Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BỘ TRẮC NGHIỆM SINH 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.05 KB, 9 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN
MÔN : SINH HỌC 9
Câu 1 (Biết) : Hiện tượng di truyền là gì ?
A. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
B. Hiện tượng sao chép lại các tính trạng của cơ thể từ thế này sang thế hệ khác
C. Hiện tượng con giống bố mẹ
D. Hiện tượng bố mẹ truyền đạt cho con cái cơ sở vật chất di truyền của mình
Câu 2(Biết) : : Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên loại cây nào sau đây và đã phát hiện ra quy luật di
truyền ?
A. Cây cà chua
B. Cây đậu xanh
C. Cây đậu Hà Lan
D. Cây hoa hồng
Câu 3 (Vận dụng): Vì sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản thì đời con lai F
1
lại đồng tính ?
A. Vì ở F
1
tính trạng trội át tính trạng lặn
B. Vì ở F
1
gen trội át gen lặn
C. Vì ở F
1
chỉ có một kiểu gen dị hợp duy nhất
D. Vì trong kiểu gen ở F
1
gen trội át hoàn toàn gen lặn
Câu 4 (Hiểu) : Khi cho cá thể bố mang kiểu gen Aa lai với cá thể mẹ có kiểu gen là Aa. Kết quả của phép
lai trên là :


A. 1AA, 1Aa, 1aa
B. 1AA, 1Aa, 1aa
C. 2AA, 1Aa, 1aa
D. 1AA, 2Aa, 1aa.
Câu 5 3 (Vận dụng): : Khi cho cây đậu quả xám thuần chủng lai phân tích thì thu được :
A. Tất cả đều là quả lục
B. Đều là quả xám
C. Có tỷ lệ 3 quả xám : 1 quả đỏ
D. Có tỷ lệ 1 quả xám: 2 quả đỏ : 1 quả lục
Câu 6 3 (Vận dụng): Ở người, mắt nâu (N) là trội so với mắt đen (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con
ra có người mắt nâu, có người mắt đen. Kiểu gen của bố mẹ sẽ như thế nào ?
A. Đều có kiền gen Nn
B. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn
C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn.
D. Bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen là nn
Câu 7 (Biết) :: Biến dị tổ hợp là :
A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ
B. Hiện tượng con cái sinh ra giống với bố mẹ
C. Sự tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
D. Sự kết hợp các tính trạng của bố mẹ
Câu 8 : Khi cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng, F
1
thu được 100% là cây hoa đỏ. Thì cây hoa đỏ
thế hệ P có kiểu gen :
1
A. Kiểu gen đồng hợp lặn
B. Kiểu gen dị hợp
C. Kiểu gen trội
D.Kiểu gen đồng hợp
Câu 9 4 (Hiểu): Sự phân li độc lập đã đưa đến các cặp tính trạng đã đưa đến :

A. Làm xuất hiện các kiểu hình giống nhau
B Làm xuất hiện các kiểu hình khác nhau
C. Làm xuất hiện các biến dị kiểu hình
D. Làm xuất hiện các biến dị kiểu gen
Câu 10 (Biết) :: Ở người, số lượng nhiễm sắc thể 2n là :
A. 23
B. 64
C. 46
D. 48
Câu 11 (Biết) :: Trong loại tế bào nào, NST thuờng tồn tại thành từng cặp tương đồng ?
A. Giao tử
B. Hợp tử
C. Tế bào sinh dưỡng
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 12 (Hiểu) : Sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa gì ?
A. Rút ngắn chiều dài của NST
B. Tạo điều kiện cho sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình phân bào
C. Những vùng đóng xoắn là những vùng không hoạt động sinh tổng hợp protein
D. Kéo dài thời gian hoạt động của NST
Câu 13 4 (Hiểu): Trong quá trình nguyên phân, thì thoi vô sắc được hình thành trong kì nào sau đây :
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 14 (Vận dụng) : Giảm phân khác với nguyên phân ở đặ điểm nào cơ bản nhất ?
A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng, giảm phân là hình thức sinh sản của
tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này
B. Ở giảm phân tế bào chia hai lần liên tiếp nhưng NST tự nhân đôi có một lần, ở nguyên phân mỗi
tế bào phân chia là một lần NST tự nhân đôi.
C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cặp NST kép tương

đồng, nguyên phân không có.
D. Ở kì sau của giảm phân 1 có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NSTkép trong các cặp
tương đồng, ở kì sau của nguyên phân có sự phân li đồng đều của các NST đơn về 2 cực của tế bào .
Câu 15 4 (Hiểu): Ở động vật, 1 tinh bào bậc 1(2n) trải qua quá trình giảm phân thì sẽ tạo ra mấy tinh
trùng
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 16 (Hiểu) : Kết quả của giảm phân tạo ra loại tế bào nào ?
2
A. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n
B. Giao tử có bộ NST n
C. Tinh trùng có bộ NST n
D. Trứng có bộ NST n
Câu 17 (Hiểu): Ở đa số các loài, giới tính được hình thành khi nào ?
A. Trước khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định
B. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định
C . Trong khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định
D. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định
Câu 18 (Hiểu): Trong tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể thường và bao nhiêu cặp
NST giới tính ?
A. 21 cặp NST thường và 2 cặp NST giới tính
B. 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính
C. 23 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính
D. 22 cặp NST thường và 2 cặp NST giới tính
Câu 19(Hiểu) : Ở loài nào, con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang NST giới tính XY ?
A. Ruồi giấm, thú và người
B. Chim, bướm, ếch, nhái.
C. Bọ gậy

D. Châu chấu và rệp
Câu 20(Hiểu) : Vì sao trong các thí nghiệm, Moocgan lại chọn đối tượng ruồi giấm làm đối tượng
nghiên cứu ?
A. Nó dễ nuôi trong ống nghiệm và đẻ nhiều
B. Vòng đời ngắn và số lượng NST ít
C. Có nhiều biến dị dễ quan sát
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 21 (Biết) :: Đơn phân của ADN gồm 4 loại nucleotít là :
A. A, T, G, X
B. A, G, U, X
C. C, H, O, P
D. A, U, T, G
Câu 22 (Hiểu): Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự như sau : - A – G – G - T – X – T – A
–. Đọan mạch đơn thứ hai của phân tử ADN là :
A. – T – G – A – X – T – T – G –
B. – T – X – X – A – G – A – T –
C. – A – G – A – X – X – T – G –
D. – T – G – T – X – T – X – G –
Câu 23(Biết) : : Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào ?
A. Kì đầu
B. Kì trung gian
C. Kì giữa
D. Kì cuối
Câu 24 (Vận dụng): Một đoạn mạch đơn của phân tử ARN có trình tự như sau : - A – U – G - U – X – U
–. Đọan mạch đơn thứ hai của phân tử ADN là :
A. – T – A – X – A – G – A –
3
B. – U – X – U – A – G – A –
C. – A – G – A – X – X – U –
D. – U– G – U – X – U – X –

Câu 25 : (Hiểu) Căn cứ vào đâu, người ta chi ARN thành 3 loại chủ yếu là : tARN, mARN và rARN
A. Dựa vào số lượng nucleotit của chúng
B. Dựa vào cấu trúc mạch thẳng hay mạch xoắn
C. Dựa vào trong cấu trúc có đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung hay không
D. Dựa vào chức năng của chúng
Câu 26 (Hiểu): Có khoảng bao nhiêu loại axít amin để tạo nên protein ?
A. Có khoảng 10 loại axít amin
B. Có khoảng 20 loại axít amin
C. Có khoảng hơn 20 loại axít amin
D. Tất cả đều sai
Câu 27 (Hiểu): Cấu trúc bậc 1 của protein là :
A. Chuỗi axít amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn
B. Hình dạng không gian ba chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng
cho từng loại protêin
C. Cấu trúc của một số loại protein hoặc nhiều chuỗi axít amin cùng loại hay khác loại kết hợp với
nhau
D . Trình tự sắp xếp các axít amin trong chuỗi axít amin
Câu 28 (Hiểu): Tương quan về số lượng giữa axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong Riboxôm là :
A. 2 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin
B. 3 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin
C. 4 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin
B. 5 nuclêôtít tương ứng với 1 axít amin
Câu 29 (Biết) :: Đột biến gen là gì ?
A. Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
B. Biến đổi kiểu hình liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
C. Biến đổi của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
D. Biến đổi của NST liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
Câu 30(Vận dụng) : Cho hình sau :
- T – G – A – T – X – - T – G – A – T –
- A – X – T – A – G - - A – X – T – A –

Đọan gen bị biến đổi có tên gọi là :
A. Mất một cặp nuclêôtít
B. Thêm một cặp nuclêôtít
C. Thay cặp nuclêôtít này bằng cặp nuclêôtít
D. Mất đoạn ADN
Câu 31 (Hiểu): Những đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen trên NST ?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
4
Đoạn gen bị biến
đổi
Đoạn gen ban đầu

C. Đảo đọan
D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 32(Biết) : : Thể đa bội là
A. là cơ thể mà trong tế sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
B. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n)
C. Là hiện tượng tăng lên về kích thước, cơ quan và sức chống chịu của cơ thể
D. Tất cả các ý trên đều không đúng
Câu 33 (Hiểu): Trường hợp bộ NST bị thiếu 1 NST thuộc loại đột biến số lượng NST ở dạng nào ?
A. Dị bội
B. Đa bội
C. Thể đa nhiễm
D. Tất cả đều không phải
Cââu 34 (Hiểu): Nguyên nhân gây ra hiện tượng thường biến là :
A. Sự biến đổi của kiểu gen
B. Sự biến đổi của môi trường
C. Sư tương tác giữa kiểu gen và môi trường
D. Cơ thể phản ứng quá mức trước môi trường

Câu 35 (Vận dụng): Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người ?
A. Gây đột biến và lai tạo
B. Nghiên cứu phả hệ
C. Nghiên cứu tế bào
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 36 (Hiểu): Trẻ đồng sinh cùng trứng
A. Cùng kiểu gen
B. Khác kiểu gen
C. Khác giới
D. Tất cả các phương án trên
Câu 37 (Hiểu): Trẻ đồng sinh khác trứng
A. Cùng giới
B. Cùng kiểu gen
C. Khác kiểu gen
D. Tất cả các phương án trên
Câu 38 (Hiểu): Bệnh Đao biểu hiện bên ngoài là :
A. Lùn, cổ ngắn, là nữ
B. Bé, lùn, cổ rụt, má phệ
C. Da và tóc màu trắng
D. Câm điếc bẩm sinh
Câu 39 (Hiểu): Bệnh Đao do đặc điểm di truyền là :
A. Cặp NST số 21 có 3 NST
B. Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST
C. Do bị đột biến gen lặn
D. Do bị đột biến gen trội
Câu 40 (Vận dụng): Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ?
A. Vì các đột biến lặn có hại ở trạng thái đồng hợp
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×