái), Mƣờng Than (Than Uyên – Lai
Châu), Mƣờng Chăn (Văn Bàn- Lào Cai), Mƣờng La,
Nhóm Thái tp Sơn La, Mƣờng Mụa (Mai Sơn), Mƣờng Muổi
Đen1

(Thuận Châu), Nặm Na (Sông Mã), 1/2 Mƣờng Chiên

(Quỳnh Nhai – Sơn La); Mƣờng Quài (Tuần Giáo),

Vùng

Mƣờng Thanh (tp Điện Biên), Điện Biên Đơng, Sìn

Thái Tây

Hồ, Mƣờng Xo (Phong Thổ), Tam Đƣờng (Lai Châu)

Bắc

Mƣờng Vạt – Yên Châu – Sơn La

Nhóm
Thái Đen2

Một số huyện thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện

Nhóm

TháiTrắng1 Biên, Sơn La, Tây Nam tỉnh Lào Cai và Tây Tắc tỉnh
Yên Bái (sống rải rác và xen cài với ngƣời Thái Đen
1).
Vùng

Nhóm Thái Các huyện thuộc miền Tây Thanh Hóa – Nghệ An, do

Thái


Đen 3

Thanh



một bộ phận Thái Đen 1 ở Mƣờng Muổi – Thuận
Châu đƣợc triều đình Hậu Lê cho phép di cƣ tới cƣ trú
ở huyện Tƣơng Dƣơng - Nghệ An từ thế kỷ XV.

Nghệ

Nhóm Thái Cƣ trú xen cài cùng Thái Đen 3
Trắng 3
Phù Yên (Mƣờng Tấc), Mộc Châu (Mƣờng Sang),

Vùng

Nhóm

đệm

Thái Trắng Mai Châu (Mƣờng Mùn), Đà Bắc (Mƣờng Chiềng Ký)
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14





Ngƣời Thái Trắng và ngƣời Thái Đen ở mỗi vùng đều có q trình giao lƣu,
tiếp xúc, trao đổi văn hóa với nhau và với các dân tộc khác trong cùng địa bàn,
bởi vậy họ dần có những thay đổi, khác biệt với chính ngƣời thuộc nhóm ngành
của mình đang sinh sống ở vùng văn hóa khác. Chẳng hạn “nhóm Thái Đen 3
hiện cƣ trú ở vùng văn hóa Thanh - Nghệ có ngơn ngữ khác với tiếng của nhóm
Thái Đen 2 và xa với thổ ngữ của hóm Thái Đen 1, thậm chí cịn gần với tiếng
Thái Trắng Mai Châu - Hịa Bình và Mộc Châu -Sơn La” [45, tr.48].
Hiện nay, sự phân hóa hai ngành Thái Đen và Thái Trắng thành 6 nhóm
nhƣ trên “là kết quả của một quá trình thiên di, xáo động, trên những diễn biến
lịch sử lâu dài và phức tạp (…) từ một nhóm Thái (Tày) cổ xƣa nhất mà thiên di
đi mỗi ngƣời một ngả. Rồi đến địa vực cƣ trú mới của mình, từng nhóm một tiếp
xúc với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh hƣởng của các dân tộc xung
quanh để rồi xa dần cái nguyên gốc của mình. Và cũng từ đó xuất hiện các nhóm
Thái ở mỗi một địa phƣơng khác nhau” [45, tr-28]
Mặc dù có sự phân hóa nhƣ vậy, nhƣng về cơ bản ngƣời Thái vẫn là một
tộc ngƣời có sự thống nhất trên cả ba khía cạnh – ý thức về ngƣời đồng tộc hay
ý thức tộc ngƣời qua một tên gọi chung nhất là Phủ Thăy (người Thái) – ngôn
ngữ chung (tiếng Thái) – và nền văn hóa chung.
1.1.2. Văn hóa Thái - khái niệm khơng gian văn hóa và khơng gian văn hóa
tộc người
1.1.2.1.Khái lược về văn hóa Thái
Là một trong những dân tộc ít ngƣời có dân số đơng (chỉ đứng sau dân tộc
Tày), ngƣời Thái bảo lƣu đƣợc một nền văn hóa vật chất và tinh thần tƣơng đối
phong phú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15





Về văn hóa vật chất, là cƣ dân nơng nghiệp, ngƣời Thái rất giỏi trong việc
sử dụng nguồn nƣớc để cung cấp cho cho đồng ruộng và sinh hoạt bằng hệ
thống mương, phai, lái, lin và các loại guồng, cọn ... Ngoài ra, trong đời sống
của họ, việc săn bắn thú rừng, đánh bắt các lồi thủy sản ở sơng suối và chăn
ni gia súc, gia cầm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Do đặc trƣng canh tác là trồng lúa nếp trên các thửa ruộng bậc thang và trên
nƣơng rẫy nên trƣớc đây trong bữa ăn hàng ngày, ngƣời Thái chủ yếu ăn cơm
nếp. Điều đó giải thích tại sao họ cịn tự gọi mình là “ngƣời cơm nếp đồ” (Tăy
khảu nửng) để phân biệt với những dân tộc ăn cơm tẻ. Thức ăn chính trong các
bữa ăn của ngƣời Thái thƣờng là cá đƣợc chế biến theo nhiều cách, ngồi ra có
các loại thức ăn thực vật nhƣ gạo, rau, đậu và các loại thực phẩm thủy sản khác
nhƣ ếch, nhái, nịng nọc… thịt khơng phải là món chính và thƣờng xun. Hiện
nay, ngƣời Thái ở nhiều nơi đã chuyển sang ăn gạo tẻ là chính.
Ngƣời Thái phân biệt trang phục theo giới, trang phục thƣờng ngày với lễ
phục, khi chết và để tang, lúc đi làm ngồi đồng, ngồi nƣơng rừng với khi ở
nhà; mùa nóng bức với những tháng đông giá trong năm và hai độ tuổi vị thành
niên với khi nhắm mắt xuôi tay [45, tr.131]. Riêng phụ nữ Thái Đen có khăn đội
đầu (khăn piêu) thêu hoa văn nhiều màu; chƣa có chồng thì búi tóc sau gáy, có
chồng thì búi tóc ngƣợc trên đỉnh đầu, góa chồng thí búi tóc ngƣợc trƣớc và trên
trán. [37, tr15]
Ngƣời Thái ở nhà sàn do điều kiện cƣ trú thuộc vùng rừng núi, lắm côn
trùng, thú dữ. Nhà sàn của ngƣời Thái là một thành tố văn hố tiêu biểu, nhìn
vào cấu trúc mái nhà ngƣời ta có thể phân biệt đƣợc nhà ở của các nhóm địa
phƣơng. Nhà của ngƣời Thái đen có kết cấu dạng mai rùa và thƣờng trang trí ở
hai đầu hồi của nóc nhà đơi khau cút (sừng cụt), nhà của ngƣời Thái trắng lại là
nhà kiểu bốn mái. Những ngôi nhà sàn thƣờng đƣợc làm bằng các nguyên liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16





sẵn có nhƣ gỗ, tre nứa lá lợp … tựa lƣng vào núi và quay mặt ra cánh đồng.
Ngôi nhà sàn là không gian cho một “cộng đồng nhà” với hai đến ba thế hệ cùng
sinh sống. Nhiều nóc nhà tập trung thành bản, nhiều bản chung thành mường
phân bố dọc theo các con suối và các thung lũng núi.
Về văn hóa tinh thần, trong tín ngƣỡng tâm linh, “tại các tổ chức xã hội
mang tên Mƣờng (…), ngƣời Thái theo một trong những tục thờ có nghi thức
thờ nƣớc (nặm) và đất (đin) gọi là cạn (bốc). Nƣớc có biểu tƣợng thần chủ là con
rồng (tô luông) mang tên chủ nƣớc (chảu nặm); đất có biểu tƣợng thần chủ là
loài chim, ở núi, mang tên chủ đất (chảu đin). Hai biểu tƣợng thần chủ là rồng –
chim cũng là mẹ - cha của mƣờng. Tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ chung
gọi là cúng mƣờng. Ngoài ra họ còn thờ thần núi Thần Núi và linh hồn ngƣời
làm cột trụ” [45,tr.215]. Ngƣời Thái nhiều vùng ở nƣớc ta còn thờ vật tổ là rắn
nhƣ vùng Điện Biên, n Bái… vì ơng tổ của họ đƣợc chính sử ghi là Lò Lẹt,
hiệu là Ngƣu Hống (phiên âm của từ ngu hău trong tiếng Thái có nghĩa là con
rắn hổ mang). Cho đến ngày nay vẫn còn những dòng họ kiêng ăn thịt rắn, thậm
chí thịt lƣơn (nhƣ họ Vì ở n Bái..) vì họ coi đó là vật tổ của mình.
Trong quan niệm về thế giới, ngƣời Thái cho rằng có sự tồn tại của 3
mƣờng: Mƣờng Phạ (Mƣờng Then) là mƣờng của các vị then; Mƣờng Lùm hay
(Mƣờng Lum) là Mƣờng Ngƣời; Mƣờng Boọc Đai (bọoc đai nghĩa là trong lòng
đất) là mƣờng Âm Phủ.
“Ngƣời Thái coi vịm trời nơi ta có thể nhìn thấy đƣợc là “trời”, cịn cịn ở
phía tầng trên – ngồi vịm trời – là Mƣờng Phạ” [47, tr.327]. Mƣờng này cịn có
tên là Mƣờng Tung, Mƣờng Hoàng, gọi tắt là Mƣờng Tung Hồng, bởi thế có
câu “Mƣờng Tung Hồng ở ngồi vịm trời” (Mƣơng Tung Hoàng nọ phạ). Cõi
linh thiêng này bao gồm các đẳm, các mƣờng, các vùng đƣợc phân chia theo cấp
bậc, là nơi trú ngụ của linh hồn tổ tiên từ dân nghèo tới quý tộc. Nhƣng cao hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17





cả là Mƣờng Then, nơi trú ngụ của 34 vị then (12 then đƣợc ngồi trên giƣờng và
22 then anh em ngồi dƣới chầu chực). Các Then sáng tạo ra mn lồi vì vậy
đƣợc ở vào vị trí tối cao.
Quan niệm về mƣờng Âm Phủ đƣợc ngƣời Thái nhắc đến trong một số bài
hát tang ma và nhiều chuyện kể dân gian. “Trong lời hát tiễn đƣa ngƣời trần về
Mƣờng Then qua đỉnh Pu Quai của ngƣời Thái Mƣờng Lò có đoạn:
Đến đây rồi, nhìn lên trời thấy mịt mờ mây đen vần vũ
Dưới gầm trời nơi đây thiên hạ gọi Pu Quai
Đường lên Mường Then vẫn còn xa lắm…
Thầy cúng sẽ hát đƣa hồn đi thêm một chặng nữa, qua các địa danh (khơng
có trong thực tại) mang tên Lơm Pha Phốc Pha Phàn, Lơm Hng, Lơm
Quang… thì đến “tì dạp phạ dạp đẻn phỉ đẻn cốn” - tức là ngã ba phân định giữa
mƣờng trời, mƣờng ngƣời và mƣờng âm phủ” [51]. Mƣờng Âm Phủ có tên tiếng
Thái là Mƣờng Bọoc Đai, có khi cịn đƣợc gọi là Mƣờng Nƣớc. Đó là thế giới
của Phi Ngựa (tiếng Thái là ngựa có nghĩa là thuồng luồng) ở sâu dƣới những
vực nƣớc. Ngày nay ngƣời Thái ở Con Cuông (Nghệ An) vẫn coi vực Tả Bó ở
Yên Khê hay Văng Cụa nằm trên một khúc sông Lam là những vực thuồng
luồng nhƣ thế.
Mƣờng Ngƣời nằm giữa Mƣờng Trời và Mƣờng Âm Phủ. Khi chết đi, thầy
cúng phải hát những bài hát đƣa linh hồn lên đúng Mƣờng Trời, nếu không khi
tới “ngã ba” giữa ba mƣờng, linh hồn có thể bị lạc mà khơng lên Mƣờng Trời
đƣợc nữa. Cũng có khi hồn vía ngƣời đang sống vì một lý do nào đó bị lạc
xuống mƣờng âm phủ, lúc đó ngƣời nhà phải mời thầy cúng xuống tìm để đƣa
vía trở về.
Ngƣời Thái cho rằng mỗi mƣờng trên đều có một chủ mƣờng. Then Luông
là then đứng làm chủ cõi trời, dƣới Mƣờng Ngƣời có chẩu mƣờng là cao nhất,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18




trong khi đó Chẩu Nặm (thần thuồng luồng) làm chủ Mƣờng Nƣớc. Quan niệm
này chi phối toàn bộ thế giới tâm linh và có thể coi là cội nguồn của các nghi
thức, tín ngƣỡng của ngƣời Thái.
Bên cạnh văn hóa tâm linh, Ngƣời Thái cịn có nhiều sản phẩm văn hóa
tinh thần phong phú. Là một dân tộc có ngơn ngữ và văn tự từ rất lâu đời, tổ tiên
họ đã ghi chép lại đƣợc rất nhiều những sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội trong
các tập sách nhƣ Kể chuyện bản mường (Quám tố mướng), sách ghi lại Những
bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú xớc), Những lời răn dạy con người
(Quám xon cốn), gia phả của các dịng họ hay những quy định mang tính chất
luật tục của các mƣờng (Tục lệ người Thái đen ở Thuận Châu…)
Khơng những thế, ngƣời Thái có một kho tàng văn học dân gian vơ cùng
phong phú. Họ có rất nhiều các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, đặc biệt
là tập hợp truyện thơ rất đồ sộ bao gồm những truyện thơ do các tác giả hữu
danh, vô danh sáng tác (Xống chụ xon xao - Tiễn dặm ngƣời yêu, Khun Lú náng
Ủa - Chàng Lủ nàng Ủa, Tạo Hôm náng Hai - Tạo Hôm nàng Hai…)
Tồn tại cùng kho tàng văn học dân gian là các bộ mơn nghệ thuật dân gian
khác nhƣ múa (các điệu xịe), hát (các điệu khắp), các điệu sáo… Đặc biệt,
ngƣời Thái trƣớc kia có một hình thức sinh hoạt cộng đồng – sinh hoạt văn nghệ
dân gian vô cùng đặc sắc là hạn khuống. Đây là “sân chơi” cho nam nữ thanh
niên hát hị, trị chuyện, tìm hiểu nhau. Cuộc hát có những quy định, lớp lang vơ
cùng chặt chẽ cùng hệ thống những bài dân ca đƣợc trình bày theo làn điệu khắp
báo xao – hát đối đáp, giao duyên. Ngày nay tuy hình thức diễn xƣớng này mới
đang dần đƣợc các địa phƣơng quan tâm, phục hồi song giá trị của nó đƣợc ghi
lại trong ký ức dân gian và trong các pho sách của ngƣời Thái chƣa hề bị mờ

phai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19




Giống nhƣ các dân tộc khác, trong một năm ngƣời Thái có nhiều ngày lễ
tết khác nhau. Trong những dịp này, họ thƣờng tổ chức các cuộc hát giao duyên,
múa x, múa khăn, múa nón… Ngồi ra cịn có các trị chơi nhƣ tón cón (ném
cịn), tót én cáy (chơi cầu lơng gà bằng tay), tó mak lẹ ( chơi trị chơi bằng quả
mak lẹ)… Đó là các sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa
mang ý nghĩa giáo dục truyền thống.
Trên nền văn hóa chung nhiều màu sắc ấy, “trong lịch sử phát triển của
mình, các bộ phận ngƣời trong nhóm nói tiếng Thái phát triển theo mạch vừa tụ
cƣ- định cƣ vừa di cƣ- lan tỏa (…) từ một cội nguồn chung ngơn ngữ, văn hóa
dần vỡ ra để tạo thành từng luồng lan tỏa đi khắp nơi. Đến khi ngƣng tụ thì địa văn hóa mang màu sắc Thái xuất hiện ở mỗi vùng”[45, tr43]
Đó là quy luật phát triển văn hóa chung của cộng đồng ngƣời Thái, theo
quy luật ấy, đến nay văn hóa Thái đã hình thành nên ba vùng tƣơng đối rõ rệt.
“Một là vùng văn hóa Tây Bắc đƣợc hình thành trong sự bảo lƣu truyền thống
của mơ hình tổ chức kinh tế xã hội bản mƣờng còn gần nhƣ nguyên dạng cho
đến ngày 7.5.1954.(…) Hai là vùng văn hóa Thái Thanh – Nghệ với nét nổi bật,
từ rất lâu đã chuyển nhập hệ thống tổ chức kinh tế xã hội chung của đất nƣớc,
cái bản – mƣờng chỉ cịn là vỏ ngơn ngữ nên thƣờng hiểu theo nghĩa “quê hƣơng,
xứ sở”. (…) Ba là vùng văn hóa đệm mang tính trung gian giữa hai vùng văn
hóa 1-2 gồm một dải kéo từ Mƣờng Tấc – Phù Yên qua Mƣờng Sang- Mộc
Châu, Mƣờng Ký – Đà Bắc đến Mƣờng Mùn – Mai Châu (Hịa Bình)” [45,tr.4344]
1.1.2.2. Khái niệm văn hóa tộc người, khơng gian văn hóa tộc người và
khơng gian văn hóa Thái
Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa của các tộc ngƣời trên những vùng lãnh thổ

khác nhau, các nhà dân tộc học và văn hóa học đã đƣa ra các khái niệm về tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20




ngƣời và văn hóa tộc ngƣời. Theo đó, tộc ngƣời là một tập đồn ngƣời có ít nhất
ba tiêu chí chung: ngơn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc ngƣời, trong đó văn
hóa là nhân tố vơ cùng quan trọng. Mỗi tộc ngƣời có một nền văn hóa riêng,
thống nhất trong nội bộ tộc ngƣời đồng thời không ngừng giao lƣu và tiếp biến
trong suốt tiến trình lịch sử. Đó là cơ sở hình thành nên văn hóa tộc ngƣời, điều
mà G.S Ngô Đức Thịnh đã khái quát bằng định nghĩa: “văn hóa tộc ngƣời là
tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn
hố tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và lễ nghi… khiến
ngƣời ta phân biệt tộc ngƣời này với các tộc khác, (…) là nền tảng nảy sinh và
phát triển ý thức tộc ngƣời” [39, tr.228].
Các yếu tố của văn hóa tộc ngƣời nảy sinh, phát triển, biến đổi trong không
gian và thời gian. Q trình đó khiến cho bản thân các yếu tố có sự giao lƣu, tiếp
nhận và lan tỏa với văn hóa của tộc ngƣời khác, lâu dần hình thành nên những
khơng gian văn hóa tộc ngƣời. Đúng nhƣ G.S Ngô Đức Thịnh đã lý giải và chỉ rõ
trong cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc ngƣời và văn hóa Việt Nam”, khái niệm khơng
gian văn hóa đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp “ không gian văn hóa như
là một khơng gian địa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện
tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ
thống” [39, tr.37]. Với nghĩa này, khơng gian văn hóa tộc ngƣời đƣợc hiểu là
“khơng gian sinh tồn của tộc người, nó gắn với vùng lãnh thổ mà cộng đồng dân
cư của tộc người đó sinh sống”. Cụ thể, khơng gian văn hóa Thái chính là vùng
lãnh thổ ngƣời Thái sinh sống, là nơi các hiện tƣợng văn hóa Thái nảy sinh, tồn tại
và biến đổi. Nơi nào có ngƣời Thái định cƣ, nơi đó các dấu hiệu văn hóa của họ có

mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa cộng đồng nhƣ một yếu tố khơng thể tách rời.
Theo nghĩa rộng, “có thể hiểu khơng gian văn hóa như là một “trường”, để
chỉ một hiện tượng hay là một tổ hợp các hiện tượng (một nền văn hóa của tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 21




người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo
cho nền văn hóa đó một khơng gian (trường) văn hóa rộng hay hẹp khác nhau”[39,
tr.39]. Nhƣ vậy nhân tố cốt lõi của khái niệm khơng gian văn hóa hiểu theo nghĩa
trừu tƣợng này chính là hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng văn hóa với khả
năng tiếp nhận và lan tỏa của nó. Tùy vào khả năng tiếp nhận và lan tỏa mạnh hay
yếu mà hiện tƣợng hay tổ hợp hiện tƣợng văn hóa tạo đƣợc trƣờng rộng hay hẹp –
nói cách khác là tạo nên độ rộng - hẹp của chính khơng gian văn hóa. Với cách
định nghĩa này, Ngơ Đức Thịnh cũng phân tích và chỉ ra khơng gian văn hóa Thái
là khơng gian văn hóa trung bình bởi “độ ảnh hƣởng và lan tỏa của văn hóa Thái
đối với các tộc ngƣời chủ yếu chỉ hạn hẹp trong phạm vi Tây Bắc và miền núi Bắc
trung bộ mà thôi” [39, tr.40]
Từ khái niệm khơng gian văn hóa với hai nghĩa rộng - hẹp nhƣ trên có thể
khẳng định, trƣớc hết khơng gian văn hóa Thái là khơng gian văn hóa tộc ngƣời
hay khơng gian sinh tồn của tộc ngƣời Thái, nó gắn với vùng lãnh thổ mà cộng
đồng dân cƣ của tộc ngƣời sinh sống. Theo nghĩa rộng, không gian văn hóa Thái
cịn “chỉ một hiện tượng (một nền văn hóa của tộc người) có khả năng tiếp nhận
và lan tỏa, tạo cho nền văn hóa một khơng gian (trường) văn hóa rộng hay hẹp
khác nhau” [40], nói cách khác đó là một “trường” mà ở đó các hiện tượng văn
hóa Thái nảy sinh, liên kết thành hệ thống, trải qua quá trình tiếp nhận và lan
tỏa với các trường văn hóa khác và dần định hình những giá trị cơ bản của
riêng mình. Trong suốt quá trình phát triển và mở rộng, khơng gian văn hóa Thái

khẳng định sự tồn tại của nó nhƣ thế nào, tầm ảnh hƣởng và khả năng dân tộc
hóa những ảnh hƣởng từ bên ngồi nhờ vào “trƣờng” của nó ra sao chính là điều
cần quan tâm khi đi tìm hiểu khơng gian văn hóa Thái trong những truyện kể địa
danh của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 22




1.2.

Một số vấn đề về truyện kể địa danh
1.2.2. Khái niệm truyện kể địa danh
Từ trƣớc đến nay, truyện kể về tên đất đã là đối tƣợng nghiên cứu của một

số cơng trình, bài viết. Tuy nhiên khái niệm truyện kể địa danh vẫn chƣa đƣợc
những ngƣời nghiên cứu đi trƣớc đƣa ra một cách chính thức và tồn diện.
Trong những bài viết đầu tiên của Đinh Gia Khánh và Trần Quốc Vƣợng,
truyện kể địa danh chỉ đƣợc quan tâm tới nhƣ những truyện cổ tích và truyền
thuyết có chứa những “tên riêng” (chữ dùng của các tác giả), các tên riêng đó có
thể là tên của núi, sơng, đầm, hồ hoặc của các vùng đất khác nhau trong truyện
kể dân gian. Khái niệm truyện kể địa danh chƣa đƣợc chính thức đặt ra.
Đến Nguyễn Bích Hà, với cơng trình Tìm hiểu truyền thuyết địa danh qua
những truyền thuyết vùng ven Hồ Tây và sau đó là bài viết Bước đầu tìm hiểu
nguồn truyện kể địa danh Việt Nam in trên Tạp chí Văn học số 2/1986, vấn đề
khái niệm truyện kể địa danh mới chính thức đƣợc đặt ra. Theo tác giả “những
câu chuyện lấy nguồn gốc tên gọi của những sự vật tự nhiên hoặc những điểm
dân cư làm đối tượng phản ánh rất phong phú, nhiều vẻ. (…) tạm gọi những
truyện kể như vậy là “truyện kể địa danh” [9, tr.8].

Năm 1999, Đỗ Bình Trị trong cuốn giáo trình Những đặc điểm thi pháp của
các thể loại văn học dân gian đã đƣa ra khái niệm về truyền thuyết địa danh.
Ông coi “truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của
những tên gọi địa lý khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm,
địa hình, sự vật địa lý ấy” [42,tr.48]. Nhƣ vậy ngoài việc xác định những đối
tƣợng đƣợc xếp vào tập hợp truyện kể, tác giả cịn xác định thể loại của chúng,
đó là thể loại truyền thuyết. Vấn đề này chúng tôi xin tiếp tục đề cập ở phần sau.
Xung quanh khái niệm truyện kể địa danh cịn có quan điểm của Trần Thị
An. Trong bài viết Truyện kể địa danh - từ góc nhìn thể loại [1, tr.50], tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 23




gọi “những truyện kể dân gian có yếu tố giải thích tên gọi của đất, núi, sơng,
làng, vùng…” là truyện kể địa danh.
Gần đây nhất, luận văn Thạc sĩ Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về
các địa danh ở Nam Bộ của Trần Tùng Chinh [4] đã coi “Các truyện kể đi vào
giải thích nguồn gốc tên đất, tên làng, tên sơng, tên núi, tên những vị trí địa lý,
địa hình của đất (…) là những truyện kể dân gian về địa danh (…) gọi tắt là
truyện kể địa danh” [4, tr.8]. Hơn thế nữa, tác giả còn nêu lên giới hạn của thuật
ngữ “địa danh”: “là tên gọi của vùng đất (gắn với địa hình của: núi, non, hịn, gị,
vồ, cù lao, sơng, rạch, kinh, mƣơng, ao hồ, vũng, bàu, đìa, đồng, bƣng, bãi...), là
tên gọi của một đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, vùng, làng, xã, ấp, chợ...) và kể
cả các cơng trình phúc lợi (cầu, cống, đập...), những di tích văn hóa tín ngƣỡng
trong nhân dân (đình, chùa, miếu, mạo...) mà tên gọi của cơng trình, di tích ấy
đã trở thành tên gọi chung đƣợc xác định, khoanh vùng, hay nói cách khác là
chúng trở thành một địa điểm đánh dấu địa danh” [4, tr.9].
Nhƣ vậy, các khái niệm trên tuy mức độ rộng - hẹp có khác nhau nhƣng

đều gặp gỡ ở việc xác định đối tƣợng đƣợc xếp vào nhóm truyện kể địa danh, đó
là những truyện giải thích tên gọi của đất đai, sơng, núi, làng, vùng... Tuy nhiên,
đây cũng chính là căn nguyên của sự khác biệt. Bởi lẽ có quan điểm hẹp cho
rằng, chỉ những câu chuyện lấy nguồn gốc tên gọi của những sự vật tự nhiên
hoặc những điểm dân cƣ làm đối tượng phản ánh, nói cách khác việc giải thích
địa danh phải là mục đích chính thì truyện mới đƣợc coi là “truyện kể địa danh
đích thực” (chữ dùng của Nguyễn Bích Hà). Trong khi đó những quan điểm
rộng hơn cho rằng, truyện kể dân gian chỉ cần có yếu tố giải thích địa danh đã
có thể coi là truyện kể địa danh (thậm chí có tác giả nhƣ Đỗ Bình Trị, Trần Tùng
Chinh … cịn xếp cả những chuyện giải thích tên gọi của đình, chùa, miếu mạo...
vào nhóm truyện kể địa danh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 24




Vấn đề xuất phát từ việc xác định nội hàm khái niệm địa danh. Theo Từ
điển Tiếng Việt, địa danh là “tên đất, tên địa phƣơng” [32, tr.320], nhƣ vậy rõ
ràng bất cứ câu chuyện dân gian nào cho ta biết (một cách trực tiếp hay gián tiếp)
vì sao ngọn núi, con sơng, vùng đất, thơn làng... ấy có tên gọi nhƣ vậy đều có
thể coi là truyện kể địa danh. Kết quả giải thích địa danh phải là căn cứ để xác
định đối tƣợng, khơng thể vì truyện khơng lấy việc giải thích địa danh làm mục
đích mà gạt bỏ ý nghĩa giải thích địa danh của chúng.
Tóm lại, chúng tôi quan niệm truyện kể địa danh là một thể tài truyện kể
dân gian bao gồm tất cả những truyện có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật
tự nhiên (như đồi, núi, sơng, hồ, gị, đầm…) và những điểm dân cư (như làng,
bản, thơn, xóm..) hoặc những cơng trình liên quan trực tiếp đến đời sống, sản
xuất của nhân dân (như mương, phai, kênh, ruộng…) mà tên gọi đã được xác
định như một địa điểm đánh dấu địa danh. Bởi trên thực tế, những sự vật tự

nhiên, những điểm dân cƣ, hay những cơng trình phục vụ sản xuất… vốn khơng
có tên riêng. Trải qua thời gian, những yếu tố trên có ảnh hƣởng hoặc liên quan
ít nhiều theo cách nào đó đến đời sống, sản xuất hay sinh hoạt của nhân dân, dần
dần hình thành (hoặc tham gia) vào một cốt truyện và trở thành một trong những
thành phần của truyện kể. Vì vậy những truyện kể (dù trực tiếp hay gián tiếp; dù
chú tâm hay khơng chú tâm) lý giải đƣợc dun cớ hình thành tên gọi của các
yếu tố trên đều có thể coi là truyện kể địa danh. Điều cũng không mâu thuẫn với
việc khơng xếp truyện giải thích tên gọi “những di tích văn hóa tín ngƣỡng trong
nhân dân (đình, chùa, miếu, mạo)…” vào tập hợp truyện kể.
1.2.2. Truyện kể địa danh của người Thái
Theo cách hiểu trên, trong kho tàng truyện kể dân gian dân tộc Thái, những
truyện kể có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên (như đồi, núi, dốc,
đèo, sơng, hồ, gị, đầm…) và những điểm dân cư (như làng, bản...) hoặc những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 25




×