Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng một số chứng, bệnh thừờng gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công ty may thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.14 KB, 72 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC





HOÀNG THỊ THUÝ HÀ



THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH
THƢỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC






THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC





HOÀNG THỊ THUÝ HÀ



THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH
THƢỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số : 60 72 73

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hàm




Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Phòng các
Bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Y dược Thái Nguyên.
Với lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS Đỗ Hàm - Chủ tịch Hội Y học lao động tỉnh Thái Nguyên, Chủ

nhiệm Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ, công nhân Công ty may Thái Nguyên, đặc biệt
là Ban Giám đốc và trạm Y tế Công ty, Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, đặc biệt là
Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo đơn vị trực thuộc Sở đã tạo điều kiện, thời
gian cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả



Hoàng Thị Thuý Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
CSSK Chăm sóc sức khoẻ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
Cs Cộng sự
RHM Răng hàm mặt
TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
TMH Tai mũi họng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC

Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Tình hình phát triển ngành may ở nước ta ................................................ 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật của người lao động ........ 4
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sức khỏe và bệnh tật ở công
nhân dệt may .................................................................................................... 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu ...................................................... 18
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 19
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 21
2.6. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 21
2.7. Phương pháp khống chế sai số ................................................................. 21
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 21
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................... 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 22
3.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................ 22
3.2. Các kết quả nghiên cứu về chứng, bệnh của người công nhân may ............ 24
3.3.Các yếu tố liên quan (ảnh hưởng) đến một số chứng, bệnh của người công nhân ..... 35
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 39

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Đối tượng nghiên cứu phân theo nghề nghiệp 22
Bảng 3.2 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo độ tuổi (giới) 22
Bảng 3.3 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi nghề 23
Bảng 3.4 Cơ cấu bệnh, chứng bệnh chung của công nhân may 24
Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi đời 25
Bảng 3.6 Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi nghề 26
Bảng 3.7 Tỷ lệ mắc các bệnh ở phổi theo tuổi đời 27
Bảng 3.8 Tỷ lệ mắc các bệnh ở phổi theo tuổi nghề 27
Bảng 3.9 Tỷ lệ mắc các bệnh ở phổi ở nữ 28
Bảng 3.10 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo tuổi nghề 28
Bảng 3.11 Tỷ lệ mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề 29
Bảng 3.12 Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi đời 30
Bảng 3.13 Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi nghề 30
Bảng 3.14 Tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da theo tuổi giới 31
Bảng 3.15 Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da theo tuổi nghề 31
Bảng 3.16 Tỷ lệ mắc các bệnh Viêm phế quản mạn tính theo tuổi nghề 32
Bảng 3.17 Tỷ lệ mắc bệnh Viêm phế quản mạn tính theo giới 32
Bảng 3.18 Tỷ lệ khó thở của bệnh nhân Viêm phế quản mạn tính
theo mùa và hoạt động của bệnh nhân
33
Bảng 3.19 Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng ho, khạc đờm 34

Bảng 3.20 Bảng liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh ở phổi
ở công nhân may dây chuyền
35
Bảng 3.21 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lao động và bệnh phổi (bộ phận may dây chuyền)
Bảng 3.22 Bảng liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh mũi
họng (bộ phận may dây chuyền)
36
Bảng 3.23 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh
lao động và bệnh mũi họng (bộ phận may dây chuyền)
36
Bảng 3.24 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh
lao động và bệnh da (bộ phận may dây chuyền)
37
Bảng 3.25 Bảng liên quan giữa sử dụng kính BHLD và bệnh mắt
(Bộ phận may dây chuyền)
37
Bảng 3.26 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh
lao động và bệnh mắt (bộ phận may dây chuyền)
38
Bảng 3.27 Bảng liên quan giữa thời gian lao động và bệnh mắt (bộ
phận may dây chuyền)
38







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


TT Tên bảng Trang
Biểu đồ 1 Tỷ lệ công nhân phân theo độ tuổi 23
Biểu đồ 2 Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính và viêm phế quản 25
Biểu đồ 3 Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính ở công nhân may dây
chuyền theo nhóm tuổi < 30 và ≥ 40 tuổi
26
Biểu đồ 4 Tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa theo tuổi nghề 28
Biểu đồ 5 Tỷ lệ công nhân mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề 29



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành may chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi vừa góp phần tăng thu ngân
sách vừa giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động (80% là nữ) cho
đất nước. May là một trong những ngành mũi nhọn về chiến lược hàng hoá trong
nước cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Đặc thù của ngành may là sử dụng dây
chuyền công nghệ giản đơn, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhưng gò
bó, đòi hỏi nhịp độ công việc nhanh… Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếm khoảng 80-
90% và phần lớn là ở độ tuổi 20-35 tuổi. Thời gian làm việc trung bình là trên 8giờ/
ngày. Nhiều khi công nhân phải làm việc tăng ca, có khi tới 10-12 giờ/ngày. Lực
lượng lao động của ngành may chủ yếu xuất thân từ nông thôn… nên ít nhiều cũng
bị ảnh hưởng bởi lối sống, tập quán của nông dân, ý thức tổ chức kỷ luật và nhận
thức xã hội chưa cao. Dẫn từ [10], [32].

Trong 10 năm trở lại đây điều kiện lao động và môi trường dệt may cũng như
sức khoẻ người lao động đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các bệnh thường gặp,
bệnh liên quan đến nghề nghiệp thường diễn biến theo xu hướng không tốt.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, từ
nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động công nghiệp là hết
sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn, Nghị quyết 46NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ
Chính trị. Dẫn từ [16], đã chỉ rõ “Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn
chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi
trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng
cao năng lực giám sát, phát hiện khống chế dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh,
đẩy mạnh phòng chống các bệnh nghề nghiệp”.
Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động, việc xây
dựng chính sách quốc gia quản lý, giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh
nghề nghiệp cho người lao động, trong đó có lao động ngành dệt may là nhiệm vụ
có tính cấp thiết. Các nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ trong công nghệ dệt may
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hiện nay ở nước ta còn rất ít đặc biệt là tỷ lệ mắc các chứng bệnh và bệnh nghề
nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào
về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân dệt may. Việc quan tâm xem các bệnh thường
gặp ở các hệ thống cơ quan trong cơ thể công nhân dệt may Thái Nguyên có khác gì
với các đối tượng lao động khác cũng đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn
đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng một số chứng, bệnh
thƣờng gặp và yếu tố liên quan ở công nhân Công ty may Thái Nguyên”. Nhằm
đáp ứng hai mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp ở công nhân may thuộc
Công ty may Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật ở công nhân Công ty may
Thái Nguyên.

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình phát triển ngành may ở nƣớc ta
Ngành may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành dệt
may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực
phát triển khá mạnh. Hàng dệt may của chúng ta đã chiếm lĩnh nhiều thị trường may
mặc trên thế giới do nhiều ưu thế về nhân lực, có sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế khác nhau và kỹ thuật phù hợp. Với những lợi thế riêng, phù hợp với điều
kiện thực tiễn nước ta như vốn đầu tư không cần lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh,
thu hút nhiều lao động và cã điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy
vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất
khẩu lớn như Trung Quốc, Inđônêxia, Pakixtan.... Đặc biệt, từ 01/01/2006, thuế

xuất, nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50%
như hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh
quyết liệt với hàng ngoại nhập từ các nước trong khu vực.
Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy, xí nghiệp dệt may, thu hút trên 50 vạn
lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản
lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô cũng như thiết bị và công
nghệ kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp đầy đủ vải cho may xuất khẩu.
Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt khung thoi hiện đại
để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, nhưng cũng chỉ
đáp ứng được khoảng 15% công suất dệt.
Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây
chuyền đồng bộ nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao.
Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu là làm gia công.
Ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều, nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như
hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Từ những năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có thuận lợi để tạo đà
cho tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu
mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, Châu Phi, kinh tế Nhật
Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng
hơn trước. Xuất khẩu hàng dệt may nước ta cũng gặp không ít khó khăn do giá sản
phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi
năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại
tăng; đặc biệt thị trường phi Quota, trong đó có thị trường Đông Âu..... Do vậy, theo
đánh giá của Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: chỉ tiêu xuất khẩu
của toàn ngành hết năm 2000 ước chỉ đạt 1.870 triệu USD, tăng 6% so với mức
thực hiện năm 1999, trong đó Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) ước đạt
550 triệu USD, tăng 12% so với năm 1999. Với những khó khăn này, công tác chăm
sóc sức khỏe công nhân, những người lao động trực tiếp trong ngành dệt may của
đất nước sẽ bị ảnh hưởng, tác động không tốt. Từ năm 2000 đến nay với sự thăng

trầm của ngành dệt may nên công tác chăm lo sức khoẻ công nhân cũng phần nào bị
chậm lại so với các ngành khác.
1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật của ngƣời lao động
1.2.1. Tác hại nghề nghiệp trong lao động công nghiệp
Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các vấn đề sức khỏe
của người lao động đã được quan tâm nhiều hơn. Trong các mối quan tâm đặc biệt
thì các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp đã được nhiều người nghiên cứu.
Dẫn từ [11], [12]. Tuy nhiên với sự phát triển, thay đổi nhiều loại hình công nghệ
thì vấn đề sức khỏe trong lao động cũng nảy sinh thêm nhiều vấn đề. Thời kỳ này
các môn khoa học tự nhiên và xã hội của loài người cũng đạt đến đỉnh cao, nên
người ta không những hiểu biết về bản chất các tác hại nghề nghiệp cụ thể, có thể
nắm bắt, dễ quan sát được trong lao động mà thực tế con người cũng hiểu biết
tương đối xa và nhiều hơn về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp
xảy ra do lao động kỹ thuật cao. Song mặc dù về mặt khoa học, con người đã biết
rất nhiều nhưng vẫn chưa làm được bao nhiêu trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sức khỏe người lao động mới. Bởi lẽ hàng trăm nghìn các hoá chất và dung môi độc
hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố tác
hại vật lý, sinh học tồn tại trong các môi trường sống và lao động, hàng ngày tác
động đơn lẻ hoặc đa chiều lên sức khoẻ con người, có khả năng gây nên những rối
loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong
thời kỳ mới tiếp xúc là những trở ngại đáng kể. Các tác giả Rammazzini, Letavet,
Izmerop, Aptamonova, Satalop, Zekin, Paracelus, Policard… là những người có nhiều
nghiên cứu đóng góp về những vấn đề này từ giữa thế kỷ XX. Trên thực tế cũng còn
nhiều điều về mặt khoa học và thực tiễn của y học lao động, người ta vẫn chưa giải
thích được và cần phải tiếp tục nghiên cứu. Trong thực tế do những bí mật về nghề
nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nên còn nhiều tác hại
nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết một cách thỏa
đáng. Dẫn từ [3], [36].
Trong những năm gần đây, ở nước ta những nghiên cứu về môi trường lao

động, những biến đổi sinh lý, sinh hoá lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng
được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân,
nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu lực
cao. Do đất nước đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường
hoá trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, đồng
thời với nhịp độ sản xuất không ngừng tăng nhanh, do vậy các tác hại nghề nghiệp
vẫn không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các bệnh lý thông thường bị thay đổi
cơ cấu, mô hình, các rối loạn bệnh lý có liên quan đến môi trường, công việc, điều
kiện lao động, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề hết sức nan
giải trong điều kiện kinh tế, xã hội của nhiều nước trong đó có nước ta hiện nay.
Điều này đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp, cùng nhau giải quyết theo
phương châm vì mục tiêu sức khoẻ cho người lao động mới của đất nước.
Nhìn chung các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào các mối quan hệ đa
chiều trong lao động có thể gây ra trạng thái mất cân bằng, gây suy giảm sức khoẻ
và khả năng lao động cùng với sự thay đổi của các tác hại nghề nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sơ đồ sau đây thể hiện mối quan hệ đa chiều thường gặp mà các nhà nghiên cứu Y
học lao động cần thật sự lưu tâm. Dẫn từ [1], [4], [6], [9], [13], [14], [25], [30], [32].







Trên thực tế ta có thể nói vấn đề cơ bản, trên hết trong những quan tâm này là
nghiên cứu các tác hại nghề nghiệp cũng như các yếu tố liên quan và các biểu hiện
sinh lý, rối loạn bệnh lý nghề nghiệp và các bệnh nghề nghiệp trong những bối cảnh
kinh tế, xã hội đặc thù.
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao

động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động, gây nên những rối loạn
bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc. Tác hại nghề
nghiệp trong lao động công nghiệp tương đối phức tạp và đa dạng song ta có thể
phân ra các loại như sau:
1.2.2. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến việc tổ chức lao động không hợp lý
Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng
thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý.
Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể
chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng. Ví dụ: Quá trình hoạt động thần kinh là quá trình
hưng phấn liên tục, thời gian dài hoạt động sẽ làm cho sự hưng phấn quá mức, giảm
Acetylcholin, Cathecholamin... dẫn đến tình trạng ức chế thần kinh gây mệt mỏi.
Lao động lâu, năng lượng bị cạn dần, ô xy giảm cung cấp, các sản phẩm trung gian
tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động
(ví dụ: axit lactic tăng lên, cơ bị co cứng). Dẫn từ [5], [8], [26], [37], [38], [39].
Các yếu tố nguy cơ môi trƣờng
(Tự nhiên hoặc xã hội)

Sức khoẻ ngƣời lao động

Các tác hại nghề nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ
bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng
nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt
quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng
năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp
các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn
tim đột ngột và tử vong ở những vận động viên. Do lao động với nhịp độ quá khẩn
trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn

lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi.
Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt
mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Những lao động nặng, tiêu hao năng lượng
nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu lên
sức khoẻ nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi,
để các trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể được hồi phục, khi chưa đến ngưỡng
mất thăng bằng. Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn
kiệt năng lượng, nếu ta cho nghỉ sớm, các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện
nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi
phục, thời gian nghỉ ngơi không cần dài song cơ thể lại hồi phục nhanh chóng (ví
dụ: lao động trong môi trường có nhiều tiếng ồn, thời gian lao động và nghỉ ngơi
vẫn tương tự như các lao động tương ứng, song số lần nghỉ tăng lên, thời gian lao
động các giai đoạn trong ca ngắn lại, sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp). Cơ
sở của vấn đề là không để cho các phản ứng vượt hoặc sát ngưỡng bệnh lý mới cho
người lao động được nghỉ ngơi nhằm tạo điều kiện cho tế bào mau hồi phục, nhanh
chóng trở lại bình thường.
Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện
lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn
bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm. Điều này thường gặp ở
những cơ sở tiếp nhận công nghệ cũ hoặc mới, song không tính toán đến tầm vóc
giải phẫu và chức năng sinh lý của cơ thể người Việt Nam (các nhà máy dệt công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhân phải đứng lên ghế mới với đến thoi, tầm của cỗ máy tiện quá cao...). Trong
thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm
cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác
uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất.
Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây lên sự mệt mỏi
cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người
ta thấy, đứng đầu là các giác quan (ví dụ: Nhìn lâu mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay ở
những nhân viên văn phòng, mặc dù các lao động này tiêu hao năng lượng thấp,

một số lao động đặc biệt như vi tính, lái xe... người lao động dễ mệt mỏi thị giác và
thần kinh, nếu không lưu ý sẽ dẫn đến tai nạn lao động.
1.2.3. Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
Mỗi một quy trình sản xuất sẽ có những đặc thù riêng có thể tác động lên sức
khỏe người lao động ở các mức dộ khác nhau. Ví dụ công nghệ luyện kim gây
nhiều tác hại lên sức khỏe người lao động do nóng, bụi, hơi khí độc, lao động nặng
nhọc. Ngành xây dựng lại có đặc trưng là lao động nặng nhọc, ngoài trời...Tuy
nhiên do có nhiều yếu tố giống nhau, cùng tác động lên cơ thể như nhau, ví dụ nóng
và bụi của lao động khai thác mỏ và luyện kim có nhiều điểm giống nhau nên người
ta thường phân theo các yếu tố tác nhân, tác hại nghề nghiệp. Trong quá trình sản
xuất các yếu tố tác tại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, lý hoá, vi sinh vật, dẫn từ
[35] có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động. Ngày nay
người ta đã thống kê được hơn 200.000 các hoá chất và dung môi độc hại, gần 400
tác nhân vật lý có hại và hàng ngàn tác nhân sinh học có thể gây hại cho người lao
động. Ở nước ta cũng đang sử dụng hàng nghìn các tác nhân độc hại. Dẫn từ [2],
[16], [17], [18], [20], [22], [36].
Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường,
ồn, rung chuyển... Thường xuyên tác động lên cơ thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng
các phản ứng sinh lý, sinh hoá... Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh.
Trong các lò nung vật liệu, nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra
nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại... làm nóng nhiệt độ không khí hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiệt độ da cơ thể người lao động gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình
thoát nhiệt của cơ thể bị ngừng trệ gây say nóng. Thông thường gió làm tăng quá
trình đối lưu, giảm độ nóng của môi trường, song nếu gió nóng sẽ làm rối loạn quá
trình điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Độ ẩm trong môi trường tuỳ mức độ khác nhau
có thể tạo điều kiện tốt cho cơ thể tăng nhanh quá trình bay hơi của hồ môi, giúp
cho cơ thể điều nhiệt hoặc ngược lại. Các loại bức xạ có vai trò khác nhau đối với
cơ thể người lao động. Các tia hồng ngoại chủ yếu gây tích nhiệt song cũng có thể
gây đục nhân mắt. Bức xạ tử ngoại có khả năng đâm xuyên lớn, có thể gây tổn

thương não làm cho người lao động bị say nắng. Trường điện từ của các loại sóng
cao tần, siêu cao tần... gây nhiều tác hại lên chức năng sinh lý của cơ thể. Áp lực
không khí thấp làm người ta thiếu không khí thở, ngược lại áp lực cao tạo điều kiện
cho nitơ chuyển thành dạng lỏng, nếu thay đổi áp xuất đột ngột sự biến đổi này sẽ
gây tắc mạch máu. Tắc mạch máu não và tim, có thể gây tử vong, điều này thường
gặp ở những người lặn sâu, hoặc đào mố và trụ các loại cầu dưới lòng sông, trong
các giếng chìm. Tiếng ồn quá cao trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến chức
năng sinh lý, có thể gây rối loạn sinh lý. Tiếng ồn cũng góp phần quan trọng làm gia
tăng bệnh điếc nghề nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp. Sự rung chuyển của các
vật dụng và máy tác dụng xấu lên các hệ thống cơ, xương, khớp, mạch máu của
người sử dụng, đặc biệt là hiện tượng loãng xương và co thắt mạch đầu chi.
Các yếu tố lý hoá trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn
bệnh lý và BNN đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hoá phổi không hồi phục,
gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay,
phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Người ta thấy hiện tượng khó
thở do tác động của nhiều loại bụi, bông, đay gọi là bệnh bụi phổi bông (Bysinose)
rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh này cũng được đưa vào
danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Các chất độc có trong môi trường
lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như:
Nhiễm độc Chì, Asen, Thuỷ ngân, thuốc trừ sâu... Có những loại chất độc dễ quan
sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
độc, cấp cứu khó khăn như Oxytcarbon, Thuỷ ngân... Ở Việt Nam có nhiều cơ sở
sản xuất kim loại màu có nhiều kim loại nặng độc hại như chì, Asen, Cadimi... với
hàng vạn người tiếp xúc trong đó một số lượng không nhỏ bị nhiễm độc, thậm chí là
tử vong. Nhiều trường hợp suy thận, tăng huyết áp, thiếu máu đã gặp ở Thái
Nguyên và một số nơi khác do tiếp xúc với kim loại nặng độc hại [19]..
Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng,
ký sinh trùng, các sản phẩm sinh học có tính chất dị nguyên gây nên viêm nhiễm và
phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao,

bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc. Trong
công nghiệp dệt may thì bụi hữu cơ là vấn đề sức khỏe đã được quan tâm nhiều.
1.2.4. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới an toàn vệ sinh lao động và
điều kiện vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo
nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Ví dụ như độ thông thoáng trong
môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu
tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi đôi khi
trở nên bất lợi cho sức khoẻ. Ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị giác.
Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí...
1.2.5. Các tác hại nghề nghiệp, rối loạn bệnh lý nghề nghiệp thường gặp
trong công nghệ dệt may
Các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong công nghệ dệt may bao gồm: lao
động nặng nhọc, bụi các loại, ồn, hóa chất độc và vi khí hậu bất lợi.
Lao động của ngành dệt may nhìn chung là loại lao động nặng nhọc hoặc ở
những tư thế gò bó không thuận lợi. Công nghệ sợi đòi hỏi người lao động phải tiêu
tốn sức lực rất nhiều trong thu hoạch và sơ chế nguyên liệu. Các loại sợi bông, sợi
đay thường được thu hoạch theo mùa. Người lao động thường phải gấp rút thu hái
các loại quả bông và các nguyên liệu khác nhằm tránh những ảnh hưởng bất lợi thời
tiết làm hỏng hoặc làm giảm những giá trị của nguyên liệu. Ở các nước nghèo các
nước đang phát triển đa số thu hoạch nguyên liệu là lao động thủ công, lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ngoài trời, các yếu tố khí hậu và thời tiết như nóng, mưa ẩm, gió bụi thường gây tác
động xấu nên sức khỏe của họ. Thông thường trong sản xuất các nguyên liệu người
ta thường phải sử dụng nhiều loại hóa chất như phân bón, hóa chất trừ sâu, hóa chất
làm trắng nên cũng có thể bị hóa chất độc hóa học này gây tác động xấu đến sức
khỏe. Nghiên cứu sức khỏe người trồng bông ở Keenya (Parkmyad.V-2002) cho
thấy có tới 19,3% số người lao động trồng bông bị giảm hoạt tính của men
Cholinesterase, 24,6% người nông dân bị các rối loạn do thời tiết ở mũi họng. Công
nghệ sản xuất sợi từ các nguyên liệu thô phục vụ cho dây chuyền dệt may, cũng là

một công đoạn có nhiều yếu tố độc hại. Theo kết quả nghiên cứu của Satalop,
Artamonova, Izmerop (1985-1995) cho thấy có tới 23,8% công nhân ngành sợi có
sự gia tăng các bệnh thường gặp ở hô hấp và mũi họng so với cộng đồng, 6,3 -8,4%
người lao động bị các ảnh hưởng của hóa chất mạn hoặc cấp tính. Người lao động
ngành dệt thường phải tiếp xúc với môi trường vi khí hậu xấu đặc biệt là nhiệt độ
cao và độ ẩm cao. Thông thường ở các nước Châu Âu về mùa đông độ ẩm thường
dưới 50%, trong khi ở các phân xưởng dệt, nhuộm độ ẩm luôn luôn ở mức trên
90%. Do vậy sự gia tăng độ ẩm trong môi trường lao động sẽ là tác hại rất lớn đối
với các tế bào niêm mạc ở mũi họng và hô hấp thậm chí toàn bộ da của người lao
động cũng dễ bị tổn thương. Ở các nước khu vực nhiệt đới độ ẩm cao cũng là trở
ngại rất lớn cho quá trình điều nhiệt của cơ thể. Độ ẩm cao sẽ làm khả năng thoát
nhiệt khó khăn, gây nên tình trạng tích nhiệt dẫn đến rối loạn các quá trình điều hòa
sinh lý, bài tiết của cơ thể. Thông thường nhiệt độ trong các phân xưởng cao sẽ tác
động lên quá trình điều hòa nhiệt độ, cụ thể là quá trình thải nhiệt. Nếu nhiệt độ cao,
độ ẩm cao trong điều kiện không thông thoáng thì sự trao đổi nhiệt sẽ bị cản trở rất
nhiều. Nghiên cứu của Galanina, Andreieva, Izmerop (1978-1995) cho thấy có tới
19,34% người lao động trong các công đoạn có vi khí hậu nóng của môi trường tẩy
nhuộm có rối loạn điều hòa thân nhiệt ở mức độ có thể phát hiện thông qua các
phản ứng sinh lý sinh hóa.
Người công nhân lao động ở công đoạn may dây chuyền thường phải chịu
tác động nhiều yếu tố độc hại như ồn, bụi và lao động căng thẳng gò bó. Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nghiệp dệt may ở Châu Âu phát triển từ thế kỷ 17, về sau công nghệ này dần được
chuyển sang các nước nghèo, các nước đang phát triển khu vực Á, Phi. Người công
nhân dệt may thường phải lao động theo dây chuyền đơn điệu với thời gian làm việc
nhiều hơn 8 giờ/ngày và trên 5 ngày trong tuần. Sự đòi hỏi của điều kiện người lao
động sẽ ép buộc người công nhân thường xuyên chịu đựng ở tư thế gò bó và mệt
mỏi trường diễn. Thời gian lao động và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ gây nên sự sáo
trộn các hoạt động tâm, sinh lý của người lao động gây nên các rối loạn bệnh lý,
stress nghề nghiệp. Tiếng ồn là một đặc trưng của nghề may, tiếng ồn thường không

cao (70-90 db) song tác động thường xuyên liên tục nên thường gây nên khá nhiều
các rối loạn sinh lý cấp hoặc mạn tính đối với người tiếp xúc. Nghiên cứu của
Polycard, Raymond.D Park, Satalop (1960-1990)... cho thấy có tới 1/3 số công nhân
phải chịu áp lực của tiếng ồn trong môi trường lao động dệt may và trong số đó có
tới 50% bị các rối loạn sinh lý cấp và mãn tính. Bụi hữu cơ thậm chí nhiều khi là
bụi tổng hợp, là một đặc trưng đối với công nghệ may. Hầu hết các công đoạn của
dây chuyền trong công nghệ may, bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Mặc
dù bụi hữu cơ có thể ngăn được bằng khẩu trang tới trên 80% song chỉ cần một
lượng nhỏ hít phải ở những người dễ cảm nhiễm cũng có thể gây nên những rối
loạn bệnh lý. Trong giai đoạn phát triển kinh tế kỹ thuật hiện nay, các loại sợi
nguyên liệu dùng trong ngành dệt may đã có sự pha trộn của nhiều tác nhân hóa học
khác do vậy tính độc hại cũng có những thay đổi. Theo nghiên cứu của các tác giả ở
Ấn độ, Pakistan thì hiện tượng co thắt khí, phế quản có tỷ lệ cao hơn ở những công
nhân tiếp xúc với bụi tổng hợp. Dẫn từ [24], [41], [48].
Thông thường người lao động trong ngành dệt may có thể bị một số rối loạn
bệnh lý nghề nghiệp đặc thù hoặc gia tăng một số bệnh thông thường so với các
cộng đồng khác. Theo Artamonova (1975-1995), công nhân may thường bị các
bệnh mũi họng và hô hấp nhiều hơn 2 đến 3 lần so với các đối tượng khác đặc biệt
là các bệnh dị ứng ở mũi họng. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của công nhân
dệt may thuộc liên hiệp dệt may Sinpeterbug các năm 1980-1990 cho thấy tỷ lệ
bệnh mòi họng ở đối tượng này thường xung quanh 75-85% trong khi các ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khác thường chỉ từ 30-50%. Người công nhân dệt may có thể bị bệnh viêm phế
quản với tỷ lệ cao hơn bình thường từ 1,2 -1,5 lần. Theo Megg (2004) tỷ lệ viêm
phế quản trong công nhân may ở Israel trong những năm 90 của thế kỷ 20 là 28 đến
40%. Thông thường có tỷ lệ xung quanh 10% những người tiếp xúc với bụi bông
mắc bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp (Bysinose). Bệnh Bysinose là một bệnh nghề
nghiệp thường gặp với các biểu hiện chính là khó thở, suy giảm chức năng hô hấp.
Bệnh Bysinose được Leondrobert, Artamonova, Letavet, Raymond D
ParkV...nghiên cứu trong những năm 1970 đến 2000, mô tả là bệnh có cơn khó thở

đầu tuần. Người ta quan sát thấy người dễ cảm nhiễm với bụi bông và mắc bệnh này
thường có chức năng hô hấp tương đối bình thường trong 2 ngày nghỉ. Ngày thứ 2
(đầu tuần), người lao động mới đi làm, mới tiếp xúc với bụi sợi, bông sẽ xuất hiện
hiện tượng co thắt khí phế quản, khó thở. Ngày thứ ba và những ngày tiếp theo các
biểu hiện khó thở có su hướng giảm dần co đến ngày cuối của tuần làm việc (05
ngày). Hai ngày nghỉ các dấu hiệu bệnh lý gần như không còn. Ngày đi làm đầu
tuần tiếp theo hiện tượng khó thở lại lặp lại. Cứ như vậy bệnh lý dần dần chuyển
thành mạn tính, gây nên hiện tượng khó thở liên tục không theo quy luật như trước.
Ở Việt Nam và một số nước đang phát triển bệnh Bysinose thường không điển hình.
Các dấu hiệu bệnh lý của Bysinose thường giống như hen liên tục và nặng dần do
họ phải lao động liên tục và không có ngày nghỉ. Dẫn từ [7], [23], [35].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sức khỏe và bệnh tật ở
công nhân dệt may
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy công nhân dệt may
thường bị nhiều các chứng bệnh đặc thù so với các ngành, nghề khác. Raymond D
ParkV (1965-1980) cho thấy công nhân dệt may dễ bị các rối loạn sinh lý cấp và
mãn tính (18-35%). Tác giả giải thích là nguyên nhân do tiếng ồn và lao động gò bó
thường xuyên tạo ra các stress nghề nghiệp. Raymond D ParkV cũng nhận thấy có 1
tỷ lệ cao của người lao động may mặc các nước đông Âu có hiện tượng suy giảm
chức năng hô hấp kiểu tắc nghẽn (15-20% trong tổng số những công nhân có từ 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
năm trở lên). Ông cho rằng ngoài các tiền triệu của bệnh Bysinose thì hiện tượng
viêm nhiễm khí phế quản cũng làm suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu
Artamonova, Satalop những năm 1960-1990, cho thấy 12% công nhân may ở Liên
hiệp dệt may Kanilin grad bị bệnh Bysinose, 38% bị viêm phế quản cấp và mãn
tính. Các tác giả giải thích hiện tượng kích thích tăng tiết và gây mất nước, rối loạn
chuyển ho¸ bề mặt tế bào niêm mạc đường hô hấp cùng với sự hiện diện thường
xuyên của các vi sinh vật gây bệnh ở mũi họng và phế quản là nguyên nhân gây nên
các rối loạn bệnh lý đã được phát hiện. Nghiên cứu của De Jong FM, De Snoo GR,

LooriJ TP (2001) cho thấy có tới 10-20% người lao động dệt may ở Phần Lan bị
stress nghề nghiệp ngay từ khi mới lao động ở ngành này trong những năm đầu
(dưới 5 năm). Dẫn từ [40], [41], [42].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trước đây ở nước ta công nghệ kéo sợi còn rất lạc hậu vì vậy điều kiện lao
động rất xấu, tình trạng bụi vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) lên tới
hàng chục, hàng trăm lần, càng ở đầu dây chuyền nồng độ bụi càng cao, nguy cơ
mắc bệnh nghề nghiệp càng lớn. Hiện nay do chính sách mở cửa của nhà nước nên
dây chuyền công nghệ đã được cải thiện và đầu tư nhiều. Qua khảo sát thấy kết quả
nồng độ bụi giảm rất nhiều. Nồng độ bụi trọng lượng tại các vị trí đều thấp hơn
TCVSCP. Nghiên cứu của Bùi Thị Tuyết Mai (1983) cho thấy hàm lượng bụi tổng
hợp đo đạc được là 12mg/m
3
không khí. Dẫn từ [33]. Nghiên cứu của Nguyễn Huy
Đản (1988) cho thấy hàm lượng bụi môi trường lao động thường là dao dộng từ 2,2
đến 56 mg/m
3
. Dẫn từ [12]. Nồng độ bụi cao nên nguy cơ gây bệnh bụi phổi bông,
viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp luôn hiện hữu. Nguy cơ dị
ứng với bụi bông là rất cao. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Đản,
Bùi Thị Tuyết Mai tại thời điểm này là 15,9% trong số người tiếp xúc. So với kết
quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Đăng An tại Công ty Dệt 8/3 [5], tỷ lệ
bệnh là 32,8% và Nguyễn Đình Dũng và cộng sự - 1999 [7], số mắc bệnh là 34% thì
có tỷ lệ thấp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng trên 1139 công nhân của năm loại
hình, công đoạn dệt may khác nhau cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 35,5 ± 1,42%.
Tác giả cũng cho thấy biểu hiện thường gặp sớm do tác hại của tiếng ồn thường
thấy ở hệ thần kinh và tim mạch. Các dấu hiệu ban đầu ở cơ quan thính giác là ù tai,
sau đó sẽ xuất hiện các chứng bệnh kèm theo tại các cơ quan khác như đau đầu,

chóng mặt, mệt mỏi, khả năng nhậy cảm về thần kinh giảm, ngủ không ngon giấc,
có dấu hiệu hưng phấn cơ quan tiền đình. Cũng theo tác giả này khi nghiên cứu trên
403 công nhân tiếp xúc với bụi bông cho thấy số lượng mẫu bụi vượt TCVSCP
chiếm 7,1%, sức khoẻ công nhân tại dây chuyền sợi loại I, II, III chiếm 96,77%.
Tuổi đời công nhân rất trẻ, chủ yếu từ 30-39 (tỷ lệ 54,1%), tuổi nghề từ 11-20 năm
(tỷ lệ 60,6%). Tỷ lệ bệnh bụi phổi bông giai đoạn I: 24,8% (tăng theo tuổi nghề),
giai đoạn II: 13,6%, giai đoạn III: 5,4% (trong đó 3,23% có hồi phục, 2,23% không
hồi phục). Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính ở công nhân phân theo các giai đoạn:
giai đoạn I: 31,7%, giai đoạn II: 10,7%, tỷ lệ giảm từ đầu đến cuối dây chuyền.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình tại ba làng nghề Đa Hội, Minh
Khai và Phong Khê thì các bệnh về hô hấp, tai mũi họng, da liễu và thần kinh là phổ
biến nhất. Ở các nhà máy may là nơi có tỷ lệ công nhân giảm thính lực cao
(56.97%). Tuỳ theo từng loại hình lao động với các yếu tố độc hại khác nhau mà
sức khoẻ của người lao động tại các nhà máy bị ảnh hưởng khác nhau.
Kết quả điều tra của Lê Văn Thành và CS (2000) cho thấy ở những cơ sở sản
xuất, nhà máy, công ty may như TNG Thái Nguyên và Phú Lâm (Bắc Ninh) là nơi
có nguồn chất thải độc hại khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng
đồng (chất tẩy, chất nhuộm). Trong nước thải thường chứa các loại hoá chất như:
xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu. Nước thải không qua xử lí chảy
thẳng vào nguồn nước làm cho toàn bộ khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng. Theo kết
quả nghiên cứu của Viện Vệ Sinh Dịch Tễ thì nước giếng ở đây bị nhiễm khuẩn
nặng nề: Tỷ lệ công nhân trong nhà máy và người dân ở xung quanh đó bị mắc các
bệnh đau mắt hột, nhiễm khuẩn cao hơn hẳn các nơi khác. Lượng khí thải và bụi
hữu cơ độc hại lơ lửng phát tán khắp khu vực dân cư, bám lên cây, trần nhà, mái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ngói, hàng năm lớp bụi có thể dày lên tới 20cm. Bệnh về đường hô hấp ở các khu
vực này chiếm 44.4%, bệnh da liễu 13,15% trong tổng số người được điều tra (năm
1999). Tình hình bệnh tật ở nhóm người lao động trực tiếp có tỷ lệ mắc cao hơn so
với các nhóm khác. Chủ yếu là dị ứng 20%, hô hấp 18,57% và các bệnh còn lại có
tỷ lệ 1,5%-3,5%.

Qua nghiên cứu của Đan Thị Lan Hương (2002) cho thấy tỉ lệ người mắc
bệnh/triệu chứng cấp tính là 35,2%, những bệnh hay gặp ở công nhân may này là các bệnh
hô hấp và tai mũi họng 18,7%, tiêu hoá 6,9%, các bệnh phụ khoa 4,8%, bệnh mắt 4,5%.
Trong nghiên cứu của Vũ Minh Phượng (2003) 80,8% người lao động bị đau
mỏi sau ngày làm việc, 16,8% mắc bệnh cấp tính, 28,7% mắc bệnh mãn tính và
42,2% tai nạn lao động.
Nghiên cứu của Bùi Quốc Khánh và cộng sự (giai đoạn 2000 - 2006) ở công
nhân ngành Dệt sợi cho thấy sức khoẻ công nhân dây chuyền sợi có tỷ lệ, phân loại
như sau: loại I, II, III chiếm 96,8% (theo bảng phân loại năm 1997). Cũng theo tác
giả này thì sức khỏe của công nhân đã tốt hơn so với giai đoạn 1996 – 2000. Giai
đoạn này tỷ lệ sức khoẻ loại I, II chiếm 50%, sức khoẻ loại V vẫn ở tỷ lệ cao (phân
loại sức khoẻ năm 1995).
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Việt Dũng, tỷ lệ công nhân mắc bệnh
bụi phổi bông là tương đối cao (27,6%), cao hơn của Tạ Tuyết Bình và cộng sự là
19%, của Bùi Quốc Khánh, là 18,2%. Dẫn từ [7]. Đối tượng mắc bệnh có tỷ lệ cao
nhất là công nhân Bông chải, ghép thô. Bệnh BPB giai đoạn II: 13,6% gặp nhiều ở
đối tượng công nhân có tuổi nghề cao (trên 20 năm). Làm việc tại bộ phận đầu và
giữa dây chuyền. Bệnh BPB giai đoạn III: Chiếm 5,46% (trong đó 3,23% giai đoạn
III còn hồi phục, 2,23% giai đoạn 3 không hồi phục.
Có thể tổng kết lại kết quả nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân
dệt may vào mấy vấn đề sau:
- Môi trường lao động có nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là bụi hữu cơ và vi khí
hậu không thuận lợi
- Công việc lao động đơn điệu, tư thế gò bó, căng thẳng kéo dài;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Các bệnh thường gặp ở bộ máy hô hấp, tiêu hoá, mũi họng thường cao hơn
bình thường.
Trong những năm qua tình hình nghiên cứu chăm sóc về sức khoẻ bệnh tật của
người công nhân ngành dệt may nói chung và công ty may Thái Nguyên còn ở mức
thấp. Vì vậy, tổ chức điều tra và nghiên cứu theo hướng này là góp phần đánh giá

những vấn đề tồn tại trong các hoạt động chăm sóc về sức khoẻ của người công nhân
may đồng thời có những giải pháp và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người lao động
ngành dệt may một cách cụ thể dựa trên cơ cấu bệnh lý các bệnh thường gặp của
người công nhân ngành dệt may nói chung và công nhân may Thái Nguyên nói riêng.

×