Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Quốc tế hóa lịch sử dân tộc toàn cầu hóa cận đại sơ kỳ và lịch sử việt nam thế kỷ xvii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.63 KB, 38 trang )

“QUỐC TẾ HĨA LỊCH SỬ DÂN TỘC”
TỒN CẦU HĨA CẬN ĐẠI SƠ KỲ
VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ XVII1
PGS. TS Hoàng Anh Tuấn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

“Các phương pháp viết sử mới tìm cách tránh lịch sử dân tộc bằng cách mô tả
các tương tác liên quốc gia và tồn cầu, có thể diễn ra ngay ở tầm địa phương trong
khu vực biên giới […]. Phương pháp sử so sánh và ngành Đông Nam Á học cho
phép nhìn Việt Nam từ một nhân sinh quan khoa học mới và rộng hơn”2.
Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, giới sử học ngày càng đạt
được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu q trình Tồn cầu
hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ, manh nha từ thế kỷ XVI và diễn ra mạnh mẽ
trong vòng hai thế kỷ tiếp theo. Ở Việt Nam, việc các nhà nghiên cứu khai
thác từ các khối tư liệu lưu trữ phương Tây những thông tin mới về sự biến
chuyển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của quốc gia Đại Việt giai đoạn
từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII cho phép khẳng định vị trí cầu nối
của Việt Nam trong hệ thống kinh tế khu vực và quốc tế thời kỳ này3. Bài
viết này thảo luận một số vấn đề liên quan đến q trình Tồn cầu hóa cận
đại sơ kỳ và cố gắng xác lập vị trí của Việt Nam trong quá trình hình thành
1 Tác giả trân trọng cảm ơn GS. TS Luise Schorn-Schuette, Goethe Universität Frankfurt
am Main - Alexander von Humboldt Foundation, hỗ trợ hoàn thành chuyên luận.
2 Trích bài trả lời phỏng vấn của GS.TS. Vincent J.H. Houben (Đại học Humbolt, Đức)
có tựa đề: “Việt Nam trong dịng lịch sử Đơng Nam Á” đăng trên trang BBC Việt ngữ,
tháng 1 năm 2009.
3 Những nguồn tư liệu lưu trữ phương Tây sử dụng trong bài viết được khai thác chủ
yếu từ kho tư liệu của Công ty Đơng Ấn Hà Lan (VOC) về Đàng Ngồi tại Lưu trữ
Quốc gia Hà Lan (National Archief) ở thành phố Den Haag (được ký hiệu chung là
NA VOC 1.04.02) và kho tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh về Đàng Ngồi tại Phịng
Ấn Độ và Phương Đơng (OIOC) thuộc Thư viện Quốc gia Anh (British Library) ở
Luân Đôn (được ký hiệu chung là BL OIOC G/12/17).



| 441


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

và phát triển của hệ thống quốc tế đó trong thế kỷ XVII. Từ những phân
tích về vị trí của Việt Nam trong q trình Tồn cầu hóa đó, bài viết cũng
thử đặt vấn đề về khả năng tái cấu trúc cách phân kỳ lịch sử dân tộc nhằm
định vị một (tiểu) giai đoạn cận đại sơ kỳ trong diễn trình lịch sử của dân
tộc Việt Nam.

1. Phát kiến địa lý và giai đoạn cận đại sơ kỳ
Trong “Lời mở đầu” cuốn General History of the Indies xuất bản giữa thế
kỷ XVI, nhà sử học Tây Ban Nha Francisco López de Gómara viết: “Sự kiện
vĩ đại nhất trong lịch sử lồi người cho đến hơm nay chính là việc tìm ra
châu Mỹ” (Kanellos and Esteva-Fabregat, 1993: 67). Việc tác giả là người Tây
Ban Nha, lại đề tặng cuốn sách lên hoàng đế Tây Ban Nha Charles V (trị
vì: 1519 - 1556) khiến nhiều người cho rằng Gómara thể hiện tính dân tộc
chủ nghĩa cao độ khi chỉ đề cập đến tầm quan trọng của việc tìm ra Tây Ấn
mà phớt lờ đi phía Đơng bán cầu - nơi quốc gia láng giềng Bồ Đào Nha đã
khám phá ra (và đang khai thác thành công cả trên phương diện thương
mại và truyền giáo) tuyến hàng hải nối Tây Âu với châu Á qua Hảo Vọng
Giác (Nam Phi). Hơn hai thế kỷ sau, Adam Smith - nhà kinh tế học người
Scotland - đã bổ sung vấn đề này trong cuốn The Wealth of Nations (1776).
Ơng viết: “Việc tìm ra châu Mỹ và việc khám phá ra con đường sang Đông
Ấn bằng cách dong thuyền qua mũi Hảo Vọng là hai sự kiện lớn nhất và
quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại” (Smith, 1976: 59-60). Rõ ràng là,
trong nhận thức của các học giả phương Tây giai đoạn cận đại sơ kỳ, các
phát kiến địa lý của hai dân tộc trên bán đảo Iberia đã thực sự mở ra một

trang mới cho lịch sử phát triển của nhân loại.
Thực tế lịch sử cho thấy, không chỉ các sử gia phương Tây - những
người thường bị nhãn quan sử học và chính trị cuối thế kỷ XX phê phán
là mang quan điểm Âu châu chủ nghĩa (Eurocentrism: lấy châu Âu làm
trung tâm, nhìn thế giới từ quan điểm của Âu châu) - mà ngay bản thân
các sử gia phương Đông cũng hiếm khi phủ nhận tầm quan trọng của hai
sự kiện lịch sử quan trọng nói trên. Gạt sang một bên thứ tình cảm dân tộc
cực đoan, người ta dễ dàng nhận thấy những hệ quả tích cực (hoặc chí ít
cũng khơng hồn tồn tiêu cực) mà các đại phát kiến địa lý của hai dân tộc
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cuối thế kỷ XV tác động lên các xã hội phương
Đông. Không chỉ thúc đẩy biến chuyển kinh tế, xã hội và mở rộng giao lưu
442 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

văn hóa, tơn giáo thơng qua các tuyến hàng hải đường dài nối liền Đông và
Tây, các phát kiến địa lý còn đưa lịch sử nhân loại bước sang một kỷ nguyên
mới: kỷ nguyên giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu. Phát kiến
địa lý là tiền đề để hình thành các tuyến hàng hải quốc tế, các trung tâm
thương mại liên châu lục và xuyên thế giới, đặc biệt là q trình Tồn cầu
hóa trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đại sơ kỳ.
“Cận đại sơ kỳ” (Early Modern) không phải là một khái niệm mới trên
bình diện sử học thế giới và khu vực, dù vẫn còn tương đối lạc lõng trong
cách phân kỳ truyền thống của sử học Việt Nam. Xuất hiện từ thập niên 40
của thế kỷ XX, khái niệm “cận đại sơ kỳ” thường được gán cho một thời kỳ
lịch sử sôi động của Tây Âu: giai đoạn 1500 - 1750/1789. Bên cạnh sự bùng nổ
của nền thương mại đường dài (long-distance trade) sau các đại phát kiến
địa lý, lịch sử Tây Âu giai đoạn này còn được ghi dấu bởi hàng loạt chuyển
biến quan trọng mang tính nội tại như sự nổi lên của các trung tâm quyền

lực tập trung hóa cao độ hay sự khởi đầu của quá trình hình thành các quốc
gia dân tộc - nền tảng cho các quốc gia hiện đại (Wiesner-Hanks, 2006). Từ
thập niên 70 của thế kỷ XX, khái niệm “cận đại sơ kỳ” ngày càng được sử
dụng một cách phổ biến trong giới sử học Anh, Đức, Hà Lan… Cùng với sự
chấp nhận ngày càng rộng rãi của khái niệm “cận đại sơ kỳ”, khái niệm “cận
đại” (Modern) cũng được đẩy lùi về giai đoạn kể từ sau Cách mạng Tư sản
Pháp hoặc từ sau cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh (Burke, 2007: 10).
Vấn đề “cận đại sơ kỳ” sẽ chẳng trở nên phức tạp nếu người ta không
đem cách phân kỳ lịch sử Tây Âu áp vào lịch sử của các quốc gia khác, nhất
là với các khu vực thuộc phương Đông. Trong thực tế, tại một số quốc
gia và khu vực ngoài châu Âu, việc xác lập giai đoạn cận đại sơ kỳ - xét
một cách khách quan và phi cảm tính dân tộc chủ nghĩa - tương đối phù
hợp xét từ các yếu tố nội sinh (biến chuyển kinh tế, xã hội, thể chế…) đến
ngoại sinh (quan hệ bang giao và thương mại, xung đột, thuộc địa và đồng
hóa…). Ví dụ, khó có thể phủ nhận một hiện thực lịch sử là châu Mỹ đã
thay đổi mạnh mẽ kể từ sau năm 1492 (năm Christopher Columbus và
đoàn thám hiểm Tây Ban Nha tìm đến Tân thế giới). Vì vậy, việc các nhà sử
học sử dụng mốc niên đại đầu thế kỷ XVI làm thời điểm mở đầu cho giai
đoạn cận đại sơ kỳ của lịch sử châu Mỹ hoàn toàn khơng phải là khơng
có lý. Cùng với sự sụp đổ của các nền văn minh cổ xưa như Aztec, Inca,
Mayan, Chibcha… dưới sự thâm nhập, khai phá và thực dân hóa của các

| 443


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

cộng đồng người châu Âu là sự nổi lên những trung tâm kinh tế, chính trị
và văn hóa mới nằm rải rác ở khắp lục địa châu Mỹ rộng lớn, mở đầu cho
giai đoạn “cận đại sơ kỳ” trong lịch sử vùng Tân thế giới (Burke, 2007: 10).

Lịch sử khu vực trải dài từ Đông - Nam Âu xuống Tây Á, Trung Á
và phần lớn lục địa đen cũng cơ bản bước vào giai đoạn cận đại sơ kỳ từ
khoảng đầu thế kỷ XVI, với sự chi phối mạnh mẽ của đế chế Ottoman
(1299 - 1923). Án ngữ con đường buôn bán Đông - Tây qua khu vực sườn
đông Địa Trung Hải, đế chế Thổ hùng mạnh trải qua một giai đoạn trỗi dậy
không ngừng trong suốt thế kỷ XIV và nửa đầu thế kỷ XV, tạo tiền đề vững
chắc cho thời kỳ mở rộng, phát triển huy hoàng và đạt đến đỉnh cao trong
giai đoạn 1453 - 1683. Giới sử học Cận Đơng nhìn chung chấp nhận mốc
niên đại 1501, năm thành lập triều đại Safavid hùng mạnh, là thời điểm
khu vực thuộc đế chế Ottoman bước vào kỷ nguyên cận đại sơ kỳ. Trang
sử mới của vùng đất rộng lớn nằm dưới sự quản lý của đế chế Ottoman
được tô điểm bằng nhiều mảng màu sắc: từ quân sự và bành trướng lãnh
thổ đến phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, khoa học - kỹ thuật... Tuy
nhiên, trong bối cảnh phát triển của nền hải thương quốc tế và xu thế tồn
cầu hóa, các dịng chảy thương mại qua Safavid chính là điểm nhấn chủ
đạo cho khu vực này. Vị trí địa-kinh tế chiến lược ở sườn đông Địa Trung
Hải tiếp tục tạo điều kiện để Safavid trở thành cầu nối và trung tâm trung
chuyển giữa nền văn minh Tây Âu với các nền văn minh phương Đông
trong suốt thế kỷ XVI và một phần thế kỷ XVII. Nói một cách hình tượng,
Safavid đã bước vào kỷ nguyên cận đại sơ kỳ bằng chính con đường tơ lụa
Đơng - Tây mà nó đã đi trên đó từ nhiều thế kỷ trước1.
Vấn đề cận đại sơ kỳ nhìn chung gai góc đối với nhiều nền sử học châu
Á. Trên khu vực thuộc nền văn minh Ấn Độ cổ xưa, năm 1526 được coi là
mốc lịch sử mở đầu cho thời kỳ phát triển đỉnh cao của đại đế chế Mughal.
Mốc thời gian nói trên cũng thường được coi là thời điểm kết thúc của thời
kỳ trung đại và bắt đầu của giai đoạn cận đại sơ kỳ với hàng loạt các dấu
ấn như sự nổi lên của nền văn hóa cung đình, sự thịnh đạt kinh tế trên
quy mô lớn của đế chế, sự khoan dung tôn giáo, sự phát triển cao của nghệ
thuật, kiến trúc… Thế giới Đông Nam Á hải đảo với sự thịnh trị của đế chế
Majapahit (đảo Java) trong một thời gian khá dài bắt đầu cảm nhận được

1 Nhiều ý kiến cho rằng phần lớn các khu vực thuộc châu Phi bước vào thời kỳ cận đại
sơ kỳ từ khoảng đầu thế kỷ XVII (Cleveland, 2004: 37-56).

444 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

những thách thức và áp lực mới sau khi Malacca xuất hiện vào đầu thế kỷ
XV. Việc người Bồ Đào Nha chiếm giữ Malacca (1511) và thâm nhập ngày
càng mạnh mẽ vào các khu vực khác nhau của vùng quần đảo hương liệu
trong các thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XVI, đặc biệt là sự xuất hiện của hai
thế lực hàng hải Tây Âu là Hà Lan và Anh trong thế kỷ XVII, khiến lịch sử
vùng Đông Nam Á hải đảo trở nên khá phức tạp trong việc phân kỳ lịch sử
phát triển (Momoki, Shiro and Hasuda, Takashi. 2006).
Ở những vùng cịn lại thuộc miền đất Đơng Á, q trình chuyển
hướng sang giai đoạn cận đại sơ kỳ có phần rõ ràng hơn. Lịch sử Nhật Bản
bước sang thời kỳ cận thế bằng sự kiện thống nhất đất nước sau cuộc nội
chiến trăm năm và việc Mạc Phủ Đức Xuyên (Tokugawa) lên nắm quyền.
Trong hơn hai thế kỷ rưỡi phát triển tiếp theo (từ khoảng 1600 đến cuộc cải
cách Minh Trị năm 1868), tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản đã có những
bước tiến vững chắc, để sau cải cách Minh Trị ngày càng thêm phát triển
(Momoki, Shiro and Hasuda, Takashi. 2006). Một quốc gia Đông Á khác
là Trung Quốc cũng có bước chuyển mình hết sức căn bản kể từ sau cuộc
chuyển giao triều chính Minh - Thanh (1644). Sau khi dẹp xong thế lực
phản Thanh phục Minh Trịnh Thành Công ở Đài Loan vào đầu thập niên
1680, Trung Quốc dưới triều Thanh có bước phát triển mạnh mẽ trong suốt
thế kỷ XVIII: bùng nổ dân số, phát triển kinh tế nông nghiệp thông qua
những giống cây trồng mới được đưa từ Tân Thế giới vào (khoai lang, ngô,
đậu…). Những biến chuyển nội tại trong vương quốc cùng với việc Hoa

thương tràn ra thị trường buôn bán Đông Nam Á sau năm 1684, sau khi
nhà Thanh bãi bỏ chính sách đóng cửa, góp phần hình thành “thế kỷ Trung
Hoa” trong lịch sử khu vực (Crossley, Siu, and Sutton, 2006). Tại Đông Nam
Á lục địa, vương quốc Xiêm cũng trải qua những chuyển biến mạnh mẽ,
nhất là dưới triều vua Prasat Thong (1630 - 1688), trên cơ sở kết hợp sự phát
triển kinh tế, ổn định chính trị, hưng thịnh văn hóa, và các mối quan hệ
thương mại và bang giao với các thế lực hàng hải phương Tây. Có thể coi
cuộc “cách mạng” ở Xiêm cuối thập niên 1680 là bước ngoặt trong quá trình
phát triển của xã hội truyền thống người Thái. Xiêm đã có một giai đoạn
cận đại sơ kỳ tương đối rõ rệt trước khi bước vào thời kỳ cận đại khoảng hai
thế kỷ sau đó (Ruangsilp, 2007).
Lịch sử mỗi quốc gia - dân tộc và mỗi khu vực có những đường hướng
phát triển riêng. Việc phân kỳ lịch sử thế giới - nếu có - cũng chỉ mang tính

| 445


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

tương đối. Vấn đề xác định giai đoạn “cận đại sơ kỳ” khơng phải là một
ngoại lệ. Người ta có thể chất vấn rằng hà cớ gì sử học Việt Nam phải bận
tâm đến một vấn đề mang tính lý thuyết, rằng liệu có cần thiết và/hoặc có
đủ cơ sở để luận bàn đến một giai đoạn “cận đại sơ kỳ” trong lịch sử dân tộc
khi mà các cách nhìn truyền thống vẫn quan niệm rằng Việt Nam trung đại
kéo dài cho đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng năm 1858?
Trước khi thử mạn bàn về vấn đề có phần gai góc đó, xin được tiếp tục khái
quát thêm một vấn đề khác thuộc nội hàm của giai đoạn “cận đại sơ kỳ” thế
giới: kỷ nguyên thương mại và tồn cầu hóa - vốn có quan hệ và tác động
không nhỏ đến lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII.


2. Kỷ ngun thương mại và Tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ
Kinh tế thương mại, nhất là hải thương, có đóng góp rất lớn đến tiến
trình lịch sử thế giới cổ và trung đại. Từ sau Công nguyên, sự phát triển
của các trung tâm thương mại và hàng hải quan trọng có đóng góp lớn vào
sự ra đời và hưng thịnh của một số các chính thể lớn, các trung tâm kinh tế
hàng hải quy mô khu vực tại Tây Âu, Địa Trung Hải, Tây - Nam Á, Ấn Độ
Dương - Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Với khu vực Đơng Nam Á, hải thương góp phần thúc đẩy sự ra đời
và phát triển rực rỡ của các thể chế biển lớn và các trung tâm kinh tế biển
thời kỳ cổ - trung đại như Phù Nam, Srivijaya, Majapahit, Malacca… Lý
thuyết của Geoff Wade về một “kỷ nguyên thương mại sớm” (Early Age
of Commerce) trong lịch sử Đông Nam Á giai đoạn 900 - 1300 ngày càng
thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Theo Wade, hải thương
Đông Nam Á thời kỳ này phát triển mạnh mẽ trên cơ sở sự phát triển kinh
tế và chính sách thương mại cởi mở của các triều đại Tống và Nguyên
(Trung Quốc), sự phát triển tự thân của thương mại Đông Nam Á, sự lan
tỏa của mạng lưới thương mại Hồi giáo ra khu vực Nam Hải… (Wade,
2006). Trước đó, từ khoảng đầu thập niên 1990, luận thuyết về một “kỷ
nguyên thương mại Đông Nam Á” giai đoạn 1400 - 1680 của Anthony Reid
cũng đã được đông đảo giới nghiên cứu đón nhận. Những phân tích định
lượng và những suy luận định tính thuyết phục của Reid cho thấy một sự
bùng nổ thương mại mạnh mẽ ở Đông Nam Á trong khoảng gần 3 thế kỷ,
trước khi bị người Âu (chủ yếu là Hà Lan) chinh phục và thao túng từ cuối
thế kỷ XVII (Reid, 1993). Từ thế kỷ XIX, lịch sử Đông Nam Á chứng kiến
446 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

những thay đổi hết sức căn bản dưới những chính sách thuộc địa của thực

dân phương Tây.
Trong khi đó, ở châu Âu, thế kỷ XVI thường được coi là kỷ nguyên
bành trướng thương mại dưới tác động của ít nhất hai nhân tố chính: 1).
sự mở rộng của tuyến bn bán đường biển từ Địa Trung Hải qua eo biển
Gibralta lên cảng Antwerp (miền bắc nước Bỉ ngày nay) và các cảng thị
miền bắc Tây Âu; 2). như một hệ quả tất yếu từ các đại phát kiến địa lý của
hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào cuối thế kỷ XV, các cảng thị
và trung tâm thương mại trên bán đảo Iberia (Lisbon, Seville, Madrid…)
ngày càng trở nên sầm uất, cạnh tranh và dần dần lấn lướt các cảng thị
của Ý (Venice, Genoa, Florence…). Từ đầu thế kỷ XVII, trung tâm hàng
hải và thương mại Tây Âu từng bước chuyển dịch từ khu vực Địa Trung
Hải truyền thống sang vùng sườn đông Đại Tây Dương, nhất là ở những
cảng thị và trung tâm thương mại khu vực miền bắc Tây Âu như Antwerp,
Amsterdam, Ln Đơn...1 Có thể nói, sự chuyển dịch cơ cấu (đơng sang tây,
nam lên bắc) cùng với sự bành trướng mạnh mẽ của hải thương Tây Âu giai
đoạn thế kỷ XVI - XVII ra Tây Ấn và Đơng Ấn chính là tiền đề then chốt cho
sự ra đời của “kỷ nguyên thương mại toàn cầu” và rộng hơn là “q trình
Tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ”.
“Tồn cầu hóa” theo cách hiểu thơng thường của tư duy kinh tế học
thập niên 60 của thế kỷ XX nghiêng nhiều về khía cạnh phát triển và hội
nhập của các nền kinh tế lớn trên thế giới trong xu thế hình thành và mở
rộng các khu vực thương mại tự do, các dòng chảy kinh tế tự do và những
thị trường nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, từ góc nhìn lịch sử và văn hóa, Tồn
cầu hóa là một quá trình phức thể hơn, bao hàm trong đó nhiều khía cạnh
hơn là chỉ thuần túy về kinh tế2. Nayan Chanda cho rằng, trên phương
diện lịch sử và nhân học, con người đã tỏa đi chiếm lĩnh các vùng đất khác
nhau trên thế giới từ hàng vạn năm trước và đó có thể coi là một dạng “Sơ
Tồn cầu hóa” (Proto-globalization). Tuy nhiên, điều đó chỉ có ý nghĩa khi
con người ở các lục địa khác nhau được tái kết nối lại với nhau thông qua
1 Chẳng hạn, có thể xem vấn đề tồn cầu hóa qua trường hợp khảo cứu quan hệ

thương mại sôi động giữa Amsterdam (Hà Lan) và Lisbon (Bồ Đào Nha) qua cơng
trình nghiên cứu của Castia Antunes (Antunes, 2004). Về lịch sử châu Âu giai đoạn
này, có thể xem thêm cơng trình do Pamela H. Smith và Paula Findlen chủ biên
(Smith and Findlen, 2002).
2 Xem, chẳng hạn, định nghĩa về tồn cầu hóa (globalization) trong bộ từ điển Webster.

| 447


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

các hoạt động trao đổi kể từ thời Columbus. “Toàn cầu hóa” - Chanda kết
luận - đơn thuần là “tìm đến với nhau” hoặc “tái kết nối (reconnecting) các
cộng đồng người” (Chanda, 2002).
Hãy bắt đầu bằng luận điểm “tái kết nối” đầy thú vị trong quan niệm
của Chanda. Dưới quan điểm nhân học văn hóa, tồn cầu hóa được hiểu
là q trình lịch sử lâu dài cùng với đó mà kinh nghiệm thường ngày,
được thể hiện qua sự khuếch tán của các loại hàng hóa và các dạng tư duy,
trở thành chuẩn hóa trên khắp tồn cầu1. Trên tinh thần đó, đã có nhiều
nghiên cứu về lịch sử tồn cầu hóa trong lịch sử nhân loại. Chẳng hạn, từ
những năm cuối thế kỷ XX, người ta đã cố gắng phân chia lịch sử tồn cầu
hóa của nhân loại thành những thời kỳ khác nhau. David Held cho rằng có
thể chia thành bốn thời kỳ chính: Tồn cầu hóa Tiền cận đại, Tồn cầu hóa
Cận đại sơ kỳ, Tồn cầu hóa Cận đại, và Tồn cầu hóa Đương đại2. Nếu như
giai đoạn tồn cầu hóa đầu tiên q xa xơi và thiếu tính “tái kết nối” - như
cách nói của Chanda - tồn cầu hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ (với điểm nhấn
nổi bật là các tuyến thương mại liên châu lục, các dịng chảy dân cư, biến
đổi mơi trường, các loại bệnh dịch giữa châu Âu, châu Mỹ và khu vực châu
Đại Dương…) chính là cơ sở nền tảng cho q trình tồn cầu hóa của các
giai đoạn tiếp theo sau.

Những nghiên cứu gần đây về lịch sử thương mại và tồn cầu hóa giai
đoạn cận đại sơ kỳ ngày càng góp phần soi sáng sự “tái kết nối” giữa các
vùng đất khác nhau kể từ sau các đại phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV. Các
tuyến hàng hải và thương mại quốc tế tạo ra cầu nối liên kết các châu lục
với nhau (Âu - Mỹ - Á - Phi). Thương phẩm được trao đổi toàn cầu (tơ lụa
Trung Quốc, thậm chí một lượng nhất định tơ lụa Đàng Ngoài trong thế
kỷ XVII, được vận chuyển trên các thương thuyền Tây Ban Nha vượt Thái
Bình Dương để sang Mỹ La Tinh và về châu Âu, hoặc theo thương thuyền
Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha… qua Ấn Độ Dương và Hảo Vọng Giác để về
châu Âu). Các loại cây trồng và vật nuôi (khoai lang, ngô, đậu…) từ Nam
1 Xem, chẳng hạn, định nghĩa về tồn cầu hóa dưới góc nhìn nhân học văn hóa trong
bộ từ điển khoa học Britannica.
2 Về đại thể, cách phân kỳ toàn cầu hóa trong bộ sách của David Held được tính như
sau: Tiền cận đại (premodern globalization): các dòng thiên di của người hiện đại
đến các khu vực Ấn - Âu và sang châu Mỹ, khoảng 10.000 TCN; Cận đại sơ kỳ (early
modern globalization): khoảng 1500 - 1850; Cận đại (modern globalization): khoảng
1850 - 1945; Đương đại (contemporary globalization): từ 1945 trở về sau (Held, 1999:
418 - 421).

448 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Mỹ về Đơng Á, góp phần làm nên sự bùng nổ dân số và biến đổi kinh tế xã hội ở Trung Quốc thế kỷ XVIII, trong khi các loại dịch bệnh từ các cựu
châu lục cũng theo chân người châu Âu và nơ lệ da đen sang Tân thế giới,
góp phần vào quá trình diệt vong của nhiều nền văn minh cổ xưa thuộc
khu vực Nam Mỹ. Nổi bật nhất là ảnh hưởng kinh tế của tồn cầu hóa cận
đại sơ kỳ đến các quốc gia trên thế giới. Lần đầu tiên, người ta nhận thấy
kinh tế của các châu lục bị ràng buộc và chi phối lẫn nhau: dòng chảy của

bạc Tân thế giới về Tây Âu là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng giá
cả ở đây, trong khi nguồn bạc dồi dào từ Nhật Bản và Tân thế giới chính
là xung lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, trao đổi thương
mại, biến đổi kinh tế - xã hội… của hàng loạt các quốc gia phương Đơng
(Trung Quốc, Đàng Ngồi, Đàng Trong, Xiêm, Java, Bengal, Coromandel,
Safavid…). Nói một cách vắn tắt, lịch sử cận đại sơ kỳ thế giới cơ bản bắt
đầu sau những đại phát kiến địa lý, trong khi sự bùng nổ của kỷ nguyên
thương mại thế giới chính là nền tảng của q trình tồn cầu hóa cận đại
sơ kỳ (thế kỷ XVI-XVIII)1.
Một lần nữa, người ta lại có thể băn khoăn tự hỏi, cũng như vấn đề
định vị lịch sử dân tộc trong giai đoạn cận đại sơ kỳ thế giới, kỷ ngun
thương mại và tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ có tác động gì đến diễn trình lịch
sử của dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII?

3. Sự hội nhập của Đại Việt vào quỹ đạo tồn cầu hóa cận đại sơ kỳ thế kỷ XVII
Những nghiên cứu gần đây về tình hình chuyển biến kinh tế - xã hội
tại cả hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài giai đoạn cuối thế kỷ XVI - đầu
thế kỷ XVIII cho thấy quốc gia Đại Việt đã có sự dự nhập đáng kể vào hệ
thống kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ.
3.1. Nội chiến và sự mở rộng nền kinh tế hàng hóa Đại Việt
Có một vấn đề lịch sử tưởng chừng như nghịch lý: q trình mở
rộng kinh tế hàng hóa và thương mại ở quốc gia Đại Việt trong bối cảnh
nội chiến liên miên suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Theo lôgic lịch sử thông
thường, nội chiến kéo dài thường dẫn đến khủng hoảng kinh tế và bất
1 Trong số rất nhiều cơng trình nghiên cứu về kỷ ngun thương mại và vấn đề tồn
cầu hóa cận đại sơ kỳ trong vài thập kỷ trở lại đây, có thể xem cơng trình được giới
nghiên cứu đánh giá cao của Gunder Frank (1998).

| 449



25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

ổn xã hội. Với trường hợp lịch sử Việt Nam thời kỳ này, những bất ổn của
nội tại vương quốc tạm thời được khỏa lấp bởi các yếu tố ngoại sinh: kỷ
ngun thương mại và tồn cầu hóa mà khu vực Đông Á là một bộ phận
hữu cơ.
Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều (thế kỷ XVI) hầu như không chịu tác
động bởi tình hình khu vực và quốc tế bởi đây là thời kỳ bắt đầu thâm
nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha (vào Trung Quốc và Nhật Bản) và
người Tây Ban Nha (vào Philippines). Tuy nhiên, sang thế kỷ XVII, tình
hình chính trị, kinh tế và xã hội Đại Việt ngày càng bị chi phối mạnh
bởi bối cảnh khu vực và quốc tế. Sau khi đã thiết lập được mạng lưới
thương mại liên hoàn kết nối Nagasaki (Nhật Bản), Macao (Trung Quốc),
Malacca, Goa (Ấn Độ), Lisbon (Bồ Đào Nha), người Bồ bắt đầu mở rộng
quan hệ buôn bán và truyền giáo với vùng đất Đàng Trong (từ cuối thế
kỷ XVI) và Đàng Ngoài (từ đầu thế kỷ XVII)1. Cùng thời điểm đó, Nhật
thương và Hoa thương cũng thường xuyên ghé thăm các thương cảng
Đại Việt. Với sự thâm nhập ngày càng mạnh của người Hà Lan và người
Anh từ đầu thế kỷ XVII, cấu trúc truyền thống của quỹ đạo thương mại
và hàng hải khu vực Đông Á ngày càng bị khúc xạ mạnh. Công ty Đông
Ấn Hà Lan (VOC) tìm cách đặt quan hệ thương mại và bang giao với
vương quốc Đàng Trong trong suốt ba thập niên đầu của thế kỷ XVII,
trước khi chuyển sang buôn bán với Đàng Ngồi từ năm 1637 đến năm
1700. Cơng ty Đông Ấn Anh (EIC) cũng lập thương điếm kinh doanh tại
Đàng Ngoài trong giai đoạn 1672 - 1697. Bên cạnh đó, các nhóm thương
nhân ngoại quốc khác như Nhật thương (đến trước năm 1635), Hoa
thương, các thương nhân Tây Ban Nha, Xiêm và Pháp (từ cuối thế kỷ
XVII)… cũng đến buôn bán với cả hai vương quốc của Đại Việt (Nguyễn
Quang Ngọc, 2001: 148-158).

Sự xuất hiện của thương nhân ngoại quốc tại các trung tâm buôn bán
nội địa Đại Việt chứng tỏ sự nhượng bộ hay thỏa hiệp nhất định của tầng
lớp thống trị phong kiến Việt Nam - vốn duy trì cái nhìn tương đối khắt
khe đối với hoạt động thương mại. Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực
Đơng Á và nền kinh tế tồn cầu nói chung ngày càng hội nhập mạnh mẽ,
1 Về hoạt động của người Bồ Đào Nha tại Đại Việt, xin xem từ cơng trình của George
Souza (1986). Về quan hệ của Đàng Trong với các thế lực ngoại bang, xin xem cơng
trình của học giả Li Tana (1998).

450 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Đàng Trong và Đàng Ngoài lần lượt trở thành những trạm trung chuyển
thương mại, những trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị (nhất
là tơ lụa), đồng thời là thị trường tiêu thụ (hương liệu, kim loại, tiền tệ…).
Cuộc nội chiến kéo dài và hao người tốn của buộc hai tập đồn phong kiến
Trịnh - Nguyễn phải tìm kiếm sự hậu thuẫn về tài chính (tiền đồng, bạc
nén) và quân sự (thần công, thuốc súng, tàu chiến, binh sĩ) từ bên ngoài
nhằm hỗ trợ cho các chiến lược về chính trị và lãnh thổ. Từ cuối thế kỷ XVI,
Nguyễn Hồng đã thể hiện sự năng động của mình trong việc gây dựng
quan hệ với Hoa thương, Nhật thương (từ đầu thế kỷ XVII trực tiếp với
Mạc Phủ Đức Xuyên) và người Bồ ở Macao. Dù chậm trễ hơn họ Nguyễn,
họ Trịnh cũng bắt đầu có những động thái liên hệ với Mạc Phủ từ đầu thập
niên 1620, với người Bồ Đào Nha từ cuối thập niên 1620 và với người Hà
Lan từ giữa thập niên 16301.
Có thể nói, những biến chuyển kinh tế, chính trị và xã hội ở Đại Việt
trong thế kỷ XVII chịu tác động rất mạnh từ sự hình thành và phát triển
của hệ thống thương mại khu vực và quốc tế, và rộng hơn là xu thế tồn

cầu hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ, trong đó hoạt động mậu dịch tơ lụa đổi lấy
bạc đóng vai trị then chốt.
3.2. Thương mại Nội Á và dòng chảy “bạc Nhật Bản đổi tơ lụa Đàng Ngoài”
Cùng với các tuyến hàng hải và thương mại đường dài vượt đại dương,
các công ty Đông Ấn châu Âu còn thiết lập những mạng lưới thương mại
Nội Á (intra-Asian trade) để thu lợi nhuận trực tiếp từ hoạt động buôn
bán nội vùng, đồng thời đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường
châu Âu. Trong thế kỷ XVI, tuyến thương mại Nội Á của người Bồ Đào
Nha cơ bản được thiết lập với việc hình thành tuyến bn bán liên hoàn
Goa - Malacca (và vùng quần đảo hương liệu) - Macao - Nagasaki, trong đó
chặng kinh doanh tơ lụa Trung Quốc trao đổi bạc Nhật Bản giữa Macao và
Nagasaki đóng vai trị then chốt. Sau khi thâm nhập thành công thị trường
phương Đông từ cuối thế kỷ XVI, người Hà Lan (và từ sau năm 1602 là
Công ty Đông Ấn Hà Lan) đã nhanh chóng xây dựng được hệ thống buôn
bán Nội Á với quy mô rộng lớn, kết nối được nhiều trung tâm sản xuất,
1 Gần đây, vấn đề thương mại và hội nhập của Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII cũng đã được
thảo luận bởi các nhà sử học Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Đường Luân,
2009). Khái quát về các mối liên hệ của Đại Việt với người ngoại quốc trong thời kỳ
này, có thể xem từ Hoang Anh Tuan (2007c: 44-57).

| 451


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

cảng thị trung chuyển và thị trường tiêu thụ sản phẩm mà vương quốc
Đàng Ngoài của Đại Việt là một mắt xích hữu cơ1.
Mạng lưới thương mại Nội Á của VOC về cơ bản được tổ chức như
sau: Bạc nén và các loại kim loại tiền tệ (mang từ Hà Lan sang) được
đầu tư vào các loại sản phẩm vải sợi Ấn Độ - mặt hàng thiết yếu trong

hoạt động trao đổi lấy hồ tiêu và các loại hương liệu của vùng quần đảo
Indonesia. Trong khi phần lớn hương liệu được chuyên chở về châu Âu,
một lượng nhất định được đưa đến bán ở các trung tâm giao dịch khác
của phương Đông như Ấn Độ, Ba Tư, Đài Loan, Nhật Bản, Đàng Ngoài…
Tơ sống và các loại vải lụa thu mua từ Bengal, Ba Tư, Trung Quốc và Đàng
Ngoài được chuyên chở sang Nhật Bản (một phần về châu Âu) để tiến
hành trao đổi bạc Nhật (và từ đầu thập niên 1670 là đồng và vàng). Phần
lớn số bạc thu mua tại Nhật được phân phối cho các thương điếm của
Công ty ở phương Đơng (Đàng Ngồi, Xiêm, Java, Bengal, Ba Tư…) làm
vốn kinh doanh; một số lượng nhỏ được dùng để thu mua vàng ở Đài
Loan. Cùng với số vàng đưa từ Hà Lan sang, vàng thu mua ở Đài Loan và
các trung tâm buôn bán khác ở phương Đông (trong đó có Đàng Ngồi)
được gửi sang Coromandel để duy trì việc nhập khẩu vải vóc từ Ấn Độ
cho các hoạt động thu mua hương liệu tại vùng quần đảo Đơng Nam Á
(Gaastra, 2003; Ryuto, 2005).
Bạc Nhật Bản có vai trị lớn trong sự thành cơng chung của mạng lưới
thương mại Nội Á của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Bởi hầu hết các nền kinh
tế châu Á lúc đó đều sử dụng bạc (và tiền đồng) làm phương tiện dự trữ
và tiền bản bộ, việc tiếp cận được nguồn bạc Nhật Bản cho phép người Hà
Lan mở cửa thâm nhập vào hầu hết các thị trường buôn bán lớn ở Tây Á,
Nam Á, Đông Dương, vùng quần đảo Nam Dương, thậm chí cả thị trường
Trung Quốc (thơng qua trung gian Đài Loan).
Để thu mua được bạc Nhật Bản, người Hà Lan cần có tơ lụa - loại
thương phẩm thu lợi nhuận cao tại thị trường đảo quốc. Trong suốt nửa
cuối thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha thu được lợi nhuận kếch xù từ hoạt
1 Mô tả tầm quan trọng của mạng lưới buôn bán Nội Á đến sự thành bại của Cơng ty tại
phương Đơng, Tồn quyền Hà Lan ở Batavia (Jakarta) viết một cách hình tượng: “hệ
thống thương mại Nội Á là linh hồn của Công ty nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt,
bởi nếu linh hồn bị hủy hoại thì thể xác tất yếu sẽ bị tan rữa” (Prakash, 1991: 131-139).
Về vai trò của mạng lưới thương mại Nội Á của VOC, xin xem những phân tích của

Holden Furber (1976: 3-27).

452 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

động kinh doanh tơ lụa Trung Quốc đổi lấy bạc Nhật Bản. Trong khoảng
hai thập niên đầu thế kỷ XVII, nỗ lực thu mua tơ lụa Trung Quốc cho thị
trường Nhật Bản của người Hà Lan thông qua các cầu buôn bán với Patani,
Hội An, Ayutthaya… không thực sự thành công do sự cạnh tranh quyết
liệt của người Bồ. Phải đến năm 1624 khi người Hà Lan chiếm được Đài
Loan và biến nơi đây thành địa điểm thu hút thuyền buôn Trung Quốc từ
đại lục mang tơ lụa ra trao đổi, kim ngạch tơ lụa của người Hà Lan đưa vào
Nhật Bản mới cơ bản tăng lên (Blusse, 1973). Trong khoảng hơn một thập
kỷ sau đó, Cơng ty Đơng Ấn Hà Lan thường xuyên dành một phần lớn bạc
Nhật cho thương điếm Zeelandia (Đài Loan) thu mua tơ lụa Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ khoảng đầu thập niên 1640, sản lượng tơ lụa Trung Quốc ra
đảo Đài Loan ngày một suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau: bất ổn
chính trị và kinh tế tại đại lục cũng như sự cạnh tranh của các thế lực Hoa
thương bn bán sang Nagasaki.
Nhằm tìm kiếm nguồn cung cấp tơ lụa thay thế cho thị trường tiêu
thụ quan trọng Nhật Bản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chuyển trọng tâm
buôn bán từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Năm 1637, thương đoàn Hà Lan
đến Kẻ Chợ; quan hệ thương mại và bang giao được thiết lập chính thức
và kéo dài đến tận năm 1700. Trong hơn sáu thập niên tiếp theo, quan hệ
Hà Lan - Đàng Ngoài diễn ra trên nhiều lĩnh vực (bang giao, liên minh
quân sự, xuất-nhập khẩu), trong đó nền mậu dịch tơ lụa đổi lấy bạc là
trọng tâm của mối quan hệ, có tác động rất lớn đến sự chuyển biến kinh
tế - xã hội ở miền bắc Đại Việt trong phần lớn thế kỷ XVII (Hoang Anh

Tuan, 2007b).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong suốt giai đoạn lợi nhuận cao
của nền mậu dịch tơ lụa Hà Lan - Đàng Ngoài (1637 - 1654), bạc Nhật Bản
thường xuyên được chuyển thẳng từ Nagasaki đến Đàng Ngồi thơng qua
các thương thuyền Hà Lan hoạt động giữa vùng cửa sơng Thái Bình và cảng
Nagasaki. Khối lượng bạc Nhật Bản được Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa sang
Kẻ Chợ hàng năm cũng tương đối ổn định, trung bình 100.000 lạng/năm.
Trong giai đoạn hồng kim của nền mậu dịch tơ lụa Hà Lan - Đàng Ngồi
(1644 - 1652), Cơng ty đưa đến Đàng Ngồi xấp xỉ 130.000 lạng mỗi năm. Cho
đến giữa thập niên 1650, bạc luôn chiếm khoảng 95% tổng giá trị hàng hóa
người Hà Lan nhập khẩu vào Đàng Ngồi, trong khi các thương phẩm khác
chỉ dao động ở mức xấp xỉ 5% (Hoang Anh Tuan, 2006).

| 453


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Bảng 1: Nhập khẩu bạc của Hà Lan vào Đàng Ngoài (1637 - 1668)1
(bạc: lạng; tổng giá trị nhập khẩu: guilders)
Năm

Bạc

Tổng đầu tư

Năm

Bạc


Tổng đầu tư

1637

60.000

188.166

1653

-

-

1638

130.000

298.609

1654

40.000?

149.750

1639

25.000


382.458

1655

?

25.773

1640

80.000

439.861

1656

50.000

184.215

1641

?

202.703

1657

*c. 90.000


276.077

1642

60.000

297.529

1658

-

-

1643

100.000

299.835

1659

*100.000

317.500

1644

135.000


397.590

1660

*5.000

64.773

1645

150.000

454.606

1661

*32.000

164.703

1646

130.000

352.544

1662

*50.000


405.686

1647

130.000

377.637

1663

*100.000

394.670

65.000
1648

130.000

457.928

1664

100.000

347.989

1649

100.000


334.105

1665

80.000

420.245

1650

70.000

372.827

1666

?

419.779

1651

110.000

552.336?

1667

?


137.181

1652

230.000

680.294

1668

*40.000

254.219

*35.000

Ghi chú: Những số liệu có dấu * là bạc từ Batavia, số còn lại trực tiếp từ Nhật Bản
sang Đàng Ngoài. Tỉ giá quy đổi cho mỗi lạng (tael) bạc = 3 guilders 2 stuivers (trước
1636); 2 guilders 17 stuivers (1636-1666); 3 guilders 10 stuivers (1666 - 1743).

Từ giữa thập niên 1650 sản lượng bạc Nhật do VOC đưa vào Đàng
Ngồi hàng năm có dấu hiệu đi xuống do: 1) sự suy giảm lợi nhuận của
hoạt động xuất khẩu tơ lụa Đàng Ngoài sang Nhật và 2) sự khan hiếm
tiền đồng ở Đàng Ngoài dẫn đến sự sụt giảm tỉ giá hối đoái bạc/tiền đồng.
Cùng thời điểm đó, hoạt động kinh doanh tơ lụa Đàng Ngồi tại Nhật Bản
cũng ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh của tơ lụa Bengal (Ấn Độ) nên
Công ty Đông Ấn Hà Lan quyết định cắt giảm sản lượng tơ lụa Đàng Ngoài
xuất khẩu sang Nhật Bản. Như một hệ quả, số vốn đầu tư hàng năm cho
thương điếm Kẻ Chợ cũng bị cắt giảm theo. Sau năm 1655, sản lượng bạc

1 Phần lớn số liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh liên
quan đến Đại Việt trong phần 3.2 và 3.3 đã được cơng bố trong thời gian gần đây
(Hồng Anh Tuấn, 2009).

454 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

người Hà Lan đưa vào Đàng Ngoài hàng năm thường đứng dưới ngưỡng
100.000 lạng/năm. Trong giai đoạn 1656 - 1668, ngoại trừ một vài mùa buôn
bán Batavia quyết tâm phục hồi hoạt động xuất khẩu tơ lụa sang Nhật, sản
lượng bạc người Hà Lan đưa vào Đàng Ngoài hàng năm đứng ở mức trung
bình 60.000 lạng/năm.
Theo ước tính sơ bộ, trong giai đoạn 1637 - 1668, khoảng 2.527.000
lạng bạc (chủ yếu là bạc Nhật), tương đương 7.000.000.000 guilders Hà Lan
đã được Cơng ty Đơng Ấn Hà Lan đưa vào Đàng Ngồi. Trong những
thập kỷ còn lại, một lượng đáng kể các loại đồng bạc như provintiendaalder,
kruisdaalder, Mexican rials và Surat rupees tiếp tục được người Hà Lan chuyển
vào miền bắc Đại Việt. Những thơng tin trích lược được từ kho tư liệu lưu
trữ Hà Lan đồng thời gợi ý rằng, về đại thể, số lượng bạc Hoa thương mang
vào Đàng Ngoài không kém quá xa số lượng bạc người Hà Lan đưa đến.
Bên cạnh đó, cho đến nửa đầu thập niên 1630 một số lượng đáng kể bạc
Nhật đã chảy vào Đàng Ngồi theo thuyền bn của Hoa thương, Nhật
thương và người Bồ Đào Nha. Tạm bỏ qua các số liệu cịn thiếu hụt trên
và chỉ tính đến kim ngạch khập khẩu của người Hà Lan cũng đủ để cho
thấy tầm quan trọng của nguồn bạc nói trên đối với hệ thống tiền tệ, và
rộng hơn là nền kinh tế hàng hóa đang trên đà mở rộng, của Đàng Ngồi
(Hồng Anh Tuấn, 2009).
Bên cạnh bạc, từ đầu thập niên 1660, người Hà Lan cũng tìm cách

đưa đồng tiền đồng zeni từ Nhật Bản sang tiêu thụ ở Đàng Ngoài và thu
được lợi nhuận khá. Trong bối cảnh bạc bị mất giá do sự khan hiếm tiền
đồng ở Đàng Ngồi, có thể nói việc nhập khẩu tiền zeni là một mũi tên
nhắm trúng hai mục tiêu: 1) thu lợi nhuận từ việc kinh doanh loại tiền
vốn rất rẻ tại Nhật Bản và 2) cung cấp phương tiện thanh toán hợp lệ để
nhân viên thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ tiến hành các hoạt động giao
dịch, hạn chế sự thua lỗ do bạc bị mất giá trong cuộc khủng hoảng thiếu
tiền đồng tại Đàng Ngồi suốt thập niên 1650. Theo ước tính sơ bộ, trong
giai đoạn 1661 - 1677, riêng người Hà Lan đưa vào Đàng Ngoài khoảng
215 triệu đồng tiền zeni (tương đương với 360.000 quan tiền, tính ở mức
quy đổi 600 đồng/quan), chưa tính đến một số lượng lớn tiền zeni do
Hoa thương bn bán giữa Đàng Ngồi và Nagasaki mang vào Kẻ Chợ
(Hoàng Anh Tuấn, 2009).

| 455


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Bảng 2: Tiền zeni Nhật do VOC nhập khẩu vào Đàng Ngồi (1660 - 1679)
(đơn vị tính: đồng; đơn vị khác sẽ được ghi chú)
Năm

Tổng cộng

Năm

Tổng cộng

1660


0

1670

7.750.000

1661

400.000

1671

≈21.400.000

1662

0

1672

6.360.000

1663

9.230.000

1673

8.520.000


1664

≈15.762.184

1674

23.809.523

1665

31.524.369

1675

17.568.000

1666

800.000

1676

≈39.400.000

1667

10.080 pound

1677


≈5.000.000

1668

10.540.000

1678

0

1669

15.748.300

1679

0

Những số liệu thống kê về số lượng bạc và tiền đồng nhập khẩu vào
Đàng Ngoài bởi người Hà Lan và các thương nhân ngoại quốc khác (Nhật,
Hoa, Bồ, Anh…) cho thấy một thực tế: trong suốt thế kỷ XVII, một lượng
lớn tiền và kim loại tiền tệ đã chảy vào Đàng Ngoài để đổi lấy các sản phẩm
địa phương (tơ sống, lụa tấm, gốm sứ, vàng, xạ hương…). Ở Đàng Trong,
kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng đứng ở mức cao trong phần lớn thế kỷ
XVII. Một câu hỏi đặt ra: khối lượng bạc và tiền đồ sộ đó đã tác động như
thế nào đến các ngành thủ công nghiệp xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ…) và
tình hình kinh tế - xã hội (sản lượng, nhân công, giá cả…) ở Đại Việt? Do
giới hạn về thời lượng bài viết cũng như nguồn tư liệu, phần tiếp theo của
bài viết xin tập trung phân tích tình hình biến đổi kinh tế - xã hội ở Đàng

Ngồi thơng qua một số trường hợp tiêu biểu.
3.3. Thương mại quốc tế và một số chuyển biến kinh tế - xã hội ở Đàng
Ngoài thế kỷ XVII
3.3.1. Tơ lụa xuất khẩu và sự biến động cơ cấu nhân lực
Để chỉ ra được tác động của hoạt động thương mại nói chung đến sự
chuyển dịch cơ cấu nhân lực trong ngành sản xuất tơ lụa, cần khái quát sơ
lược tình hình sản xuất tơ lụa và vải vóc tại Đàng Ngồi thế kỷ XVII. Ngay
sau khi sang bn bán tại phương Đông, người châu Âu đã biết đến chất
456 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

lượng và sản lượng tơ lụa Đàng Ngoài. Tomé Pires - nhà hàng hải và thám
hiểm Bồ Đào Nha - viết trong cuốn du hành ký Suma Oriental đầu thế kỷ XVI
rằng Đại Việt sản xuất hàng năm một lượng lớn tơ và lụa chất lượng cao, hoa
văn và màu sắc rất đẹp. Vào cuối thế kỷ XVI, tơ lụa Đàng Trong hòa cùng tơ
lụa Trung Quốc do Hoa thương mang đến Hội An để theo thuyền buôn châu
Ấn (shuin-sen) sang Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thế kỷ XVII, phần lớn tơ lụa
của Đại Việt được sản xuất ở Đàng Ngoài. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, đến
Kẻ Chợ năm 1627, nhận thấy tơ lụa Đàng Ngồi là sản phẩm chính hấp dẫn
Hoa thương và Nhật thương đến buôn bán (Rhodes, 1651: 56-57). Vào đầu
thập niên 1630, thương nhân Hà Lan ở Hirado (Nhật Bản) cũng nhận thấy
tơ lụa Đàng Ngoài được đưa sang tiêu thụ tại thị trường đảo quốc ngày càng
nhiều (Dagh-register Batavia, 1634: 249-250).
Trong thế kỷ XVII, lụa được sản xuất tại rất nhiều làng xã Đàng Ngoài,
tiêu biểu nhất là các vùng quanh kinh đô Thăng Long như các tỉnh Hà Tây,
Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Nam... Theo ghi chép của người Hà Lan,
hàng năm ở Đàng Ngồi có hai vụ thu hoạch tơ lụa chính. Vụ hè (somertijt)
thu hoạch vào các tháng Tư và Năm, cho sản lượng khoảng 1.500 đến 1.600

picul (khoảng 90 tấn) tơ sống kèm theo khoảng 5.000 đến 6.000 tấm lụa. Vụ
đông (wintertijt) thu hoạch vào các tháng Mười và Mười một, cho sản lượng
bằng khoảng 1/2 vụ hè. Do đặc điểm thu hoạch như vậy, thương nhân ngoại
quốc thường đến bn bán với Đàng Ngồi vào đầu mùa hè và cố gắng
dong thuyền đi Nhật Bản vào cuối mùa gió nồm nam (Dagh-register Batavia,
1636: 69-74; Valentyn, 1724-1726 (3): 6).
Phần lớn các sản phẩm tơ sống Đàng Ngoài thế kỷ XVII là loại tơ vàng.
Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở chỗ đặc điểm của cây dâu, tằm, và
khí hậu nhiệt đới. Giống tằm Đàng Ngồi thích nghi tốt với khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm và có thể nhả tơ trong điều kiện thời tiết oi bức của mùa hè. Tuy
nhiên, đây là giống tằm chủ yếu cho loại tơ vàng (bogy) - thứ tơ không được
ưa chuộng trên thị trường Nhật Bản nên thường có giá thành thấp. Trong
một số thời điểm khi nhu cầu về tơ lụa cho xuất khẩu lên cao, thương nhân
ngoại quốc nhận thấy người Đàng Ngồi tìm cách nhập khẩu từ Trung Quốc
giống tằm cho loại tơ trắng - loại tơ có giá thành cao. Tuy nhiên, loại tằm này
thường chỉ nhả tơ trong điều kiện khí hậu mát mẻ của mùa thu, sản lượng
tơ vì thế khơng cao vì vào thời điểm này dâu tằm ở Đàng Ngoài đã vào cuối
vụ (Richard, 1811: 740).

| 457


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Những ghi chép của người phương Tây cho thấy sản lượng tơ lụa sản
xuất hàng năm tại Đàng Ngoài đã tăng lên đáng kể trong nửa đầu thế kỷ
XVII. Mặc dù có một số trung tâm tơ lụa phát triển ngay trong (hoặc gần)
phạm vi kinh thành Thăng Long, một khối lượng lớn tơ sống và lụa tấm vẫn
được nông dân sản xuất hàng năm ở nông thôn dưới dạng sản phẩm thủ
công truyền thống (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002: 154-169). Mặc dù phần đa các

hộ gia đình tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất tơ lụa
dưới các quy mơ lớn nhỏ khác nhau, họ ít khi chủ trương chuyển đổi hoàn
toàn đất canh tác từ lúa sang dâu. Tuy nhiên, sản lượng tơ lụa sản xuất hàng
năm vẫn rất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu thu mua của người nước ngoài do một
số lượng lớn hộ gia đình tham gia sản xuất.
Trong giai đoạn 1637 - 1699, người Hà Lan đầu tư khoảng 13.524.028
guilders chủ yếu vào sản phẩm tơ lụa Đàng Ngoài, tương đương với
khoảng 215.000 guilders mỗi năm1. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của nền mậu dịch của Hoa thương với miền bắc Đại Việt.
Những thông tin gián tiếp từ nguồn tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan
cho thấy tổng đầu tư của người Hoa vào buôn bán với Đàng Ngồi ước
tính đạt 2/3 tổng vốn đầu tư của VOC. Nếu ước lượng này là chính xác,
khoảng 9.009.352 guilders đã được Hoa thương đầu tư chủ yếu vào tơ lụa
Đàng Ngoài trong khoảng 7 thập niên cuối của thế kỷ XVII2. Như vậy,
tổng đầu tư vào Đàng Ngoài, chủ yếu vào tơ lụa, của riêng người Hà Lan
và người Hoa giai đoạn 1637 - 1700 đã lên tới khoảng 22.523.380 guilders,
1 Tổng kim ngạch đầu tư của VOC tại Xiêm trong 62 năm (1633 - 1694) là 9.934.526
guilders, trung bình 160.234/năm (Smith, 1977: 63&70). Tuy nhiên, cần lưu ý một thực
tế là cấu trúc thương mại VOC - Xiêm thế kỷ XVII tương đối khác biệt với cấu trúc
thương mại VOC - Đàng Ngoài cùng thời điểm. Trong những năm đầu của quan hệ
với Ayutthaya (từ năm 1604), VOC toan tính sử dụng Xiêm như cửa ngõ để mở quan
hệ với Trung Quốc và thu mua thương phẩm Trung Hoa. Sau đó Xiêm trở thành
nguồn cung cấp lương thực (chủ yếu là gạo) cho Batavia và các thương phẩm xuất
khẩu sang Nhật, Formosa (Đài Loan), Malacca, Ấn Độ, châu Âu. Mặc dù vậy, vẫn có
thể nhận thấy rằng kim ngạch của VOC trong buôn bán với Đàng Ngoài thế kỷ XVII
đứng ở mức tương đối cao so với Xiêm, đặc biệt là với Lào và Campuchia. Về bn
bán của VOC tại Lào và Campuchia, có thể tham khảo từ cơng trình của Buch (1937:
195-237).
2 Theo những thơng tin trích lược được từ tư liệu VOC, trong nhiều năm số lượng vốn
đầu tư vào buôn bán với Đàng Ngồi của Hoa thương thậm chí vượt qua số vốn đầu

tư của người Hà Lan. Ví dụ, năm 1664 Hoa thương mang đến Đàng Ngoài 200.000
lạng bạc (xấp xỉ 570.000 guilders) để thu mua tơ lụa cho thị trường Nhật Bản, trong
khi thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ chỉ được cung cấp 347.989 guilders cho mùa bn
bán năm đó (NA VOC 1252, H. Verdonk aan Batavia, 23 Feb. 1665, fos. 209-248).

458 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

tương đương với 350.000 guilders mỗi năm - chưa kể đến các khoản đầu tư
của các thương nhân ngoại quốc khác, đáng chú ý là người Nhật và người
Bồ trong giai đoạn trước đó cũng như người Anh và Pháp trong khoảng 3
thập niên cuối thế kỷ XVII1.
Vậy khối lượng lớn vốn đầu tư này đã tác động như thế nào đến ngành
thủ cơng nghiệp tơ lụa Đàng Ngồi, cụ thể hơn là số lượng nhân cơng lao
động? Mặc dù khó có thể đưa ra con số chính xác cho câu hỏi trên, hiện thực
phát triển ngoạn mục của ngành tơ lụa Đàng Ngoài trong nửa đầu thế kỷ
XVII gián tiếp cho thấy nhu cầu lớn cũng như nguồn vốn đầu tư dồi dào từ
bên ngồi đổ vào ngành thủ cơng nghiệp trọng yếu này. Bởi các nguồn tư liệu
phương Tây không cung cấp thông tin chi tiết về sản lượng tơ lụa trung bình
do mỗi hộ gia đình sản xuất nên chúng ta phải suy luận trên cơ sở những dữ
liệu liên quan và mang tính đại diện. Theo kết quả khảo sát gần đây tại một
số hộ sản xuất tơ lụa truyền thống tại tỉnh Thái Bình thuộc châu thổ sông
Hồng, một hộ nông dân - bên cạnh canh tác lúa - thu hoạch khoảng 10 cân tơ
mỗi năm từ việc trồng dâu nuôi tằm. Giả sử mỗi hộ gia đình Đàng Ngồi thế
kỷ XVII cũng thu hoạch trung bình 10 cân tơ như trên, ít nhất 9.000 hộ hoặc
45.000 nhân cơng (tương đương 1% dân số Đàng Ngồi lúc đó2) đã tham gia
vào việc sản xuất 90 tấn (1.500 picul) tơ sống vào vụ hè. Đó là chưa kể đến một
số lượng đáng kể nhân công như thợ dệt, nhuộm, tẩy, thêu... tham gia vào

quá trình sản xuất lụa tấm. Nếu chúng ta thực hiện một phép tính đơn giản
rằng mỗi hộ gia đình tham gia sản xuất tơ lụa (chưa tính đến những khoản
đầu tư và chi phí trong sản xuất) thu hoạch khoảng 10 cân (tương đương
166,5 catties) tơ sống mỗi mùa, ở mức giá trung bình 3,5 guilders/catty, mỗi
hộ thu nhập khoảng 60 guilders từ hoạt động sản xuất tơ lụa. Ở xứ sở thuần
nông như Đàng Ngoài - nơi giá cả các mặt hàng xoay quanh giá gạo - 60
guilders có thể mua được khoảng 39 piculs (tương đương 2,3 tấn) gạo ở mức
giá 15 tiền (khoảng 1,5 guilders) mỗi picul. Số gạo nói trên nhìn chung tương
đối dư dật cho một hộ gia đình với trung bình 5 nhân khẩu.
1 Iwao Seiichi ước tính rằng mỗi thuyền Châu Ấn Nhật ra bn bán ở Đơng Nam Á
mang theo trung bình 50.000 lạng bạc (tương đương 155.000 guilders). Nếu ta chấp
nhận con số ước lượng trên của Iwao, khoảng 2.000.000 lạng bạc (hoặc khoảng
6.200.000 guilders) đã được thuyền Châu Ấn Nhật đưa đến Đàng Ngoài từ năm 1604
đến năm 1635 (Iwao, 1958: 49&269).
2 Theo ước tính của Li Tana, dân số Đàng Ngồi đầu thập niên 1640 vào khoảng
4.769.050 người (khoảng 953.810 hộ), phần lớn tập trung tại châu thổ sông Hồng và
các vùng phụ cận (Li Tana, 1998: 171).

| 459


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Phải lưu ý một điều là phép tính trên đơn thuần mang tính cơ học bởi
nó chưa xét đến các vấn đề liên quan như nông dân trong thực tế thường
phải bán một lượng sản phẩm nhất định cho chính quyền ở mức giá thấp
hơn nhiều so với giá thị trường kèm theo các khoản thuế và chi phí. Tuy
nhiên, nó đủ sáng tỏ để cho thấy đóng góp quan trọng của ngành thủ công
nghiệp tơ lụa (và gốm sứ) trong việc thu hút nhân công lao động vào sản
xuất hàng hóa xuất khẩu, tác động trực tiếp đến sự mở rộng của nền kinh tế

hàng hóa và ngoại thương Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Điều đáng tiếc là các sản
phẩm tơ lụa (và gốm sứ) Đàng Ngoài - như đã được chỉ ra trong các chuyên
luận nghiên cứu gần đây - nhìn chung chỉ là các thương phẩm đóng thế cho
các mặt hàng tơ lụa và gốm sứ Trung Quốc (và ở chừng mực nào đó là tơ lụa
Bengal). Vì thế, khi tơ lụa và gốm sứ Trung Quốc xuất hiện trở lại trên thị
trường khu vực và quốc tế thì sản phẩm Đàng Ngồi lại nhanh chóng đánh
mất vị thế của mình (Klein, 1986: 152-177; Hồng Anh Tuấn, 2007a: 28-39).
Theo ghi nhận của người Hà Lan, từ cuối thập niên 1660, người Đàng
Ngoài bắt đầu chuyển nhiều bãi trồng dâu sang canh tác lúa và hoa màu hệ quả của một nền thủ công nghiệp tơ lụa đang trên đà suy thối do mất
thị trường tiêu thụ chính ở Nhật Bản. Thương điếm Hà Lan cho biết những
năm gần đây thợ dệt Đàng Ngồi thường khơng tiến hành cơng việc một
cách chủ động mà đợi đến khi thương nhân nước ngoài đã đến giao tiền đặt
hàng. Vào cuối thập niên 1680, “thương nhân thường phải lưu trú 3 hoặc 4
tháng sau khi đặt tiền mới có thể nhận được hàng bởi vì đám thợ nghèo chỉ
thuê được khi tàu vào bến và tiền công đã được trao” (Dampier, 2007: 49).
Sự suy thối trong sản xuất và bn bán tơ lụa tác động không chỉ đến nông
dân, thợ thủ công mà cả các giai tầng khác như thương nhân, người môi
giới... Việc người Anh và Hà Lan rời bỏ Đàng Ngoài lần lượt trong các năm
1697 và 1700, chưa kể đến việc nhiều Hoa thương đã bắt đầu rời bỏ Đàng
Ngồi từ cuối thập niên 1680, đã góp phần làm suy giảm đáng kể số lượng
nhân cơng Đàng Ngồi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành sản xuất
tơ lụa xuất khẩu. Trong một viễn cảnh rộng hơn, kỷ nguyên hội nhập của
Đàng Ngoài vào hệ thống thương mại khu vực và quốc tế bắt đầu suy giảm
và cơ bản chấm dứt vào năm 1700.
3.3.2. Kim loại tiền Nhật Bản và sự dao động tỉ giá hối đoái bạc/tiền đồng
Kim ngạch nhập khẩu bạc hàng năm bởi các thương nhân ngoại quốc
ảnh hưởng rất mạnh đến tỉ giá quy đổi bạc/tiền đồng cũng như giá cả hàng
460 |



25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

hóa xuất nhập khẩu ở Đàng Ngồi. Tỉ giá hối đối thường dao động mạnh
tùy theo số lượng bạc và tiền đồng sẵn có trên thị trường. Nhân viên thương
điếm Anh ở Kẻ Chợ năm 1696 đã mô tả vấn đề này như sau: “Giá tiền đồng
rất cao, một nén (10 lạng) bạc đổi được 24.000 - 25.000 đồng tiền trinh. Đơi
khi tiếng ồn của một con tàu đến [Đàng Ngồi] với số lớn bạc vốn làm [giá trị
bạc] tụt đến 30 - 40 phần trăm, làm tăng giá cả hàng hóa...”1.
Những số liệu trích lược từ nhật ký bn bán của hai thương điếm Hà
Lan và Anh tại Đàng Ngoài cho phép thiết lập biểu đồ tương quan giữa
khối lượng kim loại tiền tệ (bạc và tiền đồng zeni) được Cơng ty Đơng Ấn
Hà Lan nhập khẩu vào Đàng Ngồi với sự biến động tỉ giá hối đoái bạc/
tiền đồng.
Biểu đồ 1: Nhập khẩu bạc và tiền zeni Nhật của VOC và sự dao động tỉ giá
bạc/tiền đồng tại Đàng Ngoài (1637 - 1697)

Ghi chú: Tỉ giá bạc/tiền đồng: đồng tiền/1 lạng bạc; Bạc nhập khẩu: x 100 lạng (tael);
Zeni nhập khẩu: x 1.000 đồng.

Căn cứ theo Biểu đồ 1, khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thiết lập quan
hệ chính thức với Đàng Ngồi năm 1637, một lạng (tael) bạc trị giá khoảng
2.000 đồng. Vào cuối thập niên 1640, tỉ giá bạc/tiền đồng bắt đầu suy thoái,
1 BL OIOC G/12/17-9, Tonkin factory to Fort St. George, 24 Nov. 1696, fo. 460.

| 461


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

đứng ở ngưỡng 1/1.500 vào đầu thập niên 1650, và gần như rơi tự do

xuống còn 1/800 trong tháng 4 năm 1654. Nhân viên thương điếm VOC
tại Kẻ Chợ dự đoán nếu tình hình khơng được cải thiện, tỉ giá có nguy cơ
xuống thấp đến 1/700 - 500 trong những tháng tiếp theo. Tình trạng ảm
đạm của tỉ giá hối đối kéo dài đến đầu thập niên 1660, trước khi người
Hà Lan và Hoa thương bắt đầu thay đổi thành phần kim loại nhập khẩu
vào Đàng Ngoài.
Theo biểu đồ 1, tỉ giá bạc/tiền đồng suy thoái vào thời điểm sản lượng
bạc nhập khẩu vào Đàng Ngoài đứng ở mức cao. Một câu hỏi đặt ra là hai
xu hướng trái chiều này có quan hệ hỗ tương tới mức nào? Chiều hướng
thay đổi của hai nhân tố bạc và tỉ giá hối đoái trong biểu đồ 1 gợi ý rằng
số lượng bạc VOC nhập khẩu vào Đàng Ngoài đến trước thập niên 1650
đã tác động rất lớn đến sự mất giá của bạc, dẫn đến sự sụt giảm của tỉ giá
hối đoái bạc/tiền đồng. Trong năm 1653, nhân viên Hà Lan tại Thăng Long
nhận thấy một xu thế rất phổ biến: tỉ giá hối đoái thường suy giảm trầm
trọng vào thời điểm tàu bn ngoại quốc đến Đàng Ngồi. Rõ ràng là sự
khan hiếm tiền đồng tại Đàng Ngoài thập niên 1650 tác động rất lớn đến
sự suy thoái tỉ giá hối đoái, trong khi khối lượng lớn bạc Nhật Bản, chủ yếu
do thương nhân Hà Lan và Trung Quốc đưa vào, đã góp phần làm cho vấn
đề thêm trầm trọng.
Biểu đồ 1 cũng đồng thời phản ánh một hiện tượng thú vị khác: trái
với xu thế tỉ lệ nghịch giữa sản lượng bạc nhập khẩu và tỉ giá hối đoái, việc
nhập khẩu tiền zeni của Nhật tỉ lệ thuận với - thậm chí kích thích - chiều
hướng hồi phục của tỉ giá hối đoái bạc/tiền đồng. Sau khi thử nghiệm tiêu
thụ thành công tiền zeni năm 1661, người Hà Lan thường xuyên nhập khẩu
tiền zeni vào Đàng Ngoài đến tận nửa cuối thập niên 1670. Khơng nghi ngờ
gì nữa, việc người Hà Lan (cũng như Hoa thương) giới thiệu thành công
(và nhập khẩu đều đặn) tiền zeni trong hai thập niên 60 và 70 đã giúp Đàng
Ngoài khắc phục căn bản tình trạng khan hiếm trầm trọng tiền đồng, đồng
thời bình ổn tỉ giá hối đoái vốn đã và đang dao động mạnh từ đầu thập
niên 1650. Biểu đồ 1 cho thấy một thực tế rõ ràng: cùng với sự tăng trưởng

về số lượng zeni nhập khẩu, tỉ giá hối đoái bạc/tiền đồng tại Đàng Ngoài
đồng thời hồi phục. Vào năm 1672, tỉ giá hối đoái về cơ bản đã tăng đến
1/1.200; đạt ngưỡng 1/1.450 vào năm 1676. Vào đầu thập niên 1680, tỉ giá
hối đoái bạc/tiền đồng đã cơ bản trở về ngưỡng của thập niên 1630, đứng ở
462 |


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

mức trung bình 1/2.2001. Nhờ nguồn cung cấp tiền zeni dồi dào, không chỉ
sự khan hiếm trầm trọng tiền đồng - vốn đã ảnh hưởng nghiêm trọng nền
kinh tế Đàng Ngoài trong suốt thập niên 1650 - được giải quyết triệt để, mà
tỉ giá bạc hối đoái bạc/tiền đồng cũng hồi sinh mạnh mẽ trong các thập niên
cuối của thế kỷ XVII.
3.3.3. Kim ngạch xuất - nhập khẩu và biến động giá hàng hóa ở Đàng Ngồi
Nghiên cứu về xu thế biến động giá cả hàng hóa ở Đại Việt thế kỷ XVII XVIII, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Nhã có nhận xét rất thuyết phục rằng:
trong khi mặt bằng giá cả có xu hướng ổn định trong một thời kỳ dài, giá cả
một số sản phẩm cụ thể có xu thế tăng giảm trong những thời điểm cụ thể
(Nguyen Thanh Nha, 1970: 200). Kết luận này nhìn chung phù hợp với diễn
biến giá cả thị trường được phản ánh trong nhật ký buôn bán của thương
điếm Hà Lan (và Anh) tại Đàng Ngồi. Như đã phân tích ở trên, số lượng bạc
nhập khẩu vào Đàng Ngoài tác động mạnh đến tỉ giá hối đoái bạc/tiền đồng
và, như một hệ quả, dẫn đến sự tăng hoặc giảm giá nhẹ của một số mặt hàng
trong những thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, số lượng kim loại tiền tệ do người
nước ngoài nhập khẩu vào Đàng Ngồi về cơ bản khơng tác động mạnh đến
chiều hướng giá cả trong toàn bộ thế kỷ XVII.
Bởi gạo là sản phẩm mang tính bản lề, giá cả của các sản phẩm khác có
chiều hướng dao động xung quanh việc tăng hoặc giảm của giá gạo. Nhìn
chung, giá mua và bán các sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào sự bội thu của
mùa vụ nông nghiệp, bao gồm cả thu hoạch dâu tằm - vốn rất cần cho ngành

thủ công nghiệp tơ và lụa. Giá cả thường tăng trong những năm mất mùa
dẫn đến khan hiếm hàng hóa và lương thực, nhưng sớm trở lại trạng thái
bình ổn khi mùa vụ sau được mùa. Giá cả cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
khi tiền đồng khan hiếm ở Đàng Ngồi.
Có hai nhóm giá cả chính thu hút sự quan tâm cao độ của các thương
nhân ngoại quốc buôn bán tại Đàng Ngồi. Nhóm thứ nhất - đồng thời
là nhóm được quan tâm nhất - bao gồm các thương phẩm địa phương
dành cho xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm tơ lụa. Từ năm 1637 đến
trước khi Đàng Ngoài gánh chịu cuộc khủng hoảng thiếu tiền đồng trầm
trọng đầu thập niên 1650, giá mua tơ sống tại Đàng Ngoài dao động trong
khoảng 3,5 guilders/catty. Giá tơ tăng mạnh trong hai thập niên 1650 và
1 Số liệu trích lược từ nhật ký và tài liệu kinh doanh của thương điếm Anh tại Đàng
Ngoài: BL OIOC G/12/17-1: fos. 41-55; G/12/17-3: fo. 169; G/12/17-6: fo. 272.

| 463


25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

1660, đứng ở mức trung bình 5 guilders/catty, trước khi trở về mức giá
của những năm 1630 và 1640 trong các thập niên tiếp theo (Hoang Anh
Tuan, 2007c: 143-164). Tơ lụa rất rẻ tại Kẻ Chợ trong thập niên 1680 khi thị
trường Nhật Bản khơng cịn ưa chuộng sản phẩm Đàng Ngoài nữa. Vào
năm 1687, giá tơ thu mua tại Đàng Ngồi thậm chí đã rớt xuống thảm hại,
đứng ở mức trung bình 2 guilders/catty ở thị trường tự do (Buch, 1937:
183-184). Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu khác cũng dao động tương
tự như giá tơ.
Nhóm hàng hóa thứ hai chủ yếu bao gồm nhu yếu phẩm hàng ngày.
Tương tự như, hoặc thậm chí cịn phụ thuộc chặt chẽ hơn, các thương
phẩm xuất khẩu, giá cả các loại thực phẩm phụ thuộc rất lớn vào tình hình

mùa vụ thu hoạch hàng năm. Những số liệu chắt lọc được từ lưu trữ Anh
và Hà Lan cho thấy, nếu không kể đến những thời điểm khó khăn do thiên
tai, mất mùa và chiến tranh, giá cả của các loại lương thực và thực phẩm
hầu như không thay đổi trong suốt thế kỷ XVII. Vào đầu thập niên 1640,
một cân gạo có giá xấp xỉ 20 đồng trong khi một con gà thịt trị giá khoảng
110 đồng. Đến thập niên 1670, giá tiền một con gà thịt là 80 đồng1. Theo sổ
ghi chép chi tiêu hàng ngày của thương điếm Hà Lan và Anh, nhân viên
của các thương điếm châu Âu duy trì mức sinh hoạt khá xa xỉ trong thời
gian lưu trú tại Đàng Ngồi2.
Nhìn chung, trong khi hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu của thương
nhân ngoại quốc có thể đã tác động đến tình hình giá cả của các thương
phẩm xuất khẩu, việc lưu trú và sinh hoạt hàng ngày của họ hầu như không
ảnh hưởng đến xu thế giá cả các loại lương thực thực phẩm. Một trong
1 NA VOC 1140, Specificatie van de on- ende montcosten anno 1642 in Tonquin gevallen.
2 Vào năm 1642, mỗi ngày một nhân viên thương điếm Hà Lan tại Kẻ Chợ tiêu hết
khoảng 129 đồng vào tiền ăn; các loại thực phẩm thường được mua luân phiên là
gà, ngỗng, cá, gạo, rau, trứng, cua, tôm, quả tươi... Ba mươi năm sau, khẩu phần ăn
hàng ngày của mỗi nhân viên thương điếm Anh ở mức trung bình 223 đồng (Tính
tốn từ NA VOC 1140, Specificatie van de on- ende montcosten anno 1642 in Tonquin
gevallen; BL OIOC G/12/17-1, Tonkin factory records, 20 Aug. 1672, fos. 29-30.) Lượng
chi tiêu trên là rất cao so với mức sống của đại đa số người dân Đàng Ngoài, nơi một
người thợ mộc hoặc thợ dệt địa phương khó có thể làm ra 40 đồng mỗi ngày (Về
vấn đề nhân cơng và giá cả, có thể tham khảo từ Nguyen Thua Hy (2002: 221-270) và
Nguyen Thanh Nha (1970). Trong thập niên 1690, mỗi chiếc bát ăn cơm sản xuất tại
Bát Tràng mà người Anh thu mua để đưa sang Ấn Độ có giá trung bình 3,7 đồng. Như
vậy, một người thợ gốm cần phải bán khoảng 30 sản phẩm bát ăn cơm để có đủ tiền
mua một con gà thịt, hoặc ít nhất 5 chiếc để mua một cân gạo (BL OIOC G/12/17-9,
Tonkin factory records, 25 Dec. 1693, fo. 340).

464 |



25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

những lý do cơ bản là số lượng thương nhân ngoại quốc lưu trú tại Đàng
Ngồi tương đối nhỏ nên khó có thể tác động đến giá cả sinh hoạt và dịch
vụ trên phạm vi lớn.
3.3.4. Người ngoại quốc và một số biến chuyển xã hội ở Đại Việt
Có thể nói, trong lịch sử hơn một ngàn năm độc lập, chưa có một thời
điểm nào các vương triều phong kiến của quốc gia Đại Việt lại duy trì một
cái nhìn khống đạt và cởi mở với người ngoại quốc như trong thế kỷ XVII.
Đại Việt, nhất là Đàng Trong, thu hút một số lượng tương đối lớn thương
nhân và giáo sĩ ngoại quốc đến kinh doanh và truyền giáo. Từ cuối thế kỷ
XVI, Hoa, Nhật và Bồ thương đã thường xuyên đến Hội An, vùng Thanh
- Nghệ và vùng cửa sông Thái Bình. Trong thế kỷ XVII, người ngoại quốc
lưu trú và lập thương điếm buôn bán tại hàng loạt trung tâm buôn bán lớn
như Hội An, Thanh Hà, Phố Hiến, Kẻ Chợ… Sự hiện diện của người nước
ngồi có tác động không nhỏ đến sự biến đổi đời sống xã hội, tơn giáo, văn
hóa… của Đại Việt (Ancient Town of Hội An, 1993; Phố Hiến, 1994).
Thương nhân ngoại quốc, nhất là người Hà Lan và người Anh - những
người phương Tây lập thương điếm buôn bán tại Phố Hiến và Kẻ Chợ - hòa
nhập khá sâu vào xã hội bản địa. Nhiều người học tiếng Việt để giao dịch
trực tiếp với người địa phương. Vào thập niên 1640, thương nhân Hà Lan
Jan van Riebeeck nổi tiếng thành thạo tiếng Việt và cư xử lịch thiệp với
người Đàng Ngoài, khiến cho việc thu mua tơ lụa của người Hà Lan gặp
nhiều thuận lợi (Molsbergen, 1912: 32). Theo sổ sách của Công ty Đông Ấn
Anh năm 1686, giám đốc thương điếm Anh tại Kẻ Chợ William Keeling và
một số nhân viên như Lamuel Blackmore và William Sams… đều có thâm
niên lưu trú ở Đàng Ngồi tới hai mươi năm1. Bên cạnh đó, các thương
nhân Trung Quốc, thương nhân tự do Nhật Bản, thương nhân Đông Nam

Á (Java, Xiêm)… cũng lưu trú để bn bán tại Đàng Ngồi. Việc định cư
tại Đàng Ngồi của những thương nhân Nhật Bản như Resimon, thương
nhân Trung Quốc như Itchien, thương nhân tự do người Hà Lan như
Vermier… có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh tơ lụa, xạ hương,
vàng... Trong nhiều năm, những thương nhân này khiến hoạt động xuất
nhập khẩu của người Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha gặp khơng ít khó khăn.
Ở Đàng Trong, ngoài hoạt động kinh doanh, thương nhân ngoại quốc đôi
khi cũng được các chúa Nguyễn trọng dụng vào các công việc như đúc
1 E-3-91, London to Fort St. George, 9 June 1686, fo. 70r.

| 465


×