Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng nguồn học liệu mở thực trạng và giải pháp đối với trường đại học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.48 KB, 8 trang )

XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Minh Trí1, ThS. Trần Tân Anh Phương1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, rất cần
nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng lẫn chất lượng. Trong khi
đó, theo đánh giá của một số nghiên cứu gần đây các thư viện đại học
Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu về học liệu hỗ trợ cho giảng viên,
sinh viên học tập và nghiên cứu. Với yếu tố cạnh tranh của các trường
đại học nước ngoài, sự thiếu hụt các tài nguyên học tập đã ảnh hưởng
rất lớn đến tính cạnh tranh chất lượng đào tạo và nghiên cứu của đại học
Việt Nam. Trong điều kiện giáo dục đại học Việt Nam nguồn kinh phí
dành cho giáo dục đại học không đủ để mua các nguồn học liệu cần thiết
từ nước ngoài. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu học liệu mở nội sinh
được xem như một giải pháp hữu hiệu, giúp các trường đại học khắc
phục tình trạng thiếu hụt nguồn tài liệu có chất lượng để đáp ứng yêu
cầu dạy và học. Bên cạnh đó, các trường đại học cùng kết nối chia sẻ
nguồn học liệu mở sẽ dẫn đến nguồn học liệu khổng lồ cho giáo dục đại
học Việt Nam.Tuy nhiên, các đại học nước ta hiện nay vẫn cịn những
khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu học
liệu mở nội sinh, trong đó khơng đủ kinh phí để hỗ trợ phát triển nguồn
học liệu từ các thầy cô trong trường, trang thiết bị hỗ trợ xây dựng và
quản lý chia sẻ học liệu còn hạn chế và các vấn đề pháp lý cho bản
quyền các nguồn học liệu do chính trường phát triển.
1Trường Đại học Kinh tế - Luật.


186


XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN HỌC LIỆU MỞ

Thuật ngữ Học liệu mở (Open Course Ware) được Viện Công nghệ
Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định
đưa tồn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người
dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hồn tồn miễn phí. Với
tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được
chia sẻ”, rất nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu trên thế giới
đã tham gia phong trào học liệu mở và lập lên Hiệp hội Học liệu mở
(Open Course Ware Consortium) (OEC) để chia sẻ nội dung, công cụ
cũng như phương thức triển khai nguồn học liệu mở (Open educational
Resources) (OER) sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Sáng kiến này
cho phép các trường ĐH khắp thế giới có thể tham gia cung cấp và mở
rộng việc truy cập tài liệu học tập; tạo cơ hội cho những người khơng
có điều kiện (hạn chế về khơng gian, thời gian, tài chính) tham gia hoạt
động giảng dạy và học tập, tạo ra sự bình đẳng cho người học và người
dạy trong việc tiếp cận nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn
phí với giấy phép mở, ở mức cao hơn, học liệu mở góp phần tạo ra sự
bình đẳng trong giáo dục. Bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng
có thể chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức (Hewlett Foundation,
2015b). Năm 2015 UNESCO cũng là tổ chức chủ trì và cổ vũ cho việc
phát triển học liệu mở trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các nước đang
phát triển.
Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận học liệu mở, nhưng có hai
cách tiếp cận được chấp nhận rộng rãi, đó là theo Hewlett Foundation,
và theo UNESCO: Theo Hewlett Foundation (2015a), “Học liệu mở” là
nguồn lực dùng giảng dạy, học tập và nghiên cứu tồn tại trong phạm vi/
miền công cộng (sử dụng chung) hoặc được lưu hành theo giấy phép sở

hữu trí tuệ cho phép sử dụng miễn phí và tái sử dụng theo mục đích bởi
những người khác. Tài nguyên giáo dục mở bao gồm tất cả những khoa
học, tài liệu học tập, các mô-đun, sách giáo khoa, video thời gian thực,
bài kiểm tra, phần mềm và những công cụ, tài liệu, công nghệ được sử
dụng để hỗ trợ cho việc tiếp cận tri thức; còn theo UNESCO (2015b) thì
“Học liệu mở” có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong
phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở,


PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

187

bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách
hợp pháp các tài liệu này. OER có thể là giáo trình, khung chương trình
đào tạo, đề cương mơn học, bài giảng, bài luận, các bài kiếm tra, các dự
án, âm thanh, video và hình ảnh động.
Có thể thấy rằng, nguồn học liệu mở là một xu thế cho thời đại
công nghệ 4.0 hướng tới. Với sự phát triển công nghệ số đã tạo ra một
thế giới phẳng giúp cho mọi người có điều kiện tiếp cận lượng kiến thức
và đây cũng là tạo ra môi trường thuận lợi để học liệu mở phát triển.
Học liệu mở thường gắn liền với công nghệ số và truy cập trực tuyến,
trong đó yếu tố bản quyền được chú trọng để chất lượng nguồn học liệu
mở nâng cao. Nguồn học liệu mở sẽ giúp cho “giáo dục mở” hoặc “học
tập mở” trở thành một ưu tiên có những tác động lớn hơn đáng kể so với
chỉ cam kết phát hành các tài nguyên là mở hoặc sử dụng học liệu mở
trong các chương trình giáo dục. Học tập mở là một tiếp cận cho giáo
dục, tìm kiếm để loại bỏ tất cả những rào cản không cần thiết cho việc
học tập, trong khi nhằm tới để cung cấp cho học viên cơ hội thành công
hợp lý trong một hệ thống giáo dục và huấn luyện được tập trung vào

các nhu cầu đặc thù của họ và được định vị trong nhiều lĩnh vực học tập.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua Đảng và nhà nước đã ra nhiều
chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục đại học theo hướng mở để mọi
người dân Việt Nam có quyền tiếp cận. Để làm được điều đó hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam phải xây dựng ra một nguồn tài liệu phong
phú và dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người, nguồn học liệu mở
phải được phát triển dựa trên nền tảng của một cộng đồng xây dựng và
sử dụng. Do vậy, cần có sự tham gia tích cực của các trường đại học
trong việc xây dựng các tài liệu học tập mở. Một trường đại học khơng
thể xây dựng được trừ trường hợp họ có nguồn kinh phí rất lớn, nhưng
cái họ tạo ra cũng chỉ phục vụ cho các chương trình đào tạo mà họ cung
cấp. Sự tham gia của các trường đại học sẽ tạo nên một cộng đồng có
chung một mục đích và chia sẻ trách nhiệm với nhau. Mỗi một trường
chỉ cần phát triển một phần và đóng góp vào kho tài nguyên chung, sẽ
tạo nên một hệ sinh thái nội dung đa dạng cho nguồn học liệu mở. Tuy
nhiên, ở nước ta hiện nay, việc xây dựng học liệu mở chỉ mới ở giai
đoạn bắt đầu còn rất nhỏ lẻ. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có những chủ


188

XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

trương, chính sách phù hợp từ phía các nhà quản lý, cũng như chưa có
một cơ chế hợp tác phù hợp giữa các trường đại học. Bên cạnh đó, nhận
thức của cán bộ, giảng viên các trường về vai trò, tầm quan trọng, cơ
hội và thách thức của học liệu mở còn mơ hồ.
3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGUỒN HỌC LIỆU HIỆN NAY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VIỆT NAM


Hiện nay nhiều trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt
Nam nói chung đã chủ động triển khai hệ thống E-learning, dần chuyển
đổi giáo trình tài liệu vốn có của trường sang dạng E-book với mục đích
tạo ra các bài giảng điện tử làm cho các buổi giảng sinh động, hấp dẫn,
thay đổi cách thức đánh giá quá trình học tập của sinh viên qua mạng. Từ
đó có thể giúp tạo ra kho học liệu bài giảng số, góp phần đổi mới phương
pháp giảng. Tuy nhiên việc triển khai sử dụng hệ thống E-learning còn rất
nhiều hạn chế, đa số giảng viên chủ yếu sử dụng E-learning chủ yếu để
chiếu các phần tóm lược bài giảng, dùng để điểm danh và ra bài tập đơn
giản, chưa xây dựng thành một bài giảng điện tử hoàn chỉnh theo đúng
kết cấu gồm: đề cương chi tiết, bài giảng chi tiết, kho bài tập, kho đáp án,
và đánh giá online hoặc không sử dụng đến, với lý do:
Thứ nhất, không rành về công nghệ, mất thời gian đầu tư, nhưng
số tiền giảng lại ít. Đa số các giảng viên đều thích cách dạy truyền
thống, đỡ tốn công sức đầu tư, chỉ một số ít giảng viên trẻ chú trọng đầu
tư áp dụng công nghệ cho các bài giảng số với sự hỗ trợ của E-learning;
có thể ban đầu họ vất vả nhưng sau đó việc giảng dạy sẽ nhẹ nhàng hơn,
tăng sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, và đặc biệt có thể cá
nhân hóa việc đánh giá sinh viên.
Thứ hai, khó khăn khi chuyển từ tài liệu truyền thống (sách) sang
tài liệu điện tử. Đa số các giảng viên khơng có thời gian, cũng như
người hỗ trợ chuyển thể các tài liệu truyền thống từ sách sang các tài
liệu số. Nhiều giáo trình khơng phải do họ chủ biên nên nếu đưa lên
mạng có thể vướng vấn đề bản quyền khai thác.
Thứ ba, thiếu các bài tập tình huống, và kho bài tập từng chương,
ngân hàng câu hỏi. Không phải giảng viên nào cũng sẵn sàng công


PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ


189

khai các ngân hàng câu hỏi và đáp án. Việc xây dựng các tình huống và
chuyển sang các video/ các mô phỏng hấp dẫn khác cũng sẽ tốn nhiều
thời gian và tiền bạc, trong khi trường khơng có chi phí hỗ trợ ban đầu.
Thứ tư, giảng viên, những người trực tiếp làm ra học liệu số họ
không được trang bị kỹ năng, kiến thức, công nghệ để xây dựng tài liệu
cho học liệu mở.
Thứ năm, trường chưa có phần mềm để quản lý đề cương chi tiết
tất cả các mơn học trong chương trình đào tạo các ngành, vẫn còn quản
lý qua file word và bản cứng lưu, cũng như chưa có cách thức quản lý
phương pháp giảng dạy của giảng viên có đúng với đề cương chi tiết đã
cơng bố. Khó khăn lớn nhất là phần mềm hệ thống đáp ứng được việc
lưu ĐCMH với tỉ lệ thành phần đánh giá môn học, kho bài tập, ngân
hàng câu hỏi ứng với từng chuẩn đầu ra của môn học.
Thứ sáu, đa số sinh viên chưa chủ động trong việc tiếp nhận
phương thức giao tiếp tìm kiếm kho dữ liệu mở (có những tài liệu ebook
rất thiết thực tuy nhiên số sinh viên truy cập vào khá hạn chế hơn việc
mượn trả tài liệu tại thư viện).
Thứ bảy, việc chia sẻ học liệu mở giữa các trường đại học Việt
Nam cịn khá hạn chế do vướng yếu tố cơng nghệ, chi phí vận hành và
yếu tố bản quyền.
Trong định hướng phát triển của giáo dục đại học Việt Nam hướng
tới người học có thể tiếp cận kiến thức mọi lúc mọi nơi thơng qua hình
thức đào tạo trực tuyến. Nhiều trường đại học đã và đang chủ động triển
khai xây dựng hệ thống học liệu mở để tiến tới đầy đủ tài liệu, nội dung
học tập đại học đào tạo trực tuyến của trường.
4. GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGUỒN HỌC LIỆU MỞ

Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết số

29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI
đã khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo, trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo dục mở, hội
nhập giáo dục quốc tế, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để làm được điều này các trường


190

XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

đại học Việt Nam cần có những giải pháp để hình thành hệ thống cơ sở
dữ liệu học liệu mở hỗ trợ cho người học trực tuyến cũng như tạo điều
kiện cho người học tiếp cận tài liệu học tập dễ dàng giảm chi phí, thời
gian tìm kiếm. Để làm được điều này trong điều kiện nguồn lực hạn
chế thì bản thân nội tại các trường cần xác định những điều kiện vốn có
của Trường đi kèm các xu thế ứng dụng cộng nghệ 4.0 để xây dựng hệ
thống học liệu mở cho chính bản thân của các trường cũng như tạo hình
thành cơ sở dữ liệu chung cho hệ thống các trường đại học Việt Nam.
Để làm được điều đó các trường đại học cần thực hiện đồng bộ những
đề xuất sau, đó là:
Thứ nhất, đầu tư cở sở hạng tầng cho việc phát triển tài liệu trực
tuyến bao gồm phần mềm và phần cứng để tạo đủ điều kiện cho việc
xây dựng, quản lý và khai thác học liệu mở (hệ thống sever, phần mềm
quản lý và khai thác, các phòng studio để xây dựng bài giảng trực tuyến,
phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng).
Thứ hai, sẽ tiến hành quay các bài giảng trực tuyến/thu lại để có
thể đào tạo qua mạng đối với các môn cơ bản chung tồn trường với
số lượng sinh viên đơng, có thể giảm chi phí đào tạo và tăng hiệu quả
giảng dạy.

Thứ ba, đẩy mạnh việc số hóa bài giảng kết hợp với clip bài giảng
có lời nói, hình ảnh của giảng viên; kết hợp xử lý đưa các clip tình
huống trong bài giảng để tạo nên các bài giảng số sinh động
Thứ ba, chuyển đổi số hoá các tài liệu truyền thống sẵn có (giáo
trình do trường viết, tài liệu luận văn, bài báo khoa học, hội thảo) của
trường thành các bản điện tử.
Thứ tư, phát triển ứng dụng E - learning trong việc giảng dạy từng
môn học sẽ giúp cho các giảng viên nhận biết được tiện ích của việc xây
dựng học liệu mở hỗ trợ cho công tác đào tạo thuận lợi hơn.
Thứ năm, cán bộ thư viện cần được đào tạo nắm bắt công nghệ
quản lý thư viện điện tử, chủ động tìm hiểu những nội dung như luật
về quyền tác giả, các loại giấy phép sử dụng trong học liệu mở. Điều
quan trọng là phải hiểu rõ các quyền và điều kiện liên quan đến các sản
phẩm đó được chia sẻ và sử dụng bởi người khác như thế nào. Bên cạnh


PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

191

đó, cán bộ thư viện chủ động phổ biến cho các đối tượng tham gia xây
dựng học liệu mở nắm được các vấn đề về chính sách pháp lý, đặc biệt
là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ trong chia sẻ thông tin học liệu mở. Nắm
vững được khía cạnh pháp lý, quyền tác giả sẽ giúp cho việc triển khai
phát triển tài nguyên giáo dục mở tránh được những vấn đề phức tạp
trong việc tranh tụng tác quyền trong việc khai thác học liệu mở. Từ đó
sẽ giúp trường lưu trữ và khai thác một cách bền vững, thường xuyên
và liên tục.
Thứ sáu, trường cần tổ chức tuyên truyền cho người học nhận biết
lợi ích của việc khai thác sử dụng nguồn học liệu mở để người học giảm

chi phí tài liệu học tập, thời gian tìm kiếm cũng như khai thác hết nguồn
tài liệu đã trả phí. Bên cạnh đó, khuyến khích hỗ trợ kỹ thuật người học
xây dựng cơ sở dữ liệu cho nguồn học liệu mở thơng qua các video,
bài tập tình huống, đồ án, case study có chất lượng tốt (được hội đồng
đánh giá học liệu trường thơng qua). Đi kèm các chính sách trên, các
trường nên chủ động kêu gọi các cựu người học tham gia hỗ trợ nguồn
lực cũng như cho họ thấy được lợi ích (họ sẽ được tiếp cận tài liệu chất
lượng mới hỗ trợ công việc và phát triển kiến thức) cho phát triển nguồn
học liệu.
Thứ bảy, các trường đại học cần ngồi lại với nhau để cùng hợp tác
chia sẻ học liệu lẫn nhau theo phương thức các bên cùng có lợi cùng
tiết kiệm chi phí khai thác học liệu mở. Hình thức hợp tác dựa trên chia
sẻ kinh phí theo nguyên tắc lượng truy cập nguồn học liệu để tính tốn
mức độ đóng góp kinh phí cho từng trường cho một tài liệu.
Thứ tám, Xây dựng cơ chế được phép quảng cáo có kiểm sốt nội
dung phù hợp với môi trường giáo dục đối với những tài liệu điện tử
được truy cập miễn phí. Kinh phí thu được từ quảng cáo sẽ chia sẻ một
phần đến quyền tác giả và công tác quản lý phát triển học liệu mở. Nếu
phát triển được phương thức này với các tài liệu có chất lượng miễn phí
thì lượng người truy cập vào sẽ nhiều, sẽ có đủ kinh phí trả quyền tác
giả cũng như hỗ trợ công tác quản lý và phát triển nguồn học liệu mở.
Thứ chín, triển khai đào tạo trực tuyến đối với các môn học chung
cơ bản cho sinh viên đại học chính quy tập trung, sinh viên văn bằng


192

XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

hai, VLVH và sinh viên song ngành. Điều này có thể giúp tạo động lực

thúc đẩy sự phát triển triển học liệu mở ở các trường.
5. KẾT LUẬN

Học liệu mở đã tạo ra cơ hội lớn cho giáo dục đại học Việt Nam,
mà cụ thể là các trường đại học trong việc tiếp cận đến nguồn học liệu
có chất lượng với chi phí thấp nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu. Học liệu mở đã dần khắc phục những điểm yếu giáo dục
truyền thống, kích thích nhiều phương pháp dạy học khác phát triển,
khắc phục được tình trạng thiếu tài liệu giảng dạy, học tập, và thiếu
giảng đường hiện nay tại các trường đại học; Đồng thời giúp giảm chi
phí giáo dục, tiết kiệm thời gian và tăng khả năng tiếp cận kiến thức
đối với người học; tạo ra nguồn tài nguyên vô tận để các trường đại học
cùng khai thác. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới cần có các chính sách, tài
chính, cơng nghệ, phát triển nội dung và sự hợp tác giữa các bên. Sự
phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các trường đại học điều cần thiết để
tạo ra một hệ sinh thái cho học liệu mở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Butcher, N. and Kanwar, A. (2015). A basic guide to open educational
resources (OER). Paris: UNESCO and Commonwealth of Learning.

2.

UNESCO. (2015a). What are Open Educational Resources (OERs). Truy
cập từ />
3.

UNESCO. (2015b). How has UNESCO supported OERs? Truy cập từ
/>

4.

Stange, M. (2015). Open educational resources aid in global learning.
Behind The Scenes Technology Blog

5.

UNESCO. (2011) Guidelines for open educational resources (OER) in
higher education Truy cập từ />pf0000213605



×