I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vốn được xem là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.Việc huy động và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và
việc tái tạo vốn cho những chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn
đặt ra là tối đa hóa lợi nhuận nhưng để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải vượt
qua nhiều thách thức từ điều kiện tự nhiên và thị trường. Đối với các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp, tình hình sản xuất bị phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên lại
gặp càng nhiều khó khăn, thách thức so với các doanh nghiệp khác. Khi đó các doanh
nghiệp nông nghiệp cần phải có nguồn vốn đủ mạnh nhưng quan trọng hơn là phải có
chiến lược sử dụng vốn phù hợp để vượt qua thách thức từ điều kiện tự nhiên cũng như
thách thức từ thị trường.
Xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ được thành lập từ năm 1997, tuy đã có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất nhưng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
điều kiện tự nhiên nhất là dịch cúm gà và sự cạnh trạnh gay gắt trên thị trường trong
những năm gần đây. Tuy vậy xí nghiệp luôn cố gắng tìm biện pháp sử dụng vốn hợp lý
để đưa xí nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm thực hiện mục tiêu của xí
nghiệp.
Xuất phát từ tình tình thực tế trên và được sự đồng ý của Đoàn thực tập giáo
trình đợt 2 khóa 52, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn
tại xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn của xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn của xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn tại xí nghiệp
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu tại xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tại cơ sở từ ngày 16/04/2010-
29/04/2010.
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn trong các năm 2007,
2008, 2009; tập trung nhất vào năm 2009.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp chọn điểm điều tra
Xí nghiệp sản xuất gà giống Lạc Vệ là một cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp điển hình nhưng đang gặp phải nhiều khó khăn trước tình hình dịch bệnh và sự
cạnh tranh của thị trường.
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Chủ yếu là thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các chứng từ sổ sách ghi
chép tại xí nghiệp, thông qua các trang web có đăng tải thông tin về Xí nghiệp:
www.dabaco.com.vn và www.fpts.com.vn
Ngoài ra thông tin còn được thu thập qua ý kiến của người quản lý, chuyên gia,
các lao động điển hình của xí nghiệp.
1.4.3. Phương pháp thống kê kinh tế
+ Thống kê mô tả: mô tả tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn,
hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp.
+ Thống kê so sánh: sử dụng để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm
khác nhau.
1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
voncodinh
ongkydoanhthutr
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
voncodinh
KDLoinhuanSX
Hàm lượng vốn, TSCĐ =
doanhthu
Voncodinh
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
vonluudong
doanhthu
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
vonluudong
KDLoinhuanSX
Mức đảm nhiệm vốn lưu động, TSLĐ =
Doanhthu
Vonluudong
Kỳ thu tiền bình quân =
trongkyoanphaithuvongquaykh
trongkyTongsongay
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ =
aithuCackhoanph
kynhangtrongDoanhthuba
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hệ số sinh lợi tổng tài sản =
Tongtaisan
KDLoinhuanSX
Hệ số doanh lợi =
Tongtaisan
anTongloinhu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tongtaisan
Doanhthu
II. NỘI DUNG
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ là một đơn vị thành viên trực thuộc
Tổng công ty DABACO Việt Nam- một trong những công ty đi đầu trong ngành chăn
nuôi tại Việt Nam.
Xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ được thành lập ngày 29/03/1996 tại QĐ
số 24/QĐUB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc nay là tỉnh Bắc Ninh với nhiệm vụ chủ
yếu là sản xuất kinh doanh các loại gà giống cung cấp cho người chăn nuôi trong và
ngoài tỉnh. Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Tổng công ty DABACO Việt Nam,
xí nghiệp cũng không ngừng phát triển. Quy mô sản xuất ban đầu của Xí nghiệp là
5.000 con giống bố mẹ, sau 10 năm hình thành và phát triển, Xí nghiệp đã nâng công
suất lên hơn 60.000 con giống bố mẹ, hàng năm cung cấp cho thị trường từ 3-4 triệu gà
con giống các loại. Để có được những thành quả như trên, Xí nghiệp đã tìm cách phát
huy những lợi thế có được, không ngừng tiếp thu vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất.
2.1.1. Tình hình tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ nằm trên trục đường quốc lộ 38 thuộc địa phận xã
Lạc Vệ - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, cách TP. Bắc Ninh 7km về phía Bắc.
Phía Đông: Giáp huyện Quế Võ
Phía Tây: Giáp huyện Từ Sơn
Phía Nam: Giáp huyện Thuận Thành
Phía Bắc: Giáp thành phố Bắc Ninh
Với vị trí địa lý như trên xí nghiệp có thể dễ dàng tiếp thu, học hỏi tiến bộ công
nghệ vào sản xuất và rất thuận tiện trong việc phân phối sản phẩm đến các huyện và các
tỉnh lân cận.
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội
Xí nghiệp nằm trên địa bàn có thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bốn mùa rõ
rệt, ít xảy ra thiên tai nên việc sản xuất con giống không gặp nhiều trở ngại do thời tiết.
Thời tiết tốt cũng là điều kiện cho người nông dân trong vùng phát triển chăn nuôi nên
việc tiêu thụ gà giống của xí nghiệp diễn ra khá thuận lợi.
Xí nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hay rộng ra là địa bàn đồng bằng sông
Hồng, dân cư ở đây chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là
trồng trọt và chăn nuôi vì vậy xí nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng đảm bảo cho tiêu
thụ.
Không những vậy, khu vực đồng bằng sông Hồng có kinh tế phát triển so với các
vùng khác, tập trung nhiều thành phố lớn, nhất là thủ đô Hà Nội nên việc tiếp cận thị
trường và tiến bộ khoa học- công nghệ cũng trở nên dễ dàng hơn. Đây là điều kiện tốt
để xí nghiệp phát triển sản xuất và tiêu thụ.
2.1.2. Tình hình cơ bản của xí nghiệp
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và tình hình lao động
Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu là giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm
hoạt động sản xuất và sự phát triển của xí nghiệp. Trực tiếp giúp việc cho giám đốc là
hai phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và tổ chức trực tiếp điều hành các công việc liên
quan. Dưới phó giám đốc là các trưởng phòng, tổ trưởng phụ trách các tổ đội chuyên
môn bao gồm: phòng kỹ thuật, trạm ấp, tổ cơ điện, tổ sản xuất thuộc vào bộ phận kỹ
thuật và phòng kế toán, phòng kinh doanh bán hàng, phòng tổ chức hành chính thuộc bộ
phận hành chính, kinh doanh.
Với cơ cấu tổ chức như vậy đã đảm bảo cho mọi công việc của xí nghiệp diễn ra
khoa học, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ
Về tình hình lao động, toàn xí nghiệp hiện nay có 61 lao động, tất cả đều là lao
động chính thức, xí nghiệp không thuê lao động thời vụ. Cơ cấu lao động của xí nghiệp
trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình lao động của xí nghiệp qua 3 năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 So sánh(%)
Số
lượng
(người
)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(người
)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(người
)
Cơ
cấu
(%)
08/07 09/08 BQ
- Tổng số 55
100.0
0
59
100.0
0
61
100.0
0
107.2
7
103.3
9
105.3
1
- Theo giới tính
Nam 24 43.64 24 40.68 22 36.07
100.0
0
91.67 95.74
Nữ 31 56.36 35 59.32 39 63.93
112.9
0
111.4
3
112.1
6
- Theo trình độ chuyên môn
Đại học, cao đẳng 15 27.27 18 30.51 19 31.15
120.0
0
105.5
6
112.5
5
Trung cấp 14 25.45 15 25.42 15 24.59
107.1
4
100.0
0
103.5
1
Chưa qua đào tạo 26 47.27 26 44.07 27 44.26
100.0
0
103.8
5
101.9
0
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Từ bảng trên có thể thấy qua 3 năm, số lượng lao động của xí nghiệp không
ngừng tăng lên từ 55 lao động (năm 2007) lên 61 lao động (năm 2009), bình quân mỗi
Giám
đốc
Phó giám
đốc kỹ
thuật
Phó giám
đốc kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật
Trạm
ấp
Tổ
cơ điện
Tổ
sản xuất
Phòng kế
toán
Phòng
kinh
doanh bán
hàng
Phòng tổ
chức hành
chính
năm tăng 5.31%. Trong đó lao động nữ có xu hướng tăng nhưng lao động nam lại giảm
do ngày càng sử dụng ít lao động kỹ thuật và tăng lao động hành chính, bán hàng. Phân
theo trình độ chuyên môn thì số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng
tăng, trung bình tăng 12.55%/năm, điều này đã giúp nâng cao đáng kể hiệu quả lao động
tại xí nghiệp.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:
Xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ với sản phẩm chủ yếu là giống gà trắng
(90%) còn lại là gà hướng trứng. Đàn gà bố mẹ của xí nghiệp gồm có hơn 70000 con
các giống ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC… cơ cấu 70% là giống gà màu, 30% là giống
gà trắng cho năng suất, chất lượng cao. Quá trình sản xuất gà con giống của xí nghiệp
được tiến hành như sau:
Gà giống ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC một ngày
tuổi được nhập từ nước ngoài về
Gà hậu bị ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC
Gà đẻ ISA, Red, CoLor, Ross, J-DBC
Phòng đặt máy ấp
Phòng đặt máy nở
Gà con thương phẩm một ngày tuổi
Gà con thương phẩm được bán ra thị trường tiêu thụ
Trứng gà ISA, Red, CoLor, Ross, J- DBC
Phòng chọn và ấp trứng
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất gà con giống của Xí nghiệp
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Trên tổng diện tích 7,1ha, xí nghiệp có 20 dãy chuồng nuôi gà được trang bị rất
hiện đại như hệ thống máng ăn, máng uống tự động của Mỹ, hệ thống làm mát của Mỹ,
7 máy ấp của Bỉ, Hà Lan công suất từ 2 - 5 vạn trứng/máy, 4 máy nở của Bỉ, Đức công
suất 1.500 trứng/máy. Với quy trình sản xuất như trên, mỗi tháng xí nghiệp đảm bảo
cung cấp ra thị trường 250000- 260000 con/tháng. Sản lượng và chất lượng gà giống sản
xuất ra của xí nghiệp qua các năm cũng không ngừng tăng.
Bảng 2.2: Quy mô sản xuất gà giống qua 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2007 2008 2009
So sánh(%)
08/07 09/08 BQ
1. Số lượng trứng 3495.57 3673.23 3789.22 105.08 103.16 104.12
Gà màu 1000 quả 2981.63 3190.68 3254.68 107.01 102.01 104.48
Gà trắng 1000 quả 513.94 482.55 534.54 93.89 110.77 101.98
2. Tỷ lệ nở bình quân
Gà màu % 80 80.5 82.3 100.63 102.24 101.43
Gà trắng % 80.4 81.2 80.8 101.00 99.51 100.25
3. Số lượng gà con giống 2,798.51 2,960.33 3,110.51 105.78 105.07 105.43
Gà màu 1000 con 2385.30 2568.50 2678.60 107.68 104.29 105.97
Gà trắng 1000 con 413.21 391.83 431.91 94.83 110.23 102.24
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng 2.2 ta có thể thấy quy mô sản xuất qua từng năm đều tăng nhưng với tốc
độ chậm, số lượng trứng tăng bình quân 4.12%/năm, số lượng gà con giống tăng bình
quân 5.43%/năm. Nguyên nhân là do xí nghiệp thường sản xuất theo đơn đặt hàng của
những bạn hàng quen và thị trường tiêu thụ thường là các địa bàn lân cận nên lượng
hàng tiêu thụ ít có sự thay đổi. Ta cũng có thể nhận thấy từ bảng 2.2 là tỷ lệ trứng nở
bình quân có sự tăng nhẹ cả gà trắng (0.25%/năm) và gà màu (0.25%/năm) do vài năm
gần đây chất lượng trứng dần được nâng cao và sự áp dụng phù hợp quy trình công
nghệ ấp trứng.
Tuy số lượng trứng tăng nhưng cũng không thể phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của Xí nghiệp vì điều này còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên ngoài. Trong
những năm gần đây, dịch cúm gà được xem là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến