Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CHÙA PHẬT TÍCH Ở XÃ PHẬT TÍCH HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.39 KB, 16 trang )

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CHÙA PHẬT TÍCH Ở XÃ PHẬT TÍCH,
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

1, Lí do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là đề tài phong phú và là bản sắc của dân tộc Việt
Nam, là những di sản văn hóa tinh thần q báu được ơng cha ta giữ gìn và để lại
cho con cháu ngày nay. Trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng của nước nhà,
cho đến nay tất cả những lễ hội truyền thống của Việt Nam vẫn giữ được nguyên
vẹn những nét đẹp truyền thống và có sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân
loại.
Đặc biệt Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc sinh sống trên
một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp nhiều phong tục tập quán mang bản sắc
riêng của từng vùng miền, từng dân tộc cho nền văn hóa của đất nước. Chính vì
vậy, từ xa xưa đến nay lễ hội ln ln là yếu tố đặc trưng cho dân tộc vì góp
phần làm cho văn hóa đặc sắc hơn.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, là
một đất nước được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên du lịch với phong cảnh
đẹp làm say mê lòng người như: vịnh Hạ Long, động Phong Nha- Kẻ Bàng… và
đặc biệt không thể không kể đến những lễ hội truyền thống mang đậm nét phong
tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam như: lễ hội chùa Hương, hội


Đền Hùng, hội Lim, hội chọi trâu Đồ Sơn, hội chùa Yên Tử… Mỗi lễ hội có một
nét đặc sắc và ý nghĩa riêng biêt.
Bắc Ninh là một vùng đất được biết đến với rất nhiều lễ hội truyền thống,
trong đó nổi bật lên là một số lễ hội như: hội Lim, hội chùa Bút Tháp, hội chùa
Dâu, đặc biệt là hội chùa Phật Tích chứa đựng nhiều giá trị to lớn. Vì vậy tơi xin
chọn đề tài: “Tìm hiểu về lễ hội chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2, Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ hội không phải là đề tài mới. Từ trước tới nay, đã có nhiều


tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật
từng lễ hội cụ thể là khuynh hướng nổi trội, cơng trình của tác giả Thạch PhươngLê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễ hội truyền thống của người Việt
Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Nguyễn Chí Bền xuất bản sách: Kho tàng lễ
hội cổ truyền Việt Nam, (Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà
Nội, năm 2000), Trương Thìn( chủ biên) ấn hành cơng trình: Hội hè Việt Nam
(Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội)....
Theo nhóm các tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là trưởng ban tuyển
chọn) có khoảng 212 lễ hội truyền thống được miêu tả lại.Nhưng các cơng trình
trên chủ yếu dừng ở việc miêu tả và giải nghĩa lễ hội chứ chưa làm sáng tỏ được
mối liên hệ của lễ hội với đời sống xã hội, chưa nêu được thực trạng diễn ra lễ hội
và giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực của lễ hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua lần đi thực tập này, tôi đã chọn cho mình đề tài làm báo cáo thực tập
về hội chùa Phật Tích. Có lẽ nhắc đến hội chùa Phật Tích thì khơng ai là khơng
biết đến nhưng để có thể hiểu sâu sắc hơn về nó, về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội
thì chắc khơng có nhiều người biết được. Qua bài nghiên cứu này, dù sẽ không


được đầy đủ nhưng tơi hy vọng nó sẽ giúp cho bản thân tơi và mọi người có thể
hiểu

hơn

về

hội

chùa


Phật

Tích.

Khơng những vậy thơng qua bài nghiên cứu này, tơi cịn mong muốn mọi người
luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong việc gìn giữ
những giá trị, những nét đẹp của lễ hội. Nó khơng chỉ là nét văn hóa của một địa
phương nữa mà cũng đã trở thành tinh hoa, trở thành tài sản quý giá có giá trị về
mặt tinh thần rất lớn của cả dân tộc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chương 1: Phải nêu được khái niệm về lễ hội và giới thiệu vài nét về chùa
Phật Tích.
- Chương 2: Nêu thực trạng diễn ra lễ hội.
- Chương 3: Khi đã hiểu rõ về lễ hội diễn ra ở chùa Phật Tích thì phải nêu ra
được phương hướng và giải pháp để phát huy được giá trị của lễ hội ở nơi đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lễ hội tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
- Thời gian: Nghiên cứu lễ hội vào tháng 6/2015
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp điền dã dân tộc học: Quan sát, miêu tả, ghi chép, phỏng vấn

-


Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu thu
thập được để đạt được mục đích nghiên cứu

6. Bố cục


Bài tiểu luận gồm có 3 chương sau:
Chương 1. Tổng quan chung về lễ hội và chùa Phật Tích
Chương 2. Thực trạng diễn ra lễ hội ở chùa Phật Tích
Chương 3. Phương hướng , giải pháp phát huy giá trị văn hóa lễ hội ở chùa
Phật Tích
Chương 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI VÀ CHÙA PHẬT TÍCH
1.1. QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống
trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán mang bản sắc
riêng của mỗi vùng, miền, dân tộc, tôn giáo… cho nền văn hóa của dân tộc. Trong
đó, lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hóa đất nước
đặc sắc hơn.
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn cịn nhiều cách hiểu và lí
giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số
ý kiến sau đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai yếu tố khác nhau trong
cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hóa dân gian có lễ mà
khơng có hội hoặc ngược lại. Theo Bùi Thiết thì: “ Lễ là các hoạt động đạt tới trình
độ nghi lễ, hội là các hoạt động đạt đến trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động
văn hóa truyền thống”. Khác với quan niệm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho
rằng: “ Lễ phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lễ trong các dịp này
trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một cách

nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một ‘cải diễn hóa’ cùng với khơng khí trang
nghiêm đóng vai trị chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ và hội, và có lẽ
vì vậy người ta nhập hai từ lễ hội với nhau”.


Theo Nguyễn Quang Lê, thì bất kì một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống
đan quyện và giao thoa với nhau:
-

Hệ thống lễ: bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tơn
giáo cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh
thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các
nghi lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên là các
thần thánh( các nhiên thần và nhân thần) , do chính con người
tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác

-

động tốt đẹp đến tương lai, cuộc sống tốt đẹp của mình.
Hệ thống hội: bao gồm các trị vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng
dân gian, cụ thể là các trị vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa
dân gian… chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi
chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng.

Nghiên cứu “ Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, Dương Văn Sáu
cho rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa
bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện,
nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa
của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người với xã hội”.
Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa cộng

đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lơi cuốn đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho
hôm nay, lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa đời thường, vừa thánh
thiện, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người.
Từ các quan niệm trên, có thể hiểu lễ hội là một tổ hợp của những hoạt động
văn hóa cộng đồng xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào đó diễn đạt bởi một hệ
thống các nghi thức, nghi lễ và nó giữ vai trò trung tâm. Lễ hội là một dạng hoạt
động văn hóa do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu tâm linh, tín


ngưỡng, vui chơi, giải trí, được hình thành qua một q trình lâu dài do tác động
của văn hóa, chính trị và lịch sử.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHÙA PHẬT TÍCH

Chùa Phật Tích cịn có tên là chùa Vạn Phúc thuộc xã Phật Tích,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập 1,
NXB Khoa học xã hội, H. 1971) thì chùa Vạn Phúc được xây dựng vào năm
1057. Nhưng theo “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” (bộ ván khắc còn lưu
ở chùa Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và truyền thuyết dân gian
thì có thể chùa Phật Tích có từ cuối thế kỉ thứ III. Thời Lý, chùa Phật Tích
được coi là quốc tự, đại danh lam, trung tâm Phật giáo. Thời Trần, là nơi đào
tạo nhân tài cho Đại Việt, vua mở khoa thi Tiến sĩ tại chùa. Đến thời vua Lê
Hy Tông, chùa được bà Trần Ngọc Am, đệ nhất cung tần của Thanh Đô
Vương Trịnh Tráng cho xây dựng quy mô tráng lệ vào năm 1686. Năm 1947
chùa bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn. Vào các năm 1959, 1986, chùa được
dựng lại với quy mô nhỏ. Đến năm 1991, chùa được tu sửa gồm: Tòa Tam
Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu…Năm 2008 chùa được trùng tu, tôn tạo với quy mơ
lớn, là cơng trình chào mừng đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long_ Hà Nội.
Chùa Phật Tích đến nay vẫn cịn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá
trị. Với số lượng di vật nhiều và phong phú, tiêu biểu là tượng Phật A Di Đà,

chân tảng chạm dàn nhạc, hàng linh thú trước sân chùa, gần 40 bảo tháp …
và dấu tích nền móng tháp. Năm 1939 đến 1945 các nhà khảo cổ đã tìm thấy
tại đây nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ, đua về trưng bày tại Bảo tàng Lịch
sử quốc gia: những mảnh đá chạm rồng và hoa lá, nhiều mảnh lá đề bằng đá
kích thước to nhỏ khác nhau, pho tượng Kim cương bảo vệ Phật pháp thế kỉ
XI, chân tảng đá chạm hình hoa văn sóng nước thế kỉ XI, tượng đầu người
mình chim đánh trống, đánh đàn, thổi sáo… Tịa Tam Bảo được tôn tạo theo
kiến trúc chúa thời Lê Trung Hưng.


Núi Lạn Kha _ chùa Phật Tích sẽ trở thành một đại danh lam của đất
nước. Một quy hoạch tổng thể quy mô, với 10 ha đã bắt đầu được khởi cơng
xây dựng, tâm điểm của thắng tích sẽ là một Đại Phật tượng cao 27m, quay
mặt hướng Tây Nam, mang phong cách của pho tượng Phật A Di Đà thời Lý.
Rừng thơng tâm linh sẽ bao phủ tồn bộ vùng thắng tích thực sự đưa du
khách như đến với cõi Phật, cõi tiên.
Dấu tích nền móng tháp tại chùa Phật Tích được phát lộ vào tháng
11/2008. Đây là một phát hiện quan trọng, khơng chỉ góp phần khẳng định
rõ hơn lịch sử hàng nghìn năm của chùa Phật Tích cùng với sự hưng thịnh
phật giáo vào thời Lý mà cịn là bằng chứng sinh động minh chứng về trình
độ kĩ thuật, mỹ thuật điêu khắc đỉnh cao của thời Lý trong lịch sử dân tộc.
Cũng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp…chùa Phật Tích là di tích lịch sử
văn hóa tiêu biểu được giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, nghiên
cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngồi nước rất quan tâm tìm
hiểu. Mối quan tâm đó được gợi ra từ những nét độc đáo của ngôi chùa.

Chương 2
THỰC TRẠNG DIỄN RA LỄ HỘI Ở CHÙA PHẬT TÍCH
Tổ chức lễ hội là cơng việc rất được cộng đồng làng xã coi trọng. Lễ hội đã
có lịch sử lâu đời được kế thừa và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi

cá nhân trong cộng đồng vừa là người tham dự, vừa là người truyền bá cũng như


tiếp nhận vốn văn hóa truyền thống ở địa phương. Để tổ chức lễ hội, có nhiều cơng
việc khác nhau được phân cơng cho từng người có trách nhiệm tham gia. Tùy
thuộc vào quy mô tổ chức mà công việc chuẩn bị, phân cơng lực lượng tham gia có
sự sắp xếp khác nhau.
Lễ hội chùa Phật Tích thường được tổ chức trong ba ngày, từ mùng 3 đến
mùng 5 Tết âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là mùng 4. Từ ngày khai
hội (mùng 3 Tết), rất đông du khách đã về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an.
Hàng vạn người có mặt tại đây đã làm cho các lối lên chùa, tháp chuông, Đại Phật
tượng A Di Đà chật cứng.
Lễ hội chùa Phật Tích có tên là lễ hội Khán hoa mẫu đơn. Lễ hội Khán hoa
mẫu đơn là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh Bắc
Ninh, tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm theo ngơi chùa Phật Tích cùng với
câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên. Xưa kia, trên núi và chùa Phật Tích
bạt ngàn hoa mẫu đơn. Mẫu đơn cũng là lồi hao gắn liền với huyền thoại Từ Thức
gặp tiên. Chuyện rằng, một ngày đầu xn có thiếu nữ Gíang Hương đến chùa
ngắm hoa. Vì vơ ý, nàng vịn gãy một cành mẫu đơn nên bị các chú tiểu phạt vạ.
May thay, lúc đó chàng Từ Thức đi qua trơng thấy bèn cởi áo ngoài chuộc cho
nàng. Hai người quen nhau và thường gặp nhau ở chùa vào ngày mùng một. Một
lần, Giáng Hương mời Từ Thức về nhà chơi. Nàng dẫn chàng đi qua một khu rừng
có nhiều hoa mẫu đơn dẫn đến hang đá bên sườn núi. Bước qua cửa hang, Từ Thức
nhìn thấy lầu son, gác tía, tường gấm, bậc đá xanh… Lúc này Giáng Hương mới
tiết lộ mình là tiên và hai người kết hơn thành vợ chồng. Theo thông lệ, hàng năm
cứ vào ngày mùng 4, mùng 5 Tết, bà con quanh vùng, khách thập phương lại nơ
nức đến chùa Phật tích ngắm hoa, nghe đọc thơ, bình thơ, hát quan họ, chơi các trị
chơi dân gian. Hết những ngày lễ hội, khách đến chùa vẫn rất đơng vì chùa thiêng .
Trong lễ hội có các chương trình giao lưu nghệ thuật độc đáo như: biểu diễn
quan họ của các liền anh, liền chị đến từ đội văn nghệ địa phương, chương trình



nghệ thuật của đồn chèo Trung Ương. Ở đây cịn diễn ra đại lễ cầu quốc thái dân
an được cử hành trang trọng tại quảng trường Đại Phật tượng trên núi Phật Tích.
Về với lễ hội chùa Phật Tích là trở về với những tinh hoa truyền thống của dân
tộc , giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống mà không chịu sự ảnh hưởng làm sai
lệch bản sắc cốt lõi từ sự hội nhập của thời hiện đại.

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI Ở
CHÙA PHẬT TÍCH
3.1 THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI Ở CHÙA PHẬT TÍCH

3.1.1 Những mặt tích cực
Lễ hội ở chùa Phật Tích có từ lâu đời, gắn kết với sự xuất hiện tâm linh cộng
đồng nông thôn, các làng nông nghiệp từ thời xa xưa. Trong những năm qua, việc
phát huy giá trị của lễ hội ở chùa Phật Tích đã đạt được thành quả nhất định, góp
phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
trên quê hương Bắc Ninh. Điều đó thể hiện ở những mặt tích cực sau:


Thứ nhất: Lễ hội diễn ra đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh của tồn xã hội.
Lễ hội cịn là thời điểm cố kết cộng đồng, là dịp để con người ôn lại truyền thống
lịch sử của đất nước, củng cố truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đối với những
người có cơng với nước, cùng nhau thực hiện tốt những giá trị văn hóa được trao
truyền từ thế hệ trước, là môi trường lành mạnh để các thế hệ gặp gỡ… Đó chính là
hình thức sinh hoạt mang tính vẹn tồn về văn hóa tâm linh, giúp con người hòa
nhập với cộng đồng.
Thứ hai: Phát huy giá trị của lễ hội là môi trường giúp cho cộng đồng lưu
giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa của làng mình một cách tốt nhất. Có

nhiều loại hình nghệ thuật, trị chơi,… có dịp biểu diễn, thi tài và mọi người
thưởng thức trong môi trường lễ hội vừa linh thiêng, vừa trần tục. Đồng thời giáo
dục ý thức nhân dân trong việc bảo vệ, tái tạo di tích lịch sử- văn hóa nơi diễn ra lễ
hội.
Thứ ba: Lễ hội kích thích phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương. Các
dịch vụ phục vụ cho du khách đến lễ hội phát triển đã tăng nguồn thu nhập đáng kể
cho người dân. Hiện nay, việc phát huy giá trị lễ hội đang góp phần đem lại lợi ích
kinh tế du lịch, nhờ thế mà những nhà dân ở gần chùa Phật Tích đã giàu lên nhanh
chóng.
2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực trong việc phát huy giá trị lễ hội ở chùa Phật
Tích thì lễ hội nơi đây vẫn đang tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục kịp thời:
Những năm gần đây, lễ hội chỉ thực sự chú trọng phần lễ, còn phần hội ngày
càng nghèo nàn, nhiều trị chơi khơng được tổ chức.
Các dịch vụ kinh doanh ở chùa vào dịp lễ hội thì khơng kiểm sốt được giá
cả, việc gửi xe máy hay uống 1 cốc nước chè cũng với giá đắt đỏ.


Mê tín dị đoan và đốt vàng mã tràn lan đang có cơ hội phát triển như lên
đồng, bói tốn, xóc thẻ, xin số… đang có chiều hướng tăng lên, tác động đến ý
thức, tinh thần của nhiều người.
Một số hủ tục và tệ nạn xã hội phục hồi, như nạn cờ bạc, hút sách, chè chén
phung phí có dịp hoạt động.
Tóm lại, lễ hội ở chùa Phật Tích nói riêng và lễ hội trên mọi miền của đất nước nói
chung có vai trị quan trọng trong đời sống cộng đồng. Ở mỗi khu vực, tiểu vùng
văn hóa do sự tác động của tự nhiên và xã hội, nên đã ảnh hưởng đến sự hình thành
và tồn tại của lễ hội, có những nét đặc thù và sắc thái riêng, góp phần tạo nên giá
trị văn hóa của lễ hội.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY Ở CHÙA PHẬT TÍCH, XÃ PHẬT TÍCH, HUYỆN TIÊN DU,

TỈNH BẮC NINH.

Trước thực trạng lễ hội ở chùa Phật Tích, chúng tơi đề ra một số giải pháp để
phát huy giá trị văn hóa của lễ hội như sau:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những
giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá
trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. Chính quyền địa phương hoặc ban quản
lý di tích nên sưu tầm tài liệu về chùa, giảng giải cho người dân trong cộng đồng
cũng như khách dự lễ hội về nguồn gốc của lễ hội và các nghi thức thờ cúng nhất
thiết phải được tn thủ. Bên cạnh đó là việc khơi phục lại các trị chơi, trị diễn có
nhiều giá trị văn hóa trong lễ hội. Phải hiểu được ý nghĩa của lễ hội, hiểu được thế
nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống thì người dân mới có ý thức gìn giữ và
phát huy vốn tinh hoa văn hóa đó. Quan tâm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức cho cộng đồng phịng ngừa những hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn khác
trong xã hội. Công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch


sử của lễ hội được xem là biện pháp hàng đầu trong việc phát huy các giá trị văn
hóa lễ hội trong đời sống hiện nay.
Tăng cường sự quản lý của Nhà Nước đối với lễ hội bằng cách hoàn thiện
các thể chế luật pháp- chính sách, chúng ta mới có thể có những chế tài phù hợp,
khơng gây tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động phát huy
giá trị của lễ hội. Các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực chuyên môn, nắm
rõ và triệt để chủ trương của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng để định hướng
cho hoạt động của nhân dân trong việc tổ chức lễ hội. Cùng với việc hồn thiện các
thể chế, chính sách, công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp ngành văn hóa thơng tin
theo sát được những diễn biến đang diễn ra trong thực tiễn. Lễ hội là sản phẩm của
quá khứ nhưng được vận hành trong xã hội hiện tại, được lựa chọn bởi những con
người trong thời hiện tại. Vì thế mà lễ hội ln có những thay đổi, việc giám sát
hoạt động của lễ hội là công việc rất cần thiết trong công tác phát huy các giá trị

của lễ hội.
Đầu tư hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội có nhiều giá trị văn hóa. Bên cạnh
việc khai thác, phát huy tinh thần tự nguyện của cộng đồng tham gia lễ hội, cần có
chính sách quan tâm hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước ở các cấp để tổ chức lễ
hội có nhiều giá trị đặc sắc, có khả năng thu hút du lịch, mang lại lợi ích cho địa
phương. Việc đầu tư tài chính cho các lễ hội được coi như là các chính sách đầu tư
đã được đề cao trong giai đoạn hiện nay nhằm tôn vinh truyền thống dân tộc, các
anh hùng lịch sử.
Phát triển mơ hình du lịch văn hóa lễ hội.Các giá trị của lễ hội cần được tôn
vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch, như là một tài sản văn hóa để thu hút
sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong và ngoài nước. Để khai thác lễ hộinguồn tài nguyên để phát triển du lịch, mỗi lễ hội phải tạo ra được sự hấp dẫn
mang tính riêng biệt đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú mang đậm sắc
thái địa phương.


Bên cạnh đó, vai trị của chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân ở xã
Phật Tích là vơ cùng quan trọng. Trong việc tổ chức lễ hội cần phải tính tốn hợp
lý để đảm bảo sự chỉ đạo, định hướng của chính quyền địa phương và vai trị chủ
thể là nhân dân trên địa bàn xã Phật Tích. Các hoạt động trong lễ hội là đời sống
tâm linh từ lâu đời của cư dân địa phương, nên cần tuyên truyền, nâng cao nhận
thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng cư dân tham gia giữ gìn, phát huy các
giá trị lễ hội. Khi tổ chức lễ hội, chính quyền các cấp tham gia nhằm nâng cao quản
lý, tạo điều kiện khai thác và phát huy hiệu quả lễ hội tốt hơn. Sinh hoạt văn hóa
tinh thần của người dân được quảng bá, khai thác đồng thời là cơ hội làm giàu cho
địa phương về khai thác phát triển du lịch, giáo dục truyền thống cho con em

noi theo.

KẾT LUẬN
`Lễ hội là sản phẩm văn hóa tinh thần kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sử

của cộng đồng cư dân. Lễ hội ở đền Bảo Lộc phản ánh sự thích nghi, lối ứng xử
của cộng đồng cư dân đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong lễ
hội ở nơi đây, có lễ nghi, lễ vật, trò chơi… phản ánh sự đa dạng văn hóa của cộng
đồng cư dân xã Phật Tích.
Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước thì lễ hội đã có xu hướng lược bỏ các yếu tố rườm rà, lạc hậu và bổ
sung thêm nhiều hoạt động văn hóa của thời đại mới. Tuy nhiên, về căn bản lễ hội
vẫn giữ được các yếu tố văn hóa từ lâu đời. Đó là tâm linh, tín ngưỡng về các vị
Thần, vị Thánh được thờ ln duy trì trong cộng đồng. Lễ hội nơi đây vẫn tổ chức
theo nghi lễ cũ, từ các hoạt động tế lễ đến các trò chơi trong lễ hội.


Việc tổ chức lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân, tăng tình đồn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa
ở xã Phật Tích. Đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn các nét
đẹp văn hóa truyền thống, từ đó phát huy giá trị của lễ hội trong đời sống cộng
đồng.
Tuy nhiên, lễ hội ở chùa Phật Tích vẫn cịn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực
như kinh doanh thương mại, coi nhẹ giá trị nhân văn sâu sắc của lễ hội, một số trị
chơi khơng lành mạnh như cờ bạc vẫn diễn ra tràn lan, các dịch vụ như hàng quán
ăn uống mất vệ sinh, tăng giá đồ ăn thức uống cũng ảnh hưởng đến di tích và lễ
hội.
Cần nâng cao vai trị quản lý của các cấp, các ngành văn hóa tại địa phương
và ban quản lý di tích lễ hội. Xây dựng chương trình phát huy giá trị của lễ hội, đầu
tư hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội có nhiều giá trị văn hóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
2. Đinh Gia Khánh (1985), Ý nghĩa xã hội và văn hóa của hội lễ dân gian, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Thu Linh (1982), “Hội- Một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống”, Tạp chí
Nghiên cứu Nghệ thuật, Hà Nội.
4. Lê Hồng Lý (1992), Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ về những nhân vật lịch sử trong
“Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, trường Đại
học Văn Hóa Hà Nội.
6. Bùi Thiết (1993), Từ điển lễ hội Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trần Quốc Vượng (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.





×