Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.93 KB, 6 trang )

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân khấu,
chúng ta bước vào thế giới nghệ thuật của tác giả, một thế giới sống động, đầy ắp
xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn. Thế giới đó là văn bản hình tượng – văn bản
nội tại của văn bản ngôn từ. Gọi thế giới nghệ thuật là văn bản bởi các hình tượng có
tính chất kí hiệu, biểu tượng, bới nó là sự thống nhất chỉnh thể của các kí hiệu có khả
năng biểu hiện một phức hơp ý nghĩa - tư tưởng nhất định mà người ta cần đọc từng
bộ phận, chi tiết để nhận ra. Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt,
có sự thống nhất khơng tác rời, vừa có sự phản ánh thực tại vừa có sự tưởng tượng
sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong của nhà văn. Thế giới này chỉ có
trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật. Chính vi vậy người ta khơng thể đối
chiếu trực tiếp từng phần của nó với các yếu tố riêng biệt của thực tại để đánh giá
chân thực hay khơng chân thực, mà chỉ có thể khám phá ý nghĩa tổng thể của chúng
ta va từ đó suy ngẫm về tính chân thực. Gọi bằng thế giới bởi vì mọi thế giới đều là
một tổng thể có quy luật riêng , có tính độc lập nội tại, phân biệt với các thế giới khác.
Người ta vẫn nói thế giới con người, thế giới động vật, thế giới trẻ em, thế giới người
lớn, thế giới bên trong, thế giới bên ngoài,.. Thế giới nghệ thuật cũng có quy luật
riêng và ý nghĩa riêng như thế. Nhưng thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế
giới thẩm mĩ, thế giới tinh thần của con người.
Thế giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế
giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật,… Thế giới miêu tả là thế giới của
người kể chuyện, người trữ tình. Hai thế giới này gắn kết khơng tác rời như hai mặt
của tờ giấy. Khơng có thế giới miêu tả thì khơng có thế giới được miêu tả và ngược
lại. Tuy nhiên chúng không thể liên thông. Người kể chuyện không thể trực tiếp tham
gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật.
Thế giới miêu tả trong tác phẩm có các bình diện của nó. Đó là con người riêng
( nhân vật), khơng gian thời gian riêng, đồ vật, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng
trưng riêng, không đồng nhất với thực tại. Tố chức xã hội của thế giới nghệ thuật
được miêu tả cũng cần được phân tích như một tính chất của tác phẩm, chứ không
như đặc điểm của xã hội trong thực tại. Phương diện đạo dức cũng có nội dung riêng.
Các phạm trù thiện, ác trong văn học đã có nhiều biến đổi cùng với thời gian. Chủ




nghĩa lãng mạn biện minh cho các ác bằng sự chống đối hay tôn giáo. Cái ác trong
chủ nghĩa cổ điển mang màu sắc lịch sử.
Các bình diện nêu trên đều là yếu tố của thế giới nghệ thuật, mỗi yếu tố có vị trí nhất
định và khơng thể thiếu đối với hệ thống. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm ngơn từ là
hệ thống hồn chỉnh và bao gồm những giới hạn nhất định. Bởi vì hệ thống đó sống
theo quy luật, nguyên tắc vốn có của nó, có khơng gian thời gian tâm lí d8a5o đức xã
hội và hoàn cảnh vật chất riêng, tất cả đều la phạm trù có ý nghĩa khi phân tích tác
phẩm. Khơng nên đánh giá tác phẩm chỉ trong một bình diện, cũng như cũng khơng
nên xét các bình diện trên một cách tách rời, bỏ qua mối liên hệ và quan hệ qua lại
của chúng. Chỉ có nghiên cứu đồng bộ các bình diện mới đem lại bức tranh đầy đặn
về thế giới mà nhà văn sáng tạo ra.
Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ thống không chỉ là đặc trưng của
tác phẩm đó, mà cịn là đặc trưng cho cả nhà văn nói chung. Likhachev: “ Văn học
diễn tấu lại bản đàn của hiện thực, nhưng diễn lại theo các khuynh hướng “tạo phong
cách” tiêu biểu đối với sáng tác của nhà văn nào đó hay trào lưu nào đó hay “phong
cách thời đại” nào đó. Các khuynh hướng phong cách ấy làm cho tác phẩm đa dạng
hơn, phong phú hơn về phương diện nào đấy so với thế giới hiện thực, mạc dù nó có
tỉ lệ rút gọn một cách ước lệ”. Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta
hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có
thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình
thành phong cách nghệ thuật.
Các yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật do nhiều yếu tố cấu tạo nên. Nhưng trong đó có 2 yếu tố quan
trọng nhất.
1.
Khơng gian nghệ thuật
Theo nhà lí luận văn học nga d.x.likhachev thì đầu tiên mỗi tác phẩm có một khơng
gian riêng biệt, giới hạn của nó phụ thuộc vào sức tưởng tượng của nhà văn và nhu

cầu của tác phẩm.
Khơng gian nghệ thuật có các chiều cao, thấp , dài, ngắn, rộng, hẹp… nhưng bản thân
khối lượng khơng có nghĩa, chỉ có nội dung cảm thụ chủ quan, tính biểu tượng là có ý
nghĩa.
Khơng gian có thể có tính thực tại, có thể mang tính hư ảo.


Theo iu.lotman, không gian nghệ thuật là sự kết hợp của các tiểu không gian, phân
biệt bằng các đường ranh giới mà con người có khát vọng vượt qua chúng để đến với
ước mơ của mình.
Khơng gian mang ý nghĩa làm nên viễn cảnh cho nhân vật, định hướng hành động
nhân vật. sự khu biệt làm nên ngôn ngữ không gian.
Ví dụ: Trong-ngồi, q mình-q người, thiên đàng-địa ngục…
Trong phong cảnh chỉ hướng về người xem là có ý nghĩa…
Ví dụ: Kiều bán mình chuộc cha rơi vào lầu xanh là thay đổi lớn về không gian, thay
đổi địa vị mà cố gắn suốt 15 năm để trở về.
Có những cặp không gian đối lập bền vững và những giới hạn nội tại phù hợp với
chúng.
Ví dụ: Q mình-q người. không gian tha hương , lạ nước lạ non khiến con người
rơi vào đau khổ, không nơi nương tựa.Trong truyện Kiều:”bơ vơ lữ thấn tha hương đề
huê”ông chú của kim trọng mất ở nơi tha hương cho nên chàng không thể về hộ tang
chú.
Khơng gian trong tác phẩm có thể là mơ hình khơng gian điểm như nhà tù, Thăng
Long,Đèo Ngang...
Ví dụ: Khơng gian sống của người Cơ dắc, mỗi mùa sống một nơi, họ khơng thích
sống cố định.
Mơ hình tuyến tính:
Ví dụ: khơng gian con đường, đường đời.
Khơng gian mặt phẳng hay hình khối, có đường thẳng hay đường chân trời.
Cảm nhận không gian trong thơ rất khác nhau:

Không gian rất hẹp, ngột ngạt: “Gió lùa gác xét, đời tàn trong ngõ hẹp”(Vũ Hồng
Chương)
Khơng gian mênh mơng: “Chân trời lũi mai lan rộng.Hi vọng tràn lên đồng mênh
mông”(Tố Hữu).
Không gian bao la đến rợn ngợp: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót.Sơng dài trời rộng
bến cơ liêu”(Huy Cận)
Nắm được khơng gian nghệ thuật nghĩa là người đọc có cơ sở để đọc hiểu thế giới tác
phẩm và nhân vật.
2.
Thời gian nghệ thuật
Thời gian là một hình thức của thế giới nghệ thuật. Tác phẩm cần một lượng thời gian
để mở ra trước mắt người đọc.


Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật chất thực tại.Thời gian trong
thế giới nghệ thuật có độ dài, nhịp độ, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai
khác với thời gian thực tại. Nhà văn có thể tự do chọn độ dài.
Ví dụ: trong truyện Kiều của Nguyễn Du đó là 15 năm đời Kiều; trong Trăm năm cơ
đơn,tiểu thuyết của G.G.Marquez đó là 100 năm; 6 ngày trong truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao.
Có nhiều loại thời gian: thời gian vũ trụ, bốn mùa, có thời gian lịch, có thời gian đồng
hồ trung tính, có thời gian lịch sử, thời gian xã hội,…
Mỗi thời gian có độ đo riêng, làm cho chúng khác biệt nhau: năm, tháng, phút, giây,
mùa, thế kỉ, thời đại.
Đơn vị thời gian càng nhỏ thì người ta có dịp nhìn sâu vào thực tại. Đơn vị thời gian
càng lớn thì đem lại cái nhìn bao qt.
Thời gian có thể lùi lại,có thể đảo ngược, có thể lướt qua thời điểm khơng cần thiết,
có thể dồn nén thời gian dài trong một câu chuyện ngắn.
Thời gian nghệ thuật là thời gian do nhà văn sáng tạo ra, vừa thể hiện trạng thái con
người trong thời gian, sự cảm thụ thời gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế

giới tác phẩm.
Trong lịch sử văn học, mỗi thể loại văn học có những đặc trưng thời gian của nó: thời
gian thần thoại, thời gian vũ trụ, thời gian sử thi, thời gian cổ tích, thời gian tiểu
thuyết.
Thơ cổ điển thích dung cặp từ sóng đơi sớm – chiều, đêm – ngày, thu – đông, xưa –
nay để diễn tả sự tĩnh tại của thời gian. Ví dụ: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân
tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Thơ thể hiện một thời gian tiêu cực: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua. Xuân
còn non nghĩa là xuân sẽ già. Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” (Vội Vàng) của
Xuân Diệu.
Nắm được yếu tố thời gian nghệ thuật trong tác phẩm có thể giúp chiếm lĩnh được tác
phẩm sâu sắc hơn.
3. Mối quan hệ giữa không gian - thời gian nghệ thuật.


Mối quan hệ không gian- thời gian trong văn học là vấn đề gây tranh luận.
M.Bakhtin đưa phạm trù toán học khơng-thời gian(chronotop) gắn với lí thut
tương đối của Einstein vào văn học ,, thể hiện thời gian và không gian không tách rời
nhau trong mọi biến cố, hoạt động của con người. Bakhtin viết: ở đây thời gian cô
đặc, lèn chặt trở thành chín muồi một cách nghệ thuật, cịn khơng gian căng lên và
kéo dài trong vận động của thời gian, cốt truyện, lịch sử.
Các tính chất của thời gian mở ra trong khơng gian, cịn khơng gian thì được cảm
nhận và biến đổi trong thời gian. Sự hịa trộn đó là đặc điểm của chronotop. Bakhtin
nêu ra đặc điểm của chronotop như sau: mỗi thể loại văn học có một bộ khơng-thời
gian, theo đó có thể phân loại tác phẩm. Loại tác phẩm sau đây có thể vay mượn mơ
tip khơng- thời gian có trước để tạo nên những nét kết hợp mới...
Ví dụ: cặp mơ tip gặp gỡ- chia tay, đi tìm- tìm thấy, nhận ra- khơng nhận ra... có thể
tham gia vào cốt chuyện của tiểu thuyết thuộc loại khác nhau, thuộc thời đại khác
nhau hoặc tác phẩm thể loại khác như các yếu tố tạo thành. Bakhtin đã miêu tả các
không- thời gian khác nhau vốn có của tiểu thuyết, nhưng ở đây chúng ta dừng lại với

3 mô tip thông dụng như mô tip gặp gỡ, con đường và ngưỡng cửa( khủng hoảng,
sụp đổ).
Mô tip gặp gỡ hầu như là yếu tố thắt nút của bất cứ cốt truyện nào. Gặp gỡ có thể là
bất ngờ hay do săp đặt, mong muốn hay không mong muốn, buồn hay vui hoặc cả hai.
Trong không- thời gian này có thể có ưu thế thuộc thời gian hay không gian “ cùng
lúc ấy” hay “ tại cùng chỗ ấy” chỉ trong điều kiện ấy mới có thể gặp gỡ. Mô tip này
mang đậm giá trị cảm xúc.
Mô tip con đường là không- thời gian quan trọng và giàu sự kiện nhất. Con đường là
nơi gặp gỡ nơi sảy ra sự kiện, nơi làm quen... con đường chạy quanh nhiều tuyến cốt
truyện, gắn bó thế giới vào một khối” đó là điểm thắt chặt và hồn thành các sự kiện”.
mơ tip con đường có thể gắn với không- thời gian tiểu sử, nhưng cũng thường được
bổ sung các mô tip khủng hoảng và thất bại trong cuộc đời mỗi nhân vật.. mơ tip này
có các hình thức ẩn dụ, tượng trưng thường là hàm ẩn, đặc điểm nổi bậc của nó là các
khung thời gian đã mịn. Nó có thể ngắn như ánh chớp được đưa vào mơ tip kéo dài,
có thể được trộn trong tiến trình dồn nén của thời gian tiểu sử dài.


Ngưỡng cửa là nơi phân biệt bên trong và bên ngồi, là ranh giới của bình n và thay
đổi. Cái mà con người sẽ tiến tới hoặc thụt lùi và đó là thời điểm khủng hoảng có thể
dẫn đến thành cơng hay tai họa.
Từ đó có thể kết luận hai bình diện quan trọng nhất đối với cấu tạo thế giới nghệ
thuật- thời gian và không gian không chỉ gắn bó với nhau mà cịn hịa trộn thành
chỉnh thể và sự hịa trộn ấy có thuộc tính thể loại.



×