Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Bài giảng thiết kế đồ họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.14 MB, 125 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
*********

PT

IT

HÀ THỊ HỒNG NGÂN

BÀI GIẢNG

MỸ THUẬT CƠ BẢN
Mã học phần: MUL1218
(02 tín chỉ)

Hà Nội 11 – 2018

1


MỤCC LỤCC
CHƯƠNG 1.
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA MỸ THUẬT .......................................... 7

Khái niệm Mỹ thuật ................................................................................................... 7

1.2. Giới thiệu sơ lược khái quát lịch sử mỹ thuật thế giới.................................................... 8
1.2.1. Giai đoạn từ 1100 TCN đến thế kỷ XVII ................................................................ 8


1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XVII đến XIX ........................................................................ 17
1.2.3. Thế kỷ XX đến nay ................................................................................................ 21
1.3. Giới thiệu khái quát lịch sử mỹ thuật Việt Nam ........................................................... 30
1.3.1. Mỹ thuật thời kỳ Phong kiến dân tộc độc lập ........................................................ 30
1.3.2. Mỹ thuật Việt nam từ 1885 đến 1945 .................................................................... 40
1.3.3. Mỹ thuật Việt nam từ 1945 đến nay ...................................................................... 45
1.4. Các loại hình trong mỹ thuật......................................................................................... 55
1.4.1. Hội họa................................................................................................................... 55
1.4.2. Đồ họa.................................................................................................................... 56

IT

1.4.3. Điêu khắc ............................................................................................................... 57
1.4.4. Các loại hình nghệ thuật đương đại ....................................................................... 58
CHƯƠNG 2.

KÝ HỌA VÀ CÁCH ĐIỆU......................................................................... 60

PT

2.1. Ký họa........................................................................................................................... 60
2.1.1. Khái niệm............................................................................................................... 60
2.1.2. Phương pháp ký họa ............................................................................................. 65
2.1.3 . Ký họa động vật .................................................................................................... 72
2.2. Cách điệu ...................................................................................................................... 81
2.2.1. Khái niệm............................................................................................................... 81
2.2.2. Phương pháp cách điệu .......................................................................................... 83
2.2.3. Bài tập cách điệu.................................................................................................... 86
CHƯƠNG 3.


TRANG TRÍ ................................................................................................ 90

3.1. Khái niệm và vai trị của trang trí ................................................................................. 90
3.2. Bố cục trong trang trí .................................................................................................... 94
3.2.1. Một số nguyên tắc về bố cục trong trang trí .......................................................... 94
3.2.2. Các yêu cầu chung khi xây dựng bố cục trong trang trí ........................................ 95
3.2.3. Các hình thức bố cục cơ bản .................................................................................. 96
3.3. Họa tiết trang trí .......................................................................................................... 100
3.4. Màu sắc trong trang trí................................................................................................ 101
3.4.1. Một số hồ sắc cơ bản trong trang trí................................................................... 101
3.4.2. Lưu ý khi sử dụng màu sắc trong trang trí........................................................... 103
3.5. Phương pháp tiến hành một bài trang trí cơ bản ......................................................... 103


3.5. Bài tập trang trí............................................................................................................107
3.5. 1. Trang trí hình chữ nhật........................................................................................107
3.5.2. Trang trí hình trịn.................................................................................................107
3.5.3. Trang trí đường diềm............................................................................................107

PT

IT

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................119


MỤC LỤC ẢNH

PT


IT

Hình 1-1. Xã hội nguyên thủy - ảnh minh hoạ..........................................................................7
Hình 1-2. Các bích hoạ của Ai Cập Cổ Đại...............................................................................9
Hình 1-3. Các tác phẩm gốm Hy Lạp cổ đại...........................................................................11
Hình 1-4. Các hiệp sĩ đen và Vua Massile - tác phẩm thời trung cổ.......................................13
Hình 1-5. Các tác phẩm mỹ thuật thời trung cổ.......................................................................14
Hình 1-6. Tác phẩm bữa ăn cuối cùng (1495- 1498) của Leonardo Da Vinci.......................15
Hình 1-7. Tác phẩm nàng Monalisa (trái) và Đức mẹ Litta (phải) của tác giả Leonardo Da
Vinci............................................................................................................................................... 16
Hình 1-8. Tác phẩm "chúa tạo ra Adam" của tác giả Michelangelo........................................16
Hình 1-9. tác phẩm điêu khắc tượng David (trái) và Pietta (phải) của Michelanggelo...........17
Hình 1-10. Trường học Athen - tác giả Raphael Santi............................................................17
Hình 1-11. Tác phẩm "Sự chiêm bái của các vị vua" tác giả Peter paul Rubens....................18
Hình 1-12.Francisco de Goya - 1814.......................................................................................19
Hình 1-13. Bức tranh "Ấn tượng mặt trời mọc" - Monet........................................................20
Hình 1-14. Tác phẩm Dã Thú "Điệu nhảy" - Matisse..............................................................22
Hình 1-15. Tác phẩm Lập thể "Những cơ gái D Avigon" – Picasso......................................23
Hình 1-16. Juan Gris, tĩnh vật trái cây và Mandolin, 1919, tranh dầu trên vải bố..................24
Hình 1-17. tác phẩm trừ tượng "Bố cục 8" - Kandinsky.........................................................26
Hình 1-18.Sự dai dẳng của thời gian - Dali.............................................................................27
Hình 1-19. Tác phẩm Marilyn Diptych (1962) của nghệ sĩ Andy Warhol..............................29
Hình 1-20. Triển lãm nghệ thuật tối giản tại Anh....................................................................30
Hình 1-21. Chùa một cột (Phải)...............................................................................................31
Hình 1-22. Tượng hổ - Lăng Trần Thủ Độ (Phải)..................................................................32
Hình 1-23.Tượng quan âm nghì tay nghì mắt - Chùa Bút tháp...............................................33
Hình 1-24. Đình Đình Bảng.....................................................................................................34
Hình 1-25. Tượng ở chùa tây phương......................................................................................35
Hình 1-26. Tượng Thánh Trấn Vũ ở đền Cư Linh..................................................................36
Hình 1-27. Cố đơ Huế..............................................................................................................37

Hình 1-28.Bên ngồi lăng Khải Định......................................................................................38
Hình 1-29.Bên trong lăng Khải Định.......................................................................................39
Hình 1-30. Các tác phẩm của Tô Ngọc Vân : (Thiếu nữ bên hoa huệ (trái), Thuyền trên song
hương Phải)...............................................................................................................................43
Hình 1-31. Các tác phẩm của Trần Văn Cẩn: (Em thúy (trái), Gội đầu (phải)........................44
Hình 1-32.Chơi ơ ăn quan và tác phẩm Bữa cơm mùa gặt - Nguyễn Phan Chánh................44
Hình 1-33. Trong vườn - Nguyễn Gia Trí...............................................................................45
Hình 1-34.Giặc đốt làng tơi - Nguyễn Sáng............................................................................46
Hình 1-35. Bộ Đội nghỉ chân bên đồi - Tô Ngọc Vân.............................................................47
Hình 1-36. Nhớ một chiều tây bắc - Phan Kế An....................................................................47
Hình 1-37. Tát nước đồng chiêm - Trần Văn Cẩn...................................................................48
Hình 1-38. Kết nạp đảng ở điện biên phủ - Nguyễn Sáng.......................................................50
Hình 1-39. Cơng nhân cơ khí - Nguyễn Đỗ Cung...................................................................51
Hình 1-40. Các tác phẩm phố - Bùi Xuân Phái.......................................................................53
Hình 1-41. Váy Cưới - Trương Tân........................................................................................54
Hình 1-42. Tác phẩm sắp đặt và trình diễn của Hà Thị Hồng Ngân trong triển lãm phập
phồng........................................................................................................................................55
Hình 1-43. Người đàn bà kỳ cục - Quintin Massys.................................................................55
Hình 1-44. Chân dung tự họa với cái tai bị cắt - Van Gogh...................................................56
Hình 1-45.: tác phẩm của Andrew “Android" Jones - nguồn sưu tầm Designs.vn................57
Hình 1-46. Tác phẩm điêu khắc của patriciia Piccinini...........................................................57
Hình 1-47.Tác phẩm “đài phun nước" và tác giả....................................................................58
Hình 1-48. Tác phẩm trình diễn tại siêu thị của tác giả Trung Quốc.......................................59


IT

2-1. Một số tác phẩm ký họa nhanh................................................................................60
2-2. Một số hình mẫu và bài ký hoạ tham khảo 1...........................................................61
2-3. Một số hình mẫu và bài ký hoạ tham khảo 2...........................................................62

2-4. Một số hình mẫu và bài ký hoạ tham khảo 3...........................................................63
2-5. Ký họa thâm diễn của sinh viên khoa Đa Phương tiện – PTIT..............................64
2-6. Quy hình về khối cơ bản..........................................................................................65
2-7. Đẩy sâu chi tiết........................................................................................................66
2-8. lên đậm nhạt............................................................................................................67
2-9. Xác định khung xương............................................................................................68
2-10. Xác định hình và khối............................................................................................68
2-11. Xách định hình và quy sang khối..........................................................................69
2-12. Hồn thiện hình và khối........................................................................................70
2-13. Phác các nét chính.................................................................................................70
2-14. Vẽ dang tổng quan.................................................................................................71
2-15. Đẩy sâu chi tiết......................................................................................................72
2-16. tác phẩm ký hoạ của sinh viên D15PT..................................................................73
2-17. các tác phẩm ký hoạ của sinh viên D15PT............................................................74
2-18. Tác phẩm ký hoạ của sinh viên D15pt..................................................................76
2-19. Bài ký hoạ tham khảo............................................................................................77
2-20. Bài ký hoạ tham khảo............................................................................................78
2-21. Bài ký hoạ tham khảo............................................................................................79
2-22. Bài ký hoạ tham khảo............................................................................................80
2-23.Ứng dụng hình ảnh động vật cách điệu làm biểu tượng logo.................................81
2-24.Nhiều thương hiệu lớn cũng sử dụng hình ảnh cách điệu làm logo.......................81
2-25. Hình ảnh cách điệu trong hoạt hình.......................................................................82
2-26. Giao diện web sử dụng hình ảnh cách điệu...........................................................82
2-27. Hình ảnh cách điệu trong TVC quảng cáo(trái) và trong game (phải)..................83
2-28.Ứng dụng họa tiết cách điệu trong thời trang.........................................................83
2-29. Tìm tài liệu và ký họa............................................................................................84
2-30. Bản ký họa.............................................................................................................84
2-31.Bản cách điệu dựa trên ký họa...............................................................................84
2-32. Bản ký họa............................................................................................................85
2-33. Bản ký họa dựa trên ký họa...................................................................................85

2-34. Bản cách điệu nét...................................................................................................85
2-35.Từ bản cách điệu nét chuyển thể thành mảng........................................................85
2-36. Bản cách điệu nét...................................................................................................86
2-37. Bản cách điệu mảng...............................................................................................86
2-38.Quá trình ký họa, cách điệu nét, cách điệu mảng và biểu trưng (khung đen)........86
2-39.Quá trình ký họa, cách điệu nét, cách điệu mảng và biểu trưng (khung đen)........86
2-40. Bài tham khảo cách điệu động vật 1......................................................................87
2-41. Một số bài cách điệu động vật tham khảo 2..........................................................87
2-42.Bài tham khảo cách điệu động vật 3.......................................................................88
2-43. Một số bài tham khảo cách điệu động vật 4..........................................................88
2-44.Bài tham khảo cách điệu động vật và côn trùng 5..................................................89
3-1.Đồ trang trí mỹ nghệ.................................................................................................91
3-2.Trang trí phục trang..................................................................................................91
3-3.Ứng dụng trang trí trong thiết kế nội thất.................................................................92
3-4. Ứng dụng trang trí trong sản phẩm cơng nghiệp.....................................................92
3-5. Ứng dụng trang trí trong sân khấu, truyền hình......................................................93
3-6.Ứng dụng trang trí trong các poster, bìa sách báo....................................................93
3-7. Trang trí giao diện website......................................................................................94
3-8. bố cục đăng đối........................................................................................................96

PT

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

5


IT

3-9. Bài trang trí bố cục đăng đối...................................................................................97
3-10. Bố cục đường diềm................................................................................................98
3-11. Bố cục dàn trải.......................................................................................................99
3-12. Bố cục tự do.........................................................................................................100
3-13. Các họa tiết sử dụng trong trang trí phong phú và đa dạng.................................101
3-14.Hịa sắc nóng........................................................................................................101
3-15.Hịa sắc lạnh.........................................................................................................102
3-16.Hịa sắc tương phản..............................................................................................102
3-17. Phác thảo hình bằng nét của sinh viên E13PT....................................................104
3-18. Bước 1. Phác thảo nét..........................................................................................104

3-19. Phác thảo đậm nhạt của D14PT...........................................................................105
3-20. Bước 2 phác thảo đậm nhạt.................................................................................105
3-21. Bước 3 - phác thảo màu.......................................................................................105
3-22.Phác thảo màu.......................................................................................................106
3-23.Một số bài trang trí của D13PT............................................................................107
3-24. Một sỗ bài vẽ trang trí của D13PT......................................................................108
3-25. bài trang trí tham khảo.........................................................................................108
3-26.Bài trang trí bố cục tự do tham khảo....................................................................109
3-27. Bài trang trí đường diềm tham khảo....................................................................110
3-28. bài trang trí tham khảo.........................................................................................111
3-29. Bài trang trí dàn trải tham khảo...........................................................................112
3-30. Một số bài đối xứng tham khảo...........................................................................113
3-31. bài tham khảo......................................................................................................114
3-32. Bài tham khảo......................................................................................................115
3-33. Bài tham khảo......................................................................................................116
3-34. Bài tham khảo......................................................................................................117

PT

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình


CHƯƠNG 1.
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA MỸ THUẬT

Khái niệm Mỹ thuật

Trên thực tế có rất nhiều giả thuyết nói về sự ra đời của nghệ thuật nói chung và Mỹ
thuật nói riêng. Trong tất cả các giả thuyết đó thì có 7 giả thuyết được nhiều người
biết đến nhất đó là :
o Nghệ thuật là “bắt chước”.
o Nghệ thuật ra đời từ trò chơi du hý, do sự hứng khởi của con người nghĩ ra
những trò chơi bởi thời gian giải trí dư thừa.

o Nghệ thuật từ ma thuật mang tính tơn giáo.
o Nghệ thuật ra đời từ cảm xúc muốn biểu hiện mình.
o Tổng sinh lực và sinh lực thừa.

IT

o Nghệ thuật ra đời từ lao động.
o Nghệ thuật ra đời do nhóm người đặc biệt có năng khiếu sáng tạo, hoạt động

PT

nghệ thuật từ xã hội nguyên thuỷ di truyền đến ngày nay.

Hình 1-1. Xã

hội nguyên thủy - ảnh minh hoạ

Là một trong các loại hình nghệ thuật, “Mỹ thuật” là một cụm từ khá quen thuộc với
tất cả mọi người. Có ý kiến cho rằng “Mỹ” tức là cái đẹp, “Thuật” là kỹ thuật, thủ
thuật. “Mỹ thuật” là các kỹ thuật, thủ thuật để tạo ra cái đẹp. Tuy nhiên việc cắt nghĩa
như vậy chưa thể định nghĩa được hai từ Mỹ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ mỹ thuật


phổ thơng thì mỹ thuật là “Từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu
như hội họa, điêu khắc, đồ họa…”[1]. Mỹ thuật sử dụng màu sắc, đường nét, hình
khối, ánh sáng, đậm nhạt, chất liệu để mơ tả cái đẹp.
Ngày nay, nghệ thuật tạo hình ngày càng đa dạng và phong phú, có thêm nhiều
cách làm mới với công nghệ hiện đại hướng đến một cụm từ chung là “Nghệ thuật thị
giác”.
1.2. Giới thiệu sơ lược khái quát lịch sử mỹ thuật thế giới

1.2.1. Giai đoạn từ 1100 TCN đến thế kỷ XVII
1.2.1.1. Mỹ thuật Ai Cập cổ đại

Lịch sử Ai Cập đã chứng kiến 3 giai đoạn hồng kim, văn hố nghệ thuật phát
triển hơn. Cổ vương quốc (3100 - 2160 TCN), thời trung vương quốc (2133 - 1625 TCN),
thời Tân quốc (1567 - 1085TCN) với các đời vua từ XVIII đến XX. Từ triều vua thứ

IT

XXI trở đi quyền lực của các vua Ai Cập bị sa sút rõ rệt, quốc gia lại bị chia thành nhiều
quốc gia tự trị. Thời đại cuối cùng là Pôlêmê (Poléméc: 323 - 31 TCN).
Nền văn minh Ai Cập được hình thành và phát triển ngay từ thời kỳ đầu tiên.

PT

Lúc này mọi yếu tố như chữ viết, tơn giáo, văn hố nghệ thuật, khoa học Ai Cập đã
phát triển và hoàn thiện. Năm 1822, một nhà Ai Cập học người Pháp là Giăng Phờrăng
xoa Sămpôli đã đọc được phần viết bằng chữ tượng hình Ai Cập trên tấm đá Rosette
tìm thấy năm 1799. Từ đó giải mã được chữ tượng hình Ai Cập, và lịch sử mỹ thuật Ai
Cập dần được hé mở.

Mỹ thuật Ai Cập cổ đại suốt 3000 năm tồn tại khơng có những biến động lớn.
Ngay từ thời cổ vương quốc nghệ thuật đã có những thành tựu đáng khâm phục ở mọi
lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Sở dĩ như vậy vì trong nghệ thuật người Ai
Cập có những quan niệm, những quy định yêu các nghệ sĩ khi sáng tác phải tn thủ
nghiêm ngặt. Vì vậy tính chất dân tộc thể hiện đậm nét trong các loại hình nghệ thuật
Ai Cập cổ đại. Điều đó góp phần hình thành một số đặc điểm đặc trưng cho nghệ
thuật tạo hình.
Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này thể
hiện trong kiến trúc, điêu khắc và bích hoạ. Các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập được

làm bằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho tới tận ngày hơm nay. Quan niệm,
lịng tin vào sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ thuật tạo hình và
8


tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, xứng đáng là một trong bảy kỳ quan của thế

PT

IT

giới cổ đại.

Hình 1-2. Các bích hoạ của Ai Cập Cổ Đại

Bị ảnh hưởng của thần thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần
bí, siêu thực như hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người
mình sư tử. Chính đặc điểm thứ nhất đã tạo ra tiền đề nảy sinh đặc điểm thứ hai.
Những ước lệ tạo hình cổ sơ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh vực điêu
khắc (phù điêu) và bích hoạ. Các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập đã được thể
hiện hoặc nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc là sự kết hợp của đầu mặt
nghiêng, thân thẳng chân nghiêng. Hai bàn chân nhìn nghiêng và được nhìn từ phía
ngón cái là một đặc điểm đặc biệt trong các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập
(hình 1-2). Sở dĩ người Ai Cập tạo hình như vậy vì họ quan niệm về sự tồn vẹn của
hình tượng. Họ muốn trên một hình tượng nhưng có thể nhìn thấy nhân vật ở tất cả các
hướng. Mặt khác các hướng chọn để diễn tả phải là hướng mà các đặc điểm được thể
hiện rõ đặc trưng nhất. Như vậy người Ai Cập đã rất khéo chọn lựa và khéo sắp xếp.
Nhìn thống qua ta thấy hình vẽ Ai Cập có dạng vặn và nhiều chi tiết tưởng như không



hợp lý phải nghiên cứu kỹ mới thấy sự sáng tạo và tài năng của người Ai Cập khi tạo
hình. Như vậy mới có cái nhìn đúng đắn về giá trị của nghệ thuật Ai Cập.
Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc,
bích hoạ ln gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp trong đó
kiến trúc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Điêu khắc và tranh vẽ gắn với kiến trúc.
Tất cả đều thống nhất phong cách và hoà hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh. Tất cả
những đặc điểm trên đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo ra sự độc đáo, riêng biệt
cho nghệ thuật tạo hình Ai Cập. Tuy nó bị chi phối bởi tôn giáo, bởi ý tưởng về sự
vĩnh hằng, hay siêu hình thần bí thì nghệ thuật Ai Cập vẫn rất phong phú về thể loại.
Những ước lệ tạo hình cổ sơ mặc dù theo các nghệ sĩ suốt trong quá trình sáng
tạo và phát triển. Nhưng khơng vì thế mà nghệ thuật Ai Cập đơn điệu và không thay
đổi. Trái lại phong cách nghệ thuật Ai Cập mặc dù vẫn thống nhất nhưng vẫn có sự
chuyển biến phong cách qua các thời kỳ từ cổ đến trung và tân vương quốc. Có một

IT

điều chắc chắn rằng, nghệ thuật Ai Cập thống nhất và phát triển theo một hướng đi
riêng, có thay đổi song vẫn giữ được đặc điểm, quan niệm tạo hình của mình.
Nghệ thuật Ai Cập là một nền nghệ thuật sáng tạo, để lại nhiều thành tựu, kỳ

PT

quan cho thế giới và mang đậm sắc thái dần . Ai Cập xứng đáng là cái nôi đầu tiên của
văn minh nhân loại như người ta vẫn đánh giá từ nhiều thế kỷ trước.
1.2.1.2. Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại

Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung
Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê Giê và
vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại phát triển trong việc
giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển

thủ cơng nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh
Hy Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ
Pác Tê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người
ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô, … nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành
tựu vĩ đại.
Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời
của người Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong
tạo hình. Con người thời nay khơng chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật


tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng
nhân văn cao thượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con
người. Đây là cơ sở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng
nhân văn.
Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng
dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa
là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân
chủ chủ nô, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công dân tự do
này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như khoa học
Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh.
Nghệ thuật Hy Lạp cịn được ni dưỡng bằng một nguồn gốc đặc biệt - nguồn
gốc thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như
thế giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối

IT

tới việc xây cất các cơng trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng
tạo cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ


PT

sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn.

Hình 1-3. Các tác phẩm gốm Hy Lạp cổ đại

Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp hầu như khơng cịn giữ được tác phẩm nào,
các tác giả, tác phẩm danh tiếng của họ còn được lưu truyền trong sách, truyện
như: Apenlơ, Giơxít, Pơlinhơ, … với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần thoại Hy Lạp.
Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh động. Ngồi ra có một nguồn
tài liệu khá phong phú cho nghệ thuật vẽ hình mang tính đồ hoạ, đó là những
11


hình vẽ trên những chiếc bình cổ Hy Lạp. Bình cổ Hy Lạp có nhiều kiểu dáng
đẹp. Điều đáng chú ý là các hình vẽ trang trí trên đồ gốm cổ Hy Lạp có hai
cách trang trí: Hình vẽ đen trên nền trắng sáng hoặc hình vẽ màu đỏ trên nền
gốm đen. Các hoạ sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố nét, mảng trong các
hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ: Thần thoại, duyên dáng, đa tình, lịch
sử, …
Đặc điểm đặc trưng nhất của nghệ thuật Hy Lạp đó là một nền nghệ thuật gắn
liền với thần thoại, nội dung chủ yếu vừa giải thích, mơ phỏng tự nhiên, xã hội vừa là
những trang viết huyền thoại về lịch sử Hy Lạp. Quan niệm thần nhân đồng hình đã
dẫn đến đặc điểm lớn cho nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Tính chất tơn giáo, thần thoại bộc
lộ ở nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi
vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn thiện cả về ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sĩ
Hy Lạp đã bỏ được công thức chi phối trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những

IT


ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các
loại hình nghệ thuật tạo hình đều phát triển và có thành tựu cao, để lại cho nhân loại
này.

PT

nhiều tác phẩm vơ giá. Đó là nền móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu âu sau

1.2.1.3. Mỹ thuật thời Trung cổ

Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, kết thúc thời kì cổ đại. Nhân loại bước vào thời kì
Trung cổ. Đây là giai đoạn nằm giữa Cổ đại và Phục hưng và cũng chính là bước
chuyển tiếp để nhân loại bước vào thời kì phat triển rực rỡ là nghệ thuật Phục hưng
Năm 63 TCN ở La Mã xuất hiện 1 tôn giáo mới – Kitô giáo. Đến thế kỉ IV đạo
Kitơ trở thành tơn giáo chính ở La Mã, nhà thờ, giáo hội trở thành nơi khống chế con
người cả về thể xác lẫn linh hồn. Cuộc sống hiện thực khơng trở thành đối tượng của
nghệ thuật tạo hình. Cái đẹp được hướng lên thế giới của Chúa trời và các thánh thần.
Kiến trúc được xây dựng nhiều chủ yếu là các nhà thờ theo phong cách Roman, Gothic
và Byzantine. Đi theo các cơng trình kiến trúc nhà thờ là các tác phẩm hội hoạ và điêu
khắc với những đề tài tơn giáo trích từ kinh thánh.
Tín ngưỡng chi phối con người khá mạnh thông qua nhiều đạo giáo khác nhau ,
nó tác động rất lớn vào đời sống văn hóa và nghệ thuật, tạo ra một thứ văn hóa - nghệ
thuật “nhà thờ” hay “nhà chùa”.


Trong hội họa và điêu khắc là tranh ghép mảnh, nghệ thuật trang trí tường nhà.
Về sau đến thế kỷ VI, nghệ thuật Icôn công giáo ra đời và phát triển theo hai hướng:
Theo lối Hy lạp ngữ truyền thống và nghệ thuật Xri, Palétxtin.
Từ thế kỷ V đến TK VII là thời kỳ phát triển của nghệ thuật Bidăngtin và kéo
dài đến thế kỷ XV, bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm, chấm dứt một nghìn năm hình thành và

phát triển với ảnh hưởng trực tiếp di sản văn hóa-nghệ thuật cổ đại, nhất là nền văn

PT

IT

hóa Hy lạp ngữ tiền phương Đơng.

Hình 1-4. Các hiệp sĩ đen và Vua Massile - tác phẩm thời trung cổ

Với các nước phương Tây, nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra,cuộc khởi nghĩa
của Bacbarơ từ cuối thế kỷ V đến cuối TKVIII, nghệ thuật Bacbarơ giữ vai trò ưu thế
trên đại bộ phận Tây Âu, đặc biệt là trên đất Pháp. Nghệ thuật của đế chế này được coi
là “nghệ thuật Carơlin”, do khơng có cội rễ sâu sắc trong những điều kiện xã hội, kinh
tế nên nhanh chóng sụp đổ. Tiêu biểu của nghệ thuật Trung cổ là các trường phái nghệ
thuật như: Nghệ thuật Roman (Rô – Măng), Nghệ thuật Gothic (Gơ – Thích),
Nghệ thuật Byzantine (Bai – Răng – tanh).
Nghệ thuật Roman: Xuất hiện ở Pháp vào các thế kỷ XI và XII, ở Ý và Đức vào
thế kỷ XIII. Loại hình chủ yếu của thời kỳ Roman là kiến trúc, hội họa hồnh tráng giữ
vai trị quan trọng trang trí cho các nhà thờ . Thể loại tranh này màu sắc đơn giản,
ngôn ngữ đặc trưng là nét. Bố cục rất đơn giản, súc tích, dễ hiểu đồng thời bộc lộ nội
dung sâu sắc.


Nghệ thuật Gothic:
Tranh thời kì này là những bức tranh mang màu sắc tôn giáo, phục vụ nhà thờ.
Trong kiến trúc Gothic, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, rất phù hợp với loại tranh
ghép kính màu. Nghệ sĩ bằng nhiều lớp kính màu đã tạo ra những bức tranh lung linh
nhiều màu sắc, ánh sáng huyền ảo…gợi khơng khí linh thiêng trong nhà của Chúa.
Tranh kính màu tạo hiệu quả trang trí cao.


Đề

tài trong tranh chính là các vị

thánh, Chúa. Có thể là tranh đơn nhưng có thể là những tranh đơn ghép thành những

PT

IT

bức bình phong

Hình 1-5. Các tác phẩm mỹ thuật thời trung cổ

Nghệ thuật Byzantine: Tranh của nghệ thuật Byzantine thường được làm bằng cách
đắp ,khảm các mảnh gốm màu hoặc các mảnh đá, đề tài hầu hết là về kinh thánh, các
câu chuyện về Chúa trời, Đức Mẹ và Chúa Hài đồng.
1.2.1.4. Mỹ thuật Phục Hưng

Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp Renaissance (nghĩa là sự tái sinh), là
cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời ḱỳ Cổ đại và sự sống
lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.
Tái sinh ở đây có hai nghĩa: một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem
ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt động
14


văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung. Như vậy Phục Hưng
có thể hiểu theo hai cách chính tuy khác biệt nhưng đều có ư nghĩa là sự tái sinh của

nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương
Tây và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung. Từ Hán-Việt viết hoa Phục hưng,
hay Phục Hưng, là thuật ngữ tương đương với khái niệm này.
Ở châu Âu thế kỉ XI, những thành thị được h́ ình thành đã phá vỡ các lãnh
địa phong kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giàu có , đây là tiền thân của giai
cấp tư sản. Tại Italia, nhiều thành thị trung tâm ổn định về chính trị, phát triển về
kinh tế,
…nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao, giai cấp tư sản muốn có một nền văn hố
chống lại giai cấp phong kiến, đó là nguyên nhân sự ra đời của văn hoá Phục hưng ở
Italia, sau lan sang một số nước ở châu Âu như: Pháp, Đức,…Phong trào mĩ thuật
Phục hưng ở Italia được khởi đầu vào cuối thế kỉ XIII bởi hai hoạ sĩ Ximabuo và Giop

IT

tu, phong trào ra đời nhằm khôi phục và làm hưng thịnh lại nền văn hoá cổ đại Hi-Lạp,
La-Mã mà thời Trung cổ đã huỷ hoại; đưa cái đẹp phục vụ cuộc sống con người, đồng

PT

thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới để đạt tới sự mẫu mực, hồn chỉnh.

Hình 1-6. Tác phẩm bữa ăn cuối cùng (1495- 1498) của Leonardo

Da Vinci

Sang thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XV, phong trào mĩ thuật Phục hưng ở Italia phát
triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học: tì́ m ra luật viễn cận, chất liệu sơn
dầu,…Các hoạ sĩ thời Phục hưng thường lấy đề tài tôn giáo để thể hiện cái đẹp, để
diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ không vẽ theo cơng thức
gị


bó như nghệ thuật
15


PT

IT

Trung cổ mà học hỏi cái đẹp từ thời Hy Lạp, La Mã, từ thiên nhiên. Các hoạ sĩ đưa

16


không gian thấu thị vào tranh và áp dụng những luật với khối theo sáng tối, nhờ đó con
người và thiên nhiên được diễn tả rất sâu về khối, tì́ nh cảm, y phục và bối cảnh, các
qui luật về bố cục, màu sắc không gian, tỉ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả đều đạt tới sự
hoàn hảo. Mĩ thuật Phục hưng Italia đã sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi tiếng có những cống
hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ tiêu biểu như Leonardo Da
Vinci, Michelangelo, Raphael… Thời kỳ Phục Hưng kéo dài từ năm 1400 đến 1600,

PT

IT

Trung tâm ở Florence.

Hình 1-7. Tác phẩm nàng Monalisa (trái) và Đức mẹ Litta (phải) của tác giả Leonardo Da Vinci

Hình 1-8. Tác phẩm "chúa tạo ra Adam" của tác giả Michelangelo



PT

IT

Hình 1-9. tác phẩm điêu khắc tượng David (trái) và Pietta (phải) của Michelanggelo

Hình 1-10. Trường học Athen - tác giả Raphael Santi

1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XVII đến XIX
Đây là giai đoạn lên ngôi của nghệ thuật Baroque. Nghệ thuật này phát triển
mạnh mẽ ở Italia. Tuy nhiên,nghệ thuật Italia thế kỷ XVII không nhất thống; nghĩa là


song song với nó có dịng hiện thực, vốn có liên quan mật thiết với các tầng lớp có tư
tưởng dân chủ.
“Baroque (Ba Rốc) là một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, bắt
đầu vào khoảng năm 1600 tại Rome sau đó lan ra khắp châu Âu và cả những thuộc địa
ở Tân thế giới cho tới cuối thế kỷ 18” [2]. Nghệ thuật Baroque được đánh dấu bằng
cuộc cách mạng ở thế kỷ 17 và mở đầu cho thời kỳ Khai sáng. “Baroque nảy nở và

PT

IT

phát triển nhờ các nhân tố là nhà thờ, hoàng gia và tầng lớp thị dân”[3].

Hình 1-11. Tác phẩm "Sự chiêm bái của các vị vua" tác giả Peter paul Rubens


Phong cách Baroque, một mặt hướng tới những cơng trình mang tính hồnh
tráng, mặt khác chứa đựng những nền tảng hội họa, trang trí, kỹ thuật có sức tác động
đến người xem. Điều ấy cho thấy nghệ thuật Baroque giàu tính năng động, căng thẳng
chứ không tĩnh tại như nghệ thuật Phục hưng. Baroque theo nghĩa mới, là sự tổng hợp
nghệ thuật . Điêu khắc và hội họa giữ vai trò quan trọng trong cơng trình, tạo cho nó
có sức cơ đúc, rực rỡ và kì vĩ . Các sử gia chia nó làm 3 giai đoạn : Tiền Baroque : từ
năm1580 đến cuối 1620. Baroque thời cực thịnh : từ 1620 đến cuối thế kỷ 17. Hậu
Baroque : vào nửa đầu thế kỷ 18.
Nghệ thuật baroque phát triển ở nhiều nơi thuộc châu Âu. Một trong những
trung tâm lớn nhất là xứ Flandre, vùng đất ngày nay bao gồm Bỉ, Hà Lan và một phần
nước Pháp. Rất nhiều họa sĩ baroque sinh sống ở xứ Flandre: Peter Paul
Rubens, Rembrandt... Đây cũng là một thời kỳ hoàng kim của vùng đất này.
18


Phong cách baroque đặc trưng với "ánh sáng phóng đại, cảm xúc mãnh liệt,
thoát khỏi sự kiềm chế, và thậm chí là một loại chủ nghĩa giật gân nghệ thuật"[4].
Nghệ thuật baroque không thực sự mô tả phong cách sống của người dân tại thời điểm
đó; Tuy nhiên, "gắn bó chặt chẽ với Phong trào Phản Cải cách, phong cách này tái
khẳng định và có phần cường điệu những chiều sâu cảm xúc của đức tin Công giáo và
vinh danh cả nhà thờ và chế độ quân chủ" về quyền lực và ảnh hưởng của họ.
Nghệ thuật Baroque cũng không chỉ gói gọn trong hội họa. Nó phát triển cả trong điêu
khắc, âm nhạc, kiến trúc, văn học..
Vào thế kỷ XVIII, các nước tây âu phát triển hang loạt các trường phái quốc gia,

PT

IT

dân tộc trong đó Pháp giữ vị trí dẫn đầu với phong cách cổ điển.


Hình 1-12.Francisco de Goya - 1814

Thế kỷ XIX ở Pháp thực sự là một thế kỷ cách mạng trong nghệ thuật tạo
hình. Trào lưu cách mạng thứ ba sau lãng mạn và hiện thực là nghệ thuật ấn tượng. Xu
hướng nghệ thuật này được khởi xướng từ khoảng những năm 60 của thế kỷ này, bắt
đầu từ sự kiện Monet. Ông là hoạ sĩ Pháp, với các bức tranh “Bữa ăn trên cỏ”, “Nàng
ôlimpia”… Về nội dung, đề tài tranh của ông không có gì lạ so với tranh của các hoạ sĩ
trước đó. Sở dĩ ơng bị từ chối do cách thể hiện, vì ơng đã từ bỏ lối diễn tả ánh sáng dịu
19


dàng chuyển sắc độ êm ả kiểu cổ điển trong phịng vẽ theo sự sắp xếp, bố trí của các
hoạ sĩ. ở đây ông sử dụng tương phản mạnh giữa ánh sáng và bóng tối. Vấn đề được
đặt ra là địi hỏi phải có sự thay đổi trong cách nhìn, cách vẽ. Nếu trước đây các hoạ sĩ
được học trong các học viện mỹ thuật đã bắt đầu từ việc vẽ các phiên bản tượng cổ Hy
Lạp, diễn tả bóng rất tỉ mỉ để thể hiện khối tròn trịa, mềm mại, ánh sáng được diễn tả
bằng sự chuyển đổi dần từ sáng sang tối. Hình vững chãi, bố cục rành mạch. Cách vẽ
này đã chi phối nghệ thuật Châu Âu hằng mấy trăm năm. Mặc dù Manet chưa từng
bày tranh cùng nhóm ấn tượng, song ơng vẫn được coi là tác nhân quan trọng thu hút
các hoạ sĩ trẻ muốn sự đổi thay trong nghệ thuật tạo hình. Manet là người mở đầu có

PT

IT

cùng quan niệm và kỹ thuật vẽ với các hoạ sĩ phái ấn tượng.

Hình 1-13. Bức tranh "Ấn tượng mặt trời mọc" - Monet


Năm 1873, tranh của các hoạ sĩ kể trên gửi triển lãm quốc gia Pháp không
được chấp nhận, ngày 15/4/1874 họ đã trưng bày những tác phẩm của mình ở 1 xưởng
của nhà nhiếp ảnh 35 phố Capuyxin với tên gọi “Ấn tượng mặt trời mọc”. Đây là triển
lãm đầu tiên của phái ấn tượng và gây tiếng vang lớn ở Paris. Các báo xúm lại chỉ
trích, chế giễu.
Từ năm 1926 , xu hướng nghệ thuật ấn tượng bắt đầu được đánh giá đúng mức. Những
năm 50 của thế kỷ XX, tranh ấn tượng đã được đặt đúng chỗ của nó trong lịch sử mỹ
thuật thế giới. Công chúng Châu Âu đã hiểu và yêu thích tranh ấn tượng. Xu hướng
20


nghệ thuật ấn tượng thực sự là một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tạo hình. Nó là sự
kết thúc của một quan niệm nghệ thuật, đồng thời là điểm bắt đầu cho một thời kỳ mới
trong lịch sử mỹ thuật thế giới: Thời kỳ nghệ thuật hội hoạ hiện đại, mà ấn tượng là
điểm khởi đầu.
Trước ấn tượng, các xu hướng nghệ thuật rất coi trọng vấn đề đề tài trong tác
phẩm. Họ tranh luận với nhau xem vẽ cái gì mới là có giá trị. Suốt cả một thời gian
dài, các đề tài tôn giáo, thần thoại, quý tộc, lịch sử lên ngơi. Đề tài bình dân khơng
được coi trọng. Mãi đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới thắng thế. Đến ấn
tượng, các hoạ sĩ lại cho rằng đề tài không quan trọng. Hiệu quả của ánh sáng và cảm
xúc của hoạ sĩ quan trọng hơn đề tài. Đề tài chỉ còn là cái cớ để vẽ tranh.
1.2.3. Thế kỷ XX đến nay
Vào đầu thế kỷ XX, cái tôi của người nghệ sĩ được đẩy cao hơn. Các sáng tác tự

IT

do hơn. Vì vậy có rất nhiều trường phải nghệ thuật ra đời như Henri Matisse và một số
nghệ sĩ trẻ khác tạo ra một cuộc cách mạng trong thế giới nghệ thuật Paris với "Dã
Thú", nhiều màu, biểu cảm, phong cảnh và tranh vẽ con số với “Trừu Tượng”... Miêu


PT

tả thiên nhiên có thể được tối giản thành ba loại hình khối: khối lập phương, hình cầu
và hình nón với “Lập Thể”…Tất cả các phong trào tạo ra cho nền mỹ thuật XX đa sắc
màu sinh động.

Trường phái Dã Thú

Trong thời kỳ thuộc địa, sự ảnh hưởng Phương Tây bắt đầu tạo nên một tác động
tới nghệ thuật Ấn Độ. Nhiều nghệ sĩ phát triển phong cách sử dụng ý tưởng Phương
Tây làm chất liệu. Một số khác ví dụ như Jamini Roy, lại có ý thức lấy cảm hứng từ
nghệ thuật dân gian.
Les Fauves (tiếng Pháp của The Wild Beasts) là họa sĩ đầu thế kỷ XX, thử nghiệm với
tự do ngôn luận thông qua màu sắc. Tên gọi này được đưa ra, một cách hài hước và
không phải là một lời khen, dành cho nhóm các nhà phê bình nghệ thuật Louis
Vauxcelles. Trường phái Dã thú là một nhóm ngắn ngủi và lỏng lẻo của các nghệ sĩ
đầu thế kỷ XX có tác phẩm nhấn mạnh chất hội họa, và việc sử dụng trí tưởng tượng
của màu sắc sâu hơn các giá trị tượng trưng. Các họa sĩ trường phái Dã thú tạo nên chủ
đề của bức tranh dễ hiểu, phóng đại các quan điểm và dự đoán tiên tri thú vị của
trường phái này được thể hiện vào năm 1888 bởi Paul Gauguin với Paul Sérusier, ông
21


đặt ra các câu hỏi: "Làm thế nào để nhìn thấy những cái cây? Chúng thật là vàng vọt.
Vì vậy, đặt chúng trong màu vàng; hình bóng này sơn nó với màu xanh tươi nguyên

PT

IT


chất; những chiếc lá đỏ? Đặt trong son."

Hình 1-14. Tác phẩm Dã Thú "Điệu nhảy" - Matisse

Tiên phong của phong trào này là Henri Matisse và André Derain. Các họa sĩ
trường phái Dã Thú bao gồm Albert Marquet, Charles Camoin, Maurice de Vlaminck,
Raoul Dufy, Othon Friesz, họa sĩ Hà Lan Kees van Dongen, và đối tác của Picasso
trong phái lập thể, Georges Braque giữa những người khác. Trường phái Dã thú, như
một phong trào, khơng có lý thuyết cụ thể, và được tồn tại ngắn ngủi, bắt đầu từ năm
1905 và kết thúc vào năm 1907, họ chỉ có ba triển lãm. Matisse đã được xem như là
người lãnh đạo của phong trào, do thâm niên của ơng trong độ tuổi và trước đó đã tự
lập trong thế giới nghệ thuật hàn lâm. Ơng nói ơng muốn tạo ra nghệ thuật để thỏa
thích; nghệ thuật như một sự trang trí là mục đích của ơng và có thể nói rằng ơng sử
dụng màu sắc tươi sáng sẽ cố gắng để duy trì sự thanh thốt của vạn vật. Những bậc
thầy như Henri Matisse tiếp tục phát triển phong cách của họ độc lập với bất kỳ
chuyển biến nào trong suốt thế kỷ XX.


Trường phái Lập thể

Năm 1907 trường phái Dã thú không cịn là một phong trào mới gây sốc, ngay
sau đó đã được thay thế bằng chủ nghĩa Lập thể - theo các nhà phê bình là sự phát
triển mới nhất trong nghệ thuật đương đại. Từ khoảng năm 1908 thông qua năm 1912,
xu hướng Lập Thể phân tích lên ngồi, theo sau xu hướng lập thể tổng hợp, nhiều tác
phẩm ra đời bởi Braque, Picasso, Fernand Léger, Juan Gris, Albert Gleizes, Marcel
Duchamp và vô số nghệ sĩ khác vào năm 1920. Xu hướng lập thể tổng hợp có đặc

PT

IT


trưng bởi sự ra đời của kết cấu khác nhau, bề mặt, các yếu tố cắt dán, bột Colle…

Hình 1-15. Tác phẩm Lập thể "Những cô gái D Avigon" – Picasso

Picasso và Braque sát cạnh bên nhau để mở đường cho ý tưởng tiền lập thể
vào những năm 1906-1909 sau đó là "chủ nghĩa lập thể phân tích" (1909-1912). Vào
thời kỳ này, hội họa của họ là nhiều bề mặt gần như đơn sắc, những đường thẳng
khơng hồn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau.


Bức họa Les Demoiselles d'Avignon (Những cô gái Avignon H 1 -15) của
Picasso không được coi là lập thể nhưng nó lại được coi là cột mốc quan trọng để tiến
đến trường phái lập thể. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Picasso thể hiện các hướng
nhìn khác nhau cùng một lúc của vật thể ba chiều trên không gian hai chiều của bức
tranh. Dựa trên ý tưởng này, Braque khai triển thêm nhiều khía cạnh khác và đã tạo ra

PT

IT

trường phái lập thể.

Hình 1-16. Juan Gris, tĩnh vật trái cây và Mandolin, 1919, tranh dầu trên vải bố.

Một số nhà sử học còn gọi giai đoạn này của chủ nghĩa lập thể là giai đoạn bí
hiểm vì các tác phẩm được vẽ theo lối đơn sắc và khó có thể hiểu được. Người họa sĩ
chỉ để lại một chút dấu vết trên bức tranh để có thể nhận ra đối tượng của họ. Lúc này,
chủ nghĩa lập thể rất gần với chủ nghĩa trừu tượng. Một số chữ cái cũng được đưa vào
các bức tranh để làm đầu mối gợi ý ý nghĩa của các bức tranh.

Giai đoạn tiếp theo của lập thể phân tích là "lập thể tổng hợp", bắt đầu vào năm
1912. Trong lập thể tổng hợp, bố cục của bức tranh gồm các chi tiết chồng chất lên
nhau, những chi tiết này được tô sơn hoặc được trát sơn lên nền vải, chúng có màu sắc
sặc sỡ hơn. Khơng giống như lập thể phân tích (ở đó vật thể bị bẻ gãy làm nhiều


×