Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hỏi đáp về wto questions and answers on wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.92 MB, 97 trang )

MUTRAP II
D ự

Á N H Ỗ T R Ợ T H Ư Ơ N G M Ạ I Đ A B IÊ N
M U L T IL A T E R A L T R A D E A S S IS T A N C E P R O J E C T

HỎI ĐÁP VỀ WTO

Questions and Answers on WTO

HÀ l\lộl - 2006
MUTRAP is fu n d e d
b y th e E u r o p e a n U n io n

jo in tly im p le m e n te d
b y th e M in istry o f T ra d e of V ie tn a m


MUTRAP II
D ự Á N H Ỗ T R Ợ T H Ư Ơ N G MẠI Đ A B I Ề N
MUL TI LA T ER A L T R A D E A S S I S T A N C E P R O J E C T

HỎI ĐÁP VỀ WTO
Q u e stio n s

and

A n sw ers

on


W TO

(Tái bản,có sửa chữa b ể sung)

BIÊN SOẠN:TRẨN THANH HẢI

HÀ NỘI, 2006


LỜ I NÓI ĐÀU
N ăm 2003. đáp ứng mối q u a n tâm củ a cộng đ ồ ng d o an h nghiệp V iệt N a m và cô n g chúng, D ự
án M U T R A P đã x u ất b án cu ố n sách m an g tên “ Hỏi đ áp về W T O ” , nh àm cu n g cấp nhữ ng
thông tin cơ bán về W T O , dưới hình thức câu hỏi v à trả lời. K ể từ khi cu ố n sách được xuất
ban. V iệt N a m đă có n h ữ n g bước tiến quan trọng tron g tiến trình gia nh ập W T O và hiện đang
trong giai đo ạn kết thúc các cuộc đ àm phán. C u ốn sách do vậy đã đ ư ợ c chào đó n n ồn g nhiệt
và ln đirợc đ ô n g đảo b ạn đọc qu an tâm , chính điều này đã khích lệ M U T R A P tái b ản ấn
p h ẩm này.
M U T R A P xin trân trọng giới thiệu tái bản cuốn sách “ H ỏi đáp về W T O ” và hy v ọ ng cuốn
sách sẽ góp phần nân g cao kiến thức, giúp nhữ ng b ạn đ ọc q u an tâm h iểu rõ hơ n về W T O cũng
như nhữ ng ảnh h ư ở n g đối với V iệt N am .
C h ú n g tôi xin chân thành cảm ơn tác giả T rần T hanh Hải v à các cộ n g s ự đã cho phép D ự án
tái bản cu ố n sách này.

FOREW ORD
In 2003, to m eet the incre asing interest o f the V ietn am e se bu sin ess c o m m u n ity and the p u b h c
at large, the M U T R A P P roject pub lish ed a b o o k titled “ Q u estio n s and A n s w e rs on W T O ”
w h ich pro v id ed essential inform ation, in the form o f q uestio ns and answ ers, on the W TO .
S ince the p u b lication o f th e book, V ietn am has m ad e significant steps in its W T O accession
p rocess and is n o w at the stage o f w ra p p in g up th e ac cession negotiations. T h e b o o k is
therefore w a rm ly w e lc o m e d and has contin u o u sly b een in h ig h d em an d , w h ic h h as en couraged

M U T R A P to b rin g in a reprint.
M U T R A P is p leased to in trodu ce the reprint o f “Q u e stio n s and A n s w e rs on the W T O ” and
confident that it will be helpful and inform ative enou gh to b rin g assistance to those w h o are
interested in b etter u n d e rsta n d in g the W T O and its im p acts on V ietnam .
W e w ou ld like to sin cerely than k the author, Mr. T ran T h an h Hai and his collaborators for
p em iittin g the Project to re pub lish the book.

Trân trọng
P e te r N a r a y
T rư ờ n g n hỏm ch u yên g ia C hâu A u

Trần Thị T hu H ằ n g
G iám đ ố c D ự án

Cuồn .sách này đã dược biên soạn vói sự hu trợ tài chinh cùa Uý ban Cháu Âu. Quan điêm trong cuốn sách này
Ic) cua các chuyên gia tư vấn và do đó khơng thê hiện quan điểm chính thức cùa ban Châu Au
This hook has been prepared with financial assistance from the Commission o f the European Communities. The
views expressed herein are those o f the consultants and therefore in no way reflect the ojficial opinion o f the
Commission

-2-


LOI CAM ON

C u o n sach Hoi d a p ve W T O d a dirge bien soan nh am nang cao hieu biet ve
tien trinh gia n h a p To chiic T h u a n g mai the gioi c u a V iet N am . D y an
M U T R A P xin c a m o n n h u n g d o n g gop quy ban cua tac gia, o n g T ran T hanh
Hai da cho p h e p p h o bien an p h a m nay tron g k hu o n k h o ho at d o n g c u a Dir
an. D u an M U T R A P xin chan thanh cam a n Uy ban chau A u d a ho trg tai

ch inh cho vice x u at ban an p h am nay.
T h o n g tin ve cu o n sach hien c6 tai trang W e b cua Dir an:
http ://w w w .m u tra p .o rg .v n

ACKNOW LEDGEMENT
T h is book “Q u e stio n and A n sw e rs on W T O ” has b ee n p re pared to im pro ve
the u n d ersta n d in g o f the o n g o in g process o f V i e t n a m ’s accession to the
W orld T rade O rg a n iz a tio n ” .
M U T R A P a c k n o w led g es w ith th ank s the
excellent co o p e ra tio n by the author, Mr. T ran T h an h Hai, w h o k ind ly granted
the copyright to the M ultilateral T ra d e P olicy A ssistan ce P ro g ra m m e
( M U T R A P ) for w id e r distribution o f this m aterial in the fram ew o rk o f
M U T R A P activities. T he p ublicatio n w a s org an ized by M U T R A P with
fm ancial assistan ce from the E uro pean Union.
T h e sam e in fo rm atio n is also available on the M U T R A P w ebsite;
h ttp ://w w w .m u tra p .o rg .v n

■3-


U

T iê u đ ề

1

Lời nói đầu

-)


Lời c ả m ơn

->

Khái n iệm về W T O

5

4

C ác n g u y ên tắc c h u n g củ a G A T T

12

5

C ác h à n g rào kỹ thu ật đối với thư ơ ng mại

21

(>

V ệ sinh d ịch tễ

25

7

T h ù tục cấp p h ép n h ập kh ẩu


29

s

Q uy c h ế xuất x ứ

31

9

Xác đ ịn h trị giá hải quan

34

10

K iểm đ ịn h trước khi xếp hàng

37

11

T rợ c ấ p v à P h á giá

40

12

C ác b iệ n p h áp tự vệ


45

13

H àn g d ệt m ay và h à n g n ô n g sản

48

14

Thưorng m ại liên q u a n đ ến chính phủ

55

15

Đ ầu tư

59

Ki

D ịch vụ

62

17

Q u yền s ở h ữu trí tuệ


69

18

C ơ c h ế G iải quyết T ra n h chấp v à C ơ chế Rà sốt C h ín h sách T h ư ơ n g mại

75

19

C ác v ấ n đề m ới tro n g W T O

83

20

G ia n h ậ p W T O

88

21

P hụ lục I

94



P hụ lục II
... — '


'



96
-■

'------ L— _ s -------- -------- = ------------'■

--------s -----------

-4-

'





......-




1-

1.

K H Á I N IỆ M V È W T O


Hệ thốn« tliuiị» mại đa phưong là gì?
Đa phirưnu có nghĩa là nhiều bên. Hệ thống thirơng mại đ a p h ư ơ n g Irước hết dược hiểu
là hệ thổng th ư ơ n g mại có nh iều nước cùng tham gia, c ù n g áp d ụ n g n h ữ n g luật lệ, quy
ước chuim . Đ iều này đối lập với các mối qu an hệ th ư ơ n g mại song p h ư ơ n g , trong đó
chi có hai nước tự thỗ tliuận nh ữ n g quy tắc điồu chính th ư ơ n g mại g iữ a hai nước dó
với nhau.
T ro n g W T O , lừ "đa p h ư ơ ng " có ý nghĩa phàn định rõ rệt hơn. Hệ th ố n g th ư ơ n g mại da
p h iran u d ùni’ dê chi hệ thốnỉí th ư ơ n g mại do W T O điều chinh. Do k h ô n g phai toàn bộ
các nước trên thế uiới dều là thành viên W T O nên "đa p h ư ơ ng " sẽ chi p h ạm vi hẹp hơn
"toàn càu". M ặl khác, "đa p hư ơng" cũ ng kh ô n g đồ ng n g h ĩa với n h ữ n g ih o á thuận của
lừ n u nh óm n ước tại m ột khu vực nhất định trên thế uiới, ví dụ n h ư F£U, A S E A N ,
N A F T A , v.v... N h ư vậy, "da phương" là khái niệm đ ứ n g giữ a "toàn cầu" và "khu vực''.
C ần lưu ý rầim troim qu an hệ quốc tế nói chung, "đa p h ư ơ n g " có thể chi bất kỳ mối
qu an hệ nào có hơn hai nước trở lên tham gia.

2.

Tại sao riỊỊày nay

n<ỊU‘ị i

ta lại nói nhiều đcn đa phưong?

Đ a p h ư ơ n g kliôim phái là q u á m ới. Hội Q uốc liên (hoạt đ ộ n g từ n ăm 1919) và tố chức
kế ih ừ a là Liên hẹyỊ-) quốc là m ột m in h ch ứ ng cúa hệ th ố n g đa phương.
V ói việc G A TT có hiệu lire từ n ăm 1948, hệ thống th ư ơ n g mại đa p h ư ơ n g chính thức
ra đời và đến nay đ ã tồn tại hơn n ử a thế kỷ. M ặc dù có thời gian tồn tại dài nliư vậy,
nh ư n g trong nhiều năm , GA'PT vần chi là m ột nhóm n ước hạn chế với m ộ t cliủ dồ du>'
nhất là cắt giam thuế quan. Với nhữ ng kết q u á tích cực củ a V ò n g U ru g u a y , G A T T đã

n iử rộrm p h ạm vi c ủ a m inh hơ n rất nhiều và trở ihành m ộ t tổ chức c h ín h thức - W TO .
S ự có m ặt cù a hầu hết các nền kinh tế lớn cũ n g n h ư sir gia tănu sổ lư ợ n g tliànli viên
làm cho G A T T /W T O có m ột vị trí nổi bật trong thư ơ ng mại toàn cầu.
Do hệ thồng đa phirơng áp d ụ n g đ ồ n g loạt với nhiều n ư ớ c nên th ông q u a hệ ihống này,
việc xây dựní> các quy tấc ch u n g về thươntí mại sẽ n hanh c h ó n g hơn. Với nguvên tác
tối huệ quốc, việc đạt đ ư ợ c n h ữ n g ưu đãi tại hệ thống n ày cũ n g có n g h ĩa là đạt dược ưu
dãi từ hơn m ộ t trăm nước thành viên khác. M ột số n ước cũng m u ố n sử diing hệ thống
này để giái q uy ết n h ữ n u vấn đề qu an hệ th ư ơ n g mại s o n g phư ơn g. N eu nlnr nliững
n ư ớ c n ghèo th ư ờ n g bị n h ữ n g nước giàu chèn ép khi đ àm ph án th ư ơ n u mại song
p h ư ơ n g thì tại m ộ t d iễn đ àn đ a phư ơn g, họ có thể g ó p c h u n g tiếnu nói để tạo ncn m ộl
ánh liường nhất đ ịn h dối với nh ữ n g nước giàu.

3.

Thế nào là tir do hoá thuig mai, nhũng tác đơng ciia q trình đó là gì?
Tir d o hố th ư ơ n g mại là việc d ỡ bỏ nhừnti hàng rào do các nước lập nên nham làm
ch o luồng hàn g h oá di ch uyến từ nước này san g nước khác được lliuận lợi hơn trên cơ
sớ cạnh Iranh bìnli dăng. N hữnii hàng rào nói trên có thế là thuế q uan, giav phép xuât
nh ập khẩu. C|uy dịnh về tiêu cliuảii chất luợim hàng hoá, yêu cầu kiêm dịcli, phư ơng

-5-


pháp đánh thuế. v .v ... Các hàng rào nói trên đều là nh ữ n g đối tirợng của các hiệp dịnh
mà W T () daiiu u iám sát thực thi.
Trên cơ sơ lý ih u y ế l lợi ihế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa tlurơim mại là thúc
dây nuày c à n g nliiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hố, lừ dó thúc đấy tăng
trươim kinh tế. Với imưừi liêu d ù nc, hàng hố lưu thơ ng dễ d àn g hơn d em lại cho họ
cơ hội lựa c h ọ n h à n g hoá tốt hơ n với giá ré hơn (người tiêu d ù n g ờ đâv có thể hiểu là
ca nliữnu nhà san xuất nhập khẩu nụuyên vụt liệu đế sàn xuất ra nhữim h àn g hoá khác).

Nhinm . cĩiim k h ô n g phai ngầu nhiên m à các nước lại d ự n g lên nhĩrng hàng rào làm ánh
h u ơ n u dên SỊI’ li.ru thơim hàng hố. Lý do dê các nước làm việc này là nh ăm báo hộ sản
xuất trong n ư ớ c trư ớ c sự cạnh tranh của hàng hố bèn ngồi (điều này có ỷ nghĩa lớn vì
san xuất tro n g n ư ớ c sưy tiiám sẽ ánh hương đến cô ng ăn việc làm và q ua đó đến ơn
dịnh xã hội), tăim im uồn thu cho nuân sách (thông q u a thu thuế quan), tiết g iam ngoại
tệ (chi cho niLia sám hàiiti h o á nước ngoài), bào vệ sức khoé con người, đ ộ n g-thự c vật
khoi nh ữ n g h à n g h o á kém cliàt lượng hay có nguy cơ gây bệnh, v.v... T ự do hoá
tluuTim m ại. ờ nlũrntỉ m ức độ khác nhau, sẽ làm yếu đi hoặc m ất dần các h àn g rào nói
trịn \ à n h ư tliế sẽ ánh hirớn<> đến m ục đích đặt ra khi thiết lập h àn g rào.

4.

Xiii hãy clio biết lịch s ử hình thành của GATT.
G A T T tồn tại s u ố t 4 6 năm (1948-1994), nh ư n g SỊr ra đời c ù a nó lại là m ộ t điều khơng
dịnli trước.
N gay từ khi C h iế n tranh T hể giới thứ hai chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết
lập các dịn h c h ế c h u n g về kinh tế đế hỗ trợ cô ng cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội
nghị B retton W o o d s Iriệu tập ờ bang Ne\v H am pshire (H o a K ỳ) năm 1944 n h am m ục
dích này. K et q u á củ a Hội nghị Bretton W o o d s là s ự ra đời c ù a 2 tố chứ c tài chính:
Ngân h àn g Tái tliiết và Phát triẻn Q uốc tế (nay gọi là N g â n ỉictiìẹ Thế g iớ i - W B ) và
O iiỹ Tiến lệ O tiốc té (1MF). M ột tổ chức chu ng về thư ơ n g mại c ũ n g được đề xuất thành
lập với tên gọi Tô c h ứ c T hư ơ ng m ạ i Q uốc lé (ITO).
P h ạm vi đề ra c h o IT O là k há lớn. bao trùm lên cà các vấn đề việc làm, đ ầu tư, cạnh
tranh, ciịch vại, vi thế việc đ àm phán Hiến c h ư ơ n g (hiểu cá ch k hác là Đ iều lệ) c ủ a ITO
diễn ra k há lâu. T ro n g khi đó, vi m o n g m u ố n sớm cắt giảm th u ế quan để đẩy m ạnh
cô n g cuộc lái ihiết sau ch iến tranh, năm 1946, m ột n h ó m 23 nư ớc đ ã đ àm ph án riêng rẽ
và dạt đ ư ợ c m ộ t số ưu đài thuế qu an nhất định. Để ràn g b u ộ c nh ữ n g ưu đãi đã đạt
đ ược, n h ó m 23 n ư ớ c này quyết định lấy m ột ph ần về chín h sách th ư ơ n g m ại trong dự
tháo Hiến c h ư ơ n g IT O , biến nó thành Hiệp định ch ung về T h u ế q u a n và T h ư ơ n g mại
(G A T T ). G A T T có hiệu lực từ 1/1/1948 n h ư m ột tho à th uận tạm thời tro n g khi ch ờ

ITO đ ược thànli lập. N h ư n g ITO kh ôn g ra đời: m ặc dù H iến c h ư ơ n g ITO đã được
thông q ua tại M avana (C uba) tháng 3/1948, nhưng việc Q u ố c hội H oa Kỳ trì hỗn
kliơng phơ c h u ẩ n H iến cliương làm cho các nước khác cũ n g k h ô n g phê chuẩn, dẫn đến
ITO k h ô n g trơ th à n h hiện thực. Do vậy, G A T T trở thành cơ cấu đa p h ư ơ n g duy nhất
điều c h in h th ư ơ n g m ại quốc tế cho đến khi W T O ra đời.

5.

GATT là một tổ chức, có đúng khơng?
G A T T ch ư a b a o g iờ là m ột tổ chức. Đó chi từ n g là m ộ t hiệp định có vai trị bao trùm
trong đời số n g th ư ơ n g mại quốc tế trong đó đề ra nhữ ng nguy ên tắc cơ bán của thư ơng
mại quố c tế và n h ữ n g nguyên tắc đó vần tồn tại cho đ ến ngày nay.

-6-


T u y nhiên, sự điều h àn h G A T T làm ngirời ta có cảm giác đây n h ư là m ột tồ chức.
G A T T điều hành các vòng đ àm phán kéo dài nhiều n ăm với sự th am iỉia của hàng chục
q uốc gia từ kh ấp các châu lục. Do tầm vóc lớn lao của nó cũng n h ư giá trị những khôi
lượng th ư ơ n g m ại m à nó điều tiết, G A T T có riêng m ộ t B an T h ư ký để theo dõi, giám
sát việc thirc hiện H iệp định. Đ e diễn tả hình thức tồn tại n ày củ a G A T T , có người đã
gọi G A T T là m ột "định chế".
M inh c h ứ n g rõ ràng chính là sự ra đời cua W TO . M ột trong n h ũ n g m ục đích cùa việc
xuất hiện W T O ch ính là nhàm thế chế hoá G A T T , biến G A T T th àn h m ột tố chức thực
sự.
M ộ t điều dễ thấy về tính chất cù a G A T T là các nư ớc th am gia G A T T chi được gọi là
các bêìì k í’ kết. T ro n g khi đó, với m ột tổ chức chính thức n h ư W T O sau này, các nước
th am gia đư ợc gọi là tìù m h viên.

6.


Sau khi WTO ra địi thì GATT có cịn tồn tại hay khơng?
G A T T vẫn tồn tại, với tư cách là m ột trong các văn bản p h áp lý củ a W TO . N h ư n g
G A T T k h ô n g phải là văn bàn pháp lý duy nhất, bên cạnh đó c ị n xuất hiện nhiều văn
bủn khác n h ư H iệp địn h c h u n g về T h ư ơ n g mại Dịch vụ, H iệp đ ịnh N ô n g nuhiệp, Hiệp
địn h về q u y ền sớ h ữ u trí tuệ liên qu an đến thư ơ ng mại, v .v .....
G A T T cù a thời kỳ W T O cũng có khác với G A T T th u ở ban đầu. Đ e phân biệt, người ta
gọi G A T T ban đầu là G A T T 1947, còn G A T T của thời kỳ W T O là G A T T 1994 (theo
thời gian thô n g q ua v ăn bản này).
.

7.

Tại sao lại gọi là Vịng Uruguay và lý do gì làm cho Vòng đàm phán này nổi ticnỊỊ
đến vậy?
V ò n g đ àm phán th ứ 8 cù a G A T T khai m ạc tháng 9 /1 9 8 6 tại P u n ta del Este. Uruguay,
vì thế v ò n g đ à m p h á n này được đặt tên là V ò n g Uruguay.
V ò n g U ru g u a y nồi tiến g vi nhiều lý do. T rướ c hết, đây là v ò n g đ àm phán dài nhất và
có số nước tham gia đ ơ n g nhất trong lịch sử của G A T T . Đây có lẽ cũ n g là m ột trong
n h ữ n g v ò n g đ à m p h án lớn nhất từ trước đ ến nay. T h ứ hai, V ò n g U rug ua y đã đạt được
n h ữ n g kết q u ả vư ợt bậc so với các vò ng đ àm phán trước, đặc biệt là với việc đ ư a được
cà th ư ơ n g mại dịch v ụ và sở hữu trí tuệ vào p h ạm vi đ iều ch ỉn h của G A T T . T h ứ ba,
v ò n g đàm phán này đ ã dẫn đến sự ra đời của W T O - m ộ t tổ chứ c chính thức để giám
sát các hoạt đ ộ n g th ư o n g mại đa phương. N h ữ n g kết q u ả của V ò n g U rugu ay trở thành
văn kiện chính thức của W TO .

8.

Ngồi Vịng Uruguay, GATT cịn có nhừng vịng đàm phán nào nữa?
G A T T có tống c ộ n g 8 v òn g đ àm phán. V ò n g đàm phán đầu tiên chính là vịng đàm

ph án dẫn đến sự hình thành của G A T T . H ầu hết các v ò n g đ à m p h án đều diễn ra tại
G e n e v a (Thuỵ Sỹ), nơi đ óng trụ s ở B an T h ư ký của G A T T . B ản g dưới đây cho biết
m ộ t số thơ ng tin về các vịng đ àm ph án này.

-7-


9.

T/t

T ên vòng
đàm phán

Năm

l
2
3
4
5
6
7

G en eva
Annecy
T o rq u a y
G eneva
Dillon
K ennedy

Tokyo

1947
1949
1951
1956
1960 - 1961
1964 - 1967
1973 - 1979

8

U a ig u a y

C hủ đê đàm phán

th u ê q u a n
thuế quan
thuế qu an
thuế quan
thuế quan
thuế quan và các biện pháp c h ô n g phá giá
th u ế quan, các biện pháị) phi th u ế quan, các
hiệp định khu n g
1986 - 1994 thuê quan, các biện pháp phi th u ê quan, dịch
vụ, sở hữu trí tuệ, giải qut tranh châp, nơng
nghiệp, hàng dệt may, v.v. ..

Sơ nước
tham gia

23
13
38
26
26
62
102
123

W T O ià gì?
W T O là tên viết tẳt tiếng A n h của Tô ch ứ c T hư ơ ng m ạ i T hế g iớ i. W T O đ ư ợ c chính
. thức thành lập từ ng ày 1/1/1995 theo H iệp định thành lập T ổ ch ứ c T h ư ơ n g m ại Thế
giới ký tại M arrak esh (M a -rố c) n g ày 15/4/1994.

10.

Chức n ă n g c ủ a W T O ?
W T O có 4 ch ứ c n ăn g chính:

11.



Hỗ trợ và g iám sát việc thực h iện các H iệp định W T O ;



T húc đấy tir do h o á thư ơng m ại và là diễn đ àn c h o các cu ộc đ à m phán th ư ơ n g mại;




Giải qu yết tranh c h ấ p thương m ại giữa các nước th àn h viên;



R à sốt c h ín h sách th ư ơ n g mại c ủ a các nước thành viên.

Cơ cấu tổ chức của WTO?
W T O là m ộ t tổ chứ c liên chính phù. C ơ quan cao nh ất c ủ a W T O là Hội nghị Bộ
trưở ng bao g ồ m đại d iện c ủ a tất c ả các nước thành viên, h ọ p ít nhất m ộ t lần tro n g 2
năm. Các cơ q u a n th ư ờ n g trực đ iề u hàn h công việc c h u n g c ủ a W T O . C ác c ơ q u an này
là:


Đại Hội đồng; C ơ qu an th ư ờ n g trực cao nhất củ a W T O , b ao g ồm đại diện c ủ a tất
cá các n ư ớ c th àn h viên. Đại Hội đồng thực hiện ch ứ c n ăn g củ a Hội nghị Bộ
trư ớ n g g iữ a các kỳ Hội nghị v à thực hiện m ộ t số n h iệ m v ụ khác được đề cập trong
các H iệp định.



C ơ q uan G iải q u y ế t Tran h chấp: Là Đại Hội đồn g h ọ p khi cần thiết để giải quyết
các vụ tran h c h ấ p th ư ơ n g mại. C ơ quan này có thể có c h ủ tịch và các thủ tục làm
việc riêng.



C ơ quan R à sốt C h ín h sách T h ư ơ n g mại; Là Đại H ội đ ồ n g h ọ p khi cần thiết để rà
sốt c h ư ơ n g trình thươiig mại c ủ a các nước thàn h viên. C ơ q u a n này có thể có chủ
tịch và các thủ tục làm việc riêng.





Hội đ ồn g T h ư ơ n g mại H à n g h o á



Hội đ ồ n g T h ư ơ n g mại Dịch vụ




Hội đồntỉ về các v ấn đề Sở h ữ u Trí tuệ liên quan đ ế n T h ư ơ im mại

Dưới các Hội đ ồ n g nói trên là m ộ t loạt các uỷ ban v à c ơ qu an g iú p việc khác giám sát
các vấn đề chu yên m ô n và là nơi thảo luận về các vấn đề náy sinh khi thực hiện các
Hiệp định W TO .

12.

Cơ chế ra quyết định của WTO như thế nào?
Hầu hết m ọi q u yết đ ịn h củ a W T O đều được thông q u a theo nguyên tắc đ ồ n g thuận.
T u y nhiên, có m ột số trư ờ n g h ợ p W T O ra quyết định th eo p h ư ơ n g thức biểu quyết.
T ron g trưòmg hợp này, m ỗi n ư ớ c có m ột phiếu, trừ Liên m in h châu Âu có số phiêu
bàng sổ thàn h viên c ủ a Liên m inh.

13.




V iệc diễn giải m ộ t hiệp định cần được đ a sổ 3/4 n ư ớ c thành viên W T O thông qua;



Việc m iễn trừ m ộ t n ghĩa v ụ cho m ộ t nước thành viên cần có được đa số 3/4 tại
Hội nghị Bộ trường;



Q uyết định sử a đổi nội d u n g các điều khoản hiệp đ ịn h cần phải d ược tất cá hoặc
2/3 số n ước thàn h viên chấp nhận, tuỳ theo tính chất c ủ a các điều khoản ấy (những
sửa đổi chi đ ư ợ c áp d ụ ng ch o các nước thành viên đ ă c h ấ p nhận);



Q uyết địn h kết n ạp thàn h viên m ới cần đ ược Hội nghị Bộ trư ở n g hoặc Đại Hội
đ ồ n g thôn g q ua với đa số 2/3.

Thế nào là đồng thuận?
Đ ồ n g th uận là m ột p h ư ơ n g thức ra quyết đ ịnh m à tại thời đ iểm th ô n g q u a quyết định
đó k h ơ n g có m ộ t ý k iến ph ản đối nào đư ợc nêu ra.
Đ ồ n g thuận k hác với p h ư ơ n g th ức biểu quyết. T ro ng p h ư ơ n g thức biếu quyết, các đại
biểu phải thể hiện rò lập trư ờ ng c ủ a m ìn h (bàng cách g iơ tay, bỏ phiếu, ấn nút), trong
đỏ số phiếu th uận đ ạ t m ộ t tỷ lệ nhất định thì quyết đ ịn h m ới đ ược th ông qua. T rườ n g
họp đạt được 100% số p h iếu th uận gọi là nhất trí.

14.

Ban Thư ký WTO là một CO’ quan như thế nào?

B an T h ư ký W T O (n gu yên là B an T h ư ký G A T T trước đ ây ) đ ó n g tại G enev a, T huỵ Sỹ.
Địa chỉ chính thức là:
W orld T ra d e O rg a n izatio n
C en tre W illia m R ap p ard
R ue de L ausa n ne 154, C H - 1 2 1 1 G eneva, S w itzerlan d
Đ ứ ng đầu B an T h ư ký W T O là m ột T o n g G iám đốc. T ổ n g G iám dốc hiện nay là ông
M ik e M oo re (quốc tịch N e w Z ealand). G iúp việc cho T ổ n g G iá m đốc có 4 Phó T ổng
G iám đốc. B an T h ư ký W T O có k ho ản g 550 nhân v iên m a n g n hiều quốc tịch khác
nhau.
Ngân sách của W T O n ăm 2002 v ào k h o ản g 143 triệu franc T huỵ Sỹ (tương đư ơ n g 87,7
triệu U S D ), do các nư ớc thành viên đ ó n g góp theo tỳ lộ th ư ơ n g mại của từng nước so
với thư ơng mại thế giới.

9


15.

Các hoạt động chính của Ban Thư k ý WTO là gì?
Các hoạt độ ng chính của Ban T hư ký W T O là:

16.



Hồ trợ các cơ quan cùa W T O (các Hội đồng, Uỳ ban, n h ó m cô ng tác, nhóm đàm
phán) tro n g việc đàm phán và thực hiện các hiệp định. M ột số ph ò n g củ a B an T hư
ký W T O ch u y ê n theo dõi về nh ũ n g hiệp định cụ thể.




Hồ trợ



T h ố n g kê và đư a ra phân tích về tình hình, chín h sách v à triển v ọ n g th ư ơ n g mại
thế giới.



Hồ trợ các q trình giải quyết tranh chấp và rà sốt ch ính sách th ư ơ n g



Tiếp xúc v à hỗ trợ các nước thành viên m ới trong q u á trình đ àm phán gia nhập.



T hơ n g tin, tun truyền về WTO.

kỹ thuật cho các nước đang phát triển và k é m phát triển.

mại.

VVTO !à một tổ chức quốc tế. Vậy ngôn ngữ làm việc của WTO như thế nào?
W T O sứ d ụ n g ba ngôn n g ữ chính thức là tiếng Anh, tiếng P háp, tiếng T ây Ban Nha.
M ọi văn kiện qu an trọng c ủ a tổ chức này đều được d ịch ra 3 th ứ tiếng này. Ngoài ra,
các tài liệu khác hoặc nội dun g trang w eb của W T O đ ề u có thể có b ằng những thứ
tiếng nói trên.


17.

Có phải tồn bộ nội dung của WTO đều nằm trong GATT?
K h ô n g phải. N ộ i d u n g cùa W T O khơ ng chi có G A T T m à còn rất nhiều hiệp định, văn
ban khác. T a hãy hình d u n g th ứ bậc cùa các văn kiện này n h ư sau:


Hiệp đ ịnh th ành ỉập W T O
o
o
o
o
o
o



18.

Phụ lục lA : bao g ồm G A T T 1994 v à các hiệp địnli liên q u an về th ư ơ n g mại
h àn g h o á
P hụ lục IB : G A T S
P hụ lục 1C: T R IP S
Phụ lục 2: D S U
Phụ lục 3: T P R M
Phụ lục 4: các hiệp định nhiều bên

Các tuyên bố và quyết định cấp Bộ trưởng

Các hiệp định liên quan đến thưong mại hàng hoá có mối liên hệ vói nhau như

thế nào?
X ét về m ặt số lượng, các hiệp định này tạo thành p h ầ n lớn nội d u n g c ủ a W T O và đều
thuộc Phụ lục l A củ a H iệp định thành lập W TO . C ó thể p h ân loại các hiệp định này
Ihành m ột số n h ó m n h ư sau;


G A T T 1994



H àng rào kỹ thuật; T B T , SPS



Q uán lý nh ập khẩu; ILP, R O O

■10-




Hải quan: PSI, A C V



C ác biện p h áp tự vệ: A D P , S C M , A SG



C h u y ên ngành: A O A ,




Đ ầ u tư: T R IM S

ATC

C ách ph ân loại n h ư trên cũ n g là c ơ sở để cấ u trúc n ê n m ộ t số c h ư ơ n g c ủ a q u yển sách
này.

19.

Thế nào là hiệp định nhiều bên của WTO?
Khi W T O thàn h lập, m ọi kết q u ả của V ò n g đ à m p h á n U ru g u a y trở thành nh ữ n g văn
kiện chính thức c ù a W T O m à b ấ t kỳ m ộ t n ư ớ c thàn h v iên W T O nào cũ n g phải th am
gia. N h ư vậy, tất cả các thàn h v iên W T O đ ề u th a m g ia v à o các hiệp định củ a W TO .
Q u y định này đ ư ợ c gọi là c h ấ p th u ậ n cá gỏi.
B ên c ạ n h đó, W T O v ẫ n duy trì 4 hiệp định n h iề u b ê n đ ư ợ c đ à m ph án từ V ò n g Tokyo.
V ới các hiệp định n ày , các n ư ớ c thành viên W T O có thể th a m gia hay k hô n g tuỳ ý. Các
hiệp đ ịn h này là:


H iệp

định về b u ô n bán m áy bay d ân dụng;

«

H iệp


địn h về m u a s ắ m c ủ a ch ín h phù;



H iệ p

định q u ố c tế v ề các sản p h ẩm sữa;



H iệp

định q u ố c tế về thịt bò.

C uối năm 1997, W T O đ ã nhất trí ch ấ m dứt hai hiệp đ ịn h về sản p h ẩm sữa và thịt bò và
đ ư a n h ữ n g nội d u n g c ủ a ch ú n g vào p hạm vi đ iề u c h ỉn h c ủ a các H iệp định N ô n g nghiệp
v à H iệp định về cá c b iện pháp vệ sinh dịch tễ.
N g oài ra, H iệp đ ịn h v ề C ô n g nghệ T h ô n g tin (IT A ) c ũ n g dể ng ỏ cho các nước thành
viên W T O tuỳ ý th a m gia. Vì thế, cũng có thể coi đ ây là m ộ t h iệp định nhiều bên cùa
W TO.

20.

WTO phân loại thành viên của mình như thế nào?
C á c th àn h viên W T O đ ư ợ c p h â n thành 4 n h ó m chính:


K é m phát triển: C ă n c ứ theo tiêu chu ẩ n p h â n loại c ủ a Liên
có k h o ản g 50 th à n h viên thuộc n h ó m này


h ợ p quốc, hiện W T O



C ó nền kinh tế c h u y ể n đổi: C ác nước T ru n g và Đ ô n g  u trư ớ c đây có
kế hoạch h o á tập trung, n ay chu yển sang c ơ chề thị trường.

nền kinh tế



Đ a n g phát triển: Đ â y là n h ó m nư ớc đ ô n g đảo n h ấ t tro n g số thành viên của W T O ,
tu y nhiên k h ơ n g có m ộ t định ng hĩa th ố n g n hất về việc n ước nào đư ợc coi là đ an g
phát triển m à c h ủ y ếu là do m ồi nước tự nhận. Vì vậy, ngay cả S in gapore cũ n g tự
nhận là th uộ c n h ó m này.



Phát triển: C á c th àn h viên cịn lại ngồi 3 n h ó m trên, hầu hết là các nước thành
viên O E C D .

-11 ■


21.

Ngoại lệ và m iễn tr ừ giố n g và k h á c n h a u n h ư thế nào?
Ngoại lệ và m iễn trừ đ ề u là việc cho p h ép m ột thành viên W T O đ ư ợ c kh ô n g hoặc ch ư a
thực hiện nhữ ng n g h ĩa v ụ nhất định. K hác nhau ờ chỗ ngoại lệ đ ã được quy định sẵn
trong các hiệp định, nểu th o ả m ãn các điều kiện thi mọi th à n h viên W T O đ ều có thể

được m iễn ntỉhĩa vụ ấy, ví CỈỊI các Đ iều 14, 20, 21 của G A T T , Đ iề u 73 của H iệp định
TR IPS.



T rong khi đó. m u ố n đ ư ợ c h ư ớ n g m iễn trừ đối với m ột n ghĩa vụ c ụ thể, m ộ t th ành viên
W T O phái đề đạt yêu cầu lên W T O và phải được các thành viên W T O khác, th ô n g qua
Hội nuhị Bộ trư ở ng hoặc Đại Hội đồ n g , chấp thuận.

hệ thống thương mại đa phưcyng
Vịng Uruguay

bên ký kết
thành viên
....
Hiệp định chung về Thuế quán vầ Thương
mại
TỔ chức Thương mại Quốc tế
Ngân hàng Tái thiết vả Phát triển Quốc tế
Ngàn hàng Thế giởi
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
tự do hoá thương mại
Tổ chức Thương mạí Thế giới
hiệp định nhiều bên

Đại Hội đồng
Hội nghị Bộ ưưởng WTO
đồng thuận
Bạn Thư ký WTO
----Tổng Giám đốc WTO

chấp thuận cả gói
nhất trí

222.

'

. m ultilateral trade sysiem
’:Vrtiguay Round
; contracting party
'.member
■General Agreement on Tariffs and Trade
(G A ri)
: International Trade Organization (ITO)
International Bank o f Reconstruction and
Development (IBRD)
\ World Bank (WB)
: International Monetary Fund (IM F)
: trade liberalization
: World Trade Organization (W7U)
:p lu rilateral agreement
'.General Council
: WTO M inisterial Conference
.consensus
: WTO Secretariat
: WTO Director-General
: single undertaking
; unaminity

CÁC NGUYÊN TẢC CHUNG CỦA GATT


Nội dung Hiệp định GATT nói lên những gì?
G A T T là m ột h iệ p đ ịn h tổ n g h ợ p g ồ m 38 điều ch ứ a đ ự n g n h ữ n g quy định c h u n g về
th ư ơ n g mại h à n g hố, tro n g đ ó có n h ữ n g nội dung q u an trọ n g n h ư sau:


Đe ra các n gu y ên tắc k h ô n g p h â n biệt đổi xử: tối huệ q u ố c v à đãi ngộ quố c gia
(Đ iều 1, 3, 14);


-12-


23.



Đ à m phán, sử a đổi, rút bỏ các ưu đãi (Đ iề u 2, 27, 28);



Các ngoại lệ (Đ iều 20. 21 );



Q u y định về thuế c h ố n g p h á giá và th u ế đổi k h áng (Đ iề u 6). xác định trị giá hái
quan (Đ iều 7), xuất x ử (Đ iề u 9), h ạ n chế địn h lượng (Đ iề u 11, 13), tự vệ (Đ iều 12,
19), trợ cấ p (Đ iề u 16), d o a n h n g hiệp th ư ơ n g mại n hà n ư ớ c (Đ iề u 17);




ư u đãi dàn h ch o các n ư ớ c kém ph át triển (Đ iề u 36-38), đ ư ợ c đ ư a vào nội d u n g
cúa G A T T từ năm 1964.

Xin cho biết những nguyên tắc cơ bản của GATT?
G A T T có 4 nguy ên tắc c ơ bản;




24.

Chỉ đư ợc p h ép bảo hộ sản xuất tro n g n ư ớ c b àng th u ế q u a n , k h ô n g cho p h é p sử
d ụ n g các h ạn chế định lượng, trừ n h ữ n g tn rờ n g hợ p đặc biệt;
T h u ế quan phải giảm d ầ n và bị rà n g b u ộ c kh ôn g tăng trở lại;



Á p dụng đãi ngộ tối huệ quốc;



Á p dụng đãi ngộ quốc gia.

Nhiều nội dung của GATT lại được chi tiết hoá trong các hiệp địnhkhác. Vậy
nếu có mâu thuẫn giữa các điều khoảncủa GATT và một hiệp định khácthì xử lý
thế nào?
T ro n g trư ờ ng h ọ p này, các điều khoản c ủ a h iệp định khác sẽ đ ư ợ c áp dụng.

25.


Tại sao GATT chủ trưig tự do hóa mà vẫn cho phép bảo hộ?
Đ ú n g vậy, G A T T c h ủ trư ơ n g về m ột n ề n th ư ơ n g m ại tự d o to à n cầu, n h ư n g G A T T
. cũ n g cô ng nhận rang do trình độ phát triển c ù a các n ư ớ c còn k h á c nhau và mồi n ư ớ c
cũ n g có nh ữ n g m ụ c tiêu riê n g cần theo đu ổi nên G A T T cho p h é p các n ước duy tri b ào
hộ ch ố n g lại s ự cạnh tran h c ù a nư ớc ngoài. S ự bào hộ này đ ư ợ c p h ép duy trì với hai
điều kiện; ở m ứ c độ họrp lý và phải thể hiện th ô n g qua th u ế quan.

26.

Vì sao lại cliĩ bảo hộ thơng qua thuế quan?
C âu trả lời là để đ ả m bào lín h m inh h ạ ch và d ễ d ự đo á n . T h u ế q u a n thể hiện bàng đại
lượng rồ ràng là n h ữ n g con số, do đó ngư ời ta có thể dễ d à n g n h ậ n thấy m ứ c độ b ả o hộ
dành cho m ột m ặt hàng, n g à n h hàng; th u ế q u a n cao tức là m ứ c độ bào hộ cao vi n h ư
vậỵ hàng hóa tư ơ n g tir của nước ngoài k h ó x âm nhập thị trư ờ ng ; ngư ợc lại, thuế q u a n
thấp tức là m ứ c độ bảo hộ thấp.
T h ô n g qua đ àm ph án và lịch trình giảm thuế quan của m ộ t n ư ớ c , người ta cũng s ẽ dễ
dàng hơn trong việc d ự đ o á n tốc đ ộ cắt g iảm thuế quan, đ ồ n g n g h ĩa với nhữ ng thay đổi
tro ng m ức độ b ảo hộ và m ứ c độ m ở cử a thị trường.

27.

Vậy có nghĩa là thuế quan tỷ lệ thuận vói mức độ bảo hộ hàng hóa trong nưóc và
tỷ lệ nghịch vói mức độ mỏ’ cửa thị trưịng cho hàng hóa nc ngồi?
Đ úng vậy. có ihế coi đây như là m ộ t đ ịn h lý tro ng thương rriỊÌ q u ố c tế.

■13-


28.


Tối huệ quốc là gì?
Tối huệ q u ố c có n g h ĩa là việc dàn h cho m ột n ư ớ c nh ữ n g ưii đãi th ư ơ n g mại k h ô n c kém
h ơ n nh ữ ng ưu đãi d à n h cho m ộ t n ư ớ c th ứ ba.
T ên gọi của q u y ch ế này làm n gư ờ i ta liên tư ờ n g nước đ ư ợ c d à n h ưu đãi tối huệ quốc
là "nước đ ư ợ c ưu đãi nhất". T h ự c tế k h ô n g phải n h ư vậy. v ẫ n có nh ữ n g nước được
h ư ơ n g ưu đãi c ò n cao h ơ n ư u đãi tối huệ quốc. C h ú n g ta chỉ n ê n h iếu toi huệ quốc là
sự đãi ngộ th ô n g th ư ờ n g d à n h cho h ầ u hết các n ư ớ c k h ơ n g có q u a n hệ thù nghịch hay
đặc biệt qu an trọ n g đối với n ư ớ c ch ủ nhà.
Tối huệ quố c là m ộ t n g uy ên tắc c ơ bán của G A T T , thể h iện tính k h ơ n g p h â n hiệl đố i
x ư trong th ư ơ n g mại. Q u y đ ịn h về tối h uệ qu ốc đư ợc nêu n g a y tại Đ iều I củ a G A T T .

29.

Đãi ngộ quốc gia là gì?
D ã i II^Ộ q u ố c g ia là việc d à n h cho h àn g h ố n ư ớ c ngồi, sau khi đ ã tra x ong thuế hài
quan, n h ữ n g ưu đăi k h ô n g k ém th u ận lợi h ơ n h à n g hoá sản xu ất tro n g nước cùng loại.
Q u y chế này th ế h iện s ự đối x ừ c ô n g bằn g g iữ a h àn g h oá n h ậ p k h ẩ u và h àng hoá nội
địa, tạo đ iều kiện c ạ n h tran h lành m ạ n h giữ a các n g u ồ n hàn g h o á này.
Q u y định về đãi ngộ q u ố c gia đ ư ợ c nêu ở Đ iều III c ủ a G A T T .

30.

Tối huệ quốc khác đãi ngộ quốc gia thế nào?
C ả hai quy ch ế trên đ ều g iố n g n h a u ở ch ồ là m a n g tính k h ơ n g p h â n biệt đổi xử. Tuy
nh iên , c h ú n g k h ác n h a u ở đối tưọmg h ư ớ n g tới.
Tối huệ q u ố c h ư ớ n g đ ế n các n hà k inh do an h , h à n g h o á ở ngoài n ư ớ c , thể hiện sir công
b à n g dành ch o n h ữ n g đổi tư ợ n g ở ngoài b iên giới. Ví dụ n ư ớ c A nhập m áy bơm từ
nư ớc B và n ư ớ c c. N ế u cả hai n ư ớ c B và c đều đ ư ợ c h ư ở n g đãi n g ộ tối huệ quốc thì
thuế nhập k h ẩ u đ á n h lên m ặ t h à n g m áy b ơ m từ cả hai n ư ớ c này đ ều phải n h ư nhau,

k h ô n g có n ước n ào lại bị cao h ơ n hay đư ợc th ấp hơn.
Đãi ngộ quốc g ia là s ự k h ô n g p h â n b iệt đổi x ử khi h à n g h o á n h ậ p khẩu đã qua biên
giới, ở trong n ư ớ c n h ậ p k h ẩu . Đ ó là sự c ô n g b ằn g g iữ a n h à k in h do an h , h àn g h oá nhập
k h ẩ u với nhà k in h d o a n h , h à n g h o á tro n g nước. N h ư vậy, khi m ặ t hàng m áy bơm đã
đ ư ợ c nhập v ào n ư ớ c A h ợ p lệ, n ộ p x o n g các k h o ả n thuế tại hải q u a n thì sẽ kh ơn g phải
ch ịu bất kỳ k h o ả n thuế, phí hay n h ữ n g rà n g b u ộ c n ào kh ác m à m ặ t hàng m áy bơm sán
x u ất tại nước A k h ô n g phải chịu.
Hai q u y chế trèn lúc đ ầu chỉ áp d ụ n g cho hàn g h o á và th ư ơ n g n hân, về sau này m ớ
rộ n g ra áp d ụ n g c h o c à d ịch vụ, người c u n g cấp dịch vụ, vốn đ ầu tư, n h à đ ầu tư, v.v...

311.

N g u y ê n tắc tối huệ quốc yêu cầu một nưóc đối xử bình đẳng vói mọi nc khác.

Vậy khi các nc ASEAN dành cho nhau thuế suất thấp hon vói thuế suất đánh
vào hàng hóa của các nưóc ngồi ASEAN thì sao? Có phải là một sự vi phạm
nguyên tắc tối huệ quốc không?
-14-


Đây k h ô n g phải là m ộ t s ự vi p h ạ m , m à là m ộ t trư ờ n g h ọ p ngoại lệ c ủ a nguy ên tẩc tối
huệ quốc.
Đ iều X X IV c ù a G A T T c ô n g n h ậ n các n ư ớ c thu ộc m ộ t th ỏ a thu ậ n kh u vự c có thê dàn h
cho nh au n h ữ n g ư u đãi lớ n h ơ n so với ư u đãi d à n h ch o n ư ớ c th à n h viên W T O n ă m
ngoài th ỏ a th u ậ n k h u vự c đó. N h ư vậy, các nư ớc A S E A N có thể d à n h cho nhau k h ô n g
chỉ thuế su ất th ấ p h ơ n m à c ị n có thể là tiêu chu ẩ n kỹ th u ậ t ít ngặt n g h èo hơn.
A S E A N k h ô n g phải là th ỏ a th u ận k h u vực du y nhất. Đ ế n năm 2 0 0 0 , W T O đà ghi nhận
có 184 th o ả th u ận k h u v ự c tư o n g tự n h ư A S E A N , tro n g đó có 109 th o ả thu ận k hu vực
cịn hiệu lực, ví d ụ n h ư A P E C , EU , M E R C O S U R , N A F T A , S A D C , S A F T A .
C ần lưu ý là n g a y tro n g các th ỏ a th u ậ n k h u vực thì n g u y ên tẳc tối h u ệ qu ốc vẫn phát

h u y tác dụ n g . T h u ế suất ư u đăi d à n h c h o m ộ t n ư ớ c tro n g th ỏ a th u ận k h u vự c cân phải
đ ư ợ c áp d ụ n g đ ồ n g đ ề u c h o tất cả các n ư ớ c th àn h viên khác tron g th ỏ a th u ận kh u vỊrc
đó.

32.

C ị n G S P có phải là một n g o ạ i lệ c ủ a n g u y ê n t ắ c tố i h u ệ q u ố c không?
Đ ây cũ n g là m ộ t trư ờ n g h ợ p ngoại lệ c ủ a ng u y ên tắc tối h uệ quốc. N h ư n g k h ô n g g iốn g
với các th ỏ a th u ậ n k h u v ự c v ố n m a n g tín h có đi có lạ i, đây là n h ữ n g th ỏ a th uận ưu đăi
chỉ m an g tín h m ộ t chiều. T ro n g c h ư o n g trình G S P , các n ư ớ c phát triển d àn h cho m ột
số nước đ a n g p h á t triển v à c h ậ m p hát triển m ứ c th u ế q u a n ưu đãi (th ậ m chí bàng 0% )
m à kh ô n g đòi hỏi các n ư ớ c đ a n g ph át triển v à ch ậ m p h á t triển p hải d à n h ưu đãi tư ơ ng
tự.
N goài G S P c ị n có n h ữ n g c h ư ơ n g trình k h ác có c ù n g tính chất n h ư C ô n g ước L om é,
S á n g kiến L ò n g c h ả o C a-ri-b ê.

33.

Nên hiể u "có đi có lại" nghĩa là như thế nào?
C ó đi có lại, h ay có lúc c ị n gọi là tư ơ n g hỗ, có n g h ĩa là khi n ư ớ c X n h ậ n đ ư ợ c m ộ t ưu
đãi từ n ư ớ c Y thì n ư ớ c X c ũ n g phải d à n h c h o n ư ớ c Y m ộ t ư u đãi .tương đư ơng. Điều
này thể h iện tín h b ìn h đ ẳ n g tro n g q u a n hệ th ư ơ n g m ạ i g iữ a hai nước.
T u y vậy, s ự câ n b ằ n g g iữ a đ ư ợ c v à m ất, ch o và n h ậ n k h ô n g phải lúc n ào cũng có tác
đ ộ n g n h ư n h a u với ưiỗi n ước. C ù n g dàrữi ch o n h a u ư u đãi về m ộ t m ặt hàng, n h u n g
nư ớc nào có thế m ạ n h n h iều h ơ n về m ặ t hàn g đó tức là đ ã thu đ ư ợ c lợi ích lớn hcm.

34.

Thế nào là lãnh thổ hải q u a n , liên m i n h hải q u a n ?
Đ ây là n h ữ n g kh ái n iệm c ơ bản nói lên p h ạm vi áp d ụ n g củ a G A T T về m ặt đ ịa lý.

L ã n h th ổ h a i q u a n là m ộ t lành thổ đ ư ợ c q u y ền d u y trì biểu thuế q u a n và n liữ n c quv
định th ư ơ n g m ại m ột cá ch độc lập. N h ư vậy, m ồi nước là m ộ t lãnh thồ hải quan.
N h ư n g c ũ n g có n h ữ n g lãnh thổ hài q u a n k h ô n g p hải là m ộ t n ư ớ c , ví dụ n h u Mong
K o ng , M acau . N e u n h ư th àn h v iê n c ủ a Liên h ợ p q u ố c là các n ư ớ c thì thành viên của
W T O lại là các lãnh thổ hải quan.
L iên m inh h à i q u a n b a o g ồ m hai hay n h iều lãnh thổ hải quan, m ọi h à n g rào th ư ơ n g mại
giữa các lãnh th ổ hải q u a n này đ ề u đ ư ợ c x o á bỏ v à các lãnh thổ hải q u an này đ ều áp

-15-


clụntỉ c h u n g thu ế quan và các b iện ph áp q u ả n lý khác đối với các lãnh thô hải quan
kh ô n g thuộc liên m inh. EU là m ộ t liên m in h hài quan.

35.

Hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch có phải chịu các quy định của GATT
khơng?
H àn g h o á x u ấ t n h ậ p k h ấ u tiểu n g ạc h (hay cò n gọi là p h ư ơ n g th ứ c b u ô n b á n b iên m ậu)
k h ô n g phải ch ịu các q u y đ ịn h c ù a G A T T . Đ iều này có n g h ĩa là hai nước có chung
đ ư ờ n g biên có thể áp d ụ n g n h ữ n g ưu đãi đặc biệt n h ư b ỏ th u ế q u a n , g iảm bớt thù tục
hai quan c h o các hàng h o á b u ô n bán theo p h ư ơ n g th ứ c n à y m à k h ô n g s ợ vi phạm
nguyên tắc đãi n g ộ tối huệ quốc.
T u y nhiên, h à n g h oá xu ất n h ậ p k h ẩ u tiểu n g ạ c h v ẫn có thể bị đ iề u c h ỉn h bởi các hiệp
định khác c ú a W T O , ví d ụ n h ư tro n g các v ấ n đề kiểm dịch đ ộ n g th ự c vật, c h ố n g phá
giá, tự vệ, v . v . ..

36.

Nghị trình thưịng trực !à gì?

N g h ị trình tìn a m g trự c là từ đ ể chỉ các đ iề u k h o ả n tro n g m ộ t số h iệp định, các điều
k ho án này q u y đ ịn h về v iệc tiếp tục đ à m p h á n tro n g tư ơ n g lai để tự do h o á hơ n nữa các
lĩnh vực thuộc p h ạ m vi h iệp định, hoặc để rà soát, n â n g c ấ p m ộ t p h ầ n h oặc tồn bộ các
h iệp định đó.
Điệu 20 H iệp đ ịn h N ô n g n g h iệp , Đ iều 12 H iệ p đ ịn h S P S , Đ iề u 9 H iệp địn h T R IM S là
ví d ụ cù a n h ữ n g đ iề u k h o ả n n h ư vậy.

37.

Khi nói đến tự do hố thưoTig mại ngưịi ta thường hay nhắc đến bảo hộ, Vậy bảo
hộ ỏ' đây có nghĩa là gì?
Bảo hộ ở đ ây có n g h ĩa là b ả o vệ, hỗ trợ cho sản xuất tro n g n ư ớ c th ô n g q u a thu ế qu an
và các biện p h á p phi th u ế q uan. B ảo h ộ h ợ p lý sẽ giú p c h o n ề n s ả n x u ấ t trong nước có
điều k iện v ư ơ n lên, th ích nghi d ầ n với m ôi trư ờ n g c ạ n h tra n h q u ố c tế. N h ư n g n ếu bảo
hộ tràn lan, k h ơ n g có đ iề u kiện, k h ơ n g có th ờ i h ạ n thì sẽ đ e m lại h iệ u q u ả x ấu ch o nền
k inh tế vì làm s u y yếu m ơi trư ờ n g c ạ n h tranh, d ẫ n đ ế n d o a n h n g h iệ p ỷ lại v ào bảo hộ
cù a N h à n ư ớ c m à k h ô n g ch ịu v ậ n đ ộ n g trên thị trưòriig b à n g c h ín h n ă n g lực củ a mình.

38.

Thuế q u a n k h á c vói thuế n h ư thế nào?
T h u ế quan c ũ n g là m ộ t loại thuế, th u trên h à n g h o á q u a lại c ử a k hẩu . Đ ó ch ín h là thuế
x u ấ ư n h ậ p kh ẩu.
Tại V iệt N a m , h ầ u hết các loại thu ế đ ề u do T ổ n g cục T h u ế (B ộ Tài ch ính ) thu, nhưng
thuế quan thì d o T ổ n g cụ c Hải q u a n thu. N h ư vậy, để d ễ n h ớ hom, h ã y h iểu thuế quan
là thuế hải q u a n .

39.

Tại sao thuế q u a n lại chiếm vị trí q u a n trọng trong đàm phán thưong m ạ i ?

S ở d ĩ n h ư thế là vì m ụ c tiêu c ủ a đ à m p h án th ư ơ n g m ại là n h ằ m d ỡ b ỏ rào cản đối với
sir luTi th ơng h à n g h ố giữa các n ư ớc, m à th u ế q u a n ch ín h là m ộ t rào cản qu an trọng
nhất.

-16-


N h ữ n g v òng đ àm ph án đ ầ u tiên c ủ a G A T T chỉ tập trung duy nhất v ào chù đề căt giám
thuể quan. Hiện nay, m ặc dù p h ạ m vi đ àm phán trong W T O đã m ở rộ n g ra rất nhiêu,
nliưng thuế q u an v ẫn là m ộ t c h ù đề trọng tâm trên bàn đ à m phán.

40.

V a i trò c ủ a thuế quan là gì?
T h uế q uan là m ộ t cô n g c ụ đắc lực và cần thiết cúa m ồi N h à nước để thực hiện các m ục
tiêu sau:

41.



Đ em lại n g u ồ n thu ch o ng ân sách; với nhiều n ư ớ c đan g phát triển, thuế thu t ừ
hàn g hoá x u ấ t n h ập k h ẩu (đặc biệt là n hập khẩu) đ ó n g g ó p m ộ t tỷ lệ lớn vào số thu
th uế nói riên g v à ngân sách nói chung;



Phục vụ các m ụ c tiêu kinh tế (bảo hộ sản xuất);




P hục vụ các m ụ c tiêu phi k in h tế: giảm bớt việc n h ập k hẩu các h à n g h oá m à N h à
nước k h ơ n g k h u y ến khích vi có ảnh h ư ở n g tới đời sống, m ôi trư ờ n g , đạo đức x à
hội. ví n h ư các m ặt h à n g rư ợ u bia, thuốc lá, ô-tô, v.v...



Làm cơ s ở cho đ à m p h á n th ư ơ n g mại.

" T h u ế h ó a " là gì?
Thu ế hóa, gọi chính xác là th u ế quan hóa, chính là sự lư ợng hóa tác d ụ n g báo hộ cù a
các biện ph áp phi th u ế quan. T ừ này d ùn g để chi việc các n ư ớ c thành viên W T O đ ược
p hép nân g thuế suất thuế quan lên đế bù lại việc từ b ò b ảo hộ bàn g các biện ph áp phi
thuế quan.

42.

Thế nào là ràng buộc thuế quan?
Sau mồi v ò n g đ àm p h án , thuế su ất m à các nư ớc thỏa thuận với nh au đ ư ợ c ghi vào bản
daiìh m ục ưu đ ã i, h a y còn gọi là d anh m ục ih u ế quan. Mỗi nư ớc có m ộ t bản dan h m ụ c
riêng. T hu ế suất ghi tro n g bản dan h m ụ c này được gọi là tìiiíé su ả l riin g hiíộc, tức là
sau nàv nước đó sẽ k h ô n g đ ư ợ c phép tăn g thuế suất cao h ơ n m ứ c đ ã ghi tro ng danh
mục.
N h ư vậv, nếu đ à đ ư a v ào dan h m ục thuế quan là m ặt h àn g đó đã bị ràng b u ộc, nhiìng
m ặt hàriR k h ô n g đ ư a vào danh m ụ c thuế quan thl được tự do tăng th u ế suất.

43.

Thuế suất trần là gì?
T huế suấl trầ n m ộ t sự nới rộ n g c ủ a thuế suất ràng buộc. T h ô n g th ư ờ n g , sau khi đàm

phán, các nước phải áp d ụ n g th u ế suất đã đạt được tại đ àm ph án và k h ô n g được tăng
lên q uá m ứ c này. N h ư n g đối với m ột m ặt h àn g nào đó, n ư ớ c đ àm ph án có thể đ ư a ra
m ột m ứ c thuế ca o h ơ n m ứ c thuế đang áp d ụ n g gọi là thuế suất trần. Sau này, nước đó
có thể tăng th u ế q u an lên đ ến m ứ c thấp hơn hoặc b ằn g thuế suất trần m à k h ô n g bị coi
là vi phạm G A T T . T ro n g trư ờ n g hợp này, thuế q u an bị ràng bu ộc k h ô n g phải ớ thuế
suất dang áp d ụ n g m à là ở thuế suất trần.
Ví dụ, sau khi đ àm p h án, m ột nước đồ ng ý giảm thuế q u an cú a hai m ặ t hàng A và B từ
20 % cùng x u ố n g đến m ứ c 10%, nh ư ng riêng với m ặt h à n g B, th uế suất ràng buộc là
15%. Điều này có 3 ý nghĩa;

•17-

OAI h o c q u o c
^
IRUNG ĨẢM THÕNG ĨIM THU VIÊN

V- G

0 / 03Bar.4




T ừ nay irở đi. thuế suất đ ánh vào các mặt hàng A và B n h ập khấu sẽ là 10%, giam
một n ử a so với trước.



M ặt h à n g A chỉ có thể giữ nguyên hoặc tiếp tục giànl thuế suất m à không được
tănu trờ lại q u á 10%.




V(ýi m ặt h àn g B, thuế suất có thể g iữ nguyên, tiếp tục g iảm hoặc tăng trớ lại quá
10%, n h ư n g k h ô n g q u á 15%.

N h ư vậy, thuế suất trần có tác d ụng nh ư m ột sợi dây bảo h iể m cho q u á trình giảm thuế
quan.

44.

Vậy là sau khi ràng buộc thuế quan, khơng cịn cách nào để tăng thuế suất quá
mức ràng buộc nũa?
v ẫ n có cách. N e u m ộ t n ư ớ c thực sự m u ố n tăng m ức độ b ảo hộ đổi với m ộ t m ặt hàng
nào đó đã "trót" ca m kết ràng bu ộc ở m ứ c thuế suất thấp, nư ớc đ ó cần phải đàm phán
với các nư ớc c u n g cấ p c h ủ yếu m ặt h àn g đó để được ph ép tăn g th u ế suất cao hơn thuế
suất ràng b u ộ c (h oặc cao h ơ n thuế suất trần nếu m ặt h à n g đ ó có chi định thuế suất
trần). T h ô n g th ư ờ n g , nư ớc đó phải đánh đổi b àn g cách chịu n h ư ợ n g bộ ở m ột m ặt hàng
khác.
C ò n trong trư ờ n g h ợ p k h ẩ n cấp, khi lượng h à n g nhập k h ẩu tă n g đột biến đe doạ đến
sản xuất tro n g n ư ớ c thì m ộ t nước có thể tăng thuế quan q u á m ứ c rà n g b uộ c, nhưng chỉ
sau m ộ t q u á trình đ iề u tra khác h q u a n v à đủ că n cứ.

45.

Ngay sau khi kết thúc đàm phán, các nu’ó'c phải giảm thuế quan xuống ngay mức
nhu' đã tlioả thuận trong vịng đàm phán?
Thirc tế k h ơ n g phải n h ư vậy, m à việc g iảm th u ế quan th ư ờ n g diễn ra từ từ q u a m ột số
năm để các n g à n h sản xu ất trong nước có thể thích nghi d ầ n với việc giảm bảo hộ qua
thuế quan.

C ác mặt h à n g c ô n g n g h iệp th ư ờ n g được giảm thuế quan tro ng thời gian 5 năm với m ức
giảm bang n h a u ch o m ỗi năm . N h ư vậy, nếu trước khi đ àm p h án m ộ t m ặt h àn g có thuế
suất 40% , sau đ à m p h án thuế suất hạ x u ố n g 15%, còn 2 5 % thì m ỗ i n ă m thuế suất sẽ
giảm đi 3%.
Các mặt h à n g n ô n g sản th ư ờ n g đư ợc g iảm thuế quan tro ng 6 năm .

46.

Danh mục thuế quan là gì?
Đó là tập h ợ p tất c ả các ca m kết thuế quan và những ưu đãi k hác c ủ a m ộ t nước thành
viên W T O sau các v ò n g đ àm phán thư ơng mại. Theo Đ iề u II c ù a G A T T , danh m ục
thuế quan là n h ữ n g cam k ết ràng bu ộc có tính pháp lý.
T rư ớ c V ò n g U ru g u a y , d a n h m ục thuế quan bao gồm m ã số, m ô tả h àng hoá, thuế suất
ràng buộc, n g ày đạt được thoả thuận ưu đãi và quyền đàm ph án b an đầu.
C ác danh m ụ c th u ế q u an củ a V ò n g U ru guay chia làm hai phần: n ô ng nghiệp và phi
n ô n g nghiệp. C ả hai ph ần đều nêu thuế suất cơ sở và thuế suất rà n g buộc, quyền đàm

-18-


p h án ban đầu, các loại th u ế và phí khác. N g o à i ra, tro n g p h ầ n n ô n g n g h iệp còn nêu thời
gian thực hiện và b iện ph áp tự vệ đặc biệt.

47.

Ngoài thuế quan, hàng hố nhập khẩu có phải chịu các loại thuế trong nu'ó'c
khơng?
C ó, h àn g h ố n h ập k h ẩu vẫn có thể phải ch ịu các loại th u ế tron g n ư ớ c khác nh ư thuế
giá trị gia tăng, thuế d o a n h thu, thuế tiêu th ụ đặc biệt, tuỳ theo c h ín h sách củ a từng
nước. N h ư n g trị giá các loại thuế tro n g n ư ớ c hoặc các loại phí đ án h v à o hàng h oá nh ập

k h ấ u khô ng đ ư ợ c v u ợ t q u á trị giá củ a c ù n g loại thuế, phí đó đ án h v ào hàn g h o á trong
nước. Đây chín h là m ộ t nội dung c ù a đãi ngộ qu ố c gia.
N gồi các loại thuế trong nước th ơng th ư ờ n g như trên, n ế u có d ấu hiệu phá g iá hay trợ
cấ p thi h àn g h oá n h ậ p kh ẩu có thể phải c h ịu cả th u ế c h ố n g p há giá hoặc thuế đối
kháng.

48.

Thuế quan leo thang là gì, và có ý nghĩa thế nào trong thương mại?
T h u ế quan leo than g là việc đánh thuế q u an tăng d ầ n tro n g m ột dãy sàn p h ẩm có liên
q u a n với nhau, ví dụ nguy ên liệu thơ đ á n h thuế 0 % , sản p h ẩ m s ơ ch ế đánh thuế 3% ,
b án thành p h ẩm phải chịu thuế 7 % và h à n g h oá đ ã c h ế biến, đ ó n g gói thư ơng p h ấm
ch ịu thuế 10%.
V iệc đán h thuế qu an n h ư trên đ ược nhiều n ư ớ c áp d ụ n g để hạn ch ế hàng hoá đ ã chế
b iến sằn, báo vệ n gành sản xuất tro n g nước và k h uy ến khích phát triển các n gành lẳp
ráp, gia cơng.

49.

GATT có quy định phải cắt giảm thuế xuất khẩu hay không?
K hôn g, G A T T k h ô n g yêu cầu các th à n h v iên phái cẳt g iả m thuế xu ất kh ầu m à chỉ yêu
cầu các thành viên phải áp d ụ ng thuế xuất kh ẩu n h ư n h a u đối với các thành viên khác
(đãi ngộ lối huệ quốc).
T rê n thực tế, nh iều n ư ớ c đã tự n g u y ệ n g iảm d ầ n ho ặc x o á bỏ th u ế x u ấ t khẩu để k h u y ến
khích xuất khẩu, trừ trư ờ n g h ợ p đối với ng u y ên liệu th ô , k h o á n g sản q u ý hiếm.

50.

Thế nào là "biện pháp phi thuế quan", "hàng rào phi thuế quan"? Có s ự phân
biệt hay khơng giửa hai khái niệm này?

B iện p h á p p h i th u ế q u a n là n h ữ n g biện p h á p n go ài th u ế quan, có liên quan h oặc ánh
h ư ở n g trirc tiếp đ ế n sự luân ch u y ể n hàng h o á giữ a các nước.
Hcitìg rào p h i th u ế q u a n là nh ữ n g biện p h áp phi th u ế q u a n m a n g lín h cản trở đôi với
th ư ư n g mại m à k h ô n g d ự a trên cơ sở ph áp lý, k h o a học hoặc bình đ ăng. Ví dụ n h ư với
inột số lượng ấn định sằn, hạn ng ạc h sẽ k h ô n g c h o h à n g h o á n h ậ p khẩu /xu ât khâu
vào/ra khỏi m ột nư ớc v ư ợt q u á số lư ợ n g đó, m ặc d ù h à n g h o á có sẵn để bán, ngưừi
m u a đã sẵn sàng m ua.
Đơi khi, có học già cũ n g d ù n g biện p h á p phi thuế q u a n để chi c h u n g m ộ t ý nghĩa "hàng
rào phi thuế quan".

-19-


51.

Xin kc tên một số biện pháp phi thuế quan.
Có nliiều biện pháp phi thuế qu an với n h ữ n g biến thái khác nhau. D ưới dây là m ột số
trong sơ đó:


H ạ n n g ạ c h (ờ V iệt N a m còn thể hiện dưới nhữ ng tên gọi khác n h ư chi tiêu, hạn
m ứ c. kế hoạch, v.v...)



C ấ m xuất nhập k h ấ u (ở V iệt N a m còn thế hiện n hư "tạm cấ m " , "tạm ngừng",
"trước m ắt ch ư a
v.v...)




G iấy ph ép xuất n h ậ p kh âu



Q u y ề n kinh d o an h x u ấ t n h ậ p k h ẩu



Đ ầu m ối



Y êu cầ u về tiêu ch u ẩ n , chất lư ợ n g h à n g hố



Y êu cầu về đ ó n g gói. bao bì, n h ãn m ác



K iểm dịch



P h ư ơ n g p háp xác đ ịn h trị g iá tính th u ế hải quan



52.


Q uy định về xuất x ứ h à n g h o á

Tại sao WTO lại yêu cầu xóa bỏ hạn chế định lirọng?
H ạn c h ế đ ịn h lư ợ n g , thế h iệ n d ư ới các hình thức cụ thể n h ư hạn n g ạc h , cấ m , giấy
phép, chi tiêu, là n h ữ n g biện p h á p phi th u ế quan điển h ìn h g ây cản trở luồn g di chuyển
tự do c ủ a h à n g h ó a giữa các nước. Đây th ư ờ n g là nh ững biện p h áp m a n g tính võ đốn,
ít dira trên căn c ứ k h o a học m à chủ y ế u n h àm b ảo hộ sản xuất tron g n ước. W T O coi
những b iện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng củ a tự do th ư ơ n g m ại, đ ồ n g thời lại
k hơ n g thê tính toán, d ự đ o á n đ ư ợ c trư ớ c n ên yêu câu x ó a bò ch úng . T h a y vào đó, nhu
cầu bào h ộ , nếu có, sẽ p h ải thể h iệ n th à n h thuế quan.

53.

Có trng họp nào hạn chế định lưọng vẫn đưọ’c áp dụng khơng?
Có. Đ ó là tron g các n g à n h n ô n g n g h iệp v à dệt may, hạn n g ạc h h oặc m ộ t số hình thức
khác v ẫ n đ ư ợ c áp dụng. N h ư n g xu h ư ớ n g c h u n g là các n gàn h n ày c ũ n g sẽ tuân thủ
hoàn to àn các ng uyên tắc củ a G A T T .

54.

Các biện pháp tuong tự thuế quan là gì?
Đấy là từ chi các loại phí ho ặc p h ụ thu áp dụng đối với h à n g n h ậ p k h ẩu cao q u á mức
cần thiết, do đó làm tăn g chi phí nh ập khẩu. Ví dụ gọi là lệ phí m u a tờ khai hải quan,
nh ư n g m ứ c thu lại q u á ca o so với giá trị c ủ a việc in ẩn m ộ t tờ khai.
Các biện p h áp này đòi hỏ i n g ư ờ i n h ậ p k h ẩ u phải nộ p m ộ t k h o ả n tiền n h ấ t định, nhưng
đây lại k h ô n g phải là tiền trà cho th u ế n h ậ p khẩu (thuế quan), vì thế c h ú n g đ ư ợ c gọi là
tư ơ n g tự th u ế quan. C ác b iệ n p h á p n à y c ũ n g có tác d ụ n g b ảo hộ nhất đ ịn h nên đôi khi
cũng đ ư ợ c coi là m ộ t h à n g rào phi thuế q u a n và bị yêu cầu loại bỏ.


•20-


thuế q u an
tối hu ệ q u ố c
đãi rtgộ q u ố c gia
nghị trình th ư ờ n g trự c
minh b ạch
dễ d ự đ o á n
danh m ụ c th u ế q u a n
lãnh t h ổ hải q u a n
ỉỉên m inh hải q u á n
k h ô n g ph ân biệt đối x ử
danh m ụ c th u ế q u a n
biện ph áp phi th u ế q uan
h à n g rà o phi th u ế quan
hạn ch ế định lượng
hạn ngạch
thuế suất ràng b u ộ c
thuế suất trần
thuế q u a n leo th a n g
miễn trừ
t h o à th u ận th ư ơ n g mại khu vực
thuế q u a n h o á
tương t ự th u ế q uan
có đi c ó lại



3


55.

tariff
m o st-fav ou red -nation (M F N )
national trea tm e nt (N T )
; built-in agenda
transparency
: predictability
; tariff schedule
: custom s territory
: custom s union
; non-discrim ination
; tariff schedule
: n on-tariff m easures
: n on-tariff barriers (N T B )
: quantitative restrictions (Q R )
; q u o ta
: binding rate
: ceiling rate
; tariff escalation
: w aiver
; regional tra d e arran gem en t (R T A )
: tariffication
: para-tariffs
: reciprocal

C Á C H À N G R À O KỶ T H U Ậ T ĐỐI VỚI T H Ư Ơ N G M ẠI

T iê u c h u ẩ n có v ai t r ò n h ư t h ế n à o t r o n g đ ò i s ố n g nói c h u n g v à thuo nị» m ạ i nói

riêng?
Tiêu c h u â n có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại. T iêu chuấn giúp cho người tiêu
d ù n g có ihố lụa chọn và sứ diing nh ững sán p hẩm thích hợp, có chất lượng và các
Ihông sổ kỹ thuật phù h ợ p với n hu cầu cúa mình.
v ề phía người sản xuất, liêu chuan ciúp họ sản x uất với quy m ô lớn vi các sán phâm
dều tuân theo m ột th u ớ c đo nhất định v à có thể sử d ụn g nguyên liệu, bán thành phàm
đ ược cu n g cấp từ n h ữ n g ng u ồ n hoàn toàn cách xa nhau về m ặt địa lý. Vi dụ m ột chiếc
m áy tinh sản xuất tại N h ậ t có thế bao g ồm chip vi x ử lý sản xuất tại M ỹ, m àn hỉnh từ
Dài Loan, bộ nguồn từ M ex ico , đĩa cứnu từ T rung Q uốc, v.v...
rro im ih ư ơ n g mại. tiêu chuân làm cho người m ua và người bủn có thể dễ d àn g hicu
nliau khi dàin phán \ c m ột m ặt hàng. T uy nhiên, tiêu chuấn cCinu lạo ra nhữníì can ngại
nhai dịnh. Do tồn tại n h iều loại liêu chuan giữa các quốc gia. khu vực nên hàng hóa klii
nhập khấu vào m ột nưức có thế bị bẳt buộc phải theo nhữ n g liêu chu ân cua nước av. Vi
vậv. hàntí hóa có thế khơníỉ bán dược vào thị trườnu nước có tiêu chu ân khăt khc (mặc
dù tlã dư ợc h ưởnu UU dài về thuế quan), hoặc phải tơn thêm chi phí đè dáp ứng các tiêu
cluiân dó và mất ihtMii ihời ^ia^ khi uiao hànu dế kiếm tra xem liàng hóa có phìi hựp
\ ới liêu chii cua nuxVc nhíip khâu hav khơnu.

■21-


56.

T ạ i sa o lại p h ả i h à i h ò a cá c tiêu c h u ẩ n ?
Tiêu cluiàn yiú p ích nhiều trong đời sốnu. nhưng SỊr tồn tại cúa quá n h iều tiêu chuân
clio cù n g m ộ t sán p h ấm cũ n g gây ra phiền phức cho người sử d ụ n g và ảnh h ư ở n g đến
việc buôn b án san p h âm đó. Ví dụ, cùng là chiếc phích cắm điện, n h ư n g ở V iệt N am
khác với ớ T ru n u Q uố c, ở A ustralia khác với ở Mỹ, do vậv đồ điện bán từ thị trường
n ày sang thị trườníĩ kia sẽ gặp khó khăn khi sử dụng.
Híiỉ h ịa các tiêu chu â n là q trình thơng nhất, chọn ra m ột tiêu chu â n c h u n g tối ưu đê

giám bớt n h ữ im khó k hăn, bất tiện nh ư trên và góp phần tạo th u ận lợi cho lưu thơng
hànụ hóa. Đây cũng chín h là tơn chi của Tổ chức Tiêu chuẩn h ó a Q u ố c tế (ISO).

57.

Các thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau có ý nghĩa như thế nào?
Hài liòa là p h ư ơ n g cá ch tốt nhất để giảm bớt nh ữ n g khó kh ăn do tiêu ch u ẩ n gây ra cho
th ư ơ n a inại. N h ư n g trên thực tế, hài hòa tiêu chuẩn rất khó thực hiện d o m ồi nước đều
m u ố n g iữ q u a n đ iểm về tiêu ch uẩn của m ình. C hính vì thế, vẫn có n h ữ n g nư ớc sản
xt ơ-tơ có tay lái ở bên trái, và có những nước sản xuất ơ-tơ có tay lái ở bên phải.
Với việc ký các th ủ a th u ậ n c ô n g n hận lần n hau (M R A ), nước n h ập k h ẩ u sẽ c h ấ p nhận
các c h ứ n g chi về tiêu chu ẩ n do c ơ quan có thẩm quyền của nước x uất k h ẩ u cấp, cho dù
cách thức, p h ư ơ n g p h á p th ử ngh iệm để cấp chứng chỉ có thể khác nhau. N h ờ vậy,
người xu ất k h ẩ u có thể giảm b ớ t phí tổn liên quan đến việc th ử n g h iệ m ở n ư ớ c nhập
khẩu (gửi m ẫ u , m ời chu yên gia thử nghiệm ) cũng n hư giảm bớt thời g ian c h ờ đợi liên
q u a n đến q u á trìn h này.
C ác M R A có thể đư ợc ký giữa hai hay nhiều nước khác nhau.

58.

Các thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau có nhưọc đicm gì khơng?
Có. N eu n h ư các thoả thuận này khơ ng hư ớ n g tới việc hài hồ, đ ơ n giản bớt các tiêu
ch u ẩ n m à lại tạo ra các tiêu chu ẩ n m ới thì sẽ gây trở ngại ch o b u ô n b án g iữ a các nước
th am gia th o ả th u ận và các n ước khôn g tham gia thoả thuận.

59.

Các thuật ngữ "tiêu chuẩn" và "quy định kỹ thuật" sử dụng trong Hiệp định
TBT khác nhau ỏ’ chỗ nào?
T h e o cách gọi c ù a H iệ p định T B T , "tiêu chuẩn" chỉ nh ữ n g tiêu chu ẩ n áp d ụ n g trên cơ

sớ tự n g u y ện , cò n "(juy đ ịn h k ỳ thuật'' là nh ữ n g tiêu chu ấn m à N h à n ư ớ c bắt bu ộc phải
tuân thủ.

60.

Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật chỉ áp dụng đối vói sản phẩm hay cịn áp
dụng vói đối tưọng nào khác?
Các điều k h o ả n cùa l ỉ i ệ p định T B T trước hết áp dụng với sản p h ẩ m là h à n g h ó a trao
đổi trong th irơng mại q u ố c tế, ví dụ các tiêu chuẩn và q uy đ ịn h kỹ th u ật v ề ch ất lượng,
h àm lư ợng, kích thư ớ c, điện trở, từ trường, độ bức xạ, độ đàn hồi, độ ch ịu.n én, v.v...

-22-


Bên cạnh đó, H iệp định T B T cũng áp dụng đối với p h ư ơ n g p h á p c h é hiến vc'i sà n xu ổ í
ra sản phẩm , n h im g chỉ Irong trư ờ ng hợp p h ư ơ n g pháp đó có ảnh h ư ở n g đên các đặc
tính của sán phẩm .
Ngồi ra, các thuật n g ữ và b iểu tư ợng, các yêu cầu về đ ó n g gói và nhãn m ác cũ n g năm
trong diện điều chinh cùa H iệp định TBT.

61.

Xin cho ví dụ về trưịnị» họp phuong pháp chế biến và sản xuất có ảnh huỏng đến
đặc tính, chất luọng của sản phain.
N ước A có thể k h ơ n g cho phép nhập khấu d ứ a đ ó n g h ộ p từ nư ớc B nếu họ có căn cử
cho thấy quy trình, cơ n g nghệ sản xuất d ứ a hộp ở n ước B q u á lạc hậu, do đó để lẫn
nhiều tạp chất vào sán p h ấm hoặc sán p hẩm c h ó n g bị lên m en , k hô n g thế bào quản
được lâu. Đây là trư ờ n g hợp p h ư ơ n g pháp chế biến và sản xuất có ảnh hườriíỉ đến đặc
tính, chất lưựng của sàn phâm.
Nếu nước A cấm n h ập khấu giấy in từ nước B với lý luận ràng m ứ c độ ô nhiễm ở nhà

m áy giấy của nước B v ư ợ t q u á m ức quy định của nước A thì trư ờ ng hợp này lại kh ô n g
đ ược phép. Vì m ứ c độ ơ nhiễm ớ nước B k hô n g ảnh h ư ở n g đ ến chất lượng giấy, và
cũn g kh ô n g gày tác hại đến môi tarờ n g tại nước A.

62.

T h ế n à o là đ á n h ịỊÌá sự p h ù h ọ p ?
Đ ánh ịỉiá s ự p h ù h ợ p là việc sứ d ụn g m ột bên trun g lập thứ ba (k h ô n g phái người bán,
và cũ n g khô n g phủi người m ua) để xác dịnh các tiêu chu ẩ n hoặc quy định kỹ thuật cỏ
đư ợc đáp ứn g hay không. Bên trung lập thứ ba th ư ờ n g là m ột tổ chứ c có chun m ơn
và uy tín, vi dụ n h ư m ột d o an h nghiệp, m ột p hị n g thí n g h iệm hay m ộ t tru ng tâm giám
định.
Đánh giá sir phù hợ p đ ược thực hiện dưới 4 hình thức:


T h u nghiệm



C h ứ n g nhận



Đ ánh giá hệ thố n g q u ản lý chất lượng



C ông nhận.

Đôi khi, các nh à sàn x uất cũ n g đ ược ph ép tự cô ng bố p h ù h ọ p tiêu chuẩn. Đây thường

là n h ừ n u n hà sản x uất lớn, có uy tín về chất lượng ổn định và có thể phải đư ợc phép
của cơ quan quàn lý N h à nước về tiêu chu ẩn để có thể t ự cô n g bố.

63.

Sự tưong đồnị» và khác biệt giữa thử nghiệm và chứng nhận là ỏ' điểm nào?
C ả hai q uá trình đều phải vận d ụ ng các thao tác kỹ th u ật để đo đạc, xác địn h các thông
số cần thiết liên q u an đ ến m ột sản phẩm , dịch vụ hoặc q uy trình.
Tuy nhiên, tron g khi th ử n ghiệm chi cho ra kết q u ả thể hiện ớ nh ữ n g đơn vị đo lường
nhất clịnh m à k h ô n g có bình luận gì th êm thì việc c h ứ n g n h ận lại luôn gắn với m ột tiêu
chuẩn (hoặc quy định kỹ thuật) đã có và kết q uả là m ộ t văn bản cho thấy san phẩm
(hoặc dịch vụ, quy trình) đáp ứng được yêu cầu của liêu chu ẩ n đó.

-23-


Ví dụ, việc thư n g h iệm m ột chiếc m ũ bảo hiểm xe m áy có thể cho thấy chiếc m ũ có
bán kính là bao nhiêu cm , nặng bao nhiêu kg, có góc nhìn bao nhiêu độ, chịu được krc
va dập bao nhiêu kg/cm^, còn để được cấp giấy chứ ng nhận thì cần phải xem nhữ ng kết
quà trên có phù h ợ p với tiêu chuẩn về lĩnh vực này hay không.
D oanh nghiệp th ư ò n g qu an tâm đến chứ ng nhận hơn là việc thử ngh iệm đơn thuần vì
giấy chứim nhận được hiểu n h ư là m ột sự đ àm báo về chất lượng nên h à n g hóa dễ
chiếm dược sự tin cậy của người mua. T h ậ m chí có doanh n g hiệp cịn đ ư a ln ch ứ n g
nhận lên bao bì sản p hâm đê tạo thêm uy tín.
C ác đ ơ n vị th ử n g h iệ m th ư ờ n g cũ ng chính là n h ữ n g đơ n vị cấp giấy c h ứ n g nhận. Sau
khi thứ nghiệm , họ làm thêm m ột bước là so sánh kết q u ả th ử ng hiệm với m ột tiêu
cliLiân đã định để x em có thể cấp chứng nhận phù h ợ p tiêu chu ẩn cho sản p h ẩm hay
khơng.

64.


Có phải nội dung Hiệp định TBT của WTO đề ra những tiêu chuẩn chung thay
thế cho tiêu chuẩn của tất cả các nu’ó'c thành viên, từ đó giúp thuận lợi hóa
thưong mại?
K hông. H iệp đ ịn h về H ả n g rào K ỹ thuật đ o i vớ i T hư ơ ng m ạ i (T B T ) khô n g nhằm áp
đặt m ột bộ tiêu ch u ẩ n ch ung thay thế cho tiêu chuẩn củ a các nước
thành viên W T O ,
m à Hiệp định n ày yêu cầu các nước thành viên:

65.



K h ô n g soạn tháo, thông q ua hoặc áp d ụ n g các quy định kỹ thuật gây ra trở ngại
kh ô n g cần thiết đổi với th ư ơn g mại;



T h a m gia q u á trình hài h ị a và côn g nh ận lẫn n h au các quy định kỹ thuật;



D ành đãi n g ộ tối huệ quốc v à đãi ngộ quố c g ia cho sản p h ẩm , thù tục đ án h giá sự
phù hợp.



Đ ả m bảo th ô n g tin đầy đủ cho tất cà các n ư ớ c thành viên khác về các chỉ tiêu, q u y
định kỹ thuật, th ủ tục đánh giá sự phù hợp.


Một tiêu chuẩn thế nào thì đưọc coi là gây ra trỏ' ngại không cần thiết cho thưoTig
mại?
N ếu tiêu ch u ẩ n đ ó k h ơ n g d ự a trên nhữ ng tiêu chu ẩ n đã đ ư ợ c qu ốc tế thừa nhận và
k h ơ n g có m ột lý do h ợ p lý nào khác (ví dụ do đặc điểm khí hậu, địa lý hoặc kỹ thuật).

66.

Nếu một nu'ó'c cần ban hành quy định kỹ thuật và có lý do để khơng đi theo
chuẩn quốc tế thì nưóc đó có đu’ọ’c ban hành khơng?
Có. N h ư n g họ p hải cô n g bố d ự thảo quy địn h đó và dàn h thời gian thích h ợ p để các
nư ớc th ành viên W T O k hác n h ận xét, g óp ý. V à họ phải x e m xét, tiếp th u các ý kiến đó
khi h o àn thiện d ự th ảo quy định của mình.

67.

Trng họp một quy định kỹ thuật dựa trên chuẩn quốc tế, nhưng lại địi hỏi ở
mức cao hon, và do đó làm hàng hố nhập khẩu khó đáp ứng đủ điều kiện hon,
thì có đưọc phép khơng?

-24-


×