Chương 1
Giới thiệu về phương pháp tập huấn có
sự tham gia của người học và đặc
điểm của người lớn
Tôi nghe và tôi quên
Tôi nhìn và tôi nhớ
Tôi làm và tôi hiểu
(Khổng Tử - năm 450 trước công nguyên)
8
Giới thiệu về phương pháp tập huấn có sự tham gia
của người học
1.1
Phương thức tiếp cận có sự tham gia được hình thành và sử dụng từ những năm
1970 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tìm hiểu tính toàn diện của một vấn đề,
đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển (Mayoux, October 2006 version). Do vậy,
phương thức tiếp cận có sự tham gia đã được sử dụng rộng rãi trong đào tạo cho
người lớn và tập huấn khuyến nông. Tài liệu về phương pháp tập huấn có sự tham
gia sẽ đề cập cụ thể đến vấn đề này. Nguyên tắc cơ bản của hướng tiếp cận này
không còn mới lạ bởi Khổng Tử từ những năm 450 trước Công nguyên đã có một
câu nói nổi tiếng là: “những gì tôi chỉ được nghe thì tôi sẽ quên, những gì tôi được
nhìn thì tôi sẽ nhớ và những gì tôi được làm thì tôi sẽ hiểu”.
Phương thức tiếp cận có sự tham gia xuất phát từ lý thuyết về sự tham gia tích cực
của đối tượng liên quan vào quá trình
lập kế hoạch, thảo luận, đưa ra quyết
định cho một vấn đề nào đó. Lĩnh vực
áp dụng hướng tiếp cận này có thể là
các dự án phát triển, tập huấn,
khuyến nông, xây dựng chính sách,
nghiên cứu … (Mayoux, October 2006
version). Mục đích của việc sử dụng
phương thức tiếp cận này trong công
tác khuyến nông là cải thiện môi
trường tập huấn để hỗ trợ tính sáng
tạo của người nông dân, tăng cường
quyền làm chủ và đảm bảo tính bền vững cao.
Một khi đã bị thuyết phục và cuốn hút, sự tham
gia của người lớn có vẻ như không chịu nhiều tác
động của môi trường tự nhiên.
Phương thức tiếp cận có sự tham gia (PTA) - còn được gọi là tham gia học và thực
hành không phải là một công cụ mang tính kỹ thuật đơn thuần và cứng nhắc. Nó là
một tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ thuộc
9
vào hoàn cảnh thực tế. Hơn nữa, phương thức tiếp cận có sự tham gia có tính liên
tục theo thời gian.
Phương thức tiếp cận có sự tham gia có khả năng huy động kiến thức của người
học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn
trong việc chuyển giao kỹ thuật và sáng tạo trong ứng dụng kiến thức.
Phương thức tiếp cận có sự tham gia đã được áp dụng có hiệu quả, đặc biệt trong
lĩnh vực đào tạo cho người lớn và tập huấn những vấn đề xã hội như phát triển cộng
đồng và nông thôn (CABI, 2003).
Phương thức tiếp cận có sự tham gia
khuyến khích học thông qua việc lấy người
học làm trung tâm và tạo cơ hội để họ
tương tác với nhau trong quá trình tập
huấn. Một số thế mạnh của phương thức
này là khuyến khích học viên chia sẻ kinh
nghiệm và tính sáng tạo, tạo bầu không khí
hợp tác và thân thiện giữa các thành viên
(Naoko, Version March 2007). Chìa khoá
để có sự thành công trong hướng tiếp cận
này là sử dụng phổ biến hình thức hoạt
động/làm việc theo nhóm để học viên vận
động với sự hỗ trợ của tập huấn viên. Trong tập huấn có sự tham gia, vai trò của tập
huấn viên thay đổi rất lớn so với phương thức tập huấn cũ. Ngoài kiến thức về
chuyên môn, kỹ thuật, tập huấn viên cần phải có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học
viên làm việc theo nhóm, động não, quan sát thực tế, thực hành, tổng hợp và các
phương pháp khác. Tập huấn có sự tham gia cần giúp người học/người nông dân
nhận ra rằng họ có khả năng đem lại những thay đổi tích cực và lâu dài.
Thảo luận và làm việc theo nhóm khuyến
khích sự chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức
của học viên.
Tập huấn cho nông dân, công tác khuyến nông hay đào tạo cho người lớn đều có
những nguyên tắc rất khác so với đào tạo cho trẻ em. Tập huấn có sự tham gia đã
xem xét đến vấn đề này và sử dụng những phương pháp phù hợp với nguyên tắc và
10
đặc điểm đào tạo cho người lớn. Người lớn là những người có kiến thức và hiểu biết
nên tập huấn có sự tham gia lấy đối thoại hay “giao tiếp hai chiều” làm nền tảng cho
quá trình trao đổi thông tin. Trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về
vấn đề tập huấn có sự tham gia dựa vào các nguyên tắc học tập của người lớn và
sử dụng kết quả nghiên cứu về tâm lý học, nhận thức và bộ não.
1.2
Đặc điểm của người lớn
Người lớn là những người ở độ tuổi qui định đã thực sự trưởng thành về mặt sinh
học, trí tuệ, hiểu biết và được pháp luật công nhận về quyền công dân. Trong hầu
hết các khía cạnh của cuộc sống xã hội nói chung và đào tạo nói riêng, người lớn là
một cá thể độc lập và tự chủ. Tính độc lập, tự chủ kết hợp với kinh nghiệm sống và
nhu cầu thiết yếu về đào tạo là cơ sở để xây dựng nên những mô hình tập huấn có
hiệu quả cho người lớn.
Điều ai cũng nhận thấy đó là người lớn học rất khác trẻ em. Mô hình sư phạm sử
dụng giảng dạy cho trẻ em được xây dựng dựa trên nguyên tắc người giáo viên có
thể quyết định hầu hết mọi vấn đề trong quá trình dạy và học. Trẻ em đều có chung
độ tuổi cũng như nhận thức và gần như hoàn toàn thụ động trong quá trình tiếp thu.
Trẻ em rất ít đóng góp vào môi trường học tập vì chúng có quá ít kinh nghiệm. Khả
năng tiếp thu thông tin mới ở trẻ em rất cao. Trong suốt những năm ngồi trên ghế
nhà trường trẻ em thường phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Trong công tác đào tạo cho người lớn, học viên phải đóng vai chủ động. Trong nhiều
trường hợp họ là người quyết định bản chất của môi trường học tập, từ đó đánh giá
tính phù hợp và quyền làm chủ của mình. Người học là tâm điểm vì họ đóng góp
vào môi trường học tập phần kinh nghiệm sống dồi dào, chính kiến, quan điểm và
yêu cầu cụ thể về những kiến thức cần học (Shysh, J.A. 2000 and Cave, J. et al.,
1997). Do vậy, lý thuyết giảng dạy cho người lớn đã được xây dựng và phát triển
dựa trên những đặc điểm và nguyên tắc học của chính họ. Để hiểu rõ hơn về
nguyên tắc học tập và khái niệm về đào tạo cho người lớn, chúng ta phải tìm hiểu kỹ
về đặc điểm khi đi học của người lớn.
11
1.2.1
Đặc điểm khi đi học của người lớn
Sau đây là những miêu tả chung trong bối cảnh rộng về tính cách của người lớn và
sự khác nhau về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, văn hoá và tôn giáo
của họ. Mục đích là cung cấp cho bạn những thông tin về năng lực cũng như hạn
chế trong khả năng tiếp thu để có thể khuyến khích người lớn trong quá trình học.
Người lớn khi đi học thường có các đặc điểm cơ bản như:
Mệt mỏi
Người lớn quen với sự vận động
tích cực và thường cảm thấy mệt
mỏi khi phải ngồi học trong môi
trường lớp học qui củ. Tuổi tác, sức
khoẻ, gia đình và công việc cũng
làm cho người lớn thường cảm thấy
mệt mỏi trong khi học. Để có hiệu
quả trong quá trình tập huấn cho
người lớn, một chương trình phù hợp, kết hợp lý thuyết với thực hành, môi trường
thoải mái là thực sự cần thiết.
Chức năng của giác quan nghe nhìn suy giảm (Imel, 1988)
Chức năng của một số giác quan như
thính giác, thị giác và bộ nhớ bị suy giảm
theo thời gian và tuổi tác. Việc suy giảm
này dẫn đến khả năng nghe, nhìn và ghi
nhớ giảm. Điều này yêu cầu sử dụng các
thiết bị hỗ trợ, điều kiện học tập, phương
pháp và nội dung phù hợp trong quá trình
tập huấn.
12
Ít thời gian (Imel, 1988)
Quỹ thời gian của người lớn bị hạn chế vì
thường được phân bổ cho rất nhiều công
việc khác nhau, do vậy, họ có ít thời gian để
tập trung vào học tập. Việc bố trí thời gian
hợp lý, thông cảm với những yêu cầu đột
xuất, bắt đầu và kết thúc đúng giờ là thực
sự cần thiết khi tập huấn cho người lớn.
Tự ái (Speck, 1996)
Người lớn hay tự ái. Việc áp đặt hay ra lệnh
buộc họ phải làm theo là không nên. Nên tôn
trọng tính độc lập của họ và khuyến khích họ
tự đưa ra giải pháp hay đề ra cho mình một
hướng đi.
Hoài nghi
Khi tham gia các chương trình tập huấn mà
không mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả,
người lớn thường có thái độ hoài nghi với các chương trình tập huấn khác.
Rõ ràng và vững chắc
Người lớn có tình cảm, quan điểm,
thái độ và triết lý sống rõ ràng và
vững chắc. Rất khó có thể bắt buộc
người lớn thay đổi nhanh chóng
trong thời gian ngắn. Tập huấn nên
được tiến hành dưới sự tôn trọng
các ý kiến, quan điểm cũng như đáp
ứng tâm tư tình cảm của họ và tạo
điều kiện thuận lợi để họ tự bộc lộ
mình.
Nông dân suy nghĩ một cách nghiêm túc và cẩn
thận cân nhắc trước khi đưa ra ý kiến của mình.
13
Tự trọng cao
Người lớn có tính tự trọng rất cao. Trong tập huấn, việc tạo ra một môi trường an
toàn và không khí cởi mở để họ đóng góp ý kiến hoặc đưa ra những thắc mắc của
mình là rất cần.
Nhiều kiến thức cơ bản (Anon. 2003)
Người lớn đã có tương đối nhiều kiến thức cơ bản. Việc mất nhiều thời gian để đề
cập đến những điều cơ bản là không
nên. Ngược lại, nên tập trung vào
những vấn đề hiện tại hay những khúc
mắc cụ thể mà họ đang gặp phải.
Nhiều kinh nghiệm (Ron and Susan
Zemke, 1984)
Người lớn có rất nhiều kinh nghiệm tích
lũy được qua trải nghiệm sống. Việc tạo
điều kiện để họ chia sẻ và học thông
qua chia sẻ kinh nghiệm là thực sự cần
thiết. Thông thường rất nhiều kiến thức
của người nông dân ở dạng “ngủ yên”
nhưng nó sẽ vận động và trở nên hữu ích khi họ tham gia tích cực vào quá trình tập
huấn.
Ồ! Ông của chúng ta biết nhiều điều quá!
1.2.2
Nhóm tính cách khác nhau của người lớn trong tập huấn
Sau khi đã xem xét bức tranh chung về người lớn và thái độ của họ trong tập huấn,
chúng ta hãy tìm hiểu về những nhóm tính cách khác nhau có thể gặp trong tập
huấn. Các nhóm tính cách được đề cập ở đây không phải quá phức tạp mà chỉ là
những ví dụ để chúng ta chú ý đến thái độ và kiểu học tập của từng cá nhân. Khi
hiểu rõ hơn các yêu cầu khác nhau của học viên thì sẽ dễ dàng hơn trong công tác
chuẩn bị và triển khai tập huấn. Người tham gia tập huấn thường có những phản
ứng khác nhau với các kiến thức và kỹ thuật mới. Có những phản ứng mang tính
tích cực và cũng có những phản ứng mang tính tiêu cực. Có những phản ứng diễn
14
ra tức thì, cũng có những phản ứng diễn ra từ từ trong thời gian dài. Roger (1995)
đã phân loại người học như sau:
Những người khởi xướng
Nhóm người này rất tích cực thử nghiệm
các ý kiến mới, dám làm, dám chịu trách
nhiệm nhưng mang tính phiêu lưu mạo
hiểm. Họ thường hơi nóng vội, thiếu sự
phân tích thấu đáo về những rủi ro có thể
gặp phải khi áp dụng kỹ thuật mới nên có
thể dễ dàng bị thất bại. Vì lẽ đó họ có thể
không được cộng đồng tôn trọng, nhưng
đóng vai trò rất quan trọng là nêu ra ý kiến
mới đưa từ bên ngoài vào. Họ có thể có
tác động xấu đến cộng đồng nếu bị thất
bại và ngược lại sẽ tạo ấn tượng tốt nếu như thành công. Điều quan trọng là biết
cách sử dụng khả năng đi tiên phong và lòng nhiệt tình của họ để hỗ trợ và tư vấn
tăng khả năng thành công cho họ.
Đây là biểu trưng cho 5 nhóm người khác
nhau và mức độ phản ứng của họ thông qua
Những người sớm chấp nhận
Nhóm người này thường phân tích kỹ
khả năng thành công, những rủi ro có
thể gặp phải. Quá trình phân tích này
giúp họ cầm chắc sự thành công. Vì
vậy, họ rất có uy tín trước cộng đồng
và được cộng đồng tôn trọng. Họ là
những người "lãnh đạo dư luận",
được mọi người hỏi ý kiến trước khi
họ chấp nhận sự đổi mới. Họ có vai trò
rất quan trọng trong quá trình khuyến
khích và hỗ trợ các thành viên khác trong cộng đồng áp dụng cái mới.
Nuôi lợn giống mới rất tốt. Tôi đã thử rồi. Các
bác thử áp dụng đi. .
Với các đặc điểm trên, họ là nhóm người có tác động rất tích cực đến quá trình ứng
dụng kiến thức kỹ thuật của cả cộng đồng trong công tác khuyến nông. Nên đầu tư
15
nhiều thời gian, hỗ trợ thêm về kỹ thuật và kinh phí (nếu có thể) để cho nhóm này
xây dựng ”mô hình mẫu/điểm”, sử dụng để tuyên truyền và nhân rộng.
Nhóm đa số sớm
Nhóm người này thường suy nghĩ cân nhắc một thời gian trước khi hoàn toàn chấp
nhận kỹ thuật mới. Tuy vậy, họ thường dễ bị thuyết phục khi đã được nhìn thấy kết
quả. Nhóm người này chiếm số lượng tương đối đông trong cộng đồng. Làm cho họ
thay đổi thái độ và hành vi chính là sự tác động lâu dài đến nhu cầu của họ. Đối với
họ, thời gian và kết quả minh chứng từ tập huấn là rất cần thiết. Sử dụng ”mô hình
mẫu/điểm” của nhóm người sớm chấp nhận để thuyết phục nhóm người này.
Nhóm đa số muộn
Nhóm người này hay hoài nghi và quá thận trọng. Họ chỉ chịu chấp nhận sự đổi mới
sau khi thấy áp dụng kỹ thuật mới là có hiệu quả, thiết thực và phù hợp. Để tác động
đến nhóm này cần nhiều thời gian hoặc để họ tham gia như nhóm quan sát viên kỹ
tính.
Nhóm lạc hậu, bảo thủ
Nhóm người này thường có xu hướng gây ra những rắc rối có thể tác động bất lợi
đến cộng đồng. Họ không hứng thú với việc áp dụng kỹ thuật mới và nếu có thay đổi
thì cũng là những người cuối cùng chịu chấp nhận cái mới. Nếu nhóm người này
tham gia vào quá trình tập huấn thì nên lưu ý hạn chế những tác động tiêu cực mà
họ có thể gây ra.
1.2.3
Đặc trưng của người nông dân
Nông dân là một đối tượng chính trong công tác đào tạo và tập huấn của hệ thống
khuyến nông. Do vậy, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các đặc trưng
cơ bản cũng như năng lực của họ ở phần tiếp theo.
Trước đây, người nông dân Việt Nam thường sống trong môi trường tự nhiên và xã
hội có ít tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế và các điều kiện
16
sử dụng phương tiện liên lạc hiện đại, môi trường sống của đại bộ phân nông dân
đã dần dần thay đổi nhưng đối với nhóm
nông dân nghèo, khó khăn, vùng sâu
vùng xa thì vẫn còn rất cách biệt. Trong
điều kiện phụ thuộc nhiều vào môi trường
sống, xã hội hạn hẹp và ít giao lưu với
bên ngoài, người nông dân hiện nay đang
sử dụng những kiến thức họ có.
Kiến thức thực tế
Kiến thức của người nông dân phần nhiều được đúc rút, tích lũy từ thực tế sản xuất
và truyền từ đời này sang đời khác.
Những kiến thức có được không thông
qua tập huấn hoặc đào tạo chính qui thì
thường được gọi là “kiến thức sẵn có -
kiến thức địa phương”. Nó thích ứng
cao với điều kiện địa phương và có thể
thay đổi phù hợp với những thay đổi từ
từ của môi trường. Tất cả các phương
thức đào tạo cho người lớn sẽ phải trực
tiếp liên quan đến nguồn kiến thức sẵn
có của nông dân. Kỹ thuật và ý tưởng
mới sẽ phải liên quan và kết hợp với kiến thức sẵn có để tập huấn cho người nông
dân phù hợp và có hiệu quả.
Không ai hiểu cây lúa hơn những người nông
dân một nắng hai sương trên đồng ruộng.
Điều kiện đa dạng (Horne, M.P and Stur, W.W. 2002)
Điều kiện của từng người nông dân là rất khác nhau. Sự khác nhau có thể thể hiện
ở điều kiện sản xuất như đất đai, vốn, lao động, trình độ kỹ thuật hoặc điều kiện xã
hội, sở thích, cơ hội và kế hoạch phát triển của những người trồng lúa ở đồng bằng
sông Mê Kông, những người trồng cà phê ở Tây Nguyên đến những người nuôi ong
rừng. Do vậy, một điều hiển nhiên là không một giải pháp kỹ thuật đơn lẻ nào lại phù
hợp với tất cả nông dân. “Mô hình một kỹ thuật phù hợp với tất cả” không có hiệu
quả trong công tác khuyến nông cũng như tập huấn cho nông dân.
17
Nhu cầu thực tế
Người nông dân luôn luôn có nhu cầu phù hợp với điệu kiện thực tế của họ. Nhu
cầu của họ đối với sản xuất nông nghiệp thường bao gồm năng suất, chất lượng,
khẩu vị, mục đích sử dụng, khả năng thích ứng với điều kiện thực tế Ở Việt Nam
hiện nay thành công trong sản xuất nông nghiệp thường được đánh giá chỉ dựa vào
chỉ tiêu năng suất. Tính phù hợp của kỹ thuật mới không được xem như là một tiêu
chí trong công tác khuyến nông.
1.2.4
Năng lực của người nông dân
Học qua thử nghiệm và kinh nghiệm
đã có từ khi con người xuất hiện và có
nhiều lý do để dẫn đến sự thành công
của chúng ta. Người nông dân luôn
luôn sử dụng chiến thuật “thử và lỗi”
trong quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp và do vậy sự đổi mới
diễn ra tương đối chậm qua thế hệ
này đến thế hệ khác và thế kỷ này
sang thế kỷ khác. Người nông dân
luôn luôn đóng vai trò chủ động trong
quá trình tập huấn cũng như áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Sự thất bại có thể xẩy ra trong
quá trình tập huấn nếu sử dụng cách tiếp cận không phù hợp và biến vai trò của
người nông dân sang dạng bị động.
Chú gà này có vẻ khá đây!
Nhà nghiên cứu và sáng tạo có tính thực tế
Vai trò nghiên cứu của người nông
dân thể hiện rất rõ thông qua những
thay đổi và cải tiến nhỏ diễn ra hàng
ngày, hàng tháng, hàng năm trong
sản xuất. Có quan niệm cho rằng
người nông dân thường bảo thủ và
chậm tiến với trình độ kiến thức kỹ
18
thuật lạc hậu. Tuy vậy, thực tế lại chỉ ra rằng người nông dân thông qua các nghiên
cứu thực tế của mình đã có những kết quả phù hợp, thích ứng cao và bền vững
trong điều kiện môi trường cụ thể.
Người có khả năng đưa ra quyết định sáng suốt
Hàng ngày, người nông dân thường đối mặt với những thử thách và cơ hội mà họ
phải quyết định nhanh chóng. Thực tế này đã gọt dũa khả năng đưa ra quyết định
của họ.
Linh hoạt trong áp dụng kiến thức kỹ thuật (Horne, M.P and Stur, W.W. 2002)
Xuất phát từ sự khác nhau về khả
năng và nhu cầu thực tế nên
người nông dân ít khi thích nghi
một cách tuyệt đối với một giải
pháp kỹ thuật nào đó. Họ thường
thay đổi và phát triển các kỹ thuật
sao cho phù hợp hơn với điều kiện
và nhu cầu của họ. Hầu hết người
nông dân chỉ ứng dụng một phần
trong “gói kỹ thuật” mà chúng ta
giới thiệu chuyển giao. Do vậy, áp
dụng mang tính “phù hợp” hơn là
“rập khuôn”. Và kết quả áp dụng
kỹ thuật thường biến động rất lớn.
Nhà khuyến nông
Vai trò nhà khuyến nông của người nông dân được thể hiện thông qua việc chia sẻ
kinh nghiệm với hàng xóm và những người khác trong vùng. Họ chính là những nhà
khuyến nông nghiệp dư quan trọng trong quá trình áp dụng kiến thức kỹ thuật trong
cộng đồng hay nói cách khác họ chính là tác nhân của tác động lan tỏa kiến thức
theo chiều rộng.
19
Giáo viên không chính thống
Vai trò giáo viên không chính thống ở
người nông dân được thể hiện qua việc
truyền lại kinh nghiệm và tri thức sản xuất
từ đời trước sang cho đời sau. Người
nông dân thường sử dụng cả hai hình
thức lý thuyết và thực hành để truyền thụ
kiến thức và kinh nghiệm cho đời sau.
Tóm tắt chương 1.
Chương này giới thiệu về phương pháp tập huấn có sự tham gia và đặc điểm
của người nông dân. Nông dân là những người lớn đã trưởng thành, nhiều
kinh nghiệm và tự quyết định những việc mình làm. Đây là những nguyên tắc
cơ bản mà dựa vào đó phương pháp tập huấn có sự tham gia đã được xây
dựng và phát triển. Hướng tiếp cận có sự tham gia liên quan đến triết lý về quá
trình tham gia của các đối tượng liên quan vào quá trình lập kế hoạch, thảo
luận và đưa ra quyết định. Mục đích sử dụng hướng tiếp cận này là cải thiện
môi trường học để hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá kiến thức của nông
dân/người học cũng như tăng cường tính làm chủ của họ. Khi lên kế hoạch và
tổ chức tập huấn, điều cần phải quan tâm là đặc điểm của nguời lớn và với
nhiều tích cách khác nhau họ có thể tác động nhiều đến môi trường học hơn
nếu đem so sánh với trẻ em, ví dụ như mức độ tiếp thu, tập trung và hoài nghi.
Khi đối tượng tập huấn là người nông dân thì một số hoàn cảnh và đặc điểm
của họ cần phải được quan tâm, ví dụ như họ là những người có kiến thức và
nhu cầu thực tế và luôn tránh gặp rủi ro. Tính nghệ thuật trong tập huấn chính
là nhìn nhận những đặc điểm này là tiềm năng mà không phải là hạn chế.
Chương 2 sẽ cung cấp cho bạn đọc những phân tích sâu và thông tin cơ bản
về lý thuyết giảng dạy cho người lớn.
20