Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN (Y DƯỢC) chi PHÍ TRUNG BÌNH điều TRỊ BỆNH THẬN GIAI đoạn CUỐI ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, TP hồ CHÍ MINH (2009 - 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.1 KB, 18 trang )

CHI PHÍ TRUNG BÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, TP HỒ CHÍ MINH (2009-2010)
TĨM TẮT
Mục tiêu: Nhằm xác định chi phí trung bình điều trị bệnh thận giai đoạn
cuối (BTGĐC) ở trẻ em tại khoa Thận-Nội Tiết bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm
2009 đến năm 2010.
Phương pháp: Nghiên cứu các trường hợp bệnh. Chi phí chạy thận nhân
tạo và sau ghép thận được mơ tả tiền cứu. Chi phí đợt ghép thận được mơ tả
hồi cứu.
Kết quả: Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế trung bình cho điều trị
BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp chạy thận nhân tạo là 98.875.360 ±
12.298.340 VNĐ/bệnh nhân/năm. Chi phí gián tiếp trung bình cho chạy thận
nhân tạo là 1.879.240 ± 897.600 VNĐ/tháng. Chi phí trực tiếp liên quan y tế
trung bình của 1 đợt ghép thận là 174.087.700 ± 24.815.680 VNĐ/bệnh nhân.
Chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình sau ghép thận là 69.080.030 ±
15.670.180 VNĐ/bệnh nhân/năm. Chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình
trong một năm sau ghép thận thấp hơn so với chạy thận nhân tạo.
Kết luận: Chi phí điều trị BTGĐC ở trẻ em là tổn hại lớn cho gia đình và xã
hội. Mặc dù chi phí của đợt ghép thận cao nhưng sau ghép thận chi phí cần chi
trả thấp hơn chạy thận nhân tạo. Cần phân bổ ngân sách y tế phù hợp để hỗ
trợ cho việc điều trị, thiết lập một chương trình quản lý phịng chống suy
thận mãn là cần thiết.
Tư khoa: Suy thận mãn; Bệnh thận giai đoạn cuối; Điều trị thay thế thận;
Chạy thận nhân tạo; Ghép thận; Tổn hại do chi tiêu y tế.


ABSTRACT
COSTS FOR END STAGE RENAL DISEASE TREATMENT IN CHILDREN AT
CHILDREN’S HOSPITAL 2, HO CHI MINH CITY (2009-2010)
Nguyen Chanh Bao Sơn, Ngo Minh Tam, Pham Lan Tran, Nguyen Thanh
Nguyen,


Tran Thi Mong Hiep* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 2010: 98 - 105
Objective: The aim of this study was to determine the costs for end stage
renal disease (ESRD) treatment in children admitted in the Department of
Nephrology, children’s Hospital 2, Ho Chi Minh City from 2009 to 2010.
Methods: Hemodialysis and post renal transplantation costs were analyzed
using prospective case series. Costs for renal transplantation were determined
using retrospective case series.
Results: The direct mean medical cost of hemodialysis was 98.875.360 ±
12.298.340 VND/patient/year. The indirect mean cost of lost income of
caregivers in hemodialysis was 1.879.240 ± 897.600 VND/month. The direct
mean medical cost of renal transplantation was: 174.087.700 ± 24.815.680
VND/patient. The direct mean medical cost post renal transplantion was
69.080.030 ± 15.670.180 VND/patient/year. The medical direct cost of
hemodialysis per year was higher than those of renal transplantion.
Conclusions: ESRD treatment in children needs a high cost. Although the
costs for renal transplantation were very high, post renal transplantation costs
were lower than hemodialysis one’s. Distribution of medical financial resources
for treatment and setting up a healthcare program for ESRD patients are
needed.
Key words: Chronic renal failure; End stage renal disease; Renal
replacement therapy; Hemodialysis; Transplantation; Catastrophic health
expenditure.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận giai đoạn cuối (BTGĐC) (ESRD: End-Stage Renal
Disease) là một tình trạng rối loạn chức năng thận đã tiến triển đến giai
đoạn cuối mà sự hằng định nội mơi và sự sống có th ể khơng duy trì dài
hơn so với chức năng thận tự nhiên.
Theo báo cáo từ 12 trung tâm dữ liệu bệnh lý ở Châu Âu (2004) tỉ suất

mới mắc suy thận mạn (STM) 9,9/1.000.000 trẻ/năm.
Theo các báo cáo từ Hệ thống dữ liệu thận học Hoa Kỳ (USRDS) và Hội
liên hiệp ghép thận ở trẻ em tại Bắc Mỹ (NAPRTCS) vào năm 2005 tỉ suất
mới mắc BTGĐC ở Mỹ là 15/1.000.000 trẻ /năm và tỉ suất hiện mắc là
80/1.000.000 trẻ/năm.
Theo nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2001 đến năm 2005,
số bệnh nhi STM nhập viện trung bình là 4,8/1.000.000 trẻ/năm sinh sống
tại TP HCM.
Khi bệnh STM tiến triển đến giai đoạn BTGĐC thì các biện pháp điều trị
thay thế như: Chạy thận nhân tạo (CTNT), thẩm phân phúc mạc (TPPM)
hoặc ghép thận cần phải được thực hiện để duy trì cuộc sống cho bệnh
nhân (BN). Tuy nhiên, chi phí thực hiện các phương pháp này vẫn còn khá
cao.
Theo nghiên cứu ở Canada vào năm 1994, chi phí điều trị BTGĐC ở trẻ em
khơng có biến chứng là 35.677 USD/BN/năm cho TPPM lưu động liên tục,
36.494 USD/BN/năm cho TPPM tái lặp liên tục, 57.017 USD/BN/năm cho
CTNT, với trường hợp có biến chứng là 37.829 USD/BN/năm cho TPPM,
58.926 USD/BN/năm cho CTNT.


Theo nghiên cứu ở Mỹ vào năm 2001, chi phí trực tiếp liên quan y tế cho
điều trị BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT là 43.000 USD/BN/năm và
bằng phương pháp ghép thận là 14.000 USD/BN/năm.
Theo nghiên cứu tại Thái Lan từ năm 1996 đến năm 2006, chi phí trực
tiếp liên quan y tế trong một tháng ở trẻ em sau ghép thận: Tháng đầu tiên là
601 USD, sau 6 tháng 464 USD, sau 1 năm là 384 USD.
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào xác định chi phí trong việc điều trị
BTGĐC ở trẻ em. Do đó nghiên cứu này nhằm xác định chi phí điều trị BTGĐC
ở trẻ em bằng phương pháp CTNT và ghép thận tại khoa Thận-Nội Tiết
bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010.

PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CƯU
Nghiên cứu mô tả các trường hợp bệnh (case-series):
+ Nghiên cứu tiền cứu: Chi phí CTNT và sau ghép thận.
+ Nghiên cứu hồi cứu: Chi phí đợt ghép thận.
Đối với bệnh nhân CTNT
Chọn tất cả BN bị BTGĐC tại khoa Thận-Nội Tiết ở bệnh viện Nhi Đồng 2
TP HCM từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010 có 20 bệnh nhân thỏa tiêu
chuẩn :
+ Được chẩn đốn xác định là BTGĐC.
+ BN có hồ sơ bệnh án đầy đủ trong thời gian nghiên cứu.
+ CTNT định kì 2-3 lần/tuần.
+ Có cha mẹ hoặc người chăm sóc biết rõ những chi phí liên quan đến
điều trị.
Đối với bệnh nhân ghép thận
Chọn tất cả BN bị BTGĐC tại khoa Thận-Nội Tiết ở bệnh viện Nhi Đồng 2
TP HCM thỏa tiêu chuẩn:
+ Đang theo dõi điều trị sau ghép từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010.
+ BN có hồ sơ bệnh án đầy đủ.


Bảng 1: Các định nghĩa sử dụng
Chi phí trực tiếp liên quan y

Định nghĩa
Số lần chạy thận nhân tạo /tuần

tế trung bình một năm CTNT

Thuốc sử dụng: thuốc tạo máu, tháng


- Chí phi liên quan đến thuốc sử
dụng
- Chi phí thực hiện thủ thuật
- Tiền công trong mỗi đợt CTNT
- Y dụng cụ tiêu hao

kháng đông, thuốc hạ áp….
Đặt catheter, tạo shunt động mạch tĩnh
mạch, dây thở oxy, ống thông tiểu…)
Cơng khám bệnh, chích thuốc, truyền
dịch, thay băng, thay drap giường…
Tính theo số lượng sử dụng trong mỗi đợt
CTNT: bộ dây CTNT, màng lọc thận, dịch
lọc,bơm tiêm, kim, băng keo, găng tay
sạch và vơ trùng...

- Cận lâm sàng

Tính theo số lần thực hiện:
+ Công thức máu, chức năng đông máu...
+ Sinh hóa máu: CRP, AST, ALT, urê,
creatinine, ion đồ…
+ Nước tiểu: TPTNT, cấy nước tiểu, ion đồ
niệu, đạm niệu,...
+ Chẩn đốn hình ảnh: X-Quang, siêu âm...

Chi phí gián tiếp trung bình một

+ Khác: ECG, cấy máu....
Tổn thất về thu nhập của người chăm


tháng cho trẻ CTNT
Đánh giá tổn hại do chi tiêu y tế

sóc: lương tháng, số ngày nghĩ làm việc...
Bao gồm:

cho CTNT

+ Thu nhập bình quân hộ gia đình trong
năm.
+ Chi phí chi tiêu cho nhu cầu cơ bản cuộc
sống.
+ Phần chi phí cịn lại sau trừ đi nhu cần


cơ bản.
Chi phí trung bình của một đợt

+ Nguồn chi trả cho điều trị
Bao gồm:

ghép thận

+ Chi phí cận lâm sàng tiền phẫu.

- Thuốc

+ Chi phí thuốc Gây mê-Hồi sức.


- Cận lâm sàng

+ Chi phí cơng và dụng cụ tiêu hao.

- Cơng-dụng cụ tiêu hao

+ Chi phí thuốc trong thời gian hậu phẫu.
+ Chi phí cận lâm sàng trong thời gian hậu

Chi phí trực tiếp liên quan y tế

phẫu.
Bao gồm:

trung bình trong một năm sau ghép Thuốc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,
thận

thuốc hạ áp....

- Thuốc

Chi phí cận lâm sàng

- Cận lâm sàng

Tính theo số lần thực hiện:

- Cơng-dụng cụ tiêu hao

+ Công thức máu, chức năng đông máu...

+ Sinh hóa máu: CRP, AST, ALT, urê,
creatinine, ion đồ…
+ Nước tiểu: TPTNT, cấy nước tiểu, ion đồ
niệu, đạm niệu...
+ Chẩn đốn hình ảnh: X-Quang, siêu âm...
+ Khác: ECG, cấy máu....
Cơng-dụng cụ tiêu hao

Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập từ bệnh án nghiên cứu với các số liệu được mã hóa,
sau đó được nhập và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0. Các biến số định
lượng được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, trung vị (tứ
phân vị). Các biến số định tính, dưới dạng tỷ lệ và phần trăm.


Chúng tôi sử dụng phép kiểm Wilcoxon rank sum test để so sánh sự khác
biệt chi phí giữa hai nhóm, kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p ≤
0,05.
Các kết quả được tính như sau:
+ Chi phí trực tiếp trực liên quan y tế trung bình cho CTNT/BN/năm = (chi
phí trung bình thuốc/năm + chi phí trung bình cận lâm sàng/năm + chi phí
trung bình cơng-dụng cụ tiêu hao/ năm) ± Độ lệch chuẩn.
+ Tổn thất thu nhập/tháng = (số ngày nghỉ làm việc của người chăm sóc 1
x thu nhập bình qn/ngày người chăm sóc 1) + (số ngày nghỉ làm việc của
người chăm sóc 2 x thu nhập bình qn/ngày người chăm sóc 2) +…+ (số
ngày nghỉ làm việc của người chăm sóc n x thu nhập bình qn/ngày người
chăm sóc n).
* Thu nhập bình qn/ngày của người chăm sóc = lương tháng/số ngày
làm việc trong tháng.
+ Chi phí trung bình đợt ghép thận/BN = (chi phí trung bình thuốc sử

dụng + chi phí trung bình cận lâm sàng + chi phí trung bình cơng-dụng cụ tiêu
hao) ± Độ lệch chuẩn.
+ Chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình sau ghép thận/BN/năm = (chi
phí trung bình thuốc sử dụng/năm + chi phí trung bình cận lâm sàng/năm +
chi phí trung bình cơng-dụng cụ tiêu hao/ năm) ± Độ lệch chuẩn.
+ Để đánh giá tổn hại do chi tiêu kinh tế, chúng tôi dựa vào thu nhập của
mỗi hộ gia đình cịn lại sau khi đã trừ đi những chi tiêu cho các nhu cầu căn
bản. Nếu kết quả này so với chi tiêu cho y tế (tiền BN phải trả cho điều trị
sau khi đã được BHYT chi trả) lớn hơn hoặc bằng 40% thì gây ra tổn hại do
chi tiêu y tế(16).


KÊT QUA
Đặc điểm BN CTNT và ghép thận
Đối với bệnh nhân CTNT, đa số BN lúc bắt đầu CTNT và lúc khảo sát đều ≥
6 tuổi. Tuổi trung bình năm đầu CTNT là 9,4 ± 2,7 tuổi và vào thời điểm
nghiên cứu là 10,5 ± 2,9 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ: 1,5/1.
Đối với bệnh nhân ghép thận, 3/4 BN thực hiện ghép thận ở lứa tuổi 1115. Vào thời điểm nghiên cứu 3/4 BN ghép thận > 15 tuổi. Tuổi trung bình
năm đầu ghép thận là 12,0 ± 2,2 và vào thời điểm nghiên cứu là 16,0 ± 1,4
tuổi. Tỉ lệ nam /nữ: 1/1.
Về học vấn, 12/20 trẻ CTNT cấp 1. Hiện tại, tất cả BN bị BTGĐC điều trị
bằng phương pháp CTNT của mẫu nghiên cứu đều đã nghỉ học trong khi 3/4
trường hợp ghép thận đang học cấp 2. Tất cả BN ghép thận hiện vẫn còn đi
học.
Về nơi cư ngụ, hơn 4/5 các trường hợp CTNT cư trú ở các tỉnh. Các trường
hợp ghép thận cư trú TP HCM và tỉnh thành như nhau.
Tất cả BN CTNT đều có BHYT, 3/5 trường hợp có BHYT 95% và 4/5
trường hợp BTGĐC ở các BN CTNT kèm tăng huyết áp.
Chi phí điều trị BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT
Chi phí trực tiếp liên quan y tế cho điều trị BTGĐC ở trẻ em bằng

phương pháp CTNT trung bình
Là 98.875.360 ± 12.298.340, trung vị là 98.202.470 (89.082.840106.498.400) VNĐ/ BN/năm. Hơn 2/3 tiền chi phí liên quan thuốc (bảng 2).
Bảng 2: Chi phí trực tiếp liên quan y tế cho CTNT/BN/năm
Các khoản chi Chi phí trung bình ± độ lệch
Thuốc
Cơng-dụng cụ
tiêu hao

Chi phí trung vị

Tỷ lệ

chuẩn (VNĐ/năm)
67.310.150 ± 11.094.420

(tứ phân vị) (VNĐ/năm) (%)
65.333.350
68,1

25.400.800 ± 2.558.420

(58.718.960-73.983.970)
26.217.220
(25.592.330-26.732.460)

25,7


Các khoản chi Chi phí trung bình ± độ lệch
Cận lâm sàng

Tổng cộng

chuẩn (VNĐ/năm)
6.164.400 ± 523.432
98.875.360 ± 12.298.340

Chi phí trung vị

Tỷ lệ

(tứ phân vị) (VNĐ/năm) (%)
6.129.900
6,2
(5.848.300-6.459.300)
98.202.470

100,0

(89.082.840-106.498.400)

Chi phí trực tiếp liên quan y tế 1 năm điều trị BTGĐC kèm tăng huyết áp
cho CTNT (102.029.200 ± 11.668.780 VNĐ/BN/năm) cao hơn BTGĐC không
kèm tăng huyết áp (86.260.150 ± 3.445.304 VNĐ/BN/năm) với p<0,05.
Chi phí gián tiếp trung bình trong một tháng cho điều trị BTGĐC ở trẻ
em bằng phương pháp CTNT
10/20 trường hợp nghề nghiệp người chăm sóc chính là cơng nhân. Cịn
lại có 4 người làm ruộng, 4 làm nghề bn bán và 2 nhân viên văn phịng.
Chi phí gián tiếp liên quan đến tổn thất thu nhập người chăm sóc cho
CTNT trung bình là 1.879.240 ± 897.600, trung vị là 1.570.000 (1.200.0002.895.000) VNĐ/BN/tháng.
Đánh giá tổn hại do chi tiêu y tế đối với gia đình BN do điều trị BTGĐC ở

trẻ em bằng phương pháp CTNT (bảng 3)
- Trường hợp BN có BHYT 80% thì số tiền gia đình chi trả thấp hơn gần 5
lần so với không BHYT.
- Trường hợp BN có BHYT 95% thì số tiền gia đình chi tr ả th ấp h ơn 20
lần so với không BHYT
Bảng 3: Chi phí trực tiếp liên quan y tế theo BHYT cho CTNT/BN/năm
Chi phí trung bình ± độ lệch Chi phí trung vị (tứ phân vị)
chuẩn (VNĐ/năm)
Khơng có BHYT

98.875.360 ± 12.298.340

BHYT 80%

20.453.250 ± 3.080.937

(VNĐ/năm)
98.202.470
(89.082.840-106.498.400)
19.706.270


Chi phí trung bình ± độ lệch Chi phí trung vị (tứ phân vị)
chuẩn (VNĐ/năm)
BHYT 95%

4.846.234 ± 545.117

BHYT 80%-95%


16.293.090 ± 1.861.419

(VNĐ/năm)
(17.954.700-23.270.860)
4.777.309
(4.475.836-5.172.315)
16.293.090
(14.976.870-17.609.310)

Đánh giá tổn hại do chi tiêu y tế cho CTNT/BN/năm
12/20 (60%) gia đình BN phải tổn hại do chi tiêu y tế. Xét theo từng loại
BHYT:
+ 1/20 trường hợp BN < 6 tuổi được BHYT chi trả 100% không chịu tổn
hại do chi tiêu y tế.
+ 5/20 trường hợp BN có BHYT 80% thì tất cả chịu tổn hại do chi tiêu y
tế.
+ 2 trường hợp có BHYT 80% sau đó lên 95% đều tổn hại do chi tiêu y tế
+ Với các trường hợp BHYT 95% thì 5/12 (41,7%) gia đình BN tổn hại do
chi tiêu y tế.
Tất cả gia đình BN đều dùng tiền tiết kiệm để chi trả cho điều trị. 3/4
trường hợp trường hợp phải vay mượn để chi trả cho điều trị. 3/4 trường
hợp phải xin trợ giúp từ nguồn từ thiện.
Chi phí điều trị BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp ghép thận:
Chi phí trực tiếp liên quan y tế của 1 đợt ghép thận
Chi phí trực tiếp trung bình của 1 đợt ghép thận liên quan ngành y tế là
174.087.700 ± 24.815.680, trung vị 173.176.300 (152.691.800-195.483.600)
VNĐ. Trong đó, hơn 1/2 chi tiêu do thuốc (bảng 4).
Bảng 4: Chi phí trực tiếp liên quan y tế của 1 đợt ghép thận



Các khoản chi

Chi phí trung bình (VNĐ)

Thuốc

89.227.950 ± 20.359.470

Cận lâm sàng

31.132.870 ± 5.212.618

Cơng-dụng cụ

53.726.900 ± 1.426.942

Tổng cộng

174.087.700± 24.815.680

Chi phí trung vị (VNĐ)
91.662.430
(72.018.710- 106.437.200)
31.559.650
(27.916.200- 34.349.550)
53.934.400
(52.756.900-54.696.900)
173.176.300
(152.691.800-195.483.600)


Tỷ lệ
(%)
51,2
17,9
30,9
100,0


Chi phí trực tiếp liên quan y tế trong một năm sau ghép thận
Chi phí trực tiếp liên quan y tế sau ghép thận trung bình là 69.080.030 ±
15.670.180, trung vị là 67.962.140 (55.686.820-82.473.230) VNĐ/BN/năm.
Trong đó chi phí liên quan đến thuốc chiếm tỉ lệ rất cao gần 90% (bảng 5).
Bảng 5: Chi phí trực tiếp liên quan y tế sau ghép thận BN/năm
Các khoản chi
Thuốc
Cận lâm sàng
Tổng

Chi phí trung bình

Chi phí trung vị

Tỷ lệ

(VNĐ/năm)

(VNĐ/năm)
59.624.490

(%)


61.292.530 ± 16.095.400
7.787.500 ± 1.521.903

(47.662.820-74.922.230)
7.574.500

69.080.030 ± 15.670.180

(6.508.500-9.066.500)
67.962.140

88,7
11,3

100,0
(55.686.820-82.473.230)
So sánh chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình trong một năm cho
điều trị BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT và ghép thận
Chi phí trung bình liên quan y tế trong một năm CTNT (98.875.360 ±
12.298.340 VNĐ/năm) cao hơn so với ghép thận (69.080.030 ± 15.670.180
VNĐ/năm) với p < 0,05.


BÀN LUẬN
Chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình trong một năm cho điều trị
BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT
Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế trung bình là 98.875.360 ± 12.298.340
VNĐ/BN/năm. Trong đó tiêu tốn do tiền thuốc chiếm hơn 2/3 so với các
khoản tiêu tốn khác. Lý giải cho chi phí cao này chúng tơi nhận thấy do chi

phí cho các thuốc tạo máu ở BN BTGĐC khá cao mà mỗi BN đều sử dụng
thuốc này lúc CTNT.
Khoản chi trả cho tiền công-dụng cụ tiêu hao chiếm hơn 1/4 chủ yếu cho
chi phí màng lọc vì mỗi màng lọc dùng trung bình từ 5 đến 6 lần chạy thận
phải thay mới.
Chi phí cận lâm sàng là thấp nhất do phần lớn các BN CTNT tương đối ổn
định nên chỉ thực hiện chủ yếu là các xét nghiệm sinh hóa thơng thường
(như chức năng gan, thận, ion đồ…) để đánh giá tình trạng BN trước và sau
chạy thận.
Theo nghiên cứu ở Canada vào năm 1994, chi phí liên quan y tế cho điều
trị BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT là 57.017 USD/BN/năm. Nếu
ước tính giá USD thời điểm này (1 USD = 11.900 VNĐ) thì tương đương với
678.502.300 VNĐ cao hơn gấp 6,6 lần so với kết quả nghiên cứu của chúng
tơi.
Theo nghiên cứu ở Mỹ vào năm 2001, chi phí liên quan y tế do điều trị
BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT là 43.000 USD/BN/năm. Nếu ước
tính giá USD thời điểm này (1 USD = 15.500) thì tương đương với
637.088.000 VNĐ cao hơn gấp 6,2 lần so với kết quả nghiên cứu của chúng
tơi.
Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do chi phí cho các dịch vụ chăm sóc y tế
tại các nước phát triển (Canada, Mỹ...) cao hơn, tiêu tốn nhiều hơn tại Việt
Nam. Tính theo bình quân thu nhập đầu người tại Canada vào năm 1994 là


19.093,77 USD thì khoản chi trả chiếm gấp gần 3 lần thu nhập bình quân
đầu người, tại Mỹ vào năm 2001 là 35.314,63 USD thì khoản chi trả chiếm
1,2 lần thu nhập bình quân đầu người. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của
chúng tơi với bình qn thu nhập đầu người Việt Nam vào năm 2009 là
19.462.000 VNĐ cao gấp 5 lần do thu nhập ở nước ta còn thấp.
Như vậy gia đình phải chi trả một khoản chi phí y tế rất lớn so với thu

nhập cho điều trị BTGĐC ở trẻ em.
Chi phí gián tiếp trung trong một tháng cho điều trị BTGĐC ở trẻ em
bằng phương pháp CTNT từ 7/2009 đến tháng 8/2009
Chi phí gián tiếp thực tế bao gồm các khoản chi liên quan đến tổn thất do
tử vong, do thời gian nằm viện... Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên nghiên
cứu của chúng tơi về chi phí gián tiếp chỉ được tính dựa trên tổn thất thu
nhập trong một tháng. Nhưng nghiên cứu của chúng tơi là ở trẻ em, các bé
vẫn cịn là học sinh nên chúng tơi tính chi phí gián tiếp chủ yếu dựa trên
những tổn thất thu nhập do phải nghỉ làm việc của người chăm sóc chính
trong một tháng theo dõi liên tục.
So với thu nhập bình quân cả nước hàng tháng là 995.200 VNĐ theo Tổng
cục thống kê năm 2008 thì khoản tổn thất thu nhập cao gấp gần 1,6 lần là
do tất cả người chăm sóc trẻ đều có việc làm và đều bị ảnh hưởng do nghỉ
làm để chăm sóc. Thêm vào đó, đối với hơn 4/5 BN cư trú ngồi TP HCM,
nhằm chăm sóc trẻ được thuận lợi và giảm chi phí di chuyển, đa số người
chăm sóc chính cho trẻ đều nghỉ làm và sinh sống ở hành lang bệnh viện.
Như vậy, phần lớn người chăm sóc có thu nhập thấp, ngồi chi trả cho
khoản chi phí điều trị cho trẻ ở bệnh viện, gia đình cịn phải tổn thất một
khoản tiền cao do mất thu nhập vì phải chăm sóc trẻ, điều này đã ảnh
hưởng đến kinh tế gia đình.


Đánh giá tổn hại do chi tiêu y tế đối với gia đình BN cho điều trị BTGĐC
ở trẻ em bằng phương pháp CTNT
Bất kì chi phí y tế nào đe dọa đến nguồn tài chính của hộ gia đình nhằm
duy trì nhu cầu cơ bản của sự sống được gọi là tổn hại do chi tiêu y tế. Tổn
hại do chi tiêu y tế nếu chi phí bệnh tật lớn hơn hoặc bằng 40% phần thu
nhập còn lại của hộ gia đình sau khi trừ đi những chi tiêu cho các nhu cầu cơ
bản. Chúng tôi dựa vào kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình theo số liệu
của tổng cục thống kê Việt Nam năm 2008 để xác định thu nhập của hộ gia

đình và chi tiêu cho nhu cầu cơ bản của hộ gia đình.
Trong nghiên cứu của chúng tơi tất cả BN đều có BHYT chi trả chủ yếu là
hai loại 80% và 95%, chỉ tính đến chi phí trực tiếp liên quan y tế chưa tính
đến chi phí trực tiếp khơng liên quan y tế và chi phí gián tiếp đã có đến 60%
gia đình BN chịu tổn hại do chi tiêu y tế. Giả sử nếu BN khơng có BHYT thì số
tiền mà gia đình phải chi trả cho CTNT trung bình 98.875.360 ± 12.298.340
VNĐ/BN/năm gấp 5 lần nếu khơng có BHYT 80% và gấp đến 20 lần nếu
khơng có BHYT 95% như vậy tổn hại cho gia đình có BN BTGĐC sẽ là rất lớn.
Tương tự nghiên cứu ở các nước phát triển, trong nghiên cứu của chúng
tơi, chi phí điều trị BTGĐC ở trẻ em nói riêng hay bệnh mạn tính nói chung là
yếu tố quan trọng gây nên tổn hại do chi tiêu y tế cho gia đình BN, góp phần
đẩy những gia đình BN vốn có kinh tế khó khăn đến gần bên bờ vực của sự
nghèo khổ. BHYT, chính sách y tế, chính sách xã hội hỗ trợ cho những trường
hợp này là rất cần thiết.
Chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình trong một năm sau ghép thận
Theo báo cáo ở Mỹ năm vào 2001, chi phí liên quan y tế do điều trị BTGĐC
ở trẻ em bằng phương pháp ghép thận là 14.000 USD/BN/năm. Nếu ước
tính giá USD thời điểm này thì tương đương với 207.424.000 VNĐ cao hơn
gấp 2,6 lần so với kết quả nghiên cứu của chúng tơi. Sở dĩ có sự chênh lệch
như vậy là do chi phí cho các dịch vụ chăm sóc y tế tại Mỹ cao hơn, tiêu tốn


nhiều hơn tại Việt Nam. Đồng thời thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ vào
năm 2001 là 35.314,63 USD thì khoản chi trả sau ghép thận thấp hơn thu
nhập bình quân đầu người khoảng 2,5 lần. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi
khi so sánh thu nhập bình qn đầu người Việt Nam vào năm 2009 là
19.462.000 VNĐ cao gấp 4 lần do thu nhập ở nước ta còn thấp.
Điều đó cho thấy Mỹ là một nước phát triển, thu nhập bình quân đầu
người cao nên BN và gia đình có khả năng chi trả cho chi phí liên quan y tế
sau ghép thận. Ngược lại, Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình

qn đầu người cịn thấp nên số tiền mà BN và gia đình phải trả cho chi phí
liên quan y tế sau ghép thận là rất lớn.
So sánh chi phí trực tiếp liên quan y tế trung bình trong một năm cho
điều trị BTGĐC ở trẻ em bằng phương pháp CTNT và ghép thận.
Theo các nghiên cứu Mỹ vào năm 2001 tiêu tốn chi phí liên quan y tế do
điều trị BTGĐC trẻ em bằng phương pháp CTNT là 43.000 USD/BN/năm
(637.088.000 VNĐ/BN/năm) so với ghép thận chỉ tốn 14.000
USD/BN/năm (207.424.000 VNĐ/BN/năm). Như vậy, chi phí của CTNT cao
hơn so với chi phí ghép thận, điều này tương tự như nghiên cứu của chúng
tôi.
Đồng thời trong nghiên cứu Mỹ vào năm 2001, khi phân tích chúng tơi
nhận thấy rằng với thu nhập bình qn đầu người ở Mỹ vào năm 2001
(35.314,63 USD) so với chi trả cho CTNT một năm (43.000 USD) thì thấp hơn
1,2 lần nhưng so với ghép thận (14.000 USD) thì cao gấp 2,5 lần, điều đó cho
thấy sau ghép thận chi phí điều trị thấp hơn và khả năng gia đình chi trả tốt
hơn.
Như vậy so với CTNT mặc dù BN phải chi trả khoản rất lớn cho đợt ghép
thận, nhưng sau đó khoản chi phí điều trị sau ghép thận thấp hơn CTNT
đồng thời chất lượng cuộc sống của BN cũng được nâng cao.


KÊT LUẬN
Chi phí BTGĐC ở trẻ em là một tổn hại lớn cho gia đình và xã hội vì thế sự
phân bố ngân sách y tế phù hợp để hỗ trợ cho việc điều trị là rất quan trọng.
Cần mở rộng mức độ bao phủ của BHYT, vận động sự trợ giúp của những
quỹ hỗ trợ người nghèo và các tổ chức từ thiện để giúp đỡ cho gia đình BN và
nên thiết lập một chương trình phịng chống suy thận cũng như quản lý BN
STM làm chậm tiến triển đến giai đoạn BTGĐC.

TÀI LIỆU THAM KHAO

1.

Avner, B.A.V.E.D., 2007: Renal Failure, in Nelson Textbook of Pediatrics,
Robert, M.K., Richard, E.B., Jenson, H.B., Editor. Elsevier. p. 2210-2213.

2.

A History in Vietnam Exchange Rates, NameMoney. 09/12/2009;
Available from: />link=1&ascend_header=1&lid=Track

3.

Coyte, P.C., et al., 1996. An economic evaluation of hospital-based
hemodialysis and home-based peritoneal dialysis for pediatric patients.
Am J Kidney Dis. 27(4): p. 557-65.

4.

Cục Đơng Á-Thái Bình Dương, 2010, 03/04/2010; Available from:
/>
5.

Economy
Statistics,
1995,
12/11/2009;
Available
from:
/>
6.


Economy
Statistics,
2002,
12/11/2009;
Available
from:
/>
7.

Eileen, W.T. and Robert, B.E., 2010: Kidney Transplantation in Children,
in Handbook of Kidney Transplantation, Danovitch, G.M., Editor. 2.
Lippincott Williams & Wilkins. p. 356-388.

8.

Furth, S.L., et al., 2001: The impact of dialysis and transplantation on
children. Adv Ren Replace Ther. 8(3): p. 206-13.


9.

Mong Hiep, T.T., et al., 2008: Etiology and outcome of chronic renal
failure in hospitalized children in Ho Chi Minh City, Vietnam. Pediatr
Nephrol. 23(6): p. 965-70.

10.

Su, T.T., Kouyate, B. and Flessa, S., 2006: Catastrophic household
expenditure for health care in a low-income society: a study from Nouna

District, Burkina Faso. Bull World Health Organ. 84(1): p. 21-7.

11.

Sumboonnanonda, A., et al., 2008: Pediatric kidney transplantation
in Thailand: experience in a developing country. Transplant Proc. 40(7): p.
2271-3.

12.

Tổng cụ thống kê, 2009, 12/11/2009: Kết quả khảo sát mức sống
hộ gia
đình
năm
2008;
Available
from:
/>
13.

Van der Heijden, B.J., et al., 2004: Renal replacement therapy in
children: data from 12 registries in Europe. Pediatr Nephrol. 19(2): p. 21321.

14.

Việt Báo, 2002, 12/10/2009; Available from: />
15.

Waters, H.R., Anderson, G.F. and Mays, J., 2004: Measuring financial
protection in health in the United States. Health Policy. 69(3): p. 339-49.


16.

WHO, 2005: Designing health financing systems to reduce catastrophic
health
expenditure,Technical
briefs for
policy
makers,
in
WHO/EIP/HSF/PB/05.02. Geneva.



×