Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tìm hiểu vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp trong giải quyết bồi thường bảo hiểm tài sản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.81 KB, 18 trang )

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
2.

/>
quy%E1%BB%81n-doi-b%E1%BB%93i-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-b
%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-tai-s%E1%BA%A3n/
3. />4. />5. />6. ThS. Nguyễn Thị Thuỷ, Chống trục lợi bảo hiểm tài sản trong luật kinh
doanh bảo hiểm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số 9/2006

\


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN................................................1
1. Khái niệm bảo hiểm tài sản.....................................................................1
2. Những vấn đề pháp lý chủ yếu của bảo hiểm tài sản...............................1
3. Nguyên tắc của bảo hiểm tài sản.............................................................2
4. Các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản.........................................................4
II. VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN..................................5
1. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản........................................5
2. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường...........................................7
3. Thời hạn yêu cầu bồi thường...................................................................8
4. Thời hạn bồi thường................................................................................8
5. Căn cứ bồi thường...................................................................................8
6. Phương thức bồi thường..........................................................................9
7. Chuyển yêu cầu bồi thường...................................................................10
8. Từ chối bồi thường.................................................................................10
III. PHÂN TÍCH MỘT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRANH CHẤP TRONG


GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TÀI SẢN............................................11
1. Các nội dung cần xác định:....................................................................12
2. Phân tích tình huống – Hướng giải quyết..............................................13
KẾT LUẬN...................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được
quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Mục đích của bên
được bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản là khơi phục một cách nhanh
chóng tình trạng tài chính của mình khi tài sản bảo hiểm bị tổn thất, đây là ý định
chính đáng được pháp luật thừa nhận. Sự khơi phục này được gọi là bồi thường. Để
tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em xin phân tích đề tài: “ Tìm hiểu vấn đề giải quyết
bồi thường trong bảo hiểm tài sản. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp
trong giải quyết bồi thường bảo hiểm tài sản.”
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN
1. Khái niệm bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản được quy định tại điều 7, Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2001,
sửa đổi, bổ sung năm 2010 ( sau đây gọi tắt là Luật Kinh doanh bảo hiểm), là một
loại bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ. Có thể hiểu, bảo hiểm tài sản là
nghiệp vụ bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm là tài sản theo quy định pháp luật.
2. Những vấn đề pháp lý chủ yếu của bảo hiểm tài sản
Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm tài sản là tài sản theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2015 ( bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản);
được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Tài sản được bảo hiểm phải là lợi
ích hợp pháp, tức là phải được pháp luật thừa nhận; tài sản trong bảo hiểm tài sảnphải
là tài sản tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng; tài sản bảo hiểm trong bảo hiểm tài

sản phải định lượng được, tức là có thể tính tốn về mặt giá trị.

1


Thứ hai, giá trị của tài sản bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản được xác định
dựa trên giá thị trường tại thời điểm giao kết hoặc xác định dựa trên sự thỏa thuận
thông qua giám định trung lập.
Thứ ba, phạm vi bảo hiểm là toàn bộ tổn thất vật chất xảy ra bất ngờ đối với
tài sản đã được bảo hiểm, do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong Quy tắc
bảo hiểm và vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm.
Thứ tư, người được bảo hiểm tài sản là người được nhận tiền bồi thường khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo
hiểm.
3. Nguyên tắc của bảo hiểm tài sản
Thứ nhất, trung thực tuyệt đối.
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài nói riêng, trung
thực được thể hiện trên một nguyên tắc chặt chẽ và có sự ràng buộc cao hơn về mặt
trách nhiệm. Theo nguyên tắc này, hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (gồm có
người bảo hiểm và người được bảo hiểm) sẽ phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin
tuởng lẫn nhau, không được phép lừa dối nhau. Các bên sẽ phải chịu hồn tồn trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp cho bên kia. Doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung
cấp. Nếu một trong hai bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ trở nên khơng có hiệu
lực. Ngun tắc này được thể hiện cụ thể như sau:
 Công ty bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện, nguyên tắc,
thể lệ, giá cả bảo hiểm…cho người muốn được bảo hiểm biết.
 Người được bảo hiểm cũng cần phải khai báo chính xác các chi tiết liên
quan đến tài sản bảo hiểm.
Thứ hai, bên mua bảo hiểm có quyền lợi bảo hiểm.


2


Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là lợi ích bảo hiểm, bao
gồm các quyền năng chủ yếu của chủ sở hữu tài sản là quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm
tài sản là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an
toàn hay khơng an tồn của tài sản bảo hiểm. Người nào có quyền lợi có thể được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản có nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được đảm bảo nếu
tài sản bảo hiểm đó được an toàn, và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ bị phương
hại nếu tài sản bảo hiểm đó gặp rủi ro. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản chỉ ra rằng, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có
lợi ích bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản có ý nghĩa rất to lớn
trong bảo hiểm tài sản, có quyền lợi có thể được bảo hiểm thì mới được ký kết hợp
đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có quyền lợi có thể
được bảo hiểm rồi mới được bồi thường.
Thứ ba, tự nguyện ( trừ trường hợp bảo hiểm bắt buộc)
Bảo hiểm tài sản chủ yếu là bảo hiểm tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của
người mua bảo hiểm mà họ có thể chủ động chọn những rủi ro cần bảo hiểm cho tài
sản của mình cũng như mức phí bảo hiểm cần nộp cho bên bảo hiểm để bảo hiểm cho
tài sản của mình. Một số loại bảo hiểm tài sản tự nguyện như bảo hiểm cháy, bảo
hiểm trộm cắp, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm cơng trình xây dựng, bảo hiểm nơng
nghiệp, bảo hiểm phá sản hoặc tổn thất kinh doanh, bảo hiểm hàng hóa trên đường
vận chuyển, bảo hiểm vật chất phương tiện vận chuyển,…
Bên cạnh đó, có một số ít bảo hiểm tài sản bắt buộc như bảo hiểm cơng trình
xây dựng từ vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng của doanh nghiệp
hay bảo hiểm cháy, nổ,…


3


Thứ tư, bên mua bảo hiểm khơng được có thu nhập từ việc bồi thường bảo
hiểm.
Mục đích của bảo hiểm tài sản là khôi phục tổn thất đối với tài sản của mình
khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngay tại Luật Thuế Thu nhập cá nhân quy định thu nhập
từ nhận tiền bảo hiểm là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân, tức là để bảo
đảm mục đích khơi phục tổn thất khi có rủi ro của bảo hiểm. Vì vậy, những hành vi
gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm, kiếm lợi từ bảo hiểm nếu bị phát hiện, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường, đồng thời pháp luật cũng có các biện pháp chế tài
hành chính và hình sự đối với hành vi này.
4. Các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản
4.1. Hợp đồng bảo hiểm trùng
Theo quy định tại Điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng
bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng,
với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm phải công khai về việc bảo hiểm trùng.
Về thanh toán, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng
số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số
tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực
tế của tài sản.
4.2. Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị
Theo quy định tại Điều 42, Luật Kinh doanh bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm
cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

4



Pháp luật cấm các doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm giao kết hợp
đồng bảo hiểm trên giá trị. Nếu bên mua vô ý giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm phải
hồn trả một phần phí bảo hiểm để trở thành hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị. Trong
trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
4.3. Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị
Theo quy định tại Điều 43, Luật Kinh doanh bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm
thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc bồi thường của loại hợp đồng này là dựa theo tỷ lệ giữa số tiền bảo
hiểm và giá trị tài sản tại thời điểm giao kết.
II. VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Mục đích của bảo hiểm tài sản là khơi phục lại tình trạng tài chính ban đầu cho
bên bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Sự khôi phục này được gọi là bồi thường.
Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, thuật ngữ bồi thường đóng vai trị hết sức quan
trọng, nó xác định phạm vi trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Bồi
thường là cơ chế mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản tài chính với
mục đích hồn trả cho người được bảo hiểm những gì mà họ đã mất do việc tài sản
bảo hiểm gặp tổn thất trong phạm vi rủi ro được bảo hiểm. Như vậy, có thể khẳng
định bồi thường được coi là sự đền bù chính xác về tài chính, đủ để khơi phục lại tình
trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất.
1. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản
Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bù đắp tổn thất tương xứng với thiệt hại
với số tiền bảo hiểm. Số tiền bồi thường mà bên được bảo hiểm nhận được trong mọi
trường hợp không được vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm.
Thứ hai, nguyên tắc thế quyền.
5



Theo nguyên tắc thế quyền, doanh nghiệp bảo hiểm sau khi bồi thường cho
người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba
trách nhiệm bồi thường cho mình. Ví dụ: Ơ tơ du lịch 4 chỗ được bảo hiểm đúng giá
trị, bị xe tải đâm va gây thiệt hại phải sửa chữa, thay thế như trước lúc xảy ra tai nạn
và được công ty bảo hiểm bồi thường với số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng. Lỗi cảnh
sát giao thông xác định xe tải 70%, xe con 30%. Ở đây, công ty bảo hiểm đã hồn
thành cam kết của mình với người được bảo hiểm là bồi thường đúng giá trị tổn thất.
Sau khi đã nhận đủ tiền bồi thường, người được bảo hiểm phải bảo lưu quyền đòi lại
phần trách nhiệm của bên thứ ba (ở ví dụ trên là phía xe tải) cho cơng ty bảo hiểm.
Như vậy, thế quyền địi bồi hồn là ngun tắc mà theo đó: Sau khi bồi
thường cho người được bảo hiểm mà một bên khác (bên thứ ba) phải chịu trách
nhiệm về chi phí, tổn thất đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được hưởng mọi quyền lợi
hợp pháp của người được bảo hiểm để giảm bớt tổn thất.
Thứ ba, mức miễn thường.
Mức miễn thường là số tiền mà tổn thất trong khoản đó khơng được bồi
thường. Đây cũng là sự chia sẻ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người được bảo
hiểm.
Có hai loại miễn thường: miễn thường có khấu trừ (cịn gọi là khấu trừ) và
miễn thường khơng khấu trừ:
Mức miễn thường có khấu trừ là số tiền của khiếu nại không được bảo hiểm
trong đơn bảo hiểm. Ví dụ: nếu khách hàng mua bảo hiểm vật chất cho xe với mức
miễn thường thường là 1 triệu đồng thì khi có tổn thất xảy ra cho xe từ 1 triệu đồng
trở xuống, khách hàng phải tự thanh tốn chi phí. Khi tổn thất từ 1 triệu đồng trở lên
thì khách hàng phải tự thanh tốn 1 triệu đồng, phần còn lại sẽ do doanh nghiệp bảo
hiểm chi trả.

6



Mức miễn thường không khấu trừ tổn thất vượt mức miễn thường sẽ được bồi
thường tồn bộ. Nói một cách khác, doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ toàn bộ trách
nhiệm bồi thường khi số tiền đó cao hơn mức miễn thường. Ví dụ: Nếu khách
hàng mua bảo hiểm ơ tơ với mức miễn thường không khấu trừ 1 triệu đồng. Khi có tổn
thất xảy ra cho xe và chi phí khắc phục 1 triệu đồng trở xuống thì khách hàng phải tự
thanh tốn chi phí.
Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục lớn hơn 1 triệu đồng (ví dụ
10.000.000 đồng), khách hàng sẽ khơng phải trả bất kỳ chi phí nào, doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ chi trả tồn bộ chi phí khắc phục tổn thất (10.000.000 đồng).
2. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường
Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định về trách nhiệm bảo hiểm.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là vấn đề quan trọng của hợp đồng bảo
hiểm, nó ràng buộc trách nhiệm phải bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nếu rủi
ro tổn thất được bảo hiểm xảy ra, đồng thời ràng buộc trách nhiệm phải đóng đủ phí
của người tham gia bảo hiểm tính từ thời điểm đó. Theo đó, trách nhiệm bảo hiểm
phát sinh khi có một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng
đủ phí bảo hiểm;
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo
hiểm;
Thứ ba, có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên
mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
Bên cạnh ba trường hợp trên, đối với trường hợp bên mua bảo hiểm khơng
đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi
7


thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian ra hạn

đóng phí. Tuy nhiên bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời
gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. ( Khoản 3, Điều 24,
Luật Kinh doanh bảo hiểm)
3. Thời hạn yêu cầu bồi thường
Theo Điều 28, Luật Kinh doanh bảo hiểm:
Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là
01 năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác sẽ khơng tính vào thời hạn u cầu trả tiền bảo hiểm
hoặc bồi thường.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm
không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn 01 năm được tính từ ngày
bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
4. Thời hạn bồi thường
Căn cứ Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm thì cơng ty bảo hiểm có trách nhiệm
thanh tốn tiền bồi thường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
hợp lệ về yêu cầu bồi thường trong trường hợp khơng có thỏa thuận khác về thời hạn
với bên mua bảo hiểm.
Trong trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo
bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết lý so trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường.
5. Căn cứ bồi thường
Luật Kinh doanh bảo hiểm đã quy định căn cứ bồi thường đối với bảo hiểm tài
sản tại điều 46. Theo đó:
Thứ nhất, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người
được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại
8


thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trên cơ sở giá trị tài sản theo giá thị trừơng tại

thời điểm tài sản xảy ra tổn thất của tài sản và căn cứ trên mức độ thiệt hại của tài sản
đó cụ thể mà cơng ty bảo hiểm có căn cứ để thực hiện việc bồi thường cho khách
hàng.
Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo
hiểm chịu.
Thứ hai, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm.
Nếu trong trường hợp bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm khơng có thỏa thuận
gì khác về việc thanh tốn tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ trên
cơ sở mức thiệt hại của tài sản mà bồi thường cho bên mua bảo hiểm.
Thứ ba, ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho
người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phịng, hạn chế tổn thất và
những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của
doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Phương thức bồi thường
Điều 47, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau:


Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;



Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;



Trả tiền bồi thường.


Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả
thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

9


Trong trường hợp bồi thường bằng thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản
khác hoặc trả tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt
hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
7. Chuyển yêu cầu bồi thường
Điều 49, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
yêu cầu bên mua bảo hiểm chuyển giao quyền yêu cầu người thứ ba có lỗi gây thiệt
hại bồi hồn:
Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp
bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người
được bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả
cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Tuy nhiên, quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm cho phép doanh nghiệp bảo
hiểm xác định mức bồi thường của người thứ ba là có phần ưu đãi cho doanh nghiệp
bảo hiểm. Bởi trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Bộ Luật Dân sự 2015
tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Quy định này của Luật Kinh doanh bảo hiểm hạn
chế quyền tự do thỏa thuận của bên thứ ba gây ra thiệt hại.
8. Từ chối bồi thường
Có một số trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối bồi thường, đây là
những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và là một
điều khoản bắt buộc trong các hợp đồng bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm thường là những loại trừ về những rủi ro mang tính thảm hoạ lớn, những rủi

ro chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những sự kiện sự cố mang tính chất
chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải
10


bồi thường. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn là điều khoản thu hẹp
phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi thường của
DNBH nếu xảy ra những quy định được loại trừ này.
Thông thường loại trừ bảo hiểm bao gồm các trường hợp sau:
 Những thiệt hại hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra do lỗi cố ý của người tham gia
bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm như tự tử, đánh nhau
(khơng phải phịng vệ chính đáng), vi phạm pháp luật, không tuân thủ uống
thuốc theo đơn chỉ định của bác sỹ, không tuân thủ nội quy an toàn lao động bị
tai nạn lao động,…
 Biết được sự kiện xảy ra mới mua bảo hiểm như có bệnh sau đó mới tham gia
bảo hiểm cho bệnh này (khơng khai báo), có thai mới mua bảo hiểm thai sản,

 Thiệt hại được bảo hiểm xảy ra mang tính chất thiên tai, thảm họa (động đất,
song thần, núi lửa phun, chiến tranh, bạo động bạo loạn…)
 Thiệt hại tài sản do bị trộm cắp trong tai nạn và thiệt hại các tài sản mang theo
không được kê khai rõ ràng để được bảo hiểm như tiền, vàng bạc, đá quý, trang
sức, hành lý, tranh cổ, hài cốt,…
 Các trường hợp áp dụng chế tài không chi trả tiền bảo hiểm khi người mua bảo
hiểm hoặc người được bảo hiểm vi phạm việc cung cấp thông tin về rủi ro
được bảo hiểm hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là 5 ngày làm việc) kể từ khi họ biết thông tin này (trừ trường
hợp bất khả kháng theo Luật quy định)
 …
III. PHÂN TÍCH MỘT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRANH CHẤP TRONG
GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TÀI SẢN

Tình huống:
11


Ngày 18/7/2016, bà T có tham gia bảo hiểm vật chất tồn bộ xe ơ tơ 78B002.60 số PHY.D10.OT.16.HD 244 tại Tổng công ty bảo hiểm B Phú Yên ( viết tắt là
công ty bảo hiểm B) với thời gian 01 năm, từ ngày 19/7/2016 đến 18/7/2017, trị giá
bảo hiểm vật chất tồn bộ xe là 220.000.000 đồng, phí bảo hiểm tương ứng là
5.592.620 đồng và đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Bà T đã hoàn thành
nghĩa vụ đóng phí cùng ngày.
Ngày 04/10/2016 xe ơ tơ 78B-002.60 xảy ra rủi ro cháy hoàn toàn. Cùng ngày,
Bà T đã yêu cầu tổng công ty B bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Ngay
sau đó, tổng cơng ty B đã khảo sát kỹ dòng xe tương tự như xe ơ tơ 78B-002.60 thì
chỉ có giá từ 100.000.000 đến 130.000.000 đồng nên chỉ đồng ý bồi thường toàn bộ
xe ô tô 78B-002.60 với trị giá 130.000.000 đồng hoặc bồi thường bằng một tài sản
khác tương tự nhưng bà T không đồng ý với mức bồi thường, bà T cũng không muốn
nhận tài sản khác do bà đã mua qua 1 chiếc xe mới. Bà T khởi kiện yêu cầu Tịa án
giải quyết buộc Tổng cơng ty B phải chi trả bồi thường giá trị tồn bộ xe ơ tô 78B002.60 theo Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết giữa bà với tổng công ty B ngày 18/7/2016
là 220.000.000 đồng.
1. Các nội dung cần xác định:
Thứ nhất, về chủ thể.
Chủ thể gồm 2 bên:


Bên bảo hiểm là Tổng công ty bảo hiểm B Phú Yên



Bên mua bảo hiểm là Bà T

Thứ hai, về loại hợp đồng bảo hiểm.

Có thể xác định, hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm B và bà T là hợp
đồng bảo hiểm tài sản với đối tượng bảo hiểm là tài sản – xe ô tô mang BKS 78B002.60, phạm vi bảo hiểm là toàn bộ tổn thất vật chất xảy ra bất ngờ đối với chiếc xe
ô tô của
12


Thứ ba, lí do xảy ra tranh chấp.
Lí do xảy ra tranh chấp là công ty bảo hiểm B đồng ý bồi thường chiếc xe ô tô
của bà T theo giá thị trường là 130.000.000 đồng một tài sản khác có giá trị tương
đương. Bà T khơng muốn nhận tài sản khác mà muốn bồi thường đúng số tiền bảo
hiểm 220.000.000 đồng như trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký kết.
2. Phân tích tình huống – Hướng giải quyết
Vì tình huống khơng liên quan đến người thứ ba gây thiệt hại, đồng thời doanh
nghiệp bảo hiểm không từ chối bồi thường, do đó, em khơng phân tích yếu tố chuyển
yêu cầu bồi thường và từ chối bồi thường mà đi phân tích các vấn đề sau:
2.1. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường
Một trong những trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh
nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm được quy định tại Điều 15, Luật Kinh
doanh bảo hiểm là “ Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã
đóng đủ phí bảo hiểm”.
Xét trong tình huống này, bà T và công ty bảo hiểm B đã giao kết hợp đồng
bảo hiểm vào ngày 18/7/2016 và đã hồn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, do đó,
trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm B phát sinh kể từ thời điểm ngày
18/7/2016.
2.2. Thời hạn yêu cầu bồi thường
Bà T đã yêu cầu bồi thường cùng ngày xảy ra rủi ro – tức là ngay sau khi chiếc
xe ô tô mang BKS 78B-002.60 của bà bị cháy hoàn toàn. Như vậy, bà T đã đáp ứng
yêu cầu về thời hạn yêu cầu bồi thường 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2.3. Thời hạn thanh tốn tiền bồi thường
Tính huống khơng nêu rõ thời điểm công ty bảo hiểm B bồi thường cho bà T

mà chỉ cung cấp thông tin ngay sau khi nhận được yêu cầu bồi thường của bà T, tổng
công ty bảo hiểm B đã khảo sát thị trường và đưa ra mức bồi thường 130.000.000
13


đồng đối với chiếc xe ô tô của bà T. Có thể hiểu, cơng ty bảo hiểm B đáp ứng yêu cầu
về thời hạn bồi thường bảo hiểm tài sản.
2.4. Căn cứ bồi thường
Theo Khoản 1 Điều 46, Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Thứ nhất, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người
được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Cơng ty bảo hiểm B đã xác định giá trị tài sản thiệt hại dựa trên giá thị trường
tại thời điểm, nơi xảy ra thiệt hại đối với chiếc xe ô tô của bà T là từ 100.000.000 đến
130.000.000 đồng.
Thứ hai, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm. Nếu trong trường hợp bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm khơng có
thỏa thuận gì khác về việc thanh tốn tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
căn cứ trên cơ sở mức thiệt hại của tài sản mà bồi thường cho bên mua bảo hiểm.
Trong tình huống này, số tiền bảo hiểm là 220.000.000 đồng. Số tiền bồi
thường mà công ty bảo hiểm B dự định trả cho người được bảo hiểm là 130.000.000
đồng, đảm bảo yêu cầu không được vượt quá số tiền bảo hiểm.
Thứ ba, ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm cịn phải trả cho
người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và
những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của
doanh nghiệp bảo hiểm.
Bà T khơng có u cầu cơng ty bảo hiểm B chi trả cho bà các chi phí cần thiết
hay các chi phí phát sinh mà bà phải chịu, do đó, cơng ty bảo hiểm B khơng có nghĩa

vụ bồi thường các chi phí này.
14


2.5. Hình thức bồi thường
Các hình thức bồi thường được quy định tại Điều 47, Luật Kinh doanh bảo
hiểm gồm:


Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;



Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;



Trả tiền bồi thường.

Công ty bảo hiểm B đã lựa chọn phương thức bồi thường tồn bộ xe ơ tơ 78B002.60 với trị giá 130.000.000 đồng hoặc bồi thường bằng một tài sản khác tương tự.
Bà T không đồng ý nhận tài sản khác tương tự vì thời gian xảy ra đã lâu bà đã mua xe
khác hoạt động nên khơng có nhu cầu nhận tài sản. Do đó, hai bên cần thống nhất bồi
thường bằng tiền ( theo khoản 2, Điều 47, Luật Kinh doanh bảo hiểm). Cơng ty bảo
hiểm B có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã bồi thường tồn bộ theo giá thị
trường của chiếc ơ tơ.
=> Từ các phân tích trên, có thể thấy cơng ty bảo hiểm B đã thực hiện đúng các
quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm về bồi thường trong bảo hiểm tài sản.
Hai bên cần thỏa thuận rõ ràng để đưa ra mức bồi thường hợp lý so với giá thị trường
của chiếc xe ô tô ở thời điểm đó. Sau khi bồi thường, cơng ty bảo hiểm B có quyền
u cầu bà T giao lại tồn bộ giấy tờ và xác xe ô tô biển số 78B-00260 cho Tổng

cơng ty B được quyền sở hữu.
KẾT LUẬN
Có thể nói, bồi thường chính là sự bù đắp rủi ro mà bên mua bảo hiểm muốn
đạt được khi tham gia hợp đồng bảo hiểm. Để việc bồi thường bảo hiểm nói chung và
bảo hiểm tài sản nói riêng có thể thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, đúng quy
định pháp luật và đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ bảo hiểm, cả bên tham
gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cần nắm rõ các quy định pháp luật về bồi
thường bảo hiểm.
15


16



×