Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ HOÀN CHỈNH (Y DƯỢC) bước đầu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ bài THUỐC “TIỀN LIỆT LINH PHƯƠNG GIẢI” điều TRỊ PHÌ đại LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.77 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
BÀI THUỐC “TIỀN LIỆT LINH PHƯƠNG GIẢI”
ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
BÀI THUỐC “TIỀN LIỆT LINH PHƯƠNG GIẢI”
ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Chuyên ngành

: Y học cổ truyền

Mã số

:



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong nghiên cứu là có thật, do tơi
thu thập tại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội một cách trung thực,
chính xác.
Kết quả thu thập được trong nghiên cứu chưa từng được đăng tải trên
bất kỳ một tạp chí hay cơng trình khoa học nào.
Các tài liệu trích dẫn đều là những tài liệu đã được cơng nhận.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

bFGF

: Basic Fibroblast Growth Factor

DHT


: Dihydrotestosterone

FSH

: Follicule Stimulating Hormone

GH

: Gonadotropin releasing Hormone

HATTh

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

IPSS

: International Prostatic Symptome Score

LH

: Lutenizing Hormone

NTTD

: Nước tiểu tồn dư


PĐLT - TTL

: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt

PSA

: Prostatic Specific Antigen

RLTT

: Rối loạn tiểu tiện

TLLPG

: Tiền liệt linh phương giải

TTL

: Tuyến tiền liệt

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................. 3
1.1. PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO YHHĐ ............. 3
1.1.1. Đại cương ........................................................................................ 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .................................................. 4
1.1.3. Sinh lý bệnh..................................................................................... 5
1.1.4. Giải phẫu bệnh ................................................................................ 6
1.1.5. Chẩn đoán ........................................................................................ 6
1.1.6. Điều trị ........................................................................................... 9
1.2. PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO YHCT .............. 12
1.2.1. Khái niệm chung: .......................................................................... 12
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh ................................................................ 13
1.2.3. Biện chứng luận trị:....................................................................... 14
1.2.4. Những nghiên cứu điều trị bệnh bằng thuốc YHCT .................... 16
1.2.5. Những bài thuốc YHCT ................................................................ 18
1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC TLLPG ........................................... 18
1.3.1. Xuất xứ .......................................................................................... 18
1.3.2. Thành phần:.................................................................................. 19
1.3.3. Chủ trị:........................................................................................... 19
1.3.4. Phân tích bài thuốc: ....................................................................... 19
1.3.5. Tổng quan về các vị thuốc trong bài TLLPG .............................. 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 24
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................... 24
2.1.1. Thuốc nghiên cứu.......................................................................... 24
2.1.2. Thuốc đối chứng ........................................................................... 25
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm ....................................... 25
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng ............................................. 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 27
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ......................................... 27

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng ............................................... 28
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 33
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ ĐỘC TÍNH CẤP. ........................... 33
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ............................................ 35
3.2.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu ................................. 35
3.2.2. Hiệu quả điều trị của bài thuốc ..................................................... 40


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 51
4.1. TÍNH AN TỒN CỦA BÀI THUỐC ................................................. 51
4.2. VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG .......................... 52
4.2.1. Về đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ......................... 52
4.2.2. Về hiệu quả điều trị của bài thuốc TLLPG ................................... 55
4.2.3. Nhận xét về một số tác dụng không mong muốn của bài thuốc ... 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Theo dõi trọng lượng cơ thể chuột ................................................. 33
Bảng 3.2. Theo dõi hoạt động, ăn uống của chuột.......................................... 33
Bảng 3.3. Theo dõi dấu hiệu ngộ độc của chuột ............................................. 34
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................ 35
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh .................................. 36
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử điều trị ......................................... 37
Bảng 3.7. Rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS......................................... 37
Bảng 3.8. Rối loạn tiểu tiện theo thang điểm CLCS...................................... 38

Bảng 3.9. Trung bình KTTL và VNTTD trên siêu âm.......................................... 39
Bảng 3.10. Đặc điểm PSA huyết thanh........................................................... 39
Bảng 3.11. Cải thiện mức độ RLTT theo thang điểm IPSS............................ 40
Bảng 3.12. Cải thiện mức độ RLTT theo thang điểm CLCS.......................... 41
Bảng 3.13. Cải thiện thể tích nước tiểu tồn dư ............................................... 42
Bảng 3.14. Cải thiện khối lượng tuyến tiền liệt .............................................. 43
Bảng 3.16. Tần số mạch và chỉ số huyết áp .................................................... 46
Bảng 3.17. Một số dấu hiệu lâm sàng không mong muốn.............................. 47
Bảng 3.18. Chỉ số huyết học ........................................................................... 48
Bảng 3.19. Chỉ số sinh hoá máu...................................................................... 49
Bảng 3.20. Chỉ số sinh hoá nước tiểu ............................................................. 50


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLT-TTL) là sự tăng sinh khơng ác tính
mơ đệm và biểu mô tuyến tiền liệt (TTL). Bệnh hay gặp ở nam giới trung niên
và tăng dần theo tuổi [16], [55], [71].
Trên thế giới, theo một điều tra trên hàng ngàn tử thi thì tỉ lệ chung mắc
PĐLT-TTL khơng dưới 60% tổng số nam giới trên 70 tuổi [55]. Trong một
nghiên cứu tại Thượng Hải, tỉ lệ mắc bệnh khá cao, tới 19% nam giới [73]. Ở
Việt Nam, 63,8% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này [38].
Như vậy, có một số lượng lớn nam giới cần điều trị các triệu chứng của
PĐLT-TTL và kéo theo đó là sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ cho căn
bệnh này hang năm [18]. Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho y học
cộng đồng cũng như y học lâm sang, luôn được các nhà nghiên cứu về lão
khoa và tiết niệu quan tâm [41].
Theo y học hiện đại (YHHĐ), bệnh được điều trị bằng nhiều phương
pháp khác nhau. Điều trị nội khoa có thể giải quyết được tình trạng rối loạn

tiểu tiện (RLTT) và những biến chứng nhẹ nhưng bệnh nhân có thể gặp phải
các tác dụng phụ như: choáng váng, nhức đầu, hạ huyết áp tư thế, giảm ham
muốn tình dục, rối loạn cương dương, rối loạn phóng tinh… [59], [61]. Điều
trị ngoại khoa, đặc biệt là phẫu thuật nội soi đem lại nhiều kết quả khả quan
khi bệnh nhân có những biến chứng nặng. Tuy nhiên, cho dù với phương tiện
hiện đại nhất, với những chuyên gia giỏi nhất và phẫu thuật được thực hiện ở
nơi có nhiều kinh nghiệm nhất thì những biến chứng như: chảy máu, hẹp cổ
bàng quang, hẹp niệu đạo, rỉ nước tiểu… vẫn có thể gặp và gây ảnh hưởng đến
chức năng đường niệu dưới, thậm chí phải phẫu thuật nhiều lần, ảnh hưởng
khơng ít tới tâm lý của bệnh nhân [32], [35], [47], [48].


Y học cổ truyền (YHCT) mô tả bệnh thuộc phạm vi chứng long bế,
nguyên nhân chủ yếu là do thận hư, thường kèm thêm yếu tố thấp nhiệt làm
khí hóa của bàng quang bị rối loạn. Pháp điều trị chủ yếu là: Bổ thận, lợi niệu,
thông lâm, tán kết, thanh trừ thấp nhiệt [6], [25]. Nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước đã đề cập đến việc sử dụng thuốc YHCT điều trị bệnh nhằm hạn
chế những tác dụng phụ mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. “Tiền liệt linh
phương giải” là một bài thuốc nghiệm phương được các bác sĩ khoa Ngoại
bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội sử dụng điều trị cho bệnh nhân PĐLT-TTL
thể thận dương hư ở dạng thuốc sắc từ năm 2006 đến nay cho thấy nhiều cải
thiện tốt về triệu chứng bệnh trên lâm sàng. Tuy nhiên, đến nay, chưa nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả của bài thuốc này [56].
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài được thực hiện với mục tiêu:
1. Khảo sát tính an tồn của bài thuốc qua thử nghiệm độc tính cấp.
2. Đánh giá hiệu quả bài thuốc TLLPG trên bệnh nhân PĐLT-TTL.
3. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của bài thuốc.


Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO YHHĐ
1.1.1. Đại cương
Tuyến tiền liệt (TTL) hình thành từ tháng thứ ba và được biệt hoá đầy đủ
vào tháng thứ tư của thai kỳ. Từ kích kỡ rất nhỏ ở tuổi ấu thơ, TTL phát triển
nhanh vào tuổi dậy thì, khối lượng TTL trung bình ở người trưởng thành theo
đa số y văn nước ngoài là 20 gram [73]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác
giả Đỗ Thị Khánh Hỷ, khối lượng TTL bình thường của nam giới ở độ tuổi 30
- 45 là 13,17

2,56 gram [20]. Từ 45 - 50 tuổi trở đi, TTL phát triển nhanh,

dễ dẫn đến phì đại [20], [71], [73].
Tuyến tiền liệt nằm sau xương mu, ngay phía dưới bàng quang, phía trên
cân đáy chậu giữa, trước trực tràng và bọc quanh niệu đạo [47], [48].
Ở nam giới trưởng thành, TTL hoạt động và phát triển như một tuyến
sinh dục phụ. Dịch TTL bài tiết chiếm khoảng 30% lượng tinh dịch trong mỗi
lần phóng tinh, với pH 7,2 - 8 có vai trị bảo vệ tinh trùng trong môi trường âm
đạo, thành phần gồm các enzyme gây đơng có tác dụng giữ cho tinh trùng nằm
sát cổ tử cung và các enzyme fibrinolysin có tác dụng kích thích tinh trùng
hoạt động trở lại sau đó [1], [5], [47].
Theo Mc. Neal J.E., TTL được chia thành 5 vùng: Vùng trước có cấu trúc
chủ yếu là chất đệm xơ - cơ và có rất ít tế bào tuyến; Vùng ngoại vi chiếm tới
75% khối lượng tuyến với cấu trúc tuyến đơn thuần và rất ít chất đệm, là nơi
phát sinh chủ yếu của ung thư TTL; Vùng trung tâm nằm giữa hai ống dẫn tinh
và phân biệt với vùng ngoại vi bằng các bè xơ; Vùng quanh niệu đạo chiếm
khoảng 0,5% khối lượng tuyến và nằm dọc theo niệu đạo TTL; Vùng chuyển
tiếp chỉ chiếm < 5% khối lượng tuyến nhưng đây là nơi chủ yếu phát sinh
PĐLT-TTL [64].



Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động sinh lý của TTL chịu ảnh
hưởng bởi các hormone: Androgen, Estrogen, Lutenizing Hormone và
Prolactin thông qua nồng độ Testosterone và Dihydrotestosterone (DHT)
trong huyết tương. Đây chính là những căn cứ cho việc điều trị PĐLT-TTL
bằng nội tiết tố [57], [58], [62], [76].
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt được quan tâm từ lâu vì u TTL chiếm tỉ lệ
cao nhất trong các bệnh u nói chung, bệnh tăng luỹ tiến theo tuổi, tỉ lệ bệnh
nhân phải vào viện điều trị những RLTT do bệnh gây ra mỗi năm một tăng [2],
[46], [54]. Tỉ lệ mắc bệnh khơng có sự khác biệt giữa các miền địa lý, môi
trường sống hay đặc điểm nghề nghiệp [20], [21], [38], [39], [40], [41].
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân gây bệnh đến nay cịn chưa được khẳng định rõ ràng nhưng
vì xuất hiện ở những người cao tuổi và khi tinh hồn cịn chức năng nên đa số
các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh phát sinh do những rối loạn về nội tiết và
tuổi cao [47], [48], [73].
* Yếu tố nội tiết
Testosteron: Testosteron dưới xúc tác của men 5 - Reductase sẽ chuyển
thành DHT gắn vào màng tế bào TTL làm phân chia nhân tế bào, gây tăng sinh
và phì đại TTL.
Androgen: Cùng với Testosteron kiểm soát sự phát triển của tổ chức TTL.
Trên thực nghiệm nuôi cấy mô TTL, người ta nhận thấy chỉ có sự phát triển tế
bào khi có mặt đủ 2 yếu tố Testosteron và Androgen.
Estrogen: Cùng với Androgen kích thích trực tiếp sự sinh trưởng của
TTL. Mặt khác ở đàn ơng trên 50 tuổi tỉ lệ Testosteron/Estrogen có sự thay
đổi, từ đó làm tăng nồng độ nội bào của DHT đồng thời tác động đến
Prolactin làm tăng tiềm lực của Androgen dẫn đến tăng sinh TTL.


Gonadotropin releasing Hormone (GH), Lutenizing Hormone (LH),

Follicule Stimulating Hormone (FSH): Những Hormone hướng sinh dục tham
gia kiểm soát Testosteron trong cơ chế điều hồ ngược âm tính đối với trục
dưới đồi - tuyến yên thay đổi ở những người đàn ông trên 50 tuổi và có sự liên
quan tới việc tăng sinh TTL [1], [57], [58], [62].
* Yếu tố tăng trưởng và hiện tượng chết theo chương trình
Nhiều yếu tố tăng trưởng đã được tìm thấy trong mơ TTL phì đại. Trong
đó chủ yếu là các yếu tố kích thích, các yếu tố này làm tăng trưởng mô, tạo
thành các nhân xơ phát triển dần và gây PĐLT-TTL, quan trọng nhất là bFGF
- Basic Fibroblast Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi [29],
[47], [48].
Chết theo chương trình là hiện tượng có tính di truyền của các tế bào có
nhân, là cơ chế sinh lý chủ yếu duy trì sự hằng định của mơ tuyến bình
thường. Các yếu tố tăng trưởng trên làm quá trình chết theo chương trình của
tế bào TTL bị chậm lại. Đồng thời quá trình tăng sản TTL làm “thức tỉnh” quá
trình hình thành TTL thời kỳ bào thai làm phát triển tế bào biểu mơ TTL [49].
1.1.3. Sinh lý bệnh
Phì đại lành tính TTL là nguyên nhân thường gặp nhất gây các RLTT, ảnh
hưởng đến gần như toàn bộ hệ tiết niệu. Đoạn niệu đạo TTL bị ảnh hưởng đầu
tiên, có thể bị ép dẹt, bị uốn cong hình chữ “S”, hoặc bị gấp khúc hình chữ “Z”
gây cản trở dịng nước tiểu đi ra. Cổ bàng quang sẽ bị đẩy lên cao, lồi dần vào
lịng bàng quang, có thể bị ép thành một khe, thậm chí bị xơ cứng làm rối loạn
hoặc mất đi sự co thắt sinh lý của cơ vòng tại đây và ảnh hưởng trực tiếp đến
tiểu tiện. Cổ bàng quang bị chèn ép làm cho bàng quang phải tăng co bóp để
thắng sự cản trở đó trong quá trình tiểu tiện và ngày càng tăng áp lực. Khi mất
bù, bàng quang giảm khả năng co bóp, giãn mỏng gây ứ đọng nước tiểu. Ở
đoạn niệu quản nội thành bàng quang có hệ thống van chống trào


ngược. Khi áp lực bàng quang càng tăng cao thì van càng đóng kín, cản trở lưu
thơng nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm giãn niệu quản, lâu ngày sẽ gây

giãn quá mức. Giãn niệu quản lâu ngày dẫn đến ứ nước tiểu ở đài bể thận, làm
tăng áp lực tại bể thận, lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận. Đồng
thời các hệ thống bài tiết, mạch máu, thần kinh trong thận bị chèn ép kéo dài
dẫn đến tổn thương và thối hóa ngày càng nặng nề. Nếu không giải quyết
được việc ứ đọng nước tiểu do chèn ép bởi khối u sẽ dẫn đến suy thận và tử
vong [47], [48], [73].
1.1.4. Giải phẫu bệnh
Đại thể: Khối u hình trịn hay bầu dục, chia làm 2 hoặc 3 thuỳ, màu trắng
ngà, mật độ chắc, đàn hồi. Xung quanh vùng quá sản được bọc bởi một lớp vỏ
xơ, ranh giới rõ, rất thuận lợi cho phẫu thuật cắt bỏ TTL.
Vi thể: Khối u gồm nhiều nhân nhỏ với sự tăng sinh số lượng tế bào nhiều
hay ít của các thành phần mô tuyến hoặc tổ chức đệm; hình dáng, kích thước
tế bào bình thường, màng đáy vẫn được bảo tồn, đây là điểm khác biệt với ung
thư TTL. Theo các nhà nghiên cứu thì tăng sinh đồng đều cả 3 thành phần xơ cơ - tuyến là hay gặp hơn cả [4], [47], [48], [53].
1.1.5. Chẩn đoán
* Chẩn đoán xác định
+ Triệu chứng cơ năng: Trên lâm sàng thường đánh giá RLTT theo thang
điểm quốc tế về các triệu chứng TTL (International Prostatic Symptome
Score - IPSS) và thang điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) [14], [47], [48],
[59]. Với những câu hỏi về các triệu chứng cụ thể (nhóm triệu chứng do kích
thích và do chèn ép), mức độ RLTT và mức độ cảm nhận của bệnh nhân được
chia thành các mức độ: nhẹ, trung bình và nặng (Phụ lục 3).


+ Thăm trực tràng: Thấy TTL to, tròn đều, ranh giới rõ, rãnh giữa có thể
cịn hoặc mất, mật độ hơi chắc, đàn hồi và không đau, đặc biệt không có nhân
rắn ở các thùy… [47], [48].
+ Siêu âm: Đo kích thước TTL, đánh giá mật độ tuyến, và đánh giá được
thể tích NTTD. Ngồi ra, có thể phát hiện u, túi thừa, sỏi bàng quang và cho
biết tình trạng thận và niệu quản [50].

+ Định lượng PSA huyết thanh: PSA (Prostatic Specific Antigen) là một
kháng nguyên đặc hiệu do tế bào biểu mô TTL sản xuất, được biết đến từ năm
1985 vì sau khi cắt bỏ hồn tồn TTL, PSA cũng biến mất trong máu. Nhiều
kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đều cho kết quả tương
đối thống nhất về chỉ số PSA. Ở người bình thường, PSA ≤ 4 ng/ml. PSA tăng
trung bình cho 1 gram mơ TTL phì đại là 0,3 ng/ml trong khi với mô ung thư
TTL là 3,5 ng/ml; Ngưỡng 10ng/ml được coi như ranh giới phân biệt ung thư
và PĐLT-TTL. PSA cũng tăng khi tế bào biểu mô tuyến bị kích thích do viêm
hay do tác động cơ học tạo nên vùng chồng chéo về nồng độ PSA giữa tình
trạng bệnh lý lành tính và ác tính. Một chỉ số phân định rõ hơn trong trường
hợp này là tỷ trọng PSA, được tính bằng cách lấy nồng độ PSA chia
cho thể tích tuyến và đơn vị là ng/cm3 hay ng/g [17], [22], [74]. Theo kết qủa
nghiên cứu của Đỗ Thị Khánh Hỷ, tỷ trọng PSA ở PĐLT-TTL là 0,15 ng/cm3
và ở ung thư TTL là 1,46 ng/cm3 [22].
+ Đo lưu lượng nước tiểu: Là một phương pháp thăm khám niệu động
học. Thơng thường với thể tích nước tiểu trong bàng quang ≥ 200ml, lưu
lượng trung bình của dịng nước tiểu là 12ml/s - 20ml/s. Trong trường hợp
PĐLT-TTL, lưu lượng dòng tiểu tối đa giảm ≤ 10ml/s [36].


+ Đo áp lực dòng niệu: Là phương pháp duy nhất có độ biến thiên để
phân biệt bệnh nhân có dịng nước tiểu yếu do cơ bàng quang co bóp yếu hay
do bế tắc. Gồm đo áp lực bàng quang lúc áp lực dòng niệu tối đa, đo áp lực cơ
chóp bàng quang và đo áp lực niệu quản (đơn vị đo: cm H2O).
+ Soi bàng quang: Có thể đánh giá hình ảnh trực tiếp của khối u, sỏi
bàng quang đặc biệt sỏi không cản quang, túi thừa bàng quang, tình trạng cổ
bàng quang... [47],[48], [56].
* Chẩn đốn giai đoạn bệnh:
Dựa vào mức độ thường xuyên và trầm trọng của các triệu chứng, người
ta chia thành 3 giai đoạn bệnh: Giai đoạn 1, triệu chứng ở mức độ nhẹ, toàn

thân chưa có thay đổi đáng kể, bàng quang khơng có NTTD; Giai đoạn 2, triệu
chứng nặng hơn, bệnh nhân có thể mất ngủ, mệt mỏi, ăn kém, thể tích NTTD
> 100ml; Giai đoạn 3, là giai đoạn mất bù với các triệu chứng cơ năng, toàn
thân thực thể nặng nề [40].
* Chẩn đốn biến chứng:
Có thể gặp ở bệnh nhân PĐLT-TTL những biến chứng sau: Bí đái hồn
tồn hoặc khơng hoàn toàn, nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu chủ yếu là sỏi
bàng quang, túi thừa bàng quang, đái máu..., thậm chí suy thận ở giai đoạn
cuối của bệnh [47], [48].
* Chẩn đoán phân biệt
Cần thiết chẩn đoán phân biệt PĐLT-TTL với các bệnh lý khác như: Ung
thư TTL, viêm TTL, áp xe TTL, hẹp niệu đạo hoặc xơ cổ bàng quang, u bàng
quang, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, rối loạn cơ tròn do tổn thương
thần kinh... [15], [22], [47], [48], [50].


1.1.6. Điều trị
Bệnh nhân cần phải tuân thủ một số thay đổi trong lối sống để giúp kiểm
soát triệu chứng, ngăn cho bệnh không nặng lên như: Hạn chế uống nước, đặc
biệt sau là sau 19 giờ để giảm đi tiểu đêm. Cố gắng đi hết nước tiểu sau mỗi
lần đi tiểu. Hạn chế tối đa nước uống có cồn, vì cồn làm tăng tạo nước tiểu và
gây tắc nghẽn TTL. Giữ ấm cho cơ thể vì bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến tình
trạng bí tiểu.
Bệnh nhân có thể không cần điều trị mà chờ đợi và theo dõi tiếp nếu triệu
chứng bệnh nhẹ, chưa gây phiền toái. Như vậy cũng tiết kiệm chi phí và khơng
ngại gặp phải những tác dụng không mong muốn [47], [48], [50].
* Điều trị nội khoa:
Điều trị nội khoa là lựa chọn đầu tiên, được chỉ định cho những bệnh
nhân chưa có biến chứng, NTTD < 100ml. Caine nhận thấy có hai yếu tố gây
cản trở tiểu tiện, một là sự phì đại của TTL (yếu tố tĩnh), hai là trương lực cơ

trơn ở cổ bàng quang và TTL (yếu tố động). Do đó các thuốc tác động lên hai
yếu tố này sẽ cải thiện được triệu chứng RLTT cho bệnh nhân [26], [39], [47].
+ Thuốc đối kháng

- Adrenergic: Có tác dụng làm giãn cơ trơn ở cổ

bàng quang và niệu đạo TTL làm giảm sức cản ngoại vi và giải phóng dịng
tiểu. Các thuốc được nghiên cứu và sử dụng chủ yếu tác dụng chọn lọc với thụ
thể

1-

Adrenergic:

Alfuzosin: Được sử dụng ở châu Âu từ những năm 1990. Hiệu quả có
thể kéo dài đến 30 tháng. Hạn chế của thuốc là phải dùng nhiều lần trong ngày
và có thể gặp các tác dụng phụ như: chóng mặt, hạ huyết áp [65].
Terazosin: Lepor và cộng sự nghiên cứu trên 285 bệnh nhân thấy có sự
giảm đáng kể điểm IPSS. Một số tác dụng phụ gặp phải: hội chứng cúm,
chóng mặt, suy nhược, hạ huyết áp tư thế.


17

Doxazosin: Triệu chứng bệnh được cải thiện có ý nghĩa nhưng tỉ lệ bệnh
nhân gặp cảm giác chóng mặt và mệt mỏi là 10 - 15% .
Tamsulosin: Thuốc đối kháng

1


- Adrenergic mạnh nhất được dùng điều

trị PĐLT-TTL. Lepor nghiên cứu trên 756 đàn ông người Mĩ và thấy rằng
điểm IPSS và tốc độ dòng tiểu giảm cải thiện tốt. Tác dụng phụ: chóng mặt,
suy nhược, viêm mũi và phóng tinh bất thường [63].
Ngồi ra có Phenoxybenzamin là thuốc đối kháng

- Adrenergic khơng

chọn lọc cũng có hiệu quả trong điều trị PĐLT-TTL nhưng gây một số tác
dụng phụ: mệt mỏi, chóng mặt, ngạt mũi, khơ mũi, giảm phóng tinh.
+ Thuốc ức chế 5 - Reductase: Làm cho Testosteron khơng chuyển hóa
thành DHT do đó làm giảm kích thước khối u và cải thiện dòng tiểu. Đại diện
là Finasterid (Proscar) và Dutasteride (Avodart). Hạn chế của thuốc là đợt
dùng ít nhất là 6 tháng và gặp các tác dụng phụ như: giảm ham muốn tình dục,
rối loạn chức năng phóng tinh, rối loạn cương cứng, làm giảm số lượng tinh
trùng [59].
+ Thuốc nguồn gốc nội tiết:
- Các chất tương tự GnRH (Nafarein, Lecoprolide, Zoladex...): Làm mất
nhạy cảm của GnRH tại tuyến yên, ngăn cản sự ảnh hưởng của GnRH đến tế
bào Leydig ở tinh hoàn, ức chế tổng hợp Testosterone. Peter và Walsh (1987)
đã nghiên cứu với Nafarein. Kết quả kích thước TTL giảm trung bình 25%
nhưng trở lại kích thước ban đầu sau 6 tháng ngừng thuốc và có tác dụng phụ
gây suy sinh dục.
- Progesterone: Trần Đức Thọ nghiên cứu trên 66 bệnh nhân, tiêm
50mg/ngày trong 1 tháng, kết quả ban đầu 100% có kết quả khả quan. Tuy
nhiên tỉ lệ tái phát phải điều trị đợt 2, đợt 3 là 16%; 9% bệnh nhân bị tức vú và
một tỉ lệ rất nhỏ bị suy giảm hoạt động tình dục [42].



- Các chất tương tự Progesterone: có thể làm giảm kích thước TTL
nhưng gây suy giảm khả năng tình dục.
- Kháng Androgen (Flutamide, Acetat cyproterone, Zanoterone): Các
triệu chứng thuyên giảm tuy nhiên nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau ngực và
bất lực, số ít bệnh nhân bị tiêu chảy.
+ Các thuốc làm giảm co bóp hỗn loạn cơ thành bàng quang: Probantin,
Dotropan.
Nhìn chung, điều trị nội khoa đạt được nhiều kết quả khi bệnh ở giai đoạn
chưa có biến chứng nhưng hầu hết các nhóm thuốc đều có thể đem lại những
tác dụng khơng mong muốn nhất định, chưa hồn tồn làm hài lịng tất cả
bệnh nhân PĐLT-TTL cũng như các bác sĩ lâm sàng.
Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định khi có các biến chứng: bí đái, nhiễm trùng tiết niệu tái
diễn, đái máu đại thể tái diễn, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang lớn, suy
thận; hoặc bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động, hoặc bệnh nhân có
bệnh hen... Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định ưu thế vượt trội về hiệu quả và
thời gian điều trị, tuy nhiên không thể tránh khỏi những biến chứng trong và
sau mổ: chảy máu trong và sau mổ, nhiễm khuẩn, suy thận, tiểu rỉ do tổn
thương cơ thắt vân, hẹp niệu đạo... [47], [48], [68], [71].
Lại Xuân Nam nghiên cứu 156 bệnh nhân sau mổ cắt nội soi u PĐLTTTL, ghi nhận: 10,3% bí đái sau rút ống thơng niệu đạo; 22,43% nhiếm khuẩn
tiết niệu kéo dài; 28,84% còn RLTT; 24,56% suy giảm tình dục; đặc biệt
69,6% xuất tinh ngược [34].
* Các phương pháp điều trị khác:
- Điều trị bằng Laser: Nguyễn Viết Thành nghiên cứu trên 106 bệnh
nhân điều trị bằng hệ thống laser nội tuyến Indigo 830 tại Viện Lão khoa quốc
gia cho 94,8% kết qủa tốt và khá. Tuy nhiên, thời gian cho cải thiện triệu


chứng chậm, thời điểm cho hiệu quả điều trị cao nhất là 6 tháng, các biến
chứng gặp trong điều trị là 20,8% bị kích thích niệu đạo và 36,8% đái khó sau

rút sonde tiểu phải điều chỉnh bằng thuốc; trong vịng 1 tháng sau điều trị có
16% bệnh nhân có đái máu đầu bãi [37].
- Điều trị bằng nhiệt, đặt dụng cụ nong trong niệu đạo TTL, nong niệu
đạo TTL bằng bóng nhỏ [47], [48].
Phẫu thuật là phương pháp hợp lý từ trước tới nay vẫn tiến hành có kết
quả mỹ mãn nhưng nay khơng cịn đủ sức giải quyết cho số lượng q đơng
bệnh nhân. Vì thế nhiều nước trên thế giới phải tìm cách điều trị khơng phẫu
thuật [42]. Tuy nhiên có một tỉ lệ khơng ít bệnh nhân khơng những cao tuổi
mà cịn cịn có các bệnh kèm theo không thể điều trị bằng những biện pháp
can thiệp [70]. Đồng thời cũng có nhiều bệnh nhân khơng nhất thiết phải lựa
chọn phẫu thuật trong khi điều trị nội khoa có thể được dung nạp tốt, hữu hiệu
và ít tốn kém [66].
1.2. PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO YHCT
1.2.1. Khái niệm chung:
Trong các sách kinh điển của YHCT khơng có tên bệnh tương ứng với
PĐLT-TTL. Danh xưng chứng tiểu khó khơng thơng này phần nhiều được gọi
là long bế, có thể gặp đồng thời với các chứng lâm và di niệu.
Long bế hay còn gọi là lung bế bao gồm các chứng: tiểu tiện khó khăn,
tiểu nhiều lần, tiểu khơng gọn bãi, lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt. Trong đó tiểu
khơng thơng, nhỏ giọt, nước tiểu ít, bệnh diễn biến từ từ gọi là lung; buồn tiểu
mà không đi được, thể bệnh cấp, đột ngột gọi là bế.
Lâm chứng hay tiểu tiện sáp thống, tiểu tiện nhiều lần, khi tiểu tiện có
cảm giác đau buốt làm cho nước tiểu ra khơng dứt khốt, có thể nhỏ giọt hoặc
thậm chí khơng đi tiểu được. Lâm chứng đối chiếu với YHHĐ tương ứng với
các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái ra dưỡng chấp.


Di niệu là chứng tiểu tiện không khống chế được, có thể tự són ra trong
lúc ngủ hoặc tiểu ln khơng nín được. Chứng tự són thường gặp ở trẻ con,
thường đái dầm trong lúc ngủ mê. Chứng đi tiểu ln khơng nín được phần

nhiều gặp ở người cao tuổi [8], [23], [24], [27], [29], [44], [45], [51], [52].
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh
Bệnh vị của long bế là ở bàng quang, bàng quang tàng tân, hố khí, bài
tiết thuỷ dịch. Bàng quang có bệnh chủ yếu biểu hiện ở tiểu tiện, hình thành
long bế là do khí hố của bàng quang bất lợi khiến tiểu tiện không thông. Nội
kinh viết: “Bàng quang là quan năng của bến nước, nơi tàng chứa tân dịch, khi
nào khí hố thì mới xuất ra được” [26].
Bàng quang sở dĩ chủ được xuất nạp nước tiểu phải nhờ vào khí hố của
tam tiêu. Cũng theo Nội kinh: “Tam tiêu là quan năng khai ngòi nước, thuỷ
đạo xuất ra từ đó”. Nạn kinh cũng nói: “Tam tiêu là con đường thông đạo của
thuỷ cốc, là nơi chung của khí”. Do đó nếu khí hố của tam tiêu thất thường,
không làm thông lợi được thuỷ đạo, sẽ đi xuống bàng quang sinh ra chứng
long bế. Tam tiêu làm được tác dụng khí hố lại cần nhờ sự ôn ấm của thận
dương. Vì thế chỉ khi thận, tam tiêu, bàng quang cùng hợp với nhau mới có thể
hồn thành được cơng năng thải nước tiểu. Ngồi ra, khí hố ở tam tiêu đều có
tác động phối hợp của hai tạng tỳ, phế. Tỳ chủ thăng, chủ về cơ nhục và chủ
về vận hoá thủy dịch. Phế chủ về túc giáng và chủ khí làm cho thủy dịch ở
thượng tiêu thường xuyên chảy xuống bàng quang [51], [52].
Ở người cao tuổi, cơng năng tạng phủ thất điều, khí huyết âm dương hư
tổn ảnh hưởng tới cơng năng khí hố của bàng quang và tam tiêu mà sinh
bệnh. Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân nhiễm lạnh, lao động mệt nhọc,
ăn uống mà dẫn đến nguyên nhân phát bệnh cấp tính. Bệnh thường ở bàng
quang nhưng có liên quan đến cả thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu [28], [29].


Bệnh có hư, có thực. Do thực tà dẫn đến bệnh như nhiệt tà ở phế, thấp
nhiệt ở hạ tiêu, can uất khí trệ, niệu đạo trắc trở. Do chính khí hư gây nên
bệnh, người càng cao tuổi chính khí càng giảm, biểu hiện như: bàng quang hư
hàn, tỳ thận khí hư, trung khí hạ hãm, thận âm hư lao, mệnh mơn hoả suy…
Chứng hư và thực đơi khi khó phân biệt. Nhiều khi trong hư có thực, trong

thực có hư nên có thể nói hư chung hiệp thực. Trên lâm sàng, căn cứ vào lý
luận thì đa phần là bản hư tiêu thực, phổ biến nhất là hai do mệnh môn hoả suy
thêm yếu tố thấp nhiệt cùng phối hợp mà gây bệnh [28], [29].
1.2.3. Biện chứng luận trị:
Theo Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác: “Tiểu tiện khơng thông là do
hàn nhiều hơn nhiệt… Cho nên về phép chữa hễ nhiệt thì thanh mà hàn thì gây
ấm…. Nếu ngun khí hư lắm thì dùng bài Bát vị gia Mạch môn, Ngũ vị để bổ
vào nguồn của thuỷ; gia Xa tiền, Ngưu tất để đưa trọc âm đi xuống”. Điều trị
chứng long bế phải dựa trên nguyên tắc “Phủ lấy thông làm bổ”, tuỳ theo thể
bệnh mà ra pháp điều trị thích hợp [45].
* Thể thận dương hư
Thận dương hư cịn gọi là mệnh mơn hoả suy, tên gọi chung cho những
biểu hiện lâm sàng nguyên dương bất túc, mất chức năng khí hố, khơng cịn
chức năng sưởi ấm, làm thuỷ thấp thịnh ở trong và công năng suy nhược. Thận
dương hư phần nhiều do tuổi cao hoặc ốm lâu ngày hoặc lao thương quá độ
gây ra. Bệnh nhân tiểu tiện yếu, khơng thơng, nhỏ giọt, khó đi, sức bài niệu
yếu, lưng gối lạnh và đau mỏi, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế
hoặc mạch trầm trì. Pháp chữa: ơn bổ thận dương, hành khí lợi niệu. Phương
thường dùng là Tế sinh thận khí hồn gia giảm.


* Thể bàng quang thấp nhiệt
Còn gọi là thấp nhiệt hạ chú, do thấp nhiệt uất kết ở bàng quang làm cho
khí hố bất lợi, sự đóng mở thất thường và tân dịch bị hun đốt tổn thương.
Bệnh phần nhiều ngoại cảm thấp tà hoặc ăn uống không điều độ, thấp nhiệt từ
trong sinh ra dồn xuống bàng quang. Bệnh nhân tiểu khó, tiểu buốt, tiểu dắt,
tiểu nhiều lần, nước tiểu ít, màu đỏ và đục, bụng dưới đau tức, khát nước, có
thể kèm theo sốt, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác. Pháp
chữa: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lợi bàng quang. Phương thường dùng là Bát
chính thang gia giảm.

* Khí trệ huyết ứ
Bệnh nhân tiểu nhiều lần, tiểu khơng thơng, dịng tiểu nhỏ như sợi chỉ,
đứt đoạn hoặc tiểu nhỏ giọt, tiểu đau kèm theo đầy chướng bụng dưới, chất
lưỡi tím đỏ hoặc đỏ sậm, có điểm ứ huyết, mạch sáp hỗn. Pháp chữa: Thanh
lợi hạ tiêu, hoạt huyết hoá ứ, nhuyễn kiên tán kết. Phương thường dùng là Đại
để đương hoàn gia giảm.
* Thể đờm nhiệt bế phế
Bệnh nhân tiểu tiện không thông, họng khô, miệng khát, lưỡi hồng, rêu
lưỡi dày nhớt, mạch hoạt sác. Pháp chữa: tả phế nhiệt, thông điều thủy đạo.
Bài thuốc thường dùng gồm các vị: Hoàng cầm, Phục linh, Tang bạch bì, Mạch
đơng, Xa tiền tử, Chi tử, Mộc thông, Quất hạnh, Hạnh nhân…
* Thể âm hư hỏa vượng
Bệnh nhân tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, bế trở khơng thơng, miệng khát,
đại tiện táo, chống đầu, ù tai, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Pháp chữa: Tư thận,
dưỡng âm, thanh lợi bàng quang. Phương thường dùng là Tri bá địa hoàng
thang.


* Thể trung khí bất túc
Cịn gọi là khí hư hạ hãm, bệnh nhân tiểu không thông, người mệt mỏi,
ăn kém, đại tiện lỏng, mạch hoãn. Pháp chữa: Bổ trung, ích khí, kiện tỳ, lợi
thủy. Phương thường dùng là Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Điều trị PĐLT-TTL có thể phối hợp châm cứu với phương huyệt: Châm
bổ các huyệt Khí hải, Tam tiêu du, Thận du, Uỷ dương, Âm cốc; Châm tả các
huyệt Quan nguyên, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, lưu kim 20 phút [6].
Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng có thể giúp cho bệnh nhân đạt được
kết quả điều trị tốt hơn: Ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung những chất chống
oxy hoá làm tăng cường hệ miễn dịch, trung hoà những gốc tự do và ngăn
ngừa sự phát triển của những tế bào bất thường. Tập dưỡng sinh, ngồi thiền
hoặc Yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh vừa giúp nâng cao

sức khoẻ, cải thiện tim mạch vừa làm săn chắc cơ bắp sẽ đáp ứng tốt quá trình
điều trị bệnh vì căng thẳng tâm lý, khí uất là một yếu tố quan trọng trong cơ
chế sinh bệnh hoặc phát triển bệnh.
1.2.4. Những nghiên cứu điều trị bệnh bằng thuốc YHCT
1.2.4.1. Biệt dược có nguồn gốc thảo mộc
Các thuốc có nguồn gốc thảo mộc hiện nay được dùng rộng rãi trên thế
giới vì có tác dụng chống viêm, lợi tiểu và hầu như khơng có tác dụng phụ.
Được chỉ định trong các trường hợp RLTT mức độ nhẹ, bệnh nhân cịn chịu
đựng được và thể tích NTTD < 100ml. Một số thuốc đã được nghiên cứu và sử
dụng là:
Tadenan: là thuốc thảo mộc được chiết xuất từ vỏ cây mận châu Phi
(Pygeum africanum ) có nhiều Steroid. Theo các nhà nghiên cứu, Tadenan có
tác dụng tái sinh tổ chức tuyến TTL và tạo lập sự bài tiết nước tiểu, tạo lập
chức năng của TTL, nó ức chế tăng sinh nguyên bào sợi là tế bào trước đó bị
bFGF kích thích. Người ta đã làm thực nghiệm và cho thấy rằng Tadenan cải
thiện chức năng bàng quang, cải thiện cấu trúc TTL do ức chế yếu tố tăng


trưởng bFGF – yếu tố làm tăng sinh mô sợi. Tadenan không tác dụng ảnh
hưởng đến Androgen và Oestrogen. Thuốc đã được nghiên cứu điều trị nhiều
nơi trên thế giới cho kết quả tốt. Tại Việt Nam, Phạm Hồng Duệ đã điều trị
55 bệnh nhân trong 6 tuần, kết quả tốt 95,83%. Tác dụng phụ là một số ít bị
rối loạn tiêu hóa [11].
Permixon: được chiết xuất từ quả chín của cây cọ lùn (Serenoa repens) ở
Nam Mỹ. Ngoài tác dụng tương tự Tadenan cịn có tác dụng kháng Androgen
do ức chế men 5α – Reductase. Hiệu quả chống viêm, lợi niệu và khơng có tác
dụng phụ. Theo Pytel Y.A. và cộng sự, Permixon có tác dụng cải thiện thang
điểm triệu chứng và tốc độ dòng chảy tương đương như Finasteride với liều
dùng 04 viên 160mg/ngày chia 2 lần, trong thời gian 2 tháng [67].
Cernilton: Được chế từ phấn hoa cây lúa mạch đen (Secale cercale). Theo

Wilft, Mac Donal R (2000) nghiên cứu trên 444 bệnh nhân thấy thuốc dung
nạp tốt, có tác dụng đáng kể RLTT và số lần tiểu đêm [72].
Bromocriptin: Là chất bán tổng hợp của Alcaloid cây cựa gà, có tác dụng
ức chế bài tiết prolactin, chất đối kháng đặc hiệu của các thụ thể Dopanecgic.
Trần Đức Thọ điều trị cho bệnh nhân trong 4 tuần, thấy cải thiện áp lực dòng
niệu, tiểu đêm giảm nhiều, nhưng khơng làm TTL nhỏ lại [40].
Trinh nữ hồng cung (Rinum latifolium L.): Nguyễn Xuân Hướng điều trị
158 bệnh nhân bằng nước sắc cách thuỷ lá trinh nữ hoàng cung trong 21 ngày,
kết quả tốt 97% [19]. Lê Anh Thư điều trị 52 bệnh nhân bằng viên nang trinh
nữ hoàng cung trong 2 tháng, kết quả tốt 96,1% [43].
Crila: Chiết xuất từ lá cây Trinh nữ Hoàng cung. Bệnh viện YHCT Trung
ương, Bệnh viện YHCT Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lão khoa Trung ương
đã thử nghiệm cho thấy thuốc có khả năng làm giảm từ 33% 93% các RLTT và 90% giảm thể tích khối u PĐLT - TTL sau 2 tháng điều trị.
Liều dùng 8 viên/ngày [30], [43].


1.2.5. Những bài thuốc YHCT
Bài thuốc “Thận khí hồn gia giảm”: Nguyễn Thị Tú Anh nghiên cứu
điều trị 42 bệnh nhân bằng bài thuốc dưới dạng viên hoàn trong 1 tháng, kết
quả khá và tốt đạt 90,5% [3].
Bài thuốc “Tỳ giải phân thanh gia giảm”: Trần Lập Cơng, Bành Văn
Khìu nghiên cứu điều trị 38 bệnh nhân trong thời gian 1 tháng, kết quả tốt
86,85%, khá 7,89%, trung bình 5,26%, khơng có loại kém [9].
Bài thuốc “Hồn xích hương”: Tác giả Trần Xuân Dâng nghiên cứu điều
trị 100 bệnh nhân trong thời gian 1 tháng, kết quả tốt 76%; khá 16%, trung
bình 5% [10].
1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC TLLPG
1.3.1. Xuất xứ
Bài thuốc do một bác sĩ Trung quốc nghiên cứu điều trị 62 bệnh nhân
PĐLT-TTL thể thận dương hư trong thời gian 1 tháng cho kết quả tốt đạt

95,2%; thể tích TTL giảm rõ rệt [56]. Cơng thức ban đầu gồm:
Đảng sâm

10g

Bạch truật

15g

Bạch linh

20g

Bổ cốt chỉ

15g

Nhục quế

6g

Phụ tử chế

6g

Trần bì

10g

Thỏ ty tử


20g

Sinh địa

20g

Tuỳ từng bệnh nhân có thể gia thêm: Xa tiền tử, Bồ hoàng, Cù mạch...
Tại bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, từ năm 2006, các bác sĩ khoa
Ngoại đã áp dụng điều trị cho bệnh nhân PĐLT-TTL thể thận dương hư với
công thức trên nhưng bỏ Phụ tử chế; giảm Nhục quế, dùng 04g; gia: Xa tiền tử
15g, Bồ hoàng 10g, Cù mạch 10g, Ý dĩ 10g và gọi tên bài thuốc là “Tiền liệt
linh phương giải”. Có sự gia giảm trên là do khác biệt của nhiều yếu tố thiên
nhiên, khí hậu cũng như con người tương tác với bệnh lý mà có sự biểu


×