Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.55 KB, 39 trang )

Công ty bảo hiểm Việt-Úc
NH liên doanh Lào - Việt
Ngân hàng ĐT&PTVNHội đồng quản trịBan Tổng giám đốc
Các công ty hùn vốn
Các liên doanh
Khối các công ty liên doanh, hùn vốn
Trong nước
NH Vid-Public
Quỹ tín dụng nhân dân TW
Ngoài nước
NH nhà TP Hồ Chí Minh
NH cổ phần nhà Hà Nội
Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
Công ty cho thuê tài chính
NHĐT&PTTW
Các sở giao dịch &chi nhánh
Các công ty
Các phòng giao dịch
Các chi nhánh trực thuộc
Các chi nhánh tỉnh, thành phố
Sở giao dịch I,II
Công ty đầu tư nhà
Văn phòng đại diện
THỰC TRẠNG TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
Sau ngày hoà bình lập lại, để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến
tranh, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm khôi phục và
phát triển kinh tế. Việc hình thành một cơ quan chuyên cấp phát vốn đầu tư cho
các công trình trở nên hết sức cần thiết. Vì vậy, ngày 26 tháng 4 năm 1957, Chính


phủ quyết định thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam là tiền thân của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, lịch sử
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn gắn liền với công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ và
phương thức hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn được
điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Từ một
Ngân hàng chuyên làm nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư cho các dự án, công trình
(1957- 1989), Ngân hàng vừa cấp phát vốn đầu tư cho các công trình vừa cho vay
tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước (1990- 1995). Rồi sau đó Ngân hàng vừa
cho vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước vừa hoạt động thương mại (1995-
1999) và giờ đây trở thành một Ngân hàng thương mại.
Để phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của từng thời kỳ, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam đã qua ba lần đổi tên nhưng đến nay được mang tên là
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development
of Vietnam) tên viết tắt là BIDV, trụ sở chính đặt tại 194 Trần Quang Khải.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG NHĐT&PTVN
Gần 10 năm đổi mới (1990 - 1999), với vai trò là Ngân hàng chủ đạo trong
lĩnh vực đầu tư phát triển, BIDV đã triển khai thành công một chủ trương mới là
xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, thể nghiệm một cách làm mới, thực
hiện một cơ chế mới, chủ trương đổi mới nền kinh tế của đất nước. Đến nay, trải
qua hơn 42 năm xây dựng và phát triển, BIDV đã trở thành một trong 4 Ngân hàng
quốc doanh lớn nhất, một Ngân hàng Nhà nước hạng đặc biệt.
Với mạng lưới hơn 100 chi nhánh tại các tỉnh thành phố và các khu công
nghiệp trong cả nước và đội ngũ hơn 4.500 cán bộ, nhân viên tâm huyết, hăng say
trong công việc, không ngừng củng cố và tăng sức cạnh tranh trên thị trường,
BIDV đã từng bước trở thành một Ngân hàng được tín nhiệm trong nước và quốc
tế. BIDV là một Ngân hàng quan hệ với hơn 500 Ngân hàng, tổ chức tiền tệ quốc
tế.
Bên cạnh Ngân hàng liên doanh VID Public Bank, 8 năm qua hoạt động có

hiệu quả, BIDV là Ngân hàng đầu tiên được đầu tư liên doanh ra nước ngoài, trong
tháng 4 năm 2000 cùng Ngân hàng Ngoại thương Lào lập ra Ngân hàng liên doanh
Lào - Việt. Đồng thời BIDV có thêm công ty liên doanh Bảo hiểm BIDV- QBE
trong năm qua.
Quyết định 13/99/TTg là cột mốc đánh dấu lịch sử phát triển của BIDV. Đó
là thời kỳ Ngân hàng được hoạt động như một Ngân hàng thương mại thực thụ, là
thời kỳ chuẩn bị cho các điều kiện hội nhập, xây dựng Ngân hàng thành một định
chế tài chính hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là
thách thức đối với Ngân hàng, là cơ hội để Ngân hàng hoàn thiện cơ cấu tổ chức
hoạt động, xây dựng thành một Ngân hàng hiện đại có đầy đủ các tiêu chuẩn để hội
nhập.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả đã đạt được trong 42 năm qua, vận
dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, chiến lược phát triển
bền vững của BIDV khẳng định nguyên tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam để thể hiện truyền thống và văn hoá của quá khứ, luôn giữ vai trò chủ
đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển ở hiện tại và tương lai.
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của BIDV bao gồm 9 loại hình sau:
- Thanh toán quốc tế.
- Tín dụng quốc tế.
- Tài trợ xuất nhập khẩu - sản phẩm mới.
- Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ đối với các nguồn vốn tài trợ ODA,
ADB, WB,IMP...
- Kinh doanh ngoại hối.
- Bảo lãnh .
- Tín dụng thuê mua.
- Tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng đầu tư - Phát triển.
Với phương châm lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục
tiêu hoạt động của mình, BIDV đã đạt được những kết quả khả quan. Từ năm 1990
đến nay, BIDV đã vươn lên tự lo lấy nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển bằng

cách huy động vốn ở trong nước dưới các hình thức, đi vay vốn của nước ngoài;
nếu như năm 1990 số vốn chỉ có 300 tỷ đồng thì đến năm 1999 số vốn huy động
trong dân và cá tổ chức kinh tế trong nước lên tới 16.500 tỷ đồng đưa tổng nguồn
vốn của BIDV năm 1999 đạt tới 29.436 tỷ đồng.
Với chính sách tín dụng, phương châm của Ngân hàng là đa dạng hoá các
sản phẩm, loại hình đầu tư, coi tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng thi công, xây
lắp, khảo sát thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị là mặt trận hàng đầu đồng thời coi
trọng việc mở rộng có chọn lọc các sản phẩm Ngân hàng và phi Ngân hàng khác
trong đó chú trọng cho vay khép kín kết hợp đồng tài trợ và bảo lãnh dưới các hình
thức. Kết quả của việc áp dụng các chính sách trên được thể hiện qua một số chỉ
tiêu về hoạt động tín dụng cho đầu tư phát triển trong năm 1999. Doanh số cho vay
đầu tư phát triển đạt 7 ngàn tỷ đồng trong đó doang số cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu đạt 356 tỷ dồng đầu tư cho 60 dự án. Dư nợ đầu tư phát triển các loại đạt
13.918 tỷ đồng tăng 13% so với năm 98.
Để đạt được kết quả như vậy, Ngân hàng đã tổ chức bộ máy hợp lý, được
thể hiện thông qua sơ đồ sau:
BAN THƯ KÝ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KIỂM TRA NỘI BỘ
TÍN DỤNG 1 TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NGUỒN VỐN - NGOẠI HỐI VĂN PHÒNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ..TÍN DỤNG 2 QUAN HỆ QUỐC TẾ TỔ CHỨC CÁN BỘ
TÍN DỤNG 3 THANH TOÁN TẬPTRUNG CHỨNG KHOÁN ĐÀO TẠO
TIỀN LƯƠNG THI ĐUANH ĐẠI LÝTHÔNG TIN PNRRTÍN DỤNG 4
PHÁP CHẾ - CHẾ ĐỘBAN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢCĐIỆN TOÁNTÍN DỤNG 5
BẢO LÃNH ỨNG DỤNG VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
THẨM ĐỊNH
THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TẠI NHĐT&PTTW
Với những thành tựu khả quan đó BIDV thực sự đã chiếm được một vị thế
đặc biệt quan trong trong hệ thống Ngân hàng. Trong những năm tiếp theo BIDV
sẽ tiếp tục thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện
chiến dịch kinh doanh đa năng tổng hợp xứng đáng là Ngân hàng giữ vai trò chủ
đạo đứng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
2. HOẠT ĐỘNG THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
BIDV là một trong bốn Ngân hàng quốc doanh lớn nhất, là Ngân hàng giữ
vai trò chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Trong những năm qua, Ngân
hàng đã luôn khẳng định vị trí của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và
Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, trong một môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên
gay gắt với sự có mặt của nhiều Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng cổ phần,
BIDV không còn giới hạn hoạt động của mình chỉ trong lĩnh vực đầu tư phát triển
mà trở thành một Ngân hàng đa năng tổng hợp. Hoạt động của Ngân hàng được
mở rộng sang nhiều lĩnh vực với nhiều dịch vụ khác nhau trong đó phải kể đến
hoạt động thanh toán quốc tế.
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có
Vietcombank độc quyền thực hiện. Nhưng khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ
chế thị trường với những quy chế thông thoáng hơn thì BIDV cũng nhanh chóng
hoà vào sự đổi mới đó bằng việc ra đời của phòng thanh toán quốc tế vào năm
1991. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV mới chỉ thực sự bắt đầu
vào tháng 5 năm 1993. Mặc dù đi sau nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của
BIDV đã phát triển không ngừng, vươn lên cạnh tranh với những Ngân hàng trong
và ngoài nước đã có nhiều năm trong lĩnh vực này. Từ việc thực hiện nghiệp vụ
Ngân hàng đại lý, BIDV đã mở rộng quan hệ đối tác với nhiều nước và có tài
khoản tại các Ngân hàng lớn ở khắp các châu lục. Chính điều này đã giúp BIDV
khẳng định vị trí của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế. Quan hệ thanh toán

ngày càng phát triển khối lượng thanh toán quốc tế hằng năm đạt hàng trăm triệu
USD và liên tục tăng lên. Nếu như tổng doanh số thanh toán quốc tế của BIDV
năm 1995 là 213 triệu USD thì sang năm 1996 con số này là 390 triệu USD, tăng
83%.
Năm 1998, 1999 là hai năm có bao khó khăn, thử thách đối với nói chung
và hoạt động Ngân hàng nói riêng - 2 năm phải đối mặt và vượt qua hai cơn bão
lớn: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và những thiên tai nặng nề
liên tiếp, những biến cố đó đã khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu trong nước gặp
nhiều khó khăn, hoạt động thanh toán quốc tế của toàn bộ hệ thống bị giảm sút.
Nhưng BIDV đã vươn lên và trụ vững, dần dần từng bước phát huy nội lực và
truyền thống, tranh thủ những thời cơ và thuận lợi. Những nỗ lực đó đã thể hiện
bằng những con số cụ thể và giàu tính thuyết phục: đến năm 1997 doanh số thanh
toán quốc tế đã lên đến 452 triệu USD tăng 16 % so với năm 1996, doanh số thanh
toán quốc tế năm 1998 là 690 triệu USD tăng 53 % so với năm 1997.
Sự gia tăng nội dung của hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm BIDV
đã cho thấy sự đi lên vững chắc và đầy triển vọng của Ngân hàng trong lĩnh vực
này. Những con số đó là một dấu hiệu đáng mừng khẳng định sự tồn tại và phát
triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV nói riêng và sự gia tăng xuất khẩu
trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đặc biệt, sang năm 1998, với tốc độ tăng 42%, doanh số thanh toán quốc tế
đã đạt 980 triệu USD trong đó cơ cấu thanh toán là: L/C nhập chiếm 52%, L/C
xuất chiếm 12% và chuyển tiền thanh toán là 34% trong tổng cơ cấu thanh toán.
Tổng thu phí dịch vụ 68 tỷ VND trong đó:
Phí dịch vụ thanh toán quốc tế khoảng 1,4 triệu USD (tương đương 22 tỷ
VND).
Lãi từ các hoạt động tại phòng thanh toán quốc tế chi nhánh (bao gồm lãi
tiền gửi, lãi kinh doanh mua bán ngoại tệ): 1,1 triệu USD (tương đương 16 tỷ
VND).
Như vậy, năm1999 kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của toàn bộ hệ
thống BIDV đạt được là :

Phí thu từ hoạt động thanh toán quốc tế so với tổng phí dịch vụ chiếm
22/68 là 30%.
Thu từ hoạt động của phòng thanh toán quốc tế trong toàn bộ hệ thống so
với tổng phí dịch vụ 37/68 là 54%.
Bảng doanh số thanh toán quốc tế qua các năm dưới đây sẽ cho một cái
nhìn tổng quát về hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV.
Bảng 1 : Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Năm
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Chuyển
tiền đi
Chuyển
tiền đến
Tổng số Tăng (%)
1995
1996
1997
1998
1999
3 tháng
đầu 2000
16
22
36
76
117,6

23,5
175
310
314
337
510
133
15
35
56
128
178
46,7
07
25
46
149
175
55
213
390
452
690
980
258,2
83
16
53
42
43

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động thanh toán quốc tế của phòng thanh
toán quốc tế tại BIDV.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế của BIDV bao gồm các hoạt động thanh toán
hàng xuất, thanh toán hàng nhập và thanh toán phi mậu dịch được thực hiện với
nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong đó thanh toán bằng tín dụng chứng
từ đóng vai trò quan trọng và chiếm ưu thế hơn cả.
Từ năm 1996, tức là một năm sau ngày phòng thanh toán quốc tế đi vào
hoạt động thực sự, phương thức thanh toán này đã tỏ rõ vị trí của mình bằng các
con số: trị giá L/C hàng nhập là 296 triệu USD, trị giá L/C hàng xuất là 16 triệu
USD trong khi các khoản chuyển tiền và nhờ thu chỉ có 66 triệu USD .
Cùng với sự lớn mạnh của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung, phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng ngày càng phát triển, đặc biệt với sự hỗ trợ
của hệ thống công nghệ Ngân hàng hiện đại - đó là mạng lưới thanh toán quốc tế
Swift với hai trung tâm chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó,
thông qua hệ thống này, BIDV đã có quan hệ trực tiếp với hơn 330 Ngân hàng trên
toàn thế giới. Chính sự đầu tư vào một mạng máy vi tính hiện đại đã giúp BIDV
thực hiện nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ tập trung, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tức
thời, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng,
chính xác và hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội mở ra cho BIDV tìm
đến thị trường mới, những bạn hàng mới, tạo khả năng củng cố thị trường hiện tại
và mở rộng thị trường tiềm năng trong tương lai. Lượng khách hàng tín nhiệm
Ngân hàng ngày càng đông, thể hiện thông qua số món L/C mà Ngân hàng thực
hiện thanh toán ngày càng nhiều. Năm 1999, BIDV đã thực hiện 2660 món L/C trả
ngay với trị giá 316 triệu USD, 32 món L/C trả chậm trong đó có 25 món dưới 1
năm và 7 món trên 1 năm, tổng trị giá 30 triệu USD tăng 110% so với năm 1998.
BIDV cũng đã đòi tiền chiết khấu 1240 L/C với tổng trị giá 62 triệu USD.
Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2000, số món L/C trả ngay mà BIDV
thực hiện lên tới 670 món trị giá 85 triệu USD, 17 món L/C trả chậm tổng trị giá
82 triệu USD, tăng 26 % so với cùng kì năm trước.
Cũng theo báo cáo tổng hợp hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng

đầu tư và phát triển Việt Nam thì doanh số thanh toán L/C qua các năm do BIDV
thực hiện như sau:
Bảng 2: Doanh số thanh toán L/C qua các năm.
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 3 tháng
năm 2000
L/C xuất nhận
L/C xuất thanh toán
L/C nhập mở
L/C nhập thanh toán
Tỷ trọng L/C (%)
25
16
312
296
82,5
38
30
39
305
74,8
72
67
327
320
62
93
89
345
343

64
21,5
20
96
94,2
48,52
Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C trong toàn bộ doanh số thanh toán quốc
tế của BIDV đã cho thấy tính phổ biến của phương thức thanh toán này. Nhưng tỷ
trọng này có xu hướng giảm qua các năm, lý do chủ yếu là các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường quốc tế đã thiết lập được
những mối quan hệ với các đối tác tin cậy nên họ đã chuyển từ phương thức thanh
toán từ L/C sang các phương thức khác đơn giản, thuận tiện hơn. Tính phức tạp
cùng với những đòi hỏi chặt chẽ về mặt chứng từ là một yếu tố gây khó khăn cho
các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu khi lựa chọn phương thức thanh toán này. Tuy
nhiên tỷ trọng L/C trong năm 1999 có sự tăng lên (tuy không nhiều) đã đánh dấu
sự lớn mạnh và mở rộng đáng kể của mạng lưới thanh toán quốc tế của BIDV
thông qua việc 20 chi nhánh được cấp giấy phép trực tiếp thực hiện hoạt động
thanh toán quốc tế. Ngân hàng đã có thêm những khách hàng thuộc mọi thành phần
kinh tế, đặc biệt là các bạn hàng có thế mạnh về xuất nhập khẩu.
Năm 1996 là năm có kim ngạch thanh toán L/C tương đối thấp
Đó là do sự có mặt của các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài
và các Ngân hàng thương mại cổ phần đã làm cho môi trường cạnh tranh trở nên
nóng bỏng. Những Ngân hàng này kéo những khách hàng là cổ đông hay có tài
khoản đến giao dịch và mở L/C qua chúng. Bên cạnh đó, những Ngân hàng trong
nước với ưu thế hơn hẳn về khách hàng, thị trường và kinh nghiệm trong hoạt động
thanh toán quốc tế như Vietcombank chính là một sự cản trở đối với BIDV.
Những Ngân hàng này có mối quan hệ rộng rãi và bề dày trong lĩnh vực đối
ngoại đã thiết lập được một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng; trong khi
đó BIDV chỉ với 7 năm thực tiễn hoạt động trong thanh toán quốc tế thì chưa thể
theo kịp các Ngân hàng đã đi trước. Để vượt qua khó khăn này, từng bước khẳng

định vị trí và vai trò của mình, tạo dựng niềm tin và thu hút khách hàng, BIDV
không còn cách nào khác là phải nỗ lực vượt bậc bằng cách đổi mới trong phương
thức làm việc, cung cấp cho khách hàng những ưu đãi như giảm lệ phí, đơn giản
hoá trong thủ tục và quy trình thanh toán, tận tình chu đáo trong phục vụ và đem
lại cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo .
Sang năm 1997, cũng như bao Ngân hàng khác trong khu vực, BIDV cũng
phải đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Sự suy
giảm và đổ vỡ hàng loạt của các Ngân hàng ở Singapore, Thái Lan đã làm thị
trường của BIDV bị thu hẹp. Trong thời gian này với những chính sách về lãi suất,
chính sách khách hàng nên BIDV không những đã giữ được những khách hàng cũ
mà còn giao dịch với nhiều khách hàng mới. Cơn lốc của cuộc khủng hoảng đã
không làm kim ngạch thanh toán L/C của BIDV giảm đi mà trái lại có xu hướng
tăng lên tuy rằng không đáng kể.
Năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ về cơ bản đã được khắc
phục song tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trong nước và khu vực vẫn chưa
sáng sủa. Đặc biệt năm 1998 có hai đợt biến động tỷ giá lớn gây ảnh hưởng đến
các nhà xuất nhập khẩu. Nhưng BIDV đã không bị cuốn theo vòng xoáy đó. Điều
này có vẻ khó tin nhưng sự tăng lên một cách vững chắc kim ngạch thanh toán L/C
đã phản ánh trung thực khả năng kinh doanh của BIDV. BIDV không những đã trụ
vững mà đang tiếp tục đi lên. Tuy nhiên cũng phải đề cập đến hai yếu tố có tính
chất hỗ trợ, đó là trong giai đoạn này, các nước trong khu vực đang trong thời kì
phục hồi kinh tế nên họ mong muốn gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nhằm bảo
đảm thặng dư ngoại tệ và mục tiêu tiếp theo là bù đắp cho khoản thâm hụt nặng nề
của quỹ dự trữ ngoại tệ trong thời kì khủng hoảng. Tính đến năm 1999, BIDV đã
có quan hệ với hơn 500 Ngân hàng, tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. BIDV đã
không ngừng nâng cao uy tín và củng cố vị trí của mình trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu đặc biệt là trong phương thức tín dụng chứng từ. Các cán bộ thanh toán viên
không ngừng học hỏi để thực hiện quy trình nghiệp vụ theo quy định. Trong thời
gian hoạt động của mình, tỷ lệ L/C được thanh toán đúng hạn là rất lớn.
BIDV cũng đã phát huy được tính chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết

quả kinh doanh nên thành tựu mà Ngân hàng đạt được trong thời gian qua là hoàn
toàn xứng đáng. Tuy nhiên Ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn xuất phát từ
thực tế khách quan và những hạn chế của bản thân Ngân hàng. Đó là trang thiết bị
của Ngân hàng tuy đã đầu tư hiện đại hóa nhưng vẫn chưa đồng bộ, sự sắp xếp tổ
chức trong nội bộ Ngân hàng vẫn còn những điểm chưa hợp lý. Ngoài ra, Ngân
hàng còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác mà ở tình trạng một Ngân hàng
còn non trẻ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ như BIDV thì
chưa thể giải quyết hết được. Chính vì thế mà trong những năm vừa qua, trong hoạt
động của mình, BIDV đã để xảy ra nhiều tranh chấp. Chúng có thể bắt nguồn từ
phía khách hàng, các Ngân hàng bạn, các yếu tố khách quan khác hay do chính bản
thân Ngân hàng. Nhưng dù là từ đâu đi nữa thì những tranh chấp này cũng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng.
3. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM.
3.1. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp theo phương thức tín
dụng chứng từ.
Quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được phát triển đã thúc đẩy mạnh mẽ
hoạt động thương mại quốc tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và các nước khác. Nhưng xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế phức tạp liên
quan đến quyền lợi của những đối tác ở các quốc gia khác nhau, có tập quán buôn
bán khác nhau nên việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu dù bằng phương thức
nào cũng dễ xảy ra tranh chấp. Khi lựa chọn phương thức TDCT tức là các nhà
xuất nhập khẩu đã tham gia vào một phương thức thanh toán quốc tế đảm bảo sự
an toàn cho tất cả các bên. Tuy nhiên, TDCT vẫn không phải là biện pháp an toàn
tuyệt đối với người mua, người bán và các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra
mặc dù có sự tham gia của Ngân hàng với vai trò là trung gian đứng ra thanh toán.
BIDV cũng không phải là một ngoại lệ khi Ngân hàng mới chỉ có 7 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
Tại BIDV, các tranh chấp xảy ra trong cả thanh toán hàng hoá nhập khẩu

và hàng hoá xuất khẩu.
Biểu 1: Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp L/C hàng nhập.
Biểu trên đã cho thấy tỷ lệ L/C hàng nhập không có tranh chấp ở BIDV
không phải là cao (chỉ chiếm có 48%). Tuy nhiên, những tranh chấp này thường
không phải là những tranh chấp lớn mà chủ yếu là những bất đồng thông thường
giữa các bên tham gia. Nếu tính đến cả những bất đồng nhỏ nhất như chứng từ gốc
được yêu cầu xuất trình thiếu dấu ORIGINAL hay việc lập chứng từ không đúng
phương pháp mà UCP 500 quy định thì trong số 2974 món L/C hàng nhập được
L/C hµng nhËp
48%
9.2%
43.8%
L/C hµng nhËp
kh«ng cã tranh
chÊp
Gi¶i quyÕt tranh
chÊp L/C hµng
nhËp cã hiÖu qu¶
Gi¶i quyÕt tranh
chÊp L/C hµng
nhËp kh«ng hiÖu
qu¶
mở của toàn bộ hệ thống có tới gần 1500 món BIDV đã phải thông báo bất đồng.
Trong khi đó, năm 1998 chỉ có hơn 1000 món trên 2370 món xảy ra bất đồng. Như
vậy là tỷ lệ những bộ chứng từ có bất đồng mà BIDV nhận được trong năm qua
không giảm đi mà thậm chí còn tăng lên. Tuy nhiên, nếu như năm 1998, BIDV đã
phải từ chối thanh toán hàng trăm trường hợp vì những sai sót nghiêm trọng từ
phía nước ngoài như chứng từ không đúng người ký phát, chứng từ vận tải không
phải là chứng từ vận tải hoàn hảo... thì trong năm vừa qua, số L/C hàng nhập mà
Ngân hàng phải từ chối thanh toán chỉ chiếm 9,2% trong tổng giá trị L/C được mở

tại Ngân hàng. Những trường hợp xảy ra bất đồng, Ngân hàng đã tìm cách giải
quyết ổn thoả tức là phía nước ngoài đã phải chấp nhận những sai sót mà BIDV
thông báo. Con số này chiếm tới 43,8% cao hơn năm 1998 là 4,2%. Đây là một dấu
hiệu đáng mừng trong công tác thanh toán của Ngân hàng vì nó chứng tỏ trình độ
nghiệp vụ và kinh nghiệm của các thanh toán viên đã có sự tiến bộ trong giải quyết
và xử lý các bộ chứng từ có bất đồng. Trong năm 1999 cũng có rất ít các trường
hợp mà mâu thuẫn giữa BIDV và phía đối tác về thanh toán hàng hoá nhập khẩu
phải nhờ đến sự can thiệp của toà án và trọng tài kinh tế. Nhưng để hạn chế những
ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và uy tín của Ngân hàng thì cần có những biện
pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ số bộ chứng từ L/C hàng nhập giải quyết không hiệu
quả xuống thấp hơn nữa.
Biểu 2: Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp L/C hàng xuất.
L/C hµng xuÊt
41.4%
48.9%
9.7%
L/C hµng xuÊt
kh«ng cã tranh
chÊp
Gi¶i quyÕt tranh
chÊp L/C hµng
xuÊt cã hiÖu qu¶
Gi¶i quyÕt tranh
chÊp L/C hµng
xuÊt kh«ng hiÖu
qu¶
Tranh chấp về L/C hàng xuất cũng là vấn đề bức xúc. Có đến gần 60% bộ
chứng từ L/C hàng xuất của các nhà xuất khẩu Việt Nam mà BIDV đóng vai trò là
Ngân hàng thông báo, Ngân hàng xác nhận bị phía bạn thông báo bất hợp lệ. Trong
đó có những bất đồng mà BIDV đã bác bỏ hợp lý, bảo vệ được quyền lợi của các

doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu trong nước. Nhưng nhiều trường hợp BIDV
cũng phải chấp nhận những bất đồng mà Ngân hàng nước ngoài thông báo và các
nhà xuất khẩu Việt Nam phải lập lại bộ chứng từ hoặc chuyển sang nhờ thu. Có
trường hợp tranh chấp gây thiệt hại nặng cho khách hàng của BIDV cũng như bản
thân Ngân hàng. Các khách hàng không thu được tiền bán hàng, bị mất tiền do phải
thanh toán cho các chứng từ giả hoặc bị trừ tiền hàng, bị kéo dài thời gian thanh
toán. Ngân hàng cũng bị giảm uy tín, bị mất khách hàng nếu như không bảo vệ
được quyền lợi chính đáng của khách hàng khi có tranh chấp. Đối với những tình
huống tranh chấp L/C hàng xuất nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của thư tín dụng,
Ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ với khách hàng cũng như phía nước ngoài để tìm
ra phương án giải quyết tốt nhất.
3.2. Các tranh chấp thường xảy ra tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam.
3.2.1. Các tranh chấp về nội dung, hình thức chứng từ.
 Tranh chấp liên quan đến chứng từ vận tải
Vận đơn đường biển
Là chứng từ vận tải do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho
người gửi hàng nhằm xác nhận hàng hóa đã tiếp nhận để vận chuyển.
Trong các phương thức vận tải mà BIDV tiếp xúc, vận tải đường biển luôn
chiếm tỷ lệ lớn nhất về khối lượng hàng hóa được chuyên chở do đặc thù của
phương tiện này là có trọng tải lớn so với các phương tiện khác và quãng đường
vận chuyển được rút ngắn nên chi phí thường thấp hơn. Chính vì vậy, vận đơn
đường biển luôn được Ngân hàng yêu cầu đưa ra trong bộ chứng từ đòi tiền của
L/C.
Mỗi hãng vận chuyển đều có vận đơn riêng nhưng về nội dung chúng đều
có điểm chung: Mặt trước ghi tên người gửi hàng, cảng dỡ hàng, cảng bốc hàng,
tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá cả tổng giá trị, cách trả cước,
số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn, mặt sau ghi các điều kiện chuyên chở
hàng. Trên vận đơn chứa đựng nhiều chi tiết quan trọng như vậy đòi hỏi Ngân
hàng phải kiểm tra rất kĩ lưỡng. Đó cũng chính là những chi tiêt có thể dẫn tới việc

phát sinh những mâu thuẫn, cụ thể là tại BIDV, những vấn đề rắc rối xung quanh
vận đơn đường biển là:
- Hàng đến cảng trước khi người mua nhận được chứng từ vận tải. Do thực
hiện buôn bán quốc tế, những giao dịch giữa khách hàng của hai nước gần nhau:
Việt Nam với các nước trong Asean như Thái Lan, Singapore... Tàu thủy chỉ đi
trong vòng 2 - 3 ngày trong khi chứng từ phải được soạn thảo, qua thủ tục hai
Ngân hàng, gửi qua bưu điện... không dưới một tuần từ người hưởng đến người mở
thư tín dụng.
- Một chứng từ có phải là vận đơn đường biển hay không. Vì vận đơn
đường biển là loại chứng từ phức tạp nhất, dễ bất hợp lệ nhất nên luôn có sự tranh
cãi trong quá trình kiểm tra của Ngân hàng về tính chân thực của chứng từ.
- Hàng đã bốc lên tàu hay chưa. Nói chung L/C đều xuất trình vận đơn
đường biển "đã bốc". Đây là một thông lệ đối với vận tải và thương mại quốc tế.
Khi hàng đã được bốc lên tàu người chuyên chở phải chịu trách nhiệm pháp lý với
số hàng hoá đó đồng thời người bán cũng chứng minh được nghĩa vụ của mình
trong hợp đồng thương mại ký với người mua. Nhưng thực tế và biểu hiện trên bề
mặt chứng từ liệu có trùng khớp hay không?
Vận đơn hàng không
Là chứng từ vận tải do cơ quan vận tải hàng không cấp cho người gửi hàng
để xác nhận việc gửi hàng, chức năng của vận đơn hàng không là bằng chứng cho
hợp đồng chuyên chở đã được ký kết và làm biên lai nhận hàng. Nội dung của vận
đơn hàng không cũng bao gồm những chi tiết tương tự như trên vận đơn đường
biển nhưng chứng từ vận tải hàng không có chức năng người sử dụng hàng hóa,
không có giá trị lưu thông.
Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đưòng hàng không ngày càng
trở nên phổ biến do ưu thế của nó là tiết kiệm thời gian chuyên chở tuy rằng cước
phí cao. Vì vậy, khi tiếp nhận bộ chứng từ đòi tiền thay vì chỉ tiếp nhận loại chứng
từ vận tải đường biển trong truyền thống thì nay Ngân hàng tiếp cận thêm với loại
vận đơn này. Tuy nhiên vẫn chưa có ý kiến thống nhất trong việc xác định các điều

×