Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

khảo sát hiệu quả giảm cân trên bệnh nhân thừa cân béo phì tập dưỡng sinh tại viện y học dân tộc tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ-CHÍ-MINH



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN
TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN BÉO PHÌ
TẬP DƯỠNG SINH TẠI
VIỆN Y HỌC DÂN TỘC TP.HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài:
NGÔ VIÊN THÀNH
PHẠM HUY HÙNG
Cơ quan chủ quản:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ-CHÍ-MINH





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN
TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN BÉO PHÌ
TẬP DƯỠNG SINH TẠI
VIỆN Y HỌC DÂN TỘC TP.HỒ CHÍ MIN
Chủ nhiệm đề tài:

NGÔ VIÊN THÀNH
PHẠM HUY HÙNG


Cơ quan chủ quản:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 NĂM 2018
THƠNG TIN KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
LUYỆN TẬP DƯỠNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN BÉO PHÌ
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: Ngô viên Thành; Phạm Huy Hùng, Điện thoại: 0123 623 6930 ;
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, tổ, Bộ môn): Bộ môn dưỡng sinh – Khoa Y
học cổ truyền
- Thời gian thực hiện: 4/2016 – 4/2018
2. Mục tiêu :
- Khảo sát hiệu quả giảm cân của việc tập dưỡng sinh đối với bệnh nhân thừa cân

béo phì trong 3 tháng.
- So sánh chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh nhân thừa cân béo
phì trước và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng.
3. Nội dung chính:
- Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân thừa cân, béo phì đến điều trị tại viên Y Học
Dân Tộc TPHCM, trong thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016. Cỡ
mẫu: 39 trường hợp


Tiêu chuẩn chọn mẫu: - BN được chẩn đoán xác định là thừa cân béo phì theo
tiêu chuẩn của WHO: BMI ≥ 23 [8]; Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu; - Bệnh
nhân đến khám bệnh trong thời gian nghiên cứu được chọn liên tiếp; Thiết kế nghiên
cứu: Nghiên cứu trước - sau (before – after study), phi thực nghiệm
Các bước tiến hành nghiên cứu
- Hỏi, đo cân nặng chiều cao, huyết áp, đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân về mặt sức khỏe thể chất trước khi tập dưỡng sinh, dựa vào bộ câu hỏi WHOQOLBREF
- Khuyến khích bệnh nhân tập Dưỡng sinh đều đặn, theo dõi bệnh nhân trong quá
trình tập luyện, trợ giúp bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được tập luân phiên 60 động tác tương
ứng với giáo án của khoa Dưỡng Sinh,Viện Y học dân tộc Tp.HCM.
- Sau 3 tháng đánh giá lại chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh
nhân.
- Từ các dữ liệu đã có tiến hành tổng hợp kết quả, phân tích và rút ra kết luận
4. Kết qủa chính đạt được:
- Sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng, cân nặng, chu vi vòng eo, BMI giảm so với trước khi
tập;
- Điểm số trung bình về mặt sức khỏe thể chất (theo bộ câu hỏi WHOQOL-BREF)
tăng sau khi tập dưỡng sinh
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
Phương pháp dưỡng sinh thêm một lựa chọn cho những người thừa cân béo phì về một
giải pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền trong việc làm tăng chất lượng cuộc

sống về mặt sức khỏe thể chất và làm giảm cân nặng.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, với sự phát triển về kinh tế và những
thay đổi lối sống một cách nhanh chóng trong vài thập kỉ trở lại đây, Việt Nam đã chứng
kiến sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng thừa cân, béo phì trong dân số [17]. Theo
thống kê của WHO, trong năm 2014 tỉ lệ người lớn béo phì là 20,6% tăng hơn 15% so
với năm 2010 (17,4%)[25]. Béo phì từng được coi là một vấn đề của quốc gia có thu
nhập cao. Nhưng hiện tại, thừa cân và béo phì đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp
và thu nhập trung bình, đặc biệt là ở đơ thị. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh
tim mạch, đái tháo đường, rối loạn cơ xương, gây ảnh hưởng đến đời sống của người
bệnh [26]. Thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh khơng truyền nhiễm, phần lớn là
phịng ngừa được. Sự phịng ngừa đó được thể hiện thơng qua việc hình thành sự lựa
chọn lành mạnh của người dân về các loại thực phẩm và hoạt động thể chất thường
xuyên [26].
Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là phương pháp được xây
dựng dựa trên cơ sở kinh nghiệm y học cổ truyền của dân tộc ta, có tham khảo thêm về
khí cơng của Trung Quốc, Yoga của Ấn Độ và lấy học thuyết của Pavlop làm cơ sở y
học hiện đại để giải thích cụ thể các cơ chế thủ thuật động tác. Các kĩ thuật ấy kết hợp
thành một hệ thống toàn diện, tổng hợp liên hoàn nếu áp dụng đúng sẽ xây dựng được
sức khỏe toàn diện về mặt thể xác và tinh thần [9].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiệu quả giảm cân của các
phương pháp tập thể dục, ăn kiêng, khí cơng, Yoga trên bệnh nhân thừa cân béo phì,
nhưng tại Việt Nam chưa tìm thấy nghiên cứu nào về hiệu quả giảm cân của phương
pháp dưỡng sinh. Vậy câu hỏi nghiên cứu đặt ra của đề tài là phương pháp dưỡng sinh
có hiệu quả làm giảm cân trên những người thừa cân béo phì hay khơng?


Mục tiêu nghiên cứu:

- Khảo sát hiệu quả giảm cân của việc tập dưỡng sinh đối với bệnh nhân thừa cân béo
phì trong 3 tháng.
- So sánh chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh nhân thừa cân béo
phì trước và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh thừa cân béo phì[16]:
1.1.1. Định nghĩa:
Thừa cân và béo phì được định nghĩa như là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức
trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người [34].
1.1.2. Cách xác định tình trạng thừa cân béo phì:
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới được sử dụng để đánh giá
thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới với quần thể tham khảo từ
6 quốc gia: Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ[23,31].
BMI=

Cân nặng (kg)
Chiều cao2 (m2 )

Chỉ số này được áp dụng trên toàn thế giới với mức phân loại như sau:
Bảng 1.1: Phân loại thừa cân béo phì theo WHO[30]
Phân loại
Nhẹ cân
Bình thường

Mức BMI
<18,5
18,5-24,9


Thừa cân

25-29,9

Béo phì độ 1

30-34,9

Béo phì độ 2

35-39,9

Béo phì độ 3

>40


Các mức phân loại trên dựa vào mức độ gia tăng nguy cơ với các bệnh không lây
như đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…với mức nguy cơ tương đối
khi thừa cân và mức nguy cơ cao khi béo phì.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đa quốc gia tại Châu Á của Văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO-WHO), Nhóm đặc trách nghiên
cứu thừa cân béo phì quốc tế, Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế (IDI), Trung tâm
hợp tác nghiên cứu dịch tễ học đái tháo đường và bệnh không lây (thuộc WHO) cho thấy
ở người Châu Á khi BMI trên 23 đã có thể tăng nguy cơ bệnh rõ rệt nên có đề xuất mốc
phân loại BMI là 23 áp dụng cho thừa cân, và mốc BMI là 25 cho béo phì ở Châu Á[30].
Bảng 1.2: So sánh phân loại thừa cân béo phì giữa thế giới và Châu Á [23]
Phân loại

Mức BMI


Mức BMI

Thế giới

Châu Á

Nhẹ cân

<18,5

<18,5

Bình thường

18,5-24,9

18,5-22,9

Thừa cân

25-29,9

23-24,9

Béo phì độ 1

30-34,9

25-29,9


Béo phì độ 2

35-39,9

≥30

Béo phì độ 3

≥40

1.1.3. Cơ chế sinh lý của thừa cân béo phì:


1.1.3.1 Nguyên lý điều hòa năng lượng [17, 29]:
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức
ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Nǎng
lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu và được oxy hoá để tạo
thành nhiệt lượng. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển thành
chất béo dự trữ. Vì vậy, khơng những ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ gây béo phì mà ǎn quá
thừa tinh bột, đường đều có thể gây béo phì. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ
dưới dạng mỡ.
1.1.3.2 Cơ chế hooc-mơn điều hịa cân nặng [1]:
Các nhà khoa học phát hiện có cơ chế tín hiệu hồi báo giữa ruột, mô mỡ và não . Trong
cơ chế thể dịch có vai trị quan trọng của leptin do tế bào mỡ tiết ra và gắn vào các cảm
thụ thể ở vùng dưới đồi. Leptin là một polypeptid có vai trò quan trọng trong điều hòa
trọng lượng cơ thể, chuyển hóa và chức năng sinh sản. Trong chức năng điều hịa thể
trọng leptin điều chỉnh cảm giác đói, thân nhiệt và tiêu hao năng lượng cơ thể. Khi leptin
tăng lên sẽ gây giảm thể trọng do hai cơ chế: (1) giảm cảm giác đói và giảm tiêu thụ
thức ăn; (2) gia tăng tiêu hao năng lượng thông qua tăng tiêu thụ oxy, tăng thân nhiệt và
giảm khối lượng mô mỡ. Leptin chủ yếu làm giảm khối mỡ mà khơng có tác dụng làm

giảm khối nạc của cơ thể. Khi leptin trong máu giảm xuống sẽ làm tăng cảm giác ngon
miệng và giảm tiêu hao năng lượng. Ở người thừa cân béo phì có hiện tượng đề kháng
leptin .

1.1.4 Ngun nhân gây béo phì:
1.1.4.1 Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống:


Việc gia tăng chất ngọt và béo trong khẩu phần cùng với giảm ăn hoặc ít ăn rau, trái cây
là một đặc điểm của những người thừa cân béo phì [36]. Không chỉ chất béo gây tăng
cân mà ăn nhiều thức ăn ngọt, chất bột đường cũng có thể gây béo [25]. Nghiên cứu thực
trạng thừa cân béo phì tại Việt Nam ở người trưởng thành 25 đến 64 tuổi năm 2005 của
Viện Dinh Dưỡng cho thấy người thừa cân béo phì tiêu thụ rau ít hơn so với người có
tình trạng dinh dưỡng bình thường, với mức trung bình là 196g/ngày ở nhóm thừa cân
béo phì so với 206g/ngày ở nhóm khơng thừa cân béo phì [4].
1.1.4.2 Ít vận động:
Yếu tố nguyên nhân từ hành vi, lối sống liên quan nhiều đến tăng tỉ lệ thừa cân béo phì
là do lối sống tĩnh tại làm giảm tiêu hao năng lượng. Thói quen của cư dân thành thị là
dành nhiều thời gian làm việc, dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí tĩnh tại
như xem phim, xem truyền hình, làm việc với máy vi tính, chơi trị chơi điện tử, ít dành
thời gian giải trí qua các hình thức vận động. Đô thị phát triển với nhiều nhà cao tầng và
ngày càng ít cơng viên dành cho các hoạt động tập luyện thể lực, vận động cơ thể. Do
đó, người dân các đơ thị lớn gia tăng lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể chất nên giảm tiêu
hao năng lượng. Hậu quả của lối sống tĩnh tại là năng lượng dần tích lũy gây nên dư
thừa mỡ và tích mỡ trong cơ thể [29].
1.1.4.3 Yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền có vai trị quan trọng nhất định với tình trạng thừa cân béo phì. Rất
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đều cho kết quả trẻ có cha mẹ bị thừa cân
béo phì có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thường[26].


1.1.4.4 Các ngun nhân khác:
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh thừa cân béo phì
với các bệnh lý về nội tiết như bệnh cushing, suy giáp,…[27,35]
1.1.5 Chẩn đốn thừa cân béo phì:


1.1.5.1 Lâm sàng:
Béo phì trên lâm sàng biểu hiện sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo nhân
trắc lâm sàng[3, 18]:
- Đo cân nặng chiều cao để tính chỉ số khối cơ thể (BMI).
- Độ dày của nếp gấp da: phản ánh lớp mỡ dưới da. Có thể đo bằng compar, ở nhiều vị
trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ
dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ.
+ Chỉ số cánh tay đùi: 0,58 đối với nam, 0,52 đối với nữ.
+ Chỉ số vịng bụng vịng mơng: < 0,9 đối với nam, <0,85 đối với nữ.
1.1.5.2 Cận lâm sàng:
- Siêu âm: đo độ dày mơ mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng…
- Chụp cắt lớp tỷ trọng: xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng.
- Impedance Metri: đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính ra
lượng mỡ dư thừa.
1.1.5.3 Chẩn đốn xác định:
- Áp dụng chỉ số BMI cho các nước châu Á (bảng 1).

1.1.6. Điều trị [2, 18]:
1.1.6.1 Nguyên tắc chung:


Chỉ định đầu tiên là chế độ tiết thực giảm cân, phối hợp với tăng cường tập luyện - vận
động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng.
Nếu chưa đạt mục đích, chỉ định thuốc và các can thiệp khác.

Mục đích điều trị là giảm cân, giảm 5-10% trọng lượng ban đầu cũng cải thiện các biến
chứng của béo phì như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp…
1.1.6.2 Điều trị cụ thể:
Tiết thực giảm trọng lượng:
- Điều trị béo phì chưa có biến chứng chủ yếu dựa vào tiết thực giảm calo và giảm mỡ.
Năng lượng đưa vào phải ít hơn nhu cầu cơ thể, để cơ thể huy động năng lượng từ mô
mỡ. Sự cân bằng âm về calo sẽ giúp giảm trọng cơ thể (khoảng 0,5-1 kg/tuần là phù
hợp).
- Hạn chế năng lượng khoảng 20-25 kcalo/kg/ngày. Áp dụng chế độ tiết thực giảm cân
về mức độ cung cấp năng lượng còn phụ thuộc tuổi, hoạt động thể lực, và mục tiêu giảm
cân.
- Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng
lượng do glucid cung cấp khoảng 50 % năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và
protid khoảng 20%), hạn chế đường đơn, mỡ bão hòa.
- Hạn chế bia - rượu.
- Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.


- Chia nhiều bữa (ít nhất 3 bữa).
- Nhịn đói để giảm cân là nguy hiểm. Khi đói, mỡ và protid sẽ bị dị hóa nhiều, thiếu
muối, thiếu các yếu tố vi lượng. Vì vậy, dễ tổn thương các cơ quan.
- Tiết thực giảm carbohydrat: cung cấp đầy đủ yếu tố vi lượng, giảm glucid, giảm cân
có hiệu quả, khơng gây tai biến.
Tăng cường tập luyện-vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng:
- Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
- Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.
- Góp phần kiểm sốt tốt đường huyết và huyết áp.
- Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và
thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp,
mạch vành, suy tim…

Thay đổi hành vi:
Trị liệu thay đổi hành vi là một trị liệu tâm lý để người bệnh béo phì thừa nhận béo
phì là một bệnh lý, từ đó tích cực tn thủ các biện pháp điều trị như tiết thực giảm calo,
tăng cường tập luyện - vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng.
Thuốc:
Thí dụ Orlistat (Xenical), Sibutramine (meridia) …; THUỐC điều trị béo phì ít có kết
quả nếu không phối hợp với tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực để tăng
sử dụng năng lượng.
Mặt khác dùng thuốc phải áp dụng liệu trình lâu dài vì sự tăng cân trở lại khi ngừng
thuốc.


Một số người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm cân: sau 4 tuần điều trị, cân không
giảm, hoặc sự giảm cân dừng lại sau 6 tháng điều trị, hoặc sau một năm điều trị có sự
tăng cân trở lại mặc dù thuốc vẫn tiếp tục dùng.
Vì vậy, phần lớn các trường hợp béo phì khơng nên dùng thuốc để điều trị do nhiều tác
dụng phụ. Một số thuốc có thể dùng phối hợp với tiết thực giảm cân và tăng cường vận
động thể lực để tăng sử dụng năng lượng: (theo United States Food and Drug
Aministration, một số thuốc được dùng để điều trị béo phì dựa trên các tác dụng gây
chán ăn, ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được).
+ Sibutramine (meridia): ức chế tái hấp thụ Norepinephrine, serotonin, dopamine vào hệ
thần kinh, dẫn đến tăng nồng độ của chúng trong máu gây chán ăn.
+ Orlistat (Xenical): ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được tại hệ
tiêu hóa.
+ Lưu ý, khơng bao giờ giảm cân bằng các thuốc lợi tiểu, hormon giáp, riêng thuốc làm
giảm lipide nói chung khơng nên cho ngay lúc đầu.
Điều trị ngoại khoa:
- Làm hẹp dạ dày
Mục đích: làm dạ dày nhỏ lại (tạo 1 túi dạ dày chỉ chứa 15- 30 ml) làm bn có cảm giác
đầy & không muốn ăn.

- Các phương pháp: * Gastric banding –GB
* Vertical banded gastroplasty- VBG
* Sleeve gastrectomy – SG


Làm giảm hấp thu
Các phương pháp:

- Nối tắt hỗng tràng với đoạn cuối hồi tràng.
- Nối tắt hỗng tràng với đại tràng ngang.

Phối hợp làm hẹp dạ dày và làm giảm hấp thu
Phương pháp
+ Gastric Bypass Roux-en-Y (GBRY)
+ “Duodenal Switch” (BPD-DS).
1.1.7 Biến chứng béo phì:
Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây. Nhiều tài liệu cho biết thừa
cân béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đột quị, hội
chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2, một số ung thư như túi mật, vú, đại tràng, tiền liệt
tuyến và thận [7, 14, 15]
1.1.8 Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO: WHOQOL-BREF [21]
Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO: WHOQOL-BREF đã được
chứng minh là có hiệu lực, và được sử dụng như là công cụ đo chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân trên toàn thế giới, được WHO dịch ra nhiều thứ tiếng, có độ nhạy và đặc hiệu
cao. WHOQOL-BREF gồm có các phần:
- Tổng quát về chất lượng cuộc sống và sức khỏe (Overall Quality of Life and General
Health).
- Sức khỏe thể chất (Physical Health).
- Vấn đề về tâm lý (Psychological).
- Các mối quan hệ xã hội (Social relationships).

- Môi trường sống (Enviroment).
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc thay đổi chất lượng cuộc sống về mặt môi trường
sống, các mối quan hệ xã hội, các vấn đề tâm lý là khơng khả thi. Do đó, trong nghiên
cứu này chúng tôi chọn mặt sức khỏe thể chất làm mục tiêu chính để đánh giá chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân.


1.2 Phương pháp Dưỡng Sinh [8, 9]:
1.2.1 Định nghĩa và mục đích phương pháp dưỡng sinh:
Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm có bốn mục đích:
- Bồi dưỡng sức khỏe
- Phịng bệnh
- Từng bước chữa bệnh mạn tính
- Tiến tới sống lâu và sống có ích
Bốn mục đích này có quan hệ hữu cơ với nhau. Sức khỏe tăng lên thì phịng bệnh tốt
hơn. Ít bị bệnh mà sức khỏe tăng lên đồng thời có phối hợp với thuốc khi cần thiết thì
bệnh mạn tính từng bước sẽ được đẩy lùi. Từ đó có nhiều khả năng sống lâu, sống có
ích hơn.

1.2.2. Cơ sở của phương pháp dưỡng sinh
1.2.2.1 Y học cổ truyền:
Nội kinh là một trong tứ đại y thư của nền y học phương đơng. Nội kinh đã bàn về thuật
giữ gìn sức khỏe để sống lâu và các nguyên nhân gây suy yếu.[12, 14]
- Thuật giữ gìn sức khỏe để sống lâu: biết đạo theo âm dương, ăn uống có chừng mực,
thức ngủ điều độ, khơng làm viêc q sức, chân khí tịng chi, tinh thần nội thủ, điềm
đạm hư vơ, xa lánh hư tà tặc phong.
- Nguyên nhân gây suy yếu sớm: lấy rượu làm nước uống, không biết điều dưỡng tinh
thần, thức ngủ thất thường, tham dục làm kiệt tinh khí, hành động cốt để thỏa cái tâm.



Trong sách Hồng Nghĩa giác tư y thư của mình, Tuệ TĨnh đã đúc kết nguyên tắc dưỡng
sinh bằng hai câu thơ lục bát
Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình[15]
Hải Thượng Lãn Ơng cũng đúc kết kinh nghiệm, tìm ra nguyên tắc sống lâu sống có ích
bằng cách chặn lịng ham muốn, tiết dục, dưỡng khí luyện khí cơng, thức ngủ điều độ,
làm việc không quá sức, giữ vững tinh thần[6].
1.2.2.2 Y học hiện đại:
Học thuyết của Pavlop: Hệ thần kinh gồm 2 quá trình hưng phấn và ức chế. Thơng qua
hai q trình này hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa tất cả các cơ, các tuyến và điều khiễn
toàn thân. Nhưng hai quá trình này phải cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu quá
trình hưng phấn và ức chế mất cân bằng sẽ dễ sinh bệnh[8, 9, 17].
Các động tác luyện tập trong phương pháp dưỡng sinh đều phải kết hợp 3 yếu tố: yếu tố
hơi thở, yếu tố động tác, yếu tố thần kinh. Trong đó yếu tố hơi thở rất quan trọng, người
tập phải thở 4 thời đều dương nhằm mục đích thúc đẩy tuần hồn, tăng cường thơng khí
và trao đổi khí, đưa máu đến những nơi hiểm hóc của cơ thể[8].
Sử dụng định luật bảo tồn năng lượng để ứng dụng vào vấn đề ăn uông, hướng dẫn mọi
người tạo bũa ăn phù hợp khẩu vị và cân đối năng lượng đưa vào cơ thể.

1.2.3 Các nội dung chính của phương pháp dưỡng sinh:

1.2.3.1 Luyện thư giãn:


Thư giãn là phương pháp nghỉ ngơi chủ động, trong đó tồn bộ hoạt động của hệ thần
kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất, nói cách khác là luyện quá trình ức chế của hệ
thần kinh.
Kĩ thuật thư giãn: tư thế nằm là tốt nhất, nắm ngửa thẳng, thả lỏng tồn thân, lịng bàn
tay ngửa lên. Sau đó thực hiện 3 bước thư giãn:
Bước 1: Ức chế ngũ quan.

Bước 2: Tự nhủ thầm cho các cơ mềm ra.
Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở.
1.2.3.2 Phép thở 4 thời có kê mơng và giơ chân:
Thở 4 thời có kê mơng và giơ chân là một phép luyện tổng hợp về khí (hơ hấp), huyết
(tuần hồn) và thần (thần kinh), chủ yếu là luyện thần kinh điều hịa hai q trình hưng
phấn và ức chế.
Cơng thức thở 4 thời có kê mơng và giơ chân: tư thế nằm nửa thẳng, kê gối ở mông, tay
trái để trên bụng, tay phải để trên ngực để theo dõi nhịp thở.
Thời 1: Hít vào đều sâu thối đa, ngực nở bụng phình, thời gian 4-6 giây.
Thời 2: Giữ hơi mở thanh quản, giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hạ chân
xuống, thời gian 4-6 giây.
Thời 3: thở ra tự nhiên thoải mái không kềm không thúc, thời gian 4-6 giây.
Thời 4: Nghỉ, thư giãn chuẩn bị trở lại thời 1, thời gian 4-6 giây.


1.2.3.3 Tập thể dục, xoa bóp, yoga
7 tầng Dưỡng Sinh gồm có:
- Thư giãn
- Thở 4 thời có kê mơng và giơ chân.
- Các động tác ở tư thế nằm: ưỡn cổ, ưỡn mông, bắc cầu, tam giác, cái cày, trồng chuối,
vặn cột sống, chiếc tàu, rắn hổ mang, sư tử, chào mặt trời, chổng mông thở.
- Các động tác ở tư thế ngồi hoa sen: xoa đầu mặt, xoa hai loa tai, áp tai vào màng nhĩ,
đánh trống trời, xoa mắt, xoa mũi, xoa miệng, xoa cổ, đảo lưỡi đảo mắt, xúc miệng đánh
răng, tróc lưỡi, xem xa xem gần, để tay sau gáy, co tay rút ra phía sau, để tay giữa lưng,
bắt chéo tay sau lưng, chống tay ra phía sau, đầu sát giường, chồm ra phía trước, ngồi
ếch.
- Các động tác xoa thân và chi ở tư thế ngồi thòng chân: xoa vai tới ngực, xoa tam tiêu,
xoa vùng dưới xương bả vai, xoa chi trên, xoa chi dưới.
- Các động tác ở tư thế tháo hoa sen: cúp lưng, rút lưng, hôn đầu gối, chân để trên dầu,
ngồi chống tay phía sau, ngồi cúi đầu ra trước, quỳ gối thẳng, ngồi thăng bằng trên gót,

đi bằng mông, ngồi viên đe, cá nằm phơi bụng, nằm ngửa khoanh tay ngồi dậy.
- Các động tác ở tư thế đứng: dang chân ra xa nghiêng mình, xuống tấn lắc thân, xoa
đáy chậu, xoay hông, sờ đất vươn lên, xuống nái nửa vời, cầm tạ, cây gậy.

Hình 1.1: Thư giãn


Hình 1.2: Thở bốn thời có kê mơng và giơ chân

Hình 1.3: Các động tác ở tư thế nằm

Hình 1.4: Các động tác ở tư thế ngồi hoa sen.


Hình 1.5: Các động tác ở tư thế tháo hoa sen.

Hình 1.6: Các động tác xoa thân và chi


Hình 1.7: Các động tác ở tư thế đứng.
1.2.3.4 Vấn đề ăn uống và sử dụng chất kích thích:
Bảng 1.3: Nhu cầu năng lượng

Tỉ lệ các chất trong bữa ăn cân đối: 1g protid – 0,6g lipid – 6g glucid
Các vần đề chú ý để tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt:
Các vần đề chú ý để tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt:


- Ăn đúng giờ
- Kĩ thuật nấu ngon, thơm, đẹp mắt, không cần đắt tiền cầu kỳ.

- Ăn chậm, nhai kĩ
- Bầu khơng khí ăn thoải mái
- Khơng ăn q no (trung bình 2-3 bát mỗi bữa tùy theo vóc dáng) .
- Vận động và thở tốt.
Đối với thuốc lá, các chất gây nghiện: không nên sử dụng.
Đối với rượu: chỉ dùng để khai vị, làm thuốc, liên hoan, không nên lạm dụng vì ảnh
hưởng đến nhân cách, kỹ năng lao động.
1.2.3.5 Thái độ tâm thần trong cuộc sống:
Có 2 trạng thái tinh thần: trạng thái tích cực và trạng thái tiêu cực. Cả hai trạng thái
này nếu mạnh quá hoặc đột ngột quá đều có thể gây nguy hiểm. Do đó, con người cần
học cách làm chủ tinh thần của mình thơng qua việc xây dựng quan niệm và lối sống
tích cực (theo luật pháp, quy ước đạo đức, quy luật khoa học về tâm lý xã hội … ).
1.2.3.6 Vấn đề lao động và nghỉ ngơi:
Phương pháp dưỡng sinh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lao động một cách khoa học,
đủ điều kiện làm việc thoải mái, có năng suất; sau giờ làm việc tổ chức ngủ, nghỉ ngơi,
giải trí để đảm bảo, bồi dưỡng sức khỏe


1.2.3.7 Vấn đề vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn, virus,
kí sinh trùng) và các chất độc gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nội dung này khuyến
khích con người cải tạo thiên nhiên làm giảm bớt chất độc gây ô nhễm môi trường và
các tác nhân gây bệnh.
1.2.3.8 Sống lâu tích cực:
Biết được nguyên nhân của lão hóa giúp người cao tuổi làm chủ được q trình tích
tuổi; dinh dưỡng và luyện tập phù hợp; thích ứng được về cảm xúc, tâm lý; bình an đón
nhận quy luật sinh tử, vơ thường …


1.3 Một số nghiên cứu về tác dụng giảm cân của yoga trên bệnh nhân thừa cân

béo phì:
Nghiên cứu của R. Netam và cộng sự về đề tài “ảnh hưởng của liệu pháp yoga ngắn
ngày đến Interleukin-6, vitamin D và yếu tố nguy cơ cùa đái tháo đường trên bệnh nhân
béo phì”: Nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 34 người có BMI từ 23-35 kg/m2, trực tiếp
giám sát trong 10 ngày sau đó được khuyên tiếp tục thực hiện phương pháp yoga trong
vòng 1 tháng. Kết quả là giảm trọng lượng (p=0.001), BMI (p=0.001) tỉ lệ vịng eo/hơng
(p=0.05), glucose máu (p=0.01)[42].
Nghiên cứu của P.A.Sharp và cộng sự về đề tài “Sử dụng các liệu pháp bổ sung và thay
thế để kiểm sốt cân nặng ở Mỹ”: Nghiên cứu mơ tả 11211 người trong số đó có 372
người đã sử dụng liệu pháp bổ sung và thay thế. Những người này có tỉ lệ kiểm sốt cân
nặng cao hơn so với những người thực hiện viêc kiểm soát cân nặng bằng các cách sau:
sử dụng chế độ ăn ít đường, nhiều đạm, sử dụng thực phẩm chức năng, hoạt động thể
lực. Tỉ lệ các liệu pháp bổ sung đó là yoga (57,4%), thiền định (8,2%), châm cứu (7,7%),
massage (7,5%), và võ thuật phương Đông (5,9%). Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần
thiết phải thêm các liệu pháp điều trị bổ sung và thay thế vào các chiến lược điều trị
giảm cân khác[45].
Nghiên cứu của A.R.Kristal và cộng sự về đề tài “Thực hành yoga làm giảm tình trạng
tăng cân trên nhưng người phụ nữ và đàn ông trung niên”: Nghiên cứu trên 15550 người
tuổi từ 30-40 từ năm 2000, cho họ tập luyện thể lực, chế độ ăn trong 10 năm và so sánh
cân nặng chiều cao so với lúc ban đầu. Kết luận của nghiên cứu này là thực hành yoga
thường xun có liên quan với tình trạng giảm tăng cân, mạnh mẽ nhất trong số những
người bị thừa cân, kết quả này phù hợp với giả thuyết rằng thực hành yoga thường xuyên
có thể được hưởng lợi cá nhân muốn để duy trì hoặc giảm cân.


×