Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

ĐỖ MẠNH KIÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT Ở
CÁC ĐỐI TƢỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
Mã số: 60 72 01 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên - 2012


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

ĐỖ MẠNH KIÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT Ở
CÁC ĐỐI TƢỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
Mã số: 60 72 01 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH XUÂN TRÁNG

Thái Nguyên - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2012

Đỗ Mạnh Kiên


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa sau Đại học, các thầy
giáo, cô giáo Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn khoa Nội tiết Trung tâm Y tế Dự phòng Thái
Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Phú Lương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trịnh Xuân Tráng,
Người thầy đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp
đỡ và động viên tôi trong q trình hồn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2012
Học Viên

Đỗ Mạnh Kiên


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADA

: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetic Asosciation)

BMI

: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

B/M

: Chỉ số bụng/mông



: Cao đẳng

ĐH

: Đại học


ĐTĐ

: Đái tháo đường

FPG

: Glucose huyết tương lúc đói (Fasting Plasma Glucose)

HA

: Huyết áp

HbA1c

: Hemoglobin gắn đường (Glycosylated Hemoglobin)

HDL

: Lipoprotein có tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein)

IDF

: Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation)

IFG

: Rối loạn glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose)

IGT


: Rối loạn dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance)

THA

: Tăng huyết áp

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

RLDNG

: Rối loạn dung nạp glucose

RLDNĐ

: Rối loạn dung nạp đường

RLĐHLĐ : Rối loạn đường huyết lúc đói
THA

: Tăng huyết áp

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

YTNC


: Yếu tố nguy cơ


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

...................................................................................................................................................................

Lời cảm ơn ...........................................................................................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt..........................................................................................................................................
Mục lục.......................................................................................................................................................................................
Danh mục các bảng ...............................................................................................................................................
Danh mục biểu đồ

....................................................................................................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................................................................
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................

3

1.1. Lịch sử bệnh đái tháo đường...........................................................................................................

3

1.2. Chẩn đoán, phân loại bệnh đái tháo đường ................................................................

4


1.3. Biến chứng của bệnh đái tháo đường .................................................................................

6

1.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường .........................................................

10

1.5. Phòng bệnh đái tháo đường bằng thay đổi lối sống .......................................

16

1.6. Tình hình nghiên cứu về tỷ lệ tăng đường huyết trên thế giới và
tại Việt Nam .........................................................................................................................................................................

17

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................................................

22

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................................

22

2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................


23

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................................

24

2.5. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................................................

25

2.6. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................................................................

30

2.7. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................................................

30


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................

32

3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .........................................

32

3.2. Thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc
đái tháo đường...................................................................................................................................................................

3.3. Mức độ tăng đường huyết ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ đái
tháo đường ..............................................................................................................................................................................

39

42

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................................................

45

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

45

..................................................................................

4.2. Thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc
đái tháo đường .................................................................................................................................................................
4.3. Mức độ tăng đường huyết ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ đái
tháo đường

47

51

............................................................................................................................................................................

KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................................


54

KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................................................................................

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................................................

32

Bảng 3.2. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu..........................................

32

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc...........................................

33

Bảng 3.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ..........................................

34

Bảng 3.5. Đặc điểm về thể lực theo giới tính ......................................................................


35

Bảng 3.6. BMI ở đối tượng nghiên cứu .......................................................................................

36

Bảng 3.7. Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở đối tượng nghiên cứu ....

38

Bảng 3.8. Phân bố tăng đường huyết theo nhóm tuổi ..............................................

39

Bảng 3.9. Phân bố tăng đường huyết theo giới .................................................................

40

Bảng 3.10. Phân bố tăng đường huyết theo chỉ số BMI.......................................

40

Bảng 3.11. Tăng đường huyết và tăng huyết áp ..............................................................

41

Bảng 3.12. Phân bố tăng đường huyết theo chỉ số bụng/mông ..................

41


Bảng 3.13. Phân bố tăng đường huyết ở đối tượng nữ có tiền sử sản
khoa sinh con ≥4kg .................................................................................................................

42

Bảng 3.14. Tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng có tuổi ≥45 ............

42

Bảng 3.15. Tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng có BMI ≥23..........

43

Bảng 3.16. Tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng có tăng huyết áp

43

Bảng 3.17. Tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng có tiền sử gia
đình mắc đái tháo đường .................................................................................................
Bảng 3.18. Tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng nữ có tiền sử sản
khoa sinh con ≥4 kg ...............................................................................................................

44

44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ......................................

33

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chỉ số B/M cao ..........................

37

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu ......................................

37

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng đường huyết ở đối tượng nghiên cứu .........................

39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính mang tính chất
xã hội, nếu khơng kiểm soát tốt sau một thời gian tiến triển kéo dài có thể gây
ra nhiều biến chứng gây nguy hại đến sức khỏe, tốn kém về kinh tế cho người
bệnh và cộng đồng. Điều đáng lo ngại là đái tháo đường đang có xu hướng
tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Sự b ng nổ của bệnh đái tháo đường
và những biến chứng đang là thách thức lớn đối với cộng đồng.
Theo thông báo của hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF): năm 1994 cả
thế giới có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 1995 là 135 triệu

người chiếm tỷ lệ 4

dân số toàn cầu, năm 2000 có 151 triệu người mắc bệnh

đái tháo đường [1 , [22 , [31 .
Theo WHO, năm 2025 s có 300-330 triệu người mắc bệnh đái tháo
đường chiếm tỷ lệ 5,4

dân số toàn cầu [1 .

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa nếu kéo dài s dẫn đến
các biến chứng nặng nề, đặc biệt là các biến chứng về mắt, tim, thận, thần
kinh và mạch máu.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sự phát triển nhanh chóng về
kinh tế, lối sống cơng nghiệp làm giảm thiểu các hoạt động thể lực, tình trạng
dồi dào về thực phẩm, dư th a năng lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
gia tăng tốc độ mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta.
Trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta cịn gặp nhiều khó khăn thì việc
phát hiện sớm bệnh đái tháo đường càng trở nên cần thiết, phát hiện và điều
trị sớm cho những người mắc đái tháo đường để phòng ng a biến chứng,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đánh giá tỷ lệ mắc đái tháo
đường, rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp đường ở các đối


2

tượng có yếu tố nguy cơ giúp đề ra các biện pháp phịng bệnh tích cực bằng
tun truyền nâng cao nhận thức thay đổi hành vi, lối sống. Nếu có chế độ ăn
uống, luyện tập hợp lý s làm giảm rất nhiều những người có yếu tố nguy cơ
trở thành đái tháo đường thực sự.

Tại Thái Nguyên đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, các
biến chứng và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường; tuy
nhiên, cịn rất ít các đề tài quan tâm tới việc phát hiện sớm bệnh đái tháo
đường nhất là trên các đối tượng có yếu tố nguy cơ; vì vậy, chúng tơi tiến
hành đề tài Nghiên c u th c trạng t ng đ ờng hu ết
ngu cơ đ i th o đ ờng tại hu n Ph L ơng t nh

c cđ it

ng c

h i Ngu ên với 2

mục tiêu:
1. M tả thực trạng t ng ƣờng hu t ở c c ối tƣ ng c ngu cơ
mắc

i th o ƣờng tại hu n Ph Lƣơng t nh Th i Ngu ên.
2. X c ịnh mức ộ t ng ƣờng hu t ở c c ối tƣ ng c

ngu cơ.

u tố


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Lịch s

nh

i th o ƣờng

Đái tháo đường được biết đến t xa xưa, t những năm 1500 trước công
nguyên trong những tài liệu lưu trữ trên giấy viết của người Ai Cập cổ đại đã
mô tả những bệnh, những triệu chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường
ngày nay, đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên Diabetes (tiếng Hy Lạp là
siphon được Aretaeus (81-138 sau công nguyên) d ng để mô tả những người
mắc bệnh đái nhiều [1 .
Năm 1675, Thomas Willis d ng t

“Mellitus” để chỉ bệnh đái tháo

đường. “Mellitus” xuất phát t tiếng Latin có nghĩa là “ngọt” nước tiểu có vị
ngọt, triệu chứng này cũng đã được các nhà y học Hy Lạp cổ đại, Trung
Quốc, A Rập và Ấn Độ thông báo t thời cổ xưa [31 .
Francis Home phân lập được glucose t nước tiểu của người bệnh đái
tháo đường, Vonstosh t 1828 phát hiện ở những bệnh nhân đái tháo đường
các tai biến hôn mê, cơ chế bệnh sinh của bệnh chỉ được biết đến qua thực
nghiệm vào năm 1900. Tất cả các y văn đều công nhận vai trò của Joseph von
Mering và Oskar Minkowski trong việc phát minh về vai trò của tuyến tụy
trong bệnh đái tháo đường [31 . Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường ngày
càng được làm sáng tỏ, yếu tố gen, các kháng thể kháng tiểu đảo gần đây nhất
người ta đã chứng minh được mối liên quan giữa đái tháo đường với HLADR3 và HLA-DR4, với các kháng thể kháng tiểu đảo.
Năm 1921, Best và Banting c ng cộng sự đã có cơng trình nghiên cứu
phân lập insulin t tụy, t đó mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh đái
tháo đường [1 .



4

1.2. Ch n o n v ph n loại

nh

i th o ƣờng

* Chẩn đo n:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
Theo tiêu chuẩn của WHO 1998, người được chẩn đốn đái tháo đường
khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Glucose máu lúc đói (8 giờ sau ăn) ≥ 7 mmol/l (126mg/dl)
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl)
+ Glucose sau nghiệm pháp tăng đường máu 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l [1 ,
[22], [31], [58], [60], [62].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:
+ Rối loạn đường huyết lúc đói khi glucose > 5,6 mmol/l và < 7 mmol/l.
+ Rối loạn dung nạp đường khi glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
tăng đường huyết > 7,8 mmol/l và < 11,1 mmol/l [10], [22], [55], [57].
* Phân loại:
Có nhiều cách xếp loại đái tháo đường khác nhau t y t ng thời gian, do
bệnh sinh của đái tháo đường ngày càng được hiểu r và đa dạng nên xếp loại
có nhiều thay đổi, ngày nay WHO thống nhất xếp loại đái tháo đường như sau:
+ Đái tháo đường type 1: thường ở người trẻ tuổi (< 30 tuổi), do tế bào 
bị tổn thương dẫn tới thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối.
+ Đái tháo đường type 2: thường xảy ra ở người lớn tuổi (>40), có thể do
kháng insulin gây thiếu insulin tương đối.

Đái tháo đường type 2 có thể gặp ở các dạng đặc biệt:
- Đái tháo đường thể MODY (maturity onset diabetes of the young)
được di truyền theo các nhiễm sắc thể. Thường xuất hiện ở lứa tuổi trước 25.
Tới nay đã có các thể MODY t 1 đến 5 [22 , [31 .


5

- Đái tháo đường ở người trưởng thành di truyền theo AND của ty lạp thể
thường kèm theo điếc. Vị trí thường gặp là 3243 - acid amin Leucin của ARN
thông tin.
+ Đái tháo đường thai nghén: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 38

trong số phụ nữ có thai ở các trung tâm Bắc Mỹ, 1-7

(1975), 4

ở Anh, 2,4

ở Đan Mạch

ở Australia. Ở nước ta đã có một số cơng trình

nghiên cứu về vấn đề này, tuy quy mô chưa lớn, nhưng cũng cho thấy đái tháo
đường thai kỳ cũng có tỷ lệ khơng thấp hơn các nước khác. Cơng trình của
Nguyễn Thị Phụng (1999), nghiên cứu một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh,
tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ 3,9 , Nguyễn Thị Kim Chi (2000) nghiên cứu tại
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tỷ lệ này là 3,6 , Tạ Văn Bình và CS (20022004) nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội tỷ lệ đã tăng tới 5,7


[31 .

+ Đái tháo đường type khác: Thứ phát sau viêm tuỵ, u tuỵ, bệnh tuyến
nội tiết - chuyển hoá khác, do thuốc.
* iền đ i th o đ ờng
Tiền đái tháo đường là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose, bao gồm
2 tình huống: giảm dung nạp glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose: IFG)
và giảm dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance: IGT) cả 2 tình huống
này đều tăng glucose máu, nhưng chưa đạt mức chẩn đoán đái tháo đường
thực sự. Tuy nhiên ở giai đoạn tiền đái tháo đường đã xuất hiện tình trạng
kháng insulin, giai đoạn tiền đái tháo đường là bước khởi đầu trong tiến trình
xuất hiện đái tháo đường type 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngay trong giai
đoạn tiền đái tháo đường đã xuất hiện biến chứng của bệnh. Tỷ lệ tăng cao ở
nhiều nước trên thế giới đòi hỏi ngành Y tế cần có chiến lược phịng và chống
tiền đái tháo đường một cách tích cực [10 .


6

Trong trường hợp tiền ĐTĐ không được phát hiện và can thiệp, bệnh
thường diễn biến đến ĐTĐ thực sự. Tình trạng tăng glucose máu ở tiền ĐTĐ
s diễn biến đồng thời với tổn thương chức năng tế bào beta và tăng đề kháng
insulin ở ngoại biên s gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Thương tổn
tim mạch có thể xảy ra nhiều năm trước khi biểu hiện lâm sàng của ĐTĐ xuất
hiện r . Khi glucose máu được kiểm soát sớm, chức năng tế bào beta s được
bảo vệ và góp phần giảm nguy cơ biến chứng tim mạch [10 .
Bất thường chuyển hóa trước tiên ở tiền ĐTĐ là tình trạng kháng insulin
ở nhiều mơ của cơ thể, cụ thể ở gan, mô mỡ, cơ. Tiền ĐTĐ bắt đầu bằng sự
tích tụ acid béo tự do ở mơ mỡ cũng như các mô khác như gan, cơ, tụy tạng
(tích tụ mỡ nội tạng). Sự lắng đọng mỡ ở nội tạng t đó làm phóng thích các

adipocytokin tiền viêm như TNFα, interleukin – 6, leptin và các chất khác
như MCP-1 (macrophages and monocytes chemoattratant protein), PAI1(plasminogen activator inhibitor), adiponectin, adipsin và ASP (accylation
stimulating protein), resistin… các chất này góp phần gây đề kháng insulin.
Chính sự đề kháng insulin kèm tăng insulin máu gây nên nhiều tác hại lên hệ
tim mạch như tăng huyết áp, thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, rối loạn
lipid máu, thay đổi chức năng tiểu cầu và sự đông máu [10 .
1.3. Bi n chứng của

nh

i th o ƣờng

Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời s tiến
triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có
thể tử vong do các biến chứng này.
1.3.1 Biến ch ng cấp tính
1.3.1.1. Biến chứng hơn mê nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng đường máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức và hậu quả là mất nước và điện giải trong và ngoài tế


7

bào kèm theo một loạt các rối loạn khác như tăng tiết GH, mặc d ngành y
học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc tỷ lệ tử
vong vẫn cao 5-10% [32].
1.3.1.2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Là hội chứng thường gặp ở người đái tháo đường type 2 trên 60 tuổi, nữ
thường gặp hơn nam, bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao. Hôn mê do

tăng áp lực thẩm thấu có thể gặp ở người chưa bao giờ được chẩn đoán đái
tháo đường type 2 và thường là nguyên nhân phải vào viện cấp cứu [1 , [22 .
1.3.2. Biến ch ng mạn tính
Sự ra đời của insulin và các thuốc mới trong điều trị đái tháo đường đã
làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chết do đái tháo đường.
Sự phát triển mạnh của các loai kháng sinh, đặc biệt là thuốc chống lao
càng hạ thấp tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn, đời sống của bệnh nhân đái tháo
đường được kéo dài tạo điều kiện cho các biến chứng phát triển. Các biến
chứng này gây tàn phế và là nguyên nhân gây tử vong do đái tháo đường.
1.3.2.1 Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính cho nhiều bệnh mạn tính đặc biệt
là bệnh tim mạch, bệnh mắt, suy thận, bệnh lý thần kinh tự động, gây tổn
thương chi dẫn đến cắt cụt chi. Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị
bệnh mạch vành tăng t 2-3 lần so với người bình thường [1 .
Người bị đái tháo đường cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, gấp 2-4 lần so
với người bình thường. Nguyên nhân gây tử vong do bệnh tim mạch chung
chiếm 70

tử vong ở người bệnh đái tháo đường [1 . Một nghiên cứu liên tục

trong 9 năm ở Mỹ, lứa tuổi 65-74 cho thấy:
- Tử vong do bệnh tim - đái tháo đường ở nam là 4,9 , nữ 3,2 (ở người
không đái tháo đường tỷ lệ này là 1,9

ở nam và 0,9

ở nữ)


8


- Tử vong do thiếu máu cục bộ - đái tháo đường là 3,8
nữ (ở người không đái tháo đường tỷ lệ này là 1,3

ở nam, 2,3

ở nam và 0,7



ở nữ) [1 .

1.3.2.2. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng mắt là loại bệnh lý hay gặp, nếu được phát hiện sớm, phòng
chữa kịp thời s hạn chế được tác hại của bệnh [22 . Bệnh v ng mạc đái tháo
đường là nguyên nhân của tổn thương thị giác và m lòa ở 86
đái tháo đường type 1 và 33

người bệnh

người bệnh đái tháo đường type 2. Trong thập

kỷ 80, tỷ lệ mới mắc hàng năm của m lịa do đái tháo đường ước tính là
2/100.000 dân ở Nam Đức. Bệnh v ng mạc đái tháo đường cũng là nguyên
nhân thường gặp gây m lòa ở những người trong độ tuổi lao động ở Tây Âu.
Nguy hiểm hơn mặc d đã áp dụng các biện pháp phòng chống nhưng hiệu
quả vẫn rất khiêm tốn. Bệnh lý v ng mạc đái tháo đường tiếp tục tăng, tỷ lệ
mắc mới hàng năm dường như không giảm. Bệnh lý mắt do đái tháo đường
phân ra các nhóm bao gồm: Bệnh v ng mạc, đục thủy tinh thể và galucoma.
Đa số các nguyên nhân gây m lòa là do tổn thương v ng mạc [1 , [22 .

1.3.2.3. Biến chứng thận do đái tháo đường
Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy
thận giai đoạn cuối, cứ 3 người suy thận giai đoạn cuối thì có một người phải
lọc máu. Theo một điều tra năm 1998, tỷ lệ biến chứng thận ở người bệnh đái
tháo đường tại Việt Nam khá cao 71,0
Thông thường 20-30

[22 .

người bệnh đái tháo đường type 1 tiến tới suy

thận giai đoạn cuối, buộc phải lọc máu. Người mắc bệnh đái tháo đường type
2 sau 20 năm tỷ lệ bệnh thận đái tháo đường là 5-10 , ở lứa tuổi trên 30 [22].
1.3.2.4. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây
nên nhiều bệnh lý ở bàn chân, các bệnh lý của thần kinh cảm giác, thiếu máu,
nhiễm khuẩn là những yếu tố gây bệnh chính của bệnh lý bàn chân đái tháo


9

đường trong đó bệnh thần kinh có vai trị trung tâm gặp khoảng >80

bệnh

nhân đái tháo đường có bệnh bàn chân. Trong hầu hết các trường hợp loét là
hậu quả của mất cảm giác bảo vệ. Loét bàn chân chiếm khoảng 15
bệnh nhân đái tháo đường. 85

trong số


bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chi dưới

trước đó đã bị loét bàn chân. Hàng năm, tỷ lệ loét bàn chân chiếm trên 2
bệnh nhân đái tháo đường và khoảng t 5,0-7,5

số

bệnh nhân đái tháo đường

có bệnh thần kinh ngoại vi [31 .
1.3.3. C c biến ch ng kh c
1.3.3.1. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do
nhiều yếu tố thuận lợi.
Lao phổi là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ trước khi có
thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nhân mắc lao phổi thường suy kiệt nhanh và tử
vong nhanh.
Ngồi ra, cịn gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan như: viêm đường tiết
niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm.
1.3.3.2 Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ tới sức khỏe bà mẹ và thai nhi
Đái tháo đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh.
Những tiến bộ gần đây trong chăm sóc bà mẹ và thai nhi đã làm giảm tỷ lệ tử
vong chu sinh ở các nước phương Tây, tuy nhiên nó vẫn đang là vấn đề cần
phải được đặc biệt quan tâm ở các nước đang phát triển. Những đứa trẻ được
sinh ra bởi những bà mẹ khơng được chẩn đốn hoặc những bà mẹ đái tháo
đường thai kỳ không được quản lý tốt có nguy cơ thai to và phải can thiệp khi
sinh. Nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, vàng da, hạ calci máu… đã làm tăng
nhu cầu sử dụng các phương tiện chăm sóc đặc biệt [4].



10

- Những nguy cơ đối với trẻ: Những đứa trẻ của lần mang thai bị đái tháo
đường thai kỳ s tăng nguy cơ béo phì, sớm xuất hiện rối loạn dung nạp
glucose và đái tháo đường type 2 [4 .
- Những nguy cơ đối với mẹ: Đái tháo đường thai kỳ là một yếu tố nguy
cơ quan trọng để tiên lượng xuất hiện đái tháo đường type 2 ở bà mẹ. Tỷ lệ
chuyển thành đái tháo đường type 2 ở phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ thay
đổi khác nhau giữa các nhóm quần thể. Tỷ lệ này ở những người da trắng vào
khoảng 2

một năm. Những phụ nữ béo phì hoặc những phụ nữ thuộc các

cộng đồng, nền văn hóa hoặc dân tộc có tỷ lệ đái tháo đường type 2 cao và
khởi phát sớm s có tỷ lệ chuyển đổi nhanh hơn, khoảng 5

một năm [4 .

Đái tháo đường là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh
hưởng đến sức khỏe, đến khả năng lao động và làm việc thậm chí ảnh hưởng
đến tính mạng người bệnh tuy nhiên các biến chứng này hoàn tồn có thể dự
phịng được nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực [22 . Các đối tượng
có yếu tố nguy cơ của bệnh là những người có khả năng mắc đái tháo đường
cao chính vì vậy việc đánh giá tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng này s
là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh đái tháo
đường và các biến chứng cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ nói riêng và
cho cả cộng đồng nói chung.
1.4. C c


u tố ngu cơ của

nh

i th o ƣờng

1.4.1. uổi
Là một trong các yếu tố nguy cơ không can thiệp được trong bệnh sinh
của đái tháo đường, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ đái tháo đường
tăng dần theo tuổi. Ở Mỹ tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm tuổi 20-44 là 3,7%,
45-64 là 13,7% và trên 65 là 26,9% [52]. Theo NHANES III 1999 Nghiên
cứu về phân bố tỷ lệ đái tháo đường theo tuổi cho thấy:
+ Tuổi t 20-39 tỷ lệ mắc đái tháo đường là 1,6


11

+ Trên 70 tuổi tỷ lệ mắc đái tháo đường là 21,1

[32 .

- P.Zimmet (2001) khi nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐ ở người >25 tuổi tại Úc
cho thấy:
+ Ở người <45 tuổi tỷ lệ ĐTĐ là 2,5
+ Ở người >45 tuổi tỷ lệ ĐTĐ 23,6

[32 .

- Tại Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả cũng
cho kết quả tương tự, Nghiên cứu của Trần Đức Thọ, Nguyễn Huy Cường tại

Hà Nội năm 2002 cho thấy: Lứa tuổi trên 15 tỷ lệ ĐTĐ là 2,42 , lứa tuổi trên
65 tỷ lệ ĐTĐ là 5,7

[31 , nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự tại Cao

Bằng năm 2004 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đưởng ở người dưới 45 tuổi là
3,2

trong khi tỷ lệ này ở nhóm trên 45 tuổi là 9,0

[7 .

Có những thay đổi về chuyển hóa glucose tiến triển song hành với tuổi.
Cơ chế bệnh sinh rối loạn dung nạp glucose của người cao tuổi bao gồm
những thay đổi về giải phóng insulin do kích thích của glucose và đề kháng
với các glucose được insulin hoạt hóa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
cơ chế bệnh sinh quan trọng nhất làm cơ sở của suy giảm dung nạp glucose
của sự lão hóa là có sự đề kháng với sử dụng glucose đã được insulin hoạt
hóa. Q trình lão hóa là ngun nhân quan trọng nhất của đề kháng insulin,
còn những thay đổi về lối sống liên quan đến tuổi tác là yếu tố đóng góp quan
trọng r rệt [1 .
1.4.2 Địa d , nghề nghi p
Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, văn hóa của t ng dân tộc tới
sự phát triển của đái tháo đường đã được chứng minh. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
có sự khác biệt r rệt giữa các v ng và mức sống, Rama chandran 2001
nghiên cứu 11.216 người trưởng thành tại 6 thành phố chủ yếu của Ấn Độ cho
thấy tỷ lệ đái tháo đường là 12,1 , tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết là


12


14,05

cao hơn hẳn v ng nông thôn khi so sánh với nghiên cứu của King.H ở

v ng nông thôn tỷ lệ mắc đái tháo đường là 2,43

(năm 2000) [32 .

Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Đình Tuấn năm 2001 tại thành
phố Long Xuyên – An Giang cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở thành phố 4,6 , ở nông
thôn là 3,5

[32 . Tạ Văn Bình khi nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường trên các

đối tượng có nguy cơ ở 4 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Sơn La, Nam Định năm
2003 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở miền núi là 5,7 , đồng bằng 10

[6 .

Nghiên cứu của Tiêu Văn Linh và cộng sự trên đối tượng t 30-69 tuổi
tại Bà rịa – Vũng Tàu năm 2005 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở khu vực nông
thôn là 2,5 , thấp hơn rất nhiều so với khu vực thành thị 6,0

[23 .

Sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn đã cho thấy vai
trị của lối sống ít vận động và béo phì trong bệnh sinh ĐTĐ và làm tăng tỷ lệ
mắc ĐTĐ trong cộng đồng.
1.4.3. Chủng tộc

Trong các yếu tố nguy cơ khơng can thiệp được của đái tháo đường,
ngồi yếu tố tuổi, yếu tố chủng tộc cũng đóng vai trị quan trọng. Tueker
(2000) Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy:
+ Người Mỹ gốc Puerto Ricans mắc ĐTĐ 38
+ Người Mỹ gốc Dominica mắc ĐTĐ 35
+ Người Mỹ da trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha mắc ĐTĐ 23%
+ Người Mỹ gốc Puerto Ricans có nguy cơ mắc ĐTĐ tăng gấp 2,3 lần và
nguy cơ phải sử dụng insulin tăng gấp 3,5 lần so với người Mỹ da trắng
[32],[49].
- Tan và cộng sự (1999) khi nghiên cứu tại Singapor cho thấy:
+ Nhóm người gốc Hoa có tỷ lệ ĐTĐ là 7,8%, RLDNG là 16,7%.
+ Nhóm người gốc Malaysia có tỷ lệ ĐTĐ là 10,1 , RLDNG là 14,0
+ Nhóm người gốc Ấn Độ có tỷ lệ ĐTĐ là 12,2 ,RLDNG là 13,1 [32 .


13

1.4.4. Béo phì
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa
nhưng đặc biệt là bệnh đái tháo đường type 2. Về khía cạnh nào đó, bệnh là
sự tổng hợp của nhiều yếu tố tập hợp lại. Một số dân tộc châu Á, đái tháo
đường type 2 thường kết hợp với tăng kháng insulin/tăng insulin máu nhưng ở
Hàn Quốc và Nhật Bản thì lại thấy giảm insulin do có những bất thường trong
bài tiết insulin. Những công bố gần đây nhất cho thấy chỉ số BMI ở người
mắc bệnh ĐTĐ type 2 của Hồng Kông với nam là 24,3, nữ là 23,2. Điều tra
dịch tễ học ĐTĐ quốc gia của Việt Nam cho thấy khi chỉ số BMI là 22,6 đã
có liên quan chặt ch với người mắc ĐTĐ. Điều này chứng tỏ chỉ số BMI
không chỉ chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố dân tộc, giống nòi mà còn
phụ thuộc nhiều vào tình trạng kinh tế xã hội [1 .
- Năm 2001 Mỹ cơng bố 1 cơng trình nghiên cứu gồm 113.869 nữ giới

tuổi t 30-55, theo d i trong 8 năm cho thấy có 873 người bị ĐTĐ trong 8
năm theo d i:
+ Người có BMI t 23-23,9 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 3,6 lần so với
người có BMI <22
+ Nguy cơ ĐTĐ tăng lên theo tỷ lệ tăng cân
Tăng t 20-35kg trong 8 năm thì nguy cơ mắc ĐTĐ tăng 11,3 lần
Tăng >35kg trong 8 năm nguy cơ mắc ĐTĐ tăng 17,3 lần
- Tại Việt Nam, Theo nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự, những
người có BMI ≥ 25 có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 là 3,74

[32 .

Sự phát triển kinh tế và tác động của đơ thị hóa, lối sống phương Tây là
một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc gia tăng tỷ lệ th a cân và béo phì
trong cộng đồng dân cư, kéo theo đó là sự phát triển của các bệnh rối loạn
chuyển hóa trong đó có đái tháo đường. Béo phì là một trong những nguy cơ
có thể phịng tránh được của ĐTĐ type 2, nếu thực hiện tốt công tác phòng


14

tránh đái tháo đường trên các đối tượng này s góp phần làm giảm tỷ lệ đái
tháo đường chung cho cộng đồng.
1.4.5.

ng hu ết p

THA chiếm tỷ lệ cao ở người ĐTĐ hơn là người không ĐTĐ [42], [45].
Khi so sánh với tuổi, giới, chủng tộc, béo phì, hoạt động thể lực và tiền sử gia
đình ghi nhận tần suất THA ở ĐTĐ type 2 tăng 2,5 lần so với người khơng

ĐTĐ [11]. Các lý do có thể làm gia tăng ưu thế để phát triển thành ĐTĐ ở
người THA nguyên phát cũng đã được nghiên cứu. Chúng bao gồm rối loạn
thành phần tổ chức cơ vân (nhiều mỡ và giảm các sợi cơ co nhạy cảm chậm
với insulin), giảm lưu lượng máu đến tổ chức cơ là kết quả của sự phì đại
mạch máu, thưa thớt mạch máu, co mạch và rối loạn đáp ứng điều hoà hậu thụ
thể đối với insulin.
Trong ĐTĐ type 1, tỷ lệ THA ít gặp trong những trường hợp khơng có
bệnh thận ĐTĐ, HA thường bắt đầu tăng sau 3 năm xuất hiện microalbumin
niệu. Trong nghiên cứu tăng HA ở bệnh nhân ĐTĐ với tham dự của 3068
bệnh nhân (UKPDS). Tỷ lệ tăng huyết áp phát hiện ở nhóm ĐTĐ mới phát
hiện là 39 . Trong những bệnh nhân này THA thường phối hợp với các
thành tố của hội chứng chuyển hoá như là béo phì, tăng TG, tăng Insulin. Tỷ
lệ microalbumin niệu ở nhóm THA này là 24 . Các dấu chứng này là sự khác
biệt về sinh lý bệnh THA giữa ĐTĐ type 1và type 2, trong đó THA của ĐTĐ
type 2 liên quan chặt ch với các thành tố của hội chứng chuyển hoá tim [11 .
Microalbumin niệu là dấu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh thận ĐTĐ.
Đây không không những là yếu tố nguy cơ của bệnh thận ĐTĐ mà cũng là
yếu tố nguy cơ về tỷ lệ tử vong và mắc bệnh về tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ
và không ĐTĐ. Microalbumin niệu phản ảnh rối loạn chức năng tế bào nội
mạc tồn thể trong đó bao gồm cả cầu thận. THA và bệnh thận ĐTĐ làm nặng
nhau và góp phần tạo vịng xoắn tiến triển THA, bệnh thận và bệnh tim mạch.


15

Nhiều yếu tố liên quan đến thận khác góp phần làm gia tăng phát triển THA
và các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bệnh nhân ĐTĐ có sự gia tăng thuộc tính ứ muối và gia tăng thể tích.
Gia tăng nhạy cảm muối ở các bệnh nhân này liên quan nhiều cơ chế như là
tái hấp thu muối tại thận do tăng đường máu ở ống lượn gần, tăng insulin máu

và bất thường hệ thống Renin Angiotensine Aldosterone tại thận. Vì vậy hạn
chế muối trong chế độ ăn của các bệnh nhân này rất quan trọng trong điều trị
THA. Tăng Insulin máu làm gia tăng các hoạt động giao cảm, thường phối
hợp với giữ muối thận và thuận lợi cho sự gia tăng đề kháng mạch máu.
+ Tô Hải (2001) nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy người bị tăng huyết áp
mắc ĐTĐ 54,79 .
+ Trần Văn Huy Diễn (2003) nghiên cứu ở tình An Giang trong số 417
trường hợp >55 tuổi cho thấy:
Nhóm bị tăng huyết áp mắc ĐTĐ 20 .
Nhóm khơng tăng huyết áp thì ĐTĐ chiếm 15

[32 .

1.4.6. Di tru ền
Di truyền đóng vai trị rất quan trọng trong bệnh đái tháo đường, con của
những người đái tháo đường type 1 có khả năng mắc bệnh là 5-6 . Đái tháo
đường type 2 có tính chất gia đình [47], [54]. Khả năng mắc bệnh của cặp
sinh đôi c ng trứng là 60-100 . Nguy cơ bị mắc đái tháo đường của bố mẹ
bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2 là 40

[9 .

Nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự tại Kiên Giang năm 2004
cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nhóm có tiền sử gia đình là 10,6% cao
hơn rất nhiều so với nhóm khơng có tiền sử (4,3 ) [39 .
1.4.7. Một s

ếu t ngu cơ kh c

- Tiền sử sinh con trên 4kg đối với nữ

- Tiền sử đã t ng mắc ĐTĐ thai nghén


16

- Ít hoạt động thể lực
- Vịng eo ≥80 cm đối với nữ và ≥ 90cm đối với nam [1 , [22 .
1.5. Phòng

nh

i th o ƣờng ằng tha

ổi lối sống

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả phòng ng a ĐTĐ của tiết
thực và thể dục trên những người tiền ĐTĐ [10 , [44], [48], [52], [53].
Nghiên cứu của Da Qing trên 577 người bị IGT được phân thành 3
nhóm: 1 nhóm áp dụng tiết thực đơn thuần, 1 nhóm áp dụng thể dục đơn
thuần, 1 nhóm v a áp dụng tiết thực v a thể dục, theo d i sau 6 năm, kết quả
cho thấy tỷ lệ diễn biến thành ĐTĐ của các nhóm như sau:
- Nhóm khơng can thiệp tỷ lệ ĐTĐ là 67,7
- Ở nhóm tiết thực đơn thuần tỷ lệ ĐTĐ là 43,3
- Ở nhóm thể dục đơn thuần tỷ lệ ĐTĐ là 41,1
- Ở nhóm tiết thực và thể dục kết hợp là 46
Tỷ lệ giảm nguy cơ phát triển thành ĐTĐ lần lượt là 31

(p<0,03), 46

(p<0,01), và 42% (p<0,05) [10].

Các kết quả trên cũng đã được củng cố qua chương trình phịng ng a
ĐTĐ (DDP) bằng theo d i sau 2,8 năm. Nghiên cứu thực hiện trên 522 người
th a cân kèm IGT. Tỷ lệ mới mắc ĐTĐ ở nhóm IGT giảm 58

ở nhóm thay

đổi lối sống triệt để so với nhóm thay đổi lối sống kèm giả dược (p<0,001) và
giảm 39

so với nhóm thay đổi lối sống chuẩn kèm metformin 850mg x 2

lần/ngày. Yêu cầu của thay đổi lối sống triệt để là đạt được và duy trì sự giảm
≥7

thể trọng bằng tiết thực giảm calori hợp lý, giảm mỡ (<25

tổng calori)

và tập thể dục cường độ v a, ít nhất 150 phút/tuần. Đặc biệt, kết quả của sự
thay đổi lối sống này được duy trì thì tỷ lệ giảm ĐTĐ cũng được duy trì, ngay
cả theo d i sau 7 năm d đã ng ng can thiệp [10 .
Như vậy dự phòng ĐTĐ bằng phương pháp thay đổi lối sống là phương
pháp an tồn và hiệu quả, ít tốn kém, trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta


×