Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

tỷ lệ mất an ninh lương thực hộ gia đình và các yếu tố liên quan ở các hộ gia đình tại xã ea siên, thị xã buôn hồ, tỉnh đak lak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 97 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

TỶ LỆ MẤT AN NINH LƢƠNG THỰC
HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI XÃ EA SIÊN, THỊ XÃ BN HỒ,
TỈNH ĐAK LAK
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: ThS.Kim Xuân Loan

TP.Hồ Chí Minh, 07/2016


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

TỶ LỆ MẤT AN NINH LƢƠNG THỰC
HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TẠI XÃ EA SIÊN, THỊ XÃ BN HỒ,
TỈNH ĐAK LAK


Mã số:

Chủ nhiệm đề tài:

ThS.Kim Xuân Loan

TP.Hồ Chí Minh, 07/2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC .................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 8
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ........................................................................................ 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN......................................................................... 5
1.1. Các khái niệm .................................................................................................. 5
1.1.1. Mất an ninh lƣơng thực ............................................................................ 5
1.1.2. Hộ gia đình ............................................................................................... 5
1.2. Mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình ................................................................ 6
1.3. Các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong mất an ninh lƣơng thực ....................... 6
1.4. Các yếu tố liên quan đến mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình ........................ 7
1.4.1. Thang đo mất an ninh lƣơng thực ............................................................ 9
1.5. Các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ mất ANLT hộ gia đình và các yếu tố liên
quan ...................................................................................................................... 10
1.5.1. Quốc tế .................................................................................................... 10
1.5.2. Việt Nam ................................................................................................ 13
1.6. Tổng quan địa điểm nghiên cứu .................................................................... 15

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 17
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 17
2.2.1. Dân số mục tiêu ...................................................................................... 17
2.2.2. Dân số chọn mẫu .................................................................................... 17
2.2.3. Cỡ mẫu ................................................................................................... 17
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu.................................................................................. 17


2.2.5. Tiêu chí đƣa vào và loại ra ..................................................................... 18
2.2.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa .................................................................... 19
2.3. Xử lý dữ kiện ................................................................................................. 19
2.3.1. Liệt kê và định nghĩa biến số chính/ biến số khác.................................. 19
2.4. Thu thập dữ kiện: ........................................................................................... 26
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ kiện ................................................................ 26
2.4.2. Cơng cụ thu thập dữ kiện........................................................................ 27
2.4.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ................................................................... 27
2.5. Phân tích dữ kiện ........................................................................................... 28
2.5.1. Số thống kê mô tả ................................................................................... 28
2.5.2. Số thống kê phân tích ............................................................................. 28
2.6. Vấn đề y đức .................................................................................................. 28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .......................................................................................... 30
3.1. Đặc tính nền của mẫu nghiên cứu ................................................................. 30
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu .............................. 30
3.1.2. Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng ..................................................... 32
3.2. Sự sẵn có của lƣơng thực thực phẩm............................................................. 33
3.3. Sự tiếp cận lƣơng thực thực phẩm và sự kiện ảnh hƣởng. ............................ 34
3.4. Tỷ lệ hộ gia đình bị mất ANLT và tỷ lệ các mức độ mất ANLT .................. 35
3.5. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình 1 tháng của các hộ gia đình ............ 38
3.6. Tình trạng tài sản vật chất của hộ gia đình .................................................... 39

3.7. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với đặc
tính nền của mẫu nghiên cứu. ............................................................................... 42
3.7.1. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với đặc
điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 42
3.7.2. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với
tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. .................................... 45
3.8. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sự sẵn
có của lƣơng thực thực phẩm ............................................................................... 45


3.8.1. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sự
tiếp cận lƣơng thực thực phẩm và sự kiện ảnh hƣởng...................................... 46
3.9. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với tần suất
tiêu thụ thực phẩm ................................................................................................ 48
3.10. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với tình
trạng tài sản vật chất ............................................................................................. 50
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 54
4.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu ........................................................................ 54
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn ...................... 54
4.1.2. Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn .......................... 56
4.2. Sự sẵn có của lƣơng thực thực phẩm............................................................. 57
4.3. Sự tiếp cận lƣơng thực thực phẩm và sự kiện ảnh hƣởng tới thực phẩm. ..... 57
4.4. Tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình ............................................. 59
4.5. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình một tháng trong 3 tháng vừa qua. .. 59
4.6. Tình trạng tài sản vật chất của hộ gia đình .................................................... 61
4.6.1. Đặc điểm phƣơng tiện đi lại của hộ gia đình .......................................... 61
4.6.2. Đặc điểm phƣơng tiện giải trí liên lạc .................................................... 62
4.6.3. Đặc điểm vật dụng của gia đình ............................................................. 62
4.7. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với đặc
tính của mẫu nghiên cứu....................................................................................... 63

4.7.1. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với đặc
điểm nhân khẩu học .......................................................................................... 63
4.7.2. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình và tình
trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. ........................................... 64
4.8. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sự sẵn
có của lƣơng thực thực phẩm ............................................................................... 65
4.9. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sự tiếp
cận lƣơng thực thực phẩm và sự kiện ảnh hƣởng................................................. 65
4.10. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình và tần
suất tiêu thụ thực phẩm của hộ gia đình ............................................................... 66
4.11. Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình và tình
trạng tài sản vật chất của hộ gia đình ................................................................... 67
4.12. Điểm mạnh, điểm hạn chế và tính ứng dụng của nghiên cứu ..................... 67


4.12.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 67
4.12.2. Điểm hạn chế ........................................................................................ 68
4.12.3. Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................. 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70
ĐỀ XUẤT ................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
ANLT

An ninh lƣơng thực


YTCC

Y tế Công cộng

Chữ viết tắt Tiếng Anh
BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

CFS

Committee on World Food Security (Ủy ban An Ninh
Lƣơng Thực Thế giới)

ELCSA

The Latin American and Caribbean Household Food
Security Measurement Scale (thang đo mất an ninh
lƣơng thực ở châu Mĩ La-tinh)

FAO

The Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông
nghiệp và Lƣơng thực của Liên Hiệp Quốc)

FFQ

Food frequency questionaire (Bộ câu hỏi tần suất tiêu
thụ thực phẩm)


FIES

Food Insecurity Experience Scale (Thang đo mất an
ninh lƣơng thực FIES)

HFIAS

Household Food Insecurity Access Scale (Thang đo
tiếp cận mất an ninh lƣơng thực HFIAS)

UNICEFT

United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc)

USDA

United States Department of Agriculture (Hiệp hội
Nơng nghiệp Hoa Kì)

US HFSSM

United States Household Food Security Survey
Module (Thang đo mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình
của Hoa Kì)

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại ANLT ........................................................................................ 10
Bảng 2.1 Phân tầng nhóm theo thơn bn ................................................................ 18
Bảng 2.2 Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo
đƣờng Châu Á........................................................................................................... 22
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu (n= 174)...................................... 30
Bảng 3.2 Mô tả đặc điểm gia đình (n=174) .............................................................. 31
Bảng 3.3 Đặc điểm số con, số con hiện sống chung, số ngƣời dƣới 18 tuổi sống
chung với gia đình .................................................................................................... 31
Bảng 3.4 Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn (n=174) .............. 32
Bảng 3.5 Mô tả về trồng trọt và chăn ni của gia đình (n=174) ............................ 33
Bảng 3.6 Mơ tả về có tạp hóa bán thức ăn hoặc xe chở thức ăn gần nhà và ngƣời
chủ yếu chịu chi phí bữa ăn cho gia đình (n=174) ................................................... 34
Bảng 3.7 Mô tả khoảng cách từ nhà tới chợ (n=174) ............................................... 34
Bảng 3.8 Tỷ lệ hộ gia đình bị ảnh hƣởng hạn hán trong thời gian qua (n=174) ...... 34
Bảng 3.9 Tỷ lệ hộ gia đình bị mất ANLT và tỷ lệ các mức độ mất ANLT (n=174) 35
Bảng 3.10 Tỷ lệ đối tƣợng trả lời các câu hỏi về mất ANLT hộ gia đình trong 3
tháng qua................................................................................................................... 36
Bảng 3.11 Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình một tháng trong 3 tháng vừa qua
.................................................................................................................................. 38
Bảng 3.12 Mô tả phƣơng tiện đi lại của gia đình (n = 174) ..................................... 39
Bảng 3.13 Mơ tả phƣơng tiện liên lạc giải trí của hộ gia đình (n = 174) ................. 40
Bảng 3.14 Mơ tả các vật dụng của hộ gia đình (n = 174) ........................................ 41
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với đặc
điểm cá nhân của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn (n=174) ............................................. 42
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với đặc
điểm gia đình (n=174) .............................................................................................. 43
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với số
thành viên, số con, số con hiện sống chung, số ngƣời dƣới 18 tuổi, tuổi của đối

tƣợng ......................................................................................................................... 44


Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với tình
trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn (n=174)....................................... 45
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sự
sẵn có của lƣơng thực thực phẩm (n=174) ............................................................... 45
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với
ngƣời chủ yếu chịu chi phí bữa ăn gia đình, có tạp hóa bán thức ăn hoặc xe chở thức
ăn gần nhà (n=174) ................................................................................................... 46
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với
khoảng cách từ nhà tới chợ (km) .............................................................................. 47
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sự
kiện ảnh hƣởng là hạn hán(n=174) ........................................................................... 47
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với tần
suất tiêu thụ thực phẩm (n=174). .............................................................................. 48
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sở
hữu phƣơng tiện đi lại (n=174). ................................................................................ 50
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sở
hữu phƣơng tiện liên lạc giải trí (n=174). ................................................................ 51
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình với sở
hữu vật dụng trong gia đình (n=174). ....................................................................... 52

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ hành chính xã Ea Siên ..................................................................... 16


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mất an ninh lƣơng thực là một trong những vấn đề không chỉ liên quan đến
dinh dƣỡng mà còn tác động tới sự phát triển bền vững về sức khỏe con ngƣời, kinh
tế và môi trƣờng sống [59]. Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc, mất an ninh lƣơng thực (ANLT) tồn tại khi con ngƣời ở mọi nơi, mọi lúc
không đủ khả năng về thể chất, xã hội và kinh tế để tiếp cận lƣơng thực một cách
đầy đủ, an toàn và dinh dƣỡng cũng nhƣ không thể đáp ứng nhu cầu và sở thích ăn
uống nhằm đảm bảo cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh, trong đó mất an
ninh lƣơng thực hộ gia đình là việc áp dụng khái niệm này cho cấp độ gia đình, với
mối quan tâm nổi bật là các cá nhân trong các hộ gia đình [37] bởi ANLT hộ gia
đình ảnh hƣởng tới ANLT cá nhân do phần lớn các thành viên trong gia đình
thƣờng chia sẻ thực phẩm chung với nhau [10].
Điều kiện cơ bản cần phải đƣợc đáp ứng để đảm bảo có an ninh lƣơng thực là
sự sẵn có, sự tiếp cận, sự an toàn và sự ổn định của nguồn lƣơng thực [17],[37],
những biểu hiện đầu tiên của mất ANLT là tình trạng thiếu ăn và đói. Tại Addis
Ababa, Ethiopia năm 2012 nghiên cứu an ninh lƣơng thực đô thị trong bối cảnh giá
lƣơng thực tăng cao ở 550 hộ gia đình cho thấy 75% các hộ gia đình đƣợc phỏng
vấn bị mất ANLT và 23% ở trong tình trạng đói. Các hộ gia đình có số điểm mất an
ninh lƣơng thực cao có chế độ ăn uống đa dạng thấp hơn và ít có khả năng tiêu thụ
thức ăn có chất lƣợng cao; nghiên cứu cũng cho biết giảm số lƣợng bữa ăn và
chuyển sang thực phẩm có chất lƣợng thấp, giá rẻ hơn để đối phó là biện pháp phổ
biến đƣợc sử dụng trong các hộ gia đình [29]. Thống kê ANLT trên thế giới năm
2015 cho thấy có đến 475 triệu ngƣời trên thế giới bị mất ANLT trong đó châu Phi
chiếm 53,5% và hầu nhƣ khơng đổi so với năm 2014, kế tiếp là châu Á với 8,4%
dân số mất ANLT [48].
Nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong mất ANLT là phụ nữ, phụ nữ có con,
ngƣời già, nông dân, ngƣời ở trọ, dân tộc thiểu số, ngƣời tị nạn…[36]. Không chỉ
làm tăng nguy cơ suy dinh dƣỡng, mất ANLT cũng góp phần vào tỷ lệ lớn các bệnh
mạn tính (đái tháo đƣờng, tăng huyết áp) ở ngƣời lớn, chủ yếu ở phụ nữ (nguy cơ
lần lƣợt là 22% ở nhóm mất ANLT nhẹ, 53% ở nhóm mất ANLT trung bình và 38%



2

ở mức độ nặng) [50]. Nghiên cứu cắt ngang của Rebecca Ramsey, Danielle Galegos
và cộng sự ở 505 đối tƣợng ≥ 20 tuổi tại các vùng ngoại ơ khó khăn ở các thành phố
thuộc Australia về tình trạng an ninh lƣơng thực, đặc điểm nhân khẩu học và tình
trạng tiêu thụ trái cây, rau củ, kết quả cho thấy 25% mất ANLT và có mối liên quan
với thu nhập thấp của gia đình (p<0,01), sức khỏe nói chung và trầm cảm (p = 0,03)
[56].
Việt Nam đã đạt ANLT trên phạm vi quốc gia, đƣợc quốc tế và các tổ chức uy
tín thế giới đánh giá tốt trong các chƣơng trình can thiệp xóa đói giảm nghèo
[18],[19],[58] đó cũng là một trong tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ đƣợc đề
ra bởi Liên Hiệp Quốc là “Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói”: tỷ lệ
nghèo đã giảm nhanh chóng từ 58,1% năm 1993 xuống cịn 6% năm 2014, tiến bộ
trong việc giảm suy dinh dƣỡng từ 41% xuống còn 11,7% trong năm 2011
[53],[30]. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang nằm trong nƣớc có thu nhập trung bình
thấp [14], theo kết quả của Tổng Điều tra Dinh dƣỡng 2009-2010 tỷ lệ phụ nữ độ
tuổi sinh đẻ (18-49) thiếu năng lƣợng trƣờng diễn (BMI <18,5) là 18,0% , thừa cân
và béo phì (BMI ≥ 25) là 8,2% [21].Viện Chính sách Lƣơng thực Quốc tế năm 2012
cho biết nhóm dân tộc thiểu số của Việt Nam chỉ chiếm có 13% nhƣng lại ảnh
hƣởng đến 30% tỷ lệ đói nghèo của cả nƣớc [38].Các nghiên cứu về mất ANLT hộ
gia đình ở Việt Nam rất ít. Nghiên cứu cắt ngang của Vƣơng Ngọc Thùy và cộng sự
ở 250 hộ gia đình Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 34.4% hộ gia đình mất
ANLT và có liên quan với độ tuổi (p=0,01), trình độ học vấn (p<0,01) và thu nhập
của cả gia đình (p<0,01), ngồi ra có mất ANLT cịn liên quan tới lƣợng tiêu thụ trái
cây, những hộ tiêu thụ trái cây ít hơn một tuần có tỷ lệ mất ANLT hộ gia đình gấp
2,2 lần hộ tiêu thụ trái cây hàng ngày trong một tuần (p=0,02; KTC 95% :1,31 4,22) [56].
Đak Lak là một trong 17 tỉnh thành thuộc nhóm tỷ lệ hộ nghèo 10- 15% và 6%
số hộ gia đình có mức năng lƣợng ăn vào <1500kcal [23], xã Ea Siên, thị xã Buôn
Hồ là địa phƣơng tập trung nhiều dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Ê

đê [20]. Xã có 1389 hộ và 11 thơn, bn trong đó dân tộc Nùng chiếm 69,5%, nhân
khẩu và chiếm 69,11% số hộ [1]. Xã Ea Siên chƣa có một nghiên cứu nào về tỷ lệ
mất ANLT hộ gia đình và các yếu tố liên quan tại địa phƣơng. Nhằm cung cấp


3

thông tin về các yếu tố liên quan đến mất ANLT hộ gia đình để đƣa ra các can thiệp
phù hợp cho mất ANLT quốc gia nói chung và mất ANLT hộ gia đình nói riêng tại
Đak Lak trên những dân tộc vì vậy nghiên cứu đƣợc thực hiện.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Tỷ lệ mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình tại xã Ea Siên, thị xã Bn Hồ, tỉnh
Đak Lak năm 2016 là bao nhiêu?
Các yếu tố liên quan đến mất an ninh lƣơng thực tại các hộ gia đình xã Ea Siên,
thị xã Bn Hồ, tỉnh Đak Lak năm 2016 là gì ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
– Mục tiêu chung :
Xác định tỷ lệ mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình và các yếu tố liên quan ở các
hộ gia đình tại xã Ea Siên, thị xã Bn Hồ, tỉnh Đak Lak năm 2016
– Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình và các mức độ mất an ninh
lƣơng thực ở các hộ gia đình (nhẹ, trung bình, nặng) tại xã Ea Siên, thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Đak Lak năm 2016.
2. Xác định mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình
với các đặc tính về đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng dinh dƣỡng của đối
tƣợng đƣợc phỏng vấn;
3. Xác định mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình sự
tiếp cận lƣơng thực, sự sẵn có lƣơng thực thực phẩm, sự kiện ảnh hƣởng đến
lƣơng thực thực phẩm.
4. Xác định mối liên quan giữa tình trạng mất an ninh lƣơng thực và tần suất

tiêu thụ thực phẩm ở hộ gia đình, tình trạng tài sản vật chất của hộ gia đình
(phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện liên lạc giải trí và các vật dụng ).


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

4

DÀN Ý

Đặc tính mẫu:

– Nhân khẩu học (thơn, dân tộc,
tơn giáo, học vấn, nghề nghiệp,
tuổi, gia đình có ngƣời đang
mang thai, gia đình có ngƣời
đang ni con bằng sữa mẹ, thu
nhập hàng tháng của gia đình,
gia đình có ngƣời hút thuốc
hoặc uống rƣợu bia, có con học
lớp mầm non mẫu giáo bán trú,
số thành viên trong gia đình, số
con, số con hiện sống chung, số
ngƣời dƣới 18 tuổi sống chung)
– Tình trạng dinh dƣỡng của đối
tƣợng đƣợc phỏng vấn

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


MẤT ANLT HỘ GIA ĐÌNH
(vì lý do khơng đủ tiền hay hết tiền)
– Nhẹ
– Trung bình
– Nặng






Tài s





5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Mất an ninh lƣơng thực
Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc “mất an ninh lƣơng
thực (ANLT) tồn tại khi con ngƣời ở mọi nơi mọi lúc không đủ khả năng về thể
chất, xã hội và kinh tế để tiếp cận lƣơng thực một cách đầy đủ, an tồn và dinh
dƣỡng, khơng thể đáp ứng nhu cầu và sở thích ăn uống đảm bảo cho một cuộc sống
năng động và khỏe mạnh”[37].
Mất ANLT; điều kiện kém về sức khỏe; vệ sinh mơi trƣờng,chăm sóc và thực
hành ăn uống khơng thích hợp là những ngun nhân chính của tình trạng dinh
dƣỡng kém. ANLT có thể đƣợc xem là mạn tính, theo mùa vụ hoặc tạm thời[58]

Đói, thiếu ăn là những biểu hiện đầu tiên của mất ANLT lên sức khỏe con
ngƣời – những tình trạng mà một ngƣời có lƣợng thức ăn nhận vào và cung cấp
năng lƣợng ít hơn so với nhu cầu năng lƣợng tối thiểu cần đƣợc đáp ứng [59], cảm

giác khó chịu hay đau đớn gây ra do thiếu lƣơng thực [51]; năng lƣợng tối thiểu
theo mà Viện Dinh dƣỡng Quốc gia khuyến nghị dành cho ngƣời trƣởng thành bình
thƣờng ở Việt Nam là 1800kcal/ngày [22]. Do đó mất ANLT là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng suy dinh dƣỡng [37]
Đảm bảo ANLT dựa trên 4 điều kiện chính[17, 37]
Thực phẩm sẵn có: Đủ số lƣợng lƣơng thực trên cơ sở phù hợp (bao gồm cả
viện trợ lƣơng thực).
Tiếp cận thực phẩm: Các cá nhân đủ nguồn lực (quyền) cho việc mua thực
phẩm thích hợp để có một chế độ ăn uống bổ dƣỡng.
Tính an tồn: Sử dụng thực phẩm phù hợp dựa trên kiến thức về dinh dƣỡng
cơ bản và chăm sóc, cũng nhƣ đủ nƣớc và vệ sinh mơi trƣờng.
Tính ổn định: Để có thực phẩm an tồn, hộ gia đình và cá nhân phải có quyền
tiếp cận đƣợc thực phẩm đầy đủ ở tất cả các lần. Khủng hoảng kinh tế, khí hậu, mất
mùa,..có thể ảnh hƣởng đến tính ổn định của ANLT.
1.1.2. Hộ gia đình
“Một hộ gia đình bao gồm các nhóm ngƣời sống trong cùng một khơng gian ở,
những ngƣời cùng ăn với nhau và có ít nhất một mảnh đất sống chung hoặc một


6

hoạt động tạo thu nhập với nhau (ví dụ, chăn gia súc, trồng trọt, kinh doanh) và thừa
nhận thẩm quyền của một ngƣời đàn ông hay phụ nữ là những ngƣời chủ hộ”[44].
1.2. Mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình
ANLT gồm 4 cấp độ chính: ANLT thế giới, ANLT quốc gia, ANLT hộ gia
đình, ANLT cá nhân.

Mất ANLT là áp dụng khái niệm mất ANLT của FAO ở cấp độ hộ gia đình, với
mối quan tâm là các cá nhân, thành viên trong hộ gia đình đó.[37]
1.3. Các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong mất an ninh lƣơng thực
Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Ủy ban An Ninh
Lƣơng Thực Thế giới (CFS) và Chƣơng trình lƣơng thực thế giới (WFP) nhóm đối
tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong mất ANLT:
Phụ nữ: trong mất ANLT hộ gia đình, phụ nữ là nhóm đối tƣợng thƣờng dễ bị
tổn thƣơng vì cơ thể phụ nữ nhỏ hơn và có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và ít cơ bắp
hơn so với những ngƣời đàn ơng, có nghĩa là họ cần khoảng 25% năng lƣợng khẩu
phần ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ cần cùng một số lƣợng hoặc nhiều chất dinh
dƣỡng. Để bù đắp cho những phần nhỏ hơn của họ về thực phẩm, họ phải ăn một tỷ
lệ cao hơn nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng [36].
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: càng cần phải phong phú hơn về
năng lƣợng và chất dinh dƣỡng, trong khi mang thai phụ nữ cần thêm 300 kcal mỗi
ngày sau tam cá nguyệt đầu tiên và 500 kcal khi nuôi con bằng sữa mẹ; cần đến 4
lần chất sắt, folate hơn 1,5 lần và canxi hơn 20% so với một ngƣời phụ nữ không
mang thai. Trong thời gian cho con bú, cần nhiều hơn 40% vitamin A và vitamin C
và cao hơn ít nhất 15% vitamin B12 [36].
Trẻ em: trẻ em là đối tƣợng phải phụ thuộc hầu hết các hoạt động của ngƣời
lớn đặc biệt là dinh dƣỡng và tiếp cận thực phẩm, là đối tƣợng dễ mắc các bệnh về
suy dinh dƣỡng nhƣ suy dinh dƣỡng bào thai, suy dinh dƣỡng thể thấp còi, suy dinh
dƣỡng nhẹ cân. Dinh dƣỡng của trẻ ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất sau này từ
dậy thì cho đến khi trƣởng thành hồn chỉnh [36], hàng năm có khoảng 17 triệu trẻ
em đƣợc sinh ra thiếu cân hàng năm, kết quả của chế độ dinh dƣỡng không đầy đủ
trƣớc và trong khi mang thai [61]


7

Ngƣời nghèo: đối tƣợng khơng có khả năng hoặc khó có khả năng đầu từ hay

tích lũy tài sản cũng nhƣ tiết kiệm tiền để phòng ngừa các rủi ro (bệnh tật, tai nạn,..)
[57] và thƣờng có xu hƣớng dành một phần lớn thu nhập để chi tiêu trong nhu cầu
sử dụng các thực phẩm cơ bản [55]. FAO tính tốn rằng khoảng một nữa số ngƣời
đói trên thế giới là từ cộng đồng nông dân sản xuất nhỏ, định cƣ ở những vùng đất
dễ bị thiên tai nhƣ hạn hán, lũ lụt [61].
Nơng dân: 75% những ngƣời đói sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu ở các
làng của châu Á và châu Phi, 20% thuộc về gia đình khơng có đất nhƣng lại phụ
thuộc vào nơng nghiệp và khoảng 10% sống trong cộng đồng mà kế sinh nhai chủ
yếu là chăn nuôi, câu cá hoặc khai thác tài nguyên rừng. Nông dân phụ thuộc vào
thực phẩm nông nghiệp, các quần thể này khơng có nguồn thu nhập thay thế hoặc
khơng có việc làm [61].
Ngƣời tị nạn, ở trọ hoặc sống ở các khu ở chuột ở các thành phố: 20% số
ngƣời đói trên thế giới sống tại các khu phố ổ chuột ở ngoại ô thành phố lớn nhất ở
các nƣớc đang phát triển. Các con số của cƣ dân thành phố nghèo và đói đang tăng
lên nhanh chóng cùng với tổng dân số đơ thị trên thế giới [61].
Ngƣ dân: đặc biệt ngƣ dân ở các nƣớc đang phát triển là đối tƣợng dễ bị ảnh
hƣởng bởi mất ANLT vì khó khăn trong quản lý nghề cá; điều kiện làm việc nguy
hiểm (bao gồm tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt); phƣơng pháp học các kỹ năng đòi
hỏi con trai phải bỏ học từ rất sớm; thu nhập thay đổi theo mùa và khó tiếp cận thực
phẩm sẵn có; bệnh tật gây ra một phần bởi nƣớc uống kém chất lƣợng, chỗ ở không
đủ và tỷ lệ cao các bệnh truyền nhiễm [36].
Tuy nhiên để xác định một nhóm tổn thƣơng cịn phải phụ thuộc theo từng quốc
gia và cần phải đánh giá qua các mặt nhƣ: nơi sống, nguồn kế sinh nhai chính, các
loại thực phẩm họ thƣờng ăn [36].
1.4. Các yếu tố liên quan đến mất an ninh lƣơng thực hộ gia đình
Ở mỗi cấp độ ANLT đều có những yếu tố liên quan khác nhau. ANLT thế giới
và ANLT quốc gia đƣợc quan tâm nhiều bởi các yếu tố nhƣ biến đổi khí hậu, ô
nhiễm thực phẩm và sự gia tăng dân số [7],[37] bởi hầu hết các yếu tố đó ảnh hƣởng
tới nơng nghiệp – nguồn cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho con ngƣời. ANLT cấp
độ hộ gia đình và cá nhân thƣờng bị tác động nhiều bởi các yếu tố xã hội nhƣ nghề



8

nghiệp, trình độ học vấn, giới tính, rào cản về ngơn ngữ, tơn giáo, chủng tộc, tình
trạng tài sản vật chất, thành viên gia đình mắc bệnh truyền nhiễm...
Thu nhập kinh tế của gia đình: đây là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng tới tình trạng mất ANLT hộ gia đình. Thu nhập quyết định đến sự chi tiêu
trong gia đình, trong đó ăn uống chiếm một phần không nhỏ [29],[34],[40].
Nghề nghiệp việc làm của các thành viên trong gia đình: có liên quan đến
thu nhập chung của cả hộ gia đình. Thất nghiệp hoặc nghề nghiệp khơng ổn định
làm tăng nguy cơ mất ANLT [29].
Trình độ học vấn: quyết định phần lớn tới nghề nghiệp và thu nhập của đối
tƣợng. Trình độ học vấn càng cao tỷ lệ mất ANLT càng giảm [56],[32],[40].
Tình trạng tài sản vật chất: tài sản vật chất phản ánh kinh tế của gia đình,
ngồi ra sở hữu những phƣơng tiện đi lại có tác động tới việc tiêu dùng tiếp cận
lƣơng thực thực phẩm của hộ gia đình [34],[40].
Giới tính: một số nghiên cứu chỉ ra rằng do những ảnh hƣởng về gánh nặng
chăm sóc chính cho gia đình nhƣ chi tiêu, ăn uống cho gia đình nên phụ nữ thƣờng
là đối tƣợng có nguy cơ mất ANLT hộ cao hơn so với nam giới [35]
Rào cản ngôn ngữ: nhu cầu ăn uống và đƣợc cung cấp lƣơng thực đƣợc hiểu
qua ngôn ngữ và sự hịa nhập cộng đồng. Khó khăn về ngơn ngữ khiến các hộ gia
đình đƣợc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cũng nhƣ tiếp cận lƣơng thực hạn chế hơn
[42].
Bệnh tật và nhiễm các bệnh truyền nhiễm: các bệnh truyền nhiễm là một
trong các yếu tố chính góp phần vào suy dinh dƣỡng trẻ em (tác động của mất
ANLT); ngƣợc lại, suy dinh dƣỡng làm cho một đứa trẻ dễ mắc các bệnh truyền
nhiễm (nhƣ tiêu chảy, nhiễm trùng đƣờng hô hấp, sởi, giun sán và bệnh sốt
rét). Gánh nặng của các bệnh này phần lớn có thể ảnh hƣởng tới kinh tế của gia đình
nên việc đảm bảo ăn uống, ANLT gia đình bị ảnh hƣởng [35].

Sức khỏe tinh thần (trầm cảm, lo âu và căng thẳng): việc lo lắng các vấn đề
nhƣ ăn uống, áp lực tài chính và các vấn đề xã hội khác (các mối quan hệ, cơng
việc, sự chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình) cũng khiến ANLT gia
đình khơng đƣợc quan tâm [35].


9

Sự hỗ trợ từ bản thân gia đình hoặc cộng đồng: Gia đình hoặc hỗ trợ cộng
đồng có thể làm tăng sự chăm sóc cho trẻ em và phụ nữ - đối tƣợng dễ bị tổn
thƣơng trong mất ANLT thông qua việc giảm khối lƣợng công việc, hỗ trợ kinh tế,
các dịch vụ, hỗ trợ kiến thức hoặc hỗ trợ tinh thần cho đối tƣợng [35].
1.4.1. Thang đo mất an ninh lƣơng thực
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng các thang đo khác nhau:
thang đo mất ANLT hộ gia đình do Hiệp hội Nơng nghiệp Hoa Kì sử dụng để điều
tra hàng năm là HFSSM (U.S. Household Food Security Survey Module), ELCSA
(the Latin American and Caribbean Household Food Security Measurement Scale),
HHS (the Household Hunger Scale), FIES (Food Insecurity Experience scale),
HFIAS(Household Food Insecurity Access Scale).
Đo độ tin cậy của an ninh lƣơng thực cho phép một đại diện chính xác hơn về
tỷ lệ, ngun nhân, nhóm có nguy cơ cao, có cơ sở giám sát và đánh giá hệ thống ,
ELCSA của châu Mỹ La-tinh phù hợp với những điều trên. ELCSA đƣợc sử dụng
đầu tiên năm 2007 ở Colombia và Brazil; giờ đây thang đo đã đƣợc sử dụng ở nhiều
quốc gia ở châu Mỹ La-tinh và đang đƣợc dịch để sử dụng ở các nƣớc khác, đặc
biệt phù hợp với những nƣớc đang phát triển. FAO đánh giá ELCSA tuy đƣợc xây
dựng từ một khu vực nhƣng lại đƣợc xem nhƣ một biện pháp toàn cầu bởi các câu
hỏi của ELCSA đƣợc phát triển và dựa trên HFSSM của Hoa Kỳ và HFIAS; trong
khi đó HFIAS khơng cịn phù hợp trong đánh giá mất ANLT hiện tại cũng nhƣ các
nƣớc có nền văn hóa khác nhau; từ đó ELCSA đã đƣợc hình thành ra những trải
nghiệm kết hợp với quy mô an ninh lƣơng thực ở các nƣớc khác nhau cũng nhƣ các

nhu cầu ngày càng tăng cho các cơng cụ để chẩn đốn, theo dõi đói và an ninh
lƣơng thực trong khu vực. ELCSA sử dụng thành công trong các nghiên cứu và điều
tra ở các cấp khác nhau, có thể do quá trình hịa nhập và liên kết sự phát triển đặc
trƣng của bộ cơng cụ, tính xác nhận và phổ biến của nó [26].
ELCSA đã đƣợc áp dụng thành cơng từ địa phƣơng đến trung ƣơng trong các
cuộc điều tra của chính phủ, các nghiên cứu học thuật và các cuộc thăm dị dƣ luận.
Áp dụng cơng cụ đã góp phần đáng kể vào việc hiểu rõ hơn về sự phân bố, nguyên
nhân và hậu quả của tình trạng mất an ninh lƣơng thực ở châu Mỹ La-tinh và
Caribbean. Ở những nƣớc đã áp dụng ELCSA cho thấy những phản ứng tích cực từ


10

các nhà nghiên cứu và tăng sự tích lũy bằng chứng khoa học về quy mô an ninh
lƣơng thực dựa trên trải nghiệm đó [26]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vƣơng
Ngọc Thùy và công sự trên đối tƣợng hộ gia đình Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
sử dụng thang đo ELCSA và đánh giá đƣợc hệ số Crobach’s alpha là 0,87 [56].
Thang ELCSA có 15 câu hỏi trong đó có 9 câu hỏi dành cho hộ gia đình khơng
có con dƣới 18 tuổi và áp dụng cả 15 câu cho hộ gia đình có con dƣới 18 tuổi.
ELCSA khơng ghi lại tần suất xảy ra tình trạng mất ANLT nhƣ thế nào mà quan
tâm hộ gia đình có hay khơng có trải qua trình trạng mất ANLT dựa trên khoảng
thời gian gợi nhớ là 3 tháng trƣớc; đánh giá mất ANLT hộ gia đình dựa trên số
lƣợng câu trả lời “có” và “khơng”, mỗi câu trả lời “có” đƣợc tính là 1 điểm, trả lời
“khơng” là 0 điểm.
Cách đánh giá nhƣ sau:[31]
Bảng 1.1 Phân loại ANLT
Điểm
15 câu

Phân loại


9 câu

0

0

ANLT hộ gia đình

1-3

1–5

Mất ANLT hộ gia đình nhẹ

4-6

6 – 10

Mất ANLT hộ gia đình trung bình

7-9

11-15

Mất ANLT hộ gia đình nặng

1.5. Các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ mất ANLT hộ gia đình và các yếu tố
liên quan
1.5.1. Quốc tế

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban An ninh Lƣơng thực Thế giới (CFS) về tình
trạng mất ANLT tồn cầu cho biết đói tồn cầu tiếp tục giảm nhƣng vẫn còn rất cao:
khoảng 793 triệu ngƣời bị bệnh mạn tính thiếu dinh dƣỡng trong 2014-2016, tỷ lệ
suy dinh dƣỡng giảm từ 18,6% trong 1990-1992 đến 10,9 % trong 2014-2016 trên
toàn cầu, và từ 23,3% đến 12,9% ở nƣớc đang phát triển [33]. Thống kê ANLT trên
76 quốc gia trên thế giới trong năm 2015 cho thấy có đến 475 triệu ngƣời trên thế
giới bị mất ANLT trong đó châu Phi có 254 triệu ngƣời và hầu nhƣ khơng đổi so
với năm 2014, kế tiếp là châu Á với 8,4% dân số mất ANLT nhƣng giảm 1,9% so


11

với năm 2014, các vùng Mỹ Latin và Caribe mất ANLT chiếm 25 triệu ngƣời và có
xu hƣớng tăng lên [48].
Những nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng đƣợc báo cáo có tỷ lệ mất ANLT hộ gia
đình cao: 91,1% nhóm ngƣời tị nạn ở Melbounre, Australia năm 2015 đƣợc báo cáo
mất ANLT hộ gia đình [45], những hộ gia đình Mỹ gốc Phi có thu nhập thấp tại
thành phố Baltimore, Hoa Kì năm 2015 có đến 41,6% mất ANLT hộ gia đình [54],
vùng Đơng Bắc Iran có tới 40,9% hộ gia đình mất ANLT [40], hay dân tái định cự ở
phía nam thành phố Delhi, Ấn Độ năm 2014 có tới 77,2% mất ANLT hộ gia đình
[32].
Nghiên cứu cắt ngang ở 6681 ngƣời gốc Châu Mỹ Latin, số liệu từ năm 19992008 của cuộc điều tra dinh dƣỡng Y tế Quốc Gia Hoa Kì năm 2015 cho thấy những
ngƣời hút thuốc lá hiện tại có mối liên quan với mất ANLT (p=0,01) cũng nhƣ
những ngƣời có trình độ học vấn thấp thì mất ANLT gấp 1,85 lần so với ngƣời có
trình độ học vấn cao (p<0,01), nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc rào cản ngơn ngữ tức
những ngƣời nói chủ yếu hoặc chỉ nói đƣợc tiếng Tây Ban Nha có tỷ lệ mất ANLT
so với ngƣời nói chủ yếu tiếng Anh hoặc biết cả 2 thứ tiếng (OR: 1,24 KTC 95%:
1,07 -1,43) [42]. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chƣa chỉ ra đƣợc mối quan hệ rõ ràng
giữa hút thuốc lá với mất ANLT.
Một loạt nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa mất ANLT đến chất lƣợng bữa

ăn, chế độ ăn uống. Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Karla Hanson and Leah
Connor trên đối tƣợng ngƣời lớn và trẻ em Hoa Kỳ năm 2014 để xem xét có mối
liên quan giữa mất ANLT và chất lƣợng bữa ăn, nghiên cứu cho thấy những ngƣời
trƣởng thành mất ANLT sẽ tiêu thụ rau củ, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít hơn so
với ngƣời đảm bảo ANLT và có lƣợng vitamin A và B-6, canxi, magiê và kẽm thấp;
còn đối tƣợng là trẻ em mất ANLT chỉ có tiêu thụ trái cây thấp hơn so với trẻ không
bị mất ANLT [41]. Hay nghiên cứu đoàn hệ trên ngƣời mắc bệnh tiểu đƣờng (584
ngƣời) ở Boston, Hoa Kì có 26% mất ANLT hộ gia đình và cũng chứng minh đƣợc
có mối liên quan những ngƣời có chất lƣợng bữa ăn kém (chế độ ăn thấp trái cây)
với mất ANLT hộ gia đình (p < 0,05) [27]. Leung và cộng sự nghiên cứu cắt ngang
trên 8129 ngƣời có thu nhập thấp ở Hoa Kì lại cho những kết quả mới hơn, những
ngƣời có thu nhập thấp bị mất ANLT hộ gia đình thì tiêu thụ cao các thực phẩm nhƣ


12

chất béo (p <0,0001), đồ ăn nhẹ (p = 0,01) nhƣng lại tiêu thụ rau (p < 0,0001) và đồ
ngọt/ món tráng miệng thấp hơn (p = 0,0002) so với hộ có ngƣời thu nhập thấp
nhƣng khơng bị mất ANLT [43]. Các nghiên cứu này đều là cắt ngang và chƣa tìm
thấy mối quan hệ nhân quả rõ ràng cho các mối liên quan với mất ANLT hộ gia
đình.
Ngồi ra kinh tế cũng là yếu tố liên quan với mất ANLT hộ gia đình. Nghiên
cứu cắt ngang năm 2015 tại Đơng Bắc Irac trên 5000 hộ gia đình cho thấy tỷ lệ sở
hữu xe hơi và thu nhập hàng tháng của gia đình có mối liên quan có ý nghĩa với
ANLT hộ gia đình (p< 0,001) và cũng cho thấy có ngƣời hút thuốc lá trong gia đình
ảnh hƣởng tới việc tiếp cận thực phẩm (p<0,05) [40]. Tƣơng tự tại Tây Bắc Iran
năm 2011 một số kết quả cho thấy với 2442 hộ gia đình đƣợc chọn trong nghiên
cứu cắt ngang cho thấy có 39,7% hộ gia đình mất ANLT trung bình, 20% hộ gia
đình mất ANLT nặng, nghiên cứu chỉ ra việc có thu nhập ổn định hàng tháng, có
một ngơi nhà và có một chiếc xe hơi có mối liên quan đáng kể về tình trạng mất an

ninh lƣơng thực hộ gia đình (p <0,005); ngồi ra số lƣợng ngƣời già và trẻ em trong
nhà có nguy cơ cao về mất an ninh lƣơng thực gia đình (p <0,005), mù chữ (p
<0,005), tình trạng cha hoặc mẹ đơn thân (P = 0,003) có tác động tiêu cực đến an
ninh lƣơng thực hộ gia đình, nghiên cứu cịn đề cập đến gia đình có khoảng cách từ
nhà đến trung tâm thị trấn là 13,3km có an ninh lƣơng thực đáng kể hơn so với các
hộ gia đình có khoảng cách từ nhà đến trung tâm là 15,3 km (p<0,005), tuổi của
ngƣời mẹ (p = 0,548) và tình trạng hút thuốc của ngƣời đứng đầu trong gia đình (p
= 0,254) cũng có ý nghĩa thống kê (p <0,01) với an ninh lƣơng thực hộ gia đình
[34].
Khơng chỉ ảnh hƣởng đến mất ANLT hộ gia đình nói chung mà kinh tế còn ảnh
hƣởng đến dinh dƣỡng, ANLT của con cái trong gia đình. Vai trị và khả năng chăm
sóc những đứa trẻ trong gia đình ở Nicaragua cịn phải phụ thuộc vào thu nhập của
ngƣời mẹ và khả năng quản lý tiền trong gia đình của những ngƣời mẹ đó, tỷ lệ mất
ANLT ở trẻ em sẽ nhỏ hơn 60% nếu ngƣời mẹ biết quản lý tiền trong gia đình và
nhỏ hơn 48% nếu mà mẹ học đến tiểu học hoặc trung học cơ sở [49]. Nghiên cứu
cũng sử dụng thang đo ELCSA để đánh giá tình trạng ANLT nhƣng cũng chƣa đánh
giá hồn thiện mối liên quan này vì đây là nghiên cứu cắt ngang, mặt khác, đối


13

tƣợng nghiên cứu là trẻ em nên chƣa khái quát hóa ANLT trong gia đình ở
Nicaragua.
Mất ANLT hộ gia đình ảnh hƣởng lớn đến dinh dƣỡng của trẻ em cũng nhƣ có
liên quan đến sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu cắt ngang về mất ANLT hộ gia đình
của Jing Sun và cộng sự trên 1255 phụ nữ Phyladenphia, Hoa Kỳ có con dƣới 4 tuổi
cho thấy 18,7% bị mất ANLT hộ gia đình, những phụ nữ có ≥ 4 trải nghiệm bất lợi
và có điểm trầm cảm có nguy cơ mất ANLT hộ gia đình thấp gấp 12,3 lần (KTC
95%: 6,2 -24,7), nguy cơ mất ANLT rất thấp 28,8 lần (KTC 95%:12,8- 64,8) và ảnh
hƣởng 17,6 lần (KTC 95%:7,3- 42,6) nguy cơ mất ANLT trên những đứa con của

chính họ [52]. Hay nghiên cứu của cắt ngang của Rebecca Ramsey, Danielle
Galegos và cộng sự trên đối tƣợng có độ tuổi ≥ 20 tuổi (n=505) tại các vùng ngoại ơ
khó khăn ở các thành phố thuộc Australia bằng cách thu thập thơng tin trả lời qua
mail để điều tra tình trạng an ninh lƣơng thực, đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng
tiêu thụ trái cây, rau củ, kết quả cho thấy 25% mất ANLT và mất ANLT có mối liên
quan với thu nhập thấp của gia đình (p <0,01), sức khỏe nói chung và trầm cảm (p=
0,03) và khơng có mối liên quan với lƣợng rau củ (p> 0,75), trái cây ăn vào (0,55)
[47]. Cũng tại Australia, một nghiên cứu năm 2012 dựa trên số liệu khảo đƣợc khảo
sát từ năm 2007-2008 của Sharon Friel và cộng sự phát hiện đƣợc mối liên quan
giữa mất ANLT với căng thẳng, những ngƣời báo cáo bỏ bữa ăn do áp lực tài chính,
tiêu thụ thực phẩm lành mạnh dƣới mức trung bình, tiêu thụ thực phẩm tùy ý trên
mức trung bình có mối liên quan với mức độ suy kiệt tâm lý cao (với p lần lƣợt là p
<0,01, p=0,009, p=0,002), nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế về việc phát hiện biến
gây nhiễu vì ngƣời tham gia có xu hƣớng chuyển nhà ở Australia cao hơn làm ảnh
hƣởng tới kết quả suy kiệt tâm lý của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu [39].
1.5.2. Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012 Việt Nam có 62,8% tỷ lệ ngƣời nghèo chia
theo tình trạng tiêu dùng lƣơng thực, thực phẩm còn thiếu trong vòng 30 ngày qua
trong đó Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao là 73,1% (chỉ sau Trung du và miền núi phía
Bắc là 80,7%) nhƣng chi tiêu lƣơng thực thực phẩm thực tế bình quân một ngƣời
một năm lại thấp hơn so với vùng khác trong cả nƣớc (7.621.000 đồng), riêng nhóm
dân tộc thiểu số (ngồi dân tộc Hoa) có tới 83,6% tỷ lệ nghèo chia theo lƣơng thực


14

phẩm trong vòng 30 ngày nhƣng chi tiêu cho thực phẩm chỉ tới khoảng 6.196.000
đồng [16], nhƣng đó chỉ dừng tới mức điều tra tỷ lệ chứ chƣa tìm hiểu sâu xa các
yếu tố liên quan.
Mất ANLT còn đề cập đến tiêu chí là tính ổn định. Thiên tai, biến đổi khí hậu,

mất mùa...có thể tác động đến tính ổn định đó. Điều này ở Việt Nam càng rõ hơn
khi mùa khô năm 2016 vừa qua, hạn hán đã gây ảnh hƣởng nhiều nơi nhƣ Tây
Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ. Văn phòng thƣờng trực Ban
chỉ đạo Chƣơng trình hành động thích ứng với Biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thống kê đƣợc hạn hán vừa qua khiến các tỉnh Tây Nguyên
bị thiệt hại nghiêm trọng: 7.108 hecta lúa phải dừng sản xuất (chuyển đổi đƣợc
4.758 hecta sang trồng ngô, rau, đậu…); 8.403 hecta lúa bị thiếu nƣớc (2.825 hecta
lúa mất trắng và thiệt hại trên 70%); 40.137 hecta cà phê bị thiếu nƣớc (3.000 hecta
cà phê mất trắng và thiệt hại trên 70% trong đó 4.038 hecta thiệt hại từ 30-70%);
2.290 ha hồ tiêu khơng có nƣớc tƣới; có khoảng 59.000 hộ bị thiếu nƣớc sinh hoạt,
nặng nhất là Đak Lak là 25.000 hộ, Đak Nông là 10.000 hộ, Lâm Đồng là 7.000 hộ
[2]. Có thể thấy khí hậu tác động đến kinh tế, nƣớc sinh hoạt cũng nhƣ tính ổn định
của lƣơng thực thực phẩm trong việc đánh giá tình trạng mất ANLT
Tuy nhiên Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông thôn –
IPSARD báo cáo rằng với mức tiêu thụ bình quân/ngƣời là 140 - 150 kg
gạo/ngƣời/năm và do cơ cấu tiêu dùng lƣơng thực đang thay đổi nên mức tiêu thụ
thực tế khoảng 130 kg gạo/ngƣời/năm, nguồn cung gạo xuất khẩu trung bình hàng
năm khoảng 7 triệu tấn gạo, riêng năm 2016 dự kiến chỉ xuất khẩu khoảng 6 triệu
tấn gạo. Do vậy, tuy bị ảnh hƣởng bởi hạn hán do biến đối khí hậu nhƣng lƣợng
cung lƣơng thực trong nƣớc vẫn đảm bảo [2].
Một số nghiên cứu vè ANLT ở cấp độ hộ gia đình càng đƣợc quan tâm hơn.
Nghiên cứu cắt ngang của Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế tại 3
nƣớc Bangladesh, Ethiopia và Việt Nam về mối liên quan mất ANLT hộ gia đình
với suy dinh dƣỡng trẻ em (trẻ có độ tuổi 6 – 59,9 tháng) cho thấy chỉ có mối liên
quan ở Bangladesh (OR cịi cọc: 1,36 KTC 95% :1,05 -1,76; OR nhẹ cân: 1,28 KTC
95%: 0,99 – 1,65) còn Ethiopia (OR còi cọc: 1,48; KTC 95% :1,09 – 2,00; OR nhẹ
cân: 1,68; KTC 95%: 1,22 – 2,30) và Việt Nam (OR còi cọc: 1,39; KTC 95%: 1,16


15


– 1,65; OR nhẹ cân: 1,69 KTC 95%: 1,28 –2 ,23) thì khơng [25]. Nhƣng nghiên cứu
vẫn chƣa làm rõ, đi sâu xem tác động tiềm năng trung gian trên mối liên quan này.
Năm 2013 tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu cắt ngang của
Vƣơng Ngọc Thùy, Danielle Gallegos và các cộng sự ở 250 hộ gia đình trên đơn vị
nghiên cứu là những ngƣời chịu trách nhiệm bữa ăn cho gia đình cho thấy 34,4% hộ
gia đình mất ANLT, trong đó mất ANLT trung bình là 21,6%, nặng là 0,8% và liên
quan ý nghĩa tới độ tuổi (p=0,01), trình độ học vấn (p<0,01) và thu nhập của cả gia
đình (p<0,01), ngồi ra có mất ANLT cịn liên quan tới lƣợng tiêu thụ trái cây
(OR=2,2 KTC 95% :1,31 -4,22), nghiên cứu cũng đánh giá đƣợc Croch’s alpha của
bộ câu hỏi đánh giá tình trạng mất an ninh lƣơng thực ELCSA là 0,87 [56].Cũng tại
thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trƣơng Thị Thanh Lan trên đối tƣợng là
sinh viên Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu
về tình trạng mất ANLT hộ gia đình và các yếu tố liên quan trong đó mỗi sinh viên
đƣợc xem nhƣ là một hộ gia đình, nghiên cứu chỉ ra đƣợc tỷ lệ mất ANLT là 50%;
các mức độ mất ANLT nhẹ, trung bình, nặng lần lƣợt là 25%; 15,9%; 9,1%, khảo
sát của Trƣơng Thị Thanh Lan còn cho thấy sinh viên có đi làm thêm có tỷ lệ mất
ANLTcao gấp 2,64 lần so với sinh viên không đi làn thêm (p=0,02), ngồi ra mất
ANLT cịn liên quan tới thu nhập hàng tháng (p<0,01), sức khỏe thể chất(p <0,001),
sức khỏe tâm thần (p<0,001) của sinh viên [11]. Nghiên cứu Trƣơng Thị Thanh Lan
nghiên cứu về mất ANLT hộ gia đình trên sinh viên nên có thể chƣa áp dụng hồn
tồn bộ câu hỏi ECLSA (15 câu) trên đối tƣợng cần quan tâm cũng nhƣ theo đúng
đối tƣợng mà mất ANLT hộ gia đình quan tâm.
1.6. Tổng quan địa điểm nghiên cứu
Thị xã Buôn Hồ nằm ở vùng Đông Bắc của tỉnh Đak Lak, là nơi tập trung nhiều
dân tộc thiểu số (22 dân tộc) [20]. Xã Ea Siên cách trung tâm thị xã về phía Đơng
Nam khoảng 18 km xã đƣợc xem là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo và tình
trạng kinh tế thấp so với các đơn vị hành chính khác của thị xã [8]. Dân cƣ là ngƣời
Tày, Nùng, Ê- đê, Dao, Xê – đăng và Kinh, trong đó Tày, Nùng chiếm khoảng 70%
dân sơ trong tồn xã [1]. Xã có 10 thơn và 1 bn : thôn 1A, thôn 1B, thôn 2A, thôn

2B, thôn 3, thôn 5, thôn 6A, thôn 6B, thôn 7, thôn 8 và buôn Đlung2.


16

Hình 1.1 Sơ đồ hành chính xã Ea Siên


×