Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

tình hình kiểm soát huyết áp, đường huyết và lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.04 KB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
˜¯™

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÌNH HÌNH KIỂM SỐT HUYẾT ÁP, ĐƯỜNG
HUYẾT VÀ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 MỚI MẮC
Mã số: 16193 - ĐHYD

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. BS CHÂU NGỌC HOA
ThS. BS. NGUYỄN NGỌC THANH VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 04/2018


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
˜¯™

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÌNH HÌNH KIỂM SỐT HUYẾT ÁP, ĐƯỜNG
HUYẾT VÀ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 MỚI MẮC
Mã số: 16193 - ĐHYD



Chủ nhiệm đề tài

PGS. TS. BS. Châu Ngọc Hoa

ThS. BS. Nguyễn Ngọc Thanh Vân

Tp. Hồ Chí Minh, 04/2018


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Châu Ngọc Hoa
2. Đồng chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Thanh Vân


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................6
1.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ..................................................6
1.1.1. Tuổi ................................................................................................6
1.1.2. Giới ................................................................................................7
1.1.3. Nơi cư trú .......................................................................................7
1.1.4. Trình độ học vấn.............................................................................8

1.1.5. Hút thuốc lá ....................................................................................9
1.1.6. Chỉ số khối cơ thể ......................................................................... 10
1.1.7. Tiền sử gia đình tăng huyết áp ...................................................... 11
1.1.8. Tiền sử gia đình đái tháo đường.................................................... 11
1.1.9. Thời gian tăng huyết áp ................................................................ 12
1.1.10. Thời gian đái tháo đường............................................................ 13
1.1.11. Thời gian từ lúc tăng huyết áp đến lúc đái tháo đường ................ 14
1.1.12. Đái tháo đường mới mắc ............................................................ 15
1.1.13. Bệnh đi kèm ............................................................................... 16
1.1.14. Thuốc điều trị tăng huyết áp ....................................................... 17
1.1.15. Thuốc điều trị đái tháo đường ..................................................... 18
1.1.16. Thuốc điều trị rối loạn chuyển hoá lipid ..................................... 19
1.1.17. Thuốc kháng kết tập tiểu cầu ...................................................... 20
1.1.18. Số viên thuốc.............................................................................. 21
1.1.19. Sự tuân trị................................................................................... 22
1.2. KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP, ĐƯỜNG HUYẾT VÀ LIPID MÁU ......... 22


1.2.1. Kiểm soát huyết áp ....................................................................... 22
1.2.2. Kiểm soát đường huyết ................................................................. 23
1.2.3. Kiểm soát lipid máu...................................................................... 24
1.2.4. Kiểm soát đa yếu tố ...................................................................... 25
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÌNH TRẠNG KIỂM SỐT ĐỒNG
THỜI HUYẾT ÁP, ĐƯỜNG HUYẾT VÀ LIPID MÁU..................... 25
1.3.1. Phân tích đơn biến đặc điểm dân số và kiểm soát đa yếu tố (huyết áp,
đường huyết và lipid máu) .............................................................. 25
1.3.2. Phân tích hồi quy đa biến các đặc điểm dân số và kiểm soát đa yếu
tố (huyết áp, đường huyết và lipid máu).......................................... 28
KẾT LUẬN .................................................................................................. 29
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 31

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BN
ĐTĐ
KS
KKS
KTC
KTPV
TIẾNG ANH
4S
ACCOMPLISH
ACCORD-BP
ADVANCE
CAD
CARDS
DCCT
DECODA
DEGS1
DPP-4
GLP-1
GNHIES98
HEART2D

HOPE-3
HPS

IGF-1
INTERHEART
INVEST
LIFE
Hypertension

Bệnh nhân
Đái tháo đường
Kiểm sốt
Khơng kiểm sốt
Khoảng tin cậy
Khoảng tứ phân vị
Scandinavian Simvastatin Survival Study
The Avoiding Cardiovascular Events through Combination
Therapy in Patients Living with Systolic Hypertension
The Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes Blood
Pressure Trial
Action in Diabetes and Vascular Disease: Preterax and
Diamicron MR Controlled Evaluation
Canadian Dollar
Collaborative Atorvastatin Diabetes Study
Diabetes Control and Complications Trial
Diabetes Epidemiology: Collaborative analysis Of Diagnostic
criteria in Asia
German National Health Interview and Examination Survey for
adults
Dipeptidyl peptidase-4
Glucagon-like peptide-1
German National Health Interview and Examination Survey
1998

Hyperglycemia and its effect after acute myocardial infarction
on cardiovascular outcomes in patients with Typ 2 diabetes
mellitus
Heart Outcomes Prevention Evaluation–3
Heart Protection Study
Insulin-like growth factor-1
The Effect of Potentially Modifiable Risk Factors Associated
with Myocardial Infarction
International Verapamil SR-Trandolapril Study
The Losartan Intervention For Endpoint reduction in


MICRO-HOPE
MRFIT
NAVIGATOR
ONTARGET
SGLT2
SPRINT
STENO-2
STOP-2
STOP- NIDDM
TG
UKPDS
USD
VADT
VALUE

MIcroalbuminuria, Cardiovascular, and Renal Outcomes in the
HOPE trial
Multiple Risk Factor Intervention Trial

Nateglinide And Valsartan in Impaired Glucose Tolerance
Outcomes Research
Ongoing Telmisartan Alone and in Combination with Ramipril
Global Endpoint Trial
Sodium Glucose Co-Transporter-2
The Systolic Blood Pressure Intervention Trial
Effect of a Multifactorial Intervention on Mortality in Typ 2
Diabetes
Swedish Trial in Old Patients with Hypertension-2
Study to Prevent NIDDM
Triglyceride
United Kingdom Prospective Diabetes Study
United States Dollar
Veterans Affairs Diabetes Trial
The Valsartan Antihypertensive Long-term Use Evaluation


2D
ACC
ACR
ADA
AGEs
AHA
ALA
BMI
CABG
EHJ
ESC
HDL-c
HR

IDF
JAMA
JNC

LDL-c
MEMS

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Two dimensions
2 chiều
American College of Cardiology
Trường môn Tim Hoa Kỳ
Albumine to Creatinine Ratio
Tỷ lệ Albumin/Creatinine niệu
American Diabetes Association
Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ
Advanced glycation end-products
Sản phẩm cuối cùng của đường hóa bậc cao
American Heart Association
Hội Tim Hoa Kỳ
American Lung Association
Hội Phổi Hoa Kỳ
Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể
Coronary artery bypass grafting
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
European Heart Journal
Tạp chí Tim Châu Âu
European Society of Cardiology
Hội Tim Châu Âu

High Density Lipoprotein cholesterol
Lipoprotein tỷ trọng cao
Hazard ratio
Tỷ số rủi ro
International Diabetes Federation
Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới
Journal of the American Medical Association
Tạp chí Hội Y khoa Hoa Kỳ
Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation
and Treatment of High Blood Pressure
Uỷ ban Liên Quốc gia về Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và
Điều trị Tăng huyết áp
Low Density Lipoprotein cholesterol
Lipoprotein tỷ trọng thấp
Medication Event Monitoring System


MPR
MMAS-8
NHANES
NHBIL
OR
PSM
RAAS
ROS
RR
SNS
TC
TIA
WHO


Hệ thống giám sát hoạt động y khoa
Medication Possession Ratio
Tỷ số sở hữu thuốc
8-item Morisky Medication Adherence Scale
Thang điểm Tuân thủ điều trị Thuốc Morisky 8 thông số
National Health and Nutrition Examination Survey
Điều tra Dinh dưỡng và Sức khoẻ Quốc gia
National Heart, Lung, and Blood Institute
Viện Tim, Phổi, Máu Quốc gia
Odds ratio
Tỷ số chênh
Propensity Score Matching
Ghép cặp điểm khuynh hướng
Renin Angiotensin Aldosterone System
Hệ Renin Angiotensin Aldosterone
Reactive oxygen species
Gốc oxy hóa tự do
Relative risk
Nguy cơ tương đối
Sympathetic Nervous System
Hệ thần kinh giao cảm
Total Cholesterol
Cholesterol tồn phần
Transient Ischemic Attack
Cơn thống thiếu máu não
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kiểm soát đường huyết.................................................................. 23
Bảng 1.2: Phân tích đơn biến đặc điểm dân số và kiểm sốt đa yếu tố ........... 25
Bảng 1.3: Phân tích đa biến đặc điểm dân số và kiểm soát đa yếu tố ............. 28


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1: Phân bố theo tuổi .........................................................................6
Biểu đồ 1.2: Phân bố theo giới.........................................................................7
Biều đồ 1.3: Phân bố theo nơi cư trú................................................................7
Biểu đồ 1.4: Trình độ học vấn .........................................................................8
Biểu đồ 1.5: Hút thuốc lá .................................................................................9
Biểu đồ 1.6: Chỉ số khối cơ thể...................................................................... 10
Biểu đồ 1.7: Tiền sử gia đình tăng huyết áp ................................................... 11
Biểu đồ 1.8: Tiền sử gia đình đái tháo đường ................................................ 11
Biểu đồ 1.9: Thời gian tăng huyết áp ............................................................. 12
Biểu đồ 1.10: Thời gian đái tháo đường......................................................... 13
Biểu đồ 1.11: Thời gian từ lúc tăng huyết áp đến lúc đái tháo đường ............. 14
Biểu đồ 1.12: Đái tháo đường mới mắc ......................................................... 15
Biểu đồ 1.13: Bệnh đi kèm ............................................................................ 16
Biểu đồ 1.14: Thuốc điều trị tăng huyết áp .................................................... 17
Biểu đồ 1.15: Thuốc điều trị đái tháo đường .................................................. 18
Biểu đồ 1.16: Thuốc điều trị rối loạn chuyển hoá lipid .................................. 19
Biểu đồ 1.17: Thuốc kháng kết tập tiểu cầu ................................................... 20
Biểu đồ 1.18: Số viên thuốc ........................................................................... 21
Biểu đồ 1.19: Sự tuân trị................................................................................ 22
Biểu đồ 1.20: Kiểm soát huyết áp .................................................................. 22
Biểu đồ 1.21: Kiểm soát lipid máu ................................................................ 24

Biểu đồ 1.22: Kiểm soát đa yếu tố ................................................................. 25


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: “Tình hình kiểm sốt huyết áp, đường huyết và lipid máu trên bệnh
nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc”
- Mã số: 16193 - ĐHYD
- Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Châu Ngọc Hoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thanh Vân
Điện thoại: 0989 303 571
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Bộ mơn Nội Đ ại học Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện đề tài: 9/2016- 5/2017
2. Mục tiêu:
Khảo sát tình hình kiểm sốt huyết áp, đường huyết, lipid máu trên bệnh nhân tăng
huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc.
3. Nội dung chính:
Tăng huyết áp và đái tháo đường typ 2 là những vấn đề sức khoẻ cộng đồng thường
gặp. Sự đồng mắc 2 bệnh lý trên gây ra những khó khăn trong kiểm sốt huyết áp,
đường huyết và lipid máu cũng như gia tăng các biến cố tim mạch. Tuy nhiên, sự mới
mắc đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp chỉ được tập trung nghiên cứu từ
những năm đầu của thế kỉ 21. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xác định tỷ lệ
mới mắc, và các yếu tố nguy cơ. Gần đây một số nghiên cứu nhận thấy có sự liên
quan giữa kiểu hình lâm sàng, sự kiểm sốt huyết áp, đường huyết, lipid máu và tiên
lượng tử vong trên nhóm bệnh nhân này. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu trên dân
số tăng huyết áp và đái tháo đường typ 2 mới mắc. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu với 3 mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm dân số tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc.

2. Xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo khuyến cáo JNC VIII 2014, tỷ lệ kiểm
soát đường huyết và lipid máu theo khuyến cáo ADA 2014.
3. Khảo sát mối liên quan giữa tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ học vấn, chỉ số khối
cơ thể, hút thuốc lá, sự tuân trị, thời gian bệnh, tiền sử gia đình, bệnh đi kèm, số
thuốc điều trị huyết áp, đường huyết, sự điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, và số
viên thuốc điều trị với tỷ lệ kiểm soát đồng thời huyết áp, đường huyết, và lipid
máu.
Kết quả chúng tôi thu được 304 bệnh nhân vào nghiên cứu, tuổi trung bình là
64,6±10,4, tỷ số nữ/nam là 1,9:1.49,0% từ TP HCM và 49,0% từ các tỉnh thành phố


khác trong nước. 17,8% mù chữ; 54,6% học cấp 1. 8,9% hút thuốc lá. 34,5% dư
cân, 30,3% béo phì.63,5% bệnh nhân có tiền sử gia đình tăng huyết áp. 26,6% bệnh
nhân có tiền sử gia đình đái tháo đường. Thời gian trung vị từ lúc tăng huyết áp đến
lúc đái tháo đường là 4,0 năm. 89,8% là đái tháo đường mới mắc khởi phát sớm.
Tỷ lệ kiểm soát huyết áp, đường huyết (và HbA1c) và lipid máu lần lượt là 86,2%,
31,6% và 4,6%. Chỉ có 12,5% bệnh nhân đạt kiểm soát đa yếu tố. Sự tuân trị là yếu
tố duy nhất có liên quan đến sự kiểm sốt đa yếu tố trên nhóm bệnh nhân này.
4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):
- Về đào tạo: Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú- Thạc sĩ Nội tổng quát
- Công bố trên tạp chí trong nước: Châu Ngọc Hoa. Nguyễn Ngọc Thanh Vân
(2018). “Tình hình kiểm sốt huyết áp, đường huyết và lipid máu trên bệnh nhân
tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh,
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 25 (số 1), tr.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại: chưa ghi nhận


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, cho đến nay tăng huyết áp vẫn

là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2013, tỷ lệ hiện mắc
tăng huyết áp tăng từ 29% lên 40% trong 10 năm, và dự đoán đến năm 2025, sẽ tăng
thêm 80%, chủ yếu ở các nước có mức thu nhập trung bình-thấp.
Một phân tích hệ thống cơng bố năm 2016, trên 968419 bệnh nhân ở 90 quốc
gia trên thế giới trong thời gian 10 năm cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ và sự kiểm
soát huyết áp. Tỷ lệ hiện mắc giảm 2,2% và tỷ lệ kiểm soát tăng 10,5% ở các nước
thu nhập cao. Ngược lại, tỷ lệ hiện mắc tăng 7,7% và tỷ lệ kiểm sốt giảm 0,7% ở các
nước thu nhập trung bình-thấp [97].
Tại Hoa Kỳ, từ năm 2011 đến 2014, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành
là 29,0%, không thay đổi so với 10 năm trước đó (28,4%) [23]. Tỷ lệ kiểm soát huyết
áp tăng từ 31,5% lên 54,0%.
Tại Canada, năm 2016, tỷ lệ tăng huyết áp là 22,6% trên dân số chung (so với
tỷ lệ 23,0% năm 2007). Tỷ lệ kiểm soát huyết áp là 68,1% trên dân số khơng có đái
tháo đường, và 60,1% trên dân số có đái tháo đường [107].
Nghiên cứu tổng hợp từ Điều tra Thăm khám và Phỏng vấn Sức khoẻ Quốc
gia Đức trên 14203 người trưởng thành tuổi từ 18-79 trong 10 năm cho thấy tỷ lệ tăng
huyết áp gần như không thay đổi (30% so với 32%), nhưng tỷ lệ kiểm soát huyết áp
cải thiện rõ từ 23% lên 51% [105].
Các số liệu trên cho thấy hiệu quả của việc điều trị tăng huyết áp ở khu vực
châu Âu và châu Mỹ.
Trong khi tỷ lệ tăng huyết áp đ ang có khuynh hướng ổn đ ịnh tại các nước
phương Tây, phương Đông đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của bệnh lý
này [64], nhưng với tỷ lệ kiểm sốt cịn thấp.
Tại Trung Quốc, tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 5,1% năm 1960 lên 33,5% năm
2010 [86]. Năm 2014, tỷ lệ kiểm soát huyết áp là 9,3% [145].
Tại Ấn Độ, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng mạnh trong 30 năm,
từ 5% lên 20-40% ở vùng thành thị và 12-17% ở vùng nơng thơn [131]. Tỷ lệ kiểm
sốt huyết áp là 10,7% ở vùng nông thôn và 20,2% ở vùng thành thị [20].
Nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015 cho thấy tỷ lệ hiện
mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng gấp ba, từ 16,3% lên 47,3% trong 13

năm, trong khi tỷ lệ kiểm sốt chỉ tăng gấp đơi 9,4% lên 17,7% [7].
Các nguyên nhân gây thất bại kiểm soát huyết áp bao gồm: sử dụng và phối
hợp thuốc điều trị tăng huyết áp không hợp lý, sự kém tuân trị, và sự hiện diện của


các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh đi kèm.
Trong các bệnh đi kèm, bệnh đái tháo đường được quan tâm nhiều nhất, khơng
chỉ vì sự đồng mắc làm khó kiểm soát huyết áp, khả năng làm tăng các yếu tố nguy
cơ tim mạch mà còn là sự thường gặp trên thực tế lâm sàng.
Sự đồng mắc này dao động khoảng 15,3-47% bệnh nhân tăng huyết áp và 5084,6% bệnh nhân đái tháo đường [23],[31],[37],[90],[95],[154].
Nếu như tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường đã được ghi nhận từ lâu
thì sự mới mắc đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp được nghiên cứu từ
những năm đầu của thế kỉ 21.
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chủ yếu khảo sát tỷ lệ và các yếu tố nguy
cơ xuất hiện đái tháo đường mới mắc trên dân số tăng huyết áp. Tỷ lệ dao động khá
nhiều trong các nghiên cứu, từ 3,1% đến 24,8%, với nhiều định nghĩa khác nhau về
đái tháo đường mới mắc [88], [101].
Năm 2011, Balogun W. và cộng sự nghiên cứu bệnh nhân tăng huyết áp và đái
tháo đường, đánh giá mối liên quan giữa thứ tự xuất hiện bệnh và kiểu hình lâm sàng
[22]. Các nhóm tăng huyết áp trước hay đái tháo đường trước đều có một số đặc điểm
chung, nhưng khác nhau về chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ eo/hông và lượng muối tiêu thụ.
Đây là nghiên cứu cắt ngang-mô tả, nhưng đã mở hướng cho nhiều nghiên cứu sau
đó về đái tháo đường mới mắc trên dân số tăng huyết áp.
Năm 2013, Park Y. J. và cộng sự công bố nghiên cứu trên 4071 bệnh nhân
Châu Á đánh giá tác động của tăng huyết áp lên sự xuất hiện đái tháo đường mới mắc.
Sau 5 năm theo dõi, nhóm tăng huyết áp có tỷ lệ đái tháo đường mới mắc cao hơn
(11,4% so với 7,9%, p=0,006), chứng minh tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ độc
lập của đái tháo đường mới mắc [108].
Gần đây, năm 2016, Lip S. và cộng sự công bố nghiên cứu trên 15089 bệnh
nhân tăng huyết áp theo dõi trong 40 năm [89]. Tác giả chia đái tháo đường thành 3

nhóm: sẵn có (đái tháo đường chẩn đoán trước, cùng lúc, hoặc trong vịng 2 năm sau
khi chẩn đốn tăng huyết áp), mới mắc khởi phát sớm (từ 2-10 năm sau tăng huyết
áp) và mới mắc khởi phát muộn (chẩn đoán >10 năm sau tăng huyết áp). Kết quả ghi
nhận sự khác biệt về kiểu hình, trị số trung bình của huyết áp, đường huyết, lipid máu
lẫn tiên lượng tử vong ở các nhóm, từ đó gợi ý tiếp cận quản lý khác nhau tương ứng
với các thời điểm chẩn đoán đái tháo đường khác nhau.
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về đặc điểm dân số, tình hình điều trị ở bệnh
nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường mới mắc.
Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm và tình
hình kiểm sốt huyết áp, đường huyết, lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp có đái


tháo đường typ 2 mới mắc tại phòng khám bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh
viện Đại học Y Dược TPHCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình kiểm sốt huyết áp, đường huyết, lipid máu trên bệnh nhân
tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát đặc điểm dân số tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2 mới mắc.
2. Xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo khuyến cáo JNC VIII 2014,
tỷ lệ kiểm soát đường huyết và lipid máu theo khuyến cáo ADA 2014.
3. Khảo sát mối liên quan giữa tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ học vấn, chỉ số khối cơ
thể, hút thuốc lá, sự tuân trị, thời gian bệnh, tiền sử gia đình, bệnh đi kèm, số thuốc
điều trị huyết áp, đường huyết, sự điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, và số viên
thuốc điều trị với tỷ lệ kiểm soát đồng thời huyết áp, đường huyết, và lipid máu.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Dân số mục tiêu: Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đang điều trị.
3.1.2. Dân số nghiên cứu: Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và có đái

tháo đường typ 2 (phát hiện ít nhất 2 năm sau khi đã biết tăng huyết áp).
3.1.3. Dân số chọn mẫu: Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp ≥18 tuổi kèm đái
tháo đường typ 2 (phát hiện ít nhất 2 năm sau khi đã biết tăng huyết áp)
được chẩn đoán và điều trị tại phòng khám bệnh viện Nhân Dân Gia Định
và bệnh viện Đại học Y Dược ≥3 tháng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang - mô tả.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017.
3.2.3. Cỡ mẫu: Tính theo cơng thức:
*
𝑍(&'(/*)
× 𝑃 × (1 − 𝑃)
𝑁 =
𝑑*
N: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra.
α: Xác suất sai lầm loại I, chọn α=0,05 thì Z(1-α/2) =1,96.
p: Tỷ lệ đái tháo đường mới mắc trên bệnh nhân tăng huyết áp. Hiện tại chưa
có số liệu tại Việt Nam, do đó, chúng tơi sử dụng kết quả từ nghiên cứu tại Châu Á,
tính ra xác suất là 5,4% [108].


d: Độ chính xác (sai số cho phép), chọn d=0,05.
Thay số tính được N = 79.
3.2.4. Phương pháp chọn mẫu
Chọn thuận tiện liên tiếp các bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn bệnh và khơng
có tiêu chuẩn loại trừ.
3.2.4.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân ≥18 tuổi được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp tại phòng
khám bệnh viện Nhân Dân Gia Định, bệnh viện Đại học Y Dược, theo dõi
≥3 tháng.

- Đái tháo đường typ 2 phát hiện ít nhất 2 năm sau khi đã biết tăng huyết
áp.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Tăng huyết áp thứ phát.
- Thai kỳ.
- Đang mắc các bệnh cấp tính.
- Điều trị thay thế thận.
- Khơng trả lời được các thông tin từ phiếu thu thập số liệu.
3.3. Thu thập và xử lý số liệu
3.3.1. Thu thập số liệu.
Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được mời phỏng vấn theo các thông
tin trong phiếu thu thập số liệu.
Phỏng vấn đối mặt ghi nhận các biến số thông tin cơ bản, tiền sử bệnh lý, chế
độ điều trị hiện tại.
Khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Đại
học Y Dược, ghi nhận các biến số: huyết áp, cân nặng, chiều cao.
Ghi nhận các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện hoặc của
bệnh nhân sẵn có trong 3 tháng gần nhất.
3.3.2. Xử lý số liệu.
Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được nhập bằng phần mềm Excel
2010 và xử lý theo thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 24.
Biến số định tính trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
Biến số định lượng phân phối bình thường trình bày dưới dạng trung bình và
độ lệch chuẩn.
Biến số định lượng phân phối khơng bình thường trình bày dưới dạng trung vị
và khoảng tứ phân vị.


Phép kiểm T-student so sánh hai số trung bình của biến định lượng có phân

phối chuẩn giữa hai nhóm đạt mục tiêu về đường huyết, huyết áp và lipid máu và
nhóm khơng đạt mục tiêu.
Phép kiểm Mann-Whitney U so sánh hai số trung bình của biến định lượng
khơng có phân phối chuẩn giữa hai nhóm đạt mục tiêu về đường huyết, huyết áp và
lipid máu và nhóm khơng đạt mục tiêu.
Phép kiểm chi bình phương, Fisher exact test kiểm định mối tương quan giữa
các biến định tính.
Phân tích hồi quy đa biến logistic được dùng để khảo sát tác động của từng
yếu tố: tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi cư trú, chỉ số khối cơ thể, thời gian bệnh, tiền
sử gia đình, sự tuân thủ, sử dụng statin, số thuốc điều trị, số viên thuốc uống, bệnh đi
kèm lên kiểm soát đồng thời huyết áp, đường huyết và lipid máu khi khảo sát đơn
biến có ý nghĩa thống kê.
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.


CHƯƠNG 1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trong 9 tháng, từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm
2017, tại phòng khám bệnh viện Nhân Dân Gia Định và phịng khám bệnh viện Đại
học Y Dược, chúng tơi chọn lọc được 304 bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo đái
tháo đường mới mắc, đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu và thu được kết quả như
sau:
1.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tuổi

40%

35.2%
32.2%


30%

26.3%

20%

10%

6.3%

0%
<50

50-59

60-69

Biểu đồ 1.1: Phân bố theo tuổi
Nhận xét:

-

Biến số tuổi có phân phối chuẩn.
Tuổi trung bình là 64,6±10,4.
Cao nhất là 90 tuổi, thấp nhất là 33 tuổi.
Tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 60-69: 35,2%.
67,4% ≥60 tuổi. 6,3% <55 tuổi.

≥70



1.1.2. Giới

34.5%
105 BN
65.5%
199 BN

Nữ

Nam

Biểu đồ 1.2: Phân bố theo giới
Nhận xét:

- Có 304 bệnh nhân với 105 nam và 199 nữ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,5% và
65,5%.

- Tỷ số nữ/nam là 1,9:1.
1.1.3. Nơi cư trú

Biều đồ 1.3: Phân bố theo nơi cư trú


Nhận xét:

- 98,0% dân số nghiên cứu là người Việt Nam, phân bố đồng đều:
§ 49,0% từ TP HCM.
§ 49,0% từ các tỉnh thành phố khác trong nước.


- 2,0% là người nước ngồi (Campuchia).
1.1.4. Trình độ học vấn

60%

54.6%

40%

20%

17.8%

15.8%

11.8%

0%
Mù chữ

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3 trở lên

Biểu đồ 1.4: Trình độ học vấn
Nhận xét

- Trong nghiên cứu, nhóm hồn tất cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 54,6%, kế đến là

nhóm mù chữ 17,8%.

- Tỷ lệ học cấp 2 là 15,8%.
- Tỷ lệ học cấp 3 trở lên là 11,8%.


1.1.5. Hút thuốc lá

38.1%
78.3%
99.5%

37.1%

12.8%
8.9%

24.8%

Chung

Nam
Đang hút

Ngưng hút

0.5%
Nữ
Không hút


Biểu đồ 1.5: Hút thuốc lá
Nhận xét:

- Tỷ lệ không hút thuốc lá là 78,3%.
- 21,7% bệnh nhân đã từng hút thuốc lá: 61,9% ở nam, 0,5% ở nữ.
§ 8,9% đang hút thuốc lá.
§ 12,8% đã ngưng trên 12 tháng.
- Tỷ lệ đang hút thuốc lá: nam 24,8%, nữ 0,5%.


1.1.6. Chỉ số khối cơ thể

40%
32.6%

34.5%
30.3%

30%

20%

10%
2.6%
0%
<18,5

18,5-23

23-25


≥25

Biểu đồ 1.6: Chỉ số khối cơ thể
Nhận xét:

- Chỉ số khối cơ thể không phân bố chuẩn, trung vị là 23,7 kg/m2 (KTPV 22,325,5).

- Thấp nhất là 17,0 kg/m2, cao nhất là 42,2 kg/m2.
- Theo tiêu chuẩn vùng Châu Á-Thái Bình Dương:
§ 32,6% có cân nặng lý tưởng.
§ 64,8% có cân nặng vượt q ngưỡng bình thường với 34,5% dư cân, 30,3%
béo phì.

§ 2,6% nhẹ cân.


1.1.7. Tiền sử gia đình tăng huyết áp

36.5%
111 BN
63.5%
193 BN



Khơng

Biểu đồ 1.7: Tiền sử gia đình tăng huyết áp
Nhận xét:


- 63,5% bệnh nhân có tiền sử gia đình tăng huyết áp.

1.1.8. Tiền sử gia đình đái tháo đường

26.6%
81 BN
73.4%
223 BN



Khơng

Biểu đồ 1.8: Tiền sử gia đình đái tháo đường
Nhận xét

- 26,6% bệnh nhân có tiền sử gia đình đái tháo đường.


1.1.9. Thời gian tăng huyết áp

Biểu đồ 1.9: Thời gian tăng huyết áp
Nhận xét:

- Thời gian tăng huyết áp không tuân theo phân phối chuẩn, trung vị là 7,0 năm
(KTPV 4,0-10,0).

- Thời gian tăng huyết áp lâu nhất là 28,0 năm, ngắn nhất là 2,3 năm.



×