Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tổng quan chẩn đoán và điều trị khó thở thanh quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.2 KB, 19 trang )

1
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Hình ảnh giải phẫu thanh quản……………………………………….2
Hình 2: Hình ảnh khung sụn và dây chằng …………………………………..4
Hình 3: Hình ảnh các cơ thanh quản………………………………………….6
Hình 4: Hình ảnh mạch máu – thần kinh thanh quản…………………………7


2

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kích thước thanh quản……………………………………………….2
Bảng 2: Chia độ khó thở thanh quản………………………………………...10


3

MỤC LỤC


4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh quản là một cơ quan nằm gọn trong tầng thấp nhất của họng, là chỗ
hẹp nhất của đường hơ hấp trong đó khe thanh mơn (khe hẹp giữa 2 dây
thanh) là nơi hẹp nhất của thanh quản[1].
Thanh quản được cấu tạo bởi sụn, sợi, cơ. Tổ chức liên kết dưới niêm mạc
của thanh quản rất lỏng lẻo do đó khi viêm nhiễm dễ phù nề, tắc nghẽn gây khó
thở đặc biệt ở trẻ em. Ngồi chức năng hơ hấp, phát âm, thanh quản cịn có chức
năng bảo vệ đường hô hấp bằng phản xạ ho và co thắt mỗi khi bị kích thích[3].
Khó thở thanh quản là một cấp cứu thường gặp trong tai – mũi – họng.
Khó thở thanh quản khơng phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng của


nhiều bệnh hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ
em có nguy cơ gây tử vong. Vì vậy địi hỏi không chỉ thầy thuốc Tai – mũi –
họng mà mọi chun khoa cần biết để chẩn đốn nhanh, chính xác và kịp thời
xử trí[2].
Hiện tại chưa có một thống kê cụ thể nào về khó thở thanh quản trên tồn
quốc. Khó thở thanh quản gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm
nhất đối với trẻ em do lịng thanh - khí phế quản ở trẻ em tương đối hẹp, tổ
chức đàn hồi kém phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều
mạch máu. Do vậy, khí trẻ bị viêm nhiễm đường hơ hấp niêm mạc thanh – khí
phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết, biến dạng[8]. Chẩn đốn đúng, xử trí kịp thời
sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng nặng nề do khó thở thanh quản gây
ra. Vì vậy tôi chọn chuyên đề này với mục tiêu:
1. Vận dụng được những kiến thức về giải phẫu, sinh lý thanh quản trong chẩn

đốn và xử trí khó thở thanh quản.
2. Chẩn đốn và đưa ra được hướng xử trí khó thở thanh quản.
3. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của khó thở thanh quản, để có thái độ
xử trí và phòng tránh đúng đắn với triệu chứng này.


5
NỘI DUNG
1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý thanh quản
1.1.

Giải phẫu thanh quản
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước cổ, từ đốt sống C3
đến C6. Thanh quản giống như cái ống rỗng bị thắt eo ở đoạn giữa và phình ra
ở đoạn dưới. Ống này có đường kính nhỏ hơn hạ họng và nằm gọn ở giữa hạ
họng. Lỗ trên của thanh quản được bảo vệ bởi thanh thiệt. Lỗ dưới dính liền

với khí quản bởi sụn nhẫn. Lòng của thanh quản là cái ống hẹp bề ngang và
rộng theo chiều trước sau. Ở phần tư dưới của ống này có một chỗ hẹp tạo ra
bởi hai dây thanh ở hai bên. Dây thanh là một cái nẹp gồm có niêm mạc, cân
và cơ, đi từ cực trước (gốc sụn giáp) ra cực sau thanh quản (sụn phễu). Nó là
một bộ phận cơ thể có thể khép, mở hoặc rung động. Khoảng cách hình tam
giác giữa hai dây thanh là thanh môn. Đầu trước của thanh môn được gọi là
mép trước , đầu sau là mép sau. Ở tầng trên thanh mơn có hai cái nẹp nhỏ hơn
dây thanh và nằm song song với dây thanh là bằng thanh thất.
Khoảng rỗng giữa dây thanh và băng thanh thất được gọi là buồng
Morgagni.
Thanh môn là chỗ hẹp nhất của thanh quản. Từ thanh môn trở xuống, lòng
thanh quản dần dần nở rộng ra gọi là hạ thanh mơn, nó tiếp xúc trực tiếp với
khí quản.
Ở trẻ sơ sinh, thanh quản nằm tương ứng với đốt sống cổ C2 – C3, nó nằm
ở vị trí cao hơn và thẳng hơn so với người lớn, thanh quản hạ thấp dần xuống
khi trẻ lớn lên.
Có sự khác biệt về cấu tạo thanh quản giữa trẻ trên 4 tuổi và trẻ dưới 4
tuổi. Trẻ dưới 4 tuổi thanh quản nằm cao hơn, niêm mạc dày hơn và chứa
nhiều tổ chức xốp hơn. Tổ chức xốp này chủ yếu nằm dưới niêm mạc vùng
phễu tiểu thiệt và hạ thanh môn. Chính phản ứng đặc biệt ở lớp niêm mạc này
làm trẻ rất mẫn cảm với nhiễm khuẩn, đặc biệt là virus. Một số tác nhân


6
nhiễm khuẩn gây phù nề thanh quản, làm chít hẹp thanh quản, gây khó thở
thanh quản và suy hơ hấp.
Thanh quản phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi
trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển
mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau: nam trầm đục, nữ trong
cao[3].

Về kích thước, thanh quản ở nam giới dài và to hơn ở nữ giới:
Bảng 1: Kích thước thanh quản[1]
Kích thước thanh quản
Chiều dài
Đường kính ngang
Đường kính trước sau

Nam
44mm
43mm
36mm

Nữ
36mm
41mm
26mm

Hình 1: Hình ảnh giải phẫu thanh quản [4]
Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn và được nối với nhau bởi các dây
chằng, các cơ làm cho các sụn đó chuyển động tinh tế và lớp niêm mạc lót
khắp mặt trong[3].


7
1.1.1 Sụn
Có 5 sụn chính là: Sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn nắp thanh quản, sụn
sừng. Ngồi ra cịn có sụn chêm và sụn thóc.


Sụn nắp thanh quản: là sụn đơn, hình chiếc lá, có cuống lá dính vào góc sau

gáy của sụn giáp, mặt trước liên quan với đáy lưỡi có niêm mạc phủ và liên
tiếp với niêm mạc của miệng, mặt sau nhìn vào lịng thanh quản. Sụn tự động
hạ xuống ở thì nuốt để che kín lối vào thanh quản ngăn không cho thức ăn rơi

vào thanh quản.
∗ Sụn giáp: Là sụn đơn lớn nhất trong các sụn của thanh quản, gồm hai mảnh,
tiếp với nhau ở phía truớc tạo thành góc sụn giáp, ở nam góc này khoảng 90
độ tạo nên lồi thanh quản nên thấy rõ, ở nữ góc tù khoảng 120 độ. Bờ dưới
của sụn này liên quan đến bờ trên của sụn nhẫn qua màng giáp - nhẫn. Bên
trong màng này là vùng dưới thanh quản, do đó đơi khi chúng ta phải chọc
qua màng giáp - nhẫn để cứu sống bệnh nhân khi bị tắc nghẽn thanh môn đột
ngột do dị vật hay do phù nề cấp vùng dưới thanh môn.
∗ Sụn nhẫn: Hình vịng giống như nhẫn mặt vng, nằm dưới sụn giáp, gồm hai





phần:
Phần trước là cung nhẫn tiếp khớp với sụn giáp.
Phần sau là mặt nhẫn, phẳng, tiếp khớp với sụn phễu.
Ở dưới sụn nhẫn tiếp với vòng sụn khí quản đầu tiên.
Sụn nhẫn có tác dụng nâng đỡ sụn giáp và sụn phễu.
Sụn phễu: Ở phía sau tiếp khớp với bờ trên của mặt nhẫn (mảnh thẳng sụn
nhẫn). Sụn phễu hình tháp tam giác, giống cái phễu, có 3 mặt: trước, sau,

trong. Ðỉnh ở trên, đáy nằm trên sụn nhẫn, có 2 mỏm:
− Mỏm thanh âm ở trước trong, có dây thanh âm dưới bám.
− Mỏm cơ ở sau ngồi, có nhiều cơ bám. Sụn phễu di chuyền trên sụn nhẫn .
− Hai sụn phễu tạo nên khớp nhẫn phễu, khớp này cho phép sụn phễu có động

tác trượt ngang để khép dây thanh, đồng thời có động tác xoay quanh trục
thẳng đứng làm cho mấu cơ quay ra trước hoặc quay ra sau, còn mấu thanh
quay vào trong hay ra ngoài để khép và mở thanh mơn
Ngồi ra cịn có các sụn nhỏ:


8






Sụn sừng nằm trên đỉnh sụn phễu.
Sun chêm nằm trên dây chằng phễu nắp thanh hầu.
Sụn thóc nằm ở bờ sau ngồi vùng giáp móng.
Sụn vừng nằm ở đầu dưới dây thanh âm, bờ ngoài sụn phễu.
Sụn liên phễu nối hai sụn phễu với nhau[3].

1. Sụn giáp
4. Sụn nắp

Hình 2: Các sụn thanh quản[11]
2. Sụn nhẫn
3. Sụn khí quản
5. Sụn phễu
6. Sụn nhẫn

1.1.2. Các màng và dây chằng
Nối các sụn với nhau và với các tổ chức xung quanh chủ yếu là:

− Màng giáp móng: nối sụn giáp với xương móng.
− Màng giáp nhẫn: nối sụn giáp với sụn nhẫn.
− Dây chằng nhẫn - phễu: nối sụn nhẫn với sụn phễu[3].


9

Hình 2: Hình ảnh khung sụn và dây chằng [11]
1.1.3. Các cơ thanh quản
Có tác dụng đến các sụn thanh quản, làm di chuyển và thay đổi kích thước
của thanh môn và độ căng của các dây thanh âm để hô hấp và phát âm.
Dựa theo chức năng, người ta phân chia các cơ thanh quản thành 3 nhóm
chính:


Nhóm cơ làm hẹp thanh mơn :

Nhóm này có tác dụng làm hẹp hai dây thanh âm dưới, gồm có:
− Cơ nhẫn phễu bên: bám từ cung nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Kéo mỏm cơ của

sụn phễu xoay ra trước và xuống dưới, mỏm phát âm xoay vào trong làm 2
dây thanh âm dưới đi lại gần nhau và làm khe thanh âm hẹp lại.
− Cơ giáp phễu: từ mặt trong của mảnh sụn giáp, đi ra sau lên trên bám vào
mỏm cơ của sụn phễu.
Khi 2 cơ cùng co thì kéo mỏm thanh âm về phía trước, 2 dây thanh âm
duới khép lại.
− Các cơ phễu chéo và ngang: nằm ở mặt sau của sụn phễu, đi từ sụn phễu bên

này sang sụn phễu bên kia. Khi có kéo hai sụn phễu dịch gần lại với nhau, hai
dây thanh âm dưới khép lại.



10
− Cơ phễu nắp thanh hầu: từ đỉnh sụn phễu đi lên trên, ra trước bám vào bờ của

sụn nắp, khi co làm hẹp lỗ vào của thanh quản và tiền đình của thanh quản,
làm đóng nắp thanh quản khi nuốt.
∗ Nhóm cơ làm rộng thanh mơn:
− Cơ nhẫn phễu sau: từ mặt sau của sụn nhẫn chếch lên trên ra ngoài bám vào
mỏm cơ của sụn phễu. Khi co kéo mỏm cơ của sụn phễu xoay ra sau, làm cho
mỏm thanh âm xoay ra ngoài, hai nếp dây thanh âm dưới mở ra, làm cho khe
thanh môn rộng ra.
− Cơ giáp nắp thanh hầu: đi từ mặt trong sụn giáp, dây chằng nhẫn giáp, tới bờ
ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp thanh quản. Khi co hạ sụn nắp thanh quản, làm
rộng phần tiền đình thanh thất.
∗ Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm:
− Cơ nhẫn giáp: là cơ ngắn nhưng khoẻ nhất, từ mặt ngoài của sụn nhẫn, bám
vào bờ dưới của sụn giáp. Tác dụng kéo sụn giáp xoay ngửa ra phía trước, do
đó khoảng cách giữa góc sụn giáp và sụn phễu tăng lên, hai dây thanh âm
căng ra.
− Cơ thanh âm: do bó sâu của cơ giáp phễu (hay bó trong cùng) tạo nên đi từ
góc sụn giáp phía trước tới mỏm thanh âm và mặt trước ngoài sụn phễu, tác
dụng làm hẹp thanh mơn và một phần làm chùng dây thanh âm[1].

Hình 3: Hình ảnh các cơ thanh quản[11]


11
1.1.4. Mạch máu
− Động mạch: các động mạch thanh quản trên và dưới là ngành của động mạch


giáp trạng trên và giáp trạng dưới. Nhìn chung, cuống mạch thần kinh của
tuyến giáp trạng cũng là cuống mạch thần kinh của thanh quản.
− Tĩnh mạch: đi theo động mạch đổ về tĩnh mạch giáp lưỡi và tĩnh mạch dưới
đòn[3].
1.1.5. Thần kinh
− Do hai dây thần kinh thanh quản trên và dưới, tách từ dây thần kinh X:
+ Dây thanh dây thanh quản trên: cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp

thanh âm và vận động cho cơ nhẫn giáp.
+ Dây thanh quản dưới: hay dây quặt ngược vận động cho hầu hết các cơ của
thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống.
− Thần kinh giao cảm của thanh quản tách ở hạch giao cảm cổ giữa và cổ trên[3].

Hình 4: Hình ảnh mạch máu – thần kinh thanh quản[11]
1.2. Sinh lý thanh quản

Thanh quản có ba chức năng sinh lý chính:
− Chức năng hơ hấp

Đây là chức năng quan trọng nhất có ý nghĩa sống cịn đối với cơ thể. Khi
thở hai dây thanh âm được kéo ra xa khỏi đường giữa làm thanh môn được
mở rộng để khơng khí đi qua. Động tác trên được thực hiện bởi cơ mở (cơ
nhẫn - phễu). Sự điều khiển mở rộng hai dây thanh có tính phản xạ, sự điều
khiển này tùy thuộc vào sự trao đổi khí và cân bằng kiềm - toan.


12
Thanh quản được coi như một ống rỗng giúp lưu thơng khơng khí từ mũi
họng tới khí quản. Khi hít vào thanh mơn mở tối đa giúp cho khơng khí đi qua

dễ dàng. Khi các tình trạng bệnh lý làm cho thanh mơn khơng mở rộng hoặc
làm bít tắc thanh mơn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở.
− Chức năng phát âm
Chức năng này có ý nghĩa về mặt xã hội vì nó góp phần căn bản vào việc
tạo ra giọng nói, giọng hát để con người có thể giao lưu, trao đổi, truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.
Lời nói phát ra do luồng khơng khí thở ra từ phổi tác động lên các nếp
thanh âm. Sự căng và rung của nếp thanh âm ảnh hưởng đến tần số âm thanh.
Âm thanh thay đổi là do sự cộng hưởng của các xoang mũi, hốc mũi, miệng,
họng và sự trợ giúp của môi, lưỡi, cơ màn hầu.
− Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới
+ Khi nuốt, thanh quản được đậy lại bởi phần phễu nắp thanh môn của cơ phễu
chéo, do đó thức ăn khơng xâm nhập được vào đường thở. Khi cơ chế này bị
rối loạn thì thức ăn rất dễ vào đường thở.
+ Phản xạ ho mỗi khi có các dị vật lọt vào thanh quản để đẩy dị vật ra ngồi
đường hơ hấp là một phản ứng bảo vệ.
+ Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Do đó, sự
kích thích cơ học có mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim
đập chậm, ngừng tim. Vì thế trong nội soi cần gây tê tốt niêm mạc thanh quản
nhất là khi cần nội soi lâu hoặc bị bít tắc thanh khí quản do dị vật[3] [2].
2. Nguyên nhân của khó thở thanh quản
2.1. Do viêm nhiễm ở thanh quản

Do cúm: có triệu chứng của cúm, khó thở thanh quản xuất hiện nhanh. Soi
thanh quản thấy thanh thiệt, nếp phễu thanh thiệt, sụn phễu, băng thanh thất
phù nề.
Do sởi: thường gặp ở giai đoạn sởi bay, khó thở xuất hiện đột ngột và ho
ông ổng, kèm theo viêm phế quản phổi.



13
Bạch hầu thanh quản: thường thứ phát sau bạch hầu họng, khó thở xuất
hiện từ từ, tồn thân có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc. Soi thanh quản
thấy giả mạc.
Lao thanh quản: thứ phát sau lao phổi, thường gặp ở người lớn, khó thở
xuất hiện từ từ.
Viêm thanh quản rít: thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Khó thở thanh quản
xuất hiện đột ngột về đêm[2].
2.2. Do dị vật đường thở

Hay gặp ở trẻ em dưới 4 tuổi.
Khó thở thanh quản do dị vật gây tắc đường thở hoặc mắc ở thanh quản
gây viêm nhiễm, phù nề, co thắt[7].
2.3. Do mềm sụn thanh quản

Gặp ở trẻ sơ sinh, do tổn thương nhiễm sắc thể thứ năm.
Soi thanh quản: Ở thì hít vào nắp thanh thiệt đậy kín vùng tiền đình
thanh quản[6].
2.4.

Do các khối u
U lành tính thanh quản: u thanh quản hoặc u ở ngoài thanh quản chèn ép
vào: u nhú thanh quản, polyp thanh quản, u hơi thanh quản, u bã đậu vùng
tiền đình thanh quản…
U ác tính thanh quản: ung thư thanh quản, ung thư hạ họng – thanh quản,
các khối u ác tính vùng cổ chèn ép vào thanh quản và khí quản: ung thư hạch,
ung thư tuyến giáp, ung thư khí quản, ung thư trung thất chèn ép vào khí
quản[2].

2.5.


Do chấn thương
Chấn thương thanh quản kín: gây vỡ sụn, rách niêm mạc, tụ máu, đụng
giập, phù nề thanh quản. Hay gặp chấn thương do hỏa khí, tai nạn lao động,
tai nạn giao thơng…
Chấn thương thanh quản hở: rách nát tổ chức, vỡ sụn, trật khớp…


14
Sẹo hẹp thanh - khí quản[2].
Do liệt thanh quản

2.6.

Liệt cơ mở thanh quản, thường do tổn thương dây thần kinh quặt ngược.
Liệt nhóm cơ mở thanh quản gây khó thở thanh quản nhưng không khàn
tiếng, gặp sau mổ tuyến giáp, sau mổ các khối u vùng cổ.
Liệt cơ mở do virus hoặc do tổn thương trung ương ( hội chứng Gerhard)
[5].
Các nguyên nhân khác

2.7.

Uốn ván, bệnh dại, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, lên
cơn Tétanie...[7]
3. Đặc điểm của khó thở thanh quản

Những đặc điểm chính

3.1.


Khó thở chậm, thì hít vào.
Có tiếng rít thanh quản thì thở vào.
Co lõm hõm ức và hố thượng đòn[2] [9].
Những đặc điểm phụ

3.2.

Thay đổi giọng nói, tiếng khóc và tiếng ho: khàn tiếng hay mất tiếng.
Thì hít vào đầu ngửa ra sau để thở.
Tĩnh mạch cổ nổi phồng.
Tinh thần hốt hoảng, lo sợ.
Lưu ý:
− Trẻ nhỏ ở giai đoạn cuối cùng: khó thở thanh quản nhanh, ở cả hai thì.
− Khó thở do viêm, phù nề hạ thanh mơn có đặc điểm khơng có tiếng rít, nói

khóc bình thường[2] [10].
4. Chia độ khó thở thanh quản
Bảng 2: Chia độ khó thở thanh quản[2]
Độ khó thở
Triệu chứng
I

II

III


15
Tồn trạng


Bình thường

Kích thích

Li bì

Màu sắc da

Tím tái khi
gắng sức

Tím

Trắng bệch

Nhịp thở

Gần như bình
thường

Chậm, thì hít
vào

Nhanh, nơng, rối
loạn nhịp thở

Tiếng nói

Khàn nhẹ


Khàn rõ

Khơng nói được

Tiếng ho

Khàn nhẹ

Khàn rõ

Khơng nói được

Gần như khơng


Co khéo rõ

Co kéo giảm

Khơng có



Giảm

Co kéo cơ hơ hấp

5.1.


Tiếng rít thanh quản
5.
Chẩn đốn
Chẩn đốn xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng với các đặc điểm chính và đặc điểm
phụ của khó thở thanh quản[2] [7].
Chẩn đốn phân biệt với các khó thở khác
∗ Khó thở trong hen phế quản: Khó thở thì thở ra, bệnh có tính chất chu kì,

5.2.

nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
∗ Khó thở trong viêm phế quản, phế quản phế viêm ở trẻ em.
∗ Khó thở trong bệnh tim mạch[2] [7].
6. Xử trí khó thở
6.1.
Ngun tắc
Trước hết phải xử trí khó thở chống suy hô hấp: tùy mức độ suy hô hấp
mà có thái độ xử trí phù hợp, kịp thời.
Tìm và điều trị nguyên nhân.
Xử trí các triệu chứng, bệnh đi kèm[2].
Xử trí cụ thể
6.1..1
Chống suy hơ hấp
Tùy theo mức độ khó thở thanh quản mà có các chỉ định khác nhau.
− Độ I:
+ Thường vừa xử trí khó thở, vừa điều trị nguyên nhân.
+ Cho thở oxy nếu cần, thường cho thở oxy ngắt quãng.
+ Theo dõi sát các dấu hiệu hô hấp: nhịp thở, co kéo cơ hô hấp, SpO2, tím...


6.2.


16
− Độ II:
+ Thường vừa xử trí khó thở vừa điều trị nguyên nhân nhưng ưu tiên giải

quyết khó thở trước.
+ Thở oxy.
+ Cân nhắc mở khí quản cấp cứu.
+ Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và biểu hiện suy hơ hấp: mạch, nhịp
thở, SpO2, tím, co kéo cơ hơ hấp...
− Độ III
+ Giải quyết khó thở khẩn cấp.
+ Mở khí quản tối cấp, thở oxy, nếu cần thiết cho thở máy.
+ Theo dõi sát các dấu hiệu sinh và biểu hiện suy hô hấp[2] [9].
6.1..2
Chống viêm phù nề thanh quản
− Độ I: Dùng corticoid dạng khí dung hoặc dạng uống
+ Khí dung: Hydrocortison 10mg/kg hoặc budesonid 2mg mỗi 12 giờ.
+ Corticoid đường uống: 1-2mg/kh/ngày.
− Độ II: Dùng epinephrin phối hợp corticoid dạng tiêm tĩnh mạch, khí dung
hoặc uống.
+ Epinephrin 1/1000: 2 – 5ml hoặc 0,4 – 0,5ml/kg (tối đa 5ml) khí dung qua
oxy 8l/p, có thể lặp lại liều 2 sau 30 phút nếu cịn khó thở nhiều và sau đó 1 –
2 giờ nếu cần, tối đa 3 lần.
+ Corticoid đường tĩnh mạch: 1-2mg/kg/ngày.
− Độ III: xử trí tương tự như độ II, dùng epinephrin phối hợp corticoid dạng
tiêm tĩnh mạch, khí dung.

6.1..3
Điều trị nguyên nhân
− Gắp dị vật nếu nguyên nhân là dị vật thanh quản.
− Dùng thuốc kháng bạch hầu trong tình trạng bạch hầu thanh quản.
− Chống viêm mạnh trong viêm thanh quản.
− Dùng kháng sinh mạnh nếu nhiễm khuẩn nặng vùng miệng họng.
− Cắt u, polyp nếu đây là nguyên nhân gây chèn ép thanh quản[8].
6.1..4
Điều trị triệu chứng
− Hạ nhiệt: khi trẻ sốt. Dùng paracetamol: 10 – 15 mg/kg/lần cách 4-6h/lần khi
trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Chườm ấm cho trẻ.
− Bồi phụ nước điện giải vì trẻ ăn kém, suy thở.
− Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
− Dùng thuốc an thần khi trẻ sốt cao, có nguy cơ giật hoặc khi trẻ kích thích quá
nhiều.


17
− Thuốc giảm ho: tùy nguyên nhân gây khó thở thanh quản[8].
7. Phòng bệnh

Cộng đồng
− Cần tăng cường sức khỏe cho trẻ: dinh dưỡng hợp lí, tiêm chủng đầy đủ cho

7.1.

trẻ, bổ sung vitamin và khoáng chất…
− Khi trẻ bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay. Tránh tiếp xúc, cách ly trẻ
bệnh với trẻ khác.
− Cần giáo giục cho gia đình, nhà trường những dấu hiệu bệnh nặng và cách sơ

7.2.


7.3.




cứu ban đầu[2].
Y tế cơ sở
Xử trí ban đầu các trường hợp khó thở thanh quản.
Dựa trên phác đồ IMCI để phân loại và xử trí bệnh[2].
Tuyến chuyên khoa
Xử trí đúng, chính xác nhằm đảm bảo thơng khí cho bệnh nhân.
Chỉ định mở khí quản kịp thời.
Tìm và điều trị nguyên nhân[2].


18
KẾT LUẬN
Thanh quản là một cơ quan nằm gọn trong tầng thấp nhất của họng, là chỗ
hẹp nhất của đường hô hấp, được cấu tạo bởi sụn, sợi, cơ. Tổ chức liên kết
dưới niêm mạc của thanh quản rất lõng lẽo do đó khi viêm nhiễm dễ phù nề,
tắc nghẽn gây khó thở đặc biệt ở trẻ em. Ngồi chức năng hơ hấp, phát âm,
thanh quản cịn có chức năng bảo vệ đường hô hấp bằng phản xạ ho và co thắt
mỗi khi bị kích thích[3]...
Khó thở thanh quản khơng phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng của
nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do viêm nhiễm ở thanh
quản, do dị vật đường thở, do mềm sụn thanh quản, do các khối u, do chấn
thương, do liệt thanh quản[2]…

Tùy từng nguyên nhân và giai đoạn của bệnh mà khó thở thanh quản được
chia ra làm ba mức độ: độ I, độ II, độ III. Dựa vào đó, thầy thuốc Tai – mũi –
họng và các thầy thuốc chuyên khoa đưa ra được hướng xử trí kịp thời và
hướng phòng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Việt Nam
1.

Đỗ Xuân Hợp (1976), "Thanh quản", Giải phẫu đầu mặt cổ. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr.25 - 98.

2.

Ngơ Ngọc Liễn (2016), "Khó thở thanh quản", Bệnh học tai mũi họng,
Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.348-351.

3.

Bộ môn Giải phẫu - Trường Đại học Y Hà Nội (2014), "Bài giảng Giải
phẫu học", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 55 - 72.

4.

Trường Đại học y dược Hà Nội (2016), "Kỹ thuật nội soi tai mũi họng",
Nhà xuất bản y học.

5.


Nhan Trừng Sơn (2016), "Liệt thanh quản", Tai mũi họng, nhà xuất bản
y học, tr.343-354.

6.

Nhan Trừng Sơn (2016), "Mềm sụn thanh quản", Tai mũi họng, nhà
xuất bản y học, tr.354-355.

7.

Võ Tấn (1989), "Khó thở thanh quản", Tai mũi họng thực hành, tập 3,
Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.30-31.

8.

Nguyễn Thị Diệu Thúy (2017), Khó thở thanh quản, Bài giảng nhi
khoa sách đào tạo sau đại học, NXB y học, 20-23.

Tiếng Anh
9.

Hervé Y Cros AM (2003), "Acute laryngeal dyspnea. Rev Pract", pp.
53 - 56.

10.

Sandrew N. Goldberg (2012), "Otolaryngology lecture", pp. 55-58.

11.


Frank H. Netter (2013), "Human anatomy", pp. 915-926.



×