Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 231 trang )

BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN

MOET
D ự ÁN PHÁT TRIẺN GIÁO VIÊN THPT & TCCN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐINH TRÍ DŨNG (chủ biên)
NGƠ THỊ QUỲNH NGA

VĂN HỌC VIỆT NAM

Tự M U THẾ KỶ XX ĐẾN 1
(LƯU HÀNH NỘI Bộ)

09

609


BỌ GIÁO DỤC V À ĐÀO TẠO

NGÀN HÀNG PHÁT TRỊẾN CHÂJ Á

MOET

ADB

D ự ÁN PHÁT TRIỀN GIÁO VIÊN THPT & TCCN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC/INH
ĐINH TRÍ DŨNG (chủ biên)
NGỔ THỊ QUỲNH NGA


VỊN HỌC
V llT
n am
t


w VẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945
(LƯU HÀNH NỘI BỌ)

HÀ NỘI - 20 Và-


3

Vãn học Việt N am từ đầu thế kỷ X X đến 1945

M Ụ C LỤC
Trang

Lời nói đầu......................................................................................................................5
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦƯ THẾ
KỶ XX ĐẾN 1945........................................................................................................ 7
Chương 1. Bối cảnh lịch sử-xã hội-văn hóa, q trình vận động, đặc điểm
và thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945
(Đinh Trí D ũng ..............................................................................................................9
Chương 2. Ba trào lưu văn học chủ yếu: văn học lãng mạn, văn học hiện thực
phê phán, văn học cách mạng vơ sản (Đinh Trí D ũng).........................................29
PHẦN THỬ HAI: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪĐẦƯ
TK XX ĐẾN 1930......................................................................................................57
Chương 3. Phan Bội Châu (Ngô Thị Quỳnh N ga)................................................. 59

Chương 4. Tản Đà (Ngô Thị Quỳnh Nga)................................................................81
Chương 5. Hồ Biểu Chánh (Ngô Thị Quỳnh Nga)..................................................93
PHẦN THỨ BA: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
TỪ 1930 ĐẾN 1945..................................................................................................105
Chương 6. Xuân Diệu (Đinh Trí Dũng)................................................................ 107
Chương 7. Thạch Lam (Đinh Trí Dũng)................................................................119
Chương 8. Nguyễn Tuân (Đinh Trí D ũng)........................................................... 129
Chương 9. Nguyễn Cơng Hoan (Đinh Trí Dũng)................................................ ỉ 35
Chương 10. Vũ Trọng Phụng (Đinh Trí D ũng)....................................................147


r

4_______________________________Văn học Việt Nam từ dầu thế kỷ XX đến 1945
Chương 11. Nam Cao (Đinh Trí Dũng)................................................................. 167
Chương 12. Nguyên Hồng (Đỉnh Trí D ũng)........................................................ ỉ 87
Chương 13. Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chi Minh
(Đỉnh Trí D ũng)........................................................................................................ì 97
Chương 14. Tập thơ Từ ẩy của Tố Hữu (Đinh Trí D ũng)...................................219


Văn học V iệt Nam từ đầu thế kỷ X X dến 1945

5

LỜ I NÓI ĐẲU

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học nói
chung, các trường đại học sư phạm nói riêng đã chuyến từ phương thức đào
tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo mới này có

tính mềm dẻo, linh hoạt, đâ tạo điều kiện cho sinh viên có thể tự lựa chọn thời
gian, lịch trinh... học tập phù họp với bản thân. Tuy nhiên, đào tạo theo tín chỉ
cũng địi hỏi cao ở sinh viên khả năng tự học, tự nshiên cứu.
Sau khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới, các trường đại học
đã tiến hành xây dựng lại chương trình, viết lại giáo trình. Trong chương trình
ngữ văn đại học sư phạm hiện nay, phần văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế
kỷ XX đến 1945 được chia làm một hoặc hai học phần (từ đầu thế kỷ XX đến
1930 và từ 1930-1945). Giáo trình này, trên quan điểm mới về phân kỳ văn
học, chủ trương từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là một thời kỳ văn học. Vì vậy,
chúng tơi cổ gắng trình bày những đặc điểm chung của văn học thời kỳ này
trong một cái nhìn hệ thống, xuyên suốt, tuy nhiên, cũng không bỏ qua đặc
điểm riêng của văn học từng giai đoạn; giai đoạn giao thời 1900-1930 và giai
đoạn 1930-1945.
Trong quá trinh biên soạn, các tác giả cỏ tham khảo một số giáo trình
trước đây viết về văn học thời kỳ này, đồng thời cũng tiếp thu những thành
tựu mới trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thể kỷ X X đến
1945, thể hiện tinh thần đổi mới trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, vì hướng tới
phục vụ đào tạo theo tín chỉ, chúng tơi chủ trương trình bày các kiến thức một
cách hệ thống, tinh giản, chú ý những vấn đề trọng tâm. M ỗi chương của giáo
trình, ngồi phần nội dung, có thêm phần yêu cầu cần đạt và phần hướng đẫn
học tập, trong đó có giới thiệu các tài liệu tham khảo chính, các câu hỏi, bài
tập thực hành, tự nghiên cửu. Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự:
các giáo trình, các sách chuyên khảo, các sách đọc thêm. Phần câu hỏi, bài tập


6

Văn học V iệt N am từ đầu thế kỷ X X đến 1945

thực hành, tự nghiên cứu chỉ nên xem là những gợi ý, người dạy có thể thêm

bớt, thay đối cho phù hợp với tình hình thực tế.
Giáo trình có cấu trúc gồm ba phần lớn. Phần thứ nhất: Khải quát
chung về về vấn học Việt Nam từ đầu thế kỷ X X đến 1945. Ở phần này, ngoài
chương đầu giới thiệu chung về bối cảnh lịch sử-xằ hội- văn hóa, q trình
vận động, đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kv XX đến
1945, chúng tơi trình bày thêm chương hai: Ba trào hru văn học chủ yếu: vồn
học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán, vồn học cách mạng vô sản. Việc
giới thiệu chung cả ba trào lưu văn học trong một chương m à không tách
thành ba chương riêng rẽ như một số cuốn giáo trình trước đây là vừa nhằm
tinh giản kiến thức, vừa để người học có cái nhìn đổi sánh cần thiết. Phần thứ
hai: Văn học Việt N am giai đoạn từ đầu thế kỷ X X đến 1930, chúng tơi trình
bày ba tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu (khuynh hướng văn học yêu nước,
cách mạng cùa các nhà nho duy tân), Tản Đà (m ở đầu cho khuynh hưởng lãng
mạn), Hồ Biểu Chánh (m ở đầu cho khuynh hướng hiện thực). Phần thứ ba:
Vân học Việt Nam giai đoạn (ừ ỉ 930 đến Ị 945, chúng tôi chọn các hiên tượng,
các tác gia tiêu biểu của ba trào lưu văn học: văn học lãng mạn, văn học hiện
thực phê phán, văn học cách mạng vơ sản.
G iáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) cố
gắng kế thừa những ưu điểm của các giáo trình viết về văn học thời kỳ này
trước đó. Tuy nhiên, với mục tiêu phục vụ cho việc đào tạo giáo viên trung
học phổ thơng theo phương thức tín chỉ, giáo trình có định hướng và cách
trình bày riêng. Trong quá trình biên soạn, các tác già đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên khơng thể nào tránh khỏi những sai sót nhất định. M ong nhận được
sự góp ý, bổ sung của các giảng viên và sinh viên sử dụng giáo trình, để các
tác giả có thể sửa chữa, nâng cao chất lượng trong những lần in sau.

CÁC TÁC GIẢ


Vân học V iệt N am từ dầu thế kỷ X X đến 1945


PHÀN TH Ú NHẤT

KHÁI QUÁT VÈ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ
m

a

ĐÀU THÉ KỶ XX ĐÉN CÁCH MẠNG
THÁNG 8 NĂM 1945


8

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945


Văn học Việt Nam từ dầu thế kỷ X X đến 1945

9

Chương 1
BÓI CẢNII LỊCH s ử - XÃ H ộ ĩ - VĂN HĨA, Q TRÌNH VẬN ĐỘNG,
ĐẶC ĐIẺM VÀ THÀNH Tựu CỦA VĂN HỌC VĨỆT NAM
T Ừ ĐẦU TH Ế KỶ XX ĐẺN 1945

A. YÊU CẦU CẢN ĐẠT
«

- Nắm được bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng đầu thế kỷ XX đến

1945, những tác động của bối cành ấy đển sự hình thành, phát triển của văn học.
- Các chặng đường của hiện đại hóa văn học, thành tựu chủ yếu của mỗi
giai đoạn, mỗi trào lưu văn học.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học aiai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945.
- Đánh giá được vị trí cùa thời kỳ văn học này trong lịch sử vãn học dân

B. NỘI DUNG
I, BÓI CẢNH LỊCH s ử , XÃ HỘI, VẢN HÓA
1. Sự khủng hoảng đtrịng lối cứu nưóc nhũng th ập kỷ đầu thế kỉ XX và sự
ra đòi của Đ ảng cộng sản Đông Dương năm 1930
Ở Việt Nam, xã hội phong kiến tồn tại trong suốt 10 thế kỷ. Bước vào đầu
thế kỷ XX, sau hai mươi năm đốc sức đánh dẹp các phong trào yêu nước, tổ chức
bộ máy cai trị, thực dân Pháp cơ bản đã làm xong cơng việc bình định. Xã hội
Việt Nam đã chuyển sane; một hình thái mới: xã hội thực dân nửa phong kiến.
Đông Dương trở thành nơi bọn thực dân vơ vét tài ngun và bóc lột nhân cơng
rè mạt. Các tầng lớp nhân dân sống vô cùng khổ cực, tăm tối.
Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều phong trào giải phóng dân tộc
với những con đường khác nhau: Con đường duy tân kết hợp với bạo động vũ
trang của Phan Bội Châu; Con đường cải lương của Phan Châu Trinh; Con


10

Văn học V iệt N am từ đầu thế kỷ X X đ ến 1945

đường cách mạng tư sản của Việt Nam quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học.
Các phong trào giải phóng dân tộc này cuối cùng đều bế tắc và thất bại. Xã hội
đang khủng hoảng về đường lối cứu nước. Hiện thực lịch sử này đã đẫn đến sự ra
đời của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930. Sự ra đời của Đảng đã đáp ứng
những đòi hỏi của cuộc sổng, tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giai

cấp. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt lịch sử, chấm dứt những bế tắc trong
đường lối lãnh đạo, đồng thời cũng tác động mạnh đến đời sống văn học, làm
xuất hiện trào lưu văn học cách mạng vô sản.
2. Biến động trong kết cấu xã hội và sự tác động đến đời sống văn học
Cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp trong xã
hội Việt Nam đã cố những thay đổi rất lớn. Nhiều giai cấp mới xuất hiện và vị trí
xã hội của các giai cấp cũng có sự thay đổi. Đến thời kì 1930 - 1945, sự phân
hoá giai cấp càng trở nên rõ rệt, sâu sắc hơn. Tất cả các giai cấp đều có ý thức sử
dụng văn học làm vũ khí đấu tranh. Xã hội phong kiến tồn tại hai giai cấp chính:
địa chủ phong kiến và nơng dân. Trong đó, giai cấp địa chù phong kiến nắm giữ
về ruộng đất, giai cấp nông dân là những người lao động làm thuê, nộp tô thuế.
Thời kỳ thực dân nửa phong kiến, hai giai cấp này vẫn tồn tại. Tuy nhiên, giai
cấp địa chủ phong kiến đến lúc này đã mất vai trò lịch sử, trở thành tay sai của để
quốc. Do đó, chúng đã trở thành đối tượng đả kích của nhiều xu hướng, trào lưu
văn học khác nhau. Văn học cách mạng coi phong kiến là kẻ thù: “Thực dân địa
chủ một bầy/ Chúng là thú vật còn ta là người” ... Văn học hiện thực phê phán
cũng hướng sự đả kích mãnh liệt vào bọn địa chủ phong kiến. Ngô Tất Tố miêu
tả vợ chồng Nghị Quế với nhiều nét xấu xa, bỉ ổi, với cái nhìn khinh bỉ. Nhân vật
Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao điển hình cho tầng lóp địa
chủ, cường hào ở nơng thơn với bản chất xấu xa, độc ác, nham hiểm. Đ ịa chủ
phong kiến còn xuất hiện trong văn học ỉãng mạn, nhưng chủ yếu bị đả kích ờ
góc độ lễ giáo phong kiến (tiêu biểu là trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn).
Giai cấp nơng dân là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất. Họ trở thành mối
quan tâm hàng đầu của vãn học giai đoạn này. Tiểu thuyết Tự lực văn đồn,
khơng thể làm ngơ trước thực trạng của nơng dân, ít nhiều có sự cảm thơng nhất
định, nhưng cái nhìn của họ thường là cái nhìn của người bề trên thương xót kẻ
dưới. Họ khơng thấu hiểu và khơng đủ sự cảm thông đối với người nông dân lao


V ă n iọ c V iệt N am từ đầu thế kỷ X X đến 1945


11

độnj. Trong văn học hiện thực phê phán, các tác giả có sự đồng cảm sâu sắc,
nhiềi lúc cịn nhìn thấy vẻ đẹp của người nơng dân, tuy nhiên khơng phải khơng
có mững cái nhìn lệch lạc. Có thể nói văn học hiện thực đã để lại một khối lượng
tác Ịhẩm xuất sắc viết về người nông dân lao động.
Thời kỳ này xã hội xuất hiện thêm nhiều giai cấp mới. Giai cấp tư sản với
số lrợng khơng nhiều. Tư sản Việt Nam nhìn chung nghèo nàn về kinh tế, lực
lượig yếu ớt, tư tưởng chính trị mang tính chất cải lương, thoả hiệp với thực dân
Phá). Tư sàn Việt Nam phần lớn là tư sản kiêm địa chủ, vừa kinh doanh ở thành
phổ vừa mua ruộng đất ở nông thôn. Trong đời sống vãn học, giai cấp này cũng
tạo a được tiếng nói của minh. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thể hiện quan điểm
cải ương về mặt xã hội của giai cấp tư sản. Văn học hiện thực phê phán Việt
Nan viết rất ít về giai cấp tư sản. Tuy nhiên, có một nhà vãn hiện thực rất am
hiểu viết rất sổng động về giai cấp này, đó là Vũ Trọng Phụng.
Giai cấp công nhân ngay từ khi ra đời đã chịu ảnh hưởng của phong trào
yêuiước chống thực dân. Cho đến những năm 20 của thế kỷ XX, giai cấp công
nhâi được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành giai cấp tiên phong lãnh
đạoohong trào giải phóng dân tộc. Bộ phận văn học cách mạng vô sản (lưu hành
bí nật) chính là tiếng nói của giai cấp này. Tuy nhiên, ở văn học cơng khai, hình
ànhigười cơng nhân trong văn học dường như chưa tương xứng với địa vị xã hội
của họ - Tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai là tác phẩm đầu tiên viết về đề tài
nguri cơng nhân. Ngay từ khi ra đời nó đã nhận được nhiều lời ca ngợi. Cuốn
tiểuthuyết đã phản ánh được ít nhiều hiện thực đời sống của những người công
nhâi hầm mỏ. Tuy nhiên, tác giả tỏ ra không am hiểu nhiều đời sổng người cơng
nhâi, có chỗ nhấn mạnh quá đà cái nhếch nhác, bệ rạc của họ.
Cùng với sự mở rộng của bộ máy cai trị, tầng lớp tiểu tư sản cũng ngày
càn; đông thêm. Đây là tầng lóp xã hội có đời sống bấp bênh, thường xuyên bị
đe iọa bởi thất nghiệp, phá sản, bởi thế nhìn chung họ có tinh thần cách mạng.

Nhing họ cũng dễ dao động theo hồn cảnh. Đây chính là tầng lớp có vai trị rất
quai trọng đối với đời sống văn học công khai trước cách mạng. Họ vừa là tác
giả.vừa là công chúng của nhiều xu hướng văn học khác nhau: phong trào Thơ
m á văn học hiện thực phê phán, Tự lực văn đoàn... Một số tác giả của dịng vãn
họccách mạng cũng xuất thân từ tầng lóp tiểu tư sản.


12

Vân học V iệt Nam từ đầu thế kỷ X X đến 1945

3. Tình hình văn hóa, tư tưởng
Cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt cũng thể hiện trên lĩnh vực văn hố. Các
giai cấp đều có ý thức sử dụng văn hố như một thứ vũ khí để bảo vệ quyền lợi
cho giai cấp mình, v ề phía thực dân Pháp, chúng thực hiện chính sách ngu dân,
hạn chê việc học hành, dẫn đến 90 % dân số Việt Nam trước cách mạng mù chữ.
Chúng quản lí chặt chẽ báo chí, xuất bản, bóp nghẹt tự do ngơn luận. Chì có giai
đoạn ngắn từ 1936 đến 1939, do áp lực của phong trào dân chủ nên khơng khí có
dễ thở hơn. Bởi vậy, nhiều tiểu thuyết tiến bộ, đặc sắc, có tinh thần phê phán
mãnh liệt đều ra đời trong thời gian này: s ố đỏ, Vỡ đê, Tắt đèn... Bên cạnh đỏ,
thực đân Pháp còn triệt để sử dụng vũ khí văn hóa: cho ra đời hoặc dịch thuật
nhiều tác phẩm chổng cộng, đề cao nho giáo, tuyên truyền mê tín dị đoan...
Từ 1930 trở đi, văn hỏa tư sản, tiểu tư sản ở Đông Dương phát huy ảnh
hường do giai cấp tư sản khơng cịn làm cách mạng dân tộc mà chuyển sang đấu
tranh băng văn hoá. Văn hoá tư sản, tiểu tư sản dựa trên việc đề cao chủ nghĩa cá
nhân, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, văn học, rấí kém cõi trên lĩnh vực
kĩ thuật. Văn hóa tư sản có tính chất hai mặt: mặt tích cực là đề cao cá nhân,
chống lại ý thức hệ phong kiến, ít nhiều có tinh thần dân tộc. Nó cũng hướng đến
mục tiêu xây dựng nền văn hoá hiện đại. Mặt hạn chế là chủ nghĩa cá nhân cực
đoan, xa rời cuộc đấu tranh chính trị, đề cao sự hường thụ, đễ dẫn con người đến

chỗ lạc hướng.
Đảng ta ngày cảng ý thức sâu sắc vai trị của văn hố. Từ 1936 đến 1939,
trong bối cảnh thuận lợi, Đảng ta đã tăng cường tuyên truyền, phát huy ảnh
hưởng của văn hố vơ sản qua dư luận, qua báo chí, sách vở. Từ năm 1940 trờ đi,
văn hố vơ sản ngày càng lan rộng, trước hết là ở các chiến khu cách mạng. Cột
mổc thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với văn hoá là sự ra đời của bản Đề
cương văn hoá Việt Nam (1943) với phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Hội văn hoá cứu quốc ra đời đã tập hợp được nhiều nhà văn tiến bộ như Nam
Cao, Tơ Hồi, Ngun Hồng...
Thời kỳ này, do sự giao ỉưu tiếp xúc, văn hoá, văn học phương Tây cùne;
ảnh hướng lớn đến đời sống văn hóa, văn học tronạ nước. Nền văn hố dân tộc


Văn học Việt Nam từ đầu thổ kv X X đến 1945

13

mang bản sắc phương Đông tồn tại hàng chục thế kỷ, đến cuối thế kỷ XIX. đàu
thế kỷ XX băt đầu chạm trán với một hệ văn hoá mới nhập cảng từ phương Tây.
MỘI chân trời mới đã đến với các nhà nho duy tân. Văn hoá Việt Nam mở rộng
cửa dón nhận nhiều luồng văn hóa. Trong cuộc xung đột văn hố này, vãn hóa,
văn học phương Tây đã có nhữne lúc tị ra lợi thế, lấn át nền văn hóa phương
Đơng cồ truyền. Vì thế, ý thức bào vệ nền văn hoá dân tộc trở thành một tâm thế
chung đơi với nhiều trí thức, nhiều nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ.
II. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC
1. T ừ đầu thế kỷ XX đến 1930
Nhìn trên tổng thể. dây là giai đoạn mang rõ tính chất íỊÌao thời của hai
phạm trù văn học. Những dấu ấn cùa phạm trù văn học irung dại vẫn còn khá rõ,
tuy nhiên, vãn học đang vận động mãnh mẽ về phía hiện đại. Giai đoạn này có
thể phàn chia thành hai chặng: từ đầu thế kỷ XX đến 1920 và từ 1920 đến 1930.

a, Từ ăầu thế kỷ X X đến 1920
ở chặng này, sự khởi động dổi mới bắt đầu ở khu vực Nam Bộ, với các
thể loại văn xuôi quốc ngữ. Một số cây bứt Tây học theo đạo thiên chúa đã cho ra
đời những tác phẩm có ý nghĩa mở đường như Chuyến đi thăm Bắc kỳ năm Ất
ỈIợi ỉ 876 (1881) của Trương Vĩnh Ký, Truyện (huy Lazaro Phiền của Nguyễn
Trọng Quản (1887). Từ những tác phẩm lẻ tẻ, đến đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ đã
có cà một phong trào viết truyện chữ quổc ngữ với hàng loạt cây bút như Trương
Duy Toàn, Nguyễn Chánh sắt, Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Bửu Mọc, Hồ Biểu
Chánh...Tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ tuy còn chịu nhiều ảnh hường của văn
xuôi trung đại, nhưng đồng thời đã có nhiều nét mới trong đề tài, kết cấu, ngơn
ngữ. Các tác phẩm thườns hướng đến miêu tả đời sống và con người Nam Bộ, sử
dụng lối văn khẩu ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
ơ miền Bắc, các sự kiện văn học vang dội trên văn đàn giai đoạn này đều
gắn với tên tuổi của các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Hu>nh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền... Họ là những nhà Hán học được giác
ngộ lý tưởng cách mạng tư sàn từ phương Tây qua các sách tân thư của Trung
Quếc. Bởi vậy, về mặt tư tưởng, họ có sự đổi mới quyết liệt, nhưng lại chưa có


1 4 ____________________________________ Văn học V iệt Nam từ đầu thể kỷ X X đến 1945

điều kiện để đổi mới về mặt tư tưởng mỹ học, thi pháp và văn tự. Các tác phẩm
tuyên truyền của họ mang nội dung mới mẻ, có sức lay động, có ý nghĩa thức
tỉnh. Tuy nhiên, tư duy nghệ thuật của họ vẫn còn nặng màu sấc tư duy nghệ
thuật trung đại. Tiêu biểu như trường hợp Phan Bội Châu. Phan Bội Châu sáng
tác đến năm 1940 khi văn học Việt Nam đã đi vào chặng hồn tất q trình hiện
đại hóa, nhưng ơng vẫn làm thơ Đường, viết truyện, tiểu thuyết bằng chữ Hán,
chữ Nơm, vẫn viết tiểu thuyết với hình thức chương hồi.
b, Từ 1920 đến 1930
Lực lượng sáng tác ở chặng này gồm một số nhà nho cuối cùng như Tản

Đà, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Khôi..., và một số trí thức Tây
học đầu tiên như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trọng Khiêm, Phạm Duy
Tốn, Hồng Ngọc Phách, Đơng Hồ... Trong đó, những cây bút Tây học đã đóng
vai trị chủ lực. Ở chặng này, văn học đã có những thành tựu nổi bật về tiểu
thuyết, truyện ngắn của các tác giả Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Trọng
Khiêm, Phạm Duy Tổn, Nguyễn Bá Học... Đặc biệt, tiểu thuyết Tố Tâm của
Hoàng Ngọc Phách gây được tiếng vang trong công chúng và trở thành cột mốc
trên chặng đường vận động theo hướng hiện đại của tiểu thuyết, v ề tiểu thuyết,
cịn có thể kể thêm Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, Quả dưa đỏ của Nguyễn
Trọng Thuật, một số tiểu thuyết của Đặng Trần Phất, Nguyễn Tử Siêu. Truyện
ngắn xuất hiện nhiều, tiêu biểu là các cây bút Phạm Duy Tổn, Nguyễn Bá
Học.Trong các sáng tác, tính hiện đại đã chiếm ưu thế rõ, nhưng những yếu tổ
trung đại vẫn tồn tại xen kẽ khá phổ biến từ nội dung đến hình thức, v ề thơ thì
trong các sáng tác của Tản Đà, Trần Tuấn Khải đã xuất hiện cái tơi phóng túng
lãng mạn, đậm chất sầu và mộng. Những tình cảm lãng mạn này được thể hiện
trong những hình thức truyền thống tương đối tự do như thất ngơn trường thiên,
hát nói, lục bát...
2. Giai đoạn 1930 - 1945
Đây là chặng hồn tất của q trình hiện đại hóa. Lực lượng tác giả chặng
này chủ yếu là các trí thức Tây học. Họ là những người được lớn lên trong môi
trường sinh hoạt đô thị, được học tiếng Pháp từ trên ghế nhà trường. Họ sớm
được tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây hiện đại. Họ ít bị ảnh hưởng,
ràng buộc với tư tưởng nho giáo, với quan niệm mv học trung đại. Họ có điều


Văn học Việt N am từ đầu thế kỷ X X đến 1945

15

kiện thúc đẩv cuộc cách tân. hiện đại hóa văn học Việt Nam lên một bước mới,

tồn diện, sâu sắc và triệt để hơn, đưa văn học Việt Nam hòa nhập với văn học
hiện đại thế giới.
Từ 1930 đến 1945, văn học phát triển một cách rực rỡ, với nhiều thành tựu
nổi bật, trở thành một trong những giai đoạn sôi động nhất của lịch sử văn học
dân tộc. Văn học cũng phân hóa theo các trào lưu, xu hướng khác nhau. Văn xi
có địa vị quan trọng, phát triển đa dạng cả ở khuynh hướng hiện thực và lãng
mạn. Tự lực văn đoàn, nhất là các tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, truyện
ngắn Thạch Lam đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của vãn xi lãng mạn nói
riêng, văn xi Việt Nam hiện đại nói chung. Văn xi hiện thực phê phán cũng
phát triển mạnh mẽ với các tên tuổi tiêu biểu: Nguyên Công Hoan, Ngô Tât Tô,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tơ Hồi...
v ề thơ, sự xuất hiện phong trào Thơ mới vào năm 1932 đã tạo nên cuộc
cách mạng trong thơ ca dân tộc. Thơ mới đã nhanh chóng chiếm lĩnh thi đàn,
thay thế cho lổi thơ cũ đã mất hết sinh khí. Tuy chỉ tồn tại hơn 10 năm, nhưng
Thơ mới đã để lại những dấu ấn sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến cà nền thơ dân tộc
trong suốt thế kỷ XX, với những tên tuổi rạng rỡ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,
Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...
Kịch nói tuy mới du nhập vào nước ta nhưng đã có những thành tựu. Vi
Huyền Đắc, Vũ Đình Long, Nguyễn Huy Tưởng... là những tác giả được công
chúng chú ý.
Phê bình ván học từng bước trờ thành một ngành độc lập và phát triển khá
mạnh trong giai đoạn này. Những cây bút phê bình có nhiều đỏng góp quan trọng
cho đời sống văn học có thể kể đến là Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,
Hải Triều, Trần Thanh Mại, Trương Chính... Đã xuất hiện những cơng trình phê
bình văn học xuất sắc, có ý nghĩa tổng kểt một phong trào thơ ca hoặc thành tựu
của một giai đoạn văn học như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài
Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan...
Văn học cách mạng từ sau khi Đảng ra đời đã chuyển hẳn theo khuynh
hướng vô sản và liên tục phát triển. Thơ ca Xô viết Nghệ Tĩnh, tuy giản dị, mộc mạc
nhưng thấm đẫm tinh thần yêu nước. Sau khi phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh bị



16

Văn học V iệt Nam từ đầu thế kỷ X X đ ến 1945

khủng bố, xuất hiện nhiều tác phẩm văn thơ ữong tù. Đến thời kỳ Mặt trận dân chủ
văn học cách mạng nửa hợp pháp phát triển mạnh và tiếp đó là văn học thời kỳ Mặt
trận Việt Minh. Nhật kỷ trong tù của Hồ Chí Minh, Từ ẩy của Tố Hữu là những đỉnh
cao của nền văn học cách mạng giai đoạn 1930 - 1945. Ngoài ra, những tác giả, tác
phẩm cùng được chú ý là phóng sự Ngục Kon Tum của Lê Vẫn Hiến, thơ của Sóng
Hồng, Xn Thủy, lý luận phê bình của Hải Triều, Đặng Thai Mai...
III. NHỮNG ĐẶC ĐIẺM c ơ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐÀU
THẾ KỶ XX ĐẾN 1945
1. Nền văn học được hiện đại hóa
Hiện đại hóa văn học là q trình văn học thốt khỏi hệ thống thi pháp của
văn học trung đại để xác định một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện
đại. Đặc trưng cơ bản của thi pháp văn học trung đại là tính ước lệ, sùng cổ và
phi ngã. Văn học dân tộc phải từng bước thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa
khu vực, ảnh hưởng của văn học Trung Hoa để hội nhập với văn học thế giới.
Đầu thế kỷ XX, sự xâm lược của thực dân Pháp đã làm thay đổi toàn bộ
cơ cấu xã hội Việt Nam. Xã hội phong kiến phương Đơng trì trệ, lấy làng xã làm
đơn vị kinh tế, hành chính đã bị luồng gió phương Tây làm đảo lộn. Tầng lớp thị
dân, công chức ngày càng đông lên. Nền kinh tế hàng hóa phát triển làm cho đời
sống thành thị ngày càng sôi động. Sự thay đổi trong đời sống xã hội đã kẻo theo
sự thay đổi trong đời sống tinh thần, tâm lí, thị hiểu thẩm mỹ. Văn học cũng cần
phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại. Sự đổi mới văn học
diễn ra ở hai cấp độ: cấp độ thường xuyên và cấp độ cao trào. Trong lịch sử văn
học đã có những giai đoạn văn học đặt ra được những vấn đề mới mẻ, đầy tính
nhân văn như giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên,

do sự hạn chế của lịch sử, các nhà văn chưa có điều kiện để tạo nên một cuộc
cách tân lớn trong văn học. Đến đầu thế kỷ XX, khi phương thức sản xuất, cơ cấu
xã hội mới hình thành, điều kiện cho một sự chuyển đổi đã chín muồi. Sự thay
đổi lần này là sự thay đổi cả phạm trù văn học, với hàng loạt những chuyển đổi
từ quan niệm văn học, quan niệm về con người, thể loại, văn tự, thi pháp.
Cơng cuộc hiện đại hóa làm xuất hiện những tác giả văn học kiểu mới.
Văn học trung đại chủ yếu là sáng tác của các nhà nho. Họ dùng văn chương để


Văn học Việt Nam từ đầu thế kv XX đến 1945

17

hành đạo, để giáo hóa, thực hiện lý tưởng tu tề trị binh. Các cây bút nho học thời
trunạ đại có thể chia làm ba loại: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho
tài tử. Cà ba loại tác siả này đều có điểm chung là chưa bao giờ coi viết văn là
một nghề để kiếm sống. Từ đầu thể kỷ XX, lần đầu tiên trong lịch sử, viết vãn trở
thành một nghề chuyên nghiệp. Nghề viết văn cũng bình đẳng như mọi nghề
khác trong bối cảnh kinh tế thị trường, Tác phẩm văn chương trở thành hàng hóa.
Người viết phài quan tâm đến sở thích, nguyện vọng, tâm tư của độc giả. Cùng
vói sự xuất hiện của lớp nhà văn chuyên nghiệp là sự xuất hiện của lớp công
chúng mới, với những thị hiếu thẩm mỳ mới.
Ngơn ngữ, văn tự cũng có nhiều thay đổi lớn. Suốt 10 thế kỷ, các nhà văn
truna đại sử dụng chừ Hán và chữ Nôm để sáng tác văn học, tạo thành hai bộ
phận vãn học: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Văn học viết bằng chữ Hán
được đề cao. Văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chừ Nơm) nhìn chung khơng
được coi trọng, thường bị coi là “nôm na mách qué” . Đến đầu thế kỷ XX, văn
học Việt Nam đã có sự thay đổi về ngôn ngữ, văn tự. Văn học viết bằng chữ quốc
ngữ lên ngôi, từng bước trở thành độc tôn, mặc dù đôi khi các nhà văn vẫn dùng
tiếng Hán, tiếng Pháp để sáng tác. Ngôn ngữ văn học giảm dần tính ước lệ, tiến

gần hơn với ngơn ngữ đời sống, đủ sức diễn tả mọi trạng thái tinh tế và phức tạp
của nội tâm con người cùng những bức tranh sinh hoạt xã hội, thiên nhiên, phong
tục. Câu thợ có sự chuyển đổi từ thơ điệu ngâm sang thơ điệu nói. Câu vãn xi
ngày càng đa dạng, hiện đại, thể hiện trong các sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn
Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...
2. Văn học phát triển với nhịp độ nhanh chỏng, khẩn trương
v ề quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam, Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại đã khẳng định: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như 30 năm
của người”. Năm 1917, trên tờ Nam Phong, Phạm Quỳnh còn than phiền “có
nước mà chưa có văn”, nhưng chỉ vài chục năm sau, đã có một nền văn học bề
thế với những tên tuổi Nhất Linh, Thạch Lam, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Bính,
Nguyễn Tn, Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... Ngơn ngữ cũng
có những bước tiến vượt bậc. Từ lối văn khẩu ngữ của Hồ Biểu Chánh với những
“ngôn từ đơn sơ chất phác” đến lời văn trong sáng, gọt dũa, đầy nhạc điệu của Tự
lực văn đoàn đã là một bước tiến lớn; và từ lời vâịn 'Ệtp\íụỊỆ)g^y^a^|ậéiọAi^p)Ỵãn


18

Văn học V iệt N am từ đầu thế kỷ X X đ ến 1945

đa thanh, linh hoạt, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa gần gũi lời ăn tiếng nói hàng
ngày của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao lại là một bước tiến
vượt bậc nữa.
Sở dĩ văn học Việt Nam có được tốc độ hiện đại hố mau lẹ như vậy trước
hết là do nó có điều kiện tiếp nhận thẳng kinh nghiệm của văn học hiện đại
phương Tây thế kỷ XIX và XX. Thơ mới lãng mạn chịu ảnh huởng của
Baudelaire, Verlaine, Rimbaud, Valérv. Các truyện ngắn chịu ảnh hường của
Alphonse Daudet, Maupassant; Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng chịu ảnh
hưởng của Gide...

Đi được nhanh như vậy trong cơng cuộc hiện đại hóa phải dựa vào cơng
sức của nhiều người. Nguyễn Đăng Mạnh nói đến một cuộc “chạy tiếp sức” trong
văn học. Khi Tổ Tám ra đời, người ta xem như một sự kiện gây chấn động dư
luận, thế nhưng chỉ mấy năm sau, khi tiểu thuyết Tự lực văn đồn xuất hiện thì
Tố Tâm đã thành cổ lồ. Khi Thế Lữ xuất hiện, Hồi Thanh ví như một “vầng sao
chỏi sáng” trên trời thơ Việt Nam. Nhưng khi Xn Diệu có mặt trên thi đàn thì
Thế Lữ - cũng theo Hồi Thanh có thể xếp vào “văn đàn bảo giám” . Tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn cũng chỉ được dư luận chú ý khoảng dăm năm. Khi Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao xuất hiện thì thứ tiểu thuyết này trở nên sáo mịn, mất sinh khí.
3. Văn học phân hỏa thành hai bộ phận (hợp pháp và bất hợp pháp) và
nhiều khuynh hướng
Đển giai đoạn 1930 - 1945, sự phân chia các bộ phận, các khuynh hướng
văn học càng trở nên rõ rệt hon. Văn học giai đoạn này bao gồm hai bộ phận: vãn
học công khai, hợp pháp và văn học bất hợp pháp. Văn học họp pháp là bộ phận
văn học được sáng tác và lưu hành cơng khai, được chính quyền thực dân cho
phép. Chịu sự kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ, văn học hợp pháp khó thể hiện
trực tiếp những nội dung yêu nước và cách mạng. Tuy nhiên, bộ phận văn học
này có tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, các nhà văn thường qua cách thể
hiện kín đáo để gửi gắm nỗi lịng mình. Chính bộ phận văn học này đã có đóng
góp quyết định vào cơng cuộc hiện đại hóa văn học. Văn học bất hợp pháp là bộ
phận văn học cách mạng, với hai nhánh là văn học cách mạng theo kiểu cũ (Phan
Bội Chầu, Phan Châu Trinh...) và văn học cách mạng vô sản.


Văn học V iệt Nam từ đầu thế kỷ X X đến 1945

19

v ề cơ bản. văn học dần dần hình thành ba trào lưu chủ yếu: trào lưu văn
học lãng mạn. trào lưu văn học hiện thực phê phán, trào lưu văn học cách mạng

vô sản. Văn học lãng mạn hướng vào thể hiện cái tôi cá nhân, ưu tiên cho tiếng
nói của trái tim, của cảm xúc. Khuynh hướng lãng mạn được khơi dịng từ Tản
Dà, Hồng Ngọc Phách từ những năm hai mươi, rồi phát triển nhanh chóng trờ
thành một trào lưu nổi bật trong những năm ba mươi của thế kỉ XX với tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Thơ mới, Thạch Lam, Nguyễn Tuân...
Trào lưu hiện thực hình thành trong văn xi từ những năm 20, 30 với các
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, truyện ngắn Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Bá Học..., từ khoảng 1930 trở đi nhanh chóng có nhiều thành tựu và trở
thành một trào lưu lớn. Ở thời kỳ 1932 - 1935, khi văn học lãng mạn còn thắng
thế, văn học hiện thực đã có những gương mặt xuất sắc như Nguyễn Công Hoan,
Tam Lang, Tú Mỡ. Đen giai đoạn 1936 -1939, văn học hiện thực phát triển rực rỡ,
với cảm hứng phê phán mãnh liệt, gắn liền với nhiều tên tuổi lớn như Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Ngun Hồng... Giai đoạn 1940 - 1945,
trong khơng khí xã hội ngột ngạt, văn học hiện thực phê phán vẫn tiếp tục có
những thành tựu* với sự xuất hiện của Nam Cao, Tơ Hồi, Kim Lân, Bùi Hiển...
Văn học cách mạng, đặc biệt là văn học cách mạng vô sản tràn đầy tinh
thần chiến đấu, thấm đượm lòng yêu nước và tự hào dân tộc, với hình tượng cao
đẹp nhất là người chiến sĩ cách mạng và người cộng sản. Ngồi văn học vơ sản ờ
trong nước, cịn có các sáng tác của các chiến sĩ cộng sản hoạt động ở nước
ngoài, tiêu biểu là các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Các khuynh hướng, trào lưu văn học vừa đấu tranh lại vừa chi phối, ảnh
hưởng lẫn nhau. Chẳng hạn, giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn ỉn có
sự đối chọi về quan điểm sáng tác. Nhất Chi Mai phê phán Vũ Trọng Phụng, Ngơ
Tất Tố; Vũ Trọng Phụng viết bài cơng kích Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, trên
thực tế Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... vẫn cho ra đời các tác phẩm lãng
mạn. Tố Hữu có nhiều bài thơ chống lại Thơ mới (Dửng dung, Tháp đo...),
nhưng ông vẫn học tập cách diễn đạt của Thơ mới. Nguyên Hồng là một nhà văn
hiện thực nhưng các sáng tác của ông sau 1939 đã có sự giao thoa với văn học
cách mạng.



20

Văn học V iệt N am từ đầu thế kỷ X X đ ến 1945

IV. THÀNH T ự ư CHỦ YÉU CỦA VĂN HỌC
1. Quan niệm mói về con người
Văn học trung đại ra đời và vận động trong lòng xã hội phong kiến. Tuy
cũng có những biến đổi nhất định, nhưng nhìn chung con người trong văn học
trung đại chịu ảnh hường của hệ tư tường nho giáo, lấy đạo lý làm nền tảng. Nhà
văn, nhà thơ sáng tác là để “tải đạo”, nói “chí”. Do ảnh hưởng từ mơ hình vũ trụ
thiên - địa - nhân, do quan niệm thiên - nhân tương đồng và cũng do hoàn cảnh
sống, nhà văn quan niệm con người là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn của vũ trụ,
thiên nhiên. Con người thấy chân dung mình trong vóc mai, dáng liễu, vóc hạc,
mình ve, mắt phượng, mặt rồng... Cho đến đầu thế kỷ XX, ta vẫn thấy mẫu hình
con người này trong thơ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng. Ý thức cá nhân
khơng phải khơng có, nhưng bị kìm tỏa, thường chỉ xuất hiện ở những cá tính
sáng tạo lớn, vượt thoát ra khỏi quan niệm nho giáo.
Văn học hiện đại đã dần phá vỡ những quan niệm về con người của văn
học trung đại. Con người thần dân mang tính chất lệ thuộc đã chuyển dần sang
con người cơng dân, làm chủ mình, làm chủ giang sơn đất nước: “Người dân ta
của dân ta/ Dân là dân nước nước là nước dân” (Phan Bội Châu). Trong văn học
công khai, một xu thế mới xuất hiện; xu thế hướng về con người cá nhân, khẳng
định con người cá nhân. Hoài Thanh gọi thời đại Thơ mới là “thời đại chữ tơi”,
đối lập với “thời đại chữ ta” trước đó. Trước đây, trong văn học trung đại, đã
xuất hiện nhân vật tự xưng danh như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Tú
Xương... Nhưng phải đến Tản Đà, xưng danh mới trở thành phổ biến. Nhân vật
trong tác phẩm Tản Đà là chính ơng: “Con người cá nhân Tản Đà ngạo nghễ đi
giữa thơ và văn” (Xuân Diệu). Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là
cuộc đấu tranh bảo vệ quyền tự do của con người cá nhân chống lại lễ giáo phong

kiến. Con người trong Tự lực văn đoàn là con người cá nhân xung đột với lễ giáo
và gia đình truyền thống, mang khát vọng tìm lối thốt ly khỏi đạo đức, dư luận
để thoả mẫn quyền tự do của mình. Thơ mới đào sâu vào cái tơi, thể hiện tiếng
nói hưởng thụ một cách thành thực, cỏ lúc kiêu căng, nâng minh ỉên chồ cao
nhất: “Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất/ Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta” (Xuân
Diệu). Văn học hiện thực phê phán xem con naười là sản phẩm của hoàn cảnh,


Văn học V iệt N am từ đầu thẻ kỷ X X đến 1945

21

quan tâm thể hiện những vấn đề xã hội, nhưng các nhà văn luôn thể hiện bất hạnh
gẳn với bi kịch cá nhân. Đến Nam Cao, nhiều vấn đề sâu sắc như khát vọng cống
hiến, khát vọng sáng tạo, yêu cầu phát triển cá nhân đã được đặt ra đầy day dứt
qua nhiều tác phẩm.
2. Thành tựu chủ yếu của các thể loại văn học
a, Cách tân các thể loại cũ và sáng tạo các thế loại mời
Thể loại là nơi hội tụ những thành tựu của mọi sự đổi mới. Thời trung đại,
người ta quan tâm nhiều hơn đến thể văn hành chức, văn xuôi nghệ thuật xếp ờ vị
trí thứ yếu. Thơ ca được sử dụng phổ biến nhưng phải tuân theo quy phạm
nghiêm ngặt. Nhìn chung, hệ thống thể loại văn học thời trung đại là một hệ
thống khép kín, khơng phát huy được khả năng độc lập sáng tạo của người viết.
Bước vào đầu thế kỷ XX, để đáp ứng đòi hỏi của hiện thực, các nhà văn phải tìm
cách cách tân, tìm tòi những thể loại mới.
Phương thức đầu tiên là cách tân các thể loại cũ. Các nhà văn hiện đại vẫn
sử dụng một số thể loại của văn học trung đại như thơ Đường luật, tiểu thuyết
chương hồi, phú, văn tế, câu đối... nhưng trên tinh thần cải biến. Thơ Đường luật
của Tản Đà và tiểu thuyết Trùng Quang tâm sừ của Phan Bội Châu là những ví
dụ điển hình. Đến Tản Đà, thơ Đường luật trở thành một thể loại bình dân, có thể

dùng để viết về mọi chù đề, từ những chủ đề sang trọng như nỗi niềm non nước
đển cảnh sinh hoạt hàng ngày. Tàn Đà đã khéo dùng những từ bình dị, những
cách ngắt nhịp, phối thanh linh hoạt, làm cho thơ Đường trở nên thanh thốt,
phóng khống, đầy cảm xúc.
Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu viết bằng chữ Hán,
sử dụng hình thức thể loại tiểu thuyết chương hồi. Mặc dù sử dụng thể loại văn
học cũ, nhưng Phan Bội Châu đã lồng vào đó nội dung mới của thời đại. Nhân
vật tác giả đã tự xưng “tôi”, đi vào tác phẩm cơng khai từ đầu, đối thoại với
người đọc. Có nhiều chỗ tác giả dừng lại bình luận các chi tiết cốt truyện, trực
tiếp bộc lộ cảm xúc. Tác phẩm lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa của Trần Quý
Khoáng - tôn thất nhà Trần chống quân Minh, nhưng người viết lại cố tình hiện
đại hố lịch sử, làm cho người đọc nhận thấy ở đó những lời kêu gọi nhân dân
đứng dậy chống Pháp.


22

Văn học V iệt Nam từ đầu thế kỷ X X đ ến 1945

Phương thức thứ hai là sáng tạo các thể loại mới, Các thể loại văn học
Việt Nam thời trung đại chủ yếu vay mượn từ Trung Quốc. Văn học Việt Nam
đầu thể kỷ XX đã mau chóng tiêp thu văn học phương Tây đê cho ra đời những
thể ỉoại mới: phóng sự, kịch nói, thơ tự do, thơ tám chữ... Hồ Biểu Chánh là một
ví dụ điển hình cho nỗ lực cách tân về thể loại. Ban đầu ơng viết tiểu thuyết theo
hình thức truyện thơ ( ơ tình lục, Vậy mới phái). Sau đó, ơng chuyền sang viết mỏ
phỏng tiểu thuyết phương Tây (Cay đắng mùi đời, Ngọn cỏ gió đùa...). Sau 1930,
Hồ Biểu chánh từ bỏ lối viết mơ phỏng và ơng đã có những tiểu thuyết xuất sắc
nhất trong sự nghiệp văn chương của mình ( Con nhà giàu, Con nhà nghèo...).
b, Các thể loại văn xuôi
- Thể loại truyện ngắn

Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, có ưu thể trong việc phản ánh nhanh
nhạy mọi mặt của đời sống. Do báo chi phát triển, truyện ngắn lại càng có nhiều
đất để phát triển. Trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ, truyện ngắn chưa có
nhiều thành tựu, tính chất giao thời còn thể hiện rõ, ngoại trừ các truyện ngắn của
Nguyễn Ái Quốc khoảng những năm 20 trên đất Pháp được viết với một phong
cách hiện đại kiểu châu Âu. Những cây bút truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong
nước là Phạm Duy Tốn (Sổng chết mặc bay, Con người Sở Khanh, Nước đời lắm
nỗi...) và Nguyễn Bá Học (Câu chuyện gia tình, Có gan làm giàu, Câu chuyện
nhà sư...)

Đen giai đoạn 1930 - 1945, truyện ngắn đã phát triển thành thể loại

hoàn chỉnh, với nhiều phong cách độc đáo. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là
bức tranh sinh động về sự đối lập giàu nghèo trong xã hội, trong đó bọn quan lại,
nhà giàu ăn chơi phè phỡn, bất nhân, thất đức, cịn các tầng lóp dân nghèo bị đẩy
vào cảnh bần cùng, tha hóa.

về nghệ thuật, Nguyễn Cơng Hoan là bậc thầy

truyện ngắn trào phúng, với cách tổ chức cốt truyện hấp dẫn, tình huống giàu
kịch tính, cách kết thúc bất ngờ, tiếng cười khỏe khoắn gần với tiếng cười dân
gian. Thạch Lam, cùng với Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Đỗ Tốn đã tạo ra
một xu hướng truyện ngắn thường được gọi là dịng truyện ngắn trữ tình. Các tác
giả thường quan tâm đến số phận những con người bé nhỏ, thể hiện sự cảm
thương cùa mình bằng một ngơn ngữ giàu chất trữ tình. Nam Cao là cây bút
truyện ngắn xuất sắc trên cả hai đề tài nông dân và tiểu tư sản trí thức, trong đỏ
1 Các truyện ngắn của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học đều đăng trên Nam Phong tạp chí.


Văn học V iệt N am từ đầu thố kỳ X X đến 1945


23

có những tác phẩm có thể xem là đỉnh cao của truyện ngẳn hiện đại như Chí
Phèo. Lão Hạc, Đời thừa... Truyện ngắn Nam Cao lên tiếng báo động về sự tha
hóa, sự hủy diệt nhân cách của con người và đặt ra một cách ám ảnh vân đê
quyền sống, quvền phát triển cá nhân trong bối cảnh xã hội ngột ngạt thời kỳ
1940 - 1945. Ngoài ra, các truyện ngẳn của Tơ Hồi, Kim Lân, Bùi Hiển cũng có
những thành cơng nhất định, với cách viết thiên về miêu tả phong tục, đưa cái
hàng ngày vào trong truyện và nghệ thuật phân tích tâm lý khá tinh vi.
- Thế loại tiểu thuyết
Nhiều người cho rằng tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn
Trọng Quản (1887) là cột mốc đánh dấu sự ra đời của thể loại tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. Tác phẩm dài 32 trang, thể hiện một câu chuyện bi kịch trong hôn
nhân, gia đình. Cách viết của Nguyễn Trọng Quàn đã chịu ảnh hưởng nhiều của
tiểu thuyết Pháp thế kỹ XIX. Từ khoảng đầu thế kỷ XX đến những năm 20, ở
Nam bộ xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết của Trần Thiên Trung, Trương Duy Toàn,
Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh sắt... Các tác phẩm của họ vừa chịu ảnh hường
của tiểu thuyết Trung Hoa, vừa học tập các hình thức tiểu thuyết tâm lý, tiêu
thuyết phiêu lưu... phương Tây. Tuy nhiên, các tác giả đã cố gắng đưa vào câu
chuyện những vấn đề của đương thời, nhiều tác phẩm đã thể hiện được bối cảnh
của đất nước và con người Việt Nam.
Từ 1920 đến 1932 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết văn
xuôi tiếng Việt. Đội ngũ sáng tác đông thêm, tác phẩm xuất hiện nhiều. Riêng ở
địa bàn Nam bộ đã có 32 tác giả tham gia sáng tác tiểu thuyết (theo địa chí văn
hố thành phố Hồ Chí Minh). Các cây bút nổi bật là Lê Hoằng Mưu, Nguyễn
Chảnh Sắt, Phú Đức, Bửu Đình, Tân Dân Tử... Trong đó, cây bút tiêu biểu nhất
là Hồ Biểu Chánh. Ơng là người mở ra xu hướng hiện thực trong tiểu thuyết hiện
đại. Các tiểu thuyết giai đoạn này khá đa dạng: tiểu thuyết ái tinh, tiểu thuyết lịch
sử, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết xã hội...

Ở miền Bắc, sự xuất hiện của tiểu thuyết có muộn hơn. Sau các truyện
ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tổn, từ 1920 trở đi, xuất hiện những tiểu
thuyết đầu tiên như Cành lê điểm tuyết, Trần ai tri kỷ của Đặng Trần Phất. Năm
1924 Trọng Khiêm cho xuất bản Kim Anh Lệ Sứ. Năm 1925, Nguyễn Trọng


24

Văn học V iệt Nam từ đầu thể ký X X đ ến 1945

Thuật cho in Quả dưa đỏ. Tổ Tâm (1925) cùa Hoàng Ngọc Phách là cột mốc mở
đầu cho tiểu thuyết hiện đại theo khuynh hướng lãng mạn.
Giai đoạn 1930 - 1945, tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
rực rỡ với nhiều khuynh hướng, trào lưu. Từ 1933, nhóm Tự lực văn đồn, với
các cây bút chủ đạo là Nhất Linh, Khái Hưng đã đem đến cho tiểu thuyết một sự
cách tân khá toàn diện từ quan niệm về con người, xây đựng nhân vật, kết cấu,
ngơn ngữ. Tiểu thuyết Tự lực văn đồn đề cao con người cá nhân, đề cao tinh
yêu tự do ngồi vịng lễ giáo, bảo vệ cho quyền lợi người phụ nữ. v ề mặt nghệ
thuật, tiểu thuyết Tự lực văn đồn thành cơng nhờ cốt truyện giản dị, nghệ thuật
miêu tả tâm lý, cảm giác tinh vi, ngôn ngữ trong sáng, giàu nhạc điệu.
Mở đầu với các tiểu thuyết mang màu sắc hiện thực - đạo lý của Hồ Biểu
Chánh, đến giai đoạn 1930-1945, tiểu thuyết hiện thực đã vận động nhanh chóng,
với nhiều thành tựu xuất sắc. Tiểu thuyết hiện thực phong phú về đề tài và cách
thể hiện, thường hướng vào phản ánh những vấn đề xã hội nóng bỏng, các xung
đột mang tính giai cấp, xây dựng các tính cách điển hình trong hồn cảnh điển
hình. Ngô Tất Tố qua Tắt đèn đã phơi bày thảm cảnh khốn khổ, cùng đường của
người nông dân. VQ Trọng Phụng qua Giơng tổ, s ổ đỏ, Vỡ đê có thiên hướng tái
hiện những bức tranh toàn cảnh rộng lớn, trong đó những xung đột xẫ hội hiện ra
một cách gay gắt. Sức mạnh tố cáo, phê phán mãnh liệt là mặt mạnh của ngòi bút
Vũ Trọng Phụng, sống mòn của Nam Cao, ra đời năm 1944 là đỉnh cao cuối

cùng của tiểu thuyết hiện thực phê phán, là tiếng nói cảm thơng sâu sắc với
những kiếp trí thức “sống mòn” , là một nỗ lực cách tân thể loại với cách viết đào
sâu vào nội tâm, tâm lý, cách xây dựng nhân vật tính cách - tư tường, ngơn ngữ
đa thanh hiện đại.
- Thể loại phóng sự
Phóng sự là thể loại văn học - báo chí mới du nhập vào nước ta. Phóng sự
đáp ứng nhu cầu của cơng chúng muốn tiếp cận với sự thực của đời sống. Bân án
chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ờ Paris năm 1925 là một
thiên phóng sự - điều tra chân thực, vừa giàu chất báo chí, vừa giàu chất văn học.
Giá trị nổi bật của tác phẩm trước hết là tính chất phê phán mãnh liệt của I1Ĩ. Nó
kết án, luận tội chủ nghĩa thực dân Pháp khơng chỉ ở Việt Nam, ờ Đơng Dương
mà cịn ở khắp các thuộc địa khác: An giê ri, Tuynidi, Tây Phi... Ở trong nước,


V ăn hoc V iệt N am từ đầu thế kỷ X X dổn 1945

25

nhừ học tập cách viết của các cây bút phương Tây, lại được tiếp sức bởi khơng
khi của thời đại. bởi nền báo chí non trẻ nhưng phát triển sơi động, thể loại phóng
sự trong văn học Việt Nam đã ra đời và nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu
rực rỡ trên văn đàn văn học cơng khai. Sau phóng sự đầu tiên Tói kéo xe của Tam
Lang năm 1932, có thể lần lượt kể đến Vũ Trọng Phụng với Cạm bẫy người
(1933), Kỹ nghệ lấy Tâv (1934), Cơm thầy cơm cơ (1936), Lục xì (1937); Trọng
Lang với Trong làng chạv (1935), Gà chọi (1935), Đồng bóng (1936), Hà Nội
lầm than (1937); Ngơ Tất Tố với Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940);
Nguyễn Đình Lạp với Thanh niên trụy lạc (1937-1938), Chợ phiên đi tới đáu
(1937), Cường hào (1938) v.v... Đặc biệt, Vũ Trọng Phụng được xem là “ơng
vua phóng sự đất Bắc”, với nghệ thuật viết phóng sự sắc sảo, phơi bày các mặt
trái cùa xã hội. Thời kỳ Mặt trận dân chủ, Ngục Konỉum của Lê Vãn Hiến là một

thiên phóng sự rất có giá trị về nhà tù thực dân, phơi bày tội ác của bọn chúng
đối với những chiến sĩ cách mạng.
c, Thơ
Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, thơ Việt Nam chưa có nhiều thành tựu. Các
nhà thơ lúc này vẫn mượn những hình thức thơ truyền thống để bộc lộ cảm xúc.
Thơ Đường vẫn chiếm ưu thể và đã bị bạn đọc dần dần quay lưng. Cũng có
những nhà thơ đã có sự tìm tịi tìm một hướng đi mới, tiêu biểu là Tàn Đà, Á
Nam Trần Tuấn Khải. Nhưng những cố gắng của họ chưa mang lại sự đổi mới
thực sự cho thơ V iệt Nam đầu thế kỷ XX. Phải đến năm 1932, khi phong trào
Thơ mới ra đời, thơ ca dân tộc mới thực sự chuyển sang phạm trù thơ hiện đại.
Có thể xem phong trào Thơ mới là cuộc cách mạng trong thơ ca tiếng Việt. Thơ
mới là tiếng nói của cái tơi cá nhân, cá thể. Cái tôi ấy công khai và mạnh mẽ bộc
lộ nhu cầu giải phóng cá nhân, khát vọng hưởng thụ những hương sắc của cuộc
đời. Thơ mới cũng là tiếng nói bẩt hịa với xã hội, tìm cách chạy trốn vào cõi
tiên, vào tình yêu, vào thiên nhiên, vào tôn giáo... Thơ mới cũng tạo ra những
cách biểu đạt mới, phá bỏ tính ước lệ, sáo mịn của thơ ca cổ điển, chuyển từ câu
thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói.

về mặt thể loại, Thơ mới là “cuộc tổng

duyệt về thể loại” (lời Hoài Thanh), vừa cách tân các thể loại truyền thống, vừa
sáng tạo các thể thơ mới như thơ tự do, thơ tám chữ...


×