Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thiết kế nhận diện thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 151 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƢƠNG TIỆN
*****

BÀI GIẢNG MÔN HỌC
(Phƣơng pháp đào tạo theo tín chỉ)

TÊN HỌC PHẦN:

IT

THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƢƠNG HIỆU
Mã học phần: CDT1459

PT

(03 tín chỉ)

Biên soạn
ThS. ĐẶNG THỊ THANH HOA

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC ẢNH .......................................................................................... 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHO HÌNH ẢNH
NHẬN DIỆN THƢƠNG HIỆU.................................................................. 9
1.1 Khái niệm cơ bản về thương hiệu ........................................................... 9
1.1.1 Thương hiệu là gì ........................................................................... 9
1.1.2 Nhận diện thương hiệu là gì ........................................................ 11


1.1.3 Thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương hiệu là gì ......... 13
1.1.4 Vai trị của công nghệ trong việc thiết kế đồ họa cho hình ảnh
nhận diện thương hiệu .......................................................................... 14
1.2 Thiết kế đồ họa trong việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu ...... 16
Câu hỏi ôn tập và định hướng thảo luận ..................................................... 26

IT

Chƣơng 2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHO
HÌNH ẢNH NHẬN DIỆN THƢƠNG HIỆU .......................................... 28
2.1 Tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 28
2.1.1 Nghiên cứu công ty và thị trường ................................................ 29

PT

2.1.2 Phân tích và đánh giá sản phẩm .................................................. 31
2.1.3 Phân tích khách hàng mục tiêu .................................................... 32
2.2 Xác định chiến lược quảng cáo ............................................................. 34
2.2.1 Mục đích của kế hoạch quảng bá thương hiệu ............................ 34
2.2.2 Xác định các yếu tố trong một chiến dịch quảng cáo .................. 36
2.2.3 Định hướng sáng tạo .................................................................... 37
2.2.3.1 Xác định đề tài .......................................................................... 39
2.2.3.2 Xác định chủ đề của quảng cáo ................................................ 40
2.2.3.3 Thông điệp của quảng cáo ........................................................ 41
2.2.3.4 Xác định đối tượng của quảng cáo ........................................... 44
2.2.3.5 Sản phẩm của doanh nghiệp ..................................................... 45
2.2.3.6 Phương tiện truyền thông ......................................................... 47
2.3 Thiết kế bản sắc thương hiệu ................................................................ 51
2.3.1 Các yếu tố nhận diện thương hiệu cốt lõi ................................. 53
2.3.1.1 Tên thương hiệu ........................................................................ 53

2.3.1.2 Câu định vị thương hiệu ........................................................... 54
2


2.3.1.3 Đặc điểm khác biệt của sản phẩm ............................................ 55
2.3.1.4 Tính cách của thương hiệu ....................................................... 56
2.3.1.5 Đặc điểm hình ảnh đồ họa cho thương hiệu ............................. 57
2.3.2 Các yếu tố truyền thơng trong thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận
diện thương hiệu ................................................................................... 59
2.3.2.1 Tên thương hiệu ........................................................................ 59
2.3.2.2 Trình tự nhận thức .................................................................... 60
2.3.2.3 Tín hiệu hữu hình...................................................................... 62
2.3.2.4 Tín hiệu trừu tượng ................................................................... 66
2.3.2.5 Biểu tượng ................................................................................ 68
2.3.2.6 Nhân vật .................................................................................... 71
2.3.2.7 Thị giác và cảm giác ................................................................. 72
2.4 Thiết kế đồ họa ...................................................................................... 76

IT

2.4.1 Mầu sắc trong thiết kế đồ họa...................................................... 76
2.4.2 Hình ảnh trong thiết kế đồ họa .................................................... 77
2.4.3 Chữ trong thiết kế đồ họa ............................................................ 81

PT

2.4.4 Triển khai các ứng dụng thử nghiệm ........................................... 83
Câu hỏi ôn tập và định hướng thảo luận ..................................................... 86
Chƣơng 3. THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHO HÌNH ẢNH NHẬN DIỆN
THƢƠNG HIỆU........................................................................................ 87

3.1 Tính đồng bộ trong thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương hiệu
..................................................................................................................... 87
3.1.1 Màu sắc trong thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương
hiệu........................................................................................................ 89
3.1.2 Hình ảnh trong thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương
hiệu........................................................................................................ 91
3.1.3 Sử dụng chữ trong thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương
hiệu........................................................................................................ 93
3.1.4 Phong cách thiết kế ...................................................................... 94
3.1.5 Các quy chuẩn trong thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện
thương hiệu ........................................................................................... 98
3.2 Các hạng mục trong đồ án thiết kế........................................................ 99
3


3.2.1 Logo ............................................................................................. 99
3.2.2 Bộ văn phòng ............................................................................. 103
3.2.3 Sách giới thiệu ........................................................................... 105
3.2.4 Áp phích quảng cáo ................................................................... 107
3.3 YÊU CẦU HOÀN THIỆN ĐỒ ÁN .................................................. 108
3.3.1 Quy định về quy chuẩn thể hiện đồ án ............................................. 109
3.3.1.1 Quy định kích thước bảng trình bày đồ án ............................. 109
3.3.1.2 Quy định số lượng bảng trình bày đồ án ................................ 109
3.3.1.3 Quy định thơng tin trên bảng trình bày .................................. 109
3.3.2 Hồ sơ nghiên cứu và thiết kế............................................................ 110
3.3.2.1 Nội dung hồ sơ nghiên cứu và thiết kế ................................... 110
3.3.2.2 Quy chuẩn hồ sơ nghiên cứu và thiết kế ................................ 110
3.3.3 Quy định về nộp bài ......................................................................... 111

IT


3.3.3.1 Thuyết trình đồ án................................................................... 111
3.3.3.2 Nộp đĩa CD hoặc DVD ........................................................... 111
Câu hỏi ôn tập và định hướng thảo luận ................................................... 112

PT

PHỤ LỤC ẢNH ....................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 151

4


MỤC LỤC ẢNH
Hình 1: Logo của một số thương hiệu ........................................................ 17
Hình 2: Áp phích quảng cáo của Coca Cola ............................................... 18
Hình 3: Thiết kế bộ văn phịng cho Lavender............................................. 18
Hình 4: Một số biển hiệu............................................................................. 19
Hình 5: Tờ gấp quảng cáo ........................................................................... 19
Hình 6: Bao bì sản phẩm của một số loại nước giải khát ........................... 20
Hình 7: Thiết kế bao bì sản phẩm ............................................................... 21
Hình 8: Quảng cáo của Nike ....................................................................... 21
Hình 9: Hình tượng nhân vật....................................................................... 22

IT

Hình 10: Áp phích quảng cáo của Nike ...................................................... 23
Hình 11: Website của cửa hàng thời trang LeSoleil ................................... 24

PT


Hình 12: Văn phịng giao dịch ngân hàng Vietcombank ............................ 25
Hình 13: Phương tiện vận chuyển của hãng chuyển phát nhanh FedEx .... 25
Hình 14: Đồng phục tiếp viên Vietnam Airline .......................................... 26
Hình 15: Điểm đặc trưng của từng nhãn hiệu ............................................. 32
Hình 16: Áp phích quảng cáo cho Etic ....................................................... 33
Hình 17: Áp phích quảng cáo của Levi’s.................................................... 34
Hình 18: Thơng điệp trên áp phích quảng cáo ............................................ 35
Hình 19: Chủ đề quảng cáo của ngân hàng Vietcombank: “Ra mắt Thẻ
Vietcombank Cashback Plus American Express” ...................................... 36
Hình 20: Phác thảo bằng ngơn ngữ để tìm ý tưởng .................................... 38
Hình 21: Sử dụng bút chì và giấy nháp để phác họa ý tưởng ..................... 38
Hình 22: Chuyển thể từ phác họa sang hồn thiện trên máy tính ............... 39
Hình 23: Chủ đề của quảng cáo .................................................................. 41

5


Hình 24: Quảng cáo của OMO và TRESemme .......................................... 42
Hình 25: Áp phích quảng cáo cho Skyfarm và Joma.................................. 45
Hình 26: Quảng cáo của Mỳ Cung Đình và Absolut .................................. 47
Hình 27: Quảng cáo trên báo ...................................................................... 48
Hình 28: Quảng cáo trên tạp chí ................................................................. 49
Hình 29: Quảng cáo trên ti vi ...................................................................... 49
Hình 30: Quảng cáo trên đài phát thanh ..................................................... 50
Hình 31: Quảng cáo thơng qua các hình thức thể hiện trên các thiết bị điện
tử như máy tính, máy tính bảng điện thoại ................................................. 50
Hình 32: Quảng cáo ngồi trời .................................................................... 51

IT


Hình 33: Tên các thương hiệu ..................................................................... 53
Hình 34: Áp phích quảng cáo cho Skyfarm ................................................ 56
Hình 35: Tính cách của thương hiệu CocaCola và Pepsi ........................... 57

PT

Hình 36: Đặc điểm hình ảnh đồ họa của thương hiệu ................................ 58
Hình 37: Tên thương hiệu ........................................................................... 59
Hình 38: Một số tín hiệu nhận biết ............................................................. 61
Hình 39: Một số đặc trưng về mầu của thương hiệu................................... 62
Hình 40: Tín hiệu hình của thương hiệu ..................................................... 63
Hình 41: Tín hiệu cụm chữ ......................................................................... 64
Hình 42: Tín hiệu với một ký tự ................................................................. 64
Hình 43: Tín hiệu kết hợp giữa hình và chữ ............................................... 65
Hình 44: Tín hiệu ẩn ý ................................................................................ 67
Hình 45: Tín hiệu nhận biết trên thương hiệu Mộc Châu ........................... 68
Hình 46: Biểu tượng của Phật Giáo và Hitler ............................................. 69
Hình 47: Biểu tượng của Puma và dòng thời trang Pink của Victoria’ Secret
..................................................................................................................... 69
6


Hình 48: Một số dạng biểu tượng ............................................................... 71
Hình 49: Nhân vật biểu tượng ..................................................................... 72
Hình 50: Phong cách quảng cáo của Lacoste.............................................. 73
Hình 51: Quảng cáo của xe SsangYong thể hiện sức mạnh của sản phẩm 74
Hình 52: Quảng cáo sử dụng ảnh chụp và hình vẽ ..................................... 75
Hình 53: Quảng cáo của Pepsi .................................................................... 75
Hình 54: Hình ảnh ca sĩ, người mẫu Hồ Ngọc Hà được sử dụng làm đại

diện trên quảng cáo của Sunsilk .................................................................. 78
Hình 55: Sử dụng hình ảnh kết hợp với hình vẽ trên sách giới thiệu sản
phẩm ............................................................................................................ 80
Hình 56: Mỗi thương hiệu được thiết kế với mỗi kiểu chữ khác nhau, phù

IT

hợp với từng đặc thù của thương hiệu đó.................................................... 81
Hình 57: Một số ứng dụng của logo............................................................ 84

PT

Hình 58: Một số logo ở trạng thái khơng mầu ............................................ 84
Hình 59: Một số dạng hiển thị của logo ...................................................... 84
Hình 60: Quảng cáo của SkyFarm trên phương tiện vận chuyển và nhà chờ
xe bus........................................................................................................... 85
Hình 61: Mầu sắc trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Etic............. 91
Hình 62: Quảng cáo sử dụng ảnh chụp và hình vẽ ..................................... 92
Hình 63: Đồng bộ về chữ trong thiết kế bộ văn phòng cho thương hiệu
Skyfarm ....................................................................................................... 94
Hình 64: Phong cách thiết kế của hệ thống nhận diện thương hiệu Skyfarm
..................................................................................................................... 97
Hình 65: Logo chuẩn ................................................................................. 101
Hình 66: Logo mầu, sắc độ gradient và logo đen trắng ............................ 101
Hình 67: Quy chuẩn về mầu cho logo....................................................... 101

7


Hình 68: Quy chuẩn logo đặt trên nền mầu .............................................. 102

Hình 69: Quy định kiểu chữ trong hệ thống thiết kế ................................ 102
Hình 70: Quy định về khoảng cách và kích thước tối thiểu của logo ....... 102
Hình 71: Quy chuẩn danh thiếp ................................................................ 104
Hình 72: Quy chuẩn phong bì thư ............................................................. 104
Hình 73: Quy chuẩn về giấy viết thư ........................................................ 105
Hình 74: Quy định về khoảng cách trong sách giới thiệu......................... 107

PT

IT

Hình 75: Quy định về khoảng cách trên áp phích ..................................... 108

8


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHO HÌNH ẢNH
NHẬN DIỆN THƢƠNG HIỆU
Hệ thống hình ảnh đồ họa cho nhận diện thương hiệu đóng một vai trị
quan trọng trong chiến lược truyền thơng thương hiệu. Nó tham gia vào
q trình xây dựng và phát triển của bất kỳ một thương hiệu nào. Đó là
những sản phẩm truyền thơng bằng thị giác; là tất cả những ấn phẩm được
sử dụng để giao tiếp với khách hàng mục tiêu. Hình ảnh đồ họa cho thương
hiệu khơng chỉ thể hiện tính thẩm mỹ mà phải đúng với những đặc điểm
đặc trưng và yêu cầu của thương hiệu đó. Khi mẫu thiết kế đạt được giá trị
thẩm mỹ cao thì nó sẽ trở thành công cụ tiếp thị, quảng cáo hữu dụng cho
thương hiệu. Tuy nhiên, việc thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện
thương hiệu luôn luôn gắn liền với thương hiệu đó.

1.1.1 Thƣơng hiệu là gì


IT

1.1 Khái niệm cơ bản về thƣơng hiệu

PT

Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, là hình
tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp
trong tâm trí khách hàng.

Khi cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn vô hạn, các công ty tìm cách để kết nối
cảm xúc với khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài. Xây dựng thương hiệu
trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào để tạo
dựng hình ảnh đẹp trong con mắt của người tiêu dùng.
Con người đánh giá độ hấp dẫn của sản phẩm không dựa trên ý niệm chủ
quan mà dựa trên cái mà họ nhìn thấy, cảm nhận bằng chính thị giác của
mình. Vì vậy, các sản phẩm được nhà thiết kế khốc lên mình những bộ áo
đẹp đẽ hơn để hấp dẫn người mua.
Sản phẩm mới có thể được chấp nhận tại thị trường phụ thuộc vào ba yếu
tố. Một là bản thân chính sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm là uy tín giúp
9


người mua tin tưởng vào thương hiệu và đưa ra quyết định của mình. Hai là
khách hàng chấp nhận sản phẩm, điều này có nghĩa là sản phẩm phải phù
hợp với nhu cầu, mục đích, sở thích, thu nhập của người tiêu thụ. Ba là
khách hàng chấp nhận các thiết kế cho sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng
thiết kế đồ họa ứng dụng đóng vai trị khơng nhỏ trong nền kinh tế hàng

hóa.
Thương hiệu trả lời các câu hỏi:
- Bạn là ai?
- Ai cần biết bạn?
- Họ sẽ tìm ra bạn như thế nào?
- Tại sao họ nên quan tâm đến bạn?

IT

Ba chức năng cơ bản của thương hiệu:
- Sự kết nối. Thương hiệu giúp người tiêu dùng lựa chọn trong sự đa dạng
và phức tạp của các sự lựa chọn.

PT

- Sự đảm bảo. Thương hiệu giao tiếp chất lượng bên trong của sản phẩm và
khẳng định với khách hàng rằng họ đã thực hiện sự lựa chọn đúng.
- Lời hứa. Các thương hiệu sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ đặc biệt và các sự
kết hợp để khuyến khích người tiêu dùng nhận diện thương hiệu của họ.
Các điểm tiếp xúc thương hiệu:
- Tiêu đề thư
- Danh thiếp
- Biển quảng cáo ngồi trời
- Bao bì
- Bảng chỉ dẫn
- Website
- Web banners
- Triển lãm
- Quảng cáo
10



- Xuất bản phẩm
- Môi trường
- Các phương tiện truyền thông
- Emails
- Voice mails
- Xe chở hàng
- Nhân viên
- Quan hệ công chúng
- Diễn thuyết
- Mạng xã hội
- Âm thanh
Trong khi nền tảng văn hóa là bản sắc của mỗi quốc gia, chính trị ổn định
đất nước, thì nền kinh tế thị trường là yếu tố thúc đẩy một quốc gia phát

IT

triển. Các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ sản xuất ra nhiều mặt hàng để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc cạnh tranh giữa các sản phẩm ngày
nay trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi người tiêu dùng có quyền lựa

PT

chọn sản phẩm phù hợp đối với nhu cầu của mình. Quảng cáo vì thế là một
yếu tố trung gian để đưa sản phẩm tiếp cận tới người tiêu dùng một cách
hiệu quả nhất. Ở đâu có sản phẩm, xuất hiện quảng cáo, ở đó có sự tham
gia của cơng việc thiết kế. Chính vì vậy, ngành thiết kế đồ họa gắn liền với
ngành công nghiệp quảng cáo và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
1.1.2 Nhận diện thƣơng hiệu là gì

Do nhiều yếu tố mới hội tụ và phương tiện truyền thông đang phát triển,
các nền kinh tế của các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp nhanh
chóng. Các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với các quy mô lớn nhỏ khác
nhau, sự cạnh tranh giữa các đơn vị cũng ngày càng trở nên gay gắt. Việc
xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm tên thương hiệu, logo,
thiết kế hình ảnh đồ họa cho nhận diện thương hiệu, thiết kế sản phẩm, bao
bì, quảng cáo v.v… đã trở thành yếu tố không thể thiếu cho việc tiếp thị,
quảng bá của mình. Trong một thị trường cạnh tranh đơng đúc, xây dựng

11


nhận diện thương hiệu có thể đem lại hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ, cho
lợi ích của doanh nghiệp.
Nhận diện thương hiệu là những yếu tố hữu hình tác động tới các giác
quan. Chúng ta có thể nhìn thấy, chạm vào nó, giữ, nghe, xem, di chuyển
và cảm nhận về nó. Nhận diện thương hiệu tạo ra sự khác biệt, dễ nhận biết
và dễ ghi nhớ. Nhận diện thương hiệu cũng có thể hiểu là tranh thủ mọi cơ
hội để bày tỏ lý do tại sao mọi người nên chọn thương hiệu này thay vì
thương hiệu khác.
Tiến trình xây dựng thương hiệu:
Bước 2
Làm rõ
chiến
lược

> Bước 3
Thiết kế đồ
họa cho
hình ảnh

nhận diện
thương
hiệu

> Bước 4
Tạo
điểm tiếp
xúc

> Bước 5
Quản lý
thương
hiệu

PT

Tiến hành
nghiên
cứu

>

IT

Bước 1

Việc xây dựng thương hiệu là của một nhóm người nằm trong một doanh
nghiệp, một tổ chức v.v.. và không ai làm cơng việc đó một mình. Đó là kết
quả của sự kết hợp giữa những người điều hành, tiếp thị, bán hàng, quảng
cáo, quan hệ công chúng, các hoạt động và phân phối. Xây dựng thương

hiệu là một quy trình chặt chẽ và những nhà thiết kế là một phần của quy
trình đó.
Chúng ta thấy rằng, để sản phẩm tiếp cận tới người tiêu dùng một cách
nhanh chóng nhất thì người thiết kế đóng vai trị là cầu nối trung gian giữa
hàng hóa, nhà cung cấp sản phẩm với cơng chúng sử dụng. Do vậy, họ phải
hiểu về sản phẩm như những nhà sản xuất và thấu hiểu người mua hàng với
nhu cầu, thị hiếu, tâm lý, thu nhập, đặc điểm vùng miền của họ, để từ đó
đưa ra những thiết kế vừa truyền tải được thông điệp, vừa nhắm tới đúng
đối tượng khách hàng tiềm năng.

12


Có thể thấy rằng thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương hiệu là một
phần trong tiến trình xây dựng nhận diện thương hiệu và khơng nằm ngồi
tiến trình đó, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơng việc khác. Cụ thể ở đây,
để có thể thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương hiệu thì chúng ta
cần tiến hành nghiên cứu, từ đó làm rõ chiến lược của doanh nghiệp. Đó là
cơ sở nền tảng để tìm ra các điểm quan trọng, những yếu tố cốt lõi cho xây
dựng thương hiệu và quy chiếu sang những tín hiệu, những biểu tượng thị
giác.
Nhận diện thương hiệu gồm nhiều yếu tố khác nhau và được thống nhất
thành một hệ thống được gọi là hệ thống đồng bộ. Xây dựng hình ảnh nhận
diện thương hiệu yêu cầu phải tạo ra tạo nét đặc trưng riêng, nhất quán, quy
định các chuẩn cứ chặt chẽ để phát triển toàn hệ thống sản phẩm thiết kế.

IT

1.1.3 Thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thƣơng hiệu là gì
Khi khơng quan tâm đến thiết kế, công ty vẫn bán được hàng. Quá nhiều

công ty sản xuất ra cùng chủng loại mặt hàng như nhau thì mẫu mã nào đẹp

PT

hơn sẽ chiếm cảm tình của người tiêu dùng hơn. Đồ họa ứng dụng làm cho
bộ mặt của hàng hóa bắt mắt, mang đến cảm giác ngon lành và hấp dẫn hơn.
Thiết kế đồ họa giúp cho việc quảng cáo định vị được sản phẩm trong tâm
trí của khách hàng tiềm năng. Người tiêu dùng trở u thích hơn một hàng
hóa nào đó khơng chỉ bởi một sản phẩm có chất lượng tốt, dịch vụ đi kèm
tốt mà còn là cả một tác phẩm nghệ thuật. Và thông qua tác phẩm nghệ
thuật ấy, thiết kế đồ họa đã đưa thẩm mỹ tiếp cận trực tiếp tới quần chúng
bằng ngôn ngữ đời thường, phục vụ cho đời sống của nhân dân, có tác
động tích cực tới đời sống văn hóa nhân dân, đi vào khối óc, con tim, đi
vào trong sự nhận thức của con người.
Thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện thương hiệu là một q trình xử lý
các thơng tin vào quy chuẩn để xây dựng nhận thức và mở rộng lịng trung
thành của khách hàng. Nó địi hỏi nhiệm vụ tổng quát ngay từ đầu và duy
trì trong tương lai.
13


Công việc của những người làm thiết kế đồ họa cho hình ảnh nhận diện
thương hiệu là tạo ra các dấu hiệu, tín hiệu có thể là các ký tự, hình vẽ,
hình dạng, âm thanh, mầu sắc… để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận ra
điểm đặc trưng của thương hiệu trong hàng loạt các thương hiệu khác.
Thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và xây dựng thương
hiệu. Thiết kế tạo ra những tài sản vơ hình và tác động tới nhiều giác quan.
Việc xây dựng hình ảnh đồ họa hỗ trợ cho sự mong muốn dẫn đầu của
thương hiệu, vượt qua các đối thủ cạnh tranh và cung cấp cho nhân viên
những công cụ hỗ trợ để tiếp cận khách hàng.

1.1.4 Vai trò của cơng nghệ trong việc thiết kế đồ họa cho hình ảnh
nhận diện thƣơng hiệu
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số mở ra một kỷ nguyên mới với sự

IT

đóng góp của các loại thiết bị điện tử đã trở thành một sản phẩm, một đồ
vật yêu thích của rất nhiều người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển đó mà
thiết kế đồ họa có thêm sân chơi mới với nhiều tính năng và sự đa dạng

PT

trong hiển thị.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, việc thiết kế đồ họa cho hình ảnh
nhận diện thương hiệu khơng chỉ dừng lại ở các sản phẩm in ấn mà đang và
sẽ còn tiến xa hơn nữa trong phương diện biểu hiện. Tuy nhiên, một số sản
phẩm tiếp thu, tuân thủ các yếu tố và quy luật thiết kế trong in ấn như
những trang quảng cáo, các cuốn sách giới thiệu, catalogue v.v… Các
phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng cũng ngày càng đa dạng và
nhờ sự hỗ trợ song hành của công nghệ, các sản phẩm thiết kế đồ họa đang
dần được chuyển thể từ dạng in ấn để tiếp cận tới đông đảo độc giả, khách
hàng và những đối tác tiềm năng hơn thông qua cách thức hiển thị trên các
thiết bị công nghệ số.
Đồ họa thị giác ngày nay đã, đang và sẽ tổng hòa của nhiều yếu tố và lĩnh
vực. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, vì vậy, sự tham gia của
đa lĩnh vực đã tương hỗ và đẩy đồ họa thị giác lên những nấc thang mới.
14



Tính phim và hiệu ứng được tạo ra từ cơng nghệ số đã tham gia vào câu
chuyện của đồ họa và biểu đạt trong những ấn phẩm xuất hiện trên các thiết
bị điện tử. Chúng ta có thể bắt gặp những “người quen” như một sản phẩm
của thiết kế để in ấn, một sản phẩm của công nghệ và một sản phẩm của
phim được tích hợp trong một sản phẩm đồ họa tương tác. Những thứ quen
thuộc đó độc giả đã được biết tới từ nhiều năm, thậm chí hàng chục, và cả
trăm năm nay nhưng sự tiếp biến văn hóa và cơng nghệ đã gõ cửa những
nhà thiết kế và những cảm xúc mới mẻ được tạo nên từ những nền tảng cũ.
Đó chỉ đơn giản là tập hợp nguyên liệu cũ để tạo ra tinh thần mới.
Các sản phẩm của công nghệ kỹ thuật số ngày nay đã, đang và sẽ quan tâm
tới hành vi, sự mong muốn, ước mơ của người sử dụng. Theo đó, những
nhà thiết kế đồ họa cũng đã quan tâm tới môi trường tương tác của người
dùng để đưa ra những ứng dụng mới trên các thiết bị điện tử. Ở những

IT

nước phát triển, những đô thị lớn, những thiết bị kỹ thuật số ngày càng trở
thành một đồ vật không thể thiếu của con người.

PT

Công nghệ đã và đang thay đổi biểu hiện thị giác của các sản phẩm thiết
kế. Sự kết hợp giữa cái tĩnh của sản phẩm in ấn với cái động của công nghệ
trong một không gian ảo đã và đang thay đổi, đẩy thiết kế đồ hoạ lên một
bước tiến mới, bước tiến ấy có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố cơng nghệ.
Nhờ tính đặc trưng của các thiết bị hiển thị như máy tính, máy tính bảng,
điện thoại thơng minh, các ấn phẩm của xuất bản điện tử tích hợp âm
thanh, video và các hiệu ứng hình chuyển động, v.v…, điều mà những sản
phẩm in ấn không thể hiện được đã làm thay đổi cách biểu hiện thị giác
trong thiết kế đồ họa.

Con người, đặc biệt là giới trẻ đang dịch chuyển từ những thói quen cũ
sang thói quen mới được hình thành do sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật,
công nghệ và cuộc sống. Chính vì vậy, thiết kế đồ họa cũng phải đổi mới,
cập nhật và phát triển theo xu thế của thời đại.

15


1.2 Thiết kế đồ họa trong việc xây dựng hình ảnh nhận diện thƣơng hiệu
Bản sắc thương hiệu là một thành phần thiết yếu của thương hiệu. Nó được
thể hiện qua tên thương hiệu, màu sắc, biểu tượng, các tín hiệu nhận diện,
các sản phẩm quảng cáo như áp phích, catalogue và các sản phẩm thiết kế
khác. Thiết kế đồ họa trong việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu
tạo sự kết nối tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu, của những
thông điệp mà thương hiệu muốn bày tỏ với người tiêu dùng. Cho dù đó là
những tín hiệu hữu hình hay trừu tượng, nhận diện thương hiệu trở thành
nhận thức của sản phẩm tinh thần của người tiêu dùng.
Thiết kế đồ họa trong việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu tạo
nên sức mạnh của thương hiệu, tạo ấn tượng thị giác, truyền tải đúng thông
điệp, tạo ấn tượng đúng về thương hiệu trong con mắt và tâm trí của khách
tranh của mình.

IT

hàng tiềm năng, đồng thời giúp phân biệt thương hiệu với đối thủ cạnh

Đồ họa quảng cáo ngày nay khơng cịn dừng ở dạng 2D in ấn, các hình ảnh

PT


tĩnh mà cịn mở rộng sang lĩnh vực đồ họa động. Chúng ta không chỉ nhìn
thấy các quảng cáo trên những tấm áp phích khổ lớn, nhỏ khác nhau, những
tờ rơi, tờ gấp hay quyển giới thiệu sản phẩm mà còn thấy các đoạn phim
trên ti vi hay internet.

Lợi thế của in ấn đó là sản xuất hàng loạt, có hình mầu và một số tính năng
mà các phương tiện khác khơng thể làm được như trưng bày trên đường
cao tốc, không bị phụ thuộc vào điện hay tín hiệu mạng, những cuốn
catalogue sẽ dễ dàng lưu trữ, cầm trên tay và đọc đi đọc lại vài lần. Trong
khi radio có lợi thế về âm thanh nhưng hồn tồn mất ưu thế về hình thì tivi
hay internet lại có được cả hai. Radio tiếp cận một lượng người nghe khơng
nhiều thì tivi lại tiếp cận tới phần lớn người tiêu dùng. Giới trẻ đang dịch
chuyển từ tivi sang internet thì phương tiện này đang ngày một chiếm ưu
thế. Họ có thể truy cập vào bất kể thời gian nào ngay cả trên các vùng miền
khác nhau. Các phương tiện truyền thông cũng được sử dụng phổ biến và
phong phú hơn hỗ trợ đắc lực cho công việc thiết kế và giúp những nhà
16


chiến lược thực hiện chiến dịch quảng bá của mình.
Về cơ bản, thiết kế đồ họa trong việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương
hiệu bao gồm những cơng việc sau:
Logo
Nền tảng của bất kỳ một thương hiệu nào đó là logo, một biểu tượng, tín
hiệu nhận diện cơ bản và đặc thù nhất. Ngay khi người xem nhìn thấy logo,
họ ngay lập tức có thể nhận ra được thực thể mà nó đại diện. Một logo có
thể mang một giá trị rất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức.
Logo có thể được xem là tín hiệu tạo hình, dễ nhận biết, dễ ghi nhớ vào tâm
trí của người xem, chứa đựng một lượng thông tin biểu đạt ý niệm về cơng
ty, tổ chức, một sự kiện… Logo có cấu trúc hoàn chỉnh, được quy chuẩn


IT

chặt chẽ và được ứng dụng trong các sản phẩm thiết kế đồ họa của thương

PT

hiệu.

Logo hãng

Nhãn hiệu Nestea

Mitsubishi

Logo ngân hàng
VietinBank

Hình 1: Logo của một số thương hiệu

Tín hiệu thị giác
Tín hiệu thị giác có thể là hình ảnh hiện thực hoặc hình ảnh trừu tượng.
Chúng ta có một khả năng ngạc nhiên về việc ghi nhớ hình ảnh và có thể
nhớ hàng ngàn hình ảnh khác nhau. Với hệ thống thị giác toàn vẹn mà mỗi
chúng ta có, việc nhìn chiếm cảm giác ưu thế để thâu tóm được thơng tin
17


nhận thức một cách nhanh chóng. Thâu tóm được cảm giác của tinh thần và
khả năng thị giác có thể kích hoạt những nhà thiết kế đồ họa truyền tải

thơng điệp tới đúng mục tiêu để đạt được mục đích tiếp thị một cách chính
xác nhất.

Hình 2: Áp phích quảng cáo của Coca Cola

IT

Bộ văn phòng
Ấn phẩm văn phòng là một sản phẩm thương hiệu cần thiết đối với bất kỳ
một công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nào, là một phương tiện

PT

giao dịch với đối tác và thể hiện một phần văn hóa của họ.
Các ấn phẩm nằm trong bộ văn phịng là một nhóm của bộ nhận diện
thương hiệu. Đây là nhóm sản phẩm thiết kế có chứa đựng thơng tin về
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để giúp cho công việc hay các hoạt động
của họ được chuyên nghiệp hơn.

Hình 3: Thiết kế bộ văn phòng cho Lavender

18


Biển hiệu
Với bất kể một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức nào, biển hiệu giống
như một tín hiệu thông báo, một thông tin khẳng định, một lời mời chào và
một diện mạo bề ngoài trước khi chúng ta bước qua cánh cửa để đi được
vào không gian bên trong của họ. Nó tác động đến cảm xúc của khách


IT

hàng, đối tác đặc biệt là trong lần đầu tiếp xúc.

Hình 4: Một số biển hiệu

PT

Sách giới thiệu

Sách giới thiệu hay tờ rơi, tờ gấp là ấn phẩm quảng cáo quan trọng mà
thơng qua đó, đối tác có thể hiểu về cơng ty hay người mua hàng có thể
hiểu về sản phẩm. Giá trị của thương hiệu và sức mạnh bán hàng của một
mẫu thiết kế nhờ vào công việc biên tập nội dung và thiết kế một cách
chuyên nghiệp. Chúng góp phần đem lại sự thành cơng, đầu tư hiệu quả
trong kinh doanh.

Hình 5: Tờ gấp quảng cáo

19


Thiết kế sản phẩm
Đã bao giờ chúng ta nhìn thấy một chai Coca Cola khi khơng cịn tem nhãn
mà chúng ta vẫn khẳng định đó là sản phẩm Coca Cola? Có bao giờ chúng
ta nhìn thấy chai bia Saigon mà chúng ta vẫn khẳng định đó là bia Saigon
chứ khơng phải bia Hà Nội dù nó đã bị bóc mất tem? Chúng ta có thể kể
đến một số sản phẩm khác như nước khoáng Lavie, nước rửa chén Mỹ
Hảo, Sunlight, dầu gội đầu Enchanteur, hay chai nước mắm Chinsu và rất
nhiều sản phẩm khác có mặt trên thị trường. Kiểu dáng sản phẩm là một

đặc trưng của riêng sản phẩm đó mà các nhà sản xuất, các doanh nghiệp
ln hướng đến để tạo cho mình đặc điểm nhận biết, là yếu tố đặc thù của

PT

IT

thương hiệu và không thể lẫn với bất kỳ thương hiệu nào khác.

Hình 6: Bao bì sản phẩm của một số loại nước giải khát

Bao bì
Dấu ấn đầu tiên tác động tới khách hàng chính là hình thức bên ngồi và đó
là bao bì sản phẩm. Từ việc tung ra thị trường những sản phẩm mới đến
việc duy trì những sản phẩm cũ cần thiết phải có một mẫu mã ấn tượng.
Thiết kế thay đổi khi thị trường thay đổi. Nhãn mác, bao bì sản phẩm được
xem như yếu tố tiên quyết khi doanh nghiệp, nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh
mặt hàng trên thị trường.
Một bao bì được nghiên cứu và thiết kế phù hợp sẽ giúp mặt hàng nhắm tới
đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tác động đến quyết định mua sắm của
20


họ, tăng sản lượng bán hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.

Hình 7: Thiết kế bao bì sản phẩm

Quảng cáo: Áp phích, TVC

IT


Quảng cáo ngày nay đã và đang tạo ra một ảnh hưởng lớn mạnh, là một
phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của mỗi quốc
gia. Ở bất cứ nơi đâu, chúng ta đều thấy sự hiện diện của quảng cáo. Từ

PT

những con ngõ nhỏ đến trục đường lớn, từ những hình ảnh tĩnh đến những
hình ảnh động trên các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát
thanh, ti vi hay internet.

Quảng cáo giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất. Áp phích hay TVC khơng chỉ là một tác
phẩm nghệ thuật mà cịn là cơng cụ bán hàng, tiếp thị, quảng bá hình ảnh
thương hiệu phổ biến và hiệu quả nhất ngày nay.

Hình 8: Quảng cáo của Nike

21


Hình tƣợng nhân vật
Một nhân đại diện mang trên mình những thuộc tính đặc trưng có thể trở
thành một giá trị về hình ảnh cho thương hiệu đó. Các nhân vật thương
hiệu được sử dụng sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm của chiến dịch
quảng cáo và trở thành biểu tượng văn hóa của doanh nghiệp trong con mắt
của đối tác, của mơi trường xung quanh và thậm chí trong sự cảm nhận của

PT


IT

các em nhỏ.

Nhân vật Michelin Man của hãng

Nhân vật chuột Mickey của hãng

Michelin

phim Walt Disney

Hình 9: Hình tượng nhân vật

Âm thanh
Khi việc chú trọng mở rộng sự ảnh hưởng của thương hiệu gia tăng kết hợp
với sự phát triển của cơng nghệ, âm thanh nhanh chóng trở thành một tín
tiệu đặc trưng, đại diện cho thương hiệu. Bất kể chúng ta ở đâu, khi nghe
thấy âm thanh phát ra, chúng ta nhận biết ngay thương hiệu đó. Một số
thương hiệu không chỉ tạo ra bản sắc của mình thơng qua thị giác mà họ
cịn quan tâm đến thính giác. Âm thanh là một dữ kiện có thể kết hợp dễ
dàng trong sản phẩm quảng cáo.
Việc thiết kế một âm thanh đặc trưng, phù hợp sẽ nâng cao kinh nghiệm
22


của một thương hiệu. Chúng ta có thể nhớ đến một số sản phẩm được thiết
kế với tiếng âm đặc thù “ùhmm ùhmm” của xe máy Harley Davidson, tiếng
“xạch xạch” khởi động của các dòng xe Piaggio, tiếng êm và đầm của các
dịng Honda v.v… Đó là những tiếng âm bản sắc của mỗi dòng sản phẩm

ngay cả khi họ cải tiến các dịng sản phẩm của mình.
Trong một số môi trường bán lẻ, các quán café, siêu thị, cửa hàng thời
trang, các quán ăn v… người ta thường sử dụng âm nhạc để thu hút khách
hàng. Họ sử dụng âm thanh để đặt tâm trạng của khách vào môi trường
hoạt động của họ và tạo một không gian đặc trưng của mình.
Chuyển động
Tạo ra những tín hiệu chuyển động, hoạt hình hóa các nhân vật đại diện là
một cách để tăng cường sự ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo. Các

IT

hình chuyển động hỗ trợ cá tính thương hiệu và thường được phát triển từ

PT

ngơn ngữ hình ảnh của bản sắc thương hiệu.

Hình 10: Áp phích quảng cáo của Nike

Các hình ảnh được đơn giản hóa thành các mảng mầu, các lớp mầu chồng
xếp, đan xen nhau cùng với cách sắp đặt sự nghiêng của hình tạo cảm giác
chuyển động

23


Website
Một trong những phương tiện để quảng bá, quảng cáo và giới thiệu các sản
phẩm, dịch vụ và những hỗ trợ đi kèm phổ biến đó là website. Hầu như với
bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức, hay thậm chí một cá nhân, việc xây

dựng website là một phần trong kế hoạch truyền thông thương hiệu và kinh
doanh. Trong khi những cuốn catalogue hay tờ rơi, tờ gấp thì việc chuyển
các sản phẩm thiết kế tới tận tay người đọc và đông đảo khách hàng tiềm
năng là một việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có không gian
và thời gian. Với một trang web, việc quảng cáo và truyền thơng khơng cịn
bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và mức độ tiếp cận khách hàng tiềm
năng được phổ quát hơn. Việc cập nhật thông tin kịp thời và duy trì chúng
cũng là một lợi thế của loại hình này. Do vậy, website dường như là một

PT

IT

cơng cụ cơ bản trong kế hoạch duy trì và phát triển của họ.

Hình 11: Website của cửa hàng thời trang LeSoleil

Thiết kế khơng gian
Những tín hiệu nhận diện thương hiệu dưới hình thức ngơn ngữ đồ họa
được sử dụng để tạo một không gian đặc trưng, riêng biệt cho doanh
nghiệp. Sự kết nối từ những hình ảnh đồ họa trong các ấn phẩm in ấn, trên
các sản phẩm thực tế v.v… như dẫn dắt người xem, đưa đối tác, khách
hàng, và thậm chí cả những nhân viên vào trong một không gian sống
24


động, thể hiện bản chất của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Một
thương hiệu thành cơng, những tín hiệu đồ họa trong truyền thông được
đông đảo người dân biết tới có thể trở thành một biểu tượng, một sự tự hào
của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, của những người làm việc trong mơi

trường đó và thậm chí tạo ra một không gian lý tưởng cho dịch vụ của họ.

IT

Hình 12: Văn phịng giao dịch ngân hàng Vietcombank

Phƣơng tiện vận chuyển

PT

Các phương tiện di chuyển hay vận chuyển, chuyên trở hàng hóa được gắn
lên mình biểu tượng thương hiệu là một dấu hiệu để phân biệt, nhận biết,
quảng bá hình ảnh của cơng ty và là niềm tự hào của họ. Nâng cao nhận
thức thương hiệu trên đường phố là cách làm dễ dàng và phổ biến nhất. Các
phương tiện khi lưu thơng trên đường phố có thể giao tiếp với đa dạng khán
giả và hình ảnh thương hiệu cũng theo phương tiện xuất hiện ở nhiều vị trí
khác nhau.

Hình 13: Phương tiện vận chuyển của hãng chuyển phát nhanh FedEx

25


×