Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài voọc mông trắng trachypithecus delacouri osgood 1932 trong điều kiện tự nhiên và đề xuất một số biện pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
#|c sjjjv ĩịỉ

«|ị

<|a

TÊN ĐỂ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỘT s ố ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
SINH THÁI HỌC CỦA LOAI voọc MÔNG TRẮNG
TRACHYPITHECUS DELACOURI (OSGOOD, 1932)
TRONG ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN VÀ
ĐỂ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỔN

CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI:

GS.TS. LÊ v ũ KHÔI

HÀ NỘI - 2007
Đ A I H O C <•) u o c

i IA H A I\| G 1

T ILIN G TAM ĨH C V .- TiN ĨHƯ VlẺN

DT

7t ĩ l



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
**********

TÊN ĐÈ TÀI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIẺM SINH HỌC VÀ SINH
THÁI HỌC CỦA LOAI
M ƠNG TRẮNG

voọc

Trachypiíhecus delacouri (Osgood, 1932)
TRONG ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN
VÀ ĐẺ XUẤT MỘT SĨ BIỆN PHÁP BẢO TỊN

MÃ SĨ : QG.05.19

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI : GS.TS. LÊ v ũ KHÔI
CÁC CÁN B ộ THAM GIA : PGS.TS. HÀ ĐÌNH ĐỨC
TS. NGUYỄN VĂN THUỴ
ThS. NGUYỄN VĨNH THANH
CN. NGUYỄN ANH ĐỨC
ThS. ĐỎ TƯỚC
CN. ĐẶNG THĂNG LONG

HÀ NỘI - 2007


BÁO CÁO TÓM TẮT
1. Tên đề t à i:

Nghiên cứu một sổ đặc điểm sinh học và sinh thải học của lồi Voọc mơng trăng
Trachypiíhecus deỉacouri (Osgood, 1932) trong điều kiện tự nhiên và đề xuất một sổ
biện pháp bảo ton
Mã số : QG.05.19
2. Chủ trì đề t à i: GS.TS. Lê Vũ Khôi
Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN
3. Các cán bộ tham gia :
- PGS.TS. Hà Đình Đức, Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN
- TS. Trần Văn Thụy, Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN
- ThS. Nguyễn Vĩnh Thanh, NCS Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên
- CN. Nguyễn Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN
- ThS. Đỗ Tước, Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng
- CN. Đặng Thăng Long, Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu :


Mục tiêu :

- Xác định thực trạng và phạm vi phân bố, nơi cư trú của Voọc mông trắng tai Khu Bảo
tồn thiên nhiên Vân Long.
- Xác định một sổ đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu trúc quần thể và tập tính của Vooc
mơng trắng.
- Thu thập các dữ liệu về thành phần và trữ lượng thức ăn của Voọc mông trắng trong
thiên nhiên.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn lồi Voọc mơng trắng cho Khu Bảo tồn thiên nhiên
Vàn Long.


Nội dung nghiên cứu :


- Khảo sát thực địa, xác định khu phân bố, nơi cư trú (nơi ngủ, khu vực tìm kiếm thức ăn
...), lập bản đồ khu phân bố và nơi cư trú của Voọc mông trắng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh th á i:
- Cấu trúc và biến động quần thể,
- Tập tính hoạt động thường ngày : kiếm ăn, trốn tránh kẻ thù, di chuyển ...
- Tập tính sinh sản : mùa sinh sản, đẻ con và nuôi con...;


- Tập tính xã h ộ i: quan hệ giữa các cá thể, các nhóm tuổi và giới tính của Voọc
mông trắng trong điều kiện tự nhiên.
- Thu thập các dữ liệu về các loại thức ăn của Voọc mông trắng tại khu vực phân
bố, điều tra thành phần và trữ lượng loài thực vật làm thức ăn, thành phân thức ăn và biên
động nguồn thức ăn.
- Điều tra nghiên cứu thực trạng bảo tồn và đề xuất một số biện pháp bảo tôn và
mở rộng khu phân bố của lồi cho phù hợp với nhu câu sơng của Voọc mông trăng.
6. Các kết quả đạt được :
1. Khu phàn bố và nơi cư trú :
Voọc mông trắng (Trachypừhecus deỉacouri (Osgood, 1932) trước đây phàn bố trên 5
tỉnh: Hồ Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa và một phân Hà Tây, nhưng đên nay đã
suy giảm nghiêm trọng, chì cịn quan sát được quần thể ở Cúc Phương, Vân Long (Ninh
Bình), Pù Lng (Thanh Hố). Tại Vân Long, quần thể voọc mông trắng lớn nhât, dê gặp
nhất. Trong năm 2005 - 2006, đã xác định và vẽ được bản đồ khu phân bố của 8 đơn vị xã
hội (đàn) với khoảng 52 cá thể, và mỗi đơn vị xã hội có từ 1 (đực đơn độc) đến 15, thường
có 6-8 cá thể, phân bố không đồng đều trên các dãy núi đá vôi bị chia cắt ờ Vân Long.
2. Vùng hoạt động :
- Mỗi đàn có vùng hoạt động riêng, nhưng có phần gối lên nhau, có sự bảo vệ và xung
đột lãnh thổ. Đã xác định được diện tích vùng hoạt động, trong đó có vùng lõi (vùng được
sử dụng nhiều), khu vực ngù đêm, quãng đường di chuyển trong ngày, độ cao so với mặt
biển của hai đàn voọc chính.
- Diện tích vùng hoạt động của Đàn với 15 cá thể khoảng 36 ha, Đàn với 7 cá thể cũng

hoạt động tại cùng một khu vực, nhưng khác nhau về thời gian, là 46 ha và có vùng lỗi
đều là ỉ 1 ha. Diện tích vùng hoạt động cùa các đàn Voọc không phụ thuộc vào số cá thể
trong đàn mà phụ thuộc vào điều kiện sống, nguồn và mức độ phục hồi nguồn thức ăn sau
khi bị voọc khai thác.
- Độ cao trung bình so với mặt biển của 2 đàn không khác biệt rõ rệt về mặt thống kê
nhưng có sự khác biệt rõ rệt về quãng đường di chuyển trong ngày. Quãng đường di
chuyên trung bình của Đàn sơ 1 là 666 m và Đàn sơ 4 là 792 m và khơng có mối tương
quan với điều kiện thời tiết. Sự di chuyển bất thường của đàn số 1 có thể liên quan tới việc
nổ mìn khai thác đá. Độ cao so với mặt biển của cả 2 đàn là 4 - 174 m.
- Nơi ngủ đêm của Voọc không cố định ở một nơi trong thời gian dài, nhưng phải đáp
ứng được điều kiện an toàn cho Voọc như vách đá cao, dựng đứng, trơ trọi.
3. Mộí số tập tính :
- Tỷ lệ các tập tính hoạt động của Voọc mơng trắng có nhiều khác biệt giừa các nhóm
tuổi/giới tính cũng như vai trị trong nội bộ đàn. Trong 10 loại hoạt động (Nghi ngơi Ản
Di chuyển, Cảnh giới. Chải lông cho nhau và Tự Chải lơng, Chơi, Gây go, kêu va khác),
thì quỹ thời gian dành cho nghỉ ngơi nhiều nhất, 48,3%, cho Ản 15,5%, cho Di chuyển
gân 14,9%, còn lại dành cho các hoạt động khác. Tỉ lệ quỹ thời gian dành cho tòng loại


hoạt động ở các nhóm tuổi/giới tính khác nhau. Tỉ lệ thời gian cho hoạt động Cảnh giới
chủ yếu ở các con đực và cao nhất ở con đực đầu đàn. Đực đâu đàn có vai trị rât quan
trọng trong bảo vệ đàn và lãnh thổ, thể hiện ở tập tính cảnh giới, hướng dân đàn di
chuyển, gây gổ với các đàn khác; các con trưởng thành khác (cả đực cả cái) trong đàn giữ
vai trò bảo vệ lãnh thổ. Chưa quan sát được hoạt động Chơi ờ nhóm này. Các Voọc cái
trưởng thảnh dành tỷ lẽ quỹ thời gian khá cao cho Chải lông và Chải lông cho nhau.
Chúng giữ vai trị lớn duy trì liên kết giữa các thành viên trong đàn. Nhóm ti sơ sinh 1
dành tồn bộ thời gian cho bám me. Nhóm sơ sinh 2, 3 và non dành tỷ lệ thời gian cho di
chuyển, chơi đùa và nghi ngơi nhiều hơn các nhóm khác.Tân sơ di chuyện trong tháng có
tương quan nghịch với điều kiện nhiệt độ. Voọc mơng trắng rất ít khi xuất hiện trong điêu
kiện trời nắng vừa hoặc nắng gắt.

- Đã ghi nhận được 3 dạng tiếng kêu của Vọoc mông trấng trong điều kiện tự nhiên,
trong đó có dạng tiếng kêu có ý nghĩa thơng báo để bảo vệ lãnh thổ.
- Tần số các hoạt động của Voọc mông trẳng dao động qua các tháng hầu hết không
tương quan trực tiếp với các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, nhiệt độ, ẩm độ). Chi tần số hoạt
động Di chuyển hàng tháng có tương quan nghịch với nhiệt độ trung bình tháng.
4. Cẩu trúc đàn :
- Cấu trúc đàn của Voọc mông trắng ở Vân Long rất đa dạng. Tỷ lệ các nhóm
tuổi/giới tính trong mỗi đàn là khác nhau. Trong 8 đơn vị xã hội có từ 1 - 6 đực trưởng
thành, 4 - 9 cái trưởng thành, 2 -3 con non (sơ sinh 1, 2, 3 và non); ước tính tỷ lệ nhóm
tuổi/giới tính (đực, cái trưởng thành, con non) là 12 : 31 : 9.
Đã quan sát được sự biến đổi dân số của đàn Voọc mông trắng, hiện tượng tách
nhập đàn và phát tán của con đực, cái trưởng thành ra khỏi đàn gốc thành lập đàn mới, sự
xuất hiện và chết của con mới sinh.
5. Thức ăn của Voọc mông trắng ở Vân Long :
- Đã xác định được 606 loài thuộc 404 chi, 148 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có
mạch, trong đó có 65 lồi thuộc 48 chi, 31 họ của hai ngành Ngọc lan và Dương xi là thức
ăn của Voọc mơng trăng. Họ Dâu tăm Moraceae có sơ lượng lồi làm thức ăn cho Vooc
nhiều nhất, tiếp là họ Thầu dầu Euphorbiaceae, một số họ khác có ít lồi hơn. Tuy ti lê
chung chỉ chiếm gần 11%, nhưng trên thực tế ti lệ cá thể cũng như số loài trong cấu trúc
thành phần loài thường gặp của quần xã thực vật có tới gần 30% là thức ăn của Voọc
mơng trắng. Điều này khẳng định tiềm năng bảo tồn Voọc mơng trắng của Vân Long.
- Hầu hết các lồi thực vật nói chung và các lồi thực vật là thức ăn của Voọc mơng
trăng nói riêng ờ Vân Long đêu ở dạng tái sinh phục hồi sau khai thác chặt phá rừng
chúng tạo thành các thê khảm thứ sinh trong sinh cảnh. Do vậy ổ sinh thái của Voọc mông
trăng nơi đây không phải là nguỵên sinh mà đã bị biến động mạnh. Điều kiện sinh thái
dinh dưỡng thay đôi dân đên nhiêu tập tính sinh thái của Voọc mơng trắng cũng thay đổi
theo hướng thích ứng với sự suy thoái của sinh cảnh.
- Nguồn thực vật làm thức ăn cho Voọc mông trắng ờ Vân Long biến động mạnh theo
các kiểu rừng nhiệt đới thứ sinh, trảng có cây bụi thứ sinh trên núi đá vôi. Sinh khối lá của



các loài là thức ăn trong một vùng hoạt động Vũng Sôc là 1,9 tân/ha, đủ cung câp cho đan
Voọc khoảng 20 - 25 ca thể sống quanh năm. Mức độ phục hồi hồn tồn 1 lít sinh khơi lá
trung bình là 98,5 ngày.
- Thành phần thức ăn của Voọc mơng trắng khá đơn giản, chủ yểu ăn lá, ít ăn quả và
hạt. Tỉ lệ ỉá (lá non, lá trưởng thành) trong thành phần thức ăn chiêm hơn 90%, và cà chơi,
thì tỉ lệ này hơn 96%.
- Biến động tần số hoạt động Ăn từng tháng tương quan chặt chẽ với biến động vật
hậu học của lá non, lá trường thành, nhưng khơng có tương quan rõ ràng với hoa và quả.
- Đã phân tích được mức độ chi phối cùa 4 chỉ số hóa sinh trong lá (hàm lượng
Protein, Lipid, Tanin và Phenolic tông sô) tới sự lựa chọn thức ăn của Voọc mơng trăng,
trong đó Protein và Phenolic tổng số có vai trị rõ rệt hơn so với Lipid và Tanin.
6. Tình trạng bảo tồn và đề xuất các biện pháp bảo tồn :
- Những tác động ảnh hưởng tới sinh cảnh sống và sự tồn tại của Voọc mông trăng ở
Vân Long bao gồm : Chặt gỗ, đốt than, chặt cây xanh làm củi, khai thác cây và đá làm
cảnh, nổ mìn khai thác đá và cà hoạt động du lịch sinh thái.
- Đề xuất 5 biện pháp bảo tồn: Phối hợp chặt chẽ cao giữa hoạt động du lịch với hoạt
động bảo tồn, giữa chính quyền địa phương với Ban quản lý Khu bảo tồn; Củng cố, nâng
cấp cơ quan quản lý khu bảo tồn; Nâng cao ý thức bảo tồn Đa dạng sinh học, bảo vệ Voọc
mông trắng; Nâng cao nghiên cứu khoa học; Hạn chế tối đa những hoạt động tiêu cực đến
khu bảo tồn; Phục hồi và bảo vệ nghiêm ngặt thung lũng nổi khu Gọng v ỏ với Đá Bàn,
6. Tình hình kinh phí của đề tài :
Tổng kinh phí được duyệt

:

60.000.000 d

Kinh phí được nhận năm 2005


:

30.000.000 đ

Kinh phí được nhận năm 2006

:

30.000.000 đ

Nội dung

Muc

Năm 2005

Năm 2006

Cộng
2.400.000

109

Thanh tốn dịch vụ cơng cộng

1.200.000

1.200.000

110


vật tư văn phịng

203.000

_

111

Thơng tin liên lạc

-

_

_

112

Hội nghị

869.500

4.000.000

4.869.500

113

Cơng tác phí


4.270.000

8.000.000

12.270.000

114

Chi phi th mướn

19.092.000

15.600.000

34.692.000

Chi phí nghiệp vụ chun mơn

4.365.500
30.000.000

1.200.000
30.000.000

5.565.500
60.000.000

. 119


Tổng cộ n g :

203.000


KHOA QUẢN LÝ

PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI

GS.TS. Lê Vũ Khôi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN


SUM M ARY OF SCIENTIFIC RESEARCH
Title: “Field study on some biological and ecological features of Delacour’s langur
Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) and proposing conservation solutions”.
Code:

QG.05.19

Coordinator:

Prof. Dr. Le Vu Khoi

Key implementors :
Assoc. Prof. Dr. Ha Dinh Due, Dr. Tran Van Thuy, M.Sc. Nguyen Vinh Thanh (PhD
fellow), B.Sc. Nguyen Anh Due, M.Sc. Do Tuoc, B.Sc. Dang Thang Long

Purpose of project:
- Determining distribution area, habitat of Delacour’s langur in Van Long Nature Reserve
- Determining spme biological and ecological features, especially in population structure
and behavior of Delacour’s langur;
- Collection data on food plant species and food biomass for Delacour’s langur in the wild
- Proposing conservation solutions for Delacour’s langur in Van Long Nature Reserve.
Research problems:
- Field research, determine distribution area, home range, and mapping its distribution and
home range (sleeping sites, feeding places,...)
- Study home range and day range length of Delacour’s langur
- Collecting data on food items for Delacour’s langur at its distribution area, food plant
species, their biomass and fluctuation in food source.
- Group composition and population change.
- Behavior of Delacour’s langur in the wild:
+ Daily activities: Feeding, Traveling, Vigilance...
+ Reproductive behavior: birth season, infant birth and infant care...
+ Social behavior: relationship between age/sex classes, hierrachy...
- Proposing conservation solutions and open distribution area for the species to be
consistent with living needs of Delacour’s langur.
Research Results
Distribution area
Delacour’s langur (Trachypithecus delacouri) distributes in 5 provinces: Hoa Binh
Ninh Binh, Ha Nam, Thanh Hoa and Ha Tay. With the decline of its population there are
few observed populations in Cue Phuong National Park and Van Long Nature Reserve
(Ninh Binh Province), and Pu Luong Nature Reserve (Thanh Hoa Province). The population
in Van Long is the biggest and the most visionable population of Delacour’s langur. From
2005 to 2006, in Van Long, the distribution of 8 langur social units were determined and


mapped. There are ca. 52 individuals, from 1 to 15 individuals per unit, each unit commonly

consists of 6 —8 individuals, unequally located at isolated limestone mountain ranges.
Home range
Each group poses its own home range, and defences it from conspeciflcs, but home
range overlapping still occurs. Determining home range size, core area (more used area),
sleeping sites, day range length and altitude of two focal groups.
Home range size of Group 1 with 15 individuals is 36 ha, home range size of Group 4
with 7 individuals located at the same area but different time is 46 ha. The two groups use
the same core area of 11 ha. This result indicates that home range size of Delacour’s langur
does not depend on group size, and might depend on living conditions, food source and food
replacement rate.
Altitude of the two groups did not show significantly difference in statistical analysis,
but there is significant difference in day range length of the two groups. Average day range
length of Group 1 and Group 4 are 666m and 792m, respectively. There is not any
significant correlation between the day range length of the two groups with weather
conditions. Unusual day range length of Group 1 may resulted from detonation for stone
exploitation. Altitude of both groups ranges at 4 - 174m.
Sleeping sites of Delacour’s langur are alternative changed, but sleepping sites are
denuded and extreme steep cliffts where provide safety for the langurs.
Behavior
There is difference between age/sex classes in percentage of Delacour’s langur
activities, as well as their intra-group roles. In Delacour’s langur activity budget, they spent
48.3% time for Resting, 15.5% Feeding, 14.9% Traveling, 6.% Vigilance, 2.% AlloGroom,
5.5% AutoGroom, 2.7% Vocalization, 3.3% Playing, 1.4% Aggression, and 0.9% Others.
Proportion for each behavior differs between each age-sex classes. Adult males mostly
engaged in Vigilance and the highest proportion at the leader male. The leader male has the
most important role in territorial defence, inter-group aggression, vigilance and group
moving. Adult male and adult females also take part in these tasks, however. Playing has
not been observed in adult males. Adult females spent much more time for AlloGroom, in
compare to other age/sex classes, indicated their role to maintain intra-group relationships.
Infant 1 spent almost time for cling mother and Resting. Infant 2, infant 3 and immature

individuals spent large proportion of time for Playing and Traveling in compare with other
classes. Percentage of monthly Traveling has negative correlation with temperature.
Delacour’s langur is rarely observed in sunshine, especially scorching sun.
There types of Vocalization of Delacour’s langur were described in the wild including
the call to inform teưitorial possession.
Monthly percentages of behaviors almost do not correlate with weather conditions
(rainfall, monthly sun hour, temperature, humidity). Only monthly percentage of Traveling
has negative coưelation with monthly average temperature.


Group composition
In Van Long, Delacour’s langur group composition is varied: 2 multi-male group, 2
polygynous group, 1 all-male group and 1 solitary adult male. Each observed harem group
contains 1-4 adult males, 4-9 adult females, 2-3 immature individuals. Temporally estimated
age/sex proportion (adult male : adult female : immature individual) for the population is 12
: 31 : 9.
For two focal groups, demographic changes, fission-fusion, male and female dispersal,
infant birth and infant death were recorded.
Food source fo r Delacour’s langur in Van Long Nature Reserve
In Van Long Nature Reserve, among 606 vegetation species belong to 404 gena, 148
families, 6 phyla of vascular plants, of them there are 65 species are used by the langur as
food. These species belong to 48 gena, 31 families, 2 phyla Polypodiophyta and
Magnoliophyta. Food species mainly belong to Moraceae, and Euphorbiaceae.
General speaking, almost plants in Van Long and food plant are rehabilitative life form
after logging. They formed secondary mosaic patches in the habitat. Therefore, ecological
niches of Delacour’s langur are not primary, but in strong human disturbance. The change
of ecology, especially in feeding ecology lead to vary in behaviors to adapt with the decline
of its habitat.
Food availability in Van Long varies remarkably between different secondary tropical
forest types, grasses and secondary bushes on limestone hills. Food biomass in Vung Soc,

the home range of Group 1 and Group 4, is estimated as 1.9 ton/ha. Average replacement
rate of 1 liter of leaf biomass is 98.5 days.
Delacour’s langur is extremely folivorous, with leaf-consuming proportion is over 90%
(96% including bud). They were rarely observed to eat flowers, fruits and seeds.
Monthly percentage of Feeding record significantly correlated with some phenological
item fluctuation (young leaf, mature leaf, bud), but did not significantly correlated with
other items (fruit and flower).
Analyzed affect level on langur food selection by 4 nutritional components (Total
Protein, Total Lipid, Total Phenolics, Tanin). Protein and Phenolics have more remarkable
influence on food choice, while Lipid and Tanin do not give significant affect.
Conservation status and proposing conservation solutions
Human activities influences on Delacour’s langur and its habitat in Van Long consist of
: stone exploitation, wood logging, firewood collecting, decorative tree and stone collecting
and eco-tourism.
5
solutions were proposed: Closely coordinating between eco-tourism and wildlife
protection, and between local authorities and the Management Board of the nature reserveUpgrading the Management Board and protection level; Improving awareness of
biodiversity and langur protection; Promoting scientific researches; Minimizing negative
activities on the langur and the nature reserve; Rehabilitate habitat of the valley which
connects Gong Vo area and Da Ban area.


M ỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG

i

DANH SÁCH CÁC HÌNH


ii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN

2

1.1. Lịch sử và các kết quả nghiên cứu liên quan tới Voọc mông trắng

2

1.2. Tài liệu về thức ăn của các loài Voọc trong phân họ Colibinae ờ châu Á

5

1.3.Vị trí phân loại của Voọc mơng trắng Trachypithecus delacouri

7

Chương 2. Thời gian, địa điểm, phương pháp nghiên cứu

8

2.1. Thời gian nghiên cứu

8


2.2. Địa điểm nghiên cứu

8

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

8
10

2.3. Phương pháp nghiên cứu

11

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu phân bố, tập tính, tình trạng bảo tồn
Voọc mơng trắng ở Vân Long

11

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa (11)
2.3.1.2. Phương pháp phỏng vấn (11)
2.3.1.3. Phương pháp khảo sát sơ bộ theo đường mòn (11)
2.3.1.4. Phương pháp xác định vùng hoạt động (11)
2.3.1.5. Phương pháp lấy mẫu tập tính (12)
2.3.1.6. Phương pháp phân tích sinh hóa lá cây thức ăn (13)
2.3.1.7. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin về các nhân tố đe doa và
tình trạng bảo tơn Voọc mơng trắng ở Vân Long (14)
2.3.2. Phương pháp phân tích đánh gía tính đa dạng hệ thực vật

14


2.3.2.1. Phân tích đa dạng về thành phần lồi (14)
2.3.2.2. Đánh giá tính đa dạng thành phần lồi, đặc trưng cấu trúc hệ thống
hệ thực vật (14)
2.3.2.3. Nguyên tắc phân tích thảm thực yật (14)
2.3.2.4. Mơ tả và phân tích cấu trúc (15)
2.3.3. Nghiên cứu nguồn thức ăn thực vật của Voọc mồng trắng

16


3.3.2.1. Xây dựng danh lục thành phần loài thực vật là thức ăn
của Voọc mông trắng (16)
2.3.2.2. Xác định sự phân bố của các loài cây là thức ăn
của Voọc mông trắng (17)
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN

18

3.1. Khu vực phân bố và vùng hoạt động của Voọc mông trắng ở Vân Long

18

3.1.1. Khu phân bố và nơi cư trú

18

3.1.2. Vùng hoạt động

22


3.1.2.1. Diện tích vùng hoạt đơng (22)
3.1.2.2. Tập tính bảo vệ vùng hoạt động (24)
3.1.2.3. Di chuyển của đàn Voọc mông trắng trong vùng hoạt động (24)
3.1.2.4. Địa điểm ngủ đêm cùa Voọc mông trắng ở Vân Long (29)
3.2. Một số hoạt động chính của Voọc mơng trắng

29

3.2.1. Tiềng kêu

29

3.2.2. Một số hoạt động sinh sản

30

3.2.3. Quỹ thời gian hoạt động

30

3.3. Cấu trúc đàn và tập tính xã hội của Voọc mơng trắng tại Vân Long

35

3.3.1. Cấu trúc đàn và biến động số lượng cá thể trong đàn

35

3.3.2. Tập tính xà hội của Voọc mông trắng


37

3.3.3.1. Quan hệ nội bộ đàn (37)
3.3.3.2. Quan hệ giữa các đàn (40)
3.4. Thức ăn của Voọc mông trắng ở Vân Long

42

3.4.1. Thành phần loài hệ thực vật và làm thức ăn

42

3.4.2. Nguồn thức ăn và chất lượng nơi sống (habitat)

45

3.4.3. Các bộ phận thực vật làm thức ăn của Voọc mông trắng

51

3.4.4. Sự lựa chọn thức ăn của Voọc mơng trắng

5g

3.5. Tình trạng bảo tồn và đề xuất các biện pháp bảo tồn Voọc mông trắng
ờ Vân Long

62


3.5.1. Những tác động sấu đến môi trường sống

62

3.5.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn Voọc mông trắng

66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC HỈNH
Tên hình
Hình 1: Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở Việt Nam.
Hình 2: Phân bố của các đon vị xã hội Voọc mông trắng trước tháng
4/2006.
Hình 3: Đàn Voọc mơng trăng sơ 4 ở Vũng Sơc

T rang
8
20
64

20

Hình 4: Phân bố của các đơn vị xã hội của Voọc mơng trắng sau tháng
4/2006
Hình 5: Đàn Voọc mơng trăng tồn đực

64

Hình 6: Voọc mơng trăng đực đom độc

64

Hình 7: Vùng hoạt động của Đàn số 1 trước tẸậng 4/20Õ6

22

Hình 8: Vùng hoạt động của Đàn ơ 4 sau tháng 4/2006

23

Hình 9: Biên thiên của quãng đường di chuyên trong ngày ở 2 đàn
Voọc mông trắng ở V ân Long
Hình 10: Quãng đường di chuyên trong ngày của Voọc mông trăng với
các yếu tố thời tiết năm 2006.
Hình 11: Biến thiên về độ cao
nới phân bố so với mặt nước biển
của 2 đàn Voọc mông trắng ở Vân Long
Hình 12: Tơng quỹ thời gian hoạt động của cả đàn Voọc mơng trẳng ở
Vân Long trong năm.
Hình 13: Sự khác biệt tân sô xảy ra giữa các loại tập tính trong các

nhóm tuổi/giới tính Voọc mơng trắng ở Vân Long
Hình 14: Nước ối của một Voọc mơng trắng mẹ

25
26-27
28
31
33
64

Hình 15: Sự khác biệt về tập tính Chải lơng giữa các nhóm tuổi/giới
tính ở Voọc mơng trắng
Hình 16: Tỷ lệ các bộ phận thực vật ở Vân Long được Voọc mơng
trăng ăn
Hình 17: Tương quan tần số Ăn và Vật hậu học các lồi thức ăn của
Voọc mơng trắng ở Vân Long qua các tháng năm 2006
Hình 18: Người dân chặt cây xanh làm củi

65

Hình 19: Chng khỉ đi dài trong khu bảo tồn Vân Long

65

Hình 20: Khai thác đá ở bên rìa ranh giới khu bảo tồn Vân Long

65

Hình 21: Làm đường ngay sau núi Đồng Quyền


65

39
53
58


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

T rang

Bảng 1: Các tiêu chí xác định tuối, giới tính của Voọc mơng trẳng

13

Bảng 2. Tọa độ các vị trí phân bố của Voọc mơng trẳng tại Vân Long

18

Bảng 3: VỊ trí phân bố, kích thước và cấu trúc của 8 đơn vị xã hội Voọc mông
trắng ở Vân Long trong năm 2005 - 2006
Bảng 4: Tọa độ các điếm ngủ của Đàn số 1 và Đàn sô 4 ở Vân Long

21
29
33

Bảng 5: Tỷ lệ các hoạt động ở các nhóm tuổi/giới tính Voọc mơng trẳng ở Vân
Long

Bảng 6: Bảng theo dõi dàn số của Đàn số 1 từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2006

36

Bảng 7: Bảng theo dõi dân số của Đàn số 4 từ tháng 4/2006 đến tháng 12/2006

36

Bảng 8:Quan hệ giữa các nhóm ti/giới tính qua ti/giới tính cá thê gân nhât

38

Bảng 9: Tỷ lệ Chải lơng ở các nhóm ti/giới t ính của Voọc mơng trăng

39

Bảng 10: Các lồi thực vật hoang dại là thức ãn cho Voọc mông trăng ở Vân
Long
Bảng 11: Thành phân loài thực vật làm thức ăn cho Voọc mông trăng trong
rừng rậm thường xanh nhiệt đới thứ sinh trên núi đá vôi ở Vân Long
Bảng 12: Thành phần lồi thực vật làm thức ăn cho Voọc mơng trắng trong
rừng rậm nhiệt đới thứ sinh thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi Đồng
Quyên - Vân Long
Bảng 13: Thành phần loài thực vật làm thức ăn cho Voọc mơng trắng trong
trảng có cây bụi thứ sinh thường xanh trên núi đá vôi ở Đồng Quyền và Hàm
Rông-Vân Long
Bảng 14: Thành phẩn loài thực vật làm thức ăn cho Voọc mông trẳng trong
trảng cỏ cây bụi thứ sinh thường xanh trên núi đá vôi ở Ngư Cào, Mèo Gà
Thung Cáo - Vân Long
Bảng 15: Mức độ phong phú cá thê và vật hậu các loài thực vật hoang dại là

thức ăn cho Voọc mông trăng ở Vân Long - Ninh Bình
Bảng 16: Các lồi cây đem phân tích và các chi số hóa sinh

42
46
47

48

49

53
59

Bảng 17: ANOVA 3 nhân tổ Protein 3 cấp, Tanin 3 cap và Phenolic 3 cấp

61

Bảng 18: ANOVA 3 nhân tố Lipid 3 cấp, Tanin 3 cấp, Phenolic 3 cẩp.

61

Bảng 19: ANOVA 3 nhân tố Protein 3 cấp, Lipid 3 cấp, Tanin 3 cấp

62

Bảng 20: ANOVA 3 nhân tố Protein 3 cấp, Lipid 3 cấp, Phenolic 3 cấp

62


Phụ lục 1. Bảng số liệu thời tiết tại trạm khí tượng Nho Quan năm 2006
Ph ụ lục 2. Bảng Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu Bảo tồn
thiên'ìihiên Vân Long tỉnh Ninh Bình


MỞ ĐÀU
Voọc mơng trắng (Trachypithecus deỉacourì) là lồi linh trưởng đặc biệt' nguy
cấp hiện nay, mức độ quý hiếm bậc E trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), bậc CE (Critical
Endangered) trong Danh lục Đỏ của IUCN năm 2006. Mittermeier et al. (2005) cũng đã
xếp Voọc mông trắng vào 1 trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Tổng số
cá thể của lồi ước tính chỉ khoảng 281 - 317, và nơi sống bị chia cat mạnh mẽ tạo nên
những quần thể nhỏ, gây nguy cơ thối hóa nịi giống (Nadler, 2004).
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là một khu vục có nhiều sinh cảnh đa dạng,
đặc biệt có cẩc khối núi đá vơi xen lẫn các vùng đất ngập nước. Các khối núi đá vơi có
vách dựng đứng được bao bọc bời đầm nước là địa hình lý tưởng bảo đảm an tồn cho
sự sổng sót của loài Voọc này. Đối với kinh tể xã hội của địa phương, sự tồn tại của
Voọc mông trắng cùng với phong cảnh của Vân Long là hai nhân tố thu hút khách du
lịch để phát triển mạnh du lịch sinh thái. Tuy vậy, việc nghiên cứu để bảo tồn loài voọc
quý hiếm này vẫn được đặt ra cấp bách bời có rất nhiều mối đe dọa đối với sự sống sót
cùa Voọc mơng trắng. Cho tới nay đã có một số khảo sát về phân bổ và tình trạng của
lồi này trong tự nhiên, và một số nghiên cứu về thức ăn và tập tính cùa Voọc trong
điều kiện ni nhốt. Để có thêm nhiều thơng tin cho cơng cuộc bảo tồn Voọc mông
trắng, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học
của lồi Voọc mơng trắng Trachypithecus deỉacouri (Osgood, 1932) trong điều kiện
tự nhiên và đề xuất một số biện pháp bảo tồn”.

1


Chương 1. TỎNG QUAN

1.1. LỊCH SỬ VÀ CÁC K ÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u LIÊN QUAN

TĨI voọc

MƠNG TRẮNG

v ề mặt phân loại học, Voọc mông trắng Trachypỉthecus delacouri (Osgood,
1932) được Wilfred H. Osgood mô tả lần đầu tiên vào năm 1932 từ mẫu vật sưu tầm
được ờ Hồi Xuân, Thanh Hoá bởi J. Delacour và w . Lowe ngày 15/2/1930. Đó là con
đực trưởng thành hiện là mẫu chuẩn trưng bầy ở Bảo tàng Tự nhiên Anh, mang ký hiệu
N&32.4.19.2. Số gốc N°1.878. Ban đầu loài này được Osgood (1932) đặt tên là Pithecus
delacouri (Osgood, 1932), sau đó được Ellerman & Moưison-Scott (1951) đã liệt kê và
xếp loài này như là một phân loài của Presbytis francoisi (De Pousargues, 1898) và có
tên là Presbytis francoisi delacouri Osgood, 1932. Tên giống Presbytis sau đó lại được
tách thành 2 giống là Presbytis và Trachypithecus. Voọc mông trắng do được Groves
(1970) coi là nằm trong nhóm Trachypithecus nên được đổi tên khoa học là
Trachypithecus francoisi delacouri Osgood, 1932. Brandon-Jones (1984) đã xem xét lại
và đặt vẩn đề là đưa lồi Voọc mơng trắng tách ra thành một loài riêng biệt gọi là
Semnopithecus delacouri, nhưng lúc đó quan điểm này chua được chấp nhận rộng rãi.
Groves (1970) vẫn coi Voọc mông trắng là một phân lồi của Trachypìthecus francoisi,
nhưng đến năm 2001, ơng đã cơng nhận Voọc mơng trắng là một lồi riêng biệt cỏ tên
chính thức là Trachypỉthecus delacouri (Osgood, 1932). Đây là tên hiện được công
nhận và dùng rộng rãi trong tất cả các nghiên cứu trên thế giới. Các công trình phân loại
học của Eudey (1997), Rowe (1996), Nowak (1999) và nghiên cứu phân tích di truyền
trong phân loại của Roos et al. (2001) càng khẳng định quan điểm của Groves (2001).
Phân tích tiến hóa về mặt phân tử của Đặng Tất Thế (2005) và của Brandon-Jones et al.
(2004) về vấn đề vị trí phân loại của lồi này đã khẳng định, đây là lồi chứ khơng cịn
là phân lồi, với tên khoa học chính thức hiện nay là Trachypithecus delacouri
(Osgood, 1932).
Xét về khía cạnh địa động vật, Đào Văn Tiến (1985,1989) có giả thuyết nổi tiếng

về q trình tiến hố toả trịn của các phân lồi của lồi Presbytis francoisi ở Đông


Dương (trước đây Trachypithecus francoisi có tên là Presbytis francoisi). Ong phân
chia khu vực phân bố của loài này tại miền Bắc Việt Nam ra 3 khu là khu Đông Băc,
khu Tây Bắc và khu Bắc Trung Bộ. Trong đó ông đã cho răng từ một loài Presbytis
francoisi sinh sống ờ khu vực mà hiện nay phân loài Presbytis francoisi hatinhensis
hiện đang phân bố (khu Bắc Trung Bộ, tại Hà Tĩnh, Quảng Bình), khoảng 9000 năm
trước đây các phân lồi của nó phát tán theo các hướng khác nhau toả rộng ra :
- Presbytis francoisi polỉocephalus phát tán vê phía đơng băc, ra khu Đơng Băc và
hiện nay cịn ở đảo Cát Bà (Hải Phòng);
- Presbytis francoisi leucocephalus cũng phát tán về hướng Đông Bắc, nhưng định
cư xa hơn, ở tận Nam Trung Quốc;
- Presbytỉs francoisi francoisi phát tán lên phía chính bắc và phân bổ ở khu Đơng
Bắc, và một phần phía Nam Trung Quốcr
- Presbytỉs francoisi delacourỉ phát tán về phía tây bắc, định cư ở khu Tây Bẳc;
- Presbytỉs francoisi laotum phát tán về phía tây và phân bố tại miền Trung Lào.
Fooden (1996) đã đưa ra các bản đồ phân bố tổng quát của các loài ỉinh trưởng Việt
Nam, trong đó Voọc mơng trắng phân bố tại 17 địa danh thuộc 4 tỉnh (Ninh Bình, Hồ
Bình, Thanh Hố, Nghệ An). Đa số các nghiên cứu cịn lại đều về những ghi nhận các
địa điểm phân bổ của loài: Lê Hiền Hào (1973) và Đào Văn Tiến (1985) nêu ra một số
địa điểm phân bố của Voọc đen má trắng (Trachypỉthecus francoisi) trong đó cỏ những
địa điểm phân bố của T. deỉacouri. Ratajszczak (1990) quan sát Voọc tại Cúc Phương
Ninh Bình. Hà Đình Đức (1991a,b) và Hà Đình Đức (2004) ghi nhận Voọc tại Ninh
Bình, Hồ Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Nadler (1995, 1996, 2004) và Nadler et al.
(2003) ghi nhận lồi này có tại 5 tỉnh là Ninh Bình, Hồ Bình, Thanh Hố, Hà Nam Hà
Tây, và nêu ra một số nơi nghi vấn ở Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hà
Thăng Long (1999), Baker (1999), Lương Văn Hào (1999, 2000), Lê Thiện Đức (2002)
báo cáo về khảo sát Voọc tại một số vị trí phân bố đã cơng bố như trên
Cho tới nay, các nghiên cứu về tập tính, sinh học và sinh thái học của Voọc

mơng trắng nói riêng cịn rất hạn chế. Mey E. (1994) trong một nghiên cứu tổng hợp về
các loại ký sinh thuộc giống Pedicinus ảnh hưởng tới 5 loài khỉ ở Việt Nam đã phát
hiện ra trên bộ lơng của Voọc mơng trắng có lồi cơn trùng ký sinh thuộc giổng này là
Pedicinus nadleri (cịn cỏ tên đồng nghĩa là Parapedicinus nadleri). Nghiên cứu sơ bộ
ve hình thãi, tạp tinh sinh san, tieng kêu của Trochypừhecus deỈQcouri chủ yếu do Tilo
3


Nadler tiến hành trong các dự án khảo sát của Frankfurt Zoological Society (FZS). Các
kết quả nghiên cứu về tiếng kêu của lồi này đang được phân tích. Tuy nhiên, tât cả các
nghiên cứu về tập tính sinh sản của Nadler (1994, 1995, 1996, 1997), Nadler and Ha
Thang Long (2000) đều chỉ là các kết quả ghi nhận được mang tính khám phá, được
gộp trong các báo cáo chung về tình trạng và phân bố của Voọc mơng trăng và một vài
loài khác. Klein (2000), đã tiến hành một nghiên cứu về tập tính của 2 lồi
Trachypithecus delacouri và Trachypithecus laotum hatinhensis (viết theo quan điểm
phân loại học của tác giả này) tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương. Tuy nhiên
đây là một nghiên cứu ngắn hạn trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 4/1999 đến
6/1999), với tổng số thời gian dành cho cả hai loài là 292 giờ. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng là lấy mẫu tập trung vào con vật. Ket quả thu được gồm: quỹ thời gian
(tính bằng sổ phần trăm trên tổng thời gian) con vật dành cho các loại tập tính; -số phần
trăm thời gian sử đụng các khu vực khác nhau của chuồng ni; và các tập tính xã hội
gồm: ôm nhau, chải lông, giao phối. Phạm Nhật (2002), dựa vào việc cho các loài linh
trưởng tại Trung tâm cửu hộ linh trưởng Cúc Phương ăn các loại thức ăn khác nhau do
con người đưa vào, đã lập một bảng danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho các
lồi linh trưởng của Việt Nam trong đó có lồi Voọc mơng trắng. Theo đó, số lượng
lồi thực vật là thức ăn của Voọc mơng trắng là 137 lồi, thuộc 40 họ. Trong số này,
Voọc mông trắng ăn chồi lá 133 loài, ăn quả của 13 loài, củ 3 loài và thân 2 lồi. Đáng
chú ý là trong đó có một số loại là rau quả do con người trồng, như Cà rốt, Khoai lang,
Rau muống, sắn, Nho, Vải, N hãn...
Nói riêng về vấn đề nghiên cứu tập tính của các loài linh trường của Việt Nam

do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành, những kết quả còn rất ít, do đây là vấn đề khó
khăn về tiếp cận phương pháp nghiên cứu, và rất tốn công sức và thời gian, đòi hỏi phải
tiến hành những nghiên cứu dài hạn. Phạm Nhật (1993) có nghiên cứu về sinh học và
sinh thái một số lồi linh trưởng, trong đó có Voọc mũi hếch cRhinopithecus avunculus)
và Chà vá (Pygathrix nemaeus). Trong luận án tiến sĩ này, tác giả sử dụng phương pháp
lưới ô vuông để ước lượng khu vục hoạt động của đàn linh trưởng. Tuy nhiên về phần
sinh thái học và tập tính chi mơ tả đơn thuần, khơng áp dụng các phương pháp hiện đại
nen ket qua con hạn che. Boonratana and Le (1998) sử dụng phuơng pháp lấy mẫu quét
với đối tượng là loài Voọc mũi hếch trong điều kiện tự nhiên ở Na Hang Tuyên Quang.
Đay la lan đau tien cac phương phap lây mâu tập tính hiện đại được áp dụng để nghiên
4


cứu Voọc mùi hếch Việt Nam. Võ Đình Sơn (2004) đã áp dụng phương pháp nghiên
cứu tập tính của Atmann (1974) để nghiên cứu tập tính hoạt động và sinh sản của khỉ
đuôi dài Macaca fascicularis tại rừng ngập mặn cần Giờ. Võ Đình Sơn cũng sử dụng
phương pháp lưới ô vuông để xác định vùng hoạt động của các đàn khỉ. Workman
(2004) nghiên cứu chủng loại phát sinh của các lồi Colobine ở Việt Nam dựa trên phân
tích tập tính vận động của một số lồi linh trường trong Trung tâm cứu hộ linh trưởng
Cúc Phương. Workman and Covert (2005) cũng nghiên cứu tập tính vận động và tư thế
vận động của các cá thể thuộc 3 loài voọc của Việt Nam là Pygathrix nemaeus,
Trachypỉthecus delacouri, Trachypithecus hatinhensis, và từ đó liên hệ với mối quan hệ
phát sinh chủng loại của các lồi này. Có một số nghiên cứu tiến hành tại nước ngoài
nhưng đối tượng nghiên cứu lại là lồi linh trưởng có mặt tại Việt Nam. Đó là loài linh
trường đặc biệt quý hiếm Trachypithecus poliocephalus với đại diện là phân loài
Trachypithecus poliocephaỉus poỉiocephalus phân bố tại đảo Cát Bà, nhưng ở Việt Nam
cịn ít được nghiên cứu. Phân lồi T. p. leucocephalus sinh sống tại phía nam Trung
Quốc đã được nghiên cứu về tập tính và sinh thái học bởi Huang et ai. (2003), Li et al.
(2003a,b), Li and Rogers (2004a,b), Li and Rogers (2005a,b,c), và Li and Rogers
(2006). Tại Thái Lan, Pages et al. (2005) cũng đã nghiên cứu tác động của tập tính ăn

đất của lồi Trachypithecus phayrei tới tập tính phân bố của lồi này.
1.2. TÀI LIỆU VÈ THỨC ĂN CỦA CÁC LỒI

voọc TRONG

PHÂN HỌ

COLIBINAE Ở CHÂU Á
Trên thế giới, các nghiên cứu có liên quan tới thức ăn của nhóm linh trường
Colobinae đã được tiến hành khá nhiều từ nhừng năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây kết
quả thu được đã góp phần làm sáng tỏ một đặc trưng cơ bản của nhóm khỉ này so với
các nhóm khác. Chúng tơi chỉ nêu một số nghiên cứu có liên quan tới các đối tượng
thuộc nhóm khỉ Colobinae của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Bennett (1983) đã
nghiên cứu tổng hợp về lồi Presbytis melalophos tại Malaysia, trong đó có thành phần
lồi thực vật chúng ăn và lựa chọn thức ăn dựa vào phân tích một sổ chỉ tiêu sinh hoá
cùa thức ăn. Nghiên cứu tương tự cũng được Davies (1984) tiến hành đổi với loài
Presbytis rubicunda ở đảo Borneo. Boonratana (1993), Yeager et al.( 1997) có các phân
tích vê thành phân hóa học trong thức ăn của Nasalis ỉarvatus, ảnh hưởng tới sự chọn
lựa thức ăn của chúng. Chivers (1994) đã mô tả chi tiết về các đặc điểm giải phẫu đặc
biệt trong hệ thống tiêu hoá của họ phụ Colobinae. Oates & Davies (1994) cũng đã liên


hệ các đặc điểm giải phẫu này với sự chuyên hoá trong tiêu hoá thức ăn thực vạt. Kay
& Davies (1994) đi sâu hơn vào cơ chế, môi trường và q trình tiêu hố thức ăn thực
vật bên trong cơ quan tiêu hoá của voọc. Caton (1998) cũng nêu lên hình thái và giải
phẫu dạ dày - ruột của lồi Chà vá p. nemaeus so sánh với một sơ lồi thuộc giơng
Rhinopithecus, Nasalis, Procolobus và nhóm khỉ Cercopithecinae. Waterman & Kool
(1994) phân tích mối quan hệ giữa sự lựa chọn thức ăn với thành phần hoá học trong
các bộ phận của thực vật. Bennett & Davies (1994) cũng đã liệt kê và tổng họp kết quả
nghiên cứu về nhiều loài Voọc ăn lá sổng ở châu Á, trong đó có tỷ lệ % các bộ phận

thực vật mà chúng ăn (lá trưởng thành, lá non, hoa, quả, hạt...). Kirkpatrick (199Ố) có
nghiên cứu về thức ăn của lồi Rhinopiíhecus bieti ở Trung Quốc, trong danh sách các
lồi thức ăn có một phần lớn là địa y. Kirpatrick (1998) đã so sánh chế độ ăn của một số
loài linh trưởng như R. avunculus, p. nemaeus, R. roxellana, R. brelichi và R. bieti theo
mùa và theo tỉ lệ các loài và họ thực vật, cũng như theo tỉ lệ các bộ phận của thực vật.
Bleisch et al. (1998) đã tập trung phân tích các chỉ số hố sinh như protein, sợi trung
tính, tro, lignin... liên hệ với sự lựa chọn thức ăn và thành phần loài thực vật là thức ăn
của loài R. brelichi ở Trung Quốc. Edwards & Killmar (2004) đưa ra các số liệu tóm tắt
về một số thành phần hố học thức ăn so sánh với cấu tạo hệ tiêu hố và hoạt động ăn
uống của lồi Chà vá chân nâu trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú San Diego, nhàm
đảm bảo nhu càu dinh dưỡng, duy trì sức khoẻ cho loài này tại vườn thú. Otto (2005) đã
nghiên cứu về thức ăn, thành phần dinh dưỡng và sự chọn lọc thức ăn của các lồi chà
vá (Pyghrix sp.) được nuôi nhốt hoặc nuôi bán hoang dã tại Trung tâm cứu hộ linh
trưởng Cúc Phương. Tác giả này dùng phương pháp ước lượng số lượng thức ăn Chà vá
ăn thông qua thời gian đành cho việc ãn trong điều kiện bán hoang dã, và tiến hành
những phương pháp phân tích hố học với thành phần sợi trung tính, protein, các chất
khoáng, các hợp chất thứ cấp như Terpene, Phenol, các hợp chẩt chứa Nitơ.
ở Việt Nam, Phạm Nhật (1993) có đưa ra các số liệu về thức ăn của Chà vá
(Pygathrix nemaeus) và Voọc mũi hếch (Rhinopỉthecus avunculus). Các loài cây làm
thức ăn cho chúng được định loại tới chi. Phạm Nhật (2002), nghiên cứu tại Trung tâm
cứu hộ linh trưởng Cúc Phương, đưa ra một bảng danh sách các thực vật được định loại
tới loài, là thức ăn cho các lồi linh trưởng của Việt Nam, trong đó có các lồi Voọc.
Như vậy, những hiểu biết về sinh học và sinh thái học cua lồi Trachypithecus
delacouri nói riêng và các loài linh trưởng thuộc họ phụ Colobinae ở Việt Nam còn
6


chưa nhiều và chưa theo kịp yêu cầu bảo tồn. Nghiên cứu các đặc điêm sinh học và sinh
thái học của Voọc mông trắng đặc biệt chú ý tới tập tính lựa chọn thức ăn và ảnh hưởng
của nguồn thức ăn là vấn đề cần thiết đang được đặt ra. Tuy nhiên những hướng nghiên

cứu như vậy ở Việt Nam cịn chưa được quan tâm, số lượng cơng trình cịn q ít.
Ngun nhân là những khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là tiếp cận phương pháp nghiên
cứu và khả năng tiến hành những nghiên cứu dài hạn.
1.3. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA

voọc MÔNG TRẮNG

Trachypỉthecus

deỉacourỉ
Dựa theo các tài liệu về phân loại học của Groves (2001) và Brandon-Jones et al.
(2004), Voọc mơng trẳng được chính thức coi là một lồi tách biệt hẳn với tổ tiên gần
nhất là loài Ỳoọc đen Trachypithecus francoisi. Các tác giả trên đã thống nhất Voọc
mơng trắng có tên khoa học là Trachypithecns delacouri (Osgood, 1932), tên tiếng Anh
là Delacour’s langur hoặc White-rumped black leaf monkey. Như vậy Voọc mông trắng
Trachypithecus delacourỉ thuộc vào hệ thống phân loại như sau:

Bộ Primates Linnaeus, 1758
Phân bộ Anthropoidea Mivart, 1864
Dưới phân bộ Catarrhini Geoffroy, 1812
Trên họ Cercopithecoidea Gray, 1821
Họ Cercopithecidae Gray, 1821
Phân họ Colobinae Jerdon, 1867
Giống Trachypithecus Reichenbach, 1862

7


Chương 2.THỜI GIAN, ĐIA ĐIẺM, PHƯƠNG PHÁP
NGHIỂN CỨU

2.1.THỜI GIAN NGHIÊN cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2005 đến tháng 12/2006
2.2. ĐỊA ĐIẺM NGHIÊN c ứ u
Voọc mông trắng trước đây có phân bổ trải rộng trên 5 tỉnh Hồ Bình, Hà Nam,
Thanh Hố, Ninh Bình, và một phần nhỏ của Hà Tây (Nadler et al., 2003). Đen nay,
theo Nadler (2004), quần thể Voọc suy giảm nghiêm trọng và chỉ có một vài quần thể
nhò ở Vườn quốc gỉa Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, và đặc biệt là
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Vân Long là nơi có một quần thể Voọc mơng trang
Trachypỉthecus deỉacouri lớn nhất và dễ gặp nhất, do đó nơi này được chọn làm đại
diện cho vùng phân bố của Voọc để triển khai nghiên cứu (Hình í).

Hình 1: Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở Việt Nam
(Nguồn: Birdlife International Vietnam Programme (2001)

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo Vũ Trung Tạng (2004), Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long có các đặc
điểm tự nhiên sau:

8


Vi trí đia lv : Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long có diện tích khoảng 2.612,81 ha, năm
phía đơng bắc tỉnh Ninh Bình, trên địa phận các xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia
Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh của huyện Gia Viễn.
Toa đô đia lý : Từ 20°20’55” đến 20°25’45” vĩ độ Bắc
Từ 105°48’20” đến 105°54’30” kinh độ Đơng
Đia hình : Kiểu địa hình ơ trũng giữa các lịng sơng. Khu vực nghiên cứu chủ yếu chứa
các thành tạo đá vơi. Trên mặt đất chính là các đỉnh và sườn Karst phễu và hô sụt. Các
dãy núi đá vơi (có xen một ít đồi cát kết) chiếm gần 3/4 diện tích khu bảo tồn, chạy theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam. ít thấy các thung lũng và cánh đồng Karster lớn, mà

thường thấy các thung dạng lịng chảo nhỏ dưới 10 ha có dạng đáy hình chữ u . Đỉnh
các khối núi thường sắc nhọn với các địa hình dạng tai mèo khá đặc trưng, cịn sườn thì
dốc đứng với nhiều đống đá sụp đổ. Các đỉnh núi có độ cao dưới 45Om như đỉnh Súm
(233m), đỉnh Mào Gà (308m), đỉnh Ba Chon (428m), đỉnh Cô Tiên (116m), đỉnh Mèo
Cào (206m), đỉnh Đồng Quyển (328m), núi Mây (138m), núi Lương (128m). Trên hầu
hết sườn dốc đứng, tai mèo dạng rãnh và luống khắc sâu vào vách đá; trong các hốc nhỏ
có lớp thổ nhưỡng tạo nền tảng cho hệ thực vật trên đỉnh và sườn núi phát triển thưa
thớt với các cây bụi, cây gỗ nhỏ là nơi sinh sống của đàn voọc và các động vật khác.
Khỉ hâu : Nhiệt độ trung bình năm 23,3°C-23,4°C. Phần lớn chịu ảnh hưởng gió mùa
Đơng Nam, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào. Lượng mưa trung bình 1800 - 1900 mm,
phân bố không đều giữa các mùa. Độ ẩm tương đối trung bình là 84 - 85%. Lượng bốc
hơi chưa vượt quá 1000 mm/năm.
Khu hê thưc v â t : Trần Đình Nghĩa và Vũ Cơng Quỳ (2004) đã thống kê được 488 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 342 chi, 135 họ, 6 ngành. Trong đó thực vật hạt kín
chiếm 87% tổng số lồi, khoảng 60 loài thực vật bậc cao thuỷ sinh. Thực vật bậc thấp
có khoảng 258 lồi thuộc 6 ngành tảo.
Khu hê đôns v á t : Theo các nghiên cứu từ trước đến nay đã xác định được ở Vân Long
có 39 loài thú thuộc 19 họ, 8 bộ (Lê Vũ Khơi và Hồng Trung Thành, 2004)- 72 lồi
chim thuộc 33 họ, 14 bộ (Lê Vũ Khôi và Nguyễn Lân Hùng Sơn, 2004' Nguyễn Lân
Hùng Sơn, 2002); 32 loài lưỡng cư - bò sát thuộc 13 họ, 4 bộ (Bùi Thị Hải Hà và nnk
2004); 54 loài cá thuộc 42 giống, 17 họ, 9 bộ (Nguyễn Xuân Huấn và nnk. 2004)- 22
loài động vật phù du, 95 loài động vật đáy và 79 lồi cơn trùng (Nguyễn Xn Qnh
và nnk., 2004).
9


Sinh cảnh và nơi sons của Vooc : Khu vực Vân Long có thê phân thành 2 hệ thơng lớn:
Hệ trên cạn và hệ đất ngập nước. Các sinh cảnh trên cạn được che phu bơi tham thực
vật, nơi sinh sống của Voọc và các loài động vật hoang dã khác. Thảm thực vật rừng có
thể chia ra các kiểu chính sau:

- Rừng thứ sinh trên núi đá vơi : Kiểu rừng này chiêm diện tích nhỏ, chủ yêu ở sườn
núi phía Đơng Bấc và các thung lũng. Thảm xanh khơng liên tục, nhưng là nơi các đàn
Voọc có thể tìm kiếm được thức ăn.
- Thực vật trên các sườn và đỉnh núi : Phần lớn núi đá vôi ở Vân Long là núi trọc, độ
che phủ của tán cây rất thấp và cây mọc được ở các kẽ đá. Tuy nhiên đây cũng là nơi
Voọc thường đến kiếm ăn.
- Trảng cỏ và cây bụi trên các thung núi khô cằn.
- Sinh cảnh đất nông nghiệp và thổ cư không có ý nghĩa đối với đời sống của Voọc.
2.2.2. Đặc điểm kinh tể xã hội
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long có một số đặc điểm kinh tế xã hội sau:
Dân cư : Điều tra năm 2002, ở các làng trong địa phận Vân Long có khoảng 41.163
nhân khẩu; tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,256%.
Sản xuất nônz nshiêp : Diện tích đất nơng nghiệp là 51,65% tổng diện tích tự nhiên.
Hiện tượng chăn thả dê trong núi khoảng gần 2000 con; hiện đã giảm đi nhiều nhung
vẫn còn ảnh hưởng tới nơi sống của Voọc.
Sản xuất lâm nshiêp : Tồn vùng chi có 205 ha rừng trồng với cây trồng chủ yếu là
Bạch đàn, Keo lá tràm và Keo tai tượng. Các loại rừng sản xuất chỉ tồn tại trên các địa
hình tương đối bằng phẳng và thấp. Hiện nay trên núi đá chỉ có các kiểu rừng phục hồi
sau khai thác. Theo phỏng vấn, trước đây dân địa phương còn trồng sẳn và kiếm củi
trên những thung lũng giữa các núi đá vôi nhưng từ 1999 trở lại đây hoạt động này đã
được chẩm dứt.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu phân bố, tập tính, tình trạng bảo tồn Voọc mơng
trắng ở V ân Long
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa
Chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp các tài liệu nghiên cúru về Voọc mơng trắng
và sinh cảnh của Voọc mơng trắng có trước làm cơ sở trong quá trình nghiên cứu.

10



2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu phân bố, tập tỉnh, tình trạng bảo tồn Voọc mông
trắng ở Vân Long
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa
Chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về Voọc mông trăng
và sinh cảnh của Voọc mông trắng có trước làm cơ sở trong q trình nghiên cứu.
2.3.1.2. Phương pháp phỏng vẩn
Phỏng vấn dân địa phương và nhân viên kiểm lâm để thu nhận các thông tin ban
đầu về các lối mòn lên núi, khả năng gặp Voọc, sơ bộ xác định các khu phân bố của các
đàn trước khi tiến hành khảo sát thực địa.
2.3.1.3. Phương pháp khảo sái sơ bộ theo đường mịn
Địa hình vùng sống của Voọc bao gồm các dãy núi đá vôi dốc đứng và các vùng
đất thấp xung quanh. Hệ thực vật chủ yếu là cây bụi, cây gỗ nhỏ và đây leo, không
thuận lợi để tiếp cận Voọc. Khảo sát theo đường mòn được tiến hành để quan sát Voọc
bàng ống nhòm hoặc telescope. Ghi chép số lượng cá thể, tuổi, giới tính của các cá thể
của mỗi đàn bắt gặp bằng phương pháp ad libitum. Việc xác định rõ sổ lượng và cấu
trúc đàn được thực hiện khi chúng di chuyển qua các khu vực trống trải hoặc di chuyển
về nơi ngủ, là những nơi vách đá dụng đứng và trơ trụi.
2.3.1.4. Phương pháp xác định vùng hoạt động
Các tọa độ gặp đàn Voọc được ghi lại bàng GPS và nhập vào bản đồ đã số hóa
bàng Maplnfo 7.8. Vùng hoạt động của đàn được tập trung nghiên cứu được xác định
bằng

sử

đụng một lưới gồm những ô vuông 100 X 100m. Qng đường di chuyển trong

ngày được tính tốn dựa trên sổ liệu lấy mẫu quét và tỉ lệ bản đồ. Độ cao so với mặt

nước biển được ghi chép khi thực hiện lấy mẫu quét. Tuy nhiên khi biết rõ vị trí của
Voọc nhưng bị khuất sau vách đá hoặc bụi cây, không thể quan sát rõ hoạt động của
Voọc thì vẫn ghi số liệu về độ cao tương đối và vị trí ơ vng của đàn để dùng cho việc
phân tích độ cao so với mặt nước biên và quãng đường di chuyển trong ngày. Dữ liệu
về quãng đường di chuyển trong ngày, độ cao so với mặt nước biển, được thổng kê
bằng SPSS 13.0, biểu đồ được vẽ bằng SPSS 13.0.

11


×