Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá chép giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LỊ THỊ THÙY DƯƠNG
Chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LỊ THỊ THÙY DƯƠNG
Chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 - CNTY – N03

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020


Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Minh Châu

Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp ngồi sự cố gắng của bản thân,
emđã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ
chức cơ quan, nhân đây em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới
sự quan tâm giúp đỡ đó.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm, tồn thể q thầy cơ trong khoa Chăn ni Thú y đã tận tình giảng
dạy và chỉ bảo giúp em hồn thành bản khóa luận này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Trung tâm đào tạo nghiên cứu và
phát triển thủy sản - trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ
bảo tận tình, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lê Minh Châu là người định hướng
chính cho chuyên đề, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo
trong suốt q trình thực tập và hồn thành nội dung khóa luận. Em xin chân
thành gửi lời cảm ơn tới thầy.
Qua đây em cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2020
Sinh viên


Lò Thị Thùy Dương


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa kích thước, tuổi và lượng chứa trứng của loài cá
Chép Việt Nam (C. carpio) ............................................................... 8
Bảng 2.2: Các giai đoạn dinh dưỡng của cá chép ........................................... 10
Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại TTTS ............................................. 20
Bảng 3.2: Công thức thành phần dinh dưỡng có trong cám của cơng ty CJ
Vina (TCCS 01:2019/KB - BN) ..................................................... 22
Bảng 4.1: Các yếu tố mơi trường trong q trình ương từ cá bột lên cá giống... 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của cá chép ương từ bột lên hương ............................... 39
Bảng 4.3. Kết quả sinh trưởng của giai đoạn từ bột lên hương ...................... 39
Bảng 4.4. Kết quả tỷ lệ sống giai đoạn từ cá hương lên giống cấp 1 ............. 40
Bảng 4.5. Kết quả sinh trưởng của cá chép ương từ hương lên giống 1 ........ 41
Bảng 4.6. Tỷ lệ sống giai đoạn cá từ giống cấp 1 lên giống cấp 2 ................. 42
Bảng 4.7. Kết quả sinh trưởng của cá chép giống cấp 1 lên cá giống cấp 2.. 43
Bảng 4.8: Kết quả một số loại bệnh thường gặp trên cá chép giai đoạn ương
nuôi.................................................................................................. 44


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa


cs

Cộng sự

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

Nxb

Nhà xuất bản

QL

Quốc lộ

TTTS

Trung tâm thủy sản

TW


Trung Ương

TDMNBB

Trung Du Miền Núi Bắc Bộ

VNCNTTS

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản


iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Cá chép (Cyprinus carpio) ................................................................ 7
Hình 3.1: Ao ương ni cá .............................................................................. 19
Hình 3.2: Mặt cắt và kết cấu ao ...................................................................... 19
Hình 3.3 Định lượng cá bột ............................................................................. 34
Hình 4.1 Giai đoạn cá hương .......................................................................... 40
Hình 4.2 Giai đoạn cá giống cấp 1 .................................................................. 42
Hình 4.3 Giai đoạn cá giống cấp 2 .................................................................. 43


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ......................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .......................................... 4
2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề .............................................. 4
2.2.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................... 4
2.2.2. Kỹ thuật ni ......................................................................................... 10
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 15
2.3.1. Tình hình nghiên cứu thế giới ............................................................... 15
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 18
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 18
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 18
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ............................................................................ 18


vi

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18
3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 32
3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32

3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32
3.5.2. Phương pháp ngồi thực địa.................................................................. 33
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36
4.1. Kết quả theo dõi môi trường ương nuôi cá tại Trung tâm ....................... 36
4.2. Kết quả sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ương giai đoạn từ cá bột lên cá
hương ............................................................................................................... 38
4.4. Kết quả sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ương giai đoạn từ cá giống cấp 1
lên cá giống cấp 2 ............................................................................................ 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài thuận lợi
phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo thống kê
của Tổng cục Thủy Sản năm 2018, diện tích ni trồng thủy sản nước ngọt
của Việt Nam khoảng 450 nghìn ha, sản lượng khoảng 2.413 nghìn tấn, chiếm
36,79% tổng sản lượng thủy sản, trong đó chủ yếu là một số đối tượng như cá
Tra, Rô Phi, chép và các loài cá truyền thống. Trong các loài cá ni truyền
thống, cá chép là lồi có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được
đưa vào các mơi trường khác trên tồn thế giới. Cá có thể lớn tới độ dài tối đa
khoảng 1,2m và cân nặng tối đa 37,3 kg cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi
lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và

nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% so với đối tượng ni.
Cá chép thích nghi được với mơi trường khắc nghiệt, được coi là đối
tượng nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta cá chép được
chọn làm đối tượng nuôi phổ biến trong các thủy vực dạng ao, hồ, ruộng,
lồng, bè. Ngoài ra, loài cá này cịn gắn liền với phong tục “đưa ơng Táo về
Trời” là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt trong ngày giáp Tết
Nguyên Đán nên trong dịp này lượng tiêu thụ cá chép cũng khá lớn.
Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm
ngon, lượng đạm 21,7%, mỡ 3,96%, đường 0,39%. Không những là món ăn
ngon mà cịn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng trị bệnh tốt. Cá chép
cịn có thể thả ni ghép với nhiều lồi cá khác để tận dụng nguồn thức ăn.
Thức ăn cho cá chép đơn giản, dễ kiếm, tận dụng được các phế phẩm trong
nông nghiệp sẽ là giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính hiệu quả kinh tế.
Với những ưu điểm trên nên cá chép được đa số người dân ưa chuộng.
Cá chép được ni ở nhiều mơ hình ni kết hợp như cá, lúa,… vừa có thể cải


2
thiện bữa ăn để nâng cao chất lượng cuộc sống, cịn có thể làm kinh tế từ
những mơ hình ni trồng nông nghiệp kết hợp hay nuôi đơn.
Khi được thực hiện các đề tài kỹ thuật chuyên sâu luôn là dịp rất tốt để
sinh viên rèn luyện tay nghể, củng cố và ứng dụng những kiến thức đã học
vào thực tế. Xuất phát từ đó, để hiểu biết thêm về ni trồng thủy sản và khả
năng thích nghi sinh trưởng của cá chép tại Thái Nguyên, chúng tôi ti ến hành
thực hiện chun đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá chép
giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát
triển thủy sản trường Đại học nông lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Nắm được quy trình, kỹ thuật ương giống chép từ giai đoạn cá bột lên

thành cá giống.
- Đánh giá được quá trình sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chép trong
quá trình ương.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi một số bệnh thường gặp trong quá trình ương.
- Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển cá chép trong quá trình ương.
- Theo dõi các loại bệnh thường gặp mà cá chép mắc phải trong q
trình ương.
- Đưa ra những khuyến nghị để hồn thiện quy trình ương cá chép từ
giai đoạn cá bột lên cá giống, có thể áp dụng vào thực tiễn.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung Du Miền Núi Bắc
Bộ (TDMNBB), có diện tích tự nhiên 353.318,91ha (chiếm 1,08% diện tích
và 1,33% dân số cả nước năm 2014). Thái Nguyên có 6 huyện, 2 thành phố và
1 thị xã:
• Phía Bắc giáp với Bắc Kạn
• Phía Tây giáp với Vĩnh Phúc và Tun Quang
• Phía Đơng giáp với Lạng Sơn
• Phía Nam giáp với Thủ đơ Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã
hội của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng
TDMNBB với vùng Đồng Bằng Sơng Hồng (ĐBSH). Vị trí này đã và đang
tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TDMNBB

thuận lợi cho việc giao lưu, tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Địa hình tỉnh Thái Ngun chủ yếu là đồi núi dốc, đặc biệt là khu vực
phía Bắc, có nhiều sông, suối nhỏ thuộc hệ thống sông Cầu và sơng Cơng.
Khí hậu của tỉnh Thái Ngun chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số
liệu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,9 oC - tháng 6) với
tháng lạnh nhất (15,2oC - tháng 1) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao


4
động từ 1.300-1.750 giờ. Tổng tích ơn vượt 7.500oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ
trung bình tháng dưới 18oC) chỉ trong 3 tháng.
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước
mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lượng
mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian lượng
mưa tập trung nhiều ở TP. Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện
Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng mưa
tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng
lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy
thường gây ra những trận lũ lụt lớn làm ảnh hưởng không nhỏ tới nuôi trồng
thủy sản của tỉnh.
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Trung tâm thủy sản (TTTS) bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2012 đến nay
TTTS đã hoạt động được gần 8 năm. Bao gồm 7 thành viên.
Hoạt động TTTS bao gồm sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác và hoạt
động kinh doanh sản phẩm thủy sản.
Hiện tại TTTS bao gồm 23 ao nuôi (2ha), 01 hồ chứa (1,4ha), một nhà
điều hành, 1 nhà sinh sản và các trang thiết bị phục vụ khác.

2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
Đối tượng sản xuất chủ yếu của TTTS là các loài cá nước ngọt như:
Các đối tượng chủ yếu như cá Rô phi, Trắm, Bỗng, Chép, Lăng Chấm,
Anh Vũ …
2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm sinh học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá chép
• Nguồn gốc và phân bố
Tên chính thức của cá Chép: Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758).


5
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio, từ cá chép trong tiếng Hy
Lạp nghĩa là mắn con) là một lồi cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan
hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với
nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae).
Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây
Bắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng
2000 năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên, 1979) [12]. Hiện nay cá Chép
là một trong những loài cá ni chính trong các ao ni ở Châu Âu, Châu Á như:
Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc, Inđônêxia... và là đối tượng quan
trọng trong cơ cấu đàn cá ni .
Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung
bộ, ở Miền Nam khơng có Cá Chép địa phương mà nhập vào ni Cá Chép có
nguồn gốc từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt
như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt
độ từ 0- 400C, nhiệt độ thích hợp là khoảng 20-27°C, hàm lượng Oxy cực tiểu
cho phép 2mg/lít, pH = 4-9. Cá sống ở nước ngọt, đơi khi cũng thấy ở cả vùng
nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰ (Nguyễn Duy Khoát, 2003) [6]. V1 là Cá
Chép tổ hợp lai của 3 loài cá chép là cá chép Trắng Việt Nam, cá Chép vẩy

Hungary và cá chép Vàng Inđonexia. Và được tạo ra lần đầu tiên ở Việt Nam
do Viện thuỷ sản I.
Cá Chép phân bố rộng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới gồm
nhiều lồi như Chép vảy, trần, kính.
Ở nước ta phổ biến nhất là cá chép vảy từ năm 1972 nhập thêm một số
loài chép khác vào lai tại Việt Nam, chép kính và chép trần nhập từ Hungari.
(Mai Đình n và cs, 1979) [12].
• Phân loại và đặc điểm hình thái cá Chép
Phân loại cá Chép:
Tên khoa học: Cyprinus carpio


6
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Chi (genus) Cyprinus
Loài (species) C. carpio
(Linnaeus, 1758)
* Đặc điểm hình thái cá chép :
Cá chép thuộc giống cá nước ngọt, sống chủ yếu ở tất cả các châu lục
nhưng nhiều nhất là ở châu Á và châu Âu. Cá chép sinh trưởng và phát triển
trong mơi trường sơng, suối, ao hồ và thậm chí là đồng ruộng ngập nước.
Cá chép có kích cỡ trung bình, cơ thể hình thoi, mình dây và dẹp bên.
Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù, miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình
cung khá rộng, hàm dưới hơi dài hơn hàm trên, mơi dưới phát triển hơn mơi
trên. Có 2 đơi râu: râu mõm ngắn hơn đường kính mắt; râu góc hàm bằng
hoặc lớn hơn đường kính mắt

Mắt cá vừa phải nằm ở hai bên, thiên về phía trên của đầu, khoảng cách
2 mắt rộng và lồi.
Lưng xanh đen, viền lưng cong, thuôn hơn ở viền bụng. Hai bên thân
dưới đường bên vàng xám. Bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi
đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam. Màng mang rộng, gắn liền với eo.
Lược mang ngắn, thưa.
Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn. Vây hậu mô viền sau lõm,
tia đơn cuối hóa xương rắn chắc, phía sau có răng cưa. Vây đuôi phân thùy
sâu, 2 thùy hơi tầy và tương đối bằng nhau.
Thân nhiều vảy, vảy trịn lớn, đường bên hồn tồn, chạy thẳng giữa
thân và cuống đi.


7
Chúng khơng có dạ dày thực thu, nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn do ruột
đảm nhận.
Cá chép sống thành bầy, thường tạo thành nhóm với khoảng từ 5 cá thể
trở lên.
Cá chép lớn nhanh, tốc độ tăng trưởng của cá chép giảm dần theo chiều
dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng cơ thể.

Hình 2.1: Cá chép (Cyprinus carpio)
• Đặc điểm sinh sản
Cá chép mắn đẻ, số lượng sinh sản cực kỳ lớn. Tới mùa sinh sản, cá
chép di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước để đẻ.
Mùa sinh sản của cá chép kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập
trung nhất là vào các tháng xuân – hè, khoảng tháng 3-6; và mùa thu, khoảng
tháng 8-9.
Cá chép đẻ trứng. Chúng đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là lúc nửa đêm
đến lúc mặt trời mọc hoặc sau các cơn mưa rào, nước mát. Một cá chép cái

trưởng thành có thể đẻ khoảng 150.000 – 300.000 trứng/ kg cá cái. Trứng ở
dạng dính, thường bám vào các thực vật thủy sinh.
Trứng nở thành cá bột, số lượng này có thể giảm sút rất nhanh bởi sự
săn bắt của các lồi cá có kích thước lớn. Cá chép thành thục khi được 1 năm
tuổi trở lên.


8
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa kích thước, tuổi và lượng chứa trứng
của loài cá Chép Việt Nam (C. carpio)
Tuổi

Chiều dài

(năm)

thân cá (cm)

1

Khối lượng (kg)

Tổng số trứng (quả)

17- 20

0,2- 0,28

46.000


2

23- 26

0,4- 0,55

53.000

3

35- 41

0,9- 1,2

163.000

4

51- 56

1,8- 2,7

1.000.000-1.300.000

5

58- 62

2,9- 3,4


1.000.000 - 1.300.000
(Nguyễn Duy Hoan, 2006) [2].

• Đặc điểm sinh trưởng
Cá chép có ở tất cả các châu lục, nhưng nhiều nhất là ở châu Á và châu
Âu. Thông thường, một con cá chép trưởng thành dài từ 30 - 40cm, nặng từ
1,5 - 2kg. Nhưng trong tự nhiên, người ta từng ghi nhận những con cá chép
rất lớn. Trên sông Danube (châu Âu), ngư dân vẫn đánh bắt được những con
cá chép dài tới 1,2m, nặng 40kg.
“Những con cá chép khủng như vậy trên sơng Danube khơng ít. Chúng
có thể đã sống trên 20 năm”- Jhon Fistenal, một chuyên gia thủy sản nước
ngọt người Áo nói. Những nghiên cứu của nhà khoa học nay cho thấy, trong
điều kiện tự nhiên một con cá chép có thể sống tới 45 năm.
Cá chép sống thuận lợi nhất trong mơi trường nước rộng, dịng chảy
chậm, nhiều rong rêu. Cá chép sống theo bầy, ít nhất từ 5 con trở lên, tuy
nhiên người ta không rõ tập tính này giúp ích gì cho sự phát triển lồi, vì rằng
chúng kiếm ăn một cách riêng rẽ...
Tuy nhiên do hạn chế về môi trường sống và điều kiện thức ăn nên cá
trắm đen nuôi ở ao thường chậm lớn hơn so với cá ở đầm hồ tự nhiên.
• Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chép ăn tạp, chúng ăn gần như mọi thứ gặp phải khi chúng bay


9
ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác, động vật
phù du và cá chết. Ngồi ra, cá chép cũng có tập tính sục sạo trong bùn để
kiếm mồi, hành động này được cho là tác nhân phá hủy thảm thực vật ngầm,
phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Cá
chép có thể ăn liên tục, một con cá chép có thể ăn lượng thức ăn lên đến 30 40% trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Cá Chép là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy, thành phần

thức ăn thay đổi theo tuổi và thời gian phát triển khi nhỏ (cá bột - cá hương)
cá ăn sinh vật phù du và thức ăn lắng đáy, cá trưởng thành ăn sinh vật đáy
như: Giun, trai, ốc, côn trùng, mùn bã hữu cơ, hạt củ thân non.
Cá chép ni trong ao có thể ăn tạp, từ giai đoạn cá bột đến cá hương
(2 - 3cm) cá ăn chủ yếu là động vật phù du. Khi kích thước từ 5cm trở lên cá
ăn tạp như cá trưởng thành.
Thức ăn ưa thích tự nhiên của cá là động vật đáy, ấu trùng, cơn trùng,
giáp xác… Ngồi ra ăn các loại thức ăn nhân tạo như mầm thực vật…
Cá mới nở dinh dưỡng bằng nỗn hồng, sau khi nở được 3 - 4 ngày cá
bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 7 - 10 ngày cá dài 10 - 13,5mm các vây hình thành rõ
ràng hàm trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi thức ăn
chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ. Ngồi ra cá cịn ăn ấu trùng muỗi cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 15 - 25 ngày cá dài 15 - 25mm, tồn thân có vảy bao
bọc miệng xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần
thức ăn bắt đầu thay đổi thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 20 - 28 ngày, thân dài 19 - 28mm vây vảy hoàn chỉnh
cá chuyển sang sống đáy, cá ăn động vật đáy là chính.
Giai đoạn cá trưởng thành: Cá ăn sinh vật đáy là chủ yếu như giun nước,
ấu trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật, các loại thức ăn chế biến như


10
cám gạo bột mỳ, bã đậu, khô dầu, các loại thức ăn công nghiệp. (Nguyễn Thị
Phương Thảo, 1996) [8].
Bảng 2.2: Các giai đoạn dinh dưỡng của cá chép
Kích thước

Dinh dưỡng
Khối nỗn hồn tiêu hóa hết, cá sử dụng các loại thức ăn bên


Sau 3 ngày

ngoài: động vật phù du, luân trùng, ấu trùng của Daphnia,
cám, bột…

9 – 10 mm
14 – 19 mm
Trưởng
thành

Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn chủ yếu là ấu trùng,
côn trùng và động vật phù du.
Sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy và mùn bă hữu cơ, ít ăn
động vật phù du.
Sinh vật đáy: giun, ốc, trai, mùn bã hữu cơ, hạt thực vật,
mầm non thực vật, thức ăn công nghiệp.
(Nguyễn Thị Phương Thảo, 1996) [8].

Giá trị y học của cá chép
Trong các tác phẩm Nam dược thần hiệu và Hải thượng y tông kim
giám của các danh y Việt Nam Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, nhiều loại
cá được đề cập đến khơng phải là món ăn mà là để chữa bệnh. Theo y học dân
tộc cá có tác dụng bổ hư, ích tinh, trị tiêu khát... Y học hiện đại cũng đã chứng
minh cá cịn có nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ
thể. Ngoài ra, trong cá cịn có nhiều kẽm, là một vi chất có ích với sức khỏe
con người, có tác dụng phòng chống u xơ tiền liệt tuyến ở người cao tuổi.
2.2.2. Kỹ thuật nuôi
2.1.2.1. Kỹ thuật nuôi cá chép trong ao
Như các ao nuôi cá khác, điều kiện cho ao để nuôi cá chép là đất không

bị chua mặn, gần nguồn nước sạch, khơng có mạch nước ngầm độc hại gây
chết cá. Ao nên đào theo hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 chiều
rộng) gần chuồng trại chăn ni, gần gia đình để tiện quản lý, gần đường giao


11
thông để dễ vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch. Mơi trường ao ni
cá ln thống sạch, không bị ô nhiễm, nhiệt độ nước dao động khoảng 2030°C, nước ao ln có màu xanh nõn chuối (độ trong từ 10-20 cm), độ pH từ
6,5-8,5, oxy từ 3-8 mg/l, DO từ 3-10mg/l, nước ao khơng được có H2S, hàm
lượng NH4 nhỏ hơn 1mg/l, hàm lượng sắt tổng cộng không vượt quá 0,2 mg/l.
 Chuẩn bị ao nuôi cá
Kỹ thuật ương nuôi cá chép từ cá bột lên cá hương
Tuy nhiên trong quá trình ương cá chép từ cá bột (cỡ 0,6 – 0,8cm) lên
cá hương (cỡ 2,5 – 3cm) đạt tỷ lệ cá sống cao người nuôi cần lưu ý một số
vấn đề sau:
1. Điều kiện ao ương
- Diện tích ao từ 300 – 1.000 m² là phù hợp và dễ cho cơng tác chăm
sóc và quản lý.
- Độ sâu mực nước ao: từ 1,0 – 1,2m; độ dày lớp bùn 15 – 20cm.
- Có nguồn nước khơng bị ô nhiễm, thuận tiện cho việc cấp và thay nước.
- Bờ ao chắc chắn khơng bị rị rỉ. Vì khi rị rỉ hình thành dịng nước
chảy, cá tập trung nhiều vào đó khơng kiếm được mồi sẽ gầy yếu, đồng thời
cá dữ cũng theo nước chảy lọt vào ao. Những ao bị rị rỉ khơng chủ động điều
tiết mực nước, mất chất màu mỡ, cá sinh trưởng kém và tỷ lệ hao hụt cao.
- Ao cần thống để có ánh sáng đầy đủ là điều kiện thuận lợi cho sinh
vật phù dù phát triển tạo nguồn thức ăn tốt cho ương cá bột lên cá hương.
2. Chuẩn bị ao ương
- Tát cạn, tạt vôi cho ao nuôi từ 7 – 10 kg vôi bột để thả cho 100 m²
diện tích ao ni hoặc 30 – 35kg cho 1 sào ao bắc bộ. Tẩy vơi vào những
ngày nắng sẽ có tác dụng: Diệt trừ cá dữ, trứng ếch nhái hoặc nịng nọc, một

số loại cơn trùng có hại, các ký sinh trùng gây bệnh; giải phóng một số chất
khống bị giữ lại trong bùn; giảm độ chua của ao; giữ độ pH trong ao ổn định.
- Phơi đáy ao 3 – 5 ngày tùy thuộc điều kiện thời tiết.


12
- Bón phân: sau khi phơi đáy ao, tiến hành bón phân: phân chuồng cần
được ủ với 10 – 15% vôi bột trong thời gian 1 tháng. Liều lượng đối với phân
chuồng bón bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân còn đối với phân
xanh là 50 kg cho 100 m² (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh, khơng
dùng những cây có tính đắng, cay…). Việc bón phân nhằm mục đích tăng
cường các chất dinh dưỡng cho đáy ao, gây nuôi các loại sinh vật nổi có kích
thước nhỏ bé phát triển làm thức ăn cho cá để sau khi thả là cá đã có sẵn thức
ăn ngay. Thời gian bón lót thích hợp nhất là 6 - 7 ngày trước khi thả cá. Bón
sớm quá các loại địch hại có thời gian sinh sản phát triển.
- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 m giúp cho q trình phân hủy
phân bón nhanh hơn, ngâm 2 đến 3 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước
tiếp vào ao đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m. Khi màu nước đạt màu vỏ đậu xanh là có
thể tiến hành thả cá bột để ương. Lưu ý khi lấy nước vào ao cần lọc qua lưới
lọc có kích thước mắt lưới nhỏ để loại bỏ cá tạp, cá dữ đặc biệt là cá rô phi
con hoặc các loài địch gây hại cá giống.
3. Mật độ cá thả: 80 – 140con/m²
4. Chăm sóc và quản lý
4.1. Chăm sóc
- Trong q trình ni tiến hành bón phân gây màu nước tạo thức ăn tự
nhiên trong ao nuôi: Dùng phân chuồng ủ hoai với 10% vôi, mỗi tuần bón
2lần, mỗi lần bón 6 - 7kg/100 m² ao. Phân xanh bón 1 tuần 1 lần, mỗi lần
khoảng 20 - 25kg/100 m² ao. Việc bón thêm phân cần căn cứ vào màu nước
ao, nếu ao có màu xanh đậm cần giảm lượng phân, nếu ao mất màu cần tăng
thêm lượng phân bón và chỉ duy trì lượng phân bón như trên khi nước có màu

vỏ đậu xanh.
- Về thức ăn tinh: thường dùng bột mì, bột gạo nghiền, cám nghiền nhỏ,
bột đậu tương và lượng thức ăn cụ thể như sau:


13
+ Từ tuần 1 – 2: lượng thức ăn tinh từ 0,3kg/1vạn cá/ngày. Mỗi ngày
cho cá ăn từ 2 – 3 lần, trước khi cho cá ăn thì thức ăn phải được hịa lỗng té
khắp ao.
+ Tuần thứ 3 - 4: cho ăn 0,4 – 0,5kg/1vạn cá/ngày, thức ăn ở dạng bột
khô rải đều khắp ao, mỗi ngày cũng cho cá ăn hai lần vào 8h, 16h.
Lưu ý lượng thức ăn cần phải điều chỉnh phù hợp theo biến đổi của thời
tiết, khả năng vận động và bắt mồi của cá.
4.2. Quản lý ao ương
- Hàng ngày phải thăm ao vào sáng sớm, để quan sát hoạt động của cá
trong ao, màu nước, bệnh cá, địch hại để xử lý kịp thời.
+ Đối với màu nước: Màu nước ao thường xuyên duy trì màu vỏ đậu
xanh là tốt nhất. Nếu ao có màu xanh đậm cần giảm lượng phân bón, cấp
thêm nước mới.
+ Cá bơi lờ đơ, tách đàn là có hiện tượng bị bệnh cần trộn tỏi hoặc
kháng sinh cho cá ăn phịng.
+ Vào sáng sớm cá có hiện tượng nổi đầu khi có tiếng động như vỗ tay
cá không lặn chứng tỏ cá thiếu oxy cần chạy máy tạo oxy hoặc bổ sung thêm
nước mới.
- Đối với giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương thì một trong những
yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống của cá là địch hại như bọ gạo, nòng nọc, bắp
cày và cá dữ sót lại trong ao. Chính vì vậy cần có biện pháp diệt như sau:
+ Đối với bọ gạo: Do bọ gạo có đặc tính lấy oxy từ khí trời nên diệt
bằng cách dùng cây tre hoặc cấy nứa đóng thành khung 4 – 6 m², trong khung
đổ dầu hỏa, sau 5 – 10 phút được dịch chuyển 1 lần, khung được dịch chuyển

cho đến hết bề mặt ao. Vì khi bọ gạo nhao lên đớp phải dầu hỏa sau thời gian
ngắn sẽ chết.
+ Đối với nòng nọc: Hàng ngày kiểm tra quanh bờ ao nếu thấy trứng
của ếch, cóc, nhái xuất hiện dùng vợt cá bột vớt hết trứng lên bờ. Dùng lưới


14
cá hương để bắt nòng nọc hoặc dùng dòng nước chảy nhẹ trong ao để hướng
nòng nọc tập trung lại rồi vớt bỏ.
+ Đối với cá dữ cần tẩy dọn và phơi ao thật kỹ.
- Trong quá trình ương cá nếu có điều kiện cứ 3 – 5 ngày bổ sung thêm
20 – 30cm nước mới và thay 1 – 2 lần nước cũ, mỗi lần thay 1/3 lượng nước
trong ao.
* Sau khi ương nuôi 20 – 25 ngày cá đạt kích cỡ cá hương 2,5 – 3cm.
Lúc này có thể tiến hành san ao để nuôi từ cá hương lên cá giống. Tuy nhiên
trước khi san cá hoặc xuất bán thì thời gian ni ở tuần thứ 5 cần tiến hành
đùa luyện cá 2 – 3 lần bằng cách dùng lưới kéo cá sau lại nhả cá ra. Mục đích
của luyện cá giúp cá quen với điều kiện mơi trường thiếu oxy, kích thích cá
hoạt động làm cho khả năng chịu đựng của cá dẻo dai, xáo trộn chất dinh
dưỡng giữa tầng mặt và tầng đáy tạo điều kiện cho sinh vật làm thức ăn cho
cá phát triển.
Trước khi nuôi cá, phải chuẩn bị ao theo các bước sau:
Tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ. Tát hoặc tháo cạn ao,
dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy, lấp hết
hang hốc ven bờ ao. Tẩy vôi khắp đáy ao, để diệt cá tạp và mầm bệnh, bằng
cách rải đều từ 8 - 10 kg vôi bột cho 100 m² đáy ao. Nếu trong ao nuôi vụ
trước, cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vơi tẩy ao tăng gấp 2 lần (từ
15 - 20kg/100 m²). Phơi ao khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao
30-40 kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40 - 50 kg lá xanh (lá thân mềm để làm
phân xanh) cho 100 m². Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Dùng

trâu bừa đáy ao 1 - 2 lượt cho phân xanh và lá lẫn vào bùn đồng thời lấp
phẳng đáy ao.
Lọc nước vào ao khoảng 0,5 m, ngâm ao từ 5 - 7 ngày nước ao sẽ có
màu xanh nõn chuối (màu của phù du sinh vật), lọc nước tiếp vào ao đạt mức


15
sâu 1 m trước khi thả cá. Càn lọc nước bằng lưới đề phòng cá dữ, cá tạp tràn
vào ao ni cá.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu thế giới
Cá chép được ni từ lâu đời khoảng 2000 năm ở Trung Quốc, trên 600
năm ở Châu Âu; hiệnđược nuôi rộng rãi ở Châu Âu, Châu Á và một số nước
ở Châu Phi. Trước kia cá chép chủ yếu được nuôi đơn trong ao, ngày nay
chuyển dần sang ni ghép với các lồi cá ăn thực vật khác.
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thuỷ sản được gia hố và
sử dụng ni trồng thuỷ sản ở cả ba môi trường: nước ngọt, nước lợ, nước
mặn. Trong nhóm đối tượng ni nước ngọt, nhóm cá Chép đặc biệt là cá
Chép Trung Quốc và Ấn Độ được nuôi phổ biến ở hầu khắp các Châu lục.
Nhóm này có sản lượng lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các
đối tượng ni nước ngọt khác. Năm 1991 sản lượng nhóm này chỉ đạt
5.636.389 tấn với giá trị 7223 tỷ USD, nhưng đến năm 2000 sản lượng tăng
lên 15.451.646 tấn với giá trị 14.778 tỷ USD gấp 2,8 lần và đến cuối năm
2002 con số đó tăng lên là 16.692.147 tấn với giá trị 14.754 tỷ USD.
Ở Châu Âu cá Chép (Cyprinus carpiolis) được nuôi phổ biến ở các trại
cá nước ấm. Từ những năm 1970 các nhà di truyền và chọn giống người
Hungary đã tạo ra nhiều dòng và các con lai phục vụ cho nuôi cá nước ấm. Cá
Chép được ni theo phương thức thâm canh, có dùng thức ăn và ni trong
ao ni có mức độ thâm canh khác nhau. Các tiêu chí được cân nhắc chính
trong chọn giống là: tính ổn định của dịng cá, khả năng sinh trưởng và khả

năng chống chịu bệnh, hệ số sử dụng thức ăn…; ngồi ra, một số đặc điểm về
hình dáng cơ thể, gù lưng, ngắn đuôi cũng được quan tâm đến việc chọn tạo
giống cá Chép nuôi trong môi trường nước ấm.
Cá Chép là lồi được ni phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất ở
Hungary và loại cá thả với tỷ lệ cao nhất chiếm từ 70 - 80% các loại cá nuôi


16
trong các ao ni ghép. Cá Chép Hungary có khả năng chịu đựng kém với các
điều kiện bất lợi của mơi trường.
Ở Viện nghiên cứu cá Szarvas Hungary có lưu giữ ngân hàng gen sống
của 18 dịng cá Chép có nguồn gốc Hungary và 13 giống có nguồn gốc từ các
nước khác trên thế giới. Tại đây công việc nâng cao chất lượng cá Chép đã
được bắt đầu từ năm 1962 theo phương pháp chọn lọc cổ truyền (phương
pháp chọn lọc theo gia đình và chọn lọc hàng loạt). Sau khi tiến hành các biện
pháp lai tạo hoặc dùng hoormon chuyển đổi giới tính. Những đặc điểm chính
để đánh giá giá trị kinh tế ở cá Chép là: tỷ lệ nuôi sống, tốc độ sinh trưởng, hệ
số chuyển đổi thức ăn, giá trị thương phẩm và tỷ lệ mỡ trong thịt.
Hiện nay có tới 80% cá Chép được ni ở Hungary là các dòng cá
Chép lai ba máu giữa cá Chép Kính SZ215 lai với cá Chép SZP31 và SZP34.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam có 7 loại hình cá chép khác nhau, nhưng lồi phổ biến vẫn
là cá chép trắng. Cá chép được người nuôi ưa chuộng nhất hiện nay là cá chép
lai F1 và V1 (F1 là dòng con lai giữa chép trắng Việt Nam với chép vảy
Hungary – V1 là con lai giữa 3 dòng cá chép vảy Hungary, cá chép trắng Việt
Nam và cá chép vàng Indonesia).
Trong các loài cá nước ngọt được ni ở Việt Nam thì cá chép là lồi
được ni phổ biến do nó có những ưu điểm được người dân Việt Nam ưa
chuộng như chất lượng thịt thơm ngon, cá có tốc độ lớn nhanh, ngoại hình
đẹp. Chính vì vậy cá chép không những chỉ nuôi làm thực phẩm, ni làm

cảnh và ni với mục đích tâm linh.
Trong những năm qua Viện Ni trồng Thuỷ sản I đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu nhằm cải tạo giống cá chép Việt Nam. Nghiên cứu về lai
kinh tế cá chép Việt Nam của Phạm Mạnh Tưởng và Trần Mai Thiên (1979)
[11], năm 1982 Trần Đình Trọng nghiên cứu về biến dị của loại cá chép Việt
Nam [10], tiếp đến là. Tuy việc lai kinh tế giữa cá chép Việt Nam với cá chép


17
Hungary cho hiệu quả kinh tế cao nhưng với thực trạng của nghề ni cá Việt
Nam rất khó giữ được đàn bố mẹ thuần chủng. Nên trong những năm qua
ngành Thuỷ sản Việt Nam đã tiếp tục các cơng trình nghiên cứu nhằm tạo ra
giống cá chép có đặc tính tốt và ổn định. Dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật nuôi
cá của Việt Nam và tài liệu nghiên cứu chọn giống cá chép, cá hồi, cá rô phi
của nước ngoài đã chọn giải pháp tối ưu là phương pháp lai tạo tổng hợp ban
đầu và tiếp đến sử dụng chọn lọc hàng loạt dựa theo tiêu chuẩn sinh trưởng và
ngoại hình cá chép bắt đầu từ năm 1981 đến năm 1990 đã qua 3 thế hệ chọn
giống. Từ năm 1991 đến nay tiếp tục chọn lọc qua thế hệ thứ 4 và 5 nhằm
nâng cao hơn nữa các đặc điểm mong muốn của đàn cá chọn như: lớn nhanh,
ngoại hình hấp dẫn, sức sống cao và ổn định. Các điểm này sẽ hình thành
phẩm giống cá mới. Đầu năm 1995 đã thu được thế hệ 6. (Phạm Văn Trang và
Nguyễn Trung Thành, 2005) [9].


×