Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tại Feeling Tea

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 15 trang )

Lời mở đầu
Thương hiệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là sự ghi nhận của khách hàng
đối với những lỗ lực của doanh nghiệp. Để khẳng định được một thương hiệu trong
mắt nguời tiêu dùng thì việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là công tác
vô cùng quan trọng, giúp người tiêu dùng và công chúng nhận biết và phân biệt
được thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp mình. Khi một thương hiệu được
nhiều người tiêu dùng biết đến thì khả năng thành công của tổ chức, doanh nghiệp
đó đã được đánh dấu trên thị trường.
Trong thị trường hiện nay tại khu vực Hà Nội cũng như cả nước xuất hiện rất nhiều
những thương hiệu đồ ăn thức uống. Một trong những thương hiệu gắn liền với
lượng khách hàng đông đảo là giới trẻ cũng như học sinh, sinh viên; đó là các
thương hiệu trà sữa, trong đó Feeling tea là thương hiệu không thể không biết đến,
nhất là đối với dân nghiền trà sữa tại thành phố thủ đô. Tuy nhiên để gây dựng nên
thương hiệu rộng khắp đó, Feeling Tea đã và đang gặp không ít sự cạnh tranh từ
thị trường. Vậy làm thế nào để Feeling Tea có thể tồn tại và phát triển cũng như
cạnh tranh tốt với các đối thủ nặng kí khác, chúng ta sẽ cùng đi vào tim hiểu và
phân tích công tác xây dựng hệ thống nhân diện thương hiệu tại Feeling tea qua đề
tài “ Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tại Feeling Tea”.


I. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể
hiện của chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau.
- Các thành tố thương hiệu

Biểu tượng (symbol)
Sự cá biệt của bao bì

Tên thương hiệu


Dáng cá biệt của hàng
hóa

Các thành tố thương hiệu

Nhạc hiệu
Khẩu hiệu (Slogan)

Biểu trưng (Logo)

Các yếu tố khác (Màu sắc, kiểu
dáng)

1.2. Yêu cầu của hệ thống nhận diện thương hiệu.
1.2.1. Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Tính thẩm mỹ, hấp dẫn và tạo sự khác biệt.
- Khả năng nhận biết và phân biệt cao.
- Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc.
- Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng và thể hiện.
- Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ.
1.2.2. Yêu cầu chung trong tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ.
- Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định.
- Nâng cao khả năng thấu hiểu và truyền thông thương hiệu.


- Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai.
1.3. Các điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng có
thể tiếp xúc được với thương hiệu.

Hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệu bao gồm:


Điểm tiếp xúc thông qua quảng cáo:

Quảng cáo thương hiệu là hoạt động qua trọng trong các hoạt động quảng bá,
truyền thông thương hiệu. Nó góp phần đưa hình ảnh doanh nghiệp đến công
chúng, khách hàng góp phần duy trì nhận thức của người tiêu dùng với thương
hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để chiến lược truyền thông
quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất, điều tất yếu phải nghiên cứu tâm lý và đặc tính
của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông và chính sách của
đối thủ cạnh tranh.
Khi tiến hành quảng cáo cần đạt được những mục đích sau:
- Tạo ra nhận thức về thương hiệu
- Tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu
- Mục tiêu thuyết phục quyết định mua
- Mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành


Điểm tiếp xúc thông qua hoạt động công chúng (hoạt động PR):

Quan hệ công chúng được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có
liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh, một ấn tượng,
một quan niệm, một nhận định hoặc một sự tin cậy nào đó. PR là một công cụ quan
trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu nhằm trực tiếp vào đối tượng mục
tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn thiết lập và khai thác quan hệ với
các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, nhà đầu tư, giới tài chính,
người trung gian, cộng đồng,...để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.



Điểm tiếp xúc thông qua điểm bán:


Điểm bán là nơi mà doanh nghiệp trưng bày sản phẩm hay lưu trữ sản phẩm, là nơi
mà doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng. Tại điểm bán
hàng này khách hàng có thể tiếp cận với hình ảnh doanh nghiệp thông qua giao tiếp
với nhân viên bán hàng, hay chỉ đơn giản thông qua trang phục của nhân viên,
logo, áp phích được trưng bày tại điểm bán.


Điểm tiếp xúc thông qua nhân viên:

Là sự tương tác mặt đối mặt giữa đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty với
khách hàng. Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được khách hàng cảm nhận
thông qua đội ngũ nhân viên của công ty. Nếu nhân viên có phong cách làm việc
chuyên nghiệp, biết cư xử và niềm nở trong giao tiếp, biết lắng nghe, duy trì mối
quan hệ với khách hàng thì đó là tài sản vô giá, lợi thế cạnh tranh lớn của doanh
nghiệp. Thông qua phong cách làm việc, ứng xử của nhân viên khách hàng sẽ tạo
dựng hình ảnh thương hiệu.


Điểm tiếp xúc thương hiệu thông qua website:

Là điểm giao tiếp điện tử qua liên kết Website, đăng logo, quảng cáo trên website
khác.


Điểm tiếp xúc thông qua sản phẩm bao bì:

Bao bì được coi là một trong những liện hệ mạnh nhất của nhãn hiệu, trong đó,

hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước,
công dụng đặc biệt của bao bì.


Điểm tiếp xúc thông qua ấn phẩm công ty:

Ấn phẩm xuất phát từ công ty thì đơn giản thường là phong bì, túi xách, cặp đựng
tài liệu, tờ rơi... Ấn phẩm cũng có thể là các tạp chí được in định kỳ hàng tháng,
những chuyện saqo thông tin có thể lưu hành nội bộ và lưu hành cả ra bên ngoài
doanh nghiệp.


II.

Điểm tiếp xúc qua hệ thống kênh.
Thực tế khảo sát hệ thống nhận diện thương hiệu tại Feeling tea.

2.1. Gioi thiệu về Feeling Tea
2.1.1. Gioi thiệu chung về Feeling Tea


Feeling tea có xuất xứ từ Đài Loan, nó đã trở nên quen thuộc với các bạn học
sinh sinh viên, ngay cả những người lớn dù chỉ một lần thưởng thức cũng không
quên được hương vị đặc biệt này. Với mong muốn mang lại những món ăn ngon và
tiện lợi, Feelingtea có cả một hệ thống các cửa hàng tại Hà Nội đều nằm trên các
con phố sầm uất và có sự thu hút khách rất lớn. Tại các cửa hàng trong hệ thống
Feeling Tea, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra các nhãn hiệu Nestle, Vinamilk,
Ovaltine, Tesseire v..v.., đồng thời tận mắt quan sát từng thao tác pha chế. Tại
xưởng sản xuất, hệ thống máy móc nhập khẩu từ Đài Loan đang hối hả sản xuất
với nguyên liệu của Vedan, Casa, Lasuco v..v.. Tất cả đều được tiến hành trong

môi trường được giám sát vệ sinh chặt chẽ. Hai sản phẩm Trà sữa và Hạt trân châu
đã được Sở Y tế Hà Nội cấp ISO chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.


Feeling tea được đầu tư và trang trí rất tỉ mỹ bằng những gram màu trẻ trung
và hiện đại, Feelingtea sẽ mang lại cho bạn một không gian hoàn toàn mới mẽ và
thân thiện. Thưởng thức một cốc trà sữa với hương vị trà thơm dịu, trân châu giòn
mà không cứng, không giai cùng với thức ăn fastfood và đặc biệt là trong khung
cảnh

quá

hữu

tình

thì

thật



tuyệt.

Với tiêu chí Thương hiệu là thứ nhất, khách hàng là thượng đế, chất lượng là
trọng tâm, con người là nền tảng Feelingtea sẽ mang đến những gì tốt nhất cho
bạn.

-


Các cở sở của Feeling tea
Feeling tea có hệ thống chi nhánh rộng khắp và đều nằm trên các con phố sầm

-

uất và có sự thu hút khách rất lớn.
Chỉ riêng ở Hà Nội có 21 chi nhánh:



STT
1

Địa chỉ
Số 169 Quang Trung, Hà Đông

2
3

Số 11 Thanh Niên
Số 4 Trần Thái Tông

4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14

Số 37 Ngọc Hồi
Số 219C Khâm Thiên
Số 42E Lý Thường Kiệt
Số 112 Hồ Tùng Mậu
Số 123 Đội Cấn
Số 401 Bạch Mai
Số 163 Chùa Láng
Số 45 Cầu Gỗ
Số 59 Cửa Nam
Số 155 Giảng Võ
Số 147 Trần Đại Nghĩa


15
16
17
18
19
20
21

-

Số 22 Khương Hạ
Số 162 Ngọc Lâm, Long Biên
Số 13 Lê Đại Hành

2A tầng 1 TTTM Indochina Plaza
Số 491 Kim Ngưu
Số 68 Phùng Hưng, Hà Đông
Số 99 Xã Đàn

Chi nhánh ở Hải Phòng: 1A Nguyễn Đức Cảnh
Chi nhánh ở Đà Nẵng: 410 Hùng Vương

2.1.2. Lí do chọn Feeling tea và địa điểm khảo sát
Thương hiệu Feeling tea đã trở nên quá đỗi thân thuộc không chỉ với các bạn
học sinh, sinh viên; mà ngay cả các cô, các bác cũng rất mê hương vị thơm
ngon của trà sữa ở đây. Từ những quầy hàng nhỏ, giờ đây qua nhiều năm,
Feeling tea với những cửa hàng được trang trí đơn giản nhưng tinh tế với sắc
cam chủ đạo, tạo sự thoải mái cho thực khách.
Đồ uống ở Feeling tea có hương vị vừa thơm ngon, vừa miệng, sảng khoái lại
đa dạng về chủng loại của nhãn hiệu Feeling tea. Nắm bắt được khẩu vị ưa ngọt
thanh của người Hà Nội, những cốc trà sữa ở đây được nhân viên pha chế hết
sức khéo léo, mát dịu mà không hề ngọt sắt. Một điểm cộng nữa cho nhãn hiệu
này là giá cả ở đây hết sức phải chăng, chỉ từ 15k đến 50k, hơn nữa lại có các
loại combo để tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
Bên cạnh những cốc trà sữa mát lạnh, cừa hàng còn phục vụ thêm cả đồ ăn
nhanh như hamburger, sandwich,…Quan trọng nhất là các nguyên liệu ở đây
đều đảm bảo sức khỏe do đã được Sở Y tế Hà Nội cấp ISO Chứng nhận tiêu
chuẩn sản phẩm.




Chi nhánh khảo sát thực tế


Chi nhánh 112 Hồ Tùng Mậu được đặt ngay trên trục đường chính, đối diện
trường đại học Thương Mại. Với vị trí thuận lợi chi nhánh đã thu hút đông đảo
lượng sinh viên, học sinh


2.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu tại Feeling tea.
2.2.1. Tên thương hiệu
Feeling tea có hệ thống nhận diện thương hiệu tốt với tên thương hiệu tạo cảm giác
thăng hoa khi mới nghe tên.
2.2.2. Biểu tượng và biểu trưng
Logo được cách điệu một cách ấn tượng. Logo đơn giản, gồm 2 màu đỏ cam và
trắng, 2 màu sắc nhẹ nhàng và thuần nhất.

Dấu chấm của Chữ “I” trong từ feeling được biến tấu cùng hình ảnh lá chè,khiến
khách hàng nhìn vào có thể biết được đặc tính,hương vị của sản phẩm.
2.2.3. Khẩu hiệu, nhạc hiệu
- Khẩu hiệu ( slogan ) của feeling tea: chưa rõ nét, ở một số tờ rơi cảu Feeling
tea thì trên thân cốc có in dòng chữ là “ Ngon, tiện chỉ có ở Feeling tea”. Tuy nhiên


trên sản phẩm thực tế thì không có dòng chữ đó ở trên thân cốc và cũng không xuất
hiện ở bất cứ nơi nào trong cửa hàng của Feeling tea.
- Nhạc hiệu của feeling tea : chưa có
2.2.4. Sản phẩm, bao bì
-Hương vị : hương vị vừa thơm ngon, vừa miệng, dễ uống, không qua
ngọt, có nhiều hương vị khác biệt nên khách hàng có đa dạng sự lựa chọn
-Hình ảnh






Hình ảnh của Feeling tea khá đơn giản, dễ nhớ
Màu của bao bì là màu trong suốt
Nhãn hiệu của Feeling tea được in thẳng lên bao bì sản phẩm

2.2.5. Các thành tố khác





Vị trí: nằm tại những con phố đông sinh viên, đông dân, có tầm nhìn đẹp.
Không gian: không gian rộng rãi, phía trước sử dụng cửa kính để nhìn ra bên
ngoài, nội thất được thiết kế tỉ mỉ từ màu sắc tươi mới, sinh động với gam
màu cam chủ đạo.
Song, với cơ sở trên đường Hồ Tùng Mậu lại chưa được đầu tư kỹ lưỡng về
không gian, bởi không gian ở đây chật hẹp, cầu thang rất nhỏ gây khó khăn
cho việc đi lại, phục vụ; quán có 3 tầng, tầng 1 là nơi gọi đồ, pha chế, 2 tầng
phía trên dành cho khách hàng, trang trí tường quán cũng không tạo được sự
nổi bật, gây ấn tượng với khách hàng.
Trang thiết bị: máy móc pha chế được nhập khẩu từ Đài Loan, ngoài ra hệ
thống ánh sáng được cung cấp đầy đủ, bố trí hợp lý, hệ thống máy điều hòa
và quạt gió cũng được lắp đặt, còn có thùng rác kín tại mỗi tầng. Quán đã có
wifi free.






Nhân viên: nhân viên chủ yếu là nữ giới, số lượng nhân viên tại các cơ sở
không nhiều, nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Feeling Tea thành lập trang cộng đồng trên facebook, để chia sẻ mọi cảm
nhận của khách hàng, để quảng cáo sản phẩm của mình, để thông báo các
chương trình khuyễn mãi đặc biệt
nhằm thu hút hơn nữa các khách hàng
của mình.
• Chương trình uống thử miễn
phí theo khung giờ.
• Giờ vàng khuyến mãi mua 1
tặng 1.
• Tri ân khách hàng – ưu đãi
50% tất cả đồ uống hồng trà.
• Tích điểm đổi quà: 20.000đ sử
dụng tại Feeling Tea tích lũy
01điểm.


Ngoài ra còn quảng cáo trên poster, ảnh chụp facebook, instagram


2.3. Cảm nhận chung về hệ thống nhận diện thương hiệu tại Feeling Tea của
nhóm



Ưu điểm

- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và mến khách.
- Logo đơn giản, tên gọi dễ nhớ.

- Quán được trang trí bằng những gam màu trẻ trung hiện đại, bắt mắt, tạo không
gian thoải mái ,thân thiện, sạch sẽ.


- Với chính sách giá rẻ phù hợp với học sinh sinh viên và chất lượng, Feeling Tea
đã gắn bó với nhiều đối tượng giới trẻ.
- Có kèm các sản phẩm ăn nhanh và compo đi kèm.
- Mỗi bình trà sữa của Feeling tea luôn được dán tem giá và đảm bảo chất lượng.


Nhược điểm

- Hệ thống nhận diện thương hiệu của Feeling tea còn chưa được hoàn thiện dù
Feeling-tea đã là một trong những hãng trà sữa lớn.
- Khi bước vào không gian quá vẫn chưa thực sự nổi bật, diện tích nhỏ hẹp, hầu
như mọi người mua theo hình thức mang về hoặc tự phục vụ.
- Nhân viên còn chưa có phong cách phục vụ chuyên nghiệp hay lời chào chủ đạo
khi khách vào và ra về.
- Khẩu hiệu, nhạc hiệu còn chưa rõ ràng, chưa được nhận biết dễ dàng, đó là một
điểm trừ cho hệ thống nhận diện của một thương hiệu.
- Chưa có nhiều thống tin về Feeling-tea trên internet, chưa đầu tư nhiều cho
truyền thông
- Hương vị sản phẩm còn bị ảnh hưởng bởi người pha chế. Do chưa kiểm tra, kiểm
soát về cách pha chế sản phẩm của người pha chế, chủ yếu vị các sản phẩm đều rất
đặc vị sữa, mặc dù có những sản phẩm yêu cầu vị trà đậm hơn nhưng vị sữa vẫn
chiếm rất nhiều. Tuy nhiên hương vị vẫn phù hợp với khẩu vị của một vài đối
tượng quen dùng.
- Chưa tạo được ấn tượng mạnh về hệ thống nhận diện thương hiệu, mọi người
thường nhớ đến sản phẩm qua hương vị chứ chưa tạo được điểm nhân về hình thức
mẫu mã hay đặc điểm riêng biệt nổi bật nào khác.

III. Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế trong hệ thống nhận diện thương
hiệu tại Feeling Tea


Về phía chủ thương hiệu:

- Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.


- Tổ chức công tác truyền thông và marketing nhiều hơn.
- Không ngừng đề ra các chiến lược thương hiệu và đi đôi với chiến lược phát triển
sản phẩm nhằm thu hút nhiều hơn và giữ chân khách hàng


Về phía nhân viên:

- Đội ngũ nhân viên cần được đào tạo bài bản về phong cách phục vụ và làm việc.
- Cần lựa chọn đội ngũ nhân viên có chú ý tới các tiêu chí như ưu nhìn, có cân
bằng giữa nhân viên nam và nhân viên nữ tạo sự hài hòa trong cửa hàng.
- Phong cách phục vụ và các thao tác cần nhanh nhẹn.


Về phía cửa hàng:

- Xây dựng, thiết kế rộng rãi hợp lý hơn.
- Không gian cần tạo được sự khác biệt của thương hiệu Feeling Tea.

Kết luận
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát
triển tổ chức, doanh nghiệp của mình trong thị trường trong và ngoài nước. Trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc
cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các thương hiệu cần xác định tính khác biệt
để tạo ra sự nhận thức rõ ràng của khách hàng. Cần tạo ra thứ dễ nhận biết, có tính
ấn tượng và được yêu thích.
Hệ thống nhận diện thương hiệu giúp cho doanh nghiệp trả lời câu hỏi "Chúng tôi
là ai?", "Chúng tôi đang đi đâu?"
Muốn tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường ngày nay thì Feeling Tea cần
duy trì những điểm tích cực đã làm được và có những thay đổi để khắc phục các
mặt yếu điểm của mình. Chăm chút cho thương hiệu của mình hơn nữa để có thể
phát triển vững bền trên thị trường.



×